You are on page 1of 56

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI QTTNTMQT

MỤC LỤC
I – NHÓM CÂU HỎI 1:.....................................................................................................................1
Câu 1. Khái niệm và kỹ thuật tiến hành giao dịch trực tiếp. Lấy ví dụ minh họa........................1
Câu 2. Ưu nhược điểm và các lưu ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian...........2
Câu 3. Các loại hình đại lý. So sánh giữa đại lý và môi giới. Lấy ví dụ minh họa........................3
Câu 4. Khái niệm, các động cơ tham gia giao dịch đối lưu trong thương mại quốc tế. Các hình
thức mua bán đối lưu. Lấy ví dụ minh họa......................................................................................5
Câu 5. Khái niệm và đặc điểm đấu giá quốc tế. Lấy ví dụ..............................................................6
Câu 6. Khái niệm và đặc điểm đấu thầu quốc tế. Các loại hình đấu thầu quốc tế. Lấy ví dụ
minh hoạ..............................................................................................................................................7
Câu 7. Khái niệm và đặc điểm của phương thức gia công quốc tế. Các loại hình gia công quốc
tế. Lấy ví dụ minh hoạ........................................................................................................................7
Câu 8. Khái niệm và đặc điểm của phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.................8
Câu 9. Các phương pháp quy định chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Lấy ví dụ minh hoạ 9
Câu 10. Các phương pháp quy định số lượng và trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Lấy ví
dụ minh hoạ.......................................................................................................................................11
Câu 11. Yêu cầu đối với bao bì hàng hoá trong thương mại quốc tế. Các loại hình bao bì trong
thương mại quốc tế. Phương pháp quy định chất lượng bao bì. Lấy ví dụ minh hoạ................12
Câu 12: Các phương pháp quy định giá trong thương mại quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng
đến giá cả trong thương mại quốc tế. Lấy ví dụ minh họa...........................................................13
Câu 13: Nội dung cơ bản về điều kiện giao hàng. Lấy ví dụ.........................................................14
Câu 14: Ý nghĩa và nội dung của điều kiện kiểm nghiệm hàng hóa. Lấy ví dụ. Bổ sung Căn cứ
để kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm.............................................................................15
Câu 15: Khái niệm và nội dung chủ yếu của điều kiện bất khả kháng. Lấy ví dụ minh họa....16
Câu 16: Khái niệm và các nội dung chủ yếu của điều kiện khiếu nại. Lấy ví dụ minh họa......17
Câu 17: Các hình thức giao dịch trong thương mại quốc tế. Phân biệt chào hàng cố định và
chào hàng tự do.................................................................................................................................18
Câu 18: Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc đàm phán thương mại quốc tế..............................19
Câu 19: Khái niệm, vai trò và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế......................................20
Câu 20: Ý nghĩa và căn cứ của việc lập kế họach thực hiện hợp đồng........................................20
Câu 21: Khái niệm và phương pháp giám sát thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế...........21
Câu 22: Những chứng từ thường có trong bộ chứng từ thanh toán hàng hóa bằng phương
thức tín dụng chứng từ?...................................................................................................................21
Câu 23: Cách phân loại rủi ro trong thương mại quốc tế. Các nguyên nhận của rủi ro trong
thương mại quốc tế. Các phương pháp xác định rủi ro trong thương mại quốc tế. Lấy ví dụ
minh họa............................................................................................................................................22
NHÓM CÂU HỎI 2..........................................................................................................................24

1
Câu 1: Ưu, nhược điểm của phương thức gia công quốc tế. Liên hệ thực tế hoạt động gia công
quốc tế ở Việt Nam hiện nay............................................................................................................24
Câu 2: Kỹ thuật tiến hành nghiệp vụ giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa. Liên hệ về giao dịch
tại sở giao dịch hàng hoá ở Việt Nam hiện nay..............................................................................24
Câu 3: Phương thức thanh toán quốc tế. Phương thức nhờ thu có phải là phương án thanh
toán tối ưu đối với nhà xuất khẩu hay không? Tại sao? Người xuất khẩu cần chú ý những vấn
đề gì để đảm bảo được thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Phân biệt phương
thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) và phương thức thư tín dụng trả tiền ngay...............24
Câu 4: Nội dung điều kiện cơ sở giao hàng FOB cảng đi, CIF cảng đến, FCA, DPU. So sánh
phạm vi trách nhiệm của người bán giữa các điều kiện cơ sở giao hàng....................................24
Câu 5: Nội dung kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. Lựa chọn một mặt
hàng cụ thể và xây dựng kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu cho một mặt hàng đó.
............................................................................................................................................................27
Câu 6 : Trình bày quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CFA, CIF,
DAT, CPT, CIP. Phân tích một số tình huống thực tế liên quan đến điều kiện CFR, CIF, DAT
............................................................................................................................................................29
Câu 7: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện FOB cũng đi, FCA, DAP,
EXW. Khi giao hàng bằng container, người nhập khẩu nên chọn điều kiện cơ sở giao hàng
nào thay cho FOB?...........................................................................................................................34
Câu 9: Quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu? Trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu, người
bản phát hiện hàng hóa chưa phù hợp với điều khoản chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận
trong hợp đồng, người bản nên có phương án giải quyết như thế nào?......................................37
Câu 10: Những nội dung cần quản trị khi thực hiện hợp đồng TMQT? Xây dựng nội dung
điều hành cho quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CIF, CPT, DPU (I2020)
của một mặt hàng cụ thể?................................................................................................................38
Câu 11: Xây dựng nội dung điều hành cho quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo điều
kiện EXW, FCA của một mặt hàng cụ thể.....................................................................................41
Câu 12: Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhà quản trị cần giám sát những nội dung gì?...43
Câu 13: Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nhà quản trị cần giám sát những nội dung gì?. .44
Câu 14: Những rủi ro có thể xảy ra trong tác nghiệp thương mại quốc tế? Nguyên nhân của
những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc xác định
nguyên nhân của rủi ro có ý nghĩa gì đối với nhà kinh doanh. Để phòng ngừa, hạn chế những
rủi ro đó, doanh nghiệp cần chú ý những gì?.................................................................................45
Câu 16. Những rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu. Xây dựng quy trình chuẩn bị
một lô hàng XK (mặt hàng tự chọn) sao cho rủi ro là thấp nhất.................................................49
Câu 17. Những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế. Xây dựng quy trình vận
chuyển hàng XK (mặt hàng tự chọn) sao cho rủi ro là thấp nhất................................................51
Câu 18. Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nhận hàng nhập khẩu. Xây dựng quy
trình nhận hàng NK (mặt hàng tự chọn) sao cho rủi ro là thấp nhất..........................................52
HỢP ĐỒNG.......................................................................................................................................72

2
3
I – NHÓM CÂU HỎI 1:
Câu 1. Khái niệm và kỹ thuật tiến hành giao dịch trực tiếp. Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời
Khái niệm: Giao dịch trực tiếp trong TMQT là phương thức giao dịch trong đó người Mua và người Bán
có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau, trực tiếp quan hệ với nhau để thỏa thuận mua bán
hàng hóa và dịch vụ.
(GDTT trong TMQT là phương thức giao dịch được hình thành trực tiếp giữa người bán sở hữu hàng hóa
và người mua mua hàng hóa, người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau)
Kỹ thuật tiến hành GDTT: Các bước tiến hành giao dịch thực chất là quá trình thương lượng, thỏa thuận
với nhau về các điều kiện giao dịch. Trong giao dịch trực tiếp, các bước tiến hành thường bao gồm:
Hỏi giá =>Chào hàng =>Hoàn giá=>Chấp nhận
+ Bước 1 – Hỏi giá: Người Mua hỏi giá tức là việc người mua đề nghị người Bán báo cho mình biết giá
cả và các điều kiện để mua hàng.
+ Bước 2 – Chào hàng: Là việc người Bán thể hiện rõ ý định bán hàng của mình theo những điều kiện
nhất định về giá cả, thời gian giao hàng và phương thức thanh toán.
+ Bước 3 – Hoàn giá: Người Mua và người Bán mặc cả với nhau về giá cả và các điều kiện giao dịch.
+ Bước 4 – Chấp nhận: là sự đồng ý hoàn toàn mọi điều kiện chào hàng (đặt hàng) mà phía bên kia đưa
ra. Khi đó, một hợp đồng được ký kết.
Trong quá trình tiến hành giao dịch, các nước có thể tiến hành tuần tự hoặc cũng có thể bỏ qua một số
bước tùy vào đối tượng giao dịch, tính chất mặt hàng
Ví dụ: Công ty A (Việt Nam) có nhu cầu mua một lô hàng linh kiện điện tử trực tiếp từ nhà sản xuất B
(Trung Quốc). Công ty A sẽ thực hiện việc gửi thư hỏi hàng đến nhà sản xuất B để hỏi về giá cả cho số
lượng hàng muốn nhập. B sẽ trl lại A về giá cả kèm theo điều kiện Incoterm phiên bản bn, thời gian sản
xuất ,… kèm theo hiệu lực báo giá. Sau khi nhận được thư trả lời, A và B sẽ tiến hành hoàn giá hay đàm
phán về giá cả và điều kiện giao dịch đến khi hai bên hài lòng và chấp thuận, hai bên sẽ tiến hành ký kết
hợp đồng.
Bổ sung ưu điểm & nhược điểm của GDTT:
Ưu điểm:
+ Không bị chia sẻ lợi nhuận
+ Không bị lộ thông tin kinh doanh
+ Tránh sự hiểu lầm về thông tin trong quá trình giao dịch, nâng cao hiệu quả giao dịch  có thể giúp rút
ngắn thời gian
+ Có thể thiết lập, mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng nước ngoài
+ Có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường
Nhược điểm:
+ Đòi hỏi nguồn nhận lực có trình độ cao
+ Quy mô vốn lớn
4
Câu 2. Ưu nhược điểm và các lưu ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian
Trả lời
Bổ sung khái niệm: GD qua TG là phương thức giao dịch trong đó quá trình trao đổi giữa người mua và
người bán đều thông qua người thứ ba (trung gian thương mại), những người tham gia giao dịch ở các
quốc gia khác nhau
Ưu điểm & Nhược điểm:
Ưu điểm:
+ Tận dụng được hiểu biết của trung gian về thị trường để tránh rủi ro khi kinh doanh ở thị trường mới
+ Không đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao
+ Không đòi hỏi quy mô vốn lớn, tranh thủ được cơ sở vật chất của trung gian
Nhược điểm:
+ Bị chia sẻ lợi nhuận, phải đáp ứng yêu sách của bên trung gian
+ Có khả năng bị lộ thông tin kinh doanh
+ Phụ thuộc vào năng lực của bên trung gian, có thể xảy ra sự hiểu lầm thông tin trong quá trình giao dịch
 kéo dài thời gian
+ Mất đi sự liên hệ trực tiếp với thị trường
+ Mất đi cơ hội thiết lập, mở rộng mối quan hệ với bạn hàng nước ngoài
Lưu ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian:
+ Việc lựa chọn đại lý, môi giới phải thận trọng, điều tra xem xét kỹ lưỡng
+ Lựa chọn đại lý, môi giới căn cứ vào: khả năng tài chính, cơ sở vật chất, phẩm chất, trình độ kiến thức
về hàng hóa, luật pháp, tập quán buôn bán ...
+ Trao quyền cho đại lý, môi giới ở mức độ phù hợp, căn cứ trên mục đích, yêu cầu của việc kinh doanh,
năng lực của đại lý, môi giới.
+ Chỉ nên sử dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết (Thường chỉ áp dụng khi xâm nhập thị trường
mới, đưa vào thị trường một mặt hàng mới hay tập quán kinh doanh ngành hàng đòi hỏi...).
Câu 3. Các loại hình đại lý. So sánh giữa đại lý và môi giới. Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
Các loại hình đại lý:
+ Theo quan hệ giữa đại lý và người ủy thác, có ba loại đại lý:
- Đại lý thụ ủy: danh nghĩa + chi phí của ng ủy thác, thù lao: 1 khoản tiền hoặc %/ kim ngạch cv
- Đại lý hoa hồng: danh nghĩa đại lý + chi phí người ủy thác, thù lao: hoa hồng theo thỏa thuận 2 bên tùy
vào klg và t/c công việc
- Đại lý kinh tiêu: danh nghĩa + chi phí của đại lý, thù lao: chênh lệch giá bán và giá mua
+ Theo phạm vi quyền hạn được ủy thác, có ba loại đại lý:
- Đại lý toàn quyền (Unisersal Agent): được thay mặt người ủy thác làm mọi công việc mà người ủy thác
làm.
5
- Tổng đại lý (General Agent): được ủy quyền làm một phần việc nhất định.
- Đại lý đặc biệt (Special Agent): được ủy thác làm một việc cụ thể.
+ Theo số lượng đại lý (Khu vực và thời gian), có hai loại đại lý:
- Đại lý độc quyền (Sole agent): đại lý duy nhất cho một người ủy thác để thực hiện hành vi nào đó tại
một khu vực và trong một thời gian do hợp đồng quy định
- Đại lý phổ thông (Đại lý thông thường)”: trong cùng một khu vực địa lý và một kỳ hạn, người ủy thác
đồng thời có nhiều người đại lý có thể cùng thực hiện một hành vi nào đó
+ Ngoài ra, trên thị trường còn có:
- Distributor: Đại lý bán hàng phân phối, tự mình chịu chi phí và mọi nghiệp vụ thanh toán, giao dịch,
nhận hàng của hãng sx về nhập kho, bán hàng cho ng td
- Factor: được giao quyền chiếm hữu hàng hóa hoặc chứng từ sở hữu hàng hóa, được đứng tên bán hoặc
cầm cố hàng hóa với giá cả có lợi nhất cho người ủy thác, được trực tiếp nhận hàng từ người mua.
- Đại lý gửi bán: được ủy thác bán hàng mà người ủy thác giao cho với danh nghĩa của mình và chi phí
của người ủy thác.
- Đại lý đảm bảo thanh toán: đại lý đứng ra bảo đảm bồi thường cho người ủy thác nếu người mua thứ ba
ký kết hợp đồng với mình mà không trả tiền.
So sánh giữa đại lý và môi giới:
+ Giống nhau: Đại lý và môi giới cùng là trung gian buôn bán, có tác dụng kiến lập mối quan hệ giữa
người Mua và người Bán.
+ Khác nhau:
Tiêu chí Đại lý Môi giới
Khái niệm Đại lý là một thương nhân tiến hành một Môi giới là một thương nhân được người
hay nhiều hành vi theo sự ủy thác của Bán hoặc người Mua ủy thác tiến hành
người giao đại lý. giao dịch để mua bán hàng hóa và dịch
vụ.

Phạm vi Có thể được ủy thác làm nhiều việc như Chỉ là trung gian mua bán hàng hóa dịch vụ
trách nhiệm thuê tàu, bán hàng, hỏi hàng... giữa người Bán và người Mua.
Ghi tên trên Có thể đứng tên mình khi thức hiện một Không được đứng tên mình mà phải đứng
HĐ hành động cho người ủy thác. tên người ủy thác.
Quyền sở Có thể chiếm hữu hàng hóa (factor) hoặc Không chiếm hữu hàng hóa.
hữu hàng không.
hóa
Chi phí thực Có thể phải chịu chi phí (đại lý kinh tiêu) Không chịu trách nhiệm cá nhân trước
hiện hoặc cũng có thể không phải chịu chi phí người ủy thác nếu khách hàng không thực
(đại lý thụ ủy hoặc đại lý hoa hồng) khi hiện hợp đồng trừ TH được ủy quyền.
thực hiện một công việc nhưng phải chịu

6
trách nhiệm với công việc được ủy quyền.
Mqh ủy thác Hợp đồng dài hạn Hợp đồng từng lần
Ví dụ Apple là công ty toàn cầu. Tại Việt Nam, Công ty cổ phần quốc tế Minh Long
các sản phẩm của công ty được bán thông chuyên xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
qua các đại lý ủy quyền như: thế giới di sang thị trường Nhật Bản. Công ty này thuê
động, FPT shop... người môi giới ở Nhật Bản (anh A) để tìm
kiếm các đơn hàng, đối tác cho công ty vì
họ là người địa phương, hiểu rõ thị trường
và sẽ có thương lượng giá tốt. Ngoài ra các
sản phẩm của công ty xuất sang Nhật Bản,
người môi giới này có thể thay công ty
đứng ra giao dịch, trao nhận hàng hóa. Sau
mỗi hợp đồng kết thúc, anh A sẽ nhận được
một khoản phí hoa hồng (commission fee)

Câu 4. Khái niệm, các động cơ tham gia giao dịch đối lưu trong thương mại quốc tế. Các hình thức
mua bán đối lưu. Lấy ví dụ minh họa.
Khái niệm: Giao dịch đối lưu trong TMQT là phương thức giao dịch, trong đó XK đi liền với NK, người
Bán đồng thời là người Mua, lượng hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương. Mục đích của trao đổi
không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương.
(bản chất: hàng đổi hàng có sự tham gia của tiền tệ, các bên tham gia ở các qg khác nhau)
Các động cơ tham gia diao dịch đối lưu trong tmqt
+ Các động cơ về tài chính
- Cung cấp tài chính cho nhập khẩu khi một số đang phát triển không có tài chính để nhập khẩu theo cách
thông thường
- Tránh trả nợ nước ngoài vì khoản ngoại tệ thu được qua xuất khẩu dùng để thanh toán hàng nhập khẩu
cần thiết cho nước họ
- Tránh sự quản lý của các chính sách phân bổ quản lý ngoại hối chặt chẽ của chính phủ
- Giải quyết tình trạng đọng vốn của nhà xuất khẩu vì các khoản nợ có thể được thanh toán bằng hàng
xuất khẩu
+ Các động cơ về tiếp thị
- Nhằm chuyển trách nhiệm tiếp thị cho phía nước ngoài
- Đối với bông, cà phê, khoáng sản (giai đoạn tĩnh kéo dài và giảm cầu), giao dịch đối lưu  giải pháp
tăng thị phần khi buộc đối tác chấp nhận hàng xk của mình
- Nhằm lôi kéo nguồn lực bên ngoài  tiếp thị cho sản phẩm không truyền thống
- Để tránh các luật lệ buôn bán một mặt hàng nào đó
+ Các động cơ phát triển

7
- Sử dụng nhằm thuyết phục đối tác thương mại nước ngoài bảo đảm các hình thức hỗ trợ phát triển (công
nghiệp: chuyển giao công nghệ)
Các hình thức mua bán đối lưu:
+ Hình thức hàng đổi hàng: Là việc trao đổi hàng hóa có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra
đồng thời. Trong giao dịch này, giá cả có tác dụng so sánh giá trị hàng trao đổi.
Hàng đổi hàng gồm 2 loại: hàng đổi hàng thông thường và hàng đổi hàng tổng hợp
Hàng đổi hàng tổng họp có hai loại là bình hành công cộng (chủ thể là 2 hay nhiều nhà nước, ngân hàng
giữ clearing là ngân hàng nhà nước, dùng cho giao dịch theo hiệp định ghi nợ hay thanh toán giữa các nhà
nước), bình hành tư nhân (chủ thể là các doanh nghiệp, Nh giữ clearing là bất cứ NH nào theo thỏa thuận
của 2 bên )
+ Hình thức mua đối lưu: Mua đối lưu hay còn gọi là mua của nhau, hoặc “Mậu dịch song song”, là hai
bên giao dịch mua sản phẩm của nhau. Hình thức mua đối lưu sử dụng tới hai hợp đồng, vừa độc lập vừa
liên hệ với nhau.
+ Hình thức bù trừ: Hai bên trao đổi hàng hóa với nhau trên cơ sở ghi trị giá hàng giao và hàng nhận, đến
cuối kỳ hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách, so sánh trị giá hàng giao và trị giá hàng nhận.
+ Hình thức mua lại sản phẩm: Mua lại sản phẩm là phương thức giao dịch trong đó một bên cung cấp
thiết bị toàn bộ và hoặc sáng chế, hoặc bí quyết kỹ thuật (know-now) cho bên khác, đồng thời cam kết
mua lại những sản phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật đó tạo ra.
Ví dụ: Một công ty bán trang thiết bị cho Chính phủ Braxin và được thanh toán một nửa bằng tiền tệ
mạnh, một nửa bằng hàng hóa, được giữ lại ở nước bị nợ để chi trả theo yêu cầu của nước chủ nợ tại nước
bị ghi nợ.
Câu 5. Khái niệm và đặc điểm đấu giá quốc tế. Lấy ví dụ
Khái niệm: Đấu giá (Auction) là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai tại thời
gian và địa điểm nhất định, ở đó người Mua được xem hàng trước và tự do cạnh tranh giá cả, hàng hóa
được bán cho người trả giá cao nhất. Trong đấu giá quốc tế, những người được tham gia đấu giá bao
gồm các cá nhân và tổ chức trong nước và quốc tế.
Đặc điểm:
+ Được tổ chức tại địa điểm và thời gian nhất định
+ Các điều kiện mua bán (trừ điều kiện giá cả) được quy định sẵn trong điều lệ đấu giá.
+ Đối tượng: hàng hóa hữu hình, khó quy chuẩn về chất lượng
+ Thị trường: độc quyền bán (1 người bán và nhiều người mua)
Ví dụ: Thông thường, đấu giá Hà Lan (đấu giá giảm dần) thường được sử dụng để bán các loại hàng hóa
có giới hạn tồn tại có nghĩa là các loại hàng hóa nhanh hỏng. Bên cạnh đấu giá Hà Lan thường được sử
dụng để bán hoa tại Hà Lan, còn được sử dụng để bán cá tại Anh và Israel, thị trường tín dụng ở Rumani,
trao đổi ngoại thương ở Bolivia, Jamaca, Zambia…

8
Câu 6. Khái niệm và đặc điểm đấu thầu quốc tế. Các loại hình đấu thầu quốc tế. Lấy ví dụ minh
hoạ
Khái niệm: Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người Mua (người mở thầu) công bố
trước các điều kiện mua hàng để người Bán (người dự thầu) báo giá và các điều kiện thương mại khác, để
người Mua chọn người Bán tốt nhất.
Đặc điểm:
+ Thường dùng trong giao dịch mua vật tư, máy móc thiết bị của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, DN
và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế.
+ Thị trường: độc quyền mua (1 người mua, nhiều người bán)
+ Giao dịch diễn ra tại địa điểm và thời gian xác định
+ Hàng hóa có khối lượng lớn và giá trị cao.
Các hình thức đấu thầu quốc tế:
+ Căn cứ vào số lượng người tham gia:
- Đấu thầu rộng rãi (Open)
- Đấu thầu hạn chế (Select)
+ Căn cứ vào hình thức báo thầu:
- Một túi hồ sơ (Điều kiện giá + Điều kiện khác)
- Hai túi hồ sơ (Điều kiện kỹ thuật =>> Điều kiện giá)
+ Căn cứ vào hình thức xét thầu:
- Một giai đoạn (One stage): Chỉ xét một lần =>> công bố người trúng thầu
- Hai giai đoạn (Multi stage): Xét thầu hai lần.
Ví dụ: Tại Việt Nam, hiện nay sử dụng phổ biến hình thức đấu thầu quốc tế để kêu gọi các nhà đầu tư như
dự án đấu thầu quốc tế gói thầu mua cáp ngầm tại Cát Lái – Tân Cảng, Thanh Hóa cũng đấu thầu quốc tế
dự án sử dụng đất hơn 325 tỷ đồng.
Câu 7. Khái niệm và đặc điểm của phương thức gia công quốc tế. Các loại hình gia công quốc tế.
Lấy ví dụ minh hoạ
Khái niệm: Gia công là hoạt động thương mại theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ
nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công đề thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất
theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại mà bên đặt gia công và bên nhận gia công là thương
nhân nước ngoài.
Đặc điểm:
+ Hai bên tham gia: bên đặt gia công và bên nhận gia công
+ Hoạt động XNK gắn liền với hoạt động sản xuất
+ Thù lap hoàn toàn là thu lao từ hoạt động sản xuất  bản chất là XK lao động tại chỗ qua hàng hóa
+ Là phương thức buôn bán "Hai đầu ở ngoài", thị trường nước ngoài vừa cung cấp NVL + vừa tiêu thụ.

9
Các hình thức gia công quốc tế:
+ Phân theo quyền sở hữu nguyên liệu:
- Giao nguyên liệu, nhận thành phẩm, trả phí gia công
- Bán đứt nguyên liệu, mua lại thành phẩm
- Giao nguyên liệu chính
+ Phân theo giá cả gia công:
- Thực chi thực thanh: Chi phí thực tế + thù lao gia công
- Giá khoán
+ Phân theo số bên tham giá
- Gia công hai bên
- Gia công nhiễu bản (gia công chuyển tiếp)
Ví dụ: Gia công quốc tế là hình thức thường thấy trong lĩnh vực dệt may. Nhiều công ty dệt may của Việt
Nam thực hiện gia công để xuất khẩu ra nước ngoài như Công ty may Việt Tiến, Công ty May Đức
Giang…
Câu 8. Khái niệm và đặc điểm của phương thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa. Các loại hình
giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa Lấy ví dụ minh hoạ
Khái niệm: Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó, thông qua môi giới do sở giao dịch
chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất đồng loại, có phẩm chất có thể
thay thế cho nhau được và hầu hết là mua khống, bán khống nhằm đầu cơ chênh lệch giá.
Đặc điểm:
+ Thời gian, địa điểm: Giao dịch tại một địa điểm thời gian nhất định
+ Hàng hóa: Hàng hóa được tiêu chuẩn hóa cao, giá cả biến động lớn, phức tạp và hàng hóa thường có
lượng cung cầu lớn
+ Mục đích giao dịch: Phần lớn mục đích giao dịch là mua khống, bán khống để hưởng chênh lệch giá.
+ Điều kiện giao dịch: Điều kiện giao dịch, hợp đồng được tiêu chuẩn hóa.
Các loại hình giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa:
+ Giao dịch giao ngay (Spot transaction): Giao dịch giao ngay là giao dịch hàng hóa được giao ngay và
trả tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng.
+ Giao dịch kỳ hạn (Forward transaction): Giá cả được ấn định lúc ký hợp đồng, nhưng việc giao hàng
và thanh toán đều được tiến hành sau một kỳ hạn nhất định. (có 2 loại: Đầu cơ giá lên – dự đoán giá sẽ lên
trong tương lai và đầu cơ giá xuống – dự đoán giá sẽ xuống)
+ Nghiệp vụ tự bảo hiểm (Hedging): Là nghiệp vụ các nhà sản xuất, các hãng kinh doanh sử dụng để
tránh những rủi ro về giá tăng hay giảm có thể gây thiệt hại kinh doanh (Mua/Bán thực tế + Mua/Bán
khống).
Ví dụ: A mua thực tế một lượng cà phê để bán vào 2 tháng sau; Đồng thời bán khống lượng cà phê tương
ứng kỳ hạn giao hàng 2 tháng.

10
Câu 9. Các phương pháp quy định chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Lấy ví dụ minh hoạ
- Các phương pháp quy định chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu:
+ Dựa vào xem trước hàng: dựa vào chất lg thực tế, ng mua “đã xem và đồng ý”, khoảng cách bất tiện ít
dùng,
 thường dùng cho đấu giá, triển lãm
+ Dựa vào hàng mẫu:
Hàng mẫu là một số hàng hóa lấy ra từ lô hàng giao dịch đại diện cho lô hàng về mặt phẩm chất. Phương
pháp xác định phẩm chất theo hàng mẫu thường được áp dụng cho những mặt hàng có quy cách phẩm
chất ít bị biến động bởi môi trường, khó tiêu chuẩn hóa, khó mô tả: đồ may mặc, da giày...
Trong mua bán ngoại thương hàng mẫu thường do người bán cung cấp, chi phí về mẫu thường tính vào
giá hàng. Theo hợp đồng hàng mẫu sau khi đã được lựa chọn và thống nhất sẽ được đóng gói cẩn thận,
bên ngoài được hai bên ký tên, đóng dấu, khi đó mẫu được làm thành 3 mẫu nhỏ, người bán giữ một mẫu,
một mẫu do người mua giữ, mẫu còn lại do bên thứ ba giữ để làm cơ sở giải quyết tranh chấp xảy ra sau
này.
Mẫu hàng cũng có khi do người mua cung cấp. Khi đó người bán sẽ tổ chức sản xuất thử, sau đó chuyển
cho bên mua kiểm tra xác nhận, nếu đạt được yêu cầu thì mẫu hàng sẽ được lựa chọn và phân chia như
trên. Một loại nữa là bên bán gia công y hàng mẫu  bên mua xác nhận  mẫu đối. Trong hợp đồng
mua bán ngoại thương có 3 cách quy định (Mỗi cách quy định phẩm chất đều có thể giống hoàn toàn hay
có độ xê dịch khác nhau):
• Hàng có phẩm chất như mẫu đã thỏa thuận;
• Hàng có phẩm chất tương tự như mẫu;
• Hàng có phẩm chất giống hệt mẫu.
+ Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là những quy định về đánh giá chất lượng hàng, phương pháp sản xuất đóng gói… Phẩm cấp
cũng là một cách quy định chất lượng hàng hóa, nó cũng là tiêu chuẩn. Ví dụ như nhân lạc loại 1: to, tròn,
đều , nhân lạc loại 2: to, dài
 Dựa vào pc hay tc  đơn giản hóa thủ tục, thúc đẩy ký kết hợp đồng.
Do có nhiều loại tiêu chuẩn, phẩm cấp khác nhau nên khi ký hợp đồng các bên phải ghi chính xác ký hiệu
của tiêu chuẩn, phẩm cấp áp dụng gồm: tên tiêu chuẩn, số hiệu, năm ban hành. Ví dụ: TCVN 7828:2016
(tiêu chuẩn đối với tủ lạnh)
 Thường dùng cho mặt hàng công nghiệp: máy móc, quạt điện, tủ lạnh…
+ Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng:
Trong thương mại quốc tế khi mua bán nguyên liệu, hàng hóa nông sản (chất lượng thay đổi, khó tiêu
chuẩn hóa) người ta còn gặp các phương pháp quy định phẩm chất FAQ (người bán hàng từ một cảng
nhất định phhải giao theo phẩm chất ko thấp hơn pchất bình quân của loại hàng đó vânx thường đc gửi từ
cảng đó, trong một thời kỳ nhất định) , GMQ (người bán phải giao hàng có phẩm chất thông thường được
mua bán trên thị trường mà một khách bình thường có thể chấp nhận mua) …
 Nguyên liệu thô, nông sản chưa qua chế biến

11
Ví dụ: khi mua lạc nhân loại I, II, III hàng được giao trong một quý. Nếu theo FAQ, mỗi một lần giao
hàng bên bán hoặc bên mua lấy ra một lượng mẫu nhất định, sau khi kết thúc giao hàng người ta trộn đều
ba mẫu này lại và rút ra một mẫu đại diện cho cả ba lần giao hàng. Hoặc khi mua hàng thừa ế, khó bán
các bên quy định phẩm chất xác định theo GMQ tại nước người mua; nếu hàng bán được điều đó có nghĩa
là hàng có chất lượng tốt, nếu không bán được thì hàng đó là hàng có phẩm chất kém.
+ Dựa vào quy cách của hàng hóa: Chỉ tiêu chất lượng đặc trưng cho tính năng vận hành và sử dụng cơ
bản của hảng hóa: công suốt, tốc độ, tải trọng
 Dùng cho mua bán thiết bị, máy móc, công cụ vận tải
+ Dựa vào hàm lượng của chất chủ yếu trong hàng hóa:
Ví dụ: mua quặng vàng thì hàm lượng Au có trong quặng sẽ quyết định chất lượng. Hay khi mua than đá
thì hàm lượng than anthracite, tỷ lệ đất đá, nước trong than sẽ thể hiện chất lượng tốt hay xấu.
Khi ký hợp đồng xác định phẩm chất theo hàm lượng các chất có trong hàng, người mua, người bán phải
quy định cụ thể:
• Tỷ lệ các chất có ích, chất có hại;
• Phương pháp xác định;
• Mức độ thưởng phạt do các chất có ích hay có hại tăng lên hoặc giảm đi.
 nguyên liệu, lương thực, thực phẩm (quặng, dược liệu,…)
+ Dựa vào tài liệu kỹ thuật:
Một số thiêt bị máy móc công nghiệp kỹ thuật cao có kết cấu phức tạp, yêu cầu nghiêm ngặt về thiết kế
và nguyên liệu… rất khó để dùng các chỉ tiều đơn giản để quy định chất lượng  phải dẫn chiếu theo các
tài liệu kỹ thuật: bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh tính năng, bản hướng dẫn sử dụng… để
quy định chất lượng của hh
+ Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa:
Khi mua bán nguyên liệu hoặc bán thành phẩm người ta hay sử dụng phương pháp xác định dựa vào
lượng thành phẩm thu được. Ví dụ mua hoa hồi, mua lạc nhân về ép dầu, thì tỷ lệ dầu thu được sẽ quyết
định chất lượng hoa hồi, của lạc nhân…
+ Dựa vào hiện trạng của hàng hóa:
Đây là một phương pháp hay được áp dụng khi mua bán hàng nông sản, khoáng sản, hàng đã qua sử
dụng, hàng phế liệu với ý nghĩa “có thế nào giao thế ấy”.  rủi ro do bên mua chịu, ng bán ko chịu (có
thể mua bán cả cánh đồng cà phê, ca cao… ngay từ khi mới ra hoa, sau này người bán sẽ giao cho bên
mua để bên mua thu hoạch. Số lượng nhiều hay ít người bán không chịu trách nhiệm. Hoặc khi mua bán
quặng theo điều kiện này, khi hàng tới cảng đến, người mua sẽ nhận theo phẩm chất thực tế của hàng mà
không được khiếu nại gì.
+ Dựa vào mô tả hàng hóa:
Theo pp này, trên hợp đồng sẽ mô tả những đặc điểm về màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc tính khác
bên ngoài.  Hàng nông sản, sn và kết hợp các pp khác
+ Dựa vào tên nơi sản xuất

12
Một số mặt hàng chịu ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên, công nghệ gia công truyền thống nên sẽ sở hữu
đặc trưng riêng của nơi đó  dùng tên nơi sx quy định chất lượng  hàng nông sản, khoáng sản
+ Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa: tên mà các hãng đặt cho hàng mình sx hoặc bán ra để phân biệt với các
sản phẩm khác cùng loại (Ví dụ như dòng điện thoại thông minh: oppo, apple, samsung, huawei...)
Câu 10. Các phương pháp quy định số lượng và trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu. Lấy ví dụ
minh hoạ
- Phương pháp quy định số lượng:
+ Quy định cụ thể: bên Bán và bên Mua quy định cụ thể và chính xác số lượng hàng hóa giao dịch.
Thường dùng với mặt hàng tính bằng cái, chiếc.
+ Quy định phỏng chừng (Moreless clause): bên Bán và bên Mua quy định một cách phỏng chừng về số
lượng hàng hóa giao dịch. Thường dùng trong mua bán những mặt hàng có khối lượng lớn như ngũ cốc,
phân bón, than quặng, dầu mỏ,..
- Phương pháp quy định trọng lượng:
+ Trọng lượng cả bì (Gross weight)
+ Trọng lượng tịnh (Net weight)
+ Cả bì coi như tịnh (Gross weight for net)
+ Trọng lượng lý thuyết
+ Trọng lượng thương mại:

Trong đó:
• GTM là trọng lượng thương mại.
• GTT là trọng lượng thực tế.
• WTC là độ ẩm tiêu chuẩn.
• WTT là độ ẩm thực tế.
Ví dụ:
+ Quy định số lượng cụ thể số chiếc với xuất khẩu mặt hàng: điện thoại, linh kiện điện tử.
+ Quy định số lượng phỏng chừng trong mua bán những mặt hàng có khối lượng lớn như ngũ cốc, phân
bón, than quặng, dầu mỏ,..
Câu 11. Yêu cầu đối với bao bì hàng hoá trong thương mại quốc tế. Các loại hình bao bì trong
thương mại quốc tế. Phương pháp quy định chất lượng bao bì. Lấy ví dụ minh hoạ.
Trả lời
- Yêu cầu đối với bao bì hàng hóa trong thương mại quốc tế:
+ Đối với bao bì vận chuyển:
• Phù hợp đặc tính hàng hóa: xi măng kị ẩm, thủy tinh, sứ dễ vỡ,…

13
• Phù hợp với các phương thức vận chuyển: bao bì vc đg biến cần chống bẹp, va chạm, bao bì vc đg
hàng ko: nhẹ, gọn
• Phù hợp quy định, luật pháp, yêu cầu KH : cấm dùng cành liễu, rơm (lây lan bệnh)
• Thuận tiện cho việc thao tác: bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản…
• Tiết kiệm chi phí, bảo đảm vững chắc.
+ Đối với bao bì tiêu thụ:
• Tiện cho bày bán
• Tiện cho nhận biết hàng hóa
• Tiện cho mang xách và sử dụng
• Thuyết minh, trang trí cần vừa đảm bảo thẩm mỹ, khoa học, rõ ràng, phù hợp với tập quán tiêu dùng
và quy định pháp luật.
- Các loại hình bao bì trong thương mại quốc tế:
+ Bao bì vận chuyển
• Bao bị vận chuyển đơn
• Bao bì vận chuyển tập hợp
Ngoài ra còn căn cứ vào hình dạng: hộp, hòm, túi, bao, thùng; căn cứ vào vật liệu: gỗ, nhựa, kim loại,..;
tính chất: cứng, mềm, nửa cứng; mức độ đóng gói: toàn bộ hay cục bộ
+ Bao bị tiêu thụ:
• Bao bì kiểu treo
• Bao bì kiểu chồng xếp
• Bao bì kiểu mang xách
• Bao bị phun
• Bao bì dễ mở
• Bao bì phức dụng
- Phương pháp quy định chất lượng bao bì:
+ Chất lượng bao bì phải phù hợp với một phương thức vận tải nào đó  phiến diện, sơ sài, thiếu, dễ
gây ko thống nhất
• Đường biển: Hình hộp, có độ bền để chịu container xếp chồng lên nhau, phải chịu được trọng tải lớn
đựng sức ép
• Đường sắt: Chắc chắn để trải qua các khâu chuyển toa, dịch chuyển
• Đương máy bay: Bao bì nhẹ, kích thước phù hợp với quy định cty hàng không
+ Quy định cụ thể đối với chất lượng của từng loại bao bì ngoài cũng như bao bì trong của hàng hóa. 
yêu cầu 2 bên có trình độ kiến thức nhất định về thg phẩm và vận tải
• Yêu cầu về vật liệu bao bì : bằng gỗ mới, màng mỏng polyetylen, bìa bồi, bằng tre nứa đan, gỗ ghép
• Yêu cầu về hình thức bao bì : bao, hòm, bao tải, cuộn, thùng….
14
• Yêu cầu về kích cỡ bao bì: mỗi bao 50kg, đay ép 100kg/kiện
• Yêu cầu về số lớp bao bì: lớp trong bôi mỡ phủ giấy nến, lớp giữa nilong, lớp ngoài gỗ mới không
dày quá 2 cm
• Yêu cầu về đai nẹp bao bì: hòm pải có 3 lượt nẹp, bề rộng từ 2cm đổ lên
• Yêu cầu về trang trí, nhãn hiệu, ký mã hóa
- Ví dụ: Hiện nay, cà phê xuất khẩu khi được bảy bản thường được yêu cầu đóng trong các túi kraft làm
từ giấy là chính. Bởi ưu điểm của giấy là có thể tái sử dụng lại vả tiết kiệm cho đất nước nguồn nguyên
liệu và có thể phân hủy một cách đơn giản. Những yếu tố này đã làm cho túi giấy kraft và đặc biệt hơn là
túi giấy kraft đựng cả phê đang có nhu cầu sử dụng tăng cao.
Câu 12: Các phương pháp quy định giá trong thương mại quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến
giá cả trong thương mại quốc tế. Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời
Phương pháp quy định giá:
+ Giá cố định: là giá được quy định vào lúc ký kết HĐ và không được sửa đổi nếu không có thỏa thuận
khác.
+ Giá quy định sau: là giả không được quy định ngay khi ký kết HĐ mà được xác định trong quá trình
thực hiện HĐ
+ Giá linh hoạt: là giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể xem xét lại sau này, vào
lúc giao hàng, giá thị trưởng của hàng hóa đó có sự biến động.
+ Giá di động: là giả được tính dứt khoát vào lúc thực hiện HĐ trên cơ sở giá cả quy định ban đầu, có thể
đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện HĐ.
+ Giảm giá (chiết khấu):
• Theo nguyên nhân giảm giá: giảm giá do trả tiền sớm, giảm giá do thời vụ, giảm giá đổi hàng cũ lấy
hàng mới, giảm giá do mua số lượng lớn,...
• Theo cách tính các loại giảm giá: giảm giá đơn, giảm giá kép, giảm giá tặng thưởng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả trong thương mại quốc tế
+ Chất lượng hàng hóa và bao bì của chúng
+ Khoảng cách vận chuyển tế:
+ Số lượng ký kết
+ Điều kiện thanh toán và rủi ro do biến động tỷ giả.
Ví dụ: Khi bên Mua và Bản đạt được thỏa thuận chung về giả trong hợp đồng xuất khẩu tiêu đen sang
Đức là 70.000 VND/kg và ký kết hợp đồng. Đây chính được coi là việc xác định giá bằng phương pháp
giá cố định.
Câu 13: Nội dung cơ bản về điều kiện giao hàng. Lấy ví dụ
Trả lời
Thời hạn giao hàng:

15
+ Các phương pháp quy định thời hạn giao hàng:
• Thời hạn giao hàng có định kỳ: vào ngày 20/12/2020, không chậm quá ngày 20/12/2020, quý III
2020,...
• Thời hạn giao hàng ngay: giao nhanh, giao ngay lập tức, giao hàng càng sớm càng tốt,...
• Thời hạn giao hàng không định kỳ: giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên, giao hàng khi khoang có tàu,...
+ Những vấn đề cần chú ý khi quy định thời gian giao hàng:
• Xem xét tình hình thực tế nguồn hàng và phương tiện vận chuyển
• Quy định thời gian giao hàng phải rõ ràng, thời hạn cụ thể
• Kỳ hạn giao hàng phải thích hợp
• Khi thanh toán bằng phương thức L/C cần xem xét đến ngày mở L/C xem có hợp lý, rõ ràng không,
nhằm đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.
Địa điểm giao hàng:
+ Các phương pháp quy định địa điểm giao hàng:
• Quy định cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến, cảng (ga) thông quan
• Quy định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga)
• Quy định cảng (ga) khẳng định và cảng (ga) lựa chọn
Phương thức giao hàng:
+ Có thể quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc giao nhận cuối
cùng.
+ Có thể quy định về giao nhận được tiến hành ở một địa điểm nào đó là việc giao nhận về số lượng hoặc
là việc giao nhận về chất lượng.
Thông báo giao hàng:
+ Người Bán có thể thông báo hàng đã sẵn sàng để giao hàng hoặc về ngày đưa ra cảng (ga) để giao.
Người Mua hướng dẫn người Bán về việc gửi hàng hoặc thông tin chi tiết tàu nhận hàng.
+ Sau khi giao hàng, người Bản có thể thông báo về tình hình hàng đã giao và kết quả của công việc giao
hàng.
Ví dụ: Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trong điều khoản giao hàng có quy định:
+ Giao hàng trong vòng 10 ngày từ khi phát hành L/C Cảng bốc hàng: Cảng Hải phòng, Việt Nam.
+ Cảng dỡ hàng: Cảng Thượng Hải, Trung Quốc
Thông báo lỗ hàng ngay sau ngày tàu chạy, người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua bằng
fax/email các thông tin sau: tổng số container, tổng trọng lượng tịnh, cảng xếp hàng, tên tàu, số vận đơn,
ngày giao hàng, ngày dự kiến tàu đến, ngày dự kiến tàu chạy.
Câu 14: Ý nghĩa và nội dung của điều kiện kiểm nghiệm hàng hóa. Lấy ví dụ. Bổ sung Căn cứ để
kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm
Trả lời

16
Ý nghĩa của kiểm nghiệm hàng hóa:
Kiểm nghiệm hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong quá trình
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt là với bên mua (bên nhập khẩu). Thực hiện kiểm nghiệm
giúp đảm bảo bên Mua nhận được hàng hóa phù hợp với yêu cầu và chất lượng đã thỏa thuận.
Nội dung chủ yếu của điều khoản kiểm nghiệm hàng hóa:
Điều khoản kiểm nghiệm trong hợp đồng TMQT chủ yếu bao gồm thời gian, địa điểm kiểm nghiệm, cơ
quan kiểm nghiệm, chứng nhận kiểm nghiệm, căn cứ kiểm nghiệm, phương pháp kiểm nghiệm.
+ Thời gian và địa điểm kiểm nghiệm căn cứ vào:
• Quan hệ với điều kiện cơ sở giao hàng
• Quan hệ với hàng hóa và bao bì
• Quan hệ với luật pháp và hoặc điều lệ của các nước
• Căn cứ vào tập quán TMQT hiện nay, có một số cách quy định thời gian và đại điểm kiểm nghiệm
trong hợp đồng như: kiểm nghiệm ở nhà máy, kiểm nghiệm tại cảng bốc xếp, kiểm nghiệm tại cảng đích
nước nhập khẩu...
+ Cơ quan kiểm nghiệm và giấy chứng nhận kiểm nghiệm:
• Cơ quan kiểm nghiệm có thể là những cơ quan giám định chuyên nghiệp thực hiện hoặc có khi do hai
bên mua bán tự kiểm nghiệm.
• Giấy chứng nhận kiểm nghiệm là văn bản do cơ quan kiểm nghiệm cấp sau khi đã kiểm nghiệm, giám
định hàng hóa xuất nhập khẩu.
Căn cứ để kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm:
+ Căn cứ để kiểm nghiệm chất lượng thường là hãng mẫu, bộ tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật...
+ Căn cứ để kiểm nghiệm số lượng là vận đơn đường biển, hóa đơn vận chuyển,...
+ Phương pháp kiểm nghiệm có ảnh hưởng lớn tới kết quả kiểm nghiệm hàng hóa vì thế các bên cần thỏa
thuận cụ thể và ghi rõ trong hợp đồng.
Ví dụ: Trong một hợp đồng xuất khẩu gạo trắng của Việt Nam sang Trung Quốc có quy định, Intertek
Việt Nam Ltd thực hiện việc kiểm tra tại cảng xếp để xác nhận số lượng, chất lượng và đóng gói, chi phí
do người bán đảm nhận. Trọng lượng và chất lượng kết quả kiểm tra tại cảng nhận bởi Intertek Việt Nam
sẽ là cuối cùng và ràng buộc với cả hai Bên ký kết. Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả của Intertek Việt
Nam Ltd cảng xếp hàng được xem là cuối cùng và ràng buộc đối với cả hai Bên, không cần phải kiểm tra
tại điểm đến.
Câu 15: Khái niệm và nội dung chủ yếu của điều kiện bất khả kháng. Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời
Khái niệm:
Trong giao dịch TMQT, các bên thưởng thỏa thuận quy định những trường hợp mà, nếu xảy ra, bên
đương sự được hoàn toàn hoặc miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Những trường hợp
như vậy thường xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, có tính chất khách quan và không thể khắc phục được.

17
Những điều khoản như vậy thưởng được gọi là “trưởng hợp bất khả kháng” hoặc “trường hợp miễn
trách".
Về cơ bản, trường hợp được coi là bất khả kháng phải hội tụ một số đặc điểm sau: +Sự cố bất ngờ xảy ra
sau khi ký kết hợp đồng
+ Không phải do sai lầm hoặc sơ ý của bản thân đương sự đồng ý gây nên.
+ Sự cố bất ngờ là sự cố mà đương sự không thể khống chế, không đủ năng lực khống chế.
Nội dung chủ yếu của điều kiện bất khả kháng:
+ Phạm vi về trường hợp bất khả kháng: Các bên cần quy định cụ thể và rõ ràng trường hợp nào là bất
khả kháng, trường hợp nào không phải.
• Sự cố nào thì cấu thành trường hợp bất khả kháng, sự cố nào không
• Nội dung phải phù hợp với chính sách của nhà nước,
• Biểu thị TH bất khả kháng cần rõ ràng, cụ thể, tránh mơ hồ, không thống nhất trong giải thích
+ Phương pháp giải quyết hậu quả TH bất khả kháng (quan tâm đến thời hạn HĐ): Khi xảy ra, tùy tình
hình cụ thể các bên có thể thống nhất việc xóa bỏ hợp đồng hay kéo dài thời gian thực hiện HĐ.
• Kéo dài thực hiện hợp đồng
• Nếu quả thời gian quy định: đảm phản lại HĐ, hủy bỏ HĐ hoặc nhờ trọng tải xét xử
+ Thông báo cho đối tác sau khi xảy ra TH bất khả kháng: Khi xảy ra TH bất khả kháng, đương sự phải
thông báo kịp thời và phía đối tác cũng cần nhanh chóng trả lời.
+ Giấy chứng nhận và tổ chức cấp giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận là chứng cứ xác nhận đã xảy ra
TH bất khả kháng và thường do Phòng Thương mại các nước cấp.
+ Phương pháp quy định về TH bất khả kháng:
• Chỉ quy định những tiêu chỉ để xác định một sự cổ có phải là trường hợp bất khả kháng hay khó khăn
• Liệt kê những sự cố mà nếu xảy ra thì được coi là trường hợp bất khả kháng
• Kiểu tổng hợp hoặc dẫn chiếu tới văn bản bảo đó.
Ví dụ: Trong hợp đồng thường quy định, hai bên được quyền miễn trách hoặc kéo dài thời gian thực hiện
hợp đồng nếu xảy ra các tình huống bất khả kháng. Các bên có nghĩa vụ thông báo và thu thập các chứng
từ có giá trị pháp lý chứng minh tình huống bất khả kháng xảy ra.
Câu 16: Khái niệm và các nội dung chủ yếu của điều kiện khiếu nại. Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời
Khái niệm: Khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia
đã gây ra, hoặc về những sự vi phạm điều đã được cam kết giữa hai bên.
Nội dung chủ yếu của điều kiện khiếu nại:
+ Thể thức khiếu nại:
• Bằng văn bản, cùng với các chứng từ cần thiết để chứng minh
+ Thời hạn khiếu nại:

18
• Phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên mua/bán
• Phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa: đặc điểm mặt hàng? Chất lượng? Số lượng?
+ Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan
+ Phương thức giải quyết khiếu nại: Thường xảy ra những vi phạm của người Bán, khi đó có thể được
giải quyết bằng biện pháp:
• Giao tiếp hàng hóa bị thiếu
• Chuyên trở lại hàng bị khiếu nại, hoàn tiền
• Sửa chữa khuyết tật, chịu chi phí
• Thay thế những hàng hóa bị khiếu nại
• Giảm giá với hàng bị khiếu nại theo tỷ lệ khuyết tật
• Khấu trừ một số tiền nhất định cho các lô hàng sau.
- Ví dụ: Các bên tham gia hợp đồng có thể khiếu nại bên còn lại trong trường hợp họ không làm đúng
theo nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Thông thường, người Mua thường khiếu nại người bán do giao
thiếu hàng hoặc hàng hóa được giao không đáp ứng đủ phẩm cấp như đã quy định trong hợp đồng. Chẳng
hạn, gao trắng vượt quá 5% tấm, độ ẩm cao gây ra tình trạng mốc.
Người mua có thể khiếu nại đòi người bán giải quyết bằng cách gửi thay thế những hàng hóa khác.
Câu 17: Các hình thức giao dịch trong thương mại quốc tế. Phân biệt chào hàng cố định và chào
hàng tự do.
Trả lời
Các hình thức giao dịch trong thương mại quốc tế:
- Hỏi giá:
+ Hỏi giá là việc người mua đề nghị người bán cho biết giá cả và các điều kiện thương mại cần thiết khác
để mua hàng.
+ Nội dung cơ bản của 1 bản hỏi giá: Tên hàng, Quy cách phẩm chất của hàng hoá, Giá cả hàng hoá,
Điều kiện thanh toán, Điều kiện giao hàng...
- Chào hàng, báo giá:
+ Chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá được một bên gửi cho bên kia.
+ Phân loại chào hàng:
• Chào hàng tự do (Free offer)
• Chào hàng cố định ( Firm offer)
- Đặt hàng:
+ Đặt hàng là lời đề nghị ký hợp đồng thương mại của người Mua trên cơ sở những điều kiện người mua
đưa ra với người bán.
+ Đặc điểm:
• Ràng buộc trách nhiệm của người đặt hàng trong thời gian hiệu lực của đặt hàng.
19
• Nếu người nhận được đặt hàng hoàn toàn chấp nhận thì HĐ được ký kết.
- Hoàn giá:
+ Khi người nhận chào hàng không chấp nhận tất cả các điều kiện của bên kia mà đưa ra những đề nghị
mới. Thực chất đây là việc hai bên mua bán mặc cả các điều kiện giao dịch với nhau nhằm đưa ra điều
kiện thoả mãn hai bên nhất. Quá trình mặc cả đó được gọi là hoàn giá (counter offer).
- Chấp nhận:
+ Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng.
+ Điều kiện hiệu lực:
• Phải được người nhận chào hàng chấp nhận.
• Phải chấp nhận hoàn toàn nội dung của chào hàng.
• Phải chấp nhận trong thời gian hiệu lực của chào hàng.
• Chấp nhận phải được chuyển đến cho người chào hàng.
- Xác nhận:
+ Xác nhận là việc hai bên trao đổi với nhau sự thống nhất các điều kiện giao dịch. Xác nhận thường
được lập thành hai bản, mỗi bên sẽ giữ một bản, coi đấy là bằng chứng về một hợp đồng thương mại đã
được ký kết.
Phân biệt chào hàng cố định và chào hàng tự do:
Chào hàng cố định Chào hàng tự do
Phạm vi gửi Lời đề nghị gửi cho một người nhất định Lời đề nghị được gửi cho nhiều khách
chào hàng hàng
Trách nhiệm Người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm Không ràng buộc trách nhiệm pháp lý
vào lời đề nghị của mình.
Thời gian hiệu Có thời gian hiệu lực chào hàng Không có thời gian hiệu lực chào hàng
lực
Câu 18: Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc đàm phán thương mại quốc tế.
Trả lời
Khái niệm: Đàm phán thương mại quốc tế là một quá trình mà các bên đàm phán có trụ sở kinh doanh đặt
tại các quốc gia khác nhau tiến hành thảo luận, thương lượng nhằm thống nhất các mối quan tâm chung
và những quan điểm còn bất đồng để đi tới một hợp đồng thương mại.
Đặc điểm:
+ Trụ sở kinh doanh đặt tại quốc gia khác nhau
+ Có sự khác biệt về Ngôn ngữ, quốc tịch
+ Có sự khác biệt về Thể chế chính trị
+ Có sự khác biệt về Hệ thống pháp luật
+ Có sự gặp gỡ, giao thoa các nền văn hóa, phong tục tập quán.

20
Nguyên tắc cơ bản để tiến hành đàm phán:
+ Chỉ đàm phán khi xuất hiện vùng thỏa thuận đàm phán
+ Đảm bảo lợi ích của các bên tham gia đàm phán
+ Kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật trong đàm phán
+ Tập trung vào quyền lợi chứ không phải lập trường quan điểm
+ Kiên quyết bảo vệ các tiêu chuẩn khách quan.
Câu 19: Khái niệm, vai trò và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế.
Trả lời
Khái niệm: Hợp đồng TMQT là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia
khác nhau. Sự thỏa thuận (agreement): thể hiện sự đồng ý hoàn toàn của hai bên về thỏa thuận trong hợp
đồng. Sự đồng ý nào do sự lừa dối, cưỡng bức, nhầm lẫn thì không được coi là đồng ý.
Vai trò:
+ Là cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình
+ Là cơ sở để đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên
+ Là cơ sở pháp lý để khiếu nại khi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận.
Phân loại hợp đồng:
+ Theo thời gian thực hiện HĐ: HĐ ngắn hạn / HĐ dài hạn
+ Theo nội dung quan hệ kinh doanh: HĐ Xuất khẩu/ HĐ nhập khẩu
+ Theo nội dung mua bán: HĐ mua bán hàng hóa/ HĐ mua bán dịch vụ
+ Theo cách thức thành lâp hợp đồng: HĐ một văn bản/ HĐ nhiều văn bản.
Câu 20: Ý nghĩa và căn cứ của việc lập kế họach thực hiện hợp đồng.
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch thực hiện hợp đồng:
Việc lập kế hoạch có một ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thực hiện hợp đồng
+ Lập kế hoạch đầy đủ, khoa học, xác định mục tiêu rõ ràng, chính xác và hợp lý có tác dụng định hướng
cho tất cả các hoạt động trong quá trình thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp.
+ Việc lập kế hoạch đã định rõ nội dung công việc, yêu cầu thời điểm tiến hành, kết thúc, cách thức tiến
hành, chủ thể tiến hành làm cho những người thực hiện nắm vững được các công việc của mình, chủ động
và có khả năng kiểm soát, điều khiển được quá trình thực hiện, tạo môi trường ra quyết định an toàn hơn
trong quá trình thực hiện.
+ Lập kế hoạch có tác dụng phối hợp các nguồn lực và các nỗ lực trong từng khâu của quá trình thực hiện
hợp đồng, làm cho các bước thực hiện hợp đồng diễn ra theo một trình tư khoa học, được quản trị chặt
chẽ và đạt hiệu quả cao.
+ Giúp các nhà quản trị triển khai các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá qua strinhf thực hiện, chỉ ra những kết
quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó rút ra những vài học kinh nghiệm cần thiết cho quá
trình thực hiện các hợp đồng sau

21
- Căn cứ để lập kế họach thực hiện hợp đồng: Khi lập kế hoạch thực hiện hợp đồng, thường dựa vào
những căn cứ sau:
+ Căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu đã ký kết: để thực hiện hợp đồng người bán có thể thực hiện các công
việc như: chuẩn bị hàng, kiểm tra hàng, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa, làm thủ
tục hải quan,... Người mua thực hiện công việc như thuê phương tiện vận tải, làm thủ tục hải quan, nhận
hàng, kiểm tra hàng, thanh toán. Do đó, căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu mà người bán và người mua
phải lên kế hoạch thực hiện những công việc cụ thể.
+ Căn cứ vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp: để kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế, phát huy
được các nguồn lực của doanh nghiệp, khi lập kế hoạch cần phải căn cứ vào điều kiện kinh doanh của
doanh nghiệp, vào khả năng sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật,...
+ Căn cứ vào điều kiện môi trường chung và điều kiện thực tế của đối tác.
Câu 21: Khái niệm và phương pháp giám sát thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế.
Trả lời
Khái niệm: Việc giám sát hợp đồng có thể coi là hệ thống theo dõi đánh giá các phần việc mà hai bên cần
thực hiện qua đó có thể kịp thời cảnh báo cho mỗi bên khi có khả năng phát sinh các vấn đề qua đó tránh
việc các bên chậm trễ hay sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Phương pháp giám sát thực hiện hợp đồng:
+ Phương pháp phiếu giám sát: phương pháp này là liệt kê các sự kiện và công việc đã ngầm định hoặc
đề cập rõ ràng trong các điều khoản của hợp đồng, ngày tháng mà sự kiện đó xảy ra và các biện pháp
giám sát, phòng ngừa cần được thực hiện. Bao gồm các phần cơ bản như sau:
• Phần chung bao gồm: Số hợp đồng, ngày ký, tên sản phẩm, người Mua (hoặc người Bán), tên địa chỉ,
điện thoại, điện báo, fax, người liên hệ,...
• Bảng cụ thể bao gồm các cột ghi: Nội dung hoạt động cần giám sát, thời điểm thực hiện, thời điểm
hoàn thành.
• Các hoạt động đã được điều chỉnh
• Các nội dung công việc
• Cột thời gian cần hoàn thành
• Thời gian dự tính
• Thời gian thực tế
• Nếu thời gian thực tế và thời gian dự tính sai lệch, thì bộ phận quản trị cần phải điều chỉnh điều kiện
thực tế.
+ Phương pháp sử dụng máy vi tính: Về cơ bản giống phương pháp phiếu giám sát. Ưu điểm chính của
hệ thống này là sự dễ dàng trong tổ chức và truy cập thông tin về quá trình giám sát hợp đồng và trong
việc điều chỉnh các hoạt động giám sát cũng như việc liên lạc với các bộ phận thực hiện trong đơn vị và
các cơ quan khác bên ngoài đơn vị.

22
Câu 22: Những chứng từ thường có trong bộ chứng từ thanh toán hàng hóa bằng phương thức tín
dụng chứng từ?
Trả lời
Bộ chứng từ thanh toán gồm:
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Vận đơn (Bill of Lading)
+ Chứng từ bảo hiểm (Insurance policy)
+ Bảng kê chi tiết (Specification)
+ Phiếu đóng gói (Packing list)
+ Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity)
+ Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality) + Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận
vệ sinh
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
Câu 23: Cách phân loại rủi ro trong thương mại quốc tế. Các nguyên nhận của rủi ro trong thương
mại quốc tế. Các phương pháp xác định rủi ro trong thương mại quốc tế. Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời
- Phân chia rủi ro trong thương mại quốc tế:
+ Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, chia ra:
• Rủi ro cơ bản
• Rủi ro riêng biệt
+ Dựa vào các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô, chia ra:
• Rủi ro kinh tế
• Rủi ro chính trị:
• Rủi ro pháp lý
• Rủi ro cạnh tranh
• Rủi ro thông tin
+ Dựa vào phạm vi được bảo hiểm, chia ra:
• Rủi ro được bảo hiểm
• Rủi ro không được bảo hiểm
+ Dựa vào thời điểm phát sinh rủi ro trong quy trình tác nghiệp thương mại quốc tế, chia ra:
• Rủi ro trong lựa chọn đối tác đàm phán và ký kết hợp đồng
• Rủi ro trong chuẩn bị hàng xuất khẩu
• Rủi ro trong giao nhận hàng hoá
• Rủi ro trong thanh toán tiền hàng
23
• Rủi ro trong vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hoá...
- Nguyên nhân rủi ro trong thương mại quốc tế:
+ Những nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân không phải xuất phát từ những hành động trực
tiếp của con người như:
• Những điều kiện tự nhiên bất lợi: gió, bão, sóng ngầm, mưa lụt, động đất, núi lửa, cháy rừng, ô nhiễm
môi trường, hiệu ứng nhà kính,...
• Những nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Cơ hội từ thị trường, các thay đổi điều chỉnh của
chính sách mặt hàng, hệ thống các rào cản thương mại quốc tế, khủng hoảng kinh tế, sự biến động tài
chính, tiền tệ,...
Thực tế đây là những nguyên nhân rất đa dạng, thường có sự liên hệ qua lại với nhau và khi xảy ra rủi ro
từ những nguyên nhân này con người cũng khó đo lường được chính xác mức độ tổn thất của hàng hóa do
trong không ít các trường hợp hàng hóa vẫn không bị sụt giảm giá trị sử dụng của chúng và nếu không
loại trừ được sự tác động riêng của từng nhân tố ảnh hưởng.
+ Những nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất phát tư các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp
của con người (cá nhân và tổ chức) tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế như:
• Sự không ổn định của thể chế chính trị; hệ thống pháp luật luôn thay đổi; pháp chế không nghiêm; sự
khác biệt trong các quy tắc ứng xử, tập quán kinh doanh và tiêu dùng,..
• Sai lầm trong lựa chọn lựa chọn chiến lược kinh doanh, cơ chế quản lý, thiếu thông tin hoặc thông tin
sai lệnh; thiếu kiến thức và kỹ năng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; những sơ suất, bất cẩn của cá
nhân, tổ chức,..
• Buôn lậu, làm hàng giả, lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh, nạn tham nhũng, của quyền, quan liêu
sách nhiễu,...
Những nguyên nhân này đang có xu hướng gia tăng và diễn biến tinh vi, phức tạp ở không ít các khu vực
thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới. Tổn thất mà doanh nghiệp phải gánh chịu do những rủi ro từ những
nguyên nhân này thường xảy ra trong thời gian dài và không dễ dàng đo lường một cách chính xác, nhưng
chúng tác động rất lớn đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Phương pháp xác định nguy cơ rủi ro và đo lường tổn thất trong tác nghiệp TMQT:
+ Phương pháp thống kê kinh nghiệm: là phương pháp dựa trên các số liệu thống kê về những sự cố đã
xảy ra trong một khoảng thời gian đã được quan sát liên quan đến một hoạt động cụ thể hoặc một nhóm
các hoạt động có liên quan nào đấy

+ Phương pháp xác xuất thống kê: là phương pháp ước lượng dựa trên các mô hình của khoa học về xác
xuất thống kê, có tính đến các yếu tố tác động dự báo và thống kê kinh nghiệm của quá khứ quan sát rủi
ro
+ Phương pháp phân tích, cảm quan: là phương pháp dự đoán dựa trên cơ sở tổng hợp hàng loạt các sự
cố ngẫu nhiên để tìm ra tính quy luật (lặp lại) cũng như tìm ra nội dung và bản chất của sự việc.
+ Phương pháp chuyên gia: dựa trên các nghiên cứu, phân tích, tổng hợp của các chuyên gia trong các
lĩnh vực khác nhau có quan như bảo hiểm, quản trị rủi ro, quản trị kinh doanh,.. (còn được gọi là phương
24
pháp đánh giá tổng hợp). Phương pháp này có tính khách quan cao, loại trừ được nhiều yếu tố liên quan
và khai thác được kinh nghiệm của các chuyên gia, nhưng mức độ phức tạp khá cao, ít được các doanh
nghiệp sử dụng.
NHÓM CÂU HỎI 2
Câu 1: Ưu, nhược điểm của phương thức gia công quốc tế. Liên hệ thực tế hoạt động gia công quốc
tế ở Việt Nam hiện nay.
Ưu điểm:

Đối với bên đặt gia công:

+ Giảm chi phí sản xuất  Giảm giá thành sản phẩm  tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

+ Giúp tái cơ cấu nền công nghiệp (đẩy những cái không có nhiều GTGT sang nước đang phát triển, giữ
lại những gì cần chất xám, giá trị cốt lõi tạo ra nhiều GTGT, chuyển những công việc thâm dụng lao động
sang nước đang phát triển)

Đối với bên nhận gia công:

+ Tạo ra việc làm giúp tăng thêm thu nhập, giảm tỉ lệ thất nghiệp từ đó tác động một phần làm giảm tệ
nạn xã hội

+ Học hỏi được những kinh nghiệm về dây chuyền, máy móc, quản lý…

+ Nhờ có gia công, các doanh nghiệp có thể đặt được 1 chân vào thị trường thế giới

Nhược điểm:

+ Thù lao lao động thấp, môi trường làm việc ô nhiễm

+ Bãi rác công nghiệp

Hiện nay, hoạt dộng gia công khá phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là trong ngày dệt may, da giầy. Nhiều
doanh nghiệp may mặc Việt Nam như Việt Tiến, May 10… là nơi gia công cho các sản phẩm thời trang
của các hãng nổi tiếng như LV, GUCCI hay cho các hãng giày nổi tiếng như Adidas, Nike….

Câu 2: Kỹ thuật tiến hành nghiệp vụ giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa. Liên hệ về giao dịch tại sở
giao dịch hàng hoá ở Việt Nam hiện nay
+ Thành phần tham gia giao dịch: người môi giới, hãng hoa hồng, sở thanh toán

+ Quá trình tiến hành:

- Khách hàng ủy quyền cho người môi giới ký hợp đồng

- Môi giới ra “đài tròn” báo giá của khách hàng

- Nếu báo giá được khớp lệnh thì coi như thành công

- Ký hợp đồng

- Đến thời hạn của HĐ, đến sở thanh toán bù trừ để thanh toán

25
Câu 3: Phương thức thanh toán quốc tế. Phương thức nhờ thu có phải là phương án thanh toán tối
ưu đối với nhà xuất khẩu hay không? Tại sao? Người xuất khẩu cần chú ý những vấn đề gì để đảm
bảo được thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Phân biệt phương thức nhờ thu trả tiền
đổi chứng từ (D/P) và phương thức thư tín dụng trả tiền ngay.
Phương thức thanh toán quốc tế:

+ Phương thức trả tiền mặt (ít dùng vì rủi ro cao, hiệu quả thấp)

✓ Khi kí hợp đồng và đặt hàng (CWD-Cash with order)

✓ Trước khi người bán giao hàng (CBD-Cash before delivery)

✓ Khi người bán giao hàng (COD-Cash on delivery)

✓ Khi người bán xuất trình chứng từ (CAD-Cash agasint documents)

+ Phương thức chuyền tiền: Là PThức ng xk yêu cầu NH của mình chuyển một số tiền nhất định cho
người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu

- 2 loại : Thư chuyển tiền và điện chuyển tiền

Quá trình nvụ:


(4) Thư hoặc điện
Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng đại lý

(3) Trích tiền, gửi giấy báo (2) Lệnh Ctiền (5) Chuyển tiền
nợ và đã tt
(1) HH + CT
Người nhập khẩu Người xuất khẩu

+ Phương thức ghi sổ: Là phương thức thanh toán trong đó người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển
sổ) để ghi nợ người mua. Sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó,
đến thời hạn quy định (tháng, quý, năm...) người mua sẽ trả tiền cho người bán theo phương thức chuyển
tiền.

(3) Chuyển tiền


Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua

(3) Chuyển tiền (3) Chuyển tiền

(2) Báo nợ
Người bán Người mua

(1) HH + CT

26
+ Phương thức nhờ thu: Là phương thức thanh toán, người bán khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký
phát hối phiếu đòi tiền người mua, ủy thác cho ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó

Các phương thức nhờ thu

✓ Nhờ thu phiếu trơn (Clean colection)


(3) Chuyển HP

Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ


(6)
(5) Tiền/ HP accepted/ Not
(7) (2) Đơn + HP (4) YC trả/ Chấp nhận
accept

(1) HH + CT
Người bán Người mua

(5) Tiền/ HP chấp nhận/ Hối phiếu bị từ chối (Ng mua chiếm dụng hàng/ ko nhận hàng)

(6) Tiền/ HP chấp nhận/ Hối phiếu bị từ chối

(7) Tiền/ HP chấp nhận/ Hối phiếu bị từ chối

✓ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)

➢ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documentary agasint payment) (D/P)

➢ Nhờ thu chấp nhận trả tiền để đổi chứng từ (Documentary agasint accecptance) (D/A)

(3) Chuyển HP + CT

Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ


(6)
(5) Tiền/ HP accepted/ Not
(7) (2) Đơn + HP + CT (4) Trả/ Apt
accept

(1) HH
Người bán Người mua

+ Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán theo đó một ngân hàng (Ngân hàng phát
hành thư tín dụng) theo yêu cầu của người nhập khẩu (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một
số tiền nhất định cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát
ra trong thời gian quy định và trong phạm vi số tiền của thư tín dụng khi người xuất khẩu xuất trình cho
ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định ghi trong thư tín dụng.

(2) Chuyển LC

Ngân hàng thông báo (5) Xuất trình CT


Ngân hàng mở LC
LC (6) Trả tiền (phù hợp)
27
(1) Mở LC (XK hưởng)
(3) Thông báo LC (5) Xuất trình (7) Đòi tiền
CT (8) Hoàn trả tiền
Câu 4: Nội dung điều kiện cơ sở giao hàng FOB cảng đi, CIF cảng đến, FCA, DPU (Incoterms
2020). So sánh phạm vi trách nhiệm của người bán giữa các điều kiện cơ sở giao hàng.
Trả lời
- Điều kiện cơ sở giao hàng FOB cảng đi (Free On Board - Giao hàng trên tàu): Theo điều kiện cơ
sở giao hàng này, người Mua chịu mọi tổn thất và rủi ro ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại
cảng xuất khẩu đồng thời người Mua cũng có nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu, người Bán làm thủ tục hải
quan xuất khẩu. FOB được sử dụng với phương thức vận tải biển.
Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.
- Điều kiện cơ sở giao hàng CIF cảng đến (Cost, Insurance & Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và
cước phí): Theo điều kiện cơ sở giao hàng này, người Bán cũng có nghĩa vụ thuê tàu, làm thủ tục hải
quan xuất khẩu và tự chịu chi phí phát sinh để thuê tàu đưa hàng tới cảng nhập khẩu, tính trước chi phí
này vào tiền hàng – không chịu rủi ro phát sinh tương tự như điều kiện cơ sở giao hàng CFR, tuy nhiên
người Bán còn có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm rủi ro về hư hại và tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình
vận chuyển. CIF được sử dụng với phương thức vận tải biển. Delivery point ≠ Named place: Địa điểm
giao hàng khác địa điểm chỉ định.
- Điều kiện cơ sở giao hàng FCA (Free carrier – Giao cho người chuyên chở): Theo điều kiện cơ sở
giao hàng này, người Bán có nghĩa vụ giao hàng, làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho đến đến khi giao
hàng cho người chuyên chở được chỉ định bởi người Mua. Khi địa điểm chỉ định là cơ sở của người bán,
hàng được giao khi chúng được bốc lên phương tiện vận tải do người mua sắp xếp hoặc khi địa điểm chỉ
định là nơi khác, hàng được giao khi hoàn thành việc bốc xếp lên phương tiện vận tải của người bán và
tới địa điểm khác được chỉ định và sẵn sàng để dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải của người bán và đặt
dưới quyền định đoạt của người vận tải hoặc người khác do người mua chỉ định. Bất cứ địa điểm nào
trong hai địa điểm trên được chỉ định để giao hàng, địa điểm đó xác định nơi chi phí và rủi ro được
chuyển giao cho người mua. FCA yêu cầu người bán thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu. FCA được sử
dụng với mọi phương thức vận tải. Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa
điểm chỉ định.
- Điều kiện cơ sở giao hàng DPU (Delivery at Place Unloaded – Giao tại địa điểm đã dỡ xuống):
DPU có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua – và chuyển giao rủi ro về hàng hóa cho người mua
ngay khi hàng hóa được dỡ xuống từ phương tiện vận tải chở đến và đặt dưới quyền định đoạt của người
mua tại địa điểm đến được chỉ định. Người bán chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa để
đưa hàng tới điểm đến được chỉ định và dỡ xuống. DPU là điều kiện Incoterms duy nhất yêu cầu người
bán dỡ hàng tại điểm đến (người bán chịu chi phí và rủi ro cho việc dỡ hàng xuống). Mọi chi phí phát
sinh trước điểm giao hàng do người bán chịu và mọi chi phí sau điểm giao hàng do người mua chịu.
Người bán phải ký hợp đồng vận tải để đưa hàng đến địa điểm chỉ định. DPU được sử dụng với mọi
phương thức vận tải. Delivery point = Named place: Địa điểm giao hàng cũng chính là địa điểm chỉ định.

28
- So sánh phạm vi trách nhiệm của người bán trong các điều kiện cơ sở giao hàng FOB, CIF, FCA,
DPU:
FOB CIF FCA DPU
Phạm vi Phương thức Phương thức vận tải biển Mọi phương thức vận tải Mọi phương
áp dụng vận tải biển thức vận tải
Giao Người bán giao Người bán giao hàng cho Người bán giao hàng cho Người bán giao
hàng hàng cho người người mua khi: Hàng được người mua một trong hai hàng cho người
mua khi: Hàng đặt trên boong tàu hoặc cách sau: mua – và
được đặt trên Người bán mua lô hàng Khi địa điểm chỉ định là cơ chuyển giao rủi
boong tàu được được giao như vậy để giao sở của người bán, hàng ro về hàng hóa
chỉ định bởi hàng cho người mua. được giao khi chúng được cho người mua
người mua tại bốc lên phương tiện vận tải ngay khi hàng
cảng bốc hàng do người mua sắp xếp hoặc hóa được dỡ
được chỉ định Khi địa điểm chỉ định là nơi xuống từ
hoặc Người bán khác, hàng được giao khi phương tiện
mua lô hàng hoàn thành việc bốc xếp lên vận tải chở đến
được giao như phương tiện vận tải của và đặt dưới
vậy để giao người bán và tới địa điểm quyền định đoạt
hàng cho người khác được chỉ định và sẵn của người mua
mua. sàng để dỡ xuống khỏi tại địa điểm đến
phương tiện vận tải của được chỉ định.
người bán và đặt dưới
quyền định đoạt của người
vận tải hoặc người khác do
người mua chỉ định.
Trách - Làm thủ tục - Làm thủ tục hải quan - Làm thủ tục hải quan - Phải ký hợp
nhiệm và hải quan xuất xuất khẩu. xuất khẩu. đồng vận tải để
nghĩa vụ khẩu.
- Người bán chịu trách - Địa điểm giao hàng xác đưa hàng đến
của địa điểm chỉ
- Rủi ro về nhiệm mua bảo hiểm cho định nơi chi phí và rủi ro
người định. - Làm thủ
mất mát hoặc hàng hóa. được chuyển giao cho
bán tục hải quan
hư hỏng của lô - Địa điểm giao hàng người mua.
xuất khẩu.
hàng được khác địa điểm chỉ định. -
chuyển giao khi Người bán phải ký hợp
hàng hóa đồng vận tải hàng hóa từ
được đặt trên nơi giao hàng tới cảng đến - Địa điểm giao hàng cũng - Người bán
boong tàu, và được chỉ định. - Rủi ro về chính là địa điểm chỉ định. chịu mọi rủi ro
người mua chịu mất mát hoặc hư hỏng của về mất mát
mọi chi phí từ lô hàng được chuyển giao hoặc hư hỏng
thời điểm đó. - khi hàng hóa được đặt trên của hàng hóa để

29
Địa điểm giao boong tàu, tại thời điểm đó đưa hàng tới
hàng cũng người bán hoàn thành nghĩa điểm đến được
chính là địa vụ giao hàng bất kể hàng chỉ định và dỡ
điểm chỉ định. hóa có đến cảng dỡ trong xuống.
tình trạng tốt và đầy đủ hay
không.

Câu 5: Nội dung kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. Lựa chọn một mặt hàng
cụ thể và xây dựng kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu cho một mặt hàng đó.
Trả lời
- Kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa bao gồm:

Hợp đồng Xuất khẩu Hợp đồng Nhập khẩu

- Xin giấy phép XK - Xin giấy phép NK


- Thực hiện bước đầu khâu thanh toán - Thực hiện bước đầu khâu thanh toán
- Chuẩn bị, kiểm tra hàng - Thuê ph/tiện vận tải
- Thuê ph/tiện vận tải - Mua bảo hiểm
- Mua bảo hiểm - Làm thủ tục hải quan
- Làm thủ tục hải quan - Nhận hàng
- Giao hàng - Kiểm tra hàng
- Thanh toán - Thanh toán
- Xử lý tranh chấp - Xử lý tranh chấp
Tùy thuộc vào nội dung của từng hợp đồng cụ thể mà kế hoạch có những nội dung tương ứng. Trong mỗi
kế hoạch tác nghiệp cần xác định các nội dung công việc, phương thức tiến hành, thời điểm tiến hành, kết
thúc và các nguồn lực cần tập trung để thực hiện kế hoạch.
- Vi du: Xây dựng kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng cà phê sang Brazil của Công ty Cà
phê Mê Trang theo điều kiện cơ sở giao hàng FOB HCM, thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ:
+ Xin giấy phép XK: Từ ngày 7/10/2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển ngông thôn có công văn số
290/BNN-CB gửi Bộ Công Thương về việc kinh doanh cà phê có điều kiện. Theo đó, bộ này nhất trí với
Bộ Công Thương, cho rằng việc quy định về điều kiện kinh doanh, xuất khẩu cà phê là cấp thiết và khả
thi trong điều kiện hiện nay.
Về phạm vi điều cỉnh và đối tượng áp dụng, các đối tượng tham gia sản xuất kinh doanh và xuất khẩu cà
phê của Việt Nam gồm doanh nghiệp Việt Nma và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản
xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê.
Hồ sơ xin cấp phép xuất khẩu hàng hóa phải có đơn, hoặc công hàm (đối với tổ chức, cá nhận người nước
ngoài) ghi đầy đủ, rõ ràng nội dung bằng tiếng Việt. Bộ hồ sơ bao gồm:
• Đơn xin cấp phép
30
• Hồ sơ pháp nhân của công ty (Giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế, mã số XNK)
• Hợp đồng xuất khẩu
• Bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu: 2 bản chính
• Vận tải đơn: 2 bản copy
Thời gian cấp phép: chậm nhất 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp phép, cơ quan hải quan cấp giấy
phép phải cấp giấy phép và trả lời cho chủ hàng.
Thời hạn hiệu lực của 1 giấy cấp phép là 30 ngày. Nếu có lý do chính đáng, chủ hàng có đơn giải trình thì
giấy phép được gia hạn thêm một lần không quá 30 ngày nữa.
+ Thực hiện bước đầu của khâu thanh toán: Yêu cầu người Mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán trước khi
giao hàng:
• Gần đến hạn giao hàng phải giục mở L/C
• Kiểm tra L/C: Loại L/C, Số tiền, người hưởng lợi, các thời hạn trong L/C, chứng từ, các quy định
khác.
+ Chuẩn bị, kiểm tra hàng: Là chuẩn bị hàng theo đúng: tên, số lượng, chất lượng, bao bì, kí mã hiệu,
giao hàng đúng thời gian quy định:
• Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng: Vì có thể tự sản xuất ra sản phẩm nên việc mua bán của
công ty diễn ra nhanh chóng, chi phí sử dụng vốn thấp. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt ngay từ khâu
lựa chọn nguyên liệu, sàng lọc các hạt cà phê rất kỹ lưỡng công ty đã cho ra đời những sản phẩm nổi
tiếng, phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau, được nguời tiêu dùng tin tưởng và ưa chuộng. Năm 2007
công ty đã thực hiện xây dựng nhà máy sản xuất cà phê quy mô lớn cà đạt tiêu chuẩn quốc tế tại KCN
Đắc Lộc – Xã Vĩnh Phương – Nha Trang – Khánh Hòa. Ngoài việc công ty trực tiếp kết hợp với Viện
nghiên cứu cây trồng Đắc Lắc quy hoạch, quan tâm đến vùng nguyên liệu, không dư lượn thuốc bảo vệ
thực vật, công ty đã liên tục cải thiện và nâng cao chất lượng bằng việc tư vấn và hỗ trợ bà con nông dân
theo quy trình sạch, nhằm giữ lại vị tinh khiết của cà phê.
• Bao gói: Nông sản lại là hàng hóa sễ bị ảnh hưởng tới chất lượng do vậy việc đóng gói bao bì là điều
cần thiết và bắt buộc. Bao bì sản phẩm của công ty thường được đóng hộp với 250g – Cà phê bột/1 hộp.
Kích thước hộp: 7 cm x 4.5 cm x 18 cm. Quy cách đóng thùng: 10kg (40 hộp), khoảng 400 thùng/1
container.
• Kí hiệu mã hiệu: hàng hóa được đóng vào thùng chuyên dùng để xuất khẩu, công ty tiến hành kẻ kí
hiện lên vao bì bên ngoài nhằm thông báo những thông tin cần thiết cho việc nhận bốc dỡ và bảo quan
hàng hóa dễ dàng. Thông tin thường gồm tên người nhận, người gửi, trọng lượng tịnh và trọng lượng cả
bì, thành phần, đăng ký chất lượng.
• Kiểm tra hàng hóa: Kiểm tra mức độ phù hợp so với hợp đồng, tiêu chuẩn, mẫu hàng Kiểm tra hàng
xuất khẩu: số lượng, chất lượng, kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp cơ sở, cửa
khẩu: trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải, thẩm tra lại
+ Làm thủ tục hải quan xuất khẩu:
B1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan gồm: Hợp đồng mua bán hàng hóa; Tờ khai hải quan; Hóa đơn thương mại;
Hóa đơn vận tải; Hóa đơn bảo hiểm ( nếu có); Phiếu đóng gói hàng hóa; Các giấy tờ khác tùy vào mặt
31
hàng khác nhau
B2: Khai báo hải quan trên phần mềm khai báo hải quan điện tử
B3: Đợi kết quả phân luồng của hải quan
• Hàng hóa luồng xanh: Nộp lệ phí thông quan
• Hàng hóa luồng vàng: Luồng vàng điện tử: Scan hồ sơ gửi cho hải quan hoặc Luồng vàng giấy:
Doanh nghiệp cầm bộ hồ sơ cho hải quan kiểm tra
=> Sau quá trình kiểm tra kết thúc, nếu không có vấn đề gì thì nộp thuế, lệ phí và thông quan
• Hàng hóa luồng đỏ: Là hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra thực tế của hải quan. Tùy vào mức độ đánh
giá rủi ro của hải quan mà sẽ có tỷ lệ phần trăm hàng hóa bị kiểm tra thực tế nhất định: từ 5%-100%. Sau
quá trình kiểm tra kết thúc, nếu không có vấn đề gì thì nộp thuế, lệ phí và thông quan.
+ Giao hàng: giao hàng cho người Mua khi hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng đi tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
+ Thanh toán: yêu cầu người mua thanh toán theo thời hạn quy định của hợp đồng (10 ngày sau khi giao
hàng theo thư tín dụng chứng từ L/C).
+ Xử lý tranh chấp (nếu có).
Câu 6 : Trình bày quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CFR, CIF, DPU,
CPT, CIP (Incoterms 2020). Phân tích một số tình huống thực tế liên quan đến điều kiện CFR, CIF,
DPU
Trả lời
1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Là chuẩn bị hàng theo đúng : tên, số lượng, chất lượng, bao bì, kí mã hiệu,
giao hàng đúng thời gian quy định :
+ Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng: tập trung hàng là tập trung lô hàng đủ số lượng, chất
lượng, thời điểm, tối ưu hóa chi phí . Tạo nguồn hàng: biện pháp đáp ứng kịp thời, nguồn nào, phương
thức nào. Với doanh nghiệp sản xuất cần chú ý về nguyên liệu, nhân lực, máy móc... Với doanh nghiệp
xuất khẩu: xác định nhu cầu => phân loại nguồn hàng -> nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng -> lựa chọn
hình thức giao dịch => tập trung hàng xuất khẩu :
- Bao gói: Có cần đóng bao bì không?quyết định Số lượng, chất lượng, kiểu cách bao bì, nguồn cung
bao bì, cách thức đong gói . Bao bì cần đảm bảo yêu cầu: an toàn hàng hóa, phù hợp với điều kiện vận
chuyển, hấp dẫn khách hàng, tương quan về trọng lượng, chi phí với hàng. Bao bì phải dựa vào hợp đồng,
loại hàng hóa, điều kiện vận tải, luật pháp . Đóng gói: hở, kín, đúng kỹ thuật
- Kí hiệu mã hiệu: Ký hiệu bằng chữ, số, hình vẽ ở bao bì thể hiện thông tin cho quá trình giao nhận,
bốc dỡ, bảo quản hàng. Ở vị trí dễ nhìn, đơn giản, nhất quán theo thông lệ quốc tế, chất lượng kẻ ký tốt
nhưng ko làm ảnh hưởng đến goods’ quality
2. Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu : Kiểm tra mức độ phù hợp so với hợp đồng, tiêu chuẩn, mẫu
hàng
- Kiểm tra hàng xuất khẩu: số lượng, chất lượng, kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm ở
cấp cơ sở, ở cửa khẩu trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải để thẩm tra lại

32
- Kiểm tra hàng nhập khẩu: Về đến cửa khẩu phải kiểm tra để bảo vệ người mua, và là cơ sở để giải
quyết khiếu nại.
+ Khi nhận hàng, hóa đơn, giấy chứng nhận phải so sánh, đối chiếu với hợp đồng.
+ Tùy từng loại phương tiện, nếu đường biển, ga tàu phải kiểm tra niêm phong, cặp chì nếu thiếu hụt phải
lập biên bản kết toán nhận hàng với tàu.
+ Nếu hàng hóa sai chủng loại, có tổn thất cần liên hệ với công ty bảo hiểm.
+ Nếu hàng thuộc hàng kiểm tra nhà nước cần mời cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra.
3. Thuê phương tiện tải
- Phương tiện vận tải quốc tế bao gồm: ptvt đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không,
đường ống. Thông thường trong các hợp đồng xuất khẩu đã quy định loại phương tiện. Do đó, khi đi thuê
người quản trị phải quyết định: loại phương tiện đó như thế nào, hình thức thuê, thuê của hãng nào, thời
điểm thuê
- Việc thuê phương tiện phải căn cứ vào: hợp đồng, đặc điểm, khối lượng hàng hóa, điều kiện vận tải
- Tổ chức thuê phương tiện vận tải:
+ Có ý nghĩa quan trọng với các tác nghiệp của quy trình thực hiện hợp đồng. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến
tiến độ giao hàng, an toàn của hàng hóa…
+Ví dụ với vt đường biển Để thuê tàu doanh nghiệp cần có đủ thông tin về các hãng tàu trên thế giới, giá
cước vận tải, các loại hợp đồng. Một số các phương thức thuê tàu: thuê tàu chợ, thuê tàu chuyến…
4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa
- Bảo hiểm là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất
mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây ra với điều kiện người mua phải trả phí bảo
hiểm.
- Hoạt động quản trị: Có nên mua bảo hiểm hay không? Mua bảo hiểm nào? Giá trị bao nhiêu? Của
hãng nào? Hình thứ mua? Thời điểm mua?
- Căn cứ để quyết định mua bảo hiểm cho phù hợp
+ căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng: Rủi ro vc thuộc bên nào bên đó mua, trừ CIP,
CIF người bán phải mua ở phạm vi tối thiểu …
+ cc vào hh vận chuyển: Tùy vào loại hàng hóa, khối lượng, giá trị lô hàng
+ đặc điểm của điều kiện vận chuyển: loại pt, đặc điểm hành trình (cướp biển, chiến tranh), loại bao bì
bốc dỡ
- Tổ chức mua bảo hiểm: Xác định nhu cầu (loại A,B,C) giá trị thường là giá của hàng hóa theo điều
kiện CIF -> Xác định loại hình bảo hiểm (vogage/open policy BH chuyến và Bh bao) -> Lựa chọn công
ty -> Đàm phán kí kết hđ, thanh toán phí
5. Làm thủ tục hải quan
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan
- Hợp đồng mua bán hàng hóa

33
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Hóa đơn vận tải
- Hóa đơn bảo hiểm ( nếu có)
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Các giấy tờ khác tùy vào mặt hàng khác nhau
Bước 2: Khai báo hải quan trên phần mềm khai báo hải quan điện tử
Bước 3: Đợi kết quả phân luồng của hải quan
- Hàng hóa luồng xanh: Nộp lệ phí thông quan
- Hàng hóa luồng vàng:
+ Luồng vàng điện tử: Scan hồ sơ gửi cho hải quan
+ Luồng vàng giấy: Doanh nghiệp cầm bộ hồ sơ cho hải quan kiểm tra
=> Sau quá trình kiểm tra kết thúc, nếu không có vấn đề gì thì nộp thuế, lệ phí và thông quan
- Hàng hóa luồng đỏ: Là hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra thực tế của hải quan. Tùy vào mức độ đánh
giá rủi ro của hải quan mà sẽ có tỷ lệ phần trăm hàng hóa bị kiểm tra thực tế nhất định: từ 5%-100%
=> Sau quá trình kiểm tra kết thúc, nếu không có vấn đề gì thì nộp thuế, lệ phí và thông quan
6. Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải
*Giao hàng xuất khẩu:
- Giao với Tàu biển: kê chi tiết hàng, lấy sơ đồ xếp hàng, nắm vững kế hoạch, lập kế hoạch, vận
chuyển hàng vào cảng, bốc hàng lên tàu, giao nhận xong lấy biên lai ( vận đơn đường biển sạch Clean
Bill of Lading)
- Giao nhận bằng Container: Trường hợp Full Container Load ( FCL) chú ý thuê cont tương thích,
niêm phong kẹp chì, giao hàng cho bãi cont để lấy biên lai xếp hàng đổi vận đơn, Less than Container
Load ( LCL) chú ý việc giao cho người chuyên chở
- Đường sắt: Đủ toa hoặc không đủ toa, đủ toa kẹp chì, giao cho cơ quan đg sắt lấy vận đơn, ko đủ toa
chở hàng đến nơi tiếp nhận hoặc xếp lên toa chỉ định
- Ngoài ra: đường bộ cần chú ý giao hàng tại cơ sở của người bán, người bán bốc xếp lên phương tiện/
hoặc giao hàng cho người chuyên chở. Đường hàng không: người xuất khẩu cần liên hệ bộ phận giao
nhận  vc đến nơi chỉ định, hải quan, lên vận đơn…
*Nhận hàng nhập khẩu:
- Tàu biển: Chuẩn bị chứng từ để nhận hàng -> kí hợp đồng ủy thác cảng giao nhận hàng về -> xác
nhận tiếp nhận hàng -> cung cấp tài liệu: vận đơn, lệnh giao hàng -> Nhận hàng, kiểm tra -> thanh toán
phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản cho ga cảng
- Container: Nhận vận đơn chứng từ -> Đổi lấy lệnh giao hàng D/O -> Đến bãi container nhận hàng
- Đường sắt: đầy toa: kiểm tra niêm phong, dỡ hàng/ không đủ toa: vận chuyển về kho

34
- Đường bộ: Nếu nhận tại cơ sở người nhập khẩu, người NK làm thủ tục và chịu trách nhiệm bốc hàng
xuống để nhận hàng. Nếu nhận tại cơ sở người vận tải, người NK phải kiểm tra hàng và tổ chức vận
chuyển về kho riêng.
- Đường hàng không: Người nhập khẩu làm thủ tục nhận hàng tại trạm giao nhận hàng không và tổ
chức vận chuyển hàng về kho riêng của mình.
7. Thanh toán hàng xuất nhập khẩu
- Đây là nội dung rất quan trọng trong tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu đảm bảo người XK
nhận được tiền hàng, người nhập khẩu thanh toán để được nhận hàng. Một số phương thức phổ biến:
Phương thức tín dụng chứng từ:
+ Hợp đồng xuất khẩu (người bán): nhắc nhở mở L/C, kiểm tra L/C, sửa, tu chỉnh LC, giao hàng và
chuẩn bị chứng từ thanh toán: Hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, bảng kê chi tiết, phiếu
đóng gói, giấy chứng nhận, số lượng, trọng lượng, chứng nhận kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh
thực phẩm, chứng nhận xuất xứ C/O. Nếu giấy tờ đầy đủ số lượng, loại, đảm bảo đúng nơi và thời gian
cấp phát, không được mâu thuẫn với nhau, xuất trình đúng thời gian
+ Hợp đồng nhập khẩu: Mở L/C: kiểm tra, giám sát quy trình xuất khẩu, đến ngân hàng kí quỹ, có thể tu
chỉnh L/C. Sau đó nhận hàng, kiểm tra chứng từ
- Phương thức nhờ thu:
+ Với doanh nghiệp xuất khẩu: Sau khi giao hàng -> lập chứng từ -> ủy thác ngân hàng đòi tiền
+ Với doanh nghiệp nhập khẩu: Nhận chứng từ, kiểm tra nếu chứng từ không có vấn đề gì thì trả tiền để
lấy chứng từ nhận hàng
- Phương thức chuyển tiền:
+ Với doanh nghiệp xuất khẩu: giao hàng -> gửi chứng từ cho nhà nhập khẩu -> người nhập khẩu trả tiền
-> ngân hàng thông báo cho người bán
+ Với doanh nghiệp nhập khẩu: Kiểm tra chứng từ. Nếu chứng từ không có vấn đề thì viết lệnh yêu cầu
ngân hàng chuyển tiền bằng T/T, M/T. Nếu không phù hợp thì có quyền từ chối.
- Phương thức giao chứng từ trả tiền:
+ Với doanh nghiệp xuất khẩu: Nhắc người nhập khẩu đến ngân hàng làm thủ tục -> tài khoản kí thác bắt
đầu hoạt động -> xuất khẩu giao hàng cho nhập khẩu -> giao chứng từ cho ngân hàng nhận tiền.
+ Với doanh nghiệp nhập khẩu: Đến ngân hàng kí bản ghi nhớ, kí quỹ 100% giá trị thương vụ. Ngân
hàng kiểm tra bộ chứng từ: thanh toán cho nhà xuất khẩu, chuyển chứng từ cho người nhập khẩu nhận
hàng.
8. Khiếu nại
- Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua ( vi phạm hợp đồng)
+ Người mua khiếu nại: giao hàng không đúng số lượng, trọng lượng, chất lượng, bao bì, kí mã hiệu sai,
bảo quản làm hàng hóa bị hư hỏng, giao hàng chậm, không giao hàng mà không phải trường hợp bất khả
kháng; không thực hiện nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm

35
+ Người bán khiếu nại: Người mua thanh toán chậm hoặc không thanh toán; đến nhận hàng chậm, không
đến hoặc đơn phương hủy bỏ hợp đồng
=> Lập hồ sơ bao gồm: đơn khiếu nại, bằng chứng về sự vi phạm, các giấy tờ khác liên quan.
Bên bị khiếu nại nhanh chóng giải quyết thỏa đáng
- Người mua, người bán khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm:
+ Người chuyên chở: Đưa tàu đến cảng bốc không đúng quy định ; hàng bị mất, thất lạc, thiếu số lượng,
trọng lượng trong quá trình chuyên chở; hàng hư hỏng do bốc xếp, bảo quản trên phương tiện vận tải.
+ Bảo hiểm: Hàng hóa bị tổn thất do các rủi ro đã được mua bảo hiểm.
*Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu (tùy vào từng điều kiện Incoterm các bước thực hiện
khác nhau)
Điều kiện Chuẩn bị Kiểm tra hàng Thuê phương Mua bảo Làm thủ tục Tổ chức Thanh
Incoterm hàng hóa xuất khẩu tiện vận tải hiểm hải quan giao hàng toán

CFR x x x O x x x

CIF x x x x x x x

DPU( I2020) x x x Có/ Ko x x x


CPT x x x O x x x

CIP x x x x x x x

Điều kiện Nhận Kiểm tra Thuê PTVT Thủ tục Thanh toán Giải quyết khiếu
Incoterm hàng hàng nhập HQ NK nại

FOB X X X X X X

FCA X X X X X X

DAP X X O X X X

EXW X X NK + XK X X X
Khi giao hàng bằng container; người nhập khẩu nên chọn điều kiện cơ sở giao hàng nào thay cho FOB?
Không nên sử dụng điều kiện FOB nếu vận chuyên hàng hóa bằng container vì nó sẽ phát sinh rủi ro khi
bốc hàng từ CY lên tàu. Khi mình không thể bốc hàng lên tàu, phải thuê đơn vị vận chuyển mà rủi ro lại
do mình chịu.
Đối với những hàng hoá được vận chuyển bằng container (thông thường là hàng rời), nên sử dụng FCA
thay cho FOB. Lý do, theo FCA, việc giao hàng được coi là hoàn thành:

36
- Nếu địa điểm quy định là cơ sở của người bán, thì khi hàng đã được xếp lên phương tiện vận tải của
người chuyên chở do người mua chỉ định hoặc một người khác thay mặt cho người mua đưa tới.
- Nếu địa điểm quy định khác với điều ở trên, thì việc giao hàng hoàn thành khi hàng được đặt dưới
quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người do người mua chỉ định, hoặc một người do người
bán lựa chọn khi hàng hoá vẫn còn ở trên phương tiện vận tải của người bán mà chưa dỡ xuống. Nếu
không xác định cụ thể địa điểm giao hàng trong phạm vi địa điểm giao hàng quy định thì người bán có thể
chọn điểm giao hàng nào thuận lợi nhất cho mình.
=> Tóm lại, việc vận chuyển hàng hoá bằng container sử dụng FCA có nhiều thuận lợi hơn FOB. Địa
điểm giao hàng theo FCA là điểm mà tại đó hàng được giao cho người vận tải hoặc địa điểm tập kết của
người này; hoặc tại xe gửi đến cơ sở của người bán để lấy hàng đi sau khi hàng đã được đóng vào
container. Rủi ro và chi phí chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng hoá đã được giao cho
người vận tải tại địa điểm quy định. Đây là lý do tại sao vận chuyển hàng hoá bằng container nên sử dụng
FCA.

Câu 8: So sánh phạm vi trách nhiệm của người bán theo điều kiện DPU và DAP, FCA và DPU,
FCA và CPT, FCA và CIP

DPU DAP

- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu và chịu chi - Làm thủ tục hải quan nhập khẩu và chịu chi phí
phí - Giao hàng đến địa điểm quy định, trên phương
- Giao hàng đến bến được quy định, dỡ hàng tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ hàng
hóa khỏi phương tiện vận tải (chuyển rủi ro) - Chịu chi phí dỡ hàng theo hợp đồng vận tải
- Ký kết hợp đồng và chịu chi phí vận chuyển - Ki kết hợp đồng và chịu chi phí vận chuyển đến
hàng hóa từ địa điểm quy định địa điểm quy định

DPU FCA

- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu và chịu chi - Làm thủ tục hải quan xuất khẩu và chịu chỉ phi
phí - Giao hàng tại địa điểm quy định
- Giao hàng đến bến được quy định, dỡ hàng + Cơ sở người bán =>> bốc lên phương tiện chuyên
hóa khỏi phương tiện vận tải (chuyển rủi ro) trở
- Ký kết hợp đồng và chịu chi phí vận chuyển + Địa điểm khác =>> Trên PT chuyên trở của người
hàng hóa từ địa điểm quy định bán

FCA CPT

-Làm thủ tục hải quan xuất khẩu và chịu chỉ - Làm thủ tục hải quan xuất khẩu và chịu chỉ phi
phi - Giao hàng cho người chuyên trở đầu tiên - Ký kết
-Giao hàng tại địa điểm quy định hợp đồng và chịu chỉ phi vận chuyển của hàng hóa từ
+ Cơ sở người bán =>> bốc lên phương tiện địa điểm quy định
chuyên trở
+ Địa điểm khác =>> Trên PT chuyên trở của
người bán

FCA CIP
37
-Làm thủ tục hải quan xuất khẩu và chịu chỉ - Làm thủ tục hải quan xuất khẩu và chịu chỉ phi
phi - Giao hàng cho người chuyên trở đầu tiên tiện
-Giao hàng tại địa điểm quy định (chuyển rủi ro)
+ Cơ sở người bán =>> bốc lên phương tiện - Ký kết hợp đồng và chịu chi phí vận chuyển của
chuyên trở hàng hóa từ địa điểm quy định
+ Địa điểm khác =>> Trên PT chuyên trở của - Ký kết hợp đồng và chịu chi phí bảo hiểm (ở mức
người bán tối thiểu)
Câu 9: Quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu? Trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu, người bản
phát hiện hàng hóa chưa phù hợp với điều khoản chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp
đồng, người bản nên có phương án giải quyết như thế nào?.
Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị hãng theo đúng tên hàng, số lượng, phù hợp với chất lượng, bao
bị, kĩ mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng
- Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng: Tập trung hàng thành lô hàng đủ về số lượng, phù
hợp về chất lượng, đúng địa điểm, tối ưu hoá chỉ phi. Các doanh nghiệp xuất khẩu thường tập trung hàng
xuất khẩu từ các nguồn hàng xuất khẩu từ các nguồn hàng là nơi đã và có đủ khả năng cung cấp hàng hóa
đủ điều kiện cho xuất khẩu. Việc tập trung hàng hoá xuất khẩu gồm có các bước chính sau:
+ Phân loại nguồn hàng xuất khẩu: doanh nghiệp tiến hành phân loại nguồn hàng đi tạo ra các nhóm
nguồn hàng có đặc trưng tương đối đồng nhất. Từ đó, doanh nghiệp có chính sách, biện pháp lựa chọn và
ưu tiên thích hợp với từng loại nguồn hàng đế khai thác tối đa khả năng từ mỗi loại nguồn hàng.
+ Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu. Muốn khai thác và phát triển nguồn hàng ổn định và phát triển kinh
doanh phải nghiên cứu và tiếp cận nguồn hàng để có phương thức và hệ thống thu mua hàng xuất khẩu
được tối ưu. Doanh nghiệp cần nghiên cứu đầu là các nguồn hàng hiện hữu và đâu là các nguồn hàng tiềm
năng
- Các hình thức thu gom hàng xuất khẩu:
+ Mua hàng xuất khẩu
+ Tư sản xuất để xuất khẩu.
+ Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua hàng xuất khẩu.
+Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu.
+ Xuất khẩu uỷ thác.
- Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu bao gồm hệ thống các chi nhánh, đại lý, kho bãi, vận
tải, thông tin quản lý, kỹ thuật, thích hợp. Doanh nghiệp phải dựa trên đặc điểm mặt hàng, đặc điểm
nguồn hàng và hình thức giao dịch để tổ chức hệ thống tập trung hàng có hiệu quả.
- Bao gói hàng xuất khẩu
+ Dựa trên căn cứ vào số lượng hàng hoá, tinh chất hàng hoá và chất lượng bao bị mà hợp đồng đã ký kết,
doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu bao bị để có kế hoạch cung ứng bao bi cho đầy đủ và đúng thời
điểm.
+ Khi đóng gói có thể đóng gói hở và đóng gói kín. Khi đóng gói hàng hóa phải đảm bảo đúng kỹ thuật.
Kể cả vật liệu dùng để chèn lót và việc chèn lót cũng phải đảm bảo đúng kỹ thuật, để đảm bảo thuận tiện
38
và tối ưu trong bốc xếp hàng hóa.
- Kẻ kỹ mã hiệu hàng xuất khẩu: Kẻ mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình về
được ghi trên bao bị bên ngoài nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình giao nhận, bốc xếp, vận
chuyển và bảo quản hàng hoá. Nội dung của ký mã hiệu bao gồm thông tin cần thiết về người nhận hàng,
thông tin cần thiết cho việc vận chuyển hàng hoá, cũng như thông tin về hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ,
bảo quản hàng hoá.
Trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu, người bản phát hiện hàng hóa chưa phù hợp với điều
khoản chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, người bán nên có phương án giải
quyết như thế nào?
Để ngăn ngừa những sai sót trong việc giao hàng và tăng khả năng thực hiện hiệu quả việc mua bán, việc
kiểm tra hàng hóa trước khi giao là một yêu cầu cần thiết đối với giao dịch mua bán hàng hóa trong
thương mại. Đây là một điểm khác biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại với hợp đồng
mua bán tài sản trong dân sự.
- Người bán nên nhanh chóng tìm kiếm nguồn hàng thay thế bổ sung sao cho hàng hóa phải đảm bảo
đủ số lượng và đúng với chất lượng đã kí kết. Cụ thể: Với doanh nghiệp sản xuất: sử dụng nguồn hàng dự
trữ của doanh nghiệp để bổ sung, nếu nguồn dự trữ không đủ cần nhanh chóng tăng cường sản xuất, điều
chỉnh hàng hóa. Với doanh nghiệp xuất khẩu: sử dụng nguồn hàng dự trữ, nếu không đủ cần lựa chọn, đặt
mua nguồn hàng mới kịp thời
- Nếu người bán đã nỗ lực thay thế bổ sung hàng hóa đúng chất lượng nhưng thời gian quá gấp, không
kịp với thời hạn giao hàng thì người bán cần chủ động liên lạc với người mua để thông báo về tình hình
hàng hóa: trình bày nguyên nhân, xin lùi thời gian giao hoặc giao trước một phần hàng hóa đúng chất
lượng rồi bổ sung sau. Trường hợp người mua không đồng ý, người bán phải chấp nhận bồi thường vì vi
phạm hợp đồng.
- Trường hợp này xảy ra, cả 2 bên đều bị thiệt hại. Do đó, người bán luôn phải hạn chế nhất có thể, cần
chú trọng trong việc chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa, luôn chuẩn bị nhiều phương án dự phòng: có thêm
nguồn hàng dự trữ, thường xuyên kiểm tra, chủ động ứng phó linh hoạt, bình tĩnh xử lí tránh tình trạng
bối rối, khó đạt kết quả tốt.
Câu 10: Những nội dung cần quản trị khi thực hiện hợp đồng TMQT? Xây dựng nội dung điều
hành cho quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CIF, CPT, DPU (I2020) của một
mặt hàng cụ thể?
Trả lời
*Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế:
- Ý nghĩa của lập kế hoạch thực hiện hợp đồng: Có ý nghĩa quan trọng. Là sự tính toán, thiết lập các
mục tiêu, xác định rõ nội dung công việc, thời điểm tiến hành, trình tự, cách thức, phân bổ nguồn lực.
+ Xác định mục tiêu rõ ràng, định hướng cho tất cả hoạt động
+ Giúp người thực hiện nắm được công việc, làm việc có trách nhiệm
+ Phối hợp các nguồn lực làm cho quá trình thực hiện diễn ra khoa học, chặt chẽ, hiệu quả cao hơn.
+ Giúp người quản trị nắm được công việc, kiểm tra, đánh giá phù hợp.

39
- Căn cứ để lập kế hoạch thực hiện hợp đồng:
+ Căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký
+ Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp
+ Căn cứ vào điều kiện môi trường chung và điều kiện thực tế của đối tác.
- Trình tự lập kế hoạch: Chuẩn bị lập kế hoạch -> Tiến hành lập kế hoạch -> Trình duyệt kế hoạch
- Nội dung của kế hoạch:
+ Kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm: kế hoạch chuẩn bị hàng, kế hoạch kiểm tra hàng,
thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, giao hàng và thanh toán.
+ Kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu: kế hoạch thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục
hải quan, nhận hàng, kiểm tra hàng và thanh toán.
=> Trong mỗi kế hoạch tác nghiệp cần xác định các nội dung công việc, phương thức tiến hành, thời điểm
tiến hành, kết thúc và các nguồn lực cần tập trung để thực hiện kế hoạch.
*Tổ chức thực hiện hợp đồng TMQT
Tương tự câu 6.7
*Giám sát và điều hành quá trình thực hiện hợp đồng
- Giám sát thực hiện hợp đồng: Là một hệ thống báo động sớm, cảnh tỉnh về các công việc mà mỗi
bên cần thực hiện để đảm bảo tránh chậm trễ, sai sót trong thực hiện hợp đồng
+ Nội dung giám sát: Người bán: quá trình chuẩn bị hàng, giám định hàng, chỉ định tàu, mua bảo hiểm,
lịch giao hàng, thủ tục hải quan, giá, thanh toán, bảo hành, khiếu nại, giải quyết tranh chấp. Người mua:
nhận hàng ở cảng, chỉ định giám định, thanh toán
+ Phương pháp giám sát: Phiếu giám sát, sử dụng máy vi tính
- Điều hành quá trình thực hiện hợp đồng: Là tất cả quyết định cần phải đề ra để giải quyết những
vấn đề không tính trước được
+ Nội dung điều hành: Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng: chuẩn bị hàng, thuê
phương tiện, bảo hiểm hàng hóa, thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, điều chỉnh giá, các điều khoản
thanh toán, giải quyết khiếu nại, và các nội dung khác
Xây dựng nội dung điều hành cho quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CIF của một mặt
hàng vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty Xuất khẩu nông sản sạch.
- Chuẩn bị hàng:
+ Gần đến ngày giao hàng người bán mới phát hiện ra mình khó khăn trong tiến độ giao hàng, hoặc hàng
hóa bị sai chủng loại, một phần hay toàn booh hàng hóa không phù hợp về chất lượng, bao bì: Cần thông
báo ngay cho bên mua về tình trạng lô hàng, thương lượng lại về thời gian giao hàng chậm một vài ngày,
hoặc giao hàng thành nhiều đợt, đề nghị giảm một phần giá trị của hóa đơn để tránh thiệt hại nặng nề cho
cả hai bên.
- Thuê phương tiện vận tải:
+ Trường hợp tàu không đến điểm nhận hàng đúng quy định, đặc điểm của con tàu không phù hợp với
quy định của hợp đồng, tàu già, hợp đồng thuê tàu có quy định thưởng phạt bốc dỡ, nhưng trong hợp
40
đồng xuất nhập khẩu không quy định về thưởng phạt bốc dỡ, tàu không hợp pháp… Cần theo dõi sát sao
quá trình chuyển hàng lên tàu, nếu không theo đúng tiến trình timeline và địa điểm như trong hợp đồng
phải nhắc nhở bên vận chuyển, nếu họ tiếp tục vi phạm có thể khiếu nại kịp thời.
+ Hàng hoá trong quá trình vận chuyển bị hư hỏng, mất mát mà trách nhiệm thuộc về phương tiện vận tải:
Cần yêu cầu bên vận chuyển giải trình, bồi thường theo thỏa thuận của hai bên.
- Bảo hiểm cho hàng hóa: Người mua phải làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá có hư hại mất mát không,
khi hàng hoá nằm trong diện được bảo hiểm phải điều hành để nhận được chế độ bảo hiểm từ hãng bảo
hiểm là đầy đủ nhất. Nếu phát hiện hàng hóa thuộc diện bảo hiểm đã mua, phải kê khai tình trạng hàng
hóa để làm việc với hãng bảo hiểm để nhận tiền được chi trả.
- Thủ tục hải quan: Các chứng từ phải nộp trong hồ sơ hải quan không phù hợp hoặc bị thiếu như
thiếu giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy xuất xứ hàng hoá…hoặc giữa doanh
nghiệp và cơ quan hải quan không thống nhất được với nhau về việc áp mã tính thuế, trị giá tính thuế:
Cần nhanh chóng bổ sung giấy tờ theo đúng quy định. Nếu khó khăn quá không thể giải quyết được nên
nhờ sự tư vấn, hỗ trợ từ đại lí hải quan, hoặc các công ty dịch vụ logistics
- Điều chỉnh giá:
+ Sự xem xét về giá hợp đồng có thể phát sinh do điều kiện giá để “mở”. Đến thời hạn nhận hàng phải
thống nhất được giá cuối cùng
+ Đến thời điểm giao hàng giá cả hàng hóa tăng hoặc giảm quá mức quy định, hoặc giá cả hàng hoá trên
thị trường thay đổi quá lớn dẫn đến việc người bán khó khăn trong mua hàng để giao hoặc người mua có
ý định không muốn nhận hàng, hoặc người bán hay người mua đưa ra đề nghị thay đổi lại giá vì giá cả
trên thị trường thay đổi lớn. Trường hợp này, người mua phải thống nhất với người bán phương án tốt
nhất cho cả hai, không được phép đơn phương hủy hợp đồng hoặc đòi giá cao vô lí.
- Các điều khoản thanh toán:
+ Việc thực hiện thanh toán nhiều lần thì điều hành hợp đồng phải đảm bảo những hoạt động điều kiện
cho việc thanh toán phải được thực hiện đúng thời hạn để việc thanh toán được thực hiện đúng thời hạn.
+ Trong quá trình thanh toán cũng có rất nhiều các phát sinh mà cần phải điều hành như người mua chậm
mở L/C, L/C mở không đúng quy định trong hợp đồng, chứng từ không phù hợp với L/C, vấn đề tu chỉnh
L/C, chứng từ về muộn hơn hàng hoá. Nếu có thay đổi về L/C phải báo ngay cho bên xuất khẩu và 2 ngân
hàng để có sự điều chỉnh thống nhất. Có vấn đề chưa nhận được hàng ngay thì phải có phương án bảo
quản hàng hóa, đảm bảo nhận giấy tờ mới thanh toán, nhận hàng tránh rủi ro về sau.
- Giải quyết các khiếu nại: Khi có khiếu nại là lúc người quản lý phải điều hành chặt chẽ nhất. Người
quản lý phải đưa ra các quyết định: có khiếu nại hay không, bằng chứng của việc khiếu nại, hồ sơ khiếu
nại, yêu cầu về giải quyết khiếu nại. Còn bên bị khiếu nại phải xem xét việc khiếu nại của đối tác có đúng
hay không, điều hành quá trình tham gia giải quyết khiếu nại, quyết định về giải quyết khiếu nại…
- Các nội dung khác: Ngoài các nội dung trên còn rất nhiều các vấn đề cần phải điều hành như giải
quyết các tranh chấp, vấn đề bảo hành, vấn đề bất khả kháng, vấn đề bảo lãnh… để thực hiện tối ưu hợp
đồng đã kí kết, đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên. Trường hợp này, hai bên nên thống nhất tự giải
quyết với nhau, nếu không thể thống nhất được thì đưa ra trọng tài đã được quy định trong hợp đồng, chi
phí do bên thua trả.

41
Câu 11: Xây dựng nội dung điều hành cho quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện
EXW, FCA của một mặt hàng cụ thể.
Trả lời
Nội dung điều hành cho quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu vải thô từ Trung Quốc bằng đường biển
Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện EXW, FCA nhìn chung tương tự nhau, chỉ khác ở
EXW thêm làm thủ tục hải quan cả hai chiều xuất và nhập khẩu.
Điều kiện Nhận Thuê Bảo Thủ tục Điều chỉnh Thanh Khiếu Các nội
Incoterm hàng PTVT hiểm hải quan giá toán nại dung khác

EXW x x x NK+ XK x x x x

FCA x x x NK x x x x

- Nhận hàng:
+ Trường hợp người mua hoặc người bán muốn thay đổi lịch giao hàng đã quy định trong hợp đồng vì
nhiều lý do: chưa chuẩn bị kịp hàng để giao, sự ùn tắc ở cảng bốc hàng, hoặc ở cảng dỡ hàng, trục trặc
trong vấn đề thuê phương tiện vận tải hoặc các thủ tục cho hàng hoá… Cần thống nhất với nhà xuất khẩu
về thời gian chính xác để nhận hàng, chỉ được lùi từ 3-5 ngày nếu không bên bán phải bồi thường vì vi
phạm hợp đồng
+ Khi nhận hàng người mua phát hiện thấy hàng bị thiếu, hàng không phù hợp về chủng loại, về chất
lượng. Người nhận bắt buộc phải kiểm tra hàng hóa khi hàng về, nếu phát hiện sai lệch phải làm rõ với
hãng vận chuyển, bên bán xem nguyên nhân ở đâu? Ai chịu trách nhiệm? Cách khắc phục?
- Thông tin phương tiện vận tải:
+ Trường hợp tàu không đến điểm nhận hàng đúng quy định, đặc điểm của con tàu không phù hợp với
quy định của hợp đồng, tàu già, hợp đồng thuê tàu có quy định thưởng phạt bốc dỡ, nhưng trong hợp
đồng xuất nhập khẩu không quy định về thưởng phạt bốc dỡ, tàu không hợp pháp… Cần theo dõi sát sao
quá trình chuyển hàng lên tàu, nếu không theo đúng tiến trình timeline và địa điểm như trong hợp đồng
phải nhắc nhở bên vận chuyển, nếu họ tiếp tục vi phạm có thể khiếu nại kịp thời.
+ Hàng hoá trong quá trình vận chuyển bị hư hỏng, mất mát mà trách nhiệm thuộc về phương tiện vận tải:
Cần yêu cầu bên vận chuyển giải trình, bồi thường theo thỏa thuận của hai bên.
- Thủ tục hải quan:
+ Với điều kiện EXW, doanh nghiệp nhập khẩu phải làm cả khai hải quan cho hàng xuất, độ phức tạp lớn
hơn do không thông thạo thủ tục của nước khác. Nếu khó khăn nên nhờ sự hỗ trợ từ nước bán, các mối
quan hệ trong ngành quen thuộc việc chứng từ giúp đỡ.
+ Các chứng từ phải nộp trong hồ sơ hải quan không phù hợp hoặc bị thiếu như thiếu giấy chứng nhận
chất lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy xuất xứ hàng hoá…hoặc giữa doanh nghiệp và cơ quan hải
quan không thống nhất được với nhau về việc áp mã tính thuế, trị giá tính thuế: Cần nhanh chóng bổ sung
giấy tờ theo đúng quy định

42
- Bảo hiểm cho hàng hoá: Người mua phải làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá có hư hại mất mát không,
khi hàng hoá nằm trong diện được bảo hiểm phải điều hành để nhận được chế độ bảo hiểm từ hãng bảo
hiểm là đầy đủ nhất. Nếu phát hiện hàng hóa thuộc diện bảo hiểm đã mua, phải kê khai tình
- Điều chỉnh giá:
+ Sự xem xét về giá hợp đồng có thể phát sinh do điều kiện giá để “mở”. Đến thời hạn nhận hàng phải
thống nhất được giá cuối cùng trạng hàng hóa để làm việc với hãng bảo hiểm để nhận tiền được chi trả.
+ Đến thời điểm giao hàng giá cả hàng hóa tăng hoặc giảm quá mức quy định, hoặc giá cả hàng hoá trên
thị trường thay đổi quá lớn dẫn đến việc người bán khó khăn trong mua hàng để giao hoặc người mua có
ý định không muốn nhận hàng, hoặc người bán hay người mua đưa ra đề nghị thay đổi lại giá vì giá cả
trên thị trường thay đổi lớn. Trường hợp này, người mua phải thống nhất với người bán phương án tốt
nhất cho cả hai, không được phép đơn phương hủy hợp đồng hoặc đòi giá cao vô lí.
- Các điều khoản thanh toán:
+ Việc thực hiện thanh toán nhiều lần thì điều hành hợp đồng phải đảm bảo những hoạt động điều kiện
cho việc thanh toán phải được thực hiện đúng thời hạn để việc thanh toán được thực hiện đúng thời hạn.
+ Trong quá trình thanh toán cũng có rất nhiều các phát sinh mà cần phải điều hành như người mua chậm
mở L/C, L/C mở không đúng quy định trong hợp đồng, chứng từ không phù hợp với L/C, vấn đề tu chỉnh
L/C, chứng từ về muộn hơn hàng hoá. Nếu có thay đổi về L/C phải báo ngay cho bên xuất khẩu và 2 ngân
hàng để có sự điều chỉnh thống nhất. Có vấn đề chưa nhận được hàng ngay thì phải có phương án bảo
quản hàng hóa, đảm bảo nhận giấy tờ mới thanh toán, nhận hàng tránh rủi ro về sau.
- Giải quyết các khiếu nại: Khi có khiếu nại là lúc người quản lý phải điều hành chặt chẽ nhất. Người
quản lý phải đưa ra các quyết định: có khiếu nại hay không, bằng chứng của việc khiếu nại, hồ sơ khiếu
nại, yêu cầu về giải quyết khiếu nại. Còn bên bị khiếu nại phải xem xét việc khiếu nại của đối tác có đúng
hay không, điều hành quá trình tham gia giải quyết khiếu nại, quyết định về giải quyết khiếu nại…
- Các nội dung khác: Ngoài các nội dung trên còn rất nhiều các vấn đề cần phải điều hành như giải
quyết các tranh chấp, vấn đề bảo hành, vấn đề bất khả kháng, vấn đề bảo lãnh… để thực hiện tối ưu hợp
đồng đã kí kết, đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên. Trường hợp này, hai bên nên thống nhất tự giải
quyết với nhau, nếu không thể thống nhất được thì đưa ra trọng tài đã được quy định trong hợp đồng, chi
phí do bên thua trả.
Câu 12: Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhà quản trị cần giám sát những nội dung gì?
Trả lời
- Giám sát quá trình chuẩn bị hàng: giám sát các nguồn hàng, giám sát về số lượng hàng hóa, chủng
loại, số lượng của từng chủng loại, sự tuân thủ về chất lượng, sự phù hợp về bao bì, ký mã hiệu, thời gian,
địa điểm tập trung hàng để giao.
- Giám định hàng: giám sát thời gian giám định, địa điểm giám định, cơ quan giám định, nội dung yêu
cầu giám định, sự phù hợp của giấy chứng nhận giám định với hợp đồng, L/C hoặc theo quy định của
pháp luật.
- Chỉ định tàu: nếu hợp đồng quy định người bán chỉ định tàu để chở hàng, cần giám sát các địa điểm
của con tàu như tải trọng, tuổi tàu, đặc điểm về chở hàng của tàu, thời gian cập cảng để nhận hàng, địa

43
điểm đến nhận hàng, địa điểm trả hàng, mức độ bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ, giám sát quá trình đàm phán
để thuê tàu, hợp đồng thuê tàu.
- Mua bảo hiểm: giám sát thời điểm mua bảo hiểm, mức bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, địa điểm mua bảo
hiểm, hình thức mua bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Lịch giao hàng: lịch trình giao hàng, số lần giao hàng, ngày cuối cùng phải giao của từng lần giao
hàng, thông báo giao hàng, các điều kiện về cảng, thông báo về điều kiện cảng, thời điểm dự tính tàu đến
nơi, kế hoạch giao hàng.
- Thủ tục hải quan: thời điểm khai và nộp hồ sơ hải quan, những chứng từ cần thiết để xuất trình hải
quan và các thủ tục khác: Các loại chứng từ, thời điểm cần thiết để xuất trình. Thời điểm và địa điểm xuất
trình hàng hóa để kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Giá: nếu là giá để ngỏ, thì thời điểm và địa điểm để gặp gỡ nhau đàm phán về giá, những thông tin và
dữ liệu cần thiết để đàm phán lại giá.
- Thanh toán: tiến độ thanh toán, hạn cuối cùng của từng lần thanh toán, các chứng từ cho mỗi lần
thanh toán: các loại chứng từ, sự phù hợp của chứng từ, thời điểm xuất trình chứng từ, thời gian và nội
dung kiểm tra L/C nếu thanh toán bằng L/C.
Bảo hành: thời gian bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung và phạm vi trách nhiệm về bảo hành, số
lượng và khuyết tật bảo hành.
- Khiếu nại: thời gian khiếu nại, đơn khiếu nại, chứng từ cần lập khi khiếu nại, giải quyết khiếu nại.
- Giải quyết tranh chấp: cần giám sát về địa điểm trọng tài, luật xét xử, các nội dung về giải quyết
tranh chấp, các chứng từ,…
=> Tùy vào từng hợp đồng mà có thể thêm hoặc bớt đi một số nội dung cần giám sát khác
Câu 13: Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nhà quản trị cần giám sát những nội dung gì?
Trả lời
Nội dung: tương tự như HĐXK và còn thêm:
- Nhận hàng ở cảng: thời điểm và lịch trình nhận hàng, nội dung nhận hàng, mức độ bốc dỡ, thưởng
phạt bốc dỡ, giải quyết hàng thiếu, hàng thừa, hàng đổ vỡ, vận chuyển hàng về kho
- Chỉ định giám định: khi hàng cần giám định, cần giám sát cơ quan giám định, nội dung giám định,
căn cứ giám định, yêu cầu về chứng thư giám định, thông báo yêu cầu giám định đến các cơ quan liên
quan
- Thanh toán: giám sát tiến độ thanh toán, hạn cuối cùng của từng lần thanh toán, thời điểm mở L/C,
yêu cầu về mở L/C, ký quỹ, tu chỉnh L/C, yêu cầu và thời gian kiểm tra chứng từ
Câu 14: Những rủi ro có thể xảy ra trong tác nghiệp thương mại quốc tế? Nguyên nhân của những
rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc xác định nguyên nhân
của rủi ro có ý nghĩa gì đối với nhà kinh doanh. Để phòng ngừa, hạn chế những rủi ro đó, doanh
nghiệp cần chú ý những gì?
Trả lời
1. Rủi ro có thể xảy ra trong tác nghiệp thương mại quốc tế

44
a. Rủi ro trong quá trình lựa chọn đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng:
- Rủi ro do mạo danh: Đó là một cá nhân hay tổ chức sử dụng trái phép danh nghĩa của một cá nhân
hay tổ chức khác trong giao dịch với khách hàng, cung cấp cho đối tác thông tin sai lệch về năng lực kinh
doanh, thông tin sai lệch về sản phẩm. Kéo theo hệ lụy trong các bước tác nghiệp sau đó, thậm chí để lại
hậu quả khôn lường.
Rủi ro do đối tác không đủ năng lực thực hiện hợp đồng và do hợp đồng soạn thảo thiếu
chặt chẽ, có nhiều sơ hở: Thường dẫn đến hủy bỏ hợp đồng hoặc hợp đồng bị kéo dài, mất đi cơ hội
trong kinh doanh
- Rủi ro do các hành vi lừa đảo khác của đối tác: đánh tráo hợp đồng, lừa kí hợp đồng với giá rất cao
lô hàng kém chất lượng,… dẫn đến thiệt hại mất toàn bộ lô hàng, với doanh nghiệp nhỏ có thể dẫn đến
phá sản
b. Rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu
- Rủi ro do khan hiếm nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu: Nguyên nhân dẫn đến khan hiếm nguồn
hàng có thể là do khách quan ( ảnh hưởng của thời tiết dịch bệnh, cạn kiệt nguồn nguyên liệu…) và cũng
có thể là chủ quan ( hạn chế xuất khẩu của chính phủ, không tổ chức tốt công tác thu mua..)
- Rủi ro do sự biến động giá cả hàng hóa: Khi giá tăng, việc thu mua trở nên khó khăn hơn, lợi nhuận
suy giảm thậm chí là thua lỗ. Nguy cơ hàng giao không đủ số lượng, chậm giao hàng, từ chối giao hàng là
rất cao.
- Rủi ro do mất khả năng kiểm soát về chất lượng và số lượng hàng hóa xuất khẩu: Là hàng hóa
được chuẩn bị không đủ số lượng, không đúng chất lượng, bị lẫn chủng loại, bị sai quy cách…
- Rủi ro do những biến đổi phẩm chất hàng hóa xuất khẩu: Trong quá trình chuẩn bị hàng hóa có thể
bị suy giảm chất lượng do những tác động từ môi trường tự nhiên cũng như từ ý thức và hành vi của con
người. Bề mặt bị nhăn, phai màu, ẩm mốc.. do độ ẩm không khí, trời nắng để ngoài trời lâu.
c. Rủi ro trong quá trình nhận hàng nhập khẩu:
- Rủi ro do người bán không giao đúng số lượng và chủng loại hàng hóa: Việc cung cấp hàng hoá
không đúng số lượng có thể là thừa hoặc thiếu về số lượng, trọng lượng (bao gồm cả phần dung sai nếu
hợp đồng có quy định dung sai và người được quyền chọn dung sai.
- Rủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng: Người xuất khẩu có thể chậm giao hàng theo như
tiến độ đã được quy định trong hợp đồng và không ít trường hợp họ còn không có khả năng giao hàng.
Rủi ro do người mua không nhận hàng: Thiệt hại mà người bán phải gánh chịu thường
là chi phí khiếu kiện, thời gian lưu tàu, lưu kho và đôi khi là rất lớn do phải tái nhập khẩu hoặc chuyển
bán lô hàng sang một khu vực thị trường khác.
d. Những rủi ro trong quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hóa
- Các rủi ro do lựa chọn hãng tàu không đủ tin cậy, lừa đảo hàng hải
- Các rủi ro do xếp hàng không đúng quy cách, chuyên chở không đúng lịch trình, chuyển tải hàng hóa
- Các rủi ro do những tai họa tiềm ẩn trong quá trình vận chuyển - Các rủi ro do bị mất cắp hàng hóa,
trục lợi bảo hiểm, cướp biển
45
e. Những rủi ro trong quá trình thanh toán tiền hàng
- Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực
- Rủi ro từ ngân hàng mở L/C
- Rủi ro do bộ chứng từ thanh toán không phù hợp quy định của L/C.
2. Nguyên nhân của những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Việc xác định nguyên nhân gây ra rủi ro thực tế có ý nghĩa quan trọng trong dự báo và có các biện pháp
hạn chế tổn thất. Có thể chia nguyên nhân rủi ro thành 2 nhóm cơ bản:
- Những nguyên nhân khách quan: Là những nguyên nhân không phải xuất phát từ những hành động
trực tiếp của con người như:
+ Những điều kiện tự nhiên bất lợi: gió, bão, sóng ngầm, động đất, núi lửa… Đây là những nguy cơ tiềm
tàng dẫn đến các rủi ro và tác động không nhỏ đến hoạt động TMQT. Thường được đề cập trong việc mua
bảo hiểm cho hàng hóa
+ Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh: Cơ hội thị trường, các thay đổi và điều chỉnh của chính sách
mặt hàng, rào cản thương mại quốc tế, biến động tài chính, tiền tệ… Đây là những nguyên nhân đa dạng,
thường có sự liên hệ qua lại với nhau, con người khó đo lường chính xác mức độ tổn thất của hàng hóa
=> Những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát, khó khống chế thường dẫn đến thiệt hại nặng nề cho
doanh nghiệp
Những nguyên nhân chủ quan: Là những nguyên nhân xuất phát từ các hành vi trực tiếp
hoặc gián tiếp của con người tham gia hoặc có liên quan đến các hoạt động TMQT như:
+ Sự không ổn định của thể chế chính trị, hệ thống pháp luật luôn thay đổi, sự khác biệt trong ứng xử,
tập quán kinh doanh… Đây là những nguyên nhân khó dự báo cũng khó áp dụng các biện pháp hạn chế
như thực hiện các biện pháp bảo hiểm.
+ Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, cơ chế quản lí, thiếu thông tin, kỹ năng quản trị doanh
nghiệp, những sơ suất bất cẩn của cá nhân tổ chức… Đây là nhóm nguyên nhân thường xuyên nhất và
những rủi ro từ nguyên nhân này không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra được, tổn thất không tức thì
nên phản ứng của doanh nghiệp không quyết liệt và kịp thời
+ Buôn lậu, làm hàng giả, lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh, tham nhũng, quan liêu… Những
nguyên nhân này đang có xu hướng gia tăng, tinh vi, phức tạp. Tổn thất gây ra trong thời gian dài, không
dễ đo lường.
3. Việc xác định nguyên nhân của rủi ro có ý nghĩa gì đối với nhà kinh doanh. Để phòng ngừa, hạn
chế những rủi ro đó, doanh nghiệp cần chú ý những gì?
Nghiên cứu nguyên nhân của rủi ro là hoạt động quan trọng và cần thiết của mỗi doanh nghiệp nhằm đưa
ra được những dự báo và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa tổn thất cho doanh nghiệp.
Xác định đúng nguyên nhân của ro giúp nhà kinh doanh có biện pháp hạn chế rủi ro một cách chính xác
và kịp thời, xác định bộ phận phụ trách, các nhân cơ quan gây ra rủi ro để có biện pháp nhắc nhở, kỉ luật
kịp thời; đồng thời tiết kiệm thời gian và kinh phí.
Để phòng ngừa rủi ro, doanh nghiệp cần chú ý:

46
- Hình thành các vị trí nhân sự quản trị rủi ro: Chỉ định một vài nhân sự thuộc phòng kinh doanh
hoặc phòng xuất nhập khẩu phụ trách các nghiệp vụ về nghiên cứu và quản trị các vấn đề rủi ro của doanh
nghiệp.
- Nghiên cứu, nhận dạng rủi ro:
+ Nghiên cứu về nguồn rủi ro và đối tượng rủi ro: Có nhiều nguồn gây ra rủi ro khác nhau, cần phân chia
các nguồn rủi ro: rủi ro từ người bán, người chuyên chở và chủ tàu, chính sách, các yếu tố tự nhiên…
Nghiên cứu đối tượng rủi ro là nghiên cứu những đối tượng sẽ chịu thiệt hại, tổn thất do rủi ro gây ra
+ Nhận dạng các rủi ro: Cần sử dụng các phương pháp khác nhau để nhận dạng được tối đa các rủi ro mà
doanh nghiệp của mình có thể phải đối mặt: Phân tích các báo cáo tài chính, phương pháp nhận dạng theo
nhóm tác nghiệp nhằm chỉ ra những nguy cơ có thể xảy ra với từng nhóm tác nghiệp và sắp xếp chúng
theo tần số xuất hiện
- Phân tích và dự báo tổn thất: Dựa trên số liệu quá khứ về tổn thất mà doanh nghiệp đã trải nghiệm
hoặc từ các nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Chia tách các tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực.
Cần xây dựng mẫu báo cáo tổn thất và yêu cầu áp dụng trong mọi bộ phận có liên quan của doanh nghiệp.
- Thiết lập bảng liệt kê quản lí rủi ro, tổn thất: Liệt kê chi tiết các rủi ro có thể gặp phải và dự báo
những tổn thất phải đối mặt
Xây dựng phương án né tránh rủi ro và hạn chế tổn thất: Cần được thiết lập riêng cho từng trường hợp
cụ thể căn cứ vào mặt hàng kinh doanh, đối tác lựa chọn, đặc điểm khu vực thị trường. Nhà quản trị dựa
trên bảng liệt kê rủi ro và kết quả phân tích tổn thất để đề xuất phương án
Ví Dụ: Quy định rõ các trường hợp miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng:
- Bên bán cần định nghĩa rõ ràng về các trường hợp bất khả kháng và trách nhiệm thanh toán của bên
mua khi xảy ra trường hợp bất khả kháng
- Bên bán cần cố gắng đạt đến thỏa thuận sao cho trách nhiệm thanh toán của bên mua từ một nửa giá
trị hợp đồng trở lên khi xảy ra sự kiện bất khả kháng
- Ngoài ra, bên bán có thể đề nghị bên mua có bảo hiểm cho hàng hóa và người thụ hưởng của hợp
đồng bảo hiểm là bên bán.
Câu 15: Những rủi ro đối với người xuất khẩu khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ. Nhà xuất khẩu cần làm gì để hạn chế, phòng ngừa những rủi ro đó?
Trả lời
Rủi ro từ ngân hàng mở L/C: Thanh toán dựa vào chứng từ chứ không dựa vào thực tế hàng hóa. Trong
thực tế có thể gặp phải trường hợp ngân hàng mở L/C mất khả năng tài chính hoặc không trung thực hoặc
cố chày ỳ, lừa đảo trong thanh toán. Khả năng nhận tiền hàng của người xuất khẩu dường như bằng
không dù cho có sự tác động mạnh của ngân hàng xuất khẩu.
=> Biện pháp đề xuất:
+ Yêu cầu người mua mở L/C tại các ngân hàng uy tín
+ Sử dụng L/C có xác nhận và chỉ định đích danh ngân hàng xác nhận là ngân hàng đại lý của ngân hàng
phát hành L/C tại nước xuất khẩu

47
+ Khi xuất khẩu vào những thị trường mới, có nhiều mạo hiểm cần đàm phán để được thanh toán một
phần tiền hàng bằng T/T trả trước
- Rủi ro nếu không hiểu rõ về phương thức thanh toán này hoặc do lí do nào đó mà không xuất trình
được bộ chứng từ phù hợp với quy đinh của tín dụng thư hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực
của tín dụng thư thì khi đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.
Ví Dụ:
+ Không thống nhất khi thể hiện đơn vị đo lường trên các chứng từ khác nhau
+ Ghi sai hoặc không ghi đơn vị tiền tệ, thể hiện không thống nhất về giá trị lô hàng
+ Ghi không đầy đủ, thiếu thống nhất tên và địa chỉ các bên trên chứng từ; chứng từ không đầy đủ theo
quy định của L/C
- Tổn thất người xuất khẩu phải gánh chịu: Bị chậm trả tiền hoặc bị từ chối trả tiền, phải chấp nhận
giảm giá để được trả tiền hoặc phải lập lại bộ chứng từ dẫn đến mất thời gian, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh,
thiệt hại tài chính, giảm uy tín công ty
=> Biện pháp đề xuất:
- Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ thanh toán để hạn chế tối đa sai sót.
- Lựa chọn đối tác có uy tín, có thiện chí để dễ dàng chia sẻ và cùng chung tay giải quyết những sự cố
có thể xảy ra với bộ chứng từ thanh toán
- Thỏa thuận rõ ràng và đầy đủ với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất trình ngay khi kí hợp đồng
xuất khẩu.
- Đọc, nghiên cứu kĩ quy định của L/C với bộ chứng từ thanh toán. Trường hợp nội dung mập mờ,
chưa rõ cần yêu cầu bên nhập khẩu giải thích rõ ràng và nếu cần đề nghị tu chỉnh L/C cho phù hợp với
điều kiện người xuất khẩu.
Câu 16. Những rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu. Xây dựng quy trình chuẩn bị một
lô hàng XK (mặt hàng tự chọn) sao cho rủi ro là thấp nhất
- Rủi ro do khan hiếm nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu: Nguyên nhân dẫn đến khan hiếm nguồn
hàng có thể là do khách quan (ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, cạn kiệt nguồn nguyên liệu, ...) và cũng
có thể là chủ quan (hạn chế xuất khẩu của chính phủ, không tổ chức tốt công tác thu mua, ...)
Ví Dụ: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu năm 2008 bị phạt hợp đồng xuất khẩu gạo do chính sách hạn
chế xuất khẩu gạo của Việt Nam.
=> Thiệt hại:
+ Người nhập khẩu: Chậm nhận hàng, nhận không đủ hàng dẫn đến thiệt hại về lợi nhuận, hoạt động sản
xuất kinh doanh
+ Người xuất khẩu: Không có hàng đề thực hiện hợp đồng nên bị phạt do vi phạm hợp đồng, suy giảm lợi
nhuận, uy tín thương mại
=> Biện pháp:
+ Doanh nghiệp cần có kế hoạch hợp lí trong thu gom hàng, xác lập danh mục các yếu tố biến động và dự
báo xác suất nguy cơ rủi ro, xây dựng phương án dự phòng trong chuẩn bị hàng xuất khẩu

48
+ Người nhập khẩu cần thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường và tình hình cung ứng hàng xuất
khẩu đề có biện pháp xử lí kịp thời
- Rủi ro do sự biến động giá cả hàng hóa: Khi giá tăng, việc thu mua trở nên khó khăn hơn,
lợi nhuận suy giảm thậm chí là thua lỗ. Nguy cơ hàng giao không đủ số lượng, chậm giao hàng, từ chối
giao hàng là rất cao.
=> Biện pháp:
+ Các bên cần cùng bàn bạc đề khắc phục theo hướng cùng chung nhau gánh chịu hậu quả, thiết lập quỹ
dự phòng rủi ro do biến động giá cả
+ Khi đàm phán và ký kết hợp đồng cũng cần nêu cụ thể các điều kiện ràng buộc trách nhiệm và hướng
xử lý những tình huống không mong đợi (tăng giá cả hàng hóa)
- Rủi ro do mất khả năng kiểm soát về chất lượng và số lượng hàng hóa xuất khẩu: Là hàng
hóa được chuẩn bị không đủ số lượng, không đúng chất lượng, bị lẫn chủng loại, bị sai quy cách...
+ Người xuất khẩu phải sửa chữa hàng hóa, thay thế bằng một số lượng hàng hóa khác. Với người nhập
khẩu bị mất khả năng kiểm soát đối với số lượng và chất lượng
- Rủi ro do những biến đổi phẩm chất hàng hóa xuất khẩu: Trong quá trình chuẩn bị hàng
hóa có thể bị suy giảm chất lượng do những tác động từ môi trường tự nhiên cũng như từ ý thức và hành
vi của con người. Bề mặt bị nhăn, phai màu, ẩm mốc.. Do độ ẩm không khí, trời nắng để ngoài trời lâu.
=> Biện pháp:
+ Lường trước được những biên động của tự nhiên để hạn chế tôi đa suy giảm chất lượng
+ Người xuất khẩu cần tổ chức tốt quy trình chuẩn bị hàng hóa và các yếu tố hậu cần
+ Thỏa thuận kiểm tra, giám định hàng hóa trước khi xếp hàng, mua bảo hiểm cho hàng hóa trong thời
gian lưu kho chờ xuất khẩu
Vi du: Xây dựng quy trình chuẩn bị một mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Châu Au:
- Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng: Tiếp nhận đơn đặt hàng của công ty đối tác tại Đức với
200.000 chiếc áo phao.
Công nhân tiến hành sản xuất áo trên nguyên vật liệu và máy móc có sẵn của công ty. Bộ phận quản lí sản
xuất cần nghiêm túc kiểm tra giám sát, đốc thúc, giao sản lượng đề đạt đủ só lượng ( trung bình 2000 áo/
ngày/ dây chuyền) Bộ phận sản xuất liên kết chặt chẽ với bộ phận mua hàng, nếu thiếu nguyên vật liệu:
vải, phấn, thước, máy móc trục trặc... nếu cần thêm thì báo ngay với phòng mua hàng để cung cấp kịp
thời nguyên liệu đảm bảo quy trình sản xuất không bị gián đoạn. Với những lô sản phẩm nào hoàn thành
phải được QC kiểm tra ngay xem có đạt yêu cầu như trong hợp đồng về màu sắc, chất lượng, kiểu cách...
nếu chưa đạt yêu cầu cần báo lại ngay đề bộ phận sản xuất kịp thời sửa chữa
- Bao gói hàng xuất khẩu: Bộ phận hoàn thiện cần chuẩn bị đủ số lượng bao bì cho 200.000 sản phẩm :
thùng bìa carton, bọc nilon,... nên chuẩn bị dư thêm bao bì để phòng trường hợp bìa bị lỗi. Giám sát quá
trình đóng gói hàng hóa đảm bảo đúng quy cách đề tránh phải thay đổi nhiều lần.
- Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu: Yêu cầu bộ phận kí mã hiệu nhân sự có tay nghề, kinh nghiệm trong
việc kẻ kí mã hiệu, đảm bảo đúng đủ nội dung: tên nước đến, tên người gửi nhận, trọng lượng hàng, cách

49
xếp, chống mưa, tránh âm... đề tránh những sai sót không đáng có. Luôn có bộ phận kiểm tra giám sát để
đảm bảo đúng chất lượng và tiến độ của hàng hóa
Câu 17. Những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế. Xây dựng quy trình vận
chuyển hàng XK (mặt hàng tự chọn) sao cho rủi ro là thấp nhất
Bước 1: Từ kho đến cảng gửi hàng trong quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Các đơn vị
vận chuyển bên nước ngoài lấy hàng từ kho của người xuất khẩu mang ra đến cảng gửi hàng. Trong quá
trình này sẽ tiến hành vận chuyển hàng hóa, bằng xe tải, bằng đầu kéo container hoặc bằng xe lửa sao cho
tiết kiệm về chi phí và thời gian nhất.
Bước 2: Các đơn vị vận chuyển tiến hành khai hải quan, thông quan hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa
nếu có yêu cầu từ phía hải quan, lập bộ chứng từ chứng nhận xuất xứ. Tại bước này các đơn vị vận
chuyển sẽ tiến thành khai báo hải quan điện tử, thực hiện các dịch vụ thông quan. Chuẩn bị chứng từ
chứng nhận xuất xứ, xin giấy phép lưu hành tự do của nước xuất khẩu.
Bước 3: Các đơn vị vận chuyển tiến hành đặt lịch tàu đối với hàng vận chuyển đường biển, đặt lịch, chỗ
máy báy với hàng đi hàng không. Lịch tàu sẽ được các đơn vị vận chuyển thông báo và xác nhận với quý
khách hàng sao cho gần với ngày sẵn sàng nhất, thời gian vận chuyển phù hợp để khách hàng cân đối về
chi phí và thời gian
Bước 4: Xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng. Làm điện giao hàng ( telex release).
Các đơn vị vận chuyển sẽ xuất cho khách hàng một vận đơn thông thường gồm 3 bản gốc và 3 bản copy
để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.
Bước 5: Khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of delivery), các đơn vị vận chuyển tiến hành làm thủ tục hải
quan, thông quan, kiểm hóa hàng hóa nếu có giúp khách hàng. Tại đây đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành
nhận chứng từ từ phía người nhập khẩu, nên tờ khai và kế hoạch làm hàng hải quan
Bước 6: Các đơn vị vận chuyển vận chuyển nội địa, giao hàng từ cảng biển tới tận xưởng, kho cho người
nhận tại Việt Nam. Sau khi làm xong thủ tục hải quan. Các đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành đưa hàng từ
cảng biển về đến công ty quý khách bằng xe tải hoặc đầu kéo container.
Bước 7: Giao hàng và nhận hàng: Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận vận tiếp vận sẽ đến cảng
hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O). Sau đó nhân viên
giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O, commercial Invoice và Packing list đến văn phòng cảng ký nhận D/O để
tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản D/O.
Câu 18. Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nhận hàng nhập khẩu. Xây dựng quy trình
nhận hàng NK (mặt hàng tự chọn) sao cho rủi ro là thấp nhất
*Rủi ro do người bán không giao hàng đúng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa:
- Việc cung cấp hàng hoá không đúng số lượng có thể là thừa hoặc thiếu về số lượng, trọng
lượng (bao gồm cả phần dung sai nếu hợp đồng có quy định dung sai và người được quyền chọn dung sai.
- Giao hàng không đúng về số lượng cũng ghi nhận cả trường hợp giao hàng không đúng tiến
độ của từng chủng loại (trong trường hợp cho phép giao hàng từng phần, chẳng hạn với thiết bị toàn bộ
thì nhóm thiết bị sẽ lắp đặt trước lại được giao sau trong khi những thiết bị lắp đặt sau lại được giao
trước).

50
- Thực tế xác định mức độ tổn thất do giao hàng không đúng chủng loại và chất lượng là
không dễ dàng để có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại, khi mà trong hợp đồng không chỉ rõ đơn giá của
từng loại hàng.
Ví Dụ: Một hợp đồng xuất khẩu phi lê cá basa đông lạnh chỉ ghi đơn giá 3,5USD/kg (cho cả loại phi lê
thịt trắng và phi lê thịt vàng), trong đó 70% khối lượng lô hàng là phi lê thịt trắng và
30% khối lượng là phi lê thịt vàng. Người xuất khẩu đã giao 50% loại thịt trắng và 50% loại thịt vàng.
- Mức độ thiệt hại mà người nhập khẩu phải gánh chịu trong các trường hợp này không giống
nhau và phụ thuộc rất nhiều vào mức độ vi phạm của bên xuất khẩu, vào đặc điểm của hàng hoá và các
yếu tố thị trường.
*Rủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng:
- Người xuất khẩu có thể chậm giao hàng theo như tiến độ đã được quy định trong hợp đồng
và không ít trường hợp họ còn không có khả năng giao hàng.
- Trong thực tế hoạt động thương mại quốc tế người ta thường nói nhiều đến những nguyên
nhân chủ quan. Các nguyên nhân khách quan dẫn đến chậm giao hoặc không thể giao hàng của người bán
có thể là do những biến động mạnh về nguồn cung (giá cả tăng quá nhanh, không còn nguồn hàng xuất
khẩu do thiên tai, hiểm hoạ tự nhiên…). Mức độ thiệt hại của trường hợp chậm giao hoặc không giao
hàng về cơ bản cũng như trường hợp giao không đủ lượng hàng, sẽ làm suy giảm đáng kể lợi nhuận, làm
mất đi cơ hội kinh doanh và tạo ra những thiệt hại liên đới cho người nhập khẩu.
*Rủi ro do người mua không nhận hàng:
- Nguyên nhân dẫn đến người mua không nhận hàng có thể là gặp tình thế bất lợi (giá cả giảm
nhanh sẽ thua lỗ khi nhận hàng hoặc tình thế thị trường có những bất lợi do cạnh tranh), người mua nghi
ngờ về chất lượng lô hàng đã giao, người bán có lỗi khi giao hàng (không đúng về chủng loại, số lượng
hoặc thời gian giao hàng).
- Thiệt hại mà người bán phải gánh chịu thường là chi phí khiếu kiện, thời gian lưu tàu, lưu
kho và đôi khi là rất lớn do phải tái nhập khẩu hoặc chuyển bán lô hàng sang một khu vực thị trường
khác.
VD: Tuy nhiên, không phải trường hợp nào thiệt hại cũng xảy ra với người bán. Một khi người mua
không đưa ra được những bằng chứng thuyết phục mà từ chối nhận hàng thì thiệt hại lại xảy đến với
người mua như trường hợp của một công ty Việt Nam khi từ chối nhận lô hàng 13.000 MT phân bón của
công ty HELM (Đức). Hậu quả là công ty Việt Nam phải chịu phí tổn hại tại toà gần 60.000 USD và toàn
bộ trị giá lô hàng gần 4 triệu USD. Những tổn thất vô hình và liên đới do người mua từ chối nhận hàng
như suy giảm uy tín thương mại, mất khách hàng, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, chịu phạt với khách hàng
trong nước do không có hàng cung cấp… cũng hoàn toàn không phải là nhỏ cả đối với người bán và đối
với người mua.
*Xây dựng quy trình nhận hàng nhập khẩu cho mặt hàng phân bón hữu cơ từ Trung Quốc để rủi
ro thấp nhất.
- Nhận hàng là 1.000 MT phân bón từ ShangHai, China về cảng Hải Phòng, Việt Nam theo
đường biển trên tàu EverGreen.

51
Luôn phải theo sát quá trình giao hàng của bên xuất khẩu, đảm bảo hàng hóa được giao đủ và đúng tiến
độ. Khi hàng về đến Việt Nam:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ chứng từ để nhận hàng: Bill of Lading, D/O, xin giấy phép nhập khẩu (nếu có),
hợp đồng, hóa đơn thương mại, C/O… để phục vụ cho việc khai báo hải quan và giảm thuế ( nếu có)
Bước 2: Ký hợp đồng ủy thác cho cơ quan ga cảng về việc giao nhận hàng từ nước ngoài về
Bước 3: Xác nhận với cơ quan ga cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện
kỹ thuật khi bốc dỡ giao nhận và bảo quản hàng hóa
Bước 4: Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng
Bước 5: Tiến hành nhận hàng và kiểm tra hàng
- Kiểm đếm về số lượng, trọng lượng xem đã đủ 1.000 MT chưa
- Xem xét sự phù hợp về tên hàng, chủng loại, kích thước, thông số kỹ thuật, chất lượng, bao
bì, kí mã hiệu… so với yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng
- Nếu phát hiện sai sót cần thông báo với bên xuất khẩu và khiếu nại ngay để được giải quyết
kịp thời.
Bước 6: Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp và bảo quản hàng hóa cho cơ quan tại ga cảng.

52
HỢP ĐỒNG MUA BÁN

SỐ:
Ngày tháng năm
Giữa:
Bên A: Công ty:….
Địa chỉ:…….
Số điện thoại……………………Fax……………..
Người đại diện:……………………………Chức vụ:……………..
Sau đây gọi là “ bên bán”
Bên B: Công ty:……………………………
Địa chỉ:…….
Số điện thoại……………………Fax……………..
Người đại diện:……………………………Chức vụ:……………..
Sau đây gọi là “ bên mua”
Hai bên chúng tôi thỏa thuận đồng ý với những điều khoản và điều kiện như sau:
Điều khoản 1: Tên hàng
Điều khoản 2: Số lượng
Điều khoản 3: Chất lượng
Điều khoản 4: Giá cả: Đơn giá + điều kiện Incoterms + Phiên bản Incoterms Các khoản chiết khấu, phụ
thu nếu có.
Điều khoản 5: Thanh toán:
- Tổng số tiền phải thanh toán
- Phương thức thanh toán
- Thời gian thanh toán
- Địa điểm thanh toán: tên ngân hàng, số tài khoản để chuyển khoản của người bán - Các chứng từ yêu
cầu
Điều khoản 6: Bao bì
Điều khoản 7: Giao hàng:
- Số lần giao hàng
- Số lượng hàng giao
- Địa điểm giao hàng
- Thời gian giao hàng
Điều khoản 8: Bất khả kháng
53
Hai bên được quyền miễn trách hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng nếu xảy ra các tình huống bất
khả kháng. Các bên có nghĩa vụ thông báo và thu thập các chứng từ có giá trị pháp lý chứng minh tình
huống bất khả kháng xảy ra.
……………………………được coi là bất khả kháng trong hợp đồng này.
Điều 9: Bao hành
Điều 10: Trọng tài:
Nếu xảy ra tranh chấp và hai bên ko tự giải quyết được trong vòng….ngày, vấn đề sẽ được đưa ra giai
quyết tại……
Toàn bộ chi phí do bên thua chi trả.
Điều 11: Các điều khoản chung:
Hợp đồng này được viết bằng tiếng Anh, in làm hai bản có giá trị pháp lý tương đương, mỗi bên giữ một
bản.

Đại diện bên bán Đại diện bên mua

12. Các phương pháp quy định giá trong thương mại quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả trong
thương mại quốc tế. Lấy ví dụ minh hoạ
13. Nội dung cơ bản về điều kiện giao hàng. Lấy ví dụ
14. Ý nghĩa và nội dung của điều kiện kiểm nghiệm hàng hoá. Lấy ví dụ
15. Khái niệm và các nội dung chủ yếu của điều kiện bất khả kháng. Lấy ví dụ minh hoạ
16. Khái niệm và các nội dung chủ yếu của điều kiện khiếu nại. Lấy ví dụ minh hoạ
17. Các hình thức giao dịch trong thương mại quốc tế. Phân biệt chào hàng cố định và chào hàng tự do
18. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc đàm phán thương mại quốc tế
19. Khái niệm,vai trò và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế
20. Ý nghĩa và căn cứ của việc lập kế hoạch thực hiện hợp đồng
21. Khái niệm và các phương pháp giám sát thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế.
22. Những chứng từ thường có trong bộ chứng từ thanh toán hàng hóa bằng phương thức tín dụng chứng
từ
23. Cách phân loại rủi ro trong thương mại quốc tế. Các nguyên nhân của rủi ro trong thương mại quốc tế.
Các phương pháp xác định nguy cơ rủi ro trong thương mại quốc tế. Lấy ví dụ minh hoạ
II – NHÓM CÂU HỎI 2:
1. Ưu, nhược điểm của phương thức gia công quốc tế. Liên hệ thực tế hoạt động gia công quốc tế ở Việt
Nam hiện nay.

54
2. Kỹ thuật tiến hành nghiệp vụ giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa. Liên hệ về giao dịch tại sở giao dịch
hàng hoá ở Việt Nam hiện nay
3. Phương thức thanh toán quốc tế. Phương thức nhờ thu có phải là phương án thanh toán tối ưu đối với
nhà xuất khẩu hay không? Tại sao? Người xuất khẩu cần chú ý những vấn đề gì để đảm bảo được thanh
toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Phân biệt phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) và
phương thức thư tín dụng trả tiền ngay.
4. Nội dung điều kiện cơ sở giao hàng FOB cảng đi, CIF cảng đến, FCA, DAT (Incoterm 2010). So
sánh phạm vi trách nhiệm của người Bán giữa các điều kiện cơ sở giao hàng
5. Nội dung kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất/nhập khẩu hàng hóa. Lựa chọn một mặt hàng cụ thể và
xây dựng kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất/nhập khẩu cho mặt hàng đó.
6. Trình bày quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CFR, CIF,DAT,CPT, CIP
(Incoterm 2010). Phân tích một số tình huống thực tế liên quan đến điều kiện CFR, CIF, DAT
7. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện FOB cảng đi, FCA, DAP, EXW
( Incoterms 2020). Khi giao hàng bằng container, người nhập khẩu nên lựa chọn điều kiện cơ sở giao
hàng nào thay cho FOB ( Incoterms 2020) 8. So sánh phạm vi trách nhiệm của người bán theo điều kiện
DAT và DAP; FCA và DAT; FCA và CPT; FCA và CIP (Incoterms 2020)
9. Quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu. Trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu, người bán phát hiện
hàng chưa phù hợp với điều khoản chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, ngừoi bán nên có
phương án giải quyết ra sao?
10. Những nội dung cần quản trị khi thực hiện hợp đồng TMQT. Xây dựng nội dung điều hành cho quá
trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CIF, CPT, DAT (Incoterms 2020) của một mặt hàng cụ
thể
11. Xây dựng nội dung điều hành cho quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện EXW, FCA
(Incoterms 2020) của một mặt hàng cụ thể
12. Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhà quản trị cần giám sát những nội dung gì? Xây dựng nội dung
giám sát cho quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CIF, CFR, CIP, DAP(Incoterms
2020) của một mặt hàng cụ thể.
13. Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nhà quản trị cần giám sát những nội dung gì? Xây dựng nội dung
giám sát cho quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện FOB (Incoterms 2020) của một mặt
hàng cụ thể.
14. Những rủi ro có thể xảy ra trong tác nghiệp thương mại quốc tế . Nguyên nhân của những rủi ro trong
quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Việc xác định nguyên nhân của rủi ro có ý nghĩa gì đối với nhà kinh doanh. Để phòng ngừa, hạn chế
những rủi ro đó, doanh nghiệp cần chú ý những gì?
15. Những rủi ro đối với người xuất khẩu khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nhà
xuất khẩu cần làm gì để hạn chế, phòng ngừa những rủi ro đó.

55
16. Những rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu. Xây dựng quy trình chuẩn bị một lô hàng XK
(mặt hàng tự chọn) sao cho rủi ro là thấp nhất.
17. Những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá quốc tế. Xây dựng quy trình vận chuyển hàng XK
(mặt hàng tự chọn) sao cho rủi ro là thấp nhất.
18. Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nhận hàng nhập khẩu. Xây dựng quy trình nhận hàng NK
(mặt hàng tự chọn) sao cho rủi ro là thấp nhất.
II – NHÓM CÂU HỎI 3:
1. Dạng bài tập soạn hợp đồng xuất/nhập khẩu.
Dựa trên bản thảo hợp đồng, yêu cầu soạn hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa sao cho đảm bảo tính đầy
đủ và chặt chẽ của hợp đồng.
2. Dạng bài tập tính toán
Dựa trên các dữ liệu của đề tài, tính toán để lựa chọn chào hàng hoặc hỏi hàng hoặc đặt hàng hoặc
phương án tối tưu để thực hiện giao dịch tái xuất.

56

You might also like