You are on page 1of 6

PHÁP

Nguồn gốc ra đời:

Cộng hòa Pháp là một trong những nước có lịch sử lập hiến phong phú
nhất thế giới. Lịch sử này bắt đầu từ cuộc Cách mạng 1789, trải qua 12 chế
độ chính trị với 16 bản hiến pháp khác nhau trước khi đạt tới chế độ chính
trị ổn định từ năm 1958 với nền Cộng hòa thứ năm hiện nay. Trước năm
1789, nước Pháp sống với chế độ quân chủ chuyên chế, mà đỉnh cao là
triều đại của nhà vua Louis XIV, người đã có câu nói thường được lịch sử
nhắc lại: "Nhà nước là ta". Cuộc Cách mạng 1789 đã chấm dứt những
ngày đen tối tưởng như không có lối ra và thiết lập chế độ cộng hòa với
những nguyên tắc bất hủ: "Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Bản Hiến pháp đầu
tiên ra đời (1791), tiếp đó là các bản Hiến pháp 1793 và 1795 đều xác định
chủ quyền thuộc về nhân dân; chế độ đại diện thông qua bầu cử; các quyền
tự nhiên và không thể tước đoạt được của con người: tự do, bình đẳng và
sở hữu. Nguyên tắc tam quyền phân lập cũng đã được nêu rõ ngay từ Hiến
pháp 1791.

Sau thời kỳ Cách mạng Pháp 1789-1799, nước Pháp chuyển qua chế độ chấp
chính (1799- 1804), tiếp đó là thời kỳ Đế chế thứ nhất (1804- 1815) với vai trò
chủ đạo của Napoléon Bonaparte. Ba Hiến pháp đã tiếp tục ra đời trong thời kỳ
này: Hiến pháp 1799, 1802 và 1804, với đặc trưng là phân lập tương đối giữa
quyền hành pháp và lập pháp, nhưng sau đó vai trò cá nhân Bonaparte nổi trội,
lấn át quyền lập pháp. Đến thời kỳ Vương chính phục hưng (1814- 1830) và
thời kỳ Quân chủ tháng Bảy (1830- 1848), nhà vua lại trở lại nắm quyền, là thủ
lĩnh tối cao của Nhà nước và có quyền rất lớn đối với Nghị viện. Tuy nhiên,
chính trong hoàn cảnh này đã nảy sinh mầm mống của chế độ nghị viện, chế độ
phân biệt rõ hành pháp với lập pháp, tuy giữa hai quyền này có sự thương nghị
với nhau. với chế độ Cộng hòa thứ hai (1848- 1851), Hiến pháp năm 1848 đã
phân định rõ tổ chức và chức năng của hành pháp và lập pháp. Hiến pháp tháng
1 năm 1852, các Hiến pháp sửa đổi tháng 11 năm 1852 và tháng 5 năm 1870
với chế độ Đế chế thứ hai (1851-1870) đã thiết lập trở lại các điều khoản chính
của Hiến pháp thời Napoléon đệ nhất, đa Louis Napoléon Bonaparte lên ngôi
Hoàng đế. Ông ta nắm tập trung mọi quyền hành trong tay, các cơ quan lập
pháp và hành pháp đều trực thuộc Đế chế. với nền Cộng hòa thứ ba, Quốc hội
đã thông qua ba đạo luật Hiến pháp về tổ chức thượng nghị viện, chính quyền
và quan hệ giữa các cơ quan chính quyền. Các văn bản luật này xác định quyền
của Tổng thống đợc mở rộng hơn và vai trò đối trọng của Thượng nghị viện đối
với Hạ nghị viện. Ngoài ra, còn đặt hai định chế cơ bản của mẫu hình thể chế
theo chế độ nghị viện (quyền giải tán Hạ nghị viện của Tổng thống với sự thỏa
thuận của Thượng nghị viện và Chính phủ; trách nhiệm của Chính phủ trong
việc thực hiện chính sách). Thời kỳ này cũng chứng kiến sự ra đời của các đảng
phái chính trị khác nhau, với các chính kiến đối lập. Chính sự tồn tại của quá
nhiều đảng phái trong đời sống chính trị ở Pháp đã dẫn đến phân hóa sâu sắc
các nghị viên và khó đạt đợc sự thống nhất chung. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng không ổn định của Chính phủ trong chế
độ Cộng hòa thứ ba và thứ tư.

Sau khi ký Hiệp định đình chiến đầu hàng phát xít Đức, Thống chế Pétain đã ra
đạo luật Hiến pháp ngày 10/7/1940, xác lập chế độ độc tài của quốc trưởng.
Pétain nắm mọi quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp, thay đổi những nguyên
tắc bất hủ của nền Cộng hòa từ cuộc Cách mạng 1789 "Tự do, Bình đẳng, Bác
ái" bằng khẩu hiệu: "Cần lao- Gia đình- Tổ quốc". Sau khi đất nước được giải
phóng, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp đã đa ra Hiến pháp mới ban hành
ngày 27/10/1946. Hiến pháp này giảm bớt quyền lực của Tổng thống, đồng thời
tăng cờng thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ. Việc Quốc hội kiểm soát
hoạt động của Chính phủ đã gây khó khăn cho cơ quan hành pháp. Ngoài ra,
với chế độ bầu cử theo tỷ lệ đại diện trong bối cảnh có nhiều đảng phái thì việc
thành lập một Chính phủ liên hiệp có thanh thế trong đời sống chính trị hầu như
không đạt được. Tình hình trên đã dẫn tới sự bất ổn định nghiêm trọng của
chính quyền. Trong 12 năm, với nền Cộng hòa thứ tư ở Pháp đã thay đổi liên
tục 24 Chính phủ khác nhau.

Những bế tắc chính trị này đã được giải quyết sau khi tướng Charles De
Gaulle lên nắm chính quyền. Sự ra đời của Hiến pháp mới ngày 4/10/1958
đã đa nướcPháp chuyển sang chế độ Cộng hòa thứ năm. Với những thể chế
chính trị quy định theo Hiến pháp 1958, nướcPháp bước vào thời kỳ ổn
định. Hiệu quả của các thể chế này không ngừng được củng cố và vai trò
của nó được phát huy cho tới tận ngày nay.

Hoạt động cầm quyền của Pháp


Đặc điểm cửa chính thể cộng hòa lưỡng tính chính là sự kết hợp các yếu
tố của chính thể cộng hoà Nghị viện và cộng hoà Tổng thống. Theo Hiến
pháp 1958 của Pháp Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm
kỳ 5 năm (trước năm 2002 nhiệm kỳ của Tổng thống là 7 năm). Đây là
yếu tố của chính thể cộng hoà Tổng thống. Tuy nhiên, Tổng thống chỉ
đứng đầu nhà nước chứ không đứng đầu Chính phủ, đứng đầu Chính
phủ là Thủ tướng (đây là yếu tố của chính thể cộng hoà Nghị viện).
Tổng thống Pháp theo quy định của Hiến pháp là người có vai trò làm
trọng tài điều hoà hoạt động của các nhánh quyền lực lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và theo đề nghị của
Thủ tướng bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ trên cơ sở Đảng
chiếm ưu thế trong Nghị viện. Tổng thống có thể chủ toạ các phiên họp
của Hội đổng bộ trưởng, bổ nhiệm các thẩm phán, có quyền yêu cầu
Nghị viện thảo luận lại các dự luật đã được hai viện thông qua, có quyền
giải tán Hạ nghị viện. Tổng thống cùng với Thủ tướng chia sẻ quyền
hành pháp. Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống vừa chịu
trách nhiệm trước Nghị viện. Tổng thống Pháp theo Hiến pháp 1958 là
trung tâm của nền chính trị Pháp. Mặc dù quyền lực của Tổng thống
Pháp không lớn như Tổng thống Hoa Kỳ, tụy nhiên Tổng thống Pháp
cũng có những ưu thế mà Tổng thống Hoa Kỳ không thể có được như có
thể giải tán Hạ nghị viện.
Nguyên tắc phân chia quyền lực được áp dụng một cách mềm dẻo, có sự
điều hoà, phối hợp giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Trên thực tế quyền lực của Tổng thống có lớn hay không phụ
thuộc vào việc Tổng thống và Thủ tướng có cùng đảng phái hay không?
Nếu cùng một đảng phái thông thường quyền lực của Tổng thống rất lớn
vì Tổng thống có chỗ dựa của mình là đa số trong Quốc hội. Ngược lại
nếu không cùng đảng phái thì Tổng thống và Thủ tướng phải “chung
sống hòa bình” và Tổng thống trong nhiều vấn đề chính trị phải nhượng
bộ với Thủ tướng vì Thủ tướng có đa số trong Quốc hội làm hậu thuẫn.

You might also like