You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


----------

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH NHÓM


HỌC PHẦN
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mã học phần : POL3046


Khoa : Khoa học Chính tri
Chủ đề : Mô hình CHLB Đức
Nhóm thực hiện : Nhóm 4
Phạm Minh Chiến – 22030071
Bùi Minh Đức – 22031977
Nguyễn Hứu Hoàng - 22030087

1
Nội dung thuyết trình
I. Tổng quan
Đức nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp vơi một số quốc gia như Đan Mạch, Ba
Lan, Séc, Áo, Thụy Sĩ, Pháp, Lúc-xăm-bua, Bỉ, Hà Lan.
Thủ đô: Béc-lin (Berlin)
Lịch sử: Nước Đức ngày nay có một lịch sử hình thành phức tạp. Suốt từ thế kỷ
thứ III cho đến thế kỷ thứ XVII, các quốc gia hoặc các đại công quốc thuộc vùng đất của
nước Đức ngày nay luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, sáp nhập hoặc chia tách liên miên...
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), nước Đức bại trận, buộc phải
nhượng lại đất đai, thuộc địa, bồi thường chiến tranh cho phe Đồng minh (Anh - Pháp).
Năm 1939, Đức gây Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, nước Đức bị
chia cắt thành hai quốc gia. Khu vực phía Tây do Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng (Tây Đức)
đã thành lập nước Cộng hòa liên bang Đức vào ngày 7/9/1949. Còn ở phía Đông đã thành
lập nước Cộng hòa dân chủ Đức vào ngày 7/10/1949. Ngày 3/10/1990 Cộng hòa Liên
bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức thống nhất thành Cộng hòa liên bang Đức (gọi tắt là
nước Đức).
Tổ chức nhà nước:
Chính thể: Cộng hòa liên bang.
Các khu vực hành chính: 16 bang là Baden-Wuerttemberg, Bayern, Berlin,
Brandenburg, Bremen, Hamburg, Hessen, Mecklenburg-Vorpommern, Niedersachsen,
Nordrhein-Westfalen, Rheinland-Pflat, Saarland, Sachsen, Sachsen-Anhalt, Schleswig-
Holstein, Thueringen.
Hiến pháp: Thông qua ngày 23/5/1949; ban đầu được gọi là Bộ luật cơ bản, sau
khi nước Đức được thống nhất ngày 3-10-1990 trở thành Hiến pháp.
Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu Nhà nước: Tổng thổng.
Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.
Cơ quan lập pháp:
Gồm 2 viện: Quốc hội liên bang (Bundestag) được bầu bằng hình thức phổ thông
đầu phiếu theo hệ thống kết hợp giữa đại diện trực tiếp và đại diện theo tỷ lệ, nhiệm kỳ 4
năm.

2
Hội đồng liên bang (Bundesrat) là cơ quan đại diện của 16 bang không do tuyển cử
mà do chính phủ các bang cử ra. Hội đồng toàn bang chuẩn y các đạo luật quan trọng
trước khi trình Tổng thống phê duyệt.
Cơ quan tư pháp: Bao gồm Tòa án Hiến pháp liên bang; và các tòa án khác.
II. Nội dung
1. Khái quát
Cộng hòa Liên bang Đức được tổ chức theo chế độ dân chủ liên bang và nghị viện.
Luật cơ bản khẳng định mọi quyền lực nhà nước đều xuất phát từ nhân dân.
Theo Hiến pháp của Đức quy định thì bộ máy nhà nước Đức được tổ chức theo
nguyên tắc tam quyền phân lập. Theo đó quyền lực nhà nước được phân chia thành 3 bộ
phận quyền lực chính là quyền lập pháp, quyền hành pháp, và quyền tư pháp được thiết
lập ở cả 2 cấp độ liên bang và tiểu bang. Sự phân chia quyền lực được coi là điều kiện tiên
quyết để đảm bảo cho các cơ cấu dân chủ trong Nhà nước Đức tồn tại và phát triển. Mục
tiêu của việc chia sẻ quyền lực là dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực nhằm đảm bảo
cho sự tự do chính trị của công dân và chống lạm dụng quyền lực.
Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia với mô hình Nhà nước theo thể chế nghị
viện liên bang, trong thể chế nghị viện quyền lực của nhân dân được đại diện bởi nghị
viện bao gồm các thành viên được dân bầu thông qua lá phiếu của mình, có hai dạng nghị
viện: một nghị viện liên bang gồm hai viện, và các nghị viện tiểu bang chỉ có một viện.
Thể chế liên bang của Đức phân quyền rõ rệt giữa chính quyền liên bang và chính quyền
tiểu bang. Mỗi tiểu bang có một nghị viện và chính quyền riêng chịu trách nhiệm điều
hành các hoạt động trong phạm vi của bang.
2. Hiến pháp (Luật cơ bản)
Hệ thống chính trị của Cộng hòa Liên bang Đức được xây dựng trên nguyên tắc
chính trị của nền dân chủ Nghị viện phương Tây. Những nguyên tắc này được thể hiện
trong luật căn bản Hiến pháp liên bang, có hiệu lực từ ngày 24-5-1949.
Hiến pháp năm 1949 của Cộng hòa Liên bang Đức được xây dựng với những đặc
trưng của Hiến pháp Đức năm 1871 – khi sát nhập Phổ với các quốc gia Đức khác và
Hiến pháp của Cộng hòa Weimar năm 1919, chú trọng việc phân chia quyền lực giữa
chính quyền Trung ương và chính quyền bang. Vì vậy, Luật cơ bản (Grundgesetz) năm
1949 đã phân chia một cách cẩn thận quyền lực giữa chính quyền Trung ương và chính
quyền bang.
Trong Hiến pháp Đức có năm nguyên tắc, được coi là những nguyên tắc cơ bản. 1)
Liên bang Đức là một nhà nước liên bang dân chủ và xã hội, quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân; 2) Nguyên tắc dân chủ; 3) Nhà nước liên bang đảm bảo tính độc lập của các
bang (có Hiến pháp, lãnh thổ, nhà nước,…); 4) Nhà nước xã hội và nhà nước pháp quyền,
nhà nước phải bảo đảm công lý, quyền lợi của công dân, dồng thời nhà nước cũng phải
3
tuân thủ pháp luật; 5) Nguyên tắc tắc phân quyền có mục tiêu kiểm tra lẫn nhau, hạn chế
lạm dùng quyền lực.
Hiến pháp Đức quy định cụ thể cơ cấu tổ chức cũng như phương thức vận hành
của các cơ quan quyền lực trong Nhà nước như Nghị viên (Thượng viện và Hạ viện), Tòa
án Hiến pháp, đồng thời cũng quy định chức năng, nhiệm vụ của các chức vụ chủ chốt
như Tổng thống, Thủ tướng. Hệ thống chính quyền Đức được chia làm 2 cấp: cấp liên
bang giữ vai trò đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, điều hành những chính sách vĩ
mô của toàn liên bang và cấp tiểu bang quản lý cụ thể từng bang.
Bên cạnh đó Hiến pháp Đức cũng quy định quyền con người cơ bản và nghĩa vụ
của công dân, đồng thời cũng ghi nhận những vai trò, chức năng của các yếu tố cấu tạo hệ
thống chính trị.
3. Cấu trúc mô hình nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức
(Như đã giới thiệu, ở Đức với mô hình tam quyền phân lập, thì cấu trúc tổ chức
nhà nước của Đức cũng được phân thành 3 nhánh Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với
đại diện của 3 nhánh lần lượt là Nghị viện, Chính phủ và Tòa án).
a) Lập Pháp
Quyền lập pháp ở Đức thuộc về Nghị viện. Nghị viện Đức được tổ chức theo cơ
cấu 2 viện bao gồm: Quốc hội liên bang – Hạ viện và Hội đồng liên bang – Thượng viện.
a) Quốc hội liên bang (Hạ viện)
Quốc hội liên bang được nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng
của nhân dân. Số lượng đại biểu phụ thuộc vào từng nhiệm kỳ. Các thành viên Quốc hội
được bầu từ cuộc bầu cử toàn quốc theo nhiệm kỳ 4 năm 1 lần.
Chức năng của Quốc hội liên bang là lập pháp cho Chính phủ liên bang, thông qua
ngân sách, đánh giá và điều chỉnh các chương trình trọng điểm của Chính phủ, giám sát
các hoạt động và chi tiêu ngân sách của Chính phủ, đồng thời huy động quân đội trong
những trường hợp đặc biệt. Quốc hội cũng bầu ra Thủ tướng liên bang - người đứng đầu
cơ quan hành pháp - do Tổng thống đề cử. Hạ viện cũng có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm
Thủ tướng và bỏ phiếu với đa số ủng hộ bầu Thủ tướng mới.
Nghị viện giám sát các hoạt động của Chính phủ và phương pháp phổ biến nhất là
Thời gian chất vấn tại Nghị viện. Ngoài ra, Quốc hội có thể cung cấp quyền giám sát
thông qua các cuộc tranh luận của Quốc hội hoặc thông qua các cuộc điều tra của ủy ban
Quốc hội về các hoạt động trong một lĩnh vực nhất định của Chính phủ. Các đảng đối lập
đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng này.
Quốc hội bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thư ký dựa trên tỷ lệ đại diện của các
đảng có ghế trong Quốc hội. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch thành lập Văn phòng, chịu

4
trách nhiệm chủ trì các cuộc họp và bảo đảm thi hành Điều lệ Quốc hội. Quốc hội thành
lập hệ thống Ủy ban Hỗ trợ.
b) Hội đồng liên bang (Thượng viện )
Hội đồng liên bang là Thượng viện của Cộng hòa Liên bang Đức. Hội đồng liên
bang bao gồm các thành viên là đại diện của các bang. Mỗi bang tùy theo số lượng dân cư
của mình mà có thể đề cử từ 3 đến 6 thành viên tham gia Hội đồng liên bang. Hội đồng
liên bang có 68 thành viên không theo nhiệm kỳ mà do Chính phủ các bang bổ nhiệm và
bãi nhiệm trong số thành viên Chính phủ của mình. Chủ tịch Hội đồng liên bang do
Thượng viện bầu trong số thủ hiến các bang nhiệm kỳ là 1 năm. Chủ tịch hội đồng liên
bang đồng thời kiêm nhiệm phó Tổng thống liên bang, người sẽ thay mặt tổng thông khi
Tổng thống vắng mặt.
Hội đồng liên bang có vai trò quan trọng trong quá trình lập pháp, mặc dù quyền
hợp pháp của nó thấp hơn so với Quốc hội liên bang. Tuy nhiên Chính phủ nên bang phải
chính tất cả các dự án luật cho Thượng viện trước khi gửi chúng đến Hạ viện. Sự phê
chuẩn của Thượng viện là bắt buộc, tuy nhiên, chỉ trong những lĩnh vực mà các bang cũng
có quyền lực hoặc các bang thực thi luật liên bang. Hiện nay, có khoảng 2/3 dự luật đòi
hỏi phải có sự phê chuẩn của Thượng viện. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ
đảng hoặc liên minh đảng kiểm soát Thượng viện, trong khi đảng đối lập hoặc liên minh
đảng đối lập nắm giữ đa số ở Hạ viện.
Một dự luật đã được thông qua ở Hạ viện phải được sự phê chuẩn của Thượng
viện. trong trường hợp Thượng viện không nhất trí thì Thượng viện có quyền phản bác
hoặc bác bỏ hoàn toàn và đề nghị thảo luận lại, thông qua một ủy ban trung gian gồm các
nghị sĩ của Hạ viện và Thượng viện. Một dự luật đã được cả Hạ viện và Thượng viện
thông qua, sẽ được chuyển tới Tổng thống ký và công bố. Tổng thống không có quyền
phủ quyết các dự luật do cả 2 viện nhất chí.
Tóm lại, Nghị viện là một cơ quan chủ yếu phản hồi các đề xuất của Chính phủ
chứ không phải là cơ quan khởi xướng các dự án luật. Tuy nhiên, so với Hạ viện Anh và
Quốc hội Pháp, thì Hạ viện Đức có quyền tự quyết hơn trong quan hệ với nhánh hành
pháp. Đặc biệt khi có Thượng viện, Nghị viện Đức có tính độc lập và nhiều cơ hội hơn
trong việc xem xét các đề xuất của Chính phủ. Bằng cách tăng cường quyền lực của Nghị
viện, luật căn bản có ý định tạo sự kiềm chế quyền hành pháp. Và thực tế cho thấy rằng
hệ thống chính trị đã đạt được mục đích này.
c) Qúa trình lập pháp ở Đức
Thành viên của Nghị viện, Chính phủ, Tòa án liên bang, các bang đều có thể đưa
ra các sáng kiến lập pháp. Trong đó dự luật của hạ nghị sĩ phải được ít nhất 5% tổng số
nghị sĩ ký tên, dự án luật của thành viên Hạ viện trước khi trình lên Nghị viện phải thông
qua Chính phủ liên bang. Còn các dự luật của Chính phủ đầu tiên cần gửi lên Thượng
viện và trong 6 tuần (đối với trường hợp khẩn cấp là 3 tuần) Thượng viện phải cho ý kiến.
5
Hết thời hạn trên Chính phủ có thể trình lên Hạ viện mà không cần ý kiến của Thượng
viện.
Ở Hạ viện, dự luật được tiến hành soạn thảo thông qua 3 vòng. Vòng thứ nhất, Hạ
viện cho ý kiến chung có tính chất nguyên tắc về dự luật trong cuộc họp toàn thể, sau đó
chuyển cho ủy ban chuyên môn nghiên cứu. Vòng thứ 2, người đứng đầu ủy ban chuyên
môn đọc kết quả thẩm tra, nghiên cứu trước Hạ viện và tiếp tục thảo luận chi tiết. Đến
vòng thứ 3, dự luật đã chỉnh sửa, bổ sung dao chau một ủy ban khác thảo luận và cho ý
kiến, sau đó được biểu quyết thông qua toàn văn tại Hạ viện.
Dự luật được Hạ viện thông qua sẽ được chuyển lên Thượng viện. Trường hợp
Thượng viện không nhất trí có thể bác bỏ hoặc đề nghị thành lập ủy ban thương thảo để
điều chỉnh, sửa đổi. Sau đó Hạ viện phải xem xét lại lần hai và thông qua quyết định. Nếu
Hạ viện không chấp nhận những sửa đổi của Thượng viện, thì dự luật vẫn trở thành luật
nếu được 2/3 tổng số thành viên Hạ viện tán thành.
Tóm lại, Nghị viện là một cơ quan chủ yếu phản hồi các đề xuất của Chính phủ
chứ không phải là cơ quan khởi xướng các dự án luật. Tuy nhiên, so với Hạ viện Anh và
Quốc hội Pháp, thì Hạ viện Đức có quyền tự quyết hơn trong quan hệ với nhánh hành
pháp. Đặc biệt khi có Thượng viện, Nghị viện Đức có tính độc lập và nhiều cơ hội hơn
trong việc xem xét các đề xuất của Chính phủ. Bằng cách tăng cường quyền lực của Nghị
viện, luật căn bản có ý định tạo sự kiềm chế quyền hành pháp. Và thực tế cho thấy rằng
hệ thống chính trị đã đạt được mục đích này.
3.2. Hành pháp
Thời Cộng hòa Weimar không có sự phân biệt giữa Chính phủ và Hành chính, dẫn
đến sự chồng chéo, lẫn lộn giữa hoạt động điều hành đất nước với những hoạt động thi
hành luật cụ thể. Thiếu sự phân định, Thủ tướng và các Bộ trưởng không tập trung hoặc
không đưa ra được những quyết sách lớn phát triển đất nước mà sẽ tập trung vào những
vấn đề có tính vụ việc cụ thể - những công việc nhẽ ra phải thuộc nhiệm vụ của các cơ
quan chức năng trực thuộc. Khắc phục những hạn chế từ lịch sử, hiện nay Hành pháp ở
Đức được phân chia thành hai bộ phận là Chính phủ và Hành chính. Theo đó:
Chính phủ là cơ quan hiến định có nhiệm vụ điều hành đất nước được thể hiện
thông qua việc xây dựng và quyết định các chính sách chính trị của liên bang, trình dự án
luật, ban hành văn bản pháp quy và giám sát điều hành hoạt động thi hành pháp luật.
Khác với Chính phủ, Hành chính bao gồm một hệ thống các cơ quan có nhiệm vụ
thi hành luật. Các cơ quan này có nhiệm vụ hỗ trợ các Bộ trưởng trong việc thực hiện các
nhiệm vụ mà Bộ đó phụ trách, trong đó đặc biệt là công tác chuẩn bị các dự án luật và thi
hành luật liên quan đến những lĩnh vực mà ngành mình phụ trách.
a) Chính phủ

6
Vị trí pháp lý, Điều 62 LCB quy định: Chính phủ liên bang (hay Nội các) gồm có
Thủ tướng và các Bộ trưởng. Chính phủ liên bang là cơ quan có quyền đưa ra và quyết
định chính sách chính trị của liên bang để điều hành đất nước. Ngoài ra Chính phủ là cơ
quan có quyền quyền trình dự án luật và ban hành văn bản pháp quy. Thẩm quyền trình
dự án luật thể hiện sự tác động trực tiếp của Chính phủ vào hoạt động lập pháp. Quyền
ban hành văn bản pháp quy thể hiện tính độc lập của Chính phủ với các thiết chế khác.
Chính phủ liên bang sẽ họp và quyết định dưới hình thức là các Nghị quyết, theo
nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt giữa các ý kiến. Theo Điều 24 Khoản 2 Câu 1 Luật tổ
chức Chính phủ thì nghị quyết này phải đạt được đa số tương đối - theo nguyên tắc quá
bán. Khi ra quyết định, các thành viên Chính phủ là hoàn toàn độc lập về mặt chính kiến,
các bộ trưởng không chịu ràng buộc bởi sự chỉ đạo của Thủ tướng.
b) Thủ tướng
Thủ tướng Đức là người có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính
trị. Thủ tướng do Hạ viện bầu ra và chịu trách nhiệm trước Hạ viện về các hoạt động của
Chính phủ liên bang. Vị trí này trao cho Thủ tướng những quyền lực cơ bản. Vì là đại
diện cho đa số trong Hạ viện vì vậy thường nhận được sự ủng hộ từ Hạ viện đối với các
dự luật của Chính phủ. Thủ tướng đồng thời là chủ tịch đảng mà mình tham gia, định
hướng chiến lược của đảng và lãnh đạo đảng tại các cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cũng có thể bị Quốc hội bãi nhiệm trước thời hạn thông
qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Với bản Hiến pháp hiện tại, vai trò của Thủ tướng
trở thành trung tâm trong hệ thống chính trị đến mức một số nhà nghiên cứu mô tả hệ
thống chính trị Đức là một “nền dân chủ Thủ tướng”.
b) Tổng thống
Theo quy định của Hiến pháp Đức thì Tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tổng
thống Đức được bầu cử qua Đại hội liên bang, với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống Đức về
mặt chức danh được coi là người có quyền lực cao nhất trong Nhà nước Đức, là đại diện
cho nước Đức trước cộng đồng quốc tế, cũng như các vấn đề đối nội. Tổng thống có trách
nhiệm nhận công hàm ngoại giao của các nước, ân xá cho phạm nhân ở cấp độ liên bang.
Tổng thống có quyền ký và công bố các luật lệ đã được Nghị viện thông qua trong phạm
vi toàn liên bang. Nhưng trên thực tế, Tổng thống Đức chỉ đóng vai trò mang tính nghi lễ.
Trong quá trình soạn thảo và ban bố các đạo luật, Tổng thống đóng vai trò hết sức hình
thức. Tổng thống chỉ có quyền hạn chính trị thật sự trong các tình huống chính trị đặc biệt
được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp. Theo đó, tổng thống có thể giải thể Quốc hội
liên bang trong 2 trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, nếu trong cuộc bầu cử Thủ tướng, ứng cử viên cho chức vụ
Thủ tướng chỉ đạt đa số tương đối nhưng không quá 50% trong cả 3 lần bầu cử, trong
trường hợp này tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng hoặc giải thể Quốc hội nên
bang theo điều 63 Hiến pháp Đức.
7
Trường hợp thứ hai, là tổng thống có thể giải thể Quốc hội sau khi bỏ phiếu tín
nhiệm Thủ tướng bất thành theo điều 68 Hiến pháp.
3.3. Tư pháp
Quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án Đức. Hệ thống tòa án Đức được xây dựng
dựa trên cơ sở kế thừa những nguyên tắc của hệ thống pháp luật La Mã. Hệ thống tư pháp
của Đức theo một cấu trúc đơn nhất, được chia thành 7 nhánh, gồm có: Hiến pháp, phổ
thông, hành chính, tài chính, lao động, xã hội và luật về bản quyền. Các nhánh tư pháp
này hoạt động độc lập và song song với nhau, đứng đầu mỗi nhánh là một tòa án liên bang
tối cao phụ trách lĩnh vực của mình.
a) Tòa án Hiến pháp
Tòa án Hiến pháp là một bộ phận của Nhà nước, có vị thế độc lập và ngang bằng
với nghị viện và chính phủ. Tòa án Hiến pháp Liên bang chịu trách nhiệm giám sát và
kiểm soát hệ thống chính trị dân chủ nhằm bảo đảm việc tuân thủ Hiến pháp. Mỗi bang sẽ
có một tòa án Hiến pháp riêng. Tòa án Hiến pháp Liên bang là tòa án Hiến pháp tối cao
của quốc gia, không đóng vai trò là tòa án phúc thẩm cao nhất. Nhiệm vụ của Tòa án Hiến
pháp Liên bang gồm: bảo vệ Hiến pháp và trật tự dân chủ; kiểm soát các tác nhân chính
trị; cấm một số đảng chính trị cực đoan hoặc xem xét các dự luật liên quan đến chiến dịch
vận động tài chính của các đảng chính trị; xét lại tính hợp hiến của các đạo luật và phủ
quyết nếu cần; phân giải các xung đột giữa các cấp của chính quyền; kiềm chế việc lạm
quyền của các thẩm phán.
Vì tầm quan trọng, tòa án Hiến pháp nên bao gồm 16 thành viên được hai viện bầu
ra với số lượng bằng nhau và có thể bị bãi nhiệm chỉ khi lạm dụng quyền lực. Tòa án
Hiến pháp liên bang được chia thành 2 hội đồng, mỗi hội đồng có 8 thẩm phán. Hoạt động
của tòa án Hiến pháp liên bang không phụ thuộc vào tổ chức hành chính và ngân sách của
chính phủ.
b) Các tòa án khác
Tòa án phổ thông là nhánh lớn nhất để giải quyết các án dân sự và hình sự. Hệ
thống tòa án phổ thông chia làm 4 bậc. Các tòa án địa phương tiếp nhận các vụ kiện nhỏ
về dân sự và hình sự, kiêm các chức năng pháp lý thông thường như chứng thực. Bậc kế
tiếp là các tòa án vùng, được chia làm hai nhánh riêng biệt: dân sự và hình sự. Các tòa án
vùng vừa khởi xử các án trọng điểm về dân sự và hình sự, vừa là tòa án phúc thẩm đối với
các phán quyết bởi các tòa án địa phương. Bậc thứ ba là các tòa án phúc thẩm cấp bang,
với hai nhánh dân sự và hình sự. Đứng đầu là Tòa án Tư pháp Liên bang, là tòa án tối cao
giữ vai trò phúc thẩm đối với tất cả các án khởi xử từ các tòa án cấp vùng và cấp bang.
Hệ thống tòa án lao động, bao gồm tòa án lao động, tòa án lao động Bang và Tòa
án lao động Liên bang. Tòa án lao động xét xử các tranh chấp lao động tập thể (giữa công
đoàn và hiệp hội người sử dụng lao động) và tranh chấp lao động cá nhân (tranh chấp
giữa người lao động và người sử dụng lao động).
8
Hệ thống tòa án hành chính, hệ thống này gồm 03 cấp là Tòa án hành chính, Tòa
án hành chính của Bang và Tòa án Hành chính Liên bang. Hệ thống Tòa án hành chính có
thẩm quyền xét xử các tranh chấp giữa một bên là cơ quan nhà nước và phía bên kia là
công dân, cụ thể, tòa án hành chính có thẩm quyền xét xử các khiếu nại về các hành vi
hành chính của cơ quan nhà nước (ví dụ khiếu nại về quyết định không cấp phép xây nhà
về hạn chế quyền sử dụng bất động sản v.v...).
Hệ thống tòa án tòa án tài chính, bao gồm Tòa án tài chính Bang, Tòa án tài chính
Liên bang. Hệ thống tòa án tài chính xét xử các tranh chấp về thuế giữa một bên là công
dân và bên kia là cơ quan nhà nước.
Hệ thống tòa xã hội, bao gồm Tòa án xã hội, Tòa án xã hội Bang và Tòa án xã hội
Liên bang. Các tòa án xã hội xét xử các tranh chấp về trợ cấp xã hội giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về xã hội và công dân.
Về mặt hành chính, các tòa án thuộc bang do các Bộ Tư pháp bang quản lý. Các
tòa án liên bang do các bộ có thẩm quyền tương ứng trong chính quyền liên bang quản lý.
Các cơ quan quản lý các tòa án đồng thời sẽ quản lý ngân sách chi tiêu của các tòa án.
Ngoại lệ là Tòa án Hiến pháp được quyền tự đề xuất dự toán kinh phí hoạt động và nhận
phê chuẩn từ chính quyền. Bên cạnh đó có một Tòa Chung của 5 tòa án tối cao: Tư pháp,
Hành chính, Tài chính, Lao động và Xã hội được lập ra nhằm đảm bảo tính đồng nhất
trong các phán quyết của hệ thống tư pháp.
Ngoài ra ở Đức có một tòa án có thẩm quyền giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể,
chẳng hạn như các vụ kiện về bằng sáng chế và nhãn hiệu. Gọi là Tòa án Sáng chế Liên
bang, được tách ra từ Tòa án Hành chính và chỉ có 1 cấp duy nhất ở cấp Liên bang.
III. Tính pháp quyền của CHLB Đức

1. Những yếu tố hình thức của nguyên tắc pháp quyền của Đức

a) Phân quyền

Khoản 2 Điều 20 Luật Cơ bản Đức quy định rằng: “Quyền lực nhà nước được thực
hiện thông qua các cơ quan đặc biệt của quyền lập pháp, của quyền hành pháp và của
quyền tư pháp”. Với quy định này, Luật Cơ bản Đức đã chính thức gọi tên cụ thể, và phân
công nhiệm vụ của từng nhánh quyền lực nhà nước.

Chức năng của lập pháp là xây dựng một trật tự pháp luật, đưa ra các quy định ổn
định, giải quyết các vấn đề của cuộc sống liên quan đến các vấn đề của tương lai. Chức
năng của hành pháp là lập chính sách (hành pháp chính trị) và thi hành luật ở thời hiện tại
(hành pháp hành chính). Chức năng của tư pháp là quyết định về tính hợp pháp của các
9
vấn đề đã diễn ra ở thời quá khứ. Qua bầu cử, người dân uỷ quyền cho Hạ viện bầu ra một
Chính phủ để điều hành đất nước, và Chính phủ này phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện.
Chính sự chịu trách nhiệm này của Chính phủ trước Hạ viện là sự chịu trách nhiệm của
Chính phủ trước nhân dân.

b) Đảm bảo tính hợp hiến và tính hợp pháp của hành chính nhà nước

Luật chính là cốt tủy của nhà nước pháp quyền. Khoản 3 Điều 20 Luật Cơ bản Đức
quy định: “[...] nhánh quyền hành pháp và tư pháp chịu sự ràng buộc bởi luật [...]”.

Các quyết định hành chính không được phép trái luật, vì luật đã được thông qua
bởi một cơ quan được bầu cử một cách hợp pháp, dân chủ. Chính vì thế mà hành vi hành
chính bị ràng buộc bởi luật và chịu sự giám sát bởi Tòa án. Hơn nữa, các cơ quan hành
chính nhà nước phải ưu tiên áp dụng trước tiên là các luật, chịu sự ràng buộc bởi các luật,
hoàn toàn không được phép hành động nếu như không có một luật tương ứng cho phép
làm như vậy.

2. Những yếu tố nội dung của nguyên tắc pháp quyền

2.1 Các quyền cơ bản có hiệu lực trực tiếp, bảo vệ nhân phẩm là mục tiêu quan trọng
nhất của Luật Cơ bản Đức

Các quyền cơ bản ở CHLB Đức có hiệu lực bắt buộc, trực tiếp. Ở góc độ khách
quan, các quyền cơ bản là những hòn đá tảng của một trật tự pháp luật, có chức năng giới
hạn quyền lực của nhà nước. Những quyền này ràng buộc không chỉ đối với cơ quan hành
chính hay tòa án, mà cả Nghị viện trong nhiệm vụ ban hành luật. Ở góc độ chủ quan, các
quyền cơ bản có hiệu lực trực tiếp, công dân có thể viện dẫn để khởi kiện trước Tòa án
khi bị xâm phạm.

Vấn đề bảo vệ phẩm giá con người đã được thể hiện trang trọng nhất tại khoản 1
Điều 1 Luật Cơ bản Đức và khoản 3 Điều 79 Luật Cơ bản Đức đã khẳng định vấn đề này
thành một trong những giá trị cao nhất của Luật Cơ bản Đức. Theo đó, trong mọi trường
hợp, quy định của khoản 1 Điều 1 là không thể sửa đổi.

10
Nhân phẩm quy định ở khoản 1 Điều 1 Luật Cơ bản Đức không phải là một quyền
cơ bản đơn thuần, mà là giá trị khách quan, cao nhất của Hiến pháp, là quy tắc ràng buộc
toàn bộ mục đích, nhiệm vụ và hành vi của công quyền. Nhân phẩm bị xâm phạm, khi cơ
quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền hành xử với con người như một vật thể đơn
thuần. Những hành vi của công quyền như bắt người làm nô lệ, tra tấn, phân biệt đối xử,
làm nhục, từ chối cung cấp những điều kiện sống tối thiểu của một con người… đều là
những hành vi xâm phạm nhân phẩm và vi hiến.

2.2 Đảm bảo về quyền khởi kiện đối với hành vi vi phạm Hiến pháp

Những nhà lập hiến Đức cho rằng, phần quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền
chính là những bảo đảm các quyền cơ bản trong lĩnh vực tư pháp. Luật Cơ bản Đức đảm
bảo cho công dân con đường khởi kiện khi nhà nước vi phạm những quyền cơ bản của
công dân (khoản 4 Điều 19); đảm bảo về điều kiện thẩm phán độc lập khi xét xử (đoạn 2
khoản 1 Điều 101); đảm bảo trách nhiệm lắng nghe một cách công tâm của hội đồng xét
xử trong quá trình tranh tụng (khoản 1 Điều 103); đảm bảo không bị bắt giữ trái pháp luật,
không bị tra tấn, ép cung, giam cầm bất hợp pháp.

2.3 Đảm bảo sự an toàn pháp lý

Luật Cơ bản Đức ràng buộc bất cứ hành động nào của nhà nước gây ảnh hưởng
đến cá nhân phải được tiên liệu trước. Công dân phải được biết một cách rõ ràng, hành vi
nào được phép và những hành vi nào bị cấm. Tiêu chí minh bạch của pháp luật được thể
hiện trước tiên ở các quy phạm pháp luật. Các quy phạm phải dễ hiểu, dễ tiên liệu, dễ thi
hành. Đối với những hành vi của công quyền như phán quyết của Tòa án và hành vi hành
chính thì tiêu chí minh bạch, cụ thể này càng cần thiết.

Pháp luật phải rõ ràng, cụ thể. Để đảm bảo rằng hành vi của một người nào đó là
trong vòng pháp luật. Chẳng hạn, nếu luật quy định: "Những hành động mà ảnh hưởng
xấu đến môi trường thì bị xử phạt [...]" mà không có quy định cụ thể xa hơn thì rõ ràng
rằng quy định này thật khó cho công dân quyết định hành động, khi nào thì rơi vào trường
hợp này. Một quy định không chính xác như vậy sẽ xâm phạm nguyên tắc cụ thể hóa và
cũng xâm phạm cả nguyên tắc nhà nước pháp quyền.

11
Luật Cơ bản Đức cũng đặt ra yêu cầu cụ thể về sự an toàn pháp lý qua việc phải
bảo vệ được niềm tin của người dân vào công lý. Niềm tin đó phải được hiện hữu hàng
ngày hàng giờ và có thể kiểm chứng được. Thông qua các cuộc trưng cầu ý dân, phát
phiếu hỏi, thông qua những phương tiện thông tin đại chúng, những vấn đề liên quan đến
nhà nước, hiệu quả công việc của nhà nước phải được công khai cho nhân dân biết. Uy tín
của từng vị trí lãnh đạo cũng phải được lượng hóa theo từng thời điểm cụ thể.

Sự an toàn về mặt pháp lý còn bao gồm cả việc nghiêm cấm hiệu lực hồi tố. Theo
đó, một hành vi chỉ bị trừng phạt nếu trong luật đã quy định về hành vi đó có hiệu lực,
trước khi hành vi đó diễn ra.

2.4 Trách nhiệm bồi thường nhà nước

Có thể khẳng định rằng, nhà nước pháp quyền sẽ không có ý nghĩa thực tế, nếu
thiếu vắng vấn đề trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Nếu quan hệ giữa nhà nước và
công dân là bình đẳng, thì nhà nước cũng như mọi công dân khác phải chịu trách nhiệm
bồi thường nếu vi phạm pháp luật. Hay nói cách khác, nhà nước phải bồi thường cho cá
nhân, tổ chức bị thiệt hại bởi hành vi do người thi hành công vụ gây ra.

Theo quan điểm nhà nước pháp quyền hiện đại, nhà nước phải chịu trách nhiệm
trong các quan hệ bên ngoài đối với những thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra cho
người bị thiệt hại là các cá nhân, tổ chức.

Cơ sở hiến định cho quyền được bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 1
Điều 34 Luật Cơ bản. Theo đó, "bất cứ ai trong quá trình thi hành công vụ được giao phụ
trách mà vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho người thứ ba, thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về cơ bản là thuộc về Nhà nước hoặc cơ quan quản lý người vi phạm”.

Theo pháp luật Đức, chủ thể bồi thường là nhà nước hoặc là pháp nhân của luật
công. Nhà nước chỉ có quyền yêu cầu người vi phạm bồi hoàn khi người này thực hiện
hành vi một cách cố ý hoặc vô ý nghiêm trọng. Tòa án thường có quyền phán quyết về
các vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường công vụ.

2.5 Nguyên tắc bình đẳng

12
Trong hoạt động áp dụng pháp luật, nguyên tắc bình đẳng là nội dung trung tâm.
Nguyên tắc này xuất phát từ đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền. Trong một nhà
nước pháp quyền, mọi chủ thể của pháp luật đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật thì việc áp dụng pháp luật đối với cùng một vấn đề
cũng phải bình đẳng như nhau. Công dân, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền hay
thẩm phán áp dụng pháp luật đều chịu sự ràng buộc bởi pháp luật. Bình đẳng trong hoạt
động áp dụng pháp luật được thực thi khi: “Mỗi một tình huống pháp luật nếu đáp ứng đủ
các điều kiện quy phạm pháp luật đã đặt ra, thì quy phạm đó phải được áp dụng và khi
không đáp ứng đủ các điều kiện quy phạm pháp luật đã đặt ra, thì nhất định quy phạm đó
không được áp dụng”. Hay nói cách khác, bình đẳng trong áp dụng pháp luật đặt ra yêu
cầu với những điều kiện mà pháp luật đã quy định, thì bất kỳ ai cũng không thể hành xử
khác hơn. Bình đẳng trước pháp luật được hiểu: thứ nhất, trước những điều kiện bắt buộc
chung mà pháp luật đã đặt ra, tất cả mọi người đều có quyền đòi hỏi được áp dụng pháp
luật như nhau; thứ hai, mọi người đều thuộc đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật
như nhau, không ai đứng trên hay ngoài pháp luật; thứ ba, không ai bị phân biệt đối xử.
Khi một nhóm nào đó được ưu tiên hơn, thì nhóm khác sẽ bị loại ra và khi đó nguyên tắc
bình đẳng trước pháp luật cũng sẽ không còn.

IV. Kết luận

Như vậy, có thể thấy CHLB Đức là một nhà nước pháp quyền. Qua việc nguyên
cứu việc quản trị nhà nước Đức theo nguyên tắc pháp quyền, có thể rút ra những nhận
định sau:

Thứ nhất, nguyên tắc pháp quyền ở Đức là sự tổng hợp của nhiều tiêu chí cả về
hình thức và nội dung. Những tiêu chí này đã được thể hiện đầy đủ trong Luật Cơ bản
(Hiến pháp) Đức và phần nào đã được hiện thực hóa trên thực tế. Hiểu những yêu cầu
mang tính nền tảng của nguyên tắc Pháp quyền này có một ý nghĩa tham khảo rất quan
trọng giúp cho việc hoạch định các chính sách phát triển của quốc gia, hướng cho quốc
gia tới sự thịnh vượng, ổn định và phát triển một cách bền vững.

Thứ hai, nguyên tắc pháp quyền có thể hiểu là một nguyên tắc, nhưng cũng có thể
hiểu là một nguyên tắc chung bao gồm nhiều nguyên tắc khác. Những yếu tố hình thức
13
giống như những điều kiện cần và những yếu tố nội dung là những điều kiện đủ. Những
nguyên tắc này không giản đơn đặt ra những yêu cầu về nội dung, hình thức của pháp luật
mà phần nhiều nói đến cả phương diện thực tiễn thực hiện, nói đến những định hướng
trong việc quản trị nhà nước hiện đại. Có thể hiểu những nguyên tắc này là những công cụ
để truyền tải giá trị chung sống, sao cho công quyền không thể độc đoán, chuyên quyền
hay tùy tiện mà phải tuân theo những ràng buộc chặt chẽ để đảm bảo quyền của cá nhân,
lợi ích của cộng đồng.

Thứ ba, điều quan trọng là pháp quyền - theo nghĩa là một giá trị nhân văn, công
bằng, sự đúng đắn phải được đề cao, thượng tôn, chứ không giản đơn chỉ là sự thượng tôn
pháp luật đơn thuần, bởi lẽ có pháp luật, nhưng nếu pháp luật đó sai, không công bằng mà
vẫn tuân thủ, áp dụng pháp luật thì trong trường hợp đó cũng không thể có pháp quyền.
Có lẽ với khía cạnh này, Pháp quyền ở Đức thực sự được hiểu là một nguyên tắc quản trị
quốc gia hiện đại mà những yêu cầu của nó được phân tích ở trên được ví như là "thành
trì" để chống lại mầm mống của những bất ổn và những gì "phi pháp quyền" vẫn tiềm ẩn
trong xã hội.

14

You might also like