You are on page 1of 58

CÂU HỎI ÔN TẬP PHÁP LUẬT HẢI QUAN

R Câu 1. Bình luận về xu hướng đơn giản và hài hòa pháp luật hải quan quốc gia
theo các chuẩn mực chung của thế giới?.....................................................................2
R Câu 2. Hãy phân tích hoạt động tổ chức chỉ đạo, điều hành, quản lý nghiệp vụ
của cơ quan Hải quan các cấp?....................................................................................4
R Câu 3. Bạn hãy giới thiệu 1 điều ước quốc tế về hải quan mà Việt Nam là thành
viên?................................................................................................................................5
R Câu 4. Có ý kiến cho rằng: mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế về hải quan với
pháp luật hải quan thể hiện ở hai phương diện:........................................................8
- Tác động làm thay đổi pháp luật hải quan...............................................................8
- Ưu tiên áp dụng pháp luật quốc tế, trừ Hiến pháp..................................................8
Theo anh/chị ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?.........................................................8
R Câu 5. Hãy phân tích hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
quyền quản lý nhà nước về chính sách quản lý, điều hành xuất nhập khẩu hàng
hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải?................................................................10
R Câu 6. Hãy phân tích hoạt động hợp tác, hội nhập hải quan quốc tế của Hải
quan Việt Nam?...........................................................................................................12
Câu 7. Phân tích vai trò của pháp luật Hải quan trong hội nhập kinh tế quốc tế?
Chỉ rõ các biểu hiện của hội nhập kinh tế quốc tế dưới giác độ pháp luật Hải
quan?............................................................................................................................13
R Câu 8. Theo anh/chị nhận định này đúng hay sai? Vì sao?................................13
Cơ quan Hải quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa,
phương tiện vận tải tại:...............................................................................................13
- Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu
vực ưu đãi hải quan.....................................................................................................13
- Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện
quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan..........................13
R Câu 9. Hãy phân tích hoạt động phối hợp giữa cơ quan Hải quan với các cơ
quan quản lý nhà nước tại các cửa khẩu?.................................................................14
R Câu 10. Phân tích vai trò của pháp luật Hải quan quốc gia trong tham gia và
thực hiện các điều ước quốc tế? Nêu rõ ảnh hưởng của các điều ước quốc tế tới
hoạt động của ngành hải quan?.................................................................................15
R Câu 11. Hãy phân tích hoạt động chỉ đạo, điều hành của Tổng cục Hải quan
đối với Hải quan các cấp?...........................................................................................16

1
R Câu 12. Có ý kiến cho rằng: pháp luật quốc tế có liên quan đến hải quan bao
gồm:..............................................................................................................................17
- Các điều ước có chứa đựng các chuẩn mực quốc tế về hải quan và các quy phạm
pháp luật quốc tế về các lĩnh vực hàng hóa, thuế quan và các lĩnh vực khác có liên
quan mà Việt Nam là thành viên...............................................................................17
- Các tập quán, thông lệ quốc tế có chứa đựng các chuẩn mực quốc tế về lĩnh vực
hải quan và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động hải quan...............................17
Theo anh/chị ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?.......................................................17
R Câu 13. Hãy phân tích hoạt động phối hợp giám sát hải quan, quản lý hàng
hóa của các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý nhà nước tại các cảng
(cảng hàng không, cảng biển quốc tế, cảng thủy nội địa, cảng cạn nội địa có hoạt
động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa, phương tiện)?..........18
R? Câu 14. Pháp luật hải quan có đặc điểm gì? Hãy phân tích hình thức áp dụng
các điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc về lĩnh vực hải quan?.................18
R Câu 15. Phân biệt phương thức quản lý hải quan hiện đại và phương thức
quản lý truyền thống?.................................................................................................21
R Câu 16. Theo anh/chị nhận định này đúng hay sai? Vì sao?..............................24
Trách nhiệm quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trách nhiệm tham mưu
và ban hành:................................................................................................................24
- Quy định về hệ thống các chủ thể chịu trách nhiệm quản lý hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh...................................................................................................24
- Quy định về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.................................................................................................24
R Câu 17. Hãy phân tích hoạt động chỉ đạo, điều hành của Tổng cục Hải quan
đối với Hải quan các cấp? (Câu 11)...........................................................................24
R Câu 18. Nêu các vấn đề quan trọng để thực hiện quản lý hải quan theo phương
thức hiện đại?...............................................................................................................24
R Câu 19. Hãy phân tích hệ thống tổ chức hải quan? Nêu rõ đặc điểm của hệ
thống tổ chức hải quan?..............................................................................................30
R Câu 20. Theo anh/chị nhận định này đúng hay sai? Vì sao?..............................31
Chế độ quản lý chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thể hiện ở 02
phương diện chủ yếu:..................................................................................................31
- Tuyên bố phạm vi sử dụng, địa lý lưu thông của mặt hàng..................................31
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước thực hiện quản lý mặt hàng đó..................31
R Câu 21. Hãy phân tích hệ thống tổ chức hải quan Việt Nam; các nguyên tắc
tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan của hải quan Việt Nam?
.......................................................................................................................................32

2
R Câu 22. Hãy phân tích nguồn pháp luật hải quan? Giới thiệu 1 điều ước quốc
tế quan trọng về hải quan mà Việt Nam là thành viên? (câu 3).............................34
R Câu 23. Hãy phân tích hoạt động của cơ quan Hải quan thực hiện quản lý nhà
nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập
cảnh, quá cảnh?...........................................................................................................34
R Câu 24. Theo anh/chị nhận định này đúng hay sai? Vì sao?..............................35
Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là:.........................................35
- Quy định về chủ thể thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa..........................35
- Quy định về phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa........................35
R Câu 25. Liệt kê nội dung chính của các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hải
quan và nêu các vấn đề quan trọng để thực hiện quản lý hải quan theo phương
thức hiện đại?...............................................................................................................36
R Câu 26. Nêu nội dung các quy định về thủ tục thông quan hàng hóa xuất, nhập
khẩu thường đề cập trong Luật Hải quan các nước?..............................................46

3
R Câu 1. Bình luận về xu hướng đơn giản và hài hòa pháp luật hải quan quốc gia
theo các chuẩn mực chung của thế giới?

1. Toàn cầu hóa thực chất


Thực chất đây là tạo điều kiện di chuyển dễ dàng, tự do các yếu tố của quá trình tái
sản xuất xã hội như lao động, khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý và các điều kiện
khác của sản xuất trên phạm vi toàn thế giới. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc
biệt là do trình độ phát triển không đều, các nước đều thiết lập và duy trì các rào cản
nhằm ngăn ngừa tác động từ bên ngoài để không làm tổn thương nền kinh tế quốc nội.
Đó là các rào cản về thuế quan, phi thuế quan, luật pháp, kỹ thuật và cà rào cản về tâm
lý, đạo đức, tôn giáo. Tất cả các quốc gia đều thông qua cơ quan lập pháp ban hành
văn bản pháp quy về các lĩnh vực trên và giao cho lực lượng Hải quan tổ chức thực
hiện, kiểm tra giám sát thi hành các quy định đó. Bởi vậy, nhận thức, tổ chức bộ máy
và năng lực hoạt động của ngành Hải quan cũng chính là một rào cản cần được ưu tiên
điều chỉnh để thúc đẩy tự do hóa thương mại.

Để thúc đẩy thương mại quốc tế các doanh nhân, doanh nghiệp đều mong muốn
thủ tục thông quan ở quốc gia sở tại được thừa nhận kết quả các quốc gia khác nhau
nhằm giảm chi phí và tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa. Có nhiều cách để đạt
được mong muốn trên:

- Đơn giản hóa và hài hòa các quy định hải quan quốc gia theo những chuẩn mực
chung nhằm hội nhập các văn bản pháp luật quốc gia với luật pháp hải quan quốc tế.

- Ký kết và thực hiện các thỏa thuận song phương về hải quan giữa các quốc gia
nhằm thừa nhận thủ tục và kết quả kiểm tra lẫn nhau,

- Tham gia các khối kinh tế trong đó có các thỏa thuận về hải quan để tăng cường
giao lưu hàng hóa trong nội khối và với bên ngoài như Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) và Cộng đồng liên minh Châu Âu (EU)...

- Tham gia Tổ chức Hải quan thế giới để thực hiện những chuẩn mực nghiệp vụ
quốc tế về Hải quan như mô tả và mã hoá hàng hóa, xác định trị giá tính thuế hàng hóa
xuất nhập khẩu, về kiểm soát, về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan
và thực hiện thông quan nhanh chóng.

Chủ động sửa đổi, hoàn thiện pháp luật hải quan theo hướng đơn giản, hài hòa phù
hợp với chuẩn mực quốc tế để hội nhập.

Các quốc gia đều chủ động và tranh thủ hợp tác với các tổ chức quốc tế và các
quốc gia khác nhằm thay đổi pháp luật hải quan trong nước theo hướng đơn giản và

4
hài hòa, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế tạo điều kiện phát triển thương mại và thu
hút đầu tư.

Hải quan Pakistan cải tiến quy định xử lý hàng hóa vi phạm bị tịch thu nhằm tăng
sổ thu của Hải quan Pakistan trên một quy trình thống nhất về bán đấu giá hàng hóa vi
phạm gọi là "Quy tắc đấu giá 2006" quy định áp dụng đấu giá thông qua hệ thống điện
tử, bỏ quy định người đặt giá cao nhất phải đặt cọc 25% giá trị hàng hóa, thay đổi các
quy định để bảo đảm đấu thầu và thanh toán minh bạch hơn.

Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Trung Quốc là cảng tự do, không áp dụng
chính sách thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thuế gián thu cũng chỉ áp dụng
đối với 4 loại hàng hóa: rượu, thuốc lá, dầu hydrocacbon và rượu cồn metyla. Là một
thành viên tham gia công ước về sổ tạm quản (ATA) (Công ước Istanbul), hàng nhập
khẩu vào Hồng Kông theo chế độ tạm quản được tạm chấp nhận vào lãnh thổ mà
không phải nộp thuế. Hải quan Hồng Kông luôn công khai các quy định về xuất, nhập
khẩu trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp các đối tác có nhiều thuận lợi
khi làm thủ tục hải quan và mặt khác điều này cũng giúp giảm khối lượng công việc
cần xử lý của Hải quan Hồng Kông.

Hải quan Hàn Quốc, Hải quan Nhật Bản đơn giản hóa và hài hòa thủ tục thông
quan mà cụ thể là cải tiến thủ tục, cắt giảm chi phí giao dịch, thời gian xếp dỡ hàng
hóa tại các cảng biển và hiện nay đang bắt đầu thực hiện cơ chế một cửa.

Hải quan Nga sửa đổi một số quy định về thủ tục hải quan nhằm phù hợp với các
tiêu chuẩn của EU từ ngày 1-1- 2007 như áp dụng mẫu tờ khai hàng hóa và quá cảnh
mới dựa trên những chứng từ hành chính duy nhất (SAD). Thủ tục hải quan đối với
hàng hóa quá cảnh cải tiến nhằm bảo đảm di chuyển tự do, an toàn của hàng hóa và
đơn giản hóa thủ tục phù hợp với chính sách thu hút đầu tư nhằm biến Nga có vị trí địa
lý quan trọng trên trục đường giao thông giữa các nước châu Âu và châu Á Thái Bình
Dương trở thành trung tâm quá cảnh quốc tế, theo đó Nga cho phép áp dụng một chế
độ miễn thuế tạm thời mà hàng hóa nhập khẩu thông thường phải nộp khi đưa vào lãnh
thổ hải quan.

Năm 2008 Olympic quốc tế diễn ra tại Bắc Kinh, để phục vụ khách xuất nhập cảnh
nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, Hải quan Trung Quốc đã ban hành quy định "Quy
chế khai báo đối với hành khách xuất nhập cảnh đơn giản hóa" có hiệu lực từ 1-2-
2008. Quy định này tập trung vào việc đơn giản hóa thủ tục khai báo đối với hành
khách xuất nhập cảnh, thống nhất phương thức khai báo, nâng cao hiệu quả thông
quan và sẽ được áp dụng thống nhất tất cả các cảng, cửa khẩu trên toàn quốc gồm:

5
- Thống nhất tờ khai xuất cảnh và nhập cảnh làm một, chỉ cần khai vào một tờ là
đủ.

- Thống nhất mẫu tờ khai cho các loại hình cửa khẩu dù bằng phương tiện nào.

- Chỉ yêu cầu khai hàng hóa, vật dụng vượt định mức mới phải khai, dưới định
mức không cần khai.

- Giảm thiểu các mục cần điền vào mẫu, chỉ liệt kê những danh mục hàng hóa mà
hải quan kiểm tra, các hạng mục này cũng chỉ cần tích dấu trên tờ khai tiền cho khách
hàng.

2. Ký và thực hiện các hiệp định song phương về hải quan giữa các quốc gia
nhằm hỗ trợ hành chính lẫn nhau
Để thực hiện hợp tác với các quốc gia trong khu vực và quốc tế nhiều nước đã ký
kết các cam kết về hải quan với các nước và với các đối tác. Các văn kiện này tạo cơ
sở pháp lý cho quá trình hình thành và phát triển quan hệ hợp tác nghiệp vụ giữa các
bên bảo đảm hỗ trợ nghiệp vụ, nhất là hỗ trợ hành chính lẫn nhau nhằm đấu tranh ngăn
chặn, trấn áp các vi phạm, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật hải quan.

Theo định hướng này, Hải quan các nước đã ký hàng trăm Hiệp định về hỗ trợ
hành chính lẫn nhau về các vấn đề hải quan trên cơ sở song phương. Hải quan Việt
Nam đã ký và đang thực hiện các cam kết song phương trong các văn kiện hợp tác như
thỏa thuận hợp tác chung giữa Hải quan Việt Nam và Trung Quốc, Thỏa thuận về quản
lý hàng quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan
Lào, Hiệp định hợp tác Hải quan giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Hàn Quốc,
Hiệp định hợp tác Hải quan giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Mông Cổ,
Belarus... trên cơ sở mẫu Hiệp định song phương về hỗ trợ hành chính lẫn nhau về các
vấn đề hài quan do Tổ chức Hải quan thế giới xây dựng

R Câu 2. Hãy phân tích hoạt động tổ chức chỉ đạo, điều hành, quản lý nghiệp vụ
của cơ quan Hải quan các cấp?
Nguyên tắc phối hợp trong thực hiện quản lý nhà nước về hải quan

- Hoạt động trong lĩnh vực hải quan là hoạt động tổng hợp, liên quan đến quy định của
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức hữu quan, các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu
và các lực lượng vũ trang.

6
- Các cơ quan Nhà nước, cơ quan hữu quan, uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi
quyền hạn nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp và tạo mọi điều kiện để cơ
quan Hải quan hoàn thành nhiệm vụ.

Để thực hiện quản lý nhà nước, Luật Hải quan các quốc gia đều có sự phân cấp trách
nhiệm như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan

- Tổng cục Hải quan là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý, trực tiếp
điều hành mọi hoạt động trong lĩnh vực hải quan, tổ

- Các bộ, các ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan

- Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật hải quan tại địa phương
mình.

Ở Mỹ tổ chức phối hợp giữa cơ quan tại cửa khẩu được thực hiện tốt và hiệu quả. Hải
quan và cơ quan phòng vệ bờ biển là đồng chủ tịch duy trì sự phối hợp giữa các cơ
quan: cảnh sát liên bang và bang, cơ quan An ninh, cảng vụ, hãng vận tải, kiểm dịch y
tế và động thực vật, cảnh sát chống ma tuý, cơ quan nhập cảnh.

Hàng tháng các chủ tịch điều khiến cuộc họp chung, đánh giá tình hình thực hiện pháp
luật, bản các biện pháp về giáo dục đào tạo hải quan, việc đào tạo của doanh nghiệp
với Hải quan, sửa đổi, bổ sung các mẫu thông báo chung. Thông báo cho cán chuyển
tới một cơ quan thì tất cả cơ quan khác đều năm được thông tin và chủ động tổ chức
xử lý theo các chức năng riêng. Ví dụ Hãng vận tải phải thông báo cho Hải quan qua
mạng trước 5 ngày Lược khai hàng hóa, từ trung tâm, thông tin được truyền tới 301
cửa khẩu toàn liên bang, các cơ quan liên quan tại các cửa khẩu đồng thời cũng nhận
được thông tin này. Doanh nghiệp muốn thông quan nhanh phải đáp ứng yêu cầu của
Hải quan với từng lô hàng, các yêu cầu này hãng vận tải có trách nhiệm thông báo tới
doanh nghiệp. Tại cửa khẩu, Hải quan là lực lượng đầu tiên khám hàng hóa trên cơ sở
quy định của hơn 400 đạo luật do 40 cơ quan ban ngành khác của Chính phủ đặt ra.
Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chức năng thì tách
riêng hàng hóa chuyên cho các cơ quan này để kiểm tra.

R Câu 3. Bạn hãy giới thiệu 1 điều ước quốc tế về hải quan mà Việt Nam là thành
viên?

7
Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hòa các thủ tục hải quan (gọi tắt là
Công ước Kyoto) và văn bản sửa đổi (Công ước Kyoto sửa đổi)

Công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan do Hội đồng Hợp tác
Hải quan xây dựng và quản lý, ra đời vào ngày 19-5-1973 tại phiên họp Hội đồng
thường niên lần thứ 41/42 của Hội đồng Hợp tác Hải quan tại thành phố Kyoto (Nhật
Bản) nên có tên gọi tắt là Công ước Kyoto và có hiệu lực 25-9-1974. Công ước này
bao gồm Thân Công ước và 30 Phụ lục.

Thân công ước gồm 19 điều đưa ra những quy định chung cơ bản như phạm vi, cơ
cấu, quan lý, tham gia và thủ tục sửa đổi bổ sung,

Mỗi phụ lục đề cập đến một chế độ thủ tục hải quan cụ thể gồm các định nghĩa
thuật ngữ liên quan và các điều khoản quy định việc triển khai thực hiện các thủ tục
liên quan, Những điều khoản này thể hiện dưới dạng các chuẩn mực(Standard), các
Thực hành khuyến nghị (Recommended Practices) và một số giải thích (Note) (nếu
cần) cho hai nhóm điều khoản quy định trên. 30 Phụ lục được phân thành 9 chương đặt
tên theo các chữ cái: A, B,C,D,E,F,G,H, J.

Các thành viên của Hội đồng Hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức Hải quan thế giới)
muốn tham gia Công ước phải chấp nhận ít nhất một phụ lục và có thể bảo lưu một
hoặc nhiều chuẩn mực, khuyến nghị trong đó.

Hầu hết Hải quan các nước đều đã áp dụng các nội dung của Công ước ở những

mức độ khác nhau trong đó có 63 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia ký kết Công
ước Kyoto 1973. Theo Quyết định số 735/ QĐ-CTN của Chủ tịch nước công bố Việt
Nam gia nhập Công ước Kyoto 1973, tháng 7-1997 Việt Nam trở thành bên ký kết
Công ước Kyoto bằng việc tham gia thân Công ước.

Công ước và 3 phụ lục (Phụ lục A1 về Các thủ tục trước khi xuất trình Tờ khai hải
quan; Phụ lục B1 về Nhập khẩu; Phụ lục C1 về Xuất khẩu). Do mặt bằng luật pháp
trong nước và khả năng thực hiện của ngành hải quan, khi đó phải bảo lưu gần 20 điều
khoản trong 3 Phụ lục trên. Tuy nhiên, trong thực tế, Hải quan Việt Nam đã nghiên
cứu toàn bộ các Phụ lục của Công ước để áp dụng ngay khi có thể vào việc cải tiến thủ
tục hải quan theo hướng "đơn giản hóa, thống nhất hóa" với yêu cầu quốc tế.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại, khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, thủ tục hải quan cần phải theo kịp để
vừa đảm bảo thuận lợi cho thương mại vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan Công
ước 1973 đã bộc lộ những hạn chế như số lượng bên tham gia ít, tồn tại nhiều bảo lưu
vì thiếu cơ chế ràng buộc... Vì vậy, Công ước đã không đáp ứng nhu cầu phát triển của

8
thương mại, không thực hiện mục tiêu đã tuyên bố nên phải bổ sung, sửa đổi và kết
quả là sự ra đời của Công ước Kyoto sửa đổi vào tháng 6 năm 1999 tại phiên họp Hội
đồng thường niên lần thứ 93/94 của Tổ chức Hải quan thế giới với những điểm cơ bản
như:

Nghị định thư sửa đổi: là văn bản tuyên bố chính thức việc sửa đổi, bổ sung Công
ước 1973 và quy định các thủ tục tham gia Công ước sửa đổi, Nghị định thư sẽ có hiệu
lực 3 tháng sau khi đã có 40 bên tham gia Công ước năm 1973 phê chuẩn. Nghị định
thư đã có hiệu lực ngày 3-2-2006 và hiện đã có 43 bên tham gia phê chuẩn Nghị định
thư sửa đổi.

Thân Công ước: Công ước sửa đổi có cấu trúc chặt chẽ, tính liên kết và ràng buộc
cao yêu cầu bắt buộc các bên tham gia phải chấp nhận tối thiểu các quy định của Thân
và Phụ lục Tổng quát, chỉ được bảo lưu thực hành khuyến nghị với cơ chế xem xét
định kỳ 3 năm 1 lần; Uỷ ban quản lý Công ước có nhiệm vụ xem xét, đề nghị sửa đổi,
bổ sung các điều khoản của Công ước. Những sửa đổi sẽ có hiệu lực đối với thân Công
ước (sau 12 tháng), đối với Phụ lục Tổng quát (sau 6 tháng) khi không có phản đối đối
với các sửa đổi này trong một khoảng thời gian và theo thủ tục quy định.

Phụ lục Tổng quát: bao hàm những nguyên tắc về tạo thuận lợi cho thương mại
trong khi vẫn tăng cường hiệu quả quản lý hải quan thể hiện dưới dạng các chuẩn mực
và chuẩn mực chuyển tiếp và được kết cấu thành 10 chương bao gồm những quy định
liên quan đến những thủ tục cốt lõi gần như không thể thiếu được đối với các quy trình
thủ tục hải quan. Vì thế Phụ lục tổng quát liên kết, xuyên suốt toàn bộ các phụ lục
chuyên đề. Bên tham gia không được phép bảo lưu bất cứ điều khoản nào. Tuy nhiên,
Công ước sửa đổi đưa ra các ân hạn 3 năm cho chuẩn mực và 5 năm cho chuẩn mực
chuyển tiếp để chuyển hoá vào luật pháp quốc gia sau khi Công ước có hiệu lực với
bên tham gia.

Phụ lục Tổng quát gồm 10 chương với các chuẩn mực và chuẩn mực chuyển tiếp
là những quy định cơ bản nhất sử dụng cho tất cả các phụ lục chuyên đề. Các Chương
đề cập các nội dung như:Các nguyên tắc chung; Định nghĩa; Thông quan và các thủ
tục hải quan khác; Thuế hải quan và thuế khác: Bảo đảm; Kiểm tra Hải quan; Áp dụng
công nghệ thông tin; Quan hệ giữa cơ quan Hải quan với bên thứ ba; Thông tin, quyết
định và các quy chế do Hải quan cung cấp; Khiếu nại về các vấn đề hải quan.

Phụ lục chuyên đề: Mỗi phụ lục gồm một số chương liên quan đến thủ tục khác
nhau. Mỗi bên tham gia Công ước tự quyết định chấp nhận phụ lục chuyên đề hoặc
một hay một vài chương. Chuẩn mực trong các phụ lục chuyên đề và trong các chương
mà bên tham gia ký kết Công ước chấp nhận là ràng buộc pháp lý đối với họ, chỉ được

9
bảo lưu với các khuyến nghị thực hành và phải xem xét bảo các bảo lưu này 3 năm
một lần.

Có 10 phụ lục cụ thể là các chương về thủ tục đối với hàng hóa khi đến lãnh thổ
hải quan; Các Phụ lục đề cập các nội dung về Hàng đến, Hàng nhập khẩu, Hàng xuất
khẩu; Bảo thuế; Quá cảnh; Gia công; Tạm nhập; Vi phạm; Thủ tục đặc biệt; Xuất xứ.

Hướng dẫn thực hành: Tài liệu tập hợp các giải thích về các điều khoản của Phụ
lục Tổng quát, Phụ lục chuyên đề nhằm giúp các bên tham gia hiểu thống nhất và sâu
hơn công ước, trong đó đưa ra các hướng dẫn và thông lệ để triển khai thực hiện. Tài
liệu được kết cấu theo kết cấu chung của toàn bộ Công ước. Đây là văn bản không
ràng buộc về mặt pháp lý.

Ngày 8-1- 2008 Tổ chức Hải quan Thế giới đã lưu chiểu văn kiện gia nhập Nghị
định thư sửa đổi Công ước Kyoto năm 1999 của Việt Nam. Nghị định thư có hiệu lực
với Việt Nam sau 3 tháng kể từ ngày lưu chiểu văn kiện (8-4-2008). Việt Nam có 3
năm để thực hiện các chuẩn mực của Công ước và 5 năm để thực hiện các chuẩn mực
chuyển tiếp.

R Câu 4. Có ý kiến cho rằng: mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế về hải quan với
pháp luật hải quan thể hiện ở hai phương diện:

- Tác động làm thay đổi pháp luật hải quan.

- Ưu tiên áp dụng pháp luật quốc tế, trừ Hiến pháp.

Theo anh/chị ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?


Ý kiến trên là ĐÚNG

*Giải thích:

a. Về tác động của pháp luật quốc tế dẫn đến tác động thay đổi luật hải quan

Luật Hải quan Việt Nam đang trên đường hài hòa theo các chuẩn mực chung của
luật pháp hải quan quốc tế.

Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới và Tổ chức Hài quan
thế giới. Việt Nam đã gửi văn kiện gia nhập Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto
năm 1999. Việt Nam có 3 năm đề thực hiện các chuẩn mực của Công ước và 5 năm đề
thực hiện các chuẩn mực chuyển tiếp. Ngoài ra chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện
các công ước khác mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Để thực hiện điều này Luật Hải
quan và các hệ thống văn bản pháp luật khác phải nội luật hóa từng bước các cam kết
theo lộ trình phù hợp.

10
Điều này thể hiện rõ qua những thay đổi qua các phiên bản Luật Hải quan, luôn có
sự đổi mới theo các điều ước quốc tế về lĩnh vực hải quan mà Việt Nam ký kết hoặc
gia nhập. Ví dụ như trong Luật Hải quan 2001 có một số nội dung chủ yếu được kế
thừa, nội luật hoá các điều ước quốc tế về hải quan của các quốc gia trong hệ thống các
nước XHCN trước đây và các quốc gia khác trên thế giới trong thời kỳ đổi mới, mở
cửa. Ngoài thủ tục hải quan và các chế độ kiểm tra giám sát hải quan được xây dựng
trên cơ sở các chuẩn mực của Công ước Kyoto và Công ước Kyoto sửa đổi, bổ sung
(năm 1999), Luật Hải quan đã có các quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu theo Danh mục hài hoà và mô tả mã hoá hàng hoá; về áp dụng trị giá GATT
trong việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; về áp dụng
các biện pháp kiểm soát chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu; về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Những quy định trong Luật đã đưa
hoạt động hải quan tiến gần hơn đến các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu của hội
nhập, đó là thực hiện các cam kết trong khuôn khổ ASEAN, APEC, WTO, Tổ chức
Hải quan Thế giới, thực hiện cam kết trong các Hiệp định thương mại song phương, đa
phương...

Chương III của Luật Hải quan quy định về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám
sát hải quan. Nội dung này chiếm đến hơn 1/2 nội dung của Luật, gồm 6 mục, 48/82
điều. Nhiều nội dung trong Chương này cũng đã được nội luật hoá, tiếp thu các
khuyến nghị trong Công ước Kyoto về thủ tục hải quan và được thể hiện cụ thể trong
các quy định về: “nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan”,
“thủ tục hải quan”, “địa điểm làm thủ tục hải quan”, “thời hạn khai và nộp tờ khai hải
quan”, “thời hạn công chức Hải quan làm thủ tục hải quan”, “khai hải quan”, “đại lý
làm thủ tục hải quan”, “hồ sơ hải quan”, “quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan”,
“trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải
quan”, “thông quan hàng hoả và phương tiện vận tải”, “giám sát hải quan”, “nhiệm vụ
và quyền hạn của công chức Hải quan”, “kiểm tra, đăng ký hồ sơ hải quan”, “căn cứ
và thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để
thông quan”, “các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thông
quan”...

b. Về việc ưu tiên áp dụng pháp luật quốc tế, trừ Hiến pháp

Điều 5 Luật Hải quan 2014 quy định về Áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và
thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan như sau:

11
“1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó.

2. Đối với những trường hợp mà Luật này, văn bản pháp luật khác của Việt
Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên chưa
có quy định thì có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan,
nếu việc áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế đó không trái với những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam.”

Bên cạnh đó, xét Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016, có quy định như sau:

“1. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng
một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

2. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế
đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế
đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi
bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.”

Khoản 2, khoản 5, Điều 156, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:
“Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về
cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”; “Việc áp dụng
văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường
hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề
thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”

Từ quy định trên, Điều ước quốc tế có tính ưu tiên áp dụng hơn văn bản quy phạm
pháp luật trong nước (trừ Hiến pháp) nhưng không đồng nghĩa với việc được xếp ở thứ
bậc cao hơn. Theo đó, thứ tự áp dụng sẽ lần lượt là: Hiến pháp, Điếu ước quốc tế, văn
bản quy phạm pháp luật trong nước.

R Câu 5. Hãy phân tích hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
quyền quản lý nhà nước về chính sách quản lý, điều hành xuất nhập khẩu hàng
hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải?

12
a. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quan

Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương
tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ
chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ
trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức Hải quan

Khi làm thủ tục hải quan, công chức Hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm
về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

- Hướng dẫn người khai hải quan khi có yêu cầu;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi
phạm pháp luật hải quan thì yêu cầu chủ hàng hoá, người chỉ huy phương tiện vận tải
hoặc người được uỷ quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hoá,
phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;

- Lấy mẫu hàng hoá với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan Hải quan phân
tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hàng hoá; sử dụng kết quả phân tích,
kết quả giám định để xác định đúng mã số và chất lượng hàng hoá;

- Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa,
phương tiện vận tải để xác định đúng mã số, trị giá của hàng hoá phục vụ việc thu thuế
và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

- Giám sát việc mở, đóng, chuyển tài, xếp dỡ hàng hoá tại địa điểm làm thủ tục hải
quan và địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

- Yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường,
dừng đúng nơi quy định;

- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

8.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và công chức Hải quan theo quy định
của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan.
a. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quan
Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 11, Luật Hải quan 2001,
Tổng cục Hải quan còn là một cơ quan có vai trò chủ đạo trong việc thiết kế, phát triển

13
và phổ biến các số liệu thống kê hải quan ở Việt Nam, Tổng cục Hải quan thường
xuyên có mối quan hệ với các cơ quan khác của Nhà nước trong việc hoàn thiện số
liệu thống kê để báo cáo Chính phủ, Quốc hội, bảo đảm phù hợp với các thông lệ,
chuẩn mực quốc tế về thống kê hải quan. Vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Hải quan 2005 đã bổ sung thêm quy định của Luật Hải quan 2001 về nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quan như sau: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực
hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị
chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu”.

b. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Hải quan

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan 2005 đã bổ sung thêm một
nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Hải quan, đó là “xác nhận
bằng văn bản khi yêu cầu người khai hải quan xuất trình, bổ sung hồ sơ, chứng từ
ngoài hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan”.

R Câu 6. Hãy phân tích hoạt động hợp tác, hội nhập hải quan quốc tế của Hải
quan Việt Nam?

3.3.4.5. Hoạt động của Hải quan Việt Nam trong khuôn khổ Hội đồng

Ngày 1-7-1993, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Hợp
tác Hải quan. Kể từ khi gia nhập Hội đồng Hợp tác Hải quan, Hải quan Việt Nam đã
tích cực thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ các hoạt động
hàng năm của Tổ chức Hải quan Thế giới.

Hàng năm Việt Nam phải đóng khoản tiền niên liễm là 0,015% trên tổng số
kinh phí hoạt động của Hội đồng (thường khoảng 21.000 USD). (Tiền niên liễm là
khoản tiền mà mỗi thành viên đóng hàng năm cho tổ chức theo quy định).

Từ năm 1993 đến nay Hải quan Việt Nam đều cử các đoàn đại biểu tham dự
đầy đủ các kỳ họp Đại Hội đồng tại Bruxelles cũng như tại các nước thành viên. Hàng
năm do kinh phí đối ngoại hạn chế nên Hải quan Việt Nam không thể tham dự được
hết các cuộc họp của các Ủy ban mà chủ yếu tham dự được một số cuộc họp cần thiết
trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ của Ngành như các cuộc họp của Uỷ ban kỹ thuật
thường trực, Ủy ban Hệ thống hài hoà, Uỷ ban kỹ thuật xác định trị giá hải quan, Uỷ

14
ban kỹ thuật về các quy tắc xuất xứ, Nhóm làm việc về Công ước Kyoto, Ủy ban kiểm
soát và đấu tranh chống gian lận thương mại.

3.3.4.6. Ý nghĩa của việc Việt Nam tham gia vào Tổ chức Hải quan thế giới

Có thể nói việc Việt Nam tham gia vào Tổ chức Hải quan Thế giới (mà thực
chất là Hải quan Việt Nam) có ý nghĩa hết sức quan trọng. Về mặt đối ngoại, cho phép
Hải quan Việt Nam tiếp cận, khai thác được vốn tri thức, kinh nghiệm của hơn 50 năm
hoạt động của Tổ chức Hải quan Thế giới, được tham gia vào các hoạt động của các uỷ
ban kỹ thuật của Tổ chức Hải quan Thế giới, từ đó tích lũy được những tri thức, kinh
nghiệm cần thiết để khẳng định vị thế của Hải quan Việt Nam khi tiếp cận với các hoạt
động Hải quan trong các khuôn khổ tổ chức quốc tế khác nhau. Nó cũng khẳng định
việc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về hải quan của Hải quan Việt Nam để giúp Hải
quan Việt Nam có được tiếng nói cần thiết về những vấn đề nghiệp vụ Hải quan. Về
mặt đối nội, nó cũng tạo tiền đề, cơ sở pháp lý qua hệ thống các điều ước quốc tế của
Tổ chức Hải quan Thế giới giúp Hải quan Việt Nam thuyết phục được Chính phủ, các
Bộ ngành, Quốc hội để ban hành Luật Hải quan và Luật sửa đổi Luật Hải quan trong
đó tạo dựng các hành lang pháp lý cần thiết để hiện đại hóa công tác hải quan theo xu
thế phát triển hiện nay. Về mặt chính sách, nó cũng giúp Hải quan Việt Nam có đủ cơ
sở lý luận và thực tiễn để chuyền định hướng từ một cơ quan quản lý sang một cơ quan
phục vụ, lấy trọng tâm tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư... làm nguyên tắc xây
dựng và phát triển các biện pháp nghiệp vụ hiện đại... Về mặt nghiệp vụ hải quan nó
cũng giúp cho Hải quan Việt Nam tiếp cận có hệ thống các nội dung nghiệp vụ, kinh
nghiệm, thực tiễn quốc tế để chuyển tải, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ mới từ quy
trình hành thu cho đến việc áp dụng xác định trị giá theo GATT, việc chuyển từ tiền
kiểm sang hậu kiểm với việc áp dụng kiểm tra sau thông quan, việc chuyển giao trách
nhiệm khai, tính và nộp thuế cho chủ hàng, hải quan chi làm nhiệm vụ giám sát, kiểm
tra, việc áp dụng quản lý rủi ro cho phép thông quan mà không cần kiểm tra hàng
hóa...

Câu 7. Phân tích vai trò của pháp luật Hải quan trong hội nhập kinh tế quốc tế?
Chỉ rõ các biểu hiện của hội nhập kinh tế quốc tế dưới giác độ pháp luật Hải
quan?

15
R Câu 8. Theo anh/chị nhận định này đúng hay sai? Vì sao?

Cơ quan Hải quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa,
phương tiện vận tải tại:

- Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu
vực ưu đãi hải quan.

- Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện
quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan.
Nhận định trên là ĐÚNG

*Giải thích:

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật Hải quan 2014, “Trong địa bàn hoạt
động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối
với hàng hóa, phương tiện vận tải”

- Địa bàn hoạt động hải quan theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Luật
Hải quan 2014 gồm có:

“a. … khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế
xuất, khu vực ưu đãi hải quan, các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan,
kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông
quan …”

R Câu 9. Hãy phân tích hoạt động phối hợp giữa cơ quan Hải quan với các cơ
quan quản lý nhà nước tại các cửa khẩu?

Tại Điều 9 Luật Hải quan có quy định về việc phối hợp thực hiện pháp luật về hải
quan như sau:
1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà
nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện pháp luật về hải quan.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan hải
quan hoàn thành nhiệm vụ.
- Hoạt động trong lĩnh vực hải quan là hoạt động tổng hợp, liên quan đến quy định của
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức hữu quan, các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu
và các lực lượng vũ trang.

16
- Các cơ quan Nhà nước, cơ quan hữu quan, uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi
quyền hạn nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp và tạo mọi điều kiện để cơ
quan Hải quan hoàn thành nhiệm vụ.

Để thực hiện quản lý nhà nước, Luật Hải quan các quốc gia đều có sự phân cấp trách
nhiệm như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan

- Tổng cục Hải quan là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý, trực tiếp
điều hành mọi hoạt động trong lĩnh vực hải quan, tổ

- Các bộ, các ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan

- Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật hải quan tại địa phương
mình.

Ở Mỹ tổ chức phối hợp giữa cơ quan tại cửa khẩu được thực hiện tốt và hiệu quả. Hải
quan và cơ quan phòng vệ bờ biển là đồng chủ tịch duy trì sự phối hợp giữa các cơ
quan: cảnh sát liên bang và bang, cơ quan An ninh, cảng vụ, hãng vận tải, kiểm dịch y
tế và động thực vật, cảnh sát chống ma tuý, cơ quan nhập cảnh.

Hàng tháng các chủ tịch điều khiến cuộc họp chung, đánh giá tình hình thực hiện pháp
luật, bản các biện pháp về giáo dục đào tạo hải quan, việc đào tạo của doanh nghiệp
với Hải quan, sửa đổi, bổ sung các mẫu thông báo chung. Thông báo cho cán chuyển
tới một cơ quan thì tất cả cơ quan khác đều năm được thông tin và chủ động tổ chức
xử lý theo các chức năng riêng. Ví dụ Hãng vận tải phải thông báo cho Hải quan qua
mạng trước 5 ngày Lược khai hàng hóa, từ trung tâm, thông tin được truyền tới 301
cửa khẩu toàn liên bang, các cơ quan liên quan tại các cửa khẩu đồng thời cũng nhận
được thông tin này. Doanh nghiệp muốn thông quan nhanh phải đáp ứng yêu cầu của
Hải quan với từng lô hàng, các yêu cầu này hãng vận tải có trách nhiệm thông báo tới
doanh nghiệp. Tại cửa khẩu, Hải quan là lực lượng đầu tiên khám hàng hóa trên cơ sở
quy định của hơn 400 đạo luật do 40 cơ quan ban ngành khác của Chính phủ đặt ra.
Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chức năng thì tách
riêng hàng hóa chuyên cho các cơ quan này để kiểm tra.

R Câu 10. Phân tích vai trò của pháp luật Hải quan quốc gia trong tham gia và
thực hiện các điều ước quốc tế? Nêu rõ ảnh hưởng của các điều ước quốc tế tới
hoạt động của ngành hải quan?

17
Do Việt Nam là thành viên của nhiều hiệp định thương mại quốc tế như Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ quan Hải
quan Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các thỏa thuận này và đảm
bảo tuân thủ các điều khoản của chúng [1]. Về vấn đề này, pháp luật hải quan của Việt
Nam được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, vừa tạo thuận lợi
cho thương mại vừa đảm bảo an ninh và kiểm soát [1].

Nhìn chung, luật hải quan của Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tuân
thủ các hiệp định thương mại quốc tế và tạo thuận lợi cho thương mại đồng thời duy trì
an ninh và kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ quan hải quan Việt Nam có
nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát và thực thi các quy định hải quan cũng như thu
các loại thuế và phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
một số ảnh hưởng cụ thể:
1. Giảm giá trị thuế quan: Các điều ước thương mại như Hiệp định TPP, CPTPP,
EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) đều có các quy định về giảm giá
trị thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ, giúp giảm chi phí nhập khẩu và tăng
cường hoạt động xuất khẩu.
2. Tăng cường cạnh tranh: Tham gia các hiệp định thương mại, ngành hải quan
phải thực hiện các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa, điều kiện kỹ thuật, vệ
sinh an toàn thực phẩm... để đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế, từ đó
cạnh tranh được với các sản phẩm và dịch vụ của các quốc gia khác.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý hải quan: Các hiệp định quốc tế đưa ra các quy định
về quản lý hải quan để tăng cường an ninh, an toàn và chống buôn lậu, giúp cải
thiện hoạt động của ngành hải quan. Các quy định này bao gồm: thủ tục và quy
trình hải quan, kiểm tra hàng hóa, xử phạt vi phạm...
4. Tiêu chuẩn hóa quy trình hải quan: Việc tham gia các hiệp định thương mại
quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải tuân thủ các chuẩn mực và quy trình hải quan
chung, từ đó giúp tiêu chuẩn hóa các quy trình hải quan và nâng cao tính nhất
quán và khả năng tương thích giữa các quốc gia.

R Câu 11. Hãy phân tích hoạt động chỉ đạo, điều hành của Tổng cục Hải quan
đối với Hải quan các cấp?
LHQ 2014 : Điều 13. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan
1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống
nhất.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của
Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.

18
Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng quản lý, chỉ đạo,
điều hành toàn bộ hoạt động của Hải quan các cấp trên địa bàn cả nước. Cụ thể, Tổng
cục Hải quan có các hoạt động chỉ đạo, điều hành như sau:
1. Ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến Hải quan: Tổng cục Hải quan có
chức năng tham mưu cho Chính phủ và Bộ Tài chính trong việc xây dựng, ban
hành các chính sách, pháp luật về Hải quan. Đồng thời, Tổng cục cũng phải
đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong thực hiện các quy định pháp luật này trên
toàn quốc.
2. Điều hành hoạt động kiểm tra, giám sát Hải quan: Tổng cục Hải quan phải đảm
bảo việc thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến Hải quan trên
địa bàn cả nước. Các hoạt động này bao gồm kiểm tra hàng hóa, tài sản xuất
khẩu, nhập khẩu, quản lý thuế và thu phí liên quan đến Hải quan.
3. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hải quan: Tổng cục Hải quan có trách nhiệm
quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho các cán bộ Hải quan các cấp. Điều này nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ
năng lực, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý Hải quan: Tổng cục Hải quan có
trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị Hải quan các cấp trong việc thực
hiện công tác quản lý Hải quan. Các đơn vị này bao gồm các cửa khẩu, các trạm
Hải quan, các đội kiểm tra, các phòng chống buôn lậu...

R Câu 12. Có ý kiến cho rằng: pháp luật quốc tế có liên quan đến hải quan bao
gồm:

- Các điều ước có chứa đựng các chuẩn mực quốc tế về hải quan và các quy phạm
pháp luật quốc tế về các lĩnh vực hàng hóa, thuế quan và các lĩnh vực khác có liên
quan mà Việt Nam là thành viên.

- Các tập quán, thông lệ quốc tế có chứa đựng các chuẩn mực quốc tế về lĩnh vực
hải quan và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động hải quan.

Theo anh/chị ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao?

Điều 5 Luật Hải quan 2014 có quy định về áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và
thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan như sau:
“1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của
điều ước quốc tế đó.

2. Đối với những trường hợp mà Luật này, văn bản pháp luật khác của Việt
Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên chưa

19
có quy định thì có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan,
nếu việc áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế đó không trái với những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
Như vậy, pháp luật quốc tế có liên quan tới hải quan bao gồm những điều ước có
chứa đựng các chuẩn mực quốc tế về hải quan và các quy phạm pháp luật quốc tế về
các lĩnh vực hàng hóa, thuế quan và các lĩnh vực khác có liên quan mà Việt Nam là
thành viên. Ngoài ra, trong trường hợp khi cả những điều ước đó không có quy định
thì các tập quán, thông lệ quốc tế có chứa đựng các chuẩn mực quốc tế về lĩnh vực hải
quan và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động hải quan cũng là nguồn để áp dụng.
Do đó, pháp luật quốc tế có liên quan tới hải quan gồm có cả những điều ước quốc tế
và cả những tập quán, thông lệ quốc tế.

R Câu 13. Hãy phân tích hoạt động phối hợp giám sát hải quan, quản lý hàng
hóa của các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý nhà nước tại các cảng
(cảng hàng không, cảng biển quốc tế, cảng thủy nội địa, cảng cạn nội địa có hoạt
động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa, phương tiện)?
Phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay trừ sân bay chuyên
dùng được quy định tại Điều 20 Nghị định 102/2015/NĐ-CP về quản lý, khai thác
cảng hàng không, sân bay như sau:
- Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn trình tự thực hiện các quy trình làm thủ tục
đối với tàu bay, hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi trên cơ sở thống nhất với các
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan.
- Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức hội nghị phối hợp các cơ quan quản lý nhà
nước hàng năm hoặc khi cần thiết để thống nhất công tác phối hợp và giải quyết các
vấn đề phát sinh đối với hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
- Cảng vụ hàng không cung cấp, cập nhật sơ đồ cảng hàng không, sân bay cho cơ quan
quản lý nhà nước liên quan tại cảng hàng không, sân bay; chủ trì cuộc họp liên tịch
hàng tháng hoặc khi cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh đối với hoạt động của
cảng hàng không, sân bay.
K4 Điều 22 LHQ: 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế
xây dựng cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân
dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong
nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa
điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu
cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.

20
R? Câu 14. Pháp luật hải quan có đặc điểm gì? Hãy phân tích hình thức áp dụng
các điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc về lĩnh vực hải quan?

Đặc điểm của Luật Hải quan Việt Nam


+ Là Luật chuyên ngành có phạm vi rộng lớn
Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, theo chúng tôi hải quan vừa là một
ngành, vừa là lĩnh vực hoạt động. Trong quá trình hoạt động của mình, ngành Hải
quan phải thực hiện rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau trong hệ thống
pháp luật Việt Nam. Không chỉ là luật kinh tế mà còn liên quan đến Hiến pháp, Bộ
Luật Hình sự, Bộ Luật Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật
Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế
nhập khẩu, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế...
Không chỉ liên quan đến pháp luật trong nước mà còn liên quan chặt chẽ với các
điều ước, thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết và cam kết thực hiện khi
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Trong nền kinh tế quốc dân, Hải quan là lĩnh
vực có rất nhiều công ước quốc tế mà Hải quan Việt Nam phải thực hiện. Đây không
chỉ là khó khăn thách thức với cán bộ công chức Hải quan mà còn là thách thức với
những người biên soạn và thông qua pháp luật phải tìm ra lộ trình hợp lý để hội nhập
+ Luật áp dụng
Áp dụng Luật Hải quan là hoạt động thực hiện Luật của cơ quan Hải quan, của các
chủ thể tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm, ngoại hội, tiền tệ, xuất nhập cảnh
và của cơ quan chức năng có liên quan. Thực hiện Luật Hải quan là bắt buộc đổi với
tất cả chủ thể tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa; thực hiện bảng sự kiểm tra giám sát
của các cơ quan chức năng: bằng tính cường chế thực hiện các quy định khi tham gia
quan hệ pháp luật hải quan; thực hiện chế tài bàng phạt tiền, phạt tù hoặc cả hai hình
thức. Việc áp dụng Luật Hải quan phụ thuộc vào từng loại hình, từng đối tượng, từng
tính chất cụ thể riêng biệt. Việc áp dụng luật không máy móc mà phải linh hoạt, chính
xác, khách quan, thống nhất và đồng bộ. Áp dụng Luật Hải quan phải tuân thủ trình tự
chặt chẽ và khoa học.
Luật Hải quan Việt Nam đang trên đường hài hòa theo các chuẩn mực chung của
luật pháp hải quan quốc tế.
Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới và Tổ chức Hài quan thế
giới. Việt Nam đã gửi văn kiện gia nhập Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto năm
1999. Việt Nam có 3 năm đề thực hiện các chuẩn mực của Công ước và 5 năm đề thực
hiện các chuẩn mực chuyển tiếp. Ngoài ra chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện các
công ước khác mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Để thực hiện điều này Luật Hải quan

21
và các hệ thống văn bản pháp luật khác phải nội luật hóa từng bước các cam kết theo
lộ trình phù hợp.

Nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về hải quan

Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải
quan
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế đó.
2. Đối với những trường hợp mà Luật này, văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên chưa có quy định
thì có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan, nếu việc áp
dụng tập quán và thông lệ quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết
điều chỉnh, quản lý các lĩnh vực, như: hình sự, dân sự, môi trường, đều quy định việc
áp dụng các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Trong khuôn khổ
Hiệp định hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) và Hiệp định quá cảnh ASEAN,
các nước tham gia Hiệp định sẽ cùng thực hiện một khâu trong quy trình thủ tục hải
quan đó là: kiểm tra hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Theo đó, Hải quan nước này
có thể sang lãnh thổ nước khác để thực hiện việc kiểm tra hàng hoá trước khi hàng hoá
đó thực nhập khẩu vào quốc gia của mình và ngược lại. Trong khuôn khổ Tổ chức Hải
quan thế giới (Tổ chức Hải quan Thế giới) mà Việt Nam là thành viên từ 1993, Hải
quan Việt Nam phải thực hiện các quy định của Công ước Kyoto về việc các cơ quan
Hải quan có thể tiến hành kiểm tra chung tại biên giới, Công ước Nairobi về việc Hải
quan các nước tham gia hỗ trợ, phối hợp trong điều tra, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật hải quan,...

Việc áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về hải quan, Luật Hải
quan 2001 đã quy định cụ thể tại Điều 5 như sau: “trong trường hợp điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với
quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Đối với những
trường hợp mà Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia chưa có quy định thì có
thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế về hải quan, nếu việc áp dụng tập quản và
thông lệ quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

22
Tuy nhiên, quy định tại điều này mới chỉ mang tính nguyên tắc chung, chưa đề cập
cụ thể việc tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan. Luật Hải quan
2001 mới chỉ quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan trong
phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, chưa quy định
đối với các hoạt động khác như hợp tác quốc tế trong việc làm thủ tục hải quan hoặc
trao đổi thông tin có liên quan đến hải quan.

Nhằm đảm bảo tính pháp lý cho Hải quan Việt Nam trong việc áp dụng điều ước
quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về hải quan, thể chế hoá chủ trương của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá,
đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, bên cạnh
việc tuân thủ nội dung quy định mang tính nguyên tắc về việc tuân thủ điều ước quốc
tế, được quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
“Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế
mà mình đã ký kết, đồng thời đòi hỏi các bên ký kết khác cũng nghiêm chỉnh tuân thủ
điều ước quốc tế đã được ký kết với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; đồng
thời giữ nguyên nội dung quy định tại Điều 5 mang tính nguyên tắc về việc áp dụng
điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Hải quan 2005 đã sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động hợp tác quốc tế về hải
quan. Theo đó, trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp, Hải quan Việt Nam có trách
nhiệm:

- Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới

- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế song phương với Hải quan
nước ngoài;

- Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước,
các tổ chức quốc tế có liên quan.

R Câu 15. Phân biệt phương thức quản lý hải quan hiện đại và phương thức
quản lý truyền thống?
* Đặc điểm:
- PTQLTT: Mọi hoạt động quản lý của hải quan chỉ diễn ra từ khi hàng hoá đến cảng
cho đến khi giải phóng hàng hoá ra khỏi khu vực quản lý của hải quan
- PTQLHD: Mọi hoạt động quản lý diễn ra cả trước, trong và sau khi thông quan hàng
hoá với sự tham gia
*Lực lượng tham gia

23
- PTQLTT : Cơ quan Hải quan
- PTQLHD: Các đối tác thương mại, các cơ quan quản lý khác và hải quan các nước
*Đối tượng chịu sự quản lý:
- PTQLTT : Hàng hoá xuất nhập khẩu
- PTQLHD: Hàng hoá, chủ hàng và những bên có liên quan đến lô hàng như vận tải,
đại lý giao nhận, kho hàng
*Các nội dung:
- PTQLTT: Giám sát hải quan; phân loại hàng hoá: xác định trị giá, tính và thu thuế;
kiểm tra chứng từ và kiểm tra thực tế hàng hoá; chống buôn lậu và gian lận thương
mại; đây là những nhiệm vụ thuộc chức năng của hải quan
- PTQLHD:
Tự động hóa thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu theo đó chủ hàng
khai báo qua mạng máy tính các thông số quy định trên tờ khai và truyền đến hải quan.
Với các dữ liệu khai báo đó, hệ thống tự động hóa sẽ phân luồng hàng hóa vào một
trong ba mức xử lý: mức 1: hàng hoá được thông quan ngày không phải kiểm tra; mức
2: kiểm tra chứng từ; mức 3: kiểm tra chứng từ và hàng hóa. Khi đã khẳng định việc
khai báo đầy đủ và nộp thuế, hải quan sẽ cho phép thông quan và giải phóng hàng.

Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán trong đó gồm có hai cấu phần quan trọng là Kiểm tra
sau thông quan và Theo dõi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Kiểm tra sau
thông quan là biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm tra tính chính xác của khai báo hải quan
tại cơ sở của doanh nghiệp sau thời điểm thông quan. Việc xác định doanh nghiệp cần
kiểm tra sau thông quan thực hiện dựa trên các thông tin quản lý và thông tin tình báo
được xử lý theo nguyên lý quản lý rủi ro. Theo dõi hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp là biện pháp nhằm xác định một nhà nhập khẩu có hệ thống và quy trình
kiểm soát nội bộ cần thiết để có thế chấp nhận các nội dung khai báo của doanh nghiệp
tại thời điểm làm thủ tục hải quan và đảm bảo tính khả thi của biện pháp kiểm tra sau
thông quan khi cần thiết đối với doanh nghiệp đó. Các nội dung nghiệp vụ trên vận
hành được theo yêu cầu quản lý hiện đại phải nhờ đến một nội dung nghiệp vụ mới có
tính quyết định cho quản lý hải quan hiện đại, đó là Kỹ thuật quản lý rủi ro. Đây là
một cách tiếp cận giải quyết công việc hoàn toàn mới trong thực tiễn công tác hải quan
- là việc tiếp cận xử lý công việc một cách có hệ thống trên cơ sở phân tích, xác định
các rủi ro trên cơ sở kết hợp tối đa, nhất quán các yếu tố rủi ro khi xem xét, cân nhắc
ra quyết định kiểm tra, thông quan hàng hóa và sự đánh giá, điều chỉnh liên tục.

Ngoài ra còn phải kể đến nghiệp vụ Thông tin hành khách, hàng hóa trước. Đó là
việc nghiên cứu thông tin của Bản lược khai hàng hóa, danh sách hành khách, phân

24
tích so sánh, kết hợp với hệ thống thông tin tình báo hải quan để giúp xác định, phân
biệt hàng hoá, hành khách có rủi ro cao, thấp để chuẩn bị biện pháp xử lý thích hợp
trước khi hàng hóa, hành khách đến...
Hệ thống tiêu chí là nội dung hết sức quyết định trong quản lý hải quan hiện đại,
là tiền đề để xác định các bài toán cho việc áp dụng công nghệ thông tin. Tiêu chí rải
rác có ở trong tất cả các khâu nghiệp vụ, các đối tượng chịu quản lý của hải quan. Việc
xác định đúng hướng, chính xác các tiêu chí liên quan sẽ quyết định hiệu quả. thậm chí
còn mang tính sống còn của hệ thống quản lý hải quan hiện đại. Các tiêu chí tập trung
nhiều về doanh nghiệp, hàng hoá, chế độ chính sách quản lý và các thông tin khác. Về
doanh nghiệp các tiêu chí chủ yếu là quá trình chấp hành và hệ thống quản lý nội bộ
của doanh nghiệp. Về hàng hóa, căn cứ vào tính chất chủng loại, vào chính sách, vào
thị trường để phân vào các mức rủi ro khác nhau để xử lý. Đây là hai hệ thống tiêu chí
cơ bản, kết hợp với các nguồn thông tin dữ liệu khác được xử lý theo nguyên lý quản
lý rủi ro trên nền công nghệ thông tin hiện đại đã tạo ra điểm căn bản của quản lý hải
quan hiện đại.
Kỹ thuật lập hồ sơ, xác định trọng điểm đảm bảo tính toàn diện của các biện pháp
nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát triển khai tại một địa bàn, trong một khoảng thời gian cụ
thể. Nếu như các tiêu chí lựa chọn hàng hóa là những tiêu chí chung được xử lý theo
nguyên lý quản lý rủi ro để áp dụng với tất cả các loại đối tượng thì các hồ sơ hoặc các
chỉ số rủi ro, sản phẩm của quá trình lập hồ sơ, xác định trọng điểm là các tiêu chí trực
tiếp vào những đối tượng hoặc nhóm đối tượng cụ thể như mặt hàng, người buôn lậu.
phương thức vận chuyển... để giúp cho các lực lượng kiểm tra, kiểm soát phát hiện
những gì mà hệ thống lựa chọn làm không hết hoặc không làm. Ngoài ra trong xu thế
tăng cường an ninh chống khủng bố, các cơ quan hải quan đã hình thành một tiêu chí
đánh giá doanh nghiệp tốt gọi là Doanh nghiệp được ưu tiên (authorised economic
operator) để tập trung nguồn lực của mình vào các đối tượng rủi ro cao.
Đây là những nội dung nghiệp vụ quyết định mà nếu thiếu chúng thì không thể có
quản lý hải quan hiện đại. Vấn đề này cần được nhận thức rõ, đặc biệt với những nước
đang trong quá trình xác định định hướng hiện đại hoá quản lý hải quan của mình.
Bên cạnh các nội dung nghiệp vụ cơ bản và quyết định nêu trên, hải quan các nước còn
áp dụng các nội dung nghiệp vụ có tính hỗ trợ như Phân loại hàng hoá trước nhằm tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tính toán quyết định kinh doanh, tạo thuận lợi
cho cả hải quan và doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan. Hệ thống khai thuê hải
quan nhằm chuyên môn hoá việc khai báo, đảm bảo nhanh chóng, chính xác... Hệ
thống tư vấn hải quan nhằm hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan.
Hệ thống video, máy soi ion, máy soi X-quang, chó nghiệp vụ, tàu tuần tiễu của hải

25
quan theo dõi thường xuyên. Biên bản hợp tác giữa hải quan và doanh nghiệp nhằm
nối dài tầm kiểm soát của hải quan, thu hẹp phạm vi đối tượng cần quản lý để tập trung
kiểm soát trọng điểm. Đây là những biện pháp nghiệp vụ nên làm khi có điều kiện để
hỗ trợ cho toàn bộ quá trình quản lý. Chính nhờ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trên
nền đã tạo ra được sự kết nối xuyên suốt, liên tục toàn bộ hệ thống quản lý hải quan,
kế thừa các kết quả xử lý trước đó nên có thể xử lý và chỉ đạo xử lý mọi hoạt động hải
quan trên toàn quốc một cách thống nhất, kịp thời, nhất quán, đáp ứng được yêu cầu
tạo thuận lợi ngày càng cao của thương mại trong khi vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý
của ngành hải quan.

R Câu 16. Theo anh/chị nhận định này đúng hay sai? Vì sao?

Trách nhiệm quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trách nhiệm tham mưu
và ban hành:

- Quy định về hệ thống các chủ thể chịu trách nhiệm quản lý hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh.

- Quy định về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.

Nhận định đúng vì:


Tham mưu là một loại nhiệm vụ, hoạt động mang tính chuyên nghiệp, chuyên
trách của một cá nhân, một bộ phận trong tổ chức, phục vụ cho lãnh đạo trong việc
ban hành quyết định, tổ chức thực hiện quyết định. Bộ phận tham mưu được xây dựng
đúng với chức năng giúp lãnh đạo ban hành các quyết định một cách chính xác, hợp
lý, đạt hiệu quả cao cũng như tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện các quyết định.
Trách nhiệm Ban hành sẽ được thể hiện ở việc các cơ quan quản lý nhà nước sẽ ra các
quy định, văn bản, chính sách để giúp cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa được đảm
bảo diễn ra trôi chảy, tuần tự, đúng với quy định pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các
bên.
Trách nhiệm quản lý tham mưu và ban hành này được thể hiện rõ trong nhiệm
vụ, quyền hạn của các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xuất
nhập khẩu như Bộ Công thương, Cục xuất nhập khẩu,..
VD: Cục xuất nhập khẩu có trách nhiệm trình bộ trưởng về duyệt, ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách về
quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước
ngoài, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất xứ
hàng hóa đã được cấp có thẩm quyền ban hành; Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện
điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, nhập khẩu; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu, quản lý nhập khẩu, bảo đảm cán cân thương mại hợp lý, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; (trách nhiệm tham mưu ban hành

26
các quy định về hệ thống các chủ thể chịu trách nhiệm quản lý hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh).

R Câu 17. Hãy phân tích hoạt động chỉ đạo, điều hành của Tổng cục Hải quan
đối với Hải quan các cấp? (Câu 11)

R Câu 18. Nêu các vấn đề quan trọng để thực hiện quản lý hải quan theo phương
thức hiện đại?

Thực tiễn hiện đại hoá hải quan các nước cho thấy trong quá trình chuẩn bị tiếp
cận với hải quan hiện đại, một trong những yêu cầu quan trọng là phải hiểu rõ được
nội dung của quản lý hải quan hiện đại để từ đó xác định được những việc cần chuẩn
bị, những bước đi phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi nước. Trước hết để hiểu rõ
về quản lý hải quan hiện đại, cần nhìn lại quản lý hải quan truyền thống để thấy rõ
những nét đặc trưng cơ bản của nó.

Hải quan ở bất kỳ nước nào dù có lịch sử dài hay ngắn cũng đều trải qua các bước
thủ tục hải quan cơ bản sau đây: Khi hàng hoá đến, chủ hàng khai báo vào mẫu tờ khai
do hải quan quy định, nộp tờ khai cùng bộ hồ sơ hải quan cho cơ quan Hải quan tại
cửa khẩu (sân bay, cảng biển, cửa khẩu đường bộ...). Tại đó cán bộ Hải quan tự kiểm
tra, chấp nhận bộ hồ sơ, cho đăng ký tờ khai và chuyên cho bộ phận kiểm tra hàng hoá
để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá (100%), đồng thời phân loại hàng hóa để áp mã
thuế. Trên cơ sở bộ hồ sơ này, cán bộ Hải quan tỉnh thuế, ra thông báo thuế và thu thuế
và chuyển cho các bộ phận có liên quan xác nhận hàng hoá đã hoàn tất các thủ tục hải
quan, cho giải phóng hàng. Kết thúc toàn bộ quy trình thủ tục, quản lý hải quan đối với
lô hàng xuất nhập khẩu.

Quá trình này có đặc điểm là mọi hoạt động quản lý của hải quan chỉ diễn ra từ khi
hàng hoá đến cảng cho đến khi giải phóng hàng hoá ra khỏi khu vực quản lý của hải
quan với lực lượng tham gia vào hoạt động quản lý này thuần tuý là cơ quan Hải quan
trong khi đối tượng chịu sự quản lý là hàng hoá xuất nhập khẩu. Thời gian thông quan
và tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá hoàn toàn thuộc quyền định đoạt của cán bộ Hải
quan làm trực tiếp vì thẩm quyền quyết định các nghiệp vụ thông quan thuộc về cấp cơ
sở do đó Hải quan hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý của mình trong và
sau quá trình thông quan. Trong khi đó trách nhiệm của chủ hàng khi làm thủ tục
thông quan chỉ là khai báo hải quan, nộp thuế (nếu có) và nhận hàng, phạm vi trách
nhiệm này khuôn gọn trong thời gian làm thủ tục thông quan

27
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương mại đã tạo ra sự bùng nổ hàng
hóa xuất nhập khẩu dẫn đến ách tắc tại các cửa khẩu. Để giải quyết tình trạng này, bên
cạnh việc áp dụng các trang thiết bị kiểm tra, giám sát hiện đại để nâng cao tốc độ,
hiệu quả, phạm vi kiểm tra, kiểm soát hải quan, việc rà soát, xây dựng lại quy trình
hiện có theo hướng đơn giản hoá, tạo thông thoáng... Hải quan các nước đã điều chỉnh
không gian, thời gian làm thủ tục hải quan, sao cho thời gian thông quan ít nhất mà
vẫn đảm bảo được các yêu cầu quản lý. Đó là việc thực hiện một số phần hành nghiệp
vụ trước thời điểm thông quan. Tại thời điểm thông quan đã thực hiện phân luồng
hàng hóa theo nguyên tắc quản lý rủi ro để chỉ tập trung quản lý những lô hàng rủi ro
cao, tạo thông thoáng tối đa cho những lô hàng còn lại. Sau khi thông quan, qua xử lý
các thông tin nghiệp vụ, hải quan xác định và tiến hành kiểm tra sau thông quan một
số doanh nghiệp, lô hàng cụ thể tại cơ sở của doanh nghiệp. Kết quả của các cuộc kiểm
tra sau thông quan này, kết hợp với kết quả của công tác kiểm tra kiểm soát trong quá
trình thông quan được phân tích, đánh giá kết hợp với các nguồn thông tin nghiệp vụ,
thông tin tình báo khác để tạo căn cứ so sánh với các tập hợp thông tin xử lý dùng để
thông quan cho những lô hàng trước đó, để kiểm chứng và củng cố cơ sở dữ liệu,
thông tin tình báo hiện có phục vụ cho việc xử lý các lỗ hàng tiếp theo, tạo ra một chu
trình khép kín trong xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.

Để thực hiện được mô hình quản lý này, Hải quan các nước phát triển đã đi đầu
trong việc cải tiến, đa dạng hoá và đưa vào vận hành các quy trình thủ tục hải quan
như: quy trình tự động hoá thủ tục hải quan, quy trình phân loại hàng hoá trước, quy
trình cung cấp thông tin về hàng hóa hành khách trước, quy trình kiểm tra sau thông
quan, quy trình quản lý rủi ro, quy trình phân tích thông tin tình báo... Tập hợp các quy
trình quản lý hải quan nêu trên kết hợp với những điều chỉnh, thay đổi về tổ chức đã
tạo ra mô hình quản lý hải quan hiện đại mà ngày nay Hải quan các nước đang thực
hiện hoặc phân đâu thực hiện.

Đặc điểm của quản lý hải quan hiện đại là mọi hoạt động quản lý diễn ra cả trước,
trong và sau khi thông quan hàng hoá với sự tham gia, hợp tác tích cực của các đối tác
thương mại, các cơ quan quản lý khác và hải quan các nước trong đó đối tượng chịu sự
quản lý của hải quan là hàng hoá, chủ hàng và những bên có liên quan đến lô hàng như
vận tải, đại lý giao nhận, kho hàng. Với hệ thống báo cáo, chỉ đạo tập trung, kịp thời
nến các cấp lãnh đạo có thể nắm bắt, theo dõi, chỉ đạo sát sao, trực tiếp mọi hoạt động
nghiệp vụ diễn ra trong phạm vi quản lý của mình. Hơn nữa các hoạt động này đều
được tự động hóa và sử dụng tối đa các ưu thế của công nghệ thông tin, nhờ đó mọi
quyết định nghiệp vụ thể hiện tính khách quan rất cao, thời gian thông quan rút ngắn
tối thiểu, chủ động ngay. Ngoài ra, mọi hoạt động quản lý đều minh bạch, rõ ràng, có

28
tính dự báo và tính toán được trước. Nhờ quản lý trên cơ sở hệ thống thu thập, phân
tích, xử lý, cấp phát, phản hồi thông tin nghiệp vụ một cách khoa học, nhất quán và
đồng bộ nên đã tạo ra sự liên kết và tác động bổ sung qua lại cho nhau giữa các mảng
nghiệp vụ chính, theo đó kết quả của lĩnh vực này là tiền đề của lĩnh vực kia. Có sự chỉ
đạo tập trung nhất quán, thống nhất rất cao ở trung ương trong khi vẫn phân cấp, phân
quyền rất rõ cho cấp dưới, tạo ra sự chủ động cho các cấp thực hiện mà vẫn kiểm soát
được công việc nội bộ của ngành, phát huy được tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm của
mọi cán bộ hải quan ở mọi khâu, mọi cấp công tác, đồng thời đảm bảo kiểm soát được
vấn đề liêm chính của cán bộ. Chính vị thế đã tạo lợi thế tối đa cho doanh nghiệp chân
chính, xử lý nghiêm minh các chủ hàng gian lận.

Sau sự kiện 11- 9, để đối phó với nạn khủng bố, Tổ chức Hải quan thế giới đã tăng
cường công tác kiểm tra kiểm soát của các cơ quan quản lý đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu theo định hướng, nếu như trước kia hải quan chi kiểm tra hàng hóa tại cảng nước
xuất và tại cảng nước nhập, tại cửa khẩu nước xuất và tại cửa khẩu nước nhập thị này
yêu cầu đặt ra là: phải kiểm tra, kiểm soát toàn bộ chu trình luân chuyển của hàng hóa,
từ khâu sản xuất, đóng gói xếp lên phương tiện vận tải... cho đến lúc làm thủ tục hải
quan tại cảng hoặc cửa khẩu nước xuất, tại cảng hoặc cửa khẩu nước nhập và tiếp tục
cho đến khi hàng hóa người tiêu dùng. Với yêu cầu trên, những đối tác tham gia vào
chu trình này sẽ mở rộng ra rất nhiều như bên cạnh người xuất nhập khẩu, còn có
người vận tải, người vận hành kho bãi, người cung ứng, khai thuê hải quan... Và đặt ra
những yêu cầu mới cho quản lý hải quan hiện đại như yêu cầu thông tin trước hàng
hoá, kiểm tra tại bến đi, đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng rất cao của cả cơ quan quản lý
và doanh nghiệp.

Do tính hệ thống, tính khoa học rất cao nên việc hiện thực hóa các hoạt động quản
lý này ở mỗi nước, mỗi trình độ phát triển và trong cùng một nước ở các giai đoạn
phát triển khác nhau cũng thể hiện khác nhau. Chính vì vậy để rõ hơn, cần nhìn nhận
kỹ hơn các nội dung quản lý hải quan hiện đại.

Xét về mặt không gian, thời gian nội dung quản lý hải quan hiện đại được phân
theo 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi làm thủ tục thông quan sử dụng các hệ thống
như: Hệ thống phân loại hàng hoá trước; Hệ thống kiểm tra trước khi hàng đến; Hệ
thống quản lý rủi ro; Hệ thống thông tin trước... Để phục vụ cho các hệ thống này, cần
sử dụng hệ thống tùy viên hải quan, ký kết các Hiệp định hỗ trợ hành chính song
phương hải quan; sử dụng nguồn thông tin tình báo hải quan trong nước và quốc tế,
xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật. Các giai đoạn trong
và sau khi làm các thủ tục thông quan sử dụng các hệ thống như hệ thống thông quan
tự động, sử dụng kỹ thuật quản lý rủi ro và các cơ sở dữ liệu thông tin tình báo hải

29
quan, trang thiết bị như máy soi X - quang, chó phát hiện ma tuý, tàu tuần tiễu...; và
tiến hành kiểm tra sau thông quan.

Xét về tính chất nghiệp vụ quản lý có nội dung nghiệp vụ hải quan truyền thống và
nội dung nghiệp vụ hải quan hiện đại. Các nội dung truyền thống như giám sát hải
quan; phân loại hàng hoá: xác định trị giá, tính và thu thuế; kiểm tra chứng từ và kiểm
tra thực tế hàng hoá; chống buôn lậu và gian lận thương mại; đây là những nhiệm vụ
thuộc chức năng của hải quan. Trong xu hướng hiện đại hoá, những nghiệp vụ này đã
được phát triển theo các định hướng, chuẩn mực quốc tế có sẵn trong các điều ước
quốc tế về hải quan như Công ước Kitôxô, Công ước HS...

Các nội dung nghiệp vụ hải quan hiện đại như Tự động hóa thủ tục thông quan
hàng hoá xuất nhập khẩu theo đó chủ hàng khai báo qua mạng máy tính các thông số
quy định trên tờ khai và truyền đến hải quan. Với các dữ liệu khai báo đó, hệ thống tự
động hóa sẽ phân luồng hàng hóa vào một trong ba mức xử lý: mức 1: hàng hoá được
thông quan ngày không phải kiểm tra; mức 2: kiểm tra chứng từ; mức 3: kiểm tra
chứng từ và hàng hóa. Khi đã khẳng định việc khai báo đầy đủ và nộp thuế, hải quan
sẽ cho phép thông quan và giải phóng hàng.

Hệ thống Dữ liệu Tình báo Hải quan thực chất là một công cụ điện tử để quản lý
thông tin tình báo mà một trong những mục tiêu của nó là phục vụ cho việc làm thủ tục
hải quan nhanh chóng, trong đó tập trung vào việc xử lý lựa chọn hàng hóa trên cơ sở
những thông tin tiếp nhận, tách được những hàng hóa có độ rủi ro cao để xử lý riêng,
tạo điều kiện thuận lợi thông quan nhanh chóng những hàng hóa khác. Nguồn thông
tin của hệ thống là từ Dữ liệu của Hệ thống thông quan tự động. Dữ liệu kết quả kiểm
tra hàng hóa, kiểm tra sau thông quan và kết quả điều tra do các đơn vị cơ sở cung cấp.
Để đảm bảo yêu cầu quản lý khi cho thông quan nhanh, hải quan đã áp dụng một nội
dung nghiệp vụ có tên gọi.

Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán trong đó gồm có hai cấu phần quan trọng là Kiểm tra
sau thông quan và Theo dõi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Kiểm tra sau
thông quan là biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm tra tính chính xác của khai báo hải quan
tại cơ sở của doanh nghiệp sau thời điểm thông quan. Việc xác định doanh nghiệp cần
kiểm tra sau thông quan thực hiện dựa trên các thông tin quản lý và thông tin tình báo
được xử lý theo nguyên lý quản lý rủi ro. Theo dõi hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp là biện pháp nhằm xác định một nhà nhập khẩu có hệ thống và quy trình
kiểm soát nội bộ cần thiết để có thế chấp nhận các nội dung khai báo của doanh nghiệp
tại thời điểm làm thủ tục hải quan và đảm bảo tính khả thi của biện pháp kiểm tra sau
thông quan khi cần thiết đối với doanh nghiệp đó. Các nội dung nghiệp vụ trên vận

30
hành được theo yêu cầu quản lý hiện đại phải nhờ đến một nội dung nghiệp vụ mới có
tính quyết định cho quản lý hải quan hiện đại, đó là Kỹ thuật quản lý rủi ro. Đây là
một cách tiếp cận giải quyết công việc hoàn toàn mới trong thực tiễn công tác hải quan
- là việc tiếp cận xử lý công việc một cách có hệ thống trên cơ sở phân tích, xác định
các rủi ro trên cơ sở kết hợp tối đa, nhất quán các yếu tố rủi ro khi xem xét, cân nhắc
ra quyết định kiểm tra, thông quan hàng hóa và sự đánh giá, điều chỉnh liên tục.

Ngoài ra còn phải kể đến nghiệp vụ Thông tin hành khách, hàng hóa trước. Đó là
việc nghiên cứu thông tin của Bản lược khai hàng hóa, danh sách hành khách, phân
tích so sánh, kết hợp với hệ thống thông tin tình báo hải quan để giúp xác định, phân
biệt hàng hoá, hành khách có rủi ro cao, thấp để chuẩn bị biện pháp xử lý thích hợp
trước khi hàng hóa, hành khách đến...
Hệ thống tiêu chí là nội dung hết sức quyết định trong quản lý hải quan hiện đại,
là tiền đề để xác định các bài toán cho việc áp dụng công nghệ thông tin. Tiêu chí rải
rác có ở trong tất cả các khâu nghiệp vụ, các đối tượng chịu quản lý của hải quan. Việc
xác định đúng hướng, chính xác các tiêu chí liên quan sẽ quyết định hiệu quả. thậm chí
còn mang tính sống còn của hệ thống quản lý hải quan hiện đại. Các tiêu chí tập trung
nhiều về doanh nghiệp, hàng hoá, chế độ chính sách quản lý và các thông tin khác. Về
doanh nghiệp các tiêu chí chủ yếu là quá trình chấp hành và hệ thống quản lý nội bộ
của doanh nghiệp. Về hàng hóa, căn cứ vào tính chất chủng loại, vào chính sách, vào
thị trường để phân vào các mức rủi ro khác nhau để xử lý. Đây là hai hệ thống tiêu chí
cơ bản, kết hợp với các nguồn thông tin dữ liệu khác được xử lý theo nguyên lý quản
lý rủi ro trên nền công nghệ thông tin hiện đại đã tạo ra điểm căn bản của quản lý hải
quan hiện đại.
Kỹ thuật lập hồ sơ, xác định trọng điểm đảm bảo tính toàn diện của các biện pháp
nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát triển khai tại một địa bàn, trong một khoảng thời gian cụ
thể. Nếu như các tiêu chí lựa chọn hàng hóa là những tiêu chí chung được xử lý theo
nguyên lý quản lý rủi ro để áp dụng với tất cả các loại đối tượng thì các hồ sơ hoặc các
chỉ số rủi ro, sản phẩm của quá trình lập hồ sơ, xác định trọng điểm là các tiêu chí trực
tiếp vào những đối tượng hoặc nhóm đối tượng cụ thể như mặt hàng, người buôn lậu.
phương thức vận chuyển... để giúp cho các lực lượng kiểm tra, kiểm soát phát hiện
những gì mà hệ thống lựa chọn làm không hết hoặc không làm. Ngoài ra trong xu thế
tăng cường an ninh chống khủng bố, các cơ quan hải quan đã hình thành một tiêu chí
đánh giá doanh nghiệp tốt gọi là Doanh nghiệp được ưu tiên (authorised economic
operator) để tập trung nguồn lực của mình vào các đối tượng rủi ro cao.

31
Đây là những nội dung nghiệp vụ quyết định mà nếu thiếu chúng thì không thể có
quản lý hải quan hiện đại. Vấn đề này cần được nhận thức rõ, đặc biệt với những nước
đang trong quá trình xác định định hướng hiện đại hoá quản lý hải quan của mình.
Bên cạnh các nội dung nghiệp vụ cơ bản và quyết định nêu trên, hải quan các nước còn
áp dụng các nội dung nghiệp vụ có tính hỗ trợ như Phân loại hàng hoá trước nhằm tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tính toán quyết định kinh doanh, tạo thuận lợi
cho cả hải quan và doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan. Hệ thống khai thuê hải
quan nhằm chuyên môn hoá việc khai báo, đảm bảo nhanh chóng, chính xác... Hệ
thống tư vấn hải quan nhằm hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan.
Hệ thống video, máy soi ion, máy soi X-quang, chó nghiệp vụ, tàu tuần tiễu của hải
quan theo dõi thường xuyên. Biên bản hợp tác giữa hải quan và doanh nghiệp nhằm
nối dài tầm kiểm soát của hải quan, thu hẹp phạm vi đối tượng cần quản lý để tập trung
kiểm soát trọng điểm. Đây là những biện pháp nghiệp vụ nên làm khi có điều kiện để
hỗ trợ cho toàn bộ quá trình quản lý. Chính nhờ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trên
nền đã tạo ra được sự kết nối xuyên suốt, liên tục toàn bộ hệ thống quản lý hải quan,
kế thừa các kết quả xử lý trước đó nên có thể xử lý và chỉ đạo xử lý mọi hoạt động hải
quan trên toàn quốc một cách thống nhất, kịp thời, nhất quán, đáp ứng được yêu cầu
tạo thuận lợi ngày càng cao của thương mại trong khi vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý
của ngành hải quan.

R Câu 19. Hãy phân tích hệ thống tổ chức hải quan? Nêu rõ đặc điểm của hệ
thống tổ chức hải quan?

Tại Điều 14. Hệ thống tổ chức Hải quan có quy định:


1. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:
a) Tổng cục Hải quan;
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
2. Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng
địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan; quy định cụ thể tổ chức, nhiệm
vụ, hoạt động của Hải quan các cấp.

a. Tổ chức bộ máy Hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2001

32
Hải quan Việt Nam được tổ chức thành hệ thống gồm 3 cấp như sau:

- Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Chính phủ, (Ngày 04-09-2002 Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định 113/2002/QĐ-TTg về việc chuyên Tổng cục Hải quan vào
Bộ Tài chính. Theo đó, Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Bộ Tài chính, không còn
là cơ quan thuộc Chính phủ).

- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đường:

Trước đây, Pháp lệnh Hải quan xác định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải
quan là tập trung, thống nhất. Nguyên tắc này được hiểu là việc chỉ đạo, thực hiện
nhiệm vụ phải có sự tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Chính sách hải
quan phải nhất quán trong cả nước, không có chính sách hải quan riêng cho từng địa
phương. Đây là một biểu hiện đặc thù về nguyên tắc tổ chức của ngành Hải quan trong
hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 12 của
Luật Hải quan trên cơ sở kế thừa nguyên tắc tổ chức đã được quy định tại khoản 1,
Điều 5, Pháp lệnh Hải quan và Điều 5, Điều 7 Nghị định số 139/HĐBT.

Cụ thể, Luật Hải quan quy định: “Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc tập trung, thống nhất”; “Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống
nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự
quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên”.

a. Tổ chức bộ máy Hải quan theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Hải quan
Hải quan Việt Nam được tổ chức thành hệ thống gồm 3 cấp:

- Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương.

33
R Câu 20. Theo anh/chị nhận định này đúng hay sai? Vì sao?

Chế độ quản lý chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thể hiện ở 02
phương diện chủ yếu:

- Tuyên bố phạm vi sử dụng, địa lý lưu thông của mặt hàng.

- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước thực hiện quản lý mặt hàng đó.

Nhận định trên là đúng.


Thông qua hệ thống chính sách về quản lý chuyên ngành hàng hoá xnk, chính
sách này thể hiện ở 2 phương diện chủ yếu:
- Tuyên bố phạm vi sử dụng, địa lý lưu thông của mặt hàng.
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước thực hiện quản lý mặt bằng đó Quản lý
nhà nước về chuyên ngành hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là việc ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể hoá các chính sách quản lý của nhà nước đối
với các nhóm hàng hoá được giới hạn phạm vi sử dụng, địa lý lưu thông và quy định
trách nhiệm của cơ quan nhà nước thực hiện quản lý chuyên ngành đối với nhóm hàng
đó.
Ví dụ:
K5, Điều 68 Luật an toàn thực phẩm quy định: “5. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành
quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà
nước được phân công.”
K7, Điều 64 Luật an toàn thực phẩm quy định trách nhiệm của Bộ Công
Thương “Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá
trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân
công quản lý”.

R Câu 21. Hãy phân tích hệ thống tổ chức hải quan Việt Nam; các nguyên tắc
tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan của hải quan Việt Nam?
Tại Điều 14. Hệ thống tổ chức Hải quan có quy định:
1. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:
a) Tổng cục Hải quan;
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
2. Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng
địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan; quy định cụ thể tổ chức, nhiệm
vụ, hoạt động của Hải quan các cấp.

34
Nguyên tắc thứ nhất

Theo Khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan 2014 quy định nguyên tắc đầu tiên như sau:
“1. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra,
giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc
các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, đối tượng phải làm thủ tục hải quan bao gồm:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền
mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ
vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh,
nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt
động của cơ quan hải quan;
+ Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường
thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan bao gồm:
+ Đối tượng phải làm thủ tục hải quan quy định ở trên;
+ Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều
này.
Đối tượng chịu sự giám sát hải quan bao gồm:
+ Đối tượng phải làm thủ tục hải quan quy định ở trên;
+ Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa là máy
móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân;
+ Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông
quan;
+ Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

Nguyên tắc thứ hai


Theo Khoản 2 Điều 16 Luật Hải quan 2014 quy định nguyên tắc thứ hai như sau:

35
“2. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm
bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.”
Theo tổ chức Hải quan thế giới WCO (Cẩm nang về Quản lý rủi ro), quản lý rủi ro hải
quan được hiểu là “việc áp dụng có hệ thống các thủ tục quản lý và thông lệ mang đến
cho Hải quan những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hoá hoặc
lô hàng đặt ra vấn đề rủi ro”. Khi áp dụng quản lý rủi ro như một nguyên lý quản lý thì
có thể giúp cho Hải quan không chỉ thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả
mà còn giúp cho cơ quan Hải quan tổ chức và triển khai nguồn lực theo hướng cải
thiện toàn bộ hoạt động của mình.
Tại Việt Nam, theo các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn dưới Luật,
quản lý rủi ro hải quan được hiểu là “việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật,
các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có tác
động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hải quan, quản lý thuế, làm cơ sở để cơ
quan hải quan phân bổ hợp lý nguồn lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý hải
quan, quản lý thuế”.
Các nguyên tắc quản lý rủi ro hải quan đó là:
Một là, các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro phải được tiến hành để dự báo
trước các nguy cơ vi phạm pháp luật về hải quan nhằm chủ động áp dụng có hiệu quả
các biện pháp nghiệp vụ cần thiết theo quy định của pháp luật đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh.
Hai là, việc thực hiện các kỹ thuật quản lý rủi ro được dựa trên cơ sở áp dụng chỉ số
hóa, tiêu chí hóa và các thông tin quản lý rủi ro có trên hệ thống thông tin của ngành
Hải quan, thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro
Ba là, bộ tiêu chí lựa chọn (Bộ Tài chính ban hành) quyết định kiểm tra, giám sát hải
quan, kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trên
cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành, mức độ tuân thủ pháp
luật của người khai hải quan, kết hợp với việc xem xét mức độ rủi ro của hàng hóa
xuất nhập khẩu, hành lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
và các yếu tố khác liên quan.

36
Bốn là, việc công chức hải quan đã thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các quy định
của pháp luật, nội dung tại Quy định của ngành và các quy định, hướng dẫn về quản lý
rủi ro theo phân cấp thì được miễn trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.

R Câu 22. Hãy phân tích nguồn pháp luật hải quan? Giới thiệu 1 điều ước quốc
tế quan trọng về hải quan mà Việt Nam là thành viên? (câu 3)

R Câu 23. Hãy phân tích hoạt động của cơ quan Hải quan thực hiện quản lý nhà
nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập
cảnh, quá cảnh?

Hoạt động của cơ quan Hải quan thực hiện quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu,quá cảnh,phương tiện vận tải xuất nhập cảnh,quá cảnh.Gồm:

- Hoạt động tuyên truyền,phổ biến,giáo dục pháp luật hải quan;cung cấp thông tin cho
người khai hải quan,người nộp thuế,người thi hành pháp luật hải quan(là người khai
hải quan,doanh nghiệp;cán bộ,công chức Hải quan;cán bộ,công chức các Bộ,ngành
quản lý chuyên ngành).

- Hoạt động kiểm tra,giám sát,kiểm soát hải quan,phán quyết trước, quản lý doanh
nghiệp ưu tiên,bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới,đo thời gian thông quan,phân
tích,phân loại hàng hóa,thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu,thu thập thông tin,thống kê
hàng hóa xuất nhập khẩu,quản lý rủi ro, thông quan một cửa, điều tra chống buôn
lậu,thanh tra chuyên ngành,kiểm tra sau thông quan,xử lý vi phạm,giải quyết khiếu
nại tố cáo,tố tụng hành chính, bồi thường thiệt hại,tố tụng hình sự;cấp giấy phép ôtô
nhập khẩu của đối tượng ngoại giao,lãnh sự;quyết định thành lập kho ngoại quan,kho
bảo thuế,địa điểm kiểm tra hải quan ...

37
R Câu 24. Theo anh/chị nhận định này đúng hay sai? Vì sao?

Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là:

- Quy định về chủ thể thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

- Quy định về phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Theo em, nhận định trên là đúng, nhưng chưa đầy đủ.
Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tổng hợp các quy định của pháp
luật, trong đó, ghi nhận các chủ trương, biện pháp quản lý của Nhà nước đối với các
chủ thể thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và các chế độ quản lý chuyên ngành
(kiểm tra chuyên ngành). Cụ thể, bao gồm 3 nhóm sau:
(i) Quy định về chủ thể thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là các tổ chức, cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt quốc tịch, có đủ độ tuổi và năng
lực trách nhiệm pháp luật theo quy định của pháp luật.
(ii) Quy định về phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là gồm các hoạt
động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán, gia công và quá
cảnh hàng hóa; Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân
có thân phận ngoại giao, lãnh sự, chuyên gia và hành lý cá nhân.
(iii) Quy định về các chế độ kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu; hàng hóa phải kiểm dịch; hàng hóa được quản lý theo chế độ riêng (ưu đãi hoặc
phi thuế quan).

R Câu 25. Liệt kê nội dung chính của các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hải
quan và nêu các vấn đề quan trọng để thực hiện quản lý hải quan theo phương
thức hiện đại?

1. Các công ước hải quan trong khuôn khổ Tổ chức Hải quan Thế giới
1.1. Công ước Thành lập Hội đồng Hợp tác Hải quan

Ngày 4-11-1952 với mục đích định ra những nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt
động, mục tiêu của Hội đồng hợp tác Hải quan đã thông qua Công ước thành lập Hội
đồng hợp tác Hải quan.

Công ước gồm 20 điều và một phụ lục quy định quyền của Tổ chức Hải quan Thế
giới trong các lĩnh vực liên quan như xây dựng, sửa đổi, bổ sung các Công ước trong
phạm vi vấn đề của Tổ chức Hải quan Thế giới; Đưa ra các khuyến nghị để thực hiện,
làm cho các Công ước được áp dụng một cách thống nhất và hài hòa trong phạm vi các
bên tham gia và đưa ra các khuyến nghị nhằm hoà giải các tranh chấp nảy sinh do việc
giải thích, áp dụng chúng. Thành viên Tổ chức Hải quan Thế giới có trách nhiệm tham

38
dự, đóng góp ý kiến, biểu quyết thông qua việc xây dựng, sửa đổi, quyết định và triển
khai thực hiện các vấn đề chính sách, kỹ thuật, nhân sự, các văn kiện của Tổ chức Hải
quan Thế giới cũng như đóng góp niên liễm hàng năm cho hoạt động của Tổ chức Hải
quan Thế giới, Việt Nam tham gia Công ước từ tháng 7-1993.

3.3.5.2. Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hòa các thủ tục hải quan (gọi
tắt là Công ước Kyoto) và văn bản sửa đổi (Công ước Kyoto sửa đổi)

Công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan do Hội đồng Hợp tác
Hải quan xây dựng và quản lý, ra đời vào ngày 19-5-1973 tại phiên họp Hội đồng
thường niên lần thứ 41/42 của Hội đồng Hợp tác Hải quan tại thành phố Kyoto (Nhật
Bản) nên có tên gọi tắt là Công ước Kyoto và có hiệu lực 25-9-1974. Công ước này
bao gồm Thân Công ước và 30 Phụ lục.

Thân công ước gồm 19 điều đưa ra những quy định chung cơ bản như phạm vi, cơ
cấu, quan lý, tham gia và thủ tục sửa đổi bổ sung,

Mỗi phụ lục đề cập đến một chế độ thủ tục hải quan cụ thể gồm các định nghĩa
thuật ngữ liên quan và các điều khoản quy định việc triển khai thực hiện các thủ tục
liên quan, Những điều khoản này thể hiện dưới dạng các chuẩn mực(Standard), các
Thực hành khuyến nghị (Recommended Practices) và một số giải thích (Note) (nếu
cần) cho hai nhóm điều khoản quy định trên. 30 Phụ lục được phân thành 9 chương đặt
tên theo các chữ cái: A, B,C,D,E,F,G,H, J.

Các thành viên của Hội đồng Hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức Hải quan thế giới)
muốn tham gia Công ước phải chấp nhận ít nhất một phụ lục và có thể bảo lưu một
hoặc nhiều chuẩn mực, khuyến nghị trong đó.

Công ước và 3 phụ lục (Phụ lục A1 về Các thủ tục trước khi xuất trình Tờ khai hải
quan; Phụ lục B1 về Nhập khẩu; Phụ lục C1 về Xuất khẩu). Do mặt bằng luật pháp
trong nước và khả năng thực hiện của ngành hải quan, khi đó phải bảo lưu gần 20 điều
khoản trong 3 Phụ lục trên. Tuy nhiên, trong thực tế, Hải quan Việt Nam đã nghiên
cứu toàn bộ các Phụ lục của Công ước để áp dụng ngay khi có thể vào việc cải tiến thủ
tục hải quan theo hướng "đơn giản hóa, thống nhất hóa" với yêu cầu quốc tế.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại, khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, thủ tục hải quan cần phải theo kịp để
vừa đảm bảo thuận lợi cho thương mại vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan Công
ước 1973 đã bộc lộ những hạn chế như số lượng bên tham gia ít, tồn tại nhiều bảo lưu
vì thiếu cơ chế ràng buộc... Vì vậy, Công ước đã không đáp ứng nhu cầu phát triển của
thương mại, không thực hiện mục tiêu đã tuyên bố nên phải bổ sung, sửa đổi và kết

39
quả là sự ra đời của Công ước Kyoto sửa đổi vào tháng 6 năm 1999 tại phiên họp Hội
đồng thường niên lần thứ 93/94 của Tổ chức Hải quan thế giới với những điểm cơ bản
như:

Nghị định thư sửa đổi: là văn bản tuyên bố chính thức việc sửa đổi, bổ sung Công
ước 1973 và quy định các thủ tục tham gia Công ước sửa đổi, Nghị định thư sẽ có hiệu
lực 3 tháng sau khi đã có 40 bên tham gia Công ước năm 1973 phê chuẩn. Nghị định
thư đã có hiệu lực ngày 3-2-2006 và hiện đã có 43 bên tham gia phê chuẩn Nghị định
thư sửa đổi.

Thân Công ước: Công ước sửa đổi có cấu trúc chặt chẽ, tính liên kết và ràng buộc
cao yêu cầu bắt buộc các bên tham gia phải chấp nhận tối thiểu các quy định của Thân
và Phụ lục Tổng quát, chỉ được bảo lưu thực hành khuyến nghị với cơ chế xem xét
định kỳ 3 năm 1 lần; Uỷ ban quản lý Công ước có nhiệm vụ xem xét, đề nghị sửa đổi,
bổ sung các điều khoản của Công ước. Những sửa đổi sẽ có hiệu lực đối với thân Công
ước (sau 12 tháng), đối với Phụ lục Tổng quát (sau 6 tháng) khi không có phản đối đối
với các sửa đổi này trong một khoảng thời gian và theo thủ tục quy định.

Phụ lục Tổng quát: bao hàm những nguyên tắc về tạo thuận lợi cho thương mại
trong khi vẫn tăng cường hiệu quả quản lý hải quan thể hiện dưới dạng các chuẩn mực
và chuẩn mực chuyển tiếp và được kết cấu thành 10 chương bao gồm những quy định
liên quan đến những thủ tục cốt lõi gần như không thể thiếu được đối với các quy trình
thủ tục hải quan. Vì thế Phụ lục tổng quát liên kết, xuyên suốt toàn bộ các phụ lục
chuyên đề. Bên tham gia không được phép bảo lưu bất cứ điều khoản nào. Tuy nhiên,
Công ước sửa đổi đưa ra các ân hạn 3 năm cho chuẩn mực và 5 năm cho chuẩn mực
chuyển tiếp để chuyển hoá vào luật pháp quốc gia sau khi Công ước có hiệu lực với
bên tham gia.

Phụ lục Tổng quát gồm 10 chương với các chuẩn mực và chuẩn mực chuyển tiếp
là những quy định cơ bản nhất sử dụng cho tất cả các phụ lục chuyên đề. Các Chương
đề cập các nội dung như:Các nguyên tắc chung; Định nghĩa; Thông quan và các thủ
tục hải quan khác; Thuế hải quan và thuế khác: Bảo đảm; Kiểm tra Hải quan; Áp dụng
công nghệ thông tin; Quan hệ giữa cơ quan Hải quan với bên thứ ba; Thông tin, quyết
định và các quy chế do Hải quan cung cấp; Khiếu nại về các vấn đề hải quan.

Phụ lục chuyên đề: Mỗi phụ lục gồm một số chương liên quan đến thủ tục khác
nhau. Mỗi bên tham gia Công ước tự quyết định chấp nhận phụ lục chuyên đề hoặc
một hay một vài chương. Chuẩn mực trong các phụ lục chuyên đề và trong các chương
mà bên tham gia ký kết Công ước chấp nhận là ràng buộc pháp lý đối với họ, chỉ được

40
bảo lưu với các khuyến nghị thực hành và phải xem xét bảo các bảo lưu này 3 năm
một lần.

Có 10 phụ lục cụ thể là các chương về thủ tục đối với hàng hóa khi đến lãnh thổ
hải quan; Các Phụ lục đề cập các nội dung về Hàng đến, Hàng nhập khẩu, Hàng xuất
khẩu; Bảo thuế; Quá cảnh; Gia công; Tạm nhập; Vi phạm; Thủ tục đặc biệt; Xuất xứ.

Hướng dẫn thực hành: Tài liệu tập hợp các giải thích về các điều khoản của Phụ
lục Tổng quát, Phụ lục chuyên đề nhằm giúp các bên tham gia hiểu thống nhất và sâu
hơn công ước, trong đó đưa ra các hướng dẫn và thông lệ để triển khai thực hiện. Tài
liệu được kết cấu theo kết cấu chung của toàn bộ Công ước. Đây là văn bản không
ràng buộc về mặt pháp lý.

Ngày 8-1- 2008 Tổ chức Hải quan Thế giới đã lưu chiểu văn kiện gia nhập Nghị
định thư sửa đổi Công ước Kyoto năm 1999 của Việt Nam. Nghị định thư có hiệu lực
với Việt Nam sau 3 tháng kể từ ngày lưu chiểu văn kiện (8-4-2008). Việt Nam có 3
năm để thực hiện các chuẩn mực của Công ước và 5 năm để thực hiện các chuẩn mực
chuyển tiếp.

3.3.5.3. Công ước Hải quan về Vận tải Hàng hóa Quốc tế với sổ TIR, 1975 (còn
gọi tắt là Công ước TIR – Công ước Vận tải đường bộ Quốc tế)

Công ước Hải quan về Vận tải Hàng hóa Quốc tế với số TIR, 1975 do Tổ chức Hải
quan Thế giới xây dựng và quản lý nhằm tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa
quốc tế bằng đường bộ thông qua việc cải tiến các điều kiện vận tải, đơn giản hoá và
hài hoà các thủ tục quản lý trong vận tải quốc tế đặc biệt các thủ tục quản lý tại biên
giới. Công ước quy định phương thức vận tải quá cảnh sử dụng sổ TIR theo cơ chế sổ
tạm quản. Số này gồm nhiều liên khai báo về hàng hoá được vận chuyển. Trang đầu bộ
chứng từ ghi kết quả kiểm tra, ý kiến xác nhận của Hải quan nước xuất phát, những
trang sau được lưu tại Hải quan nước quá cảnh và nước đến cuối cùng để theo dõi (các
nước này công nhận kết quả kiểm tra hải quan của nước xuất phát và không kiểm tra
hải quan hàng hoá quá cảnh). Nhờ vậy hàng hoá quá cảnh sẽ đi qua các biên giới rất
nhanh chóng. Để áp dụng phương thức TIR cần có một hệ thống bảo đảm ở cấp độ
quốc tế và quốc gia (cơ quan bảo lãnh này sẽ phải nộp thuế hoặc tiền phạt nếu lô hàng
tiêu thụ trái phép khi quá cảnh...); phải vận chuyển hàng bằng container có niêm phong
cặp chì hoặc xe tải chuyên dụng được Hải quan chấp nhận; Hải quan các nước có liên
quan công nhận kết quả kiểm tra hải quan của nhau.

Công ước gồm 64 điều 5 chương quy định việc cấp phát sổ TIR; việc vận chuyển
hàng hóa theo số TIR; các vấn đề phát sinh khi thực hiện và các Phụ lục về Mẫu sổ

41
TIR; về thành phần chức năng, các quy định về mặt thủ tục của uỷ ban quản lý và Hội
đồng thực thi TIR; về thủ tục thực hiện TIR; việc uỷ quyền cho các thể nhân và pháp
nhân sử dụng sổ TIR.

3.3.5.4. Công ước quốc tế về Hài hoà các Hình thức Kiểm tra ở Biên giới

Công ước do Hải quan xây dựng năm 1982 và quản lý nhằm tạo thuận lợi cho vận
chuyển hàng hóa qua biên giới, các nước có chung biên giới cần tăng cường hợp tác
với nhau thông qua các thỏa thuận song phương về giờ làm việc của các trạm cửa
khẩu, về các hoạt động kiểm tra tại đó và đề cập đến các loại hình kiểm tra: kiểm dịch
động thực vật, kiểm tra y tế, kiểm tra sự phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm tra
chất lượng, các loại hình kiểm tra khác về xuất nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa, kiểm
tra hải quan.

3.3.5.5. Công ước Hải quan về quá cảnh quốc tế hàng hoá (Công ước ITI)

Công ước do Hội đồng Hợp tác Hải quan xây dựng và quản lý nhằm xử lý loại
hình vận tải quốc tế đang nổi lên, đặc biệt việc sử dụng công ten nơ vận tải đa phương
thức. Mục đích chính của Công ước, theo định hướng chú trọng các công nghệ vận tải
mới nhất, tạo cho cơ quan hải quan khả năng thực hiện công tác quản lý cơ bản của
mình mà không gây ách tắc cho vận tải, nhờ đó cho phép những người hoạt động vận
tải khai thác tối đa khả năng vận tải thông suốt. Công ước có hiệu lực từ 7-6-1971 và
cũng sử dụng cơ chế số Tạm quản.

3.3.5.6. Công ước về Hệ thống Mô tả Hài hoà và Mã hoá Hàng hoá (Công ước
HS)

Công ước HS thực chất là Danh mục bao gồm những nhóm và phân nhóm hàng
hóa cùng mã số của những hàng hoá nói trên, những Chú giải của Phần, Chương, Phân
nhóm và những quy tắc chung để giải thích Hệ thống Điều hoà được ghi trong Phụ lục
của Công ước quốc tế về Hệ thống Điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá. Đây là phụ lục
của Công ước quốc tế về Hệ thống Điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá với 21 Phần,
96 Chương 1241 Nhóm và 5338 Phân nhóm gồm 350.000 mặt hàng là động sản hiện
đang lưu thông trên thị trường thế giới.

Hệ thống Mô tả Hài hoà và Mã hoá Hàng hoá (HS) được coi là ngôn ngữ chung
của toàn cầu về hàng hoá, hiện có trên 177 quốc gia và các nền kinh tế đang áp dụng
Hệ thống HS trong biểu thuế quan và danh mục thống kê ngoại thương. Trên 98%
hàng hoá thương mại quốc tế được phân loại theo các quy định của HS,

42
Theo quy định tại Điều 16 của Công ước Mô tả Hài hoà và Mã hoá Hàng hoá
(HS), việc bổ sung, sửa đổi Hệ thống Mô tả Hài hoà và Mã hoá Hàng hoá (HS) thể
hiện qua các phiên bản HS khác nhau để đảm bảo tính cập nhật của HS so với sự phát
triển của khoa học công nghệ, với các phương thức thương mại quốc tế, nhằm đáp ứng
nhu cầu của người sử dụng. Cho đến nay đã có các phiên bản HS 1988, 1992, 1996,
2002 và phiên bản 2007.

3.3.5.7. Công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau nhằm ngăn ngừa và
trấn áp các vi phạm hải quan (Công ước Nairobi)

Công ước ra đời ngày 9- 6-1977 tại Nairobi - Kenya (nên có tên gọi là Công ước
Nairobi) gồm 6 chương, 23 điều và 9 phụ lục do Hội đồng Hợp tác Hải quan xây dựng
và quản lý nhằm thiết lập quan hệ hợp tác đa phương giữa các nước thành viên Hội
đồng Hợp tác Hải quan trên cơ sở hỗ trợ hành chính trong việc trao đổi các thông tin
về kiểm soát hải quan nói chung, đặc biệt là về buôn lậu ma túy, các chất hướng thần
và tài sản văn hoá.

Nội dung chính của công ước bao gồm sự giúp đỡ tự nguyện do một cơ quan Hải
quan tiến hành; Giúp đỡ theo yêu cầu đối với việc tính và thu thuế; Giúp đỡ liên quan
tới kiểm soát; Giúp đỡ liên quan đến giám sát; Các yêu cầu và thông báo thay mặt bên
ký kết khác; Việc hiện diện của nhân viên hải quan trước một toà án nước ngoài; Nhân
viên hải quan của một bên ký kết trên lãnh thổ của bên ký kết khác: Tham gia điều tra
ở nước ngoài; Hỗ trợ hoạt động chống buôn lậu ma tuý và các chất hướng thần; Hỗ trợ
hoạt động chống buôn lậu các tác phẩm mỹ thuật... Tham gia Công ước này sẽ tạo ra
cơ sở pháp lý quốc tế để tăng cường tính hiệu quả của công tác điều tra chống buôn lậu
và chống gian lận thương mại; có điều kiện để chia sẻ thông tin tình báo, kinh nghiệm
và sự trợ giúp của quốc tế trong lĩnh vực này.

Việt Nam hiện chưa tham gia Công ước này do sự khác biệt về hệ thống pháp luật
với các nước. Nhưng trên thực tế đã vận dụng một phần tinh thần của Công ước trong
việc trao đổi song phương thông tin với một số nước để phục vụ cho công tác điều tra
chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và kiểm soát ma tuý...

3.3.5.8. Công ước quốc tế về hỗ trợ hành chính lẫn nhau về các vấn đề hải quan
(Công ước Johannesburg)

Công ước ra đời 27- 6- 2003 tại phiên họp Hội đồng 1012102 của Tổ chức Hội
quan thế giới (nên có tên gọi là Công ước Johannesburg) gồm 13 chương, 54 điều do
Tổ chức Hải quan thế giới xây dựng và quản lý trên cơ sở sửa đổi, cập nhật Công ước

43
Nairobi, đưa vào các nhu cầu của các thành viên; đảm bảo tương thích với các văn
kiện quốc tế khác về hỗ trợ hành chính lẫn nhau; Các nội dung chính của Công ước
quy định các trách nhiệm đã đề cập trong các văn kiện hiện hành cùng với những
phương thức hợp tác hiện đại, phạm vi hỗ trợ rộng hơn; bảo vệ dữ liệu tốt hơn; gồm cả
việc hỗ trợ về xác định trị giá; không xung đột với luật pháp quốc gia và tạo khả năng
có những thoả thuận hạn chẽ giữa các bên ký kết, tạo cơ sở pháp lý cho việc hình
thành các trung tâm thông tin

3.3.5.9. Công ước về Tạm quản hàng hoá (Công ước ATA)

Công ước do Hội đồng hợp tác Hải quan xây dựng và quản lý, có hiệu lực năm
1961 quy định việc cho hàng hoá vào một lãnh thổ Hải quan theo chế độ tạm quản
nhằm tạo thuận lợi cho việc tạm nhập, tạm xuất hàng hoá không phải nộp thuế hoặc
nộp bảo đảm cho việc nộp thuế trong trường hợp không tái xuất, hoặc thủ tục khai báo
hải quan theo mẫu tờ khai quốc gia, thông qua việc ban hành và sử dụng bộ chứng từ
tạm quản quốc tế (gọi tắt là sổ ATA) và các biện pháp đảm bảo tương ứng, các quy tắc
quản lý hành chính đối với việc bảo đảm; cơ chế giải quyết tranh chấp. Hàng hoá được
áp dụng công ước này thường là các thiết bị chuyên ngành, hàng hội chợ, triển lãm,
hàng phục vụ hội nghị hoặc các sự kiện tương tự.

Cùng cơ chế thực hiện bộ chứng từ tạm quản quốc tế (sổ ATA), Hải quan thế giới
đã mở rộng diện áp dụng các mặt hàng chuyên biệt khác bằng các công ước cụ thể
như:

3.3.5.10. Công ước Hải quan về tạm nhập các vật dụng khoa học có hiệu lực từ
5-8-1969 do Tổ chức Hải quan Thế giới xây dựng và quản lý.

Công ước nhằm mục tiêu hiện thực hóa nguyên tắc “tự do các luồng tư tưởng” do
UNESCO chủ trương và thúc đẩy trong hơn 20 năm. Công ước loại bỏ một số khó
khăn nhất định gặp phải trong việc thực hiện Hiệp định Florence và các phụ lục của nó
liên quan đến các thiết bị khoa học, công ước về các thiết bị nghề nghiệp và công ước
về thiết bị hội chợ triển lãm cũng do Hội đồng Hợp tác Hải quan phối hợp với
UNESCO. Công ước cùng sử dụng cơ chế sổ Tạm quản.

3.3.5.11. Công ước Hải quan về tạm nhập các vật dụng giáo dục có hiệu lực từ
10-9-1970 do Tổ chức Hải quan Thế giới xây dựng và quản lý.

Công ước cho phép và tạo thuận lợi cho việc tạm quản, nhập khẩu miễn thuế các
vật dụng giáo dục tuân thủ các điều kiện quy định trước và với một số điều kiện nhất
định do các bên ký kết áp đặt. Công ước có một phụ lục gồm một danh mục không hạn
chế các thiết bị sư phạm. Công ước này sử dụng cơ chế sổ Tạm quản.

44
3.3.5.12. Công ước Hải quan về tạm nhập các vật dụng chuyên nghiệp có hiệu
lực từ 1-7-1962 do Tổ chức Hải quan Thế giới xây dựng và quản lý.

Công ước tạo thuận lợi cho việc trao đổi quốc tế về các kỹ năng và kỹ thuật
chuyên dụng qua việc đưa ra các quy tắc chung về tạm thời miễn thuế nhập khẩu các
thiết bị chuyên ngành. Công ước có 3 Phụ lục liên quan đến các thiết bị phục vụ báo
chí, phát thanh và truyền hình, thiết bị quay phim và các thiết bị chuyên ngành khác.
Công ước sử dụng cơ chế số Tạm quản...

3.3.5.13. Công ước Hải quan về tạm nhập các vật dụng của người đi biển có
hiệu lực từ 1-12-1965 do Tổ chức Hải quan Thế giới xây dựng và quản lý.

Công ước do Hội đồng Hợp tác Hải quan xây dựng và quản lý trên cơ sở sáng kiến
và phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế nhằm tăng cường thuận lợi cho người đi
biển trên những con tàu tham gia vào vận chuyển hàng hải quốc tế thông qua các cam
kết tạo thuận lợi đối với các vật dụng trên các tàu nước ngoài và nếu không có bảo lưu
thì có thể áp dụng đối với vật dụng sử dụng tại các cơ sở phúc lợi trên bờ, Công ước
cũng sử dụng cơ chế số Tạm quản.

3.3.5.14. Công ước Hải quan về tạm nhập các vật dụng bao bì có hiệu lực từ 15-
3-1962 do Tổ chức Hải quan Thế giới xây dựng và quản lý.

Công ước nhằm đáp ứng nguyện vọng của giới thương mại quốc tế muốn mở rộng
thủ tục tạm nhập khẩu miễn thuế bao bì thông qua việc cam kết cho phép tạm quản bao
bì theo những điều kiện quy định trong Công ước và cam kết tái xuất khẩu những bao
bì này dưới hình thức bảo lãnh khi cơ quan hải quan thấy có thể thực hiện được Công
ước sử dụng cơ chế số Tạm quản.

3.3.5.15. Công ước Hải quan về tạm nhập các hàng hoá phục vụ hội chợ triển
lãm có hiệu lực từ 13-7-1962 do Tổ chức Hải quan Thế giới xây dựng và quản lý.

Công ước nhằm tạo thuận lợi cho việc giới thiệu hàng hoá tại các triển lãm, hội
chợ, gặp gỡ hoặc các sự kiện tượng tự liên quan đến thương mại, kỹ thuật, tôn giáo,
giáo dục, khoa học, văn hoá hoặc tử thiện. Công ước xử lý các vấn đề như: tạm quản
hàng hoá và thiết bị để trưng bày hoặc sử dụng tại một sự kiện nào đó; miễn thuế nhập
khẩu đối với một số hàng hoá nhất định, đơn giản hoá thủ tục nhập khẩu và tái xuất.
Công ước cũng sử dụng cơ chế số Tạm quản.

3.3.5.16. Công ước Hải quan về quá cảnh quốc tế hàng hoá (Công ước ITI)

Công ước do Hội đồng Hợp tác Hải quan xây dựng và quản lý nhằm xử lý loại
hình vận tải quốc tế đang nổi lên, đặc biệt việc sử dụng công ten nơ vận tải đa phương

45
thức. Mục đích chính của Công ước, theo định hướng chú trọng các công nghệ vận tải
mới nhất, tạo cho cơ quan Hải quan khả năng thực hiện công tác quản lý cơ bản của
mình mà không gây ách tắc cho vận tải, nhờ đó cho phép những người hoạt động vận
tải khai thác tối đa khả năng vận tải thông suốt, Công ước có hiệu lực từ 7-6- 1971 và
cùng sử dụng cơ chế số Tạm quản

3.3.5.17. Công ước Istanbul nhằm tạo thuận lợi cho việc tạm quản áp dụng đối
với nhiều chủng loại hàng hoá hơn và áp dụng cả đối với các phương tiện giao thông,
súc vật...

Văn kiện do Hội đồng Hợp tác Hải quan xây dựng và quản lý vào tháng 6-1990 tại
Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ nên có tên gọi là Công ước Istanbul. Công ước gồm phần thân
Công ước và 13 phụ lục về các chuyên đề liên quan đến tạm quan như về chứng từ tạm
quản (số ATA, số CPD); về hàng hoá dùng để trưng bày hoặc sử dụng tại triển lãm,
hội chợ, hội nghị hay các sự kiện tượng tự; về thiết bị nghề nghiệp; về bao bì, giá kệ,
gói, mẫu hàng và các hàng hoá nhập khẩu khác liên quan đến hoạt động thương mại;
về hàng hoá nhập khẩu liên quan đến hoạt động sản xuất, về hàng hoá nhập khẩu cho
mục đích giáo dục, khoa học hoặc văn hoá; về hành lý cá nhân của du khách và hàng
hoá nhập khẩu dùng cho hoạt động thể thao; về vật tư quảng bá du lịch; về hàng hoá
nhập khẩu qua buôn bán biên giới; về hàng hoá nhập khẩu cho mục đích nhân đạo; về
phương tiện vận tải; về động vật; về hàng hoá nhập khẩu được miễn giảm một phần
thuế nhập khẩu và thuế khác.

Công ước khắc phục tình trạng phân tán các văn kiện quốc tế về tạm quản hàng
hoá và tạo ra những quy định đồng bộ về vấn đề này qua việc sử dụng các chứng từ
tạm quan như các chứng từ hải quan quốc tế có sự đảm bảo quốc tế nhằm gia tăng lợi
ích trong giao lưu thương mại quốc tế và tạo ra sự hài hoà và đơn giản hoá thủ tục hải
quan ở cấp độ cao. Hiện Công ước có 49 bên tham gia ký kết.

Trong khuôn khổ Tổ chức Hải quan Thế giới, ngoài Hiệp định về việc thực hiện
Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, Hải quan còn phải thực
hiện một điều ước nữa do WTO xây dựng và Tổ chức Hải quan Thế giới quản lý là:

3.3.5.18. Công ước Hải quan về Container (gọi tắt là Công ước Container)

Công ước Hải quan về Công ten nơ được xây dựng năm 1972, có hiệu lực tháng
12 năm 1975 quy định các điều kiện tạm quản áp dụng đối với công ten nơ, có hoặc
không chứa hàng, sẽ phải tái xuất trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhập khẩu và thời
hạn này có thể được gia tăng tùy trường hợp cụ thể.

46
Điều kiện tạm quản chỉ áp dụng đối với công ten nơ đã được cơ quan có thẩm
quyền của nước sản xuất công ten nơ cho phép. Mục đích của việc cho phép này nhằm
xác nhận công ten nơ đó đã được chế tạo và trang bị theo cách mà: a) không cho phép
di chuyển ra khỏi, hoặc đưa thêm vào khu vực đã được niêm phong bất cứ hàng hóa
nào mà không để lại dấu vết gì về việc chỉnh sửa hoặc phá vỡ niêm phong; b) không
có khoảng trống nào còn lại để có thể giấu hàng hóa ở đó; c) mọi khoảng trống có thể
cất chứa hàng hóa phải đủ điều kiện để hải quan tiếp cận kiểm tra; d) có thể gắn niêm
phong hải quan vào đó đơn giản và hiệu quả.

Trường hợp công ten nơ được sản xuất hàng loạt thì nhà sản xuất phải xin phép
loại hình thiết kế. Trong trường hợp này, cần phải thể hiện rõ số hoặc chữ đăng ký xin
áp dụng cho loại công ten nơ đó.

Người được cấp phép phải gắn biển đăng ký theo quy định lên công ten nơ của
mình trước khi đưa vào sử dụng cho hàng hóa chuyên chở có dùng niêm phong hải
quan. Vị trí đặt biển chắc chắn, ở nơi dễ nhận ra và làm theo kích thước quy định.

3.3.5.19. Khung tiêu chuẩn của Tổ chức Hải quan Thế giới về đảm bảo an ninh
và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu (FOS)

a) Mục tiêu và Nguyên tắc

- Xây dựng các chuẩn mực để đảm bảo an toàn, tạo thuận lợi cho dây chuyên cung
cấp ở cấp độ toàn cầu nhằm thúc đẩy tính chắc chắn và dự báo trước;

- Tạo điều kiện để quản lý thống nhất dây chuyền cung ứng đối với tất cả các loại
hình vận chuyển;

- Nâng cao vai trò, chức năng, khả năng của Hải quan để đáp ứng những thách
thức và cơ hội trong thế kỷ 21;

- Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan Hải quan để nâng cao khả năng phát hiện
các lô hàng có nguy cơ rủi ro cao;

- Tăng cường hợp tác giữa Hải quan với doanh nghiệp.

b) Bốn yếu tố chính của bản Khuôn khổ

- Có khả năng, thẩm quyền tiếp nhận và xử lý thông tin điện tử gửi trước đối với
hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh;

- Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro được tiêu chuẩn hoá để ngăn chặn các mối
đe dọa về an ninh;

47
- Có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra những công ten nơ và hàng hoá có nguy
cơ cao, sử dụng các thiết bị phát hiện như máy soi và các máy phát hiện phóng xạ;

- Tăng cường mối quan hệ đối tác giữa hải quan và doanh nghiệp.

c) Bộ chuẩn mực

Đây là phần chính của bản Khuôn khổ. Các chuẩn mực này được xây dựng dựa
trên những công cụ, biện pháp hiện hành của WCO cũng như những thông lệ tốt nhất
của các Thành viên. Có 2 bộ chuẩn mực để các cơ quan Hải quan và Doanh nghiệp
thực hiện:

+ Bộ chuẩn mực "Hải quan với Hải quan" nhằm khuyến khích việc hợp tác giữa
các cơ quan Hải quan trên cơ sở các chuẩn mực chung, đã được chấp nhận và trao đổi
dữ liệu và hồ sơ rủi ro để tối đa hóa việc đảm bảo an toàn và tạo thuận lợi cho dây
chuyền cung cấp quốc tế, ví dụ như việc sử dụng các thông tin điện tử gửi trước để
giúp Hải quan xác định các lô hàng có nguy cơ cao hoặc như việc hợp tác, thống nhất
trong niêm phong kẹp chì công ten nơ...

+ Bộ chuẩn mực "Hải quan với Doanh nghiệp" nêu yêu cầu thiết lập mối quan hệ
đối tác và hợp tác giữa Hải quan với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào đáp ứng
được yêu cầu đảm bảo an ninh sẽ được tạo thuận lợi khi làm thủ tục Hải quan.

Toàn bộ bối cảnh thế giới đề cập ở trên đã đặt ra những thách thức đồng thời cũng
tạo ra nhiều tiền đề cho Hải quan các nước phải đối phó, tiếp cận và qua đó tạo ra
những bước chuyển biến sâu sắc cả về các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ cũng như về
mặt nhận thức nghiệp vụ.

Trên đây là 19 Công ước quốc tế quan trọng về Hải quan.

2. Các vấn đề quan trọng để thực hiện quản lý hải quan theo phương thức hiện
đại

Đã làm ở câu 18

R Câu 26. Nêu nội dung các quy định về thủ tục thông quan hàng hóa xuất, nhập
khẩu thường đề cập trong Luật Hải quan các nước?

Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động mà các bên liên quan và Hải quan phải thực
hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan. Thủ tục hải quan có thể chia thành

48
thủ tục thông quan hàng hóa như khai hải quan, kiểm tra tờ khai, kiểm tra hàng hóa
thực tế, tính thuế và thu thuế, giải phóng hàng và các thủ tục sau thông quan.

Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan cần thiết cho phép hàng hóa được
đưa vào phục vụ tiêu dùng trong nước, được xuất khẩu hay được đặt dưới một chế độ
hải quan khác.

Để tiện cho việc trình bày, nghiên cứu ở mục này chỉ đề cập đến quy định thông quan
hàng hóa, phương tiện xuất cảnh nhập nhập cảnh, người khai hải quan, môi giới hải
quan, thời hạn nộp tờ khai, kiểm tra chứng từ, kiểm tra hàng hóa, giải phóng hàng
hóa... Các nội dung còn lại sẽ được trình bày trong các mục tiếp theo.

2.2.1. Người khai hải quan và dịch vụ khai hải quan


Thực tiễn giải phóng hàng hóa khỏi khu vực kiểm tra hải quan nhanh hay chậm
phụ thuộc rất nhiều vào người xuất khẩu, người nhập khẩu có nộp tờ khai với nội dung
đầy đủ, chính xác hay không. Nghĩa là thủ tục khai hải quan đòi hỏi phải được chuyên
môn hóa cao bởi một đội ngũ am hiểu, thông thạo kỹ thuật khai báo. Xuất phát từ nhu
cầu khách quan này Luật Hải quan của các nước đều dành một mục hay một chương
riêng để quy định cụ thể, chi tiết về người khai hải quan và dịch vụ khai hải quan nhằm
giúp người xuất nhập khẩu làm thủ tục hải quan nhanh chóng chính xác, đáp ứng các
yêu cầu đòi hỏi của cơ quan Hải quan.

Luật Hải quan các quốc gia đều quy định điều kiện để được hoạt động với tư cách là
người khai báo hải quan là:

- Chủ hàng, người có quyền định đoạt đối với hàng hóa

- Môi giới hải quan, người đại diện cho chủ hàng được chủ hàng uỷ thác thay mặt
mình để khai hải quan,

a. Về tên gọi: Luật Hải quan Cộng đồng Châu Âu gọi là "người đại diện", Luật Hải
quan Pháp gọi là "người ăn hoa hồng về hải quan", Luật Hải quan Hàn Quốc, Đài
Loan, Philippine gọi là "người môi giới hải quan", Luật Hải quan Nhật Bản gọi là
"dịch vụ khai hải quan".

b.Về chủ thể của dịch vụ khai hải quan: đa số Luật Hải quan các nước quy định là
pháp nhân hoặc tổ chức như Hàn Quốc, Đài Loan, Philippine.

Ví dụ Luật Hải quan Hàn Quốc, Điều 157: Thực hiện các thủ tục thông quan.

(1) Không ai được thực hiện thủ tục thông quan ngoài người môi giới hải quan, pháp
nhân được làm thủ tục thông quan theo quy định của Điều 157, hay pháp nhân được
làm môi giới hải quan theo quy định tại Điều 158-2.

49
(2) Không ai được làm thủ tục thông quan ngoài người khai báo hải quan theo điều
137-3.

Điều 258-2: Pháp nhân làm môi giới hải quan

(1) Nhằm mục đích tiến hành có hiệu quả hơn thủ tục thông quan cũng như nhằm tranh
thủ sự tin cậy của khách hàng, người môi giới hải quan có thể thành lập một pháp nhân
làm môi giới hải quan thuế ít nhất là ba người môi giới hải quan

(2) Người có ý định thành lập pháp nhân làm môi giới hải quan phải xin giấy phép của
Trưởng cơ quan Hải quan như quy định trong sắc lệnh của Tổng thống.

(3) Mỗi công ty môi giới hải quan có thể thiết lập hai hay nhiều văn phòng theo các
điều kiện quy định tại sắc lệnh của Tổng thống.

(5) Các quy định liên quan đến công ty vô hạn trong Bộ luật Thương mại được áp
dụng với các điều chỉnh cần thiết, đối với các thành phần không được coi là pháp nhân
làm môi giới hải quan.

Luật Hải quan Nhật Bản có hẳn Luật Dịch vụ khai báo hải quan trong đó có quy định
cấp giấy phép, giám sát hoạt động của nhân viên dịch vụ khai báo hải quan.

Luật Hải quan Hàn Quốc dành hẳn một chương từ điều 156-171 nêu rõ pháp nhân
được làm thủ tục thông quan, tiêu chuẩn, đăng ký, chấm dứt đăng ký, quyền và nghĩa
vụ và mức xử phạt, đình chỉ kinh doanh. Về tiêu chuẩn của người làm môi giới, điều
159 Luật Hải quan Hàn quốc quy định:

(1) Những người thuộc vào quy định của một trong các điều khoản dưới đây có thể
được coi là người môi giới hải quan:

a. Người đã qua kiểm tra sát hạch kiến thức môi giới hải quan.

b. Người đã phục vụ ít nhất năm năm trong ngành Hải quan với ba năm của ngạch
công chức cao cấp Hải quan và ít nhất là 10 năm đối với công chức nói chung.

c. Người đã qua kiểm tra đặc biệt theo quy định trong sắc lệnh của Tổng thống, chọn
trong số những người đã phục vụ trong ngành Hải quan với tư cách công chức nói
chung ít nhất là hai mươi năm.

(2) Bài thi chọn người môi giới hải quan gồm 2 phần: bài kiểm tra kiến thức kinh điển
và bài kiểm tra thực hành.

(3) Chỉ những người đã vượt qua bài kiểm tra kiến thức kinh điển và đã qua thực tiễn
công tác ít nhất một năm mới được tham gia thi thực hành.

50
(4) Những người đã phục vụ trong ngành Hải quan với tư cách công chức nói chung ít
nhất 10 năm nay với tư cách công chức cao cấp bậc 5 nói chung ít nhất 5 năm có thể
được miễn kiểm tra một phần kiến thức kinh điển và thực hành.

Luật Hải quan Philippine Tiết 3401 quy định:

Người dự thi sát hạch làm môi giới hải quan phải:

(1) Tuổi từ 18 trở lên

(2) Là công dân Philippine

(3) Có tư cách đạo đức tốt, ít nhất qua hệ đại học 4 năm đạt kết quả 18 môn khoa học
cơ bản về hải quan và thuế quan. Điểm trung bình của kỳ thị là 75% với điều kiện thí
sinh không có bất kỳ môn thi nào dưới 60%

Điều 5: Luật Hải quan Liên minh Châu Âu quy định việc đại diện khai hải quan có thể
trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng người đại diện phải công bố đại diện cho ai? Nói rõ đó
là đại diện trực tiếp hay gián tiếp và phải có giấy uỷ quyền. Nếu không có giấy uỷ
quyền thì coi đó là hành động đứng tên mình và cho lợi ích của bản thân.

c. Trách nhiệm của người khai hải quan

Luật Hải quan các nước đều quy định người khai hải quan phải chịu trách nhiệm trước
cơ quan Hải quan về sự chuẩn xác của các thông tin cung cấp trong Tờ khai hàng hóa
và về việc thanh toán các khoản thuế hải quan và thuế khác. Đối với người môi giới
Luật Hải quan Hàn Quốc quy định còn phải có nghĩa vụ trung thực vô tư khi thay mặt
chủ hàng và giữ bí mật mà người đó thu lượm được trong khi thực hiện công việc của
mình.

Điều 156: Nghĩa vụ của người môi giới hải quan theo Luật Hải quan Hàn Quốc quy
định.

Người môi giới hải quan có thể được tiến hành các giao dịch, quy định tại các điều
khoản sau:

(1) Phân loại hàng hóa, thuế suất hải quan, khẳng định trị giá tính thuế và tính trị giá
thuế hải quan.

(2) Làm tờ khai xuất khẩu hay nhập khẩu kể cả nhập khẩu đã ấn định về thời gian và
vận chuyển bảo thuế và thực hiện các thủ tục có liên quan.

(3) Khi được uỷ quyền, đệ trình các khiếu nại, yêu cầu xét lại hay yêu cầu điều chỉnh
theo các quy định của luật này và (4) Tư vấn về thuế hải quan.

51
d. Quyền lợi của người khai hải quan

Luật Hải quan các quốc gia đểu quy định khi nộp tờ khai hải quan theo các điều kiện
do cơ quan Hải quan quy định được phép:

- Yêu cầu giải thích các quy định Hải quan và chỉ dẫn biểu thuế (Điều 12 Luật Hải
quan Liên minh Châu Âu).

- Kiểm tra hàng hóa

- Lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của cơ quan hải quan mà không cần phải trích
lập tờ khai riêng

Tiểu mục 3 về quyền hạn, nghĩa vụ và chế tài đối với người môi giới hải quan trong
Luật Hải quan Hàn Quốc quy định (Điều 160 – 4):

(1) Mỗi người môi giới hải quan đều chỉ được thiết lập 01 văn phòng để thực hiện kinh
doanh.

(2) Người môi giới hải quan phải lập tức thông báo ngay cho Chánh thu hải quan một
khi người đó tạm ngừng hay bỏ việc kinh doanh hay khi người đó di chuyển hay đóng
cửa văn phòng của mình.

(3) Nhằm mục đích tăng cường hiệu quả kinh doanh và cải thiện sự tin cậy của khách
hàng, người môi giới hải quan có thể thiết lập một văn phòng liên kết và hai hay nhiều
văn phòng theo các điều kiện như quy định trong sắc lệnh của Tổng thống.

(4) Người môi giới hải quan có thể thuê người môi giới hải quan khác, hay nhân viên
văn phòng, theo các điều kiện quy định bởi Trưởng cơ quan Hải quan.

(5) Các thủ tục cần thiết cho việc thiết lập và hoạt động của các văn phòng nói tại các
khoản (1) và (3) do sắc lệnh của Tổng thống quy định.

Nếu vi phạm các quy định, người môi giới hải quan có thể bị xử phạt theo quy định
của pháp luật và bị đình chỉ hoạt động môi giới.

Điều 168 - 4: Về xử phạt của Luật Hải quan Hàn Quốc. Có bốn hình thức xử phạt như
quy định dưới đây: (1) Cảnh cáo; (2) Phạt tiền đến 1 triệu won đối với lỗi không cố ý;
(3) Ngừng kinh doanh đến 1 năm và; (4) Chấm dứt đăng ký kinh doanh.

2.2.2. Tờ khai hải quan (tờ khai hàng hóa)


a. Về hình thức tờ khai và nội dung tờ khai hàng hóa

52
Hình thức và nội dung tờ khai hàng hóa là yếu tố quyết định đến tính thuế, thu
thuế, thông quan nhanh chóng chính xác nên Luật Hải quan các nước đều quy định tờ
khai hàng hóa có thể nộp dưới dạng văn bản, hay tờ khai điện tử.

Chương 3 Thông quan và các thủ tục hải quan khác trong Phụ lục Tổng quát của
Công ước Kyoto sửa đổi 1999 quy định:

Mẫu tờ khai hàng hóa đều phải phù hợp với mẫu trình bày của Liên hợp quốc, mẫu
tờ khai điện tử phải dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế đối với việc trao đổi thông
tin điện tử như quy định trong các khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác hải quan về
công nghệ thông tin (Chuẩn mực 3.11- từ đây trở đi viết tắt là 3.11).

Hải quan phải giới hạn những dữ liệu yêu cầu tờ khai hàng hóa trong khuôn khổ
những thông tin được coi là cần thiết cho việc tính và thu thuế hải quan và thuế khác;
cho việc lập số liệu thống kê và cho việc thi hành Luật Hải quan (3, 12). Bởi vậy nội
dung Tờ khai thường phải bao gồm đủ các thông tin cho việc xác định mã hàng hóa,
xác định trị giá hải quan, Hải quan cần biết các thông tin tên tàu hoặc máy bay, nước
xuất xứ hàng hóa, số lượng kiện, số hiệu trên mỗi kiện, chi phí vận tải bảo hiểm.

Nếu chưa đủ thông tin theo yêu cầu đối với một tờ khai hàng hóa vì lý do chính
đáng được Hải quan chấp nhận thì được phép nộp chậm trong thời hạn quy định hoặc
nộp tờ khai tạm (tờ khai chưa hoàn chỉnh) với điều kiện phải có đủ thông tin mà Hải
quan cho là cần thiết và phải hoàn chỉnh tờ khai trong thời gian quy định (3.13).

Điều 24: Luật Hải quan Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định người nhập khẩu
phải khai báo trong vòng 14 ngày, người xuất khẩu phải báo trước khi bốc xếp 24 giờ.

Nếu Hải quan cho đăng ký tờ khai tạm hay tờ khai chưa hoàn chỉnh thì việc áp mã số
thuế cho hàng hóa không được khác với mã số thuế sẽ được áp dụng ngay từ đầu nếu
đã nộp tờ khai hoàn chỉnh (3. 13). Cơ quan Hải quan chỉ yêu cầu nộp bản chính tờ khai
hàng hóa và số lượng tối thiểu cần thiết các bản sao (3.15).

b. Các chứng từ đi kèm tờ khai hàng hóa

Để đi kèm tờ khai hàng hóa, Hải quan chỉ yêu cầu những chứng từ nào cần thiết cho
việc kiểm tra thương vụ và để bảo đảm tất cả các yêu cầu đối với việc thi hành Luật
Hải quan đã được tuân thủ (3. 16).

Tuỳ thuộc phương thức vận chuyển hàng hóa là đường biển, đường bộ, đường sắt,
hàng không mà chứng từ đi kèm khác nhau nhưng thông thường gồm: Lược khai hàng
hóa; Vận đơn; Chứng nhận chất lượng, kiểm dịch (hàng thủy sản, nông sản); Hóa đơn

53
thương mại; Giấy phép xuất nhập khẩu (nếu có); Chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi
thuế quan; Các chứng từ khác.

Chuẩn mực 3.23 Phụ lục Tổng quát ghi rõ: Nếu luật pháp quốc gia nào quy định
thời hạn cho việc nộp chậm tờ khai hàng hóa, thời hạn được phép đó phải đủ để cho
phép người khai hải quan hoàn thành tờ khai và tìm được các chứng từ đi kèm theo
yêu cầu (3. 23).

Hải quan phải cho phép nộp chậm những chứng từ trong thời hạn quy định, nếu một
số chứng từ đi kèm không nộp được cùng với tờ khai mà có lý do chính đáng (3.17).

Hải quan phải cho phép nộp các chứng từ đi kèm bằng phương tiện điện tử (3. 18).

Cùng với xu hướng đơn giản hóa thủ tục hải quan số lượng chứng từ đi kèm có thể
giảm bớt.

Luật pháp quốc gia phải có quy định cho phép nộp, đăng ký hoặc kiểm tra tờ khai
hàng hóa cùng các chứng từ đi kèm trước khi hàng hóa đến (3.25) cho phép người khai
hải quan được sửa đổi bổ sung tờ khai hàng hóa đã nộp, với điều kiện khi nhận được
yêu cầu đó, cơ quan Hải quan chưa bắt đầu kiểm tra tờ khai hãy kiểm tra hàng hóa
(3.27).

Việc kiểm tra tờ khai hàng hóa phải được thực hiện vào cùng thời điểm hay ngay
sau khi tờ khai được đăng ký (3.30).

Nhằm mục đích kiểm tra tờ khai hàng hóa, cơ quan Hải quan chỉ thực hiện những hoạt
động được cho là cần thiết nhằm đảm bảo tuân thủ Luật Hải quan (3.21).

Ngoài ra Luật Hải quan còn xác định thời hạn làm thủ tục hải quan, cho hàng xuất
trình với Hải quan.

Điều 49: Luật Hải quan Cộng đồng Châu Âu quy định:

(1) Khi các hàng hóa đã có bản kê khai sơ bộ, cần phải làm thủ tục để cho chúng một
nơi đến làm thủ tục hải quan trong phạm vi thời hạn sau:

a. 45 ngày, kể từ ngày nộp bản kê khai sơ bộ đối với hàng hóa đi đường biển.

b. 20 ngày kể từ ngày nộp bản kê khai sơ bộ đối với hàng hóa đi bằng đường khác.

(2) Khi có những lý do chính đáng về tình huống, các quan chức hài quan có thể định
thời hạn ngắn hơn hay cho phép kéo dài thời hạn nếu ở Đoạn (1). Tuy nhiên việc kéo
dài này không thể vượt quá nhu cầu thực tế do những lý do chính đáng về tình huống.

54
2.2.3. Các chế độ hải quan
Chế độ hải quan (loại hình thủ tục hải quan) là việc áp dụng các thủ tục hải quan
khác nhau với từng loại hàng hóa phụ thuộc vào đặc điểm, mục đích xuất nhập khẩu
hay sử dụng các hàng hóa đó.

Tuỳ thuộc tập quán, đặc điểm vị trí địa lý, sự phát triển kinh tế và hoạt động thương
mại của các nước mà Luật Hải quan quy định có các chế độ khác nhau.

Luật Hải quan Brunei Darussalam, 1984, phân chia thành các chế độ: (a) Hàng nhập
khẩu, (b) Hàng xuất khẩu, (c) Hàng gửi bưu điện theo các phương thức vận tải hàng
không, đường biển và đường bộ.

Luật Hải quan cộng hòa Indonesia năm 1995 quy định các chế độ: Hàng nhập khẩu
Hàng xuất khẩu; Hàng ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT); Thủ tục khác.

Luật Hải quan Singapore quy định các chế độ: Nhập khẩu; Xuất khẩu; Hàng hạn chế
hoặc kiểm soát, hàng cấm; Tạm nhập tái xuất; Hàng gửi bưu phẩm bưu kiện; Hàng ưu
đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).

Theo các hình thức vận chuyển hàng không, đường bộ, đường biển.

Luật Hải quan Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định các chế độ: phương tiện xuất
nhập cảnh; Hàng hóa xuất nhập khẩu; Vật phẩm xuất nhập khẩu.

2.2.4. Kiểm tra hàng hóa


Kiểm tra hàng hóa là việc cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa
nhằm bảo đảm rằng tính chất, xuất xứ, điều kiện, số lượng và trị giá của hàng hóa phù
hợp với những chi tiết đã khai trong tờ khai hàng hóa.

Kiểm tra hàng hóa thực tế là thủ tục quan trọng, chiếm nhiều thời gian và là cơ sở
để khẳng định tính thuế phải nộp và cũng là khâu nảy sinh nhiều khiếu nại, tranh
chấp nhất.

a. Thời gian cần thiết cho việc kiểm tra hàng hóa

Theo quy định tại Phụ lục Tổng quát Công ước Kyoto 1999

- Nếu cơ quan Hải quan quyết định phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì phải tiến hành
ngày càng sớm càng tốt (3 33).

- Nếu phân lịch phải ưu tiên kiểm tra trước đối với động vật sống, hàng hóa dễ hư
hỏng cũng như hàng hóa khác mà Hải quan chấp nhận là có yêu cầu khẩn cấp (3. 34).

b. Sự có mặt của người khai hải quan tại thời điểm kiểm tra hàng hóa

55
- Cơ quan Hải quan phải xem xét đề nghị của người khai hải quan là được có mặt hay
cử người đại diện có mặt trong quá trình kiểm tra hàng hóa. Yêu cầu này phải được
đáp ứng trừ phi có những tình huống đặc biệt (3. 36).

- Nếu thấy có ích, cơ quan hải quan phải yêu cầu người khai hải quan có mặt hay cử
người đại diện để họ đưa ra những hỗ trợ cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho kiểm tra (3.
37).

Luật Hải quan các nước cũng quy định trường hợp kiểm tra vắng mặt người khai hải
quan để bảo vệ an ninh, vệ sinh môi trường, có dấu hiệu vi phạm pháp pháp luật
nghiêm trọng, quá thời hạn quy định nếu không đến làm thủ tục hải quan mà người
khai không đến hoặc theo đề nghị của người khai hải quan (Điều 38 Luật Hải quan
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).

c. Việc lấy mẫu hàng hóa bởi cơ quan Hải quan

Nếu hàng chỉ được lấy mẫu khi cơ quan Hải quan thấy điều đó cần thiết cho việc
xác định mã số thuế hay trị giá hàng khai báo để bảo đảm việc thi hành các quy định
khác của luật pháp quốc gia.

Mẫu chỉ được lấy ở mức tối thiểu cần thiết (3. 38).

Thông thường ai lấy mẫu người đó chịu chi phí.

Điều 69: Luật Hải quan Cộng đồng Châu Âu 1993 quy định:

(1) Việc chuyên chở hàng hóa đến những nơi tiến hành việc xem xét hàng hóa cũng
như việc trích mẫu và tất cả các thao tác cần thiết cho việc xem xét hoặc trích mẫu do
người khai thực hiện hoặc chịu trách nhiệm, chi phí do người khai chịu.

(2) Người khai có quyền tham dự việc xem xét hàng hóa, cũng như khi có việc trích
mẫu. Khi thấy cần thiết nhà chức trách Hải quan yêu cầu người khai tham dự để cung
cấp sự giúp đỡ cần thiết tạo thuận lợi cho việc xem xét hoặc trích mẫu đó.

(3) Khi đã được thực hiện theo quy định hiện hành, nhà chức trách Hải quan tiến hành
việc trích mẫu không chịu bất kỳ khoản bồi thường nào, nhưng chi phí phân tích hoặc
kiểm tra do họ chịu trách nhiệm.

2.2.5. Giải phóng hàng hóa


Giải phóng hàng hóa là hành động của cơ quan hải quan cho phép hàng hóa đang trong
quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền định đoạt của bên hữu quan.

Hàng hóa đã khai báo phải được giải phóng ngay sau khi Hải quan đã kiểm tra hàng
hay đã quyết định không kiểm tra hàng với điều kiện:

56
- Không phát hiện có vi phạm.
- Đã có giấy phép xuất khẩu hay nhập khẩu hay bất cứ giấy tờ gì khác.
- Đã có giấy phép liên quan đến thủ tục.
- Các loại thuế hải quan và thuế khác đã được thanh toán hay đã thực hiện các biện
pháp cần thiết để đàm bảo cho việc thu các loại thuế đó (3.40).

Phụ lục Tổng quát Công ước Kyoto sửa đổi quy định:

- Nếu cơ quan hải quan được đảm bảo rằng những người khai hải quan sẽ hoàn
thành tất cả các thủ tục liên quan đến việc thông quan thì phải giải phóng hàng ngay,
với điều kiện người khai hải quan xuất trình được các chứng từ thương mại hay công
văn cung cấp thông tin chủ yếu của lô hàng có liên quan và chấp nhận được đối với cơ
quan hải quan, các biện pháp đảm bảo cho việc thu các loại thuế hải quan và thuế khác
đã được thực hiện (3. 41).
- Khi cơ quan hải quan quyết định tiến hành phân tích thí nghiệm mẫu hàng, cung
cấp các tài liệu chi tiết hay ý kiến của các chuyên gia, Hải quan phải giải phóng hàng
trước khi có kết quả kiểm tra nói trên với điều kiện các biện pháp bảo đảm đã được
thực hiện và nếu hàng đó không thuộc diện hàng bị cấm hay bị hạn chế (3.42).
- Khi phát hiện được vi phạm, cơ quan Hải quan không cần đợi đến khi hoàn thành
thủ tục hành chính hay pháp lý mới giải phóng hàng, với điều kiện hàng hóa đó không
bị tịch thu sung công hay cần thiết để làm vật chứng trong các giai đoạn sau và nếu
người khai hải quan thanh toán thuế hải quan, thuế khác và thực hiện các biện pháp
bảo lãnh cho việc thu bổ sung các loại thuế hay để thi hành các hình phạt có thể áp
dụng (3.43).
Điều 73, Luật Hải quan Cộng đồng châu Âu. Điều 29 Luật Hải quan Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa cũng quy định như vậy.

2.2.6. Từ bỏ hay tiêu hủy hàng hóa


Luật Hải quan các quốc gia đều quy định hàng hóa xuất nhập khẩu được coi là hàng
hóa từ bỏ hay tiêu huỷ gồm:

- Hàng hóa mà chủ hàng tuyên bố công khai từ bỏ hoặc tiêu hủy hay lảm mất giá trị
thương mại theo quyết định của cơ quan Hải quan.
- Hàng hóa do bị nhầm địa chỉ từ nước ngoài hoặc thất lạc đến.
- Hàng hóa bị phá huỷ hay mất mát không khắc phục được do tai nạn hay nguyên nhân
bất khả kháng với điều kiện việc hư hỏng, mất mát được chứng minh rõ ràng với cơ
quan Hải quan.
 Hàng hóa hư hỏng, hao hụt do chính tính chất của nó.

57
 Hàng hóa nhập khẩu quá thời hạn chở hàng mà không có người đến nhận.
Đối với những hàng hóa không thể bảo quản lâu thì Hải quan có thể căn cứ vào tình
hình thực tế để xử lý trước thời hạn. Những hàng hóa nhập khẩu mà chủ hàng tuyên bố
vứt bỏ thì sẽ được Hải quan xử lý bán hóa giá theo quy định. Sau khi trả chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, tồn kho số tiền bán hàng còn lại đem nộp vào kho bạc nhà nước.
2.2.7. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất
Luật Hải quan các nước quy định tương đối giống nhau về chế độ hàng hóa tạm nhập,
tái xuất tuy tên gọi có khác nhau; Luật Hải quan Malaysia gọi là hàng hóa tạm nhập
(Điều 97), Luật Hải quan Philippine gọi là: hàng nhập khẩu miễn thuế có điều kiện
(Điều 105), Luật Cộng hòa Pháp gọi là: hàng nhập khẩu dưới chế độ chấp nhận tạm
thời (Điều 170).
Luật các nước kể trên đều quy định: hàng tạm nhập tái xuất được miễn giảm các khoản
thuế hài quan và các lệ phí mà hàng hóa phải chịu khi nhập khẩu với các điều kiện bắt
buộc sau:
a. Phải nộp một khoản tiền nhất định, khoản tiền này theo Luật Hải quan Malaysia là
tương đương với tổng tiền thuế phải trả hay 1 khoản tiền bảo lãnh đáp ứng đầy đủ yêu
cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (Điều 97); theo luật Hải quan Philippine
là 1,5 lần số thuế hải quan và các chi phí (Điều 105).
h. Phải tái xuất trong thời hạn quy định. Thời hạn này các nước quy định không giống
nhau: Malaysia là 3 tháng (Điều 97), Philippine là 3-6 tháng (Điều 105), Cộng hòa
Pháp quy định trong khuôn khổ 2 năm và có thể gia hạn thêm (Điều 171).
Hàng hóa, nếu tái xuất trong thời hạn trên thì được hoàn thuế. Mức hoàn thuế các nước
cũng khác nhau: Malaysia trả 9/10 sổ thuế đã nộp (Điều 93). Philippine quy định tùy
theo loại hàng hóa, từ 50-90% số thuế đã nộp.
c. Các hàng hóa tạm nhập nếu tiêu thụ trên lãnh thổ hải quan sẽ phải chịu các khoản
thuế và lệ phí nhập khẩu.

Hết

58

You might also like