You are on page 1of 2

Thể chế

Em chọn nước Đức cho bài giữa kì lần này.Đức theo thể chế cộng hoà đại nghị
với hình thức Nhà nước Liên bang gồm 1 chính quyền Liên bang và 16 bang độc lập, có 5
bang được chia thành 22 tỉnh, trong đó có các thành phố lớn nhất của Đức là
Beclin, ..Quyền lực tập trung vào chính quyền trung ương. Hệ thống chính quyền chia làm 2
cấp: cấp liên bang giữ vai trò đối ngoại, điều hành những chính sách vĩ mô của toàn liên
bang và cấp tiểu bang quản lí cụ thể từng bang. Các bang có Nhà nước với chủ quyền và
lãnh thổ, Hiến pháp riêng. Hệ thống chính trị cũng gồm 3 nhánh lập, hành, tư riêng rẽ. Về
chính quyền địa phương, các chính quyền địa phương đó Hiến pháp bang quy định. Theo
đó, dưới bang là huyện, tổng, thành phố không thuộc huyện, xã, công xã.
- Cử tri
=> Mô hình hoá
Thể chế cộng hoà đại nghị ở Đức là sự ứng dụng lý thuyết phân chia quyền lực của
món..trong điều kiện và hoàn cảnh của Đức. Tuy nhiên, sự ứng dụng này có những nét đặc
thù riêng đặc trưng cho cơ cấu chính trị Đức.
Đặc điểm( VD: thường giải tán Nghị viện)
Một là, thể chế chính trị Đức mang tính đại nghị và được biểu hiện tập trung nhất trong cơ
cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Quyền lập pháp ở Đức thuộc về Nghị viện. Nghị viện Đức
được tổ chức theo cơ cấu 2 viện bao gồm Quốc hội Liên bang- Hạ viện và Hội đồng liên
bang - Thượng viện.Nghị viện Đức là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân có vai
trò quyết định đối với cơ quan hành pháp và tư pháp trong việc bầu và giám sát hoạt động
và bãi miễn khi chúng vi phạm luật hoặc hoạt động kém hiệu quả.Về hành pháp, Tổng thống
có chức năng đại diện Liên bang trong và ngoài nước nhưng nhiệm vụ và quyền hạn chính
trị của Tổng thống bị giới hạn.Thủ tướng là người có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng
trong hệ thống chính trị. Nhưng Thủ tướng lại do hạ viện bầu ra.Quyền tư pháp thuộc về hệ
thống toà án Đức. Toà án hiến pháp liên bang có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống
toà án của CHLB Đức. Vì tầm quan trọng, toà án Hiến pháp liên bang gồm 16 thành viên và
do hai viện bầu ra với số lượng bằng nhau. Từ đó, có thể thấy Nghị viện là cơ quan quyền
lực tối cao,có quyền tuyệt đối cơ quan hành pháp và tư pháp.
Hai là, khác với mô hình phân quyền tuyệt đối của Hoa Kỳ, mô hình nhà nước Đức được tổ
chức theo cơ chế phân quyền mềm, quyền lực của cơ quan hành pháp và lập pháp có sự
phụ thuộc lẫn nhau : có quyền giải tán, tạo thế đối trọng, kiểm tra, giám sát lẫn nhau để điều
chỉnh đường lối chính trị,.. Trong lịch sử CHLB Đức đến nay đã có 2 lần Tổng thống giải tán
Quốc hội liên bang..Thật ra cả hai trường hợp trên đều là chủ ý của đảng cầm quyền nhằm
mục đích có thể tái bầu cử.Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cũng có thể bị Quốc hội bãi nhiệm
trước thời hạn thông qua 1 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.Hay đã có 3 thủ tướng đã bị Quốc
hội bãi chức vì bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Ba là, giống như ở Anh, Úc, người đứng đầu nhà nước Đức ( Tổng thống) không có thực
quyền mà chỉ thực hiện vai trò đại diện, trong khi quyền hành chủ yếu tập trung trong tay
Thủ tướng( là lãnh tụ của liên minh đảng chiếm đa số trong Hạ viện). Do vậy, giống như Thủ
tướng Anh, thủ tướng Đức luôn có sự ủng hộ của đa số liên minh trong Hạ viện và dưới 1
góc độ nào đó có thể chi phối Hạ viện.Thur tướng đóng vai trò trung tâm trong hệ thống
chính trị đến mức Có thể khái quát mô hình Đức theo 1 số nhà nghiên cứu là dân chủ Thủ
tướng. Minh chứng là theo điều 58 hiến pháp đức thì tất cả hoạt động của tổng thống đều
cần có 1 chữ kí đối chứng của 1 thành viên trong chính phủ liên bang. Điều này dẫn đến
tình trạng công việc của tổng thống trong nhiều trường hợp chỉ mang tính nghi thức vì nó
cần sự phê chuẩn của 1 thành viên trong chính phủ mà tất cả thành viên trong chính phủ
đều do thủ tướng bổ nhiệm.
Bốn là,xuất phát từ phương thức bầu cử và nhiều hình thức khác nhau, cơ chế tổ chức và
hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của Đức luôn theo quy tắc " quyền lực kiềm chế,
đối trọng quyền lực", nhưng thực chất quyền lực chỉ nằm trong tay các tập đoàn tư bản,các
đảng tư sản,các tổ chức đại diện và bảo vệ lợi ích của những người đó trong xã hội , nên
người dân lao động ít có khả năng tham gia bộ máy quyền lực nhà nước
Từ những đặc điểm trên, thể chế chính trị ở Đức có những
Ưu điểm
Hệ thống nghị viện tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình thông qua các dự luật.

Nhược điểm
Các hạn chế chủ yếu tập trung ở chỗ: người dân không thể bầu trực tiếp người đứng đầu
chính phủ. Trong 1 số trường hợp, cử tri tỏ ra ngạc nhiên về nhân vật được bầu vào ghế thủ
tướng

You might also like