You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----- -----

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MÔN
KINH TẾ DU LỊCH

ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG TÁC ĐỘNG ĐẾN
KINH TẾ DU LỊCH TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG

GVHD: NGUYỄN VĂN CHUNG

SVTH: NGUYỄN THẢO VY – 32101177

NIÊN KHÓA: 2021-2025

TP. HCM, THÁNG 11/2022


12/2022
i

LỜI CÁM ƠN

Kính gửi những lời cảm ơn sâu sắc của em đến thầy Nguyễn Văn Chung!
Thời gian trôi qua nhanh thầy nhỉ ? Mới ngày nào em còn là cô sinh viên năm nhất đi những
bước chân đầu tiên vào ngôi trường mang tên Trường đại học Tôn Đức Thắng trong tâm thế
vừa hoang mang vừa mang những cảm xúc vui buồn xen lẫn mà hiện tại em đã trở thành cô
cậu sinh viên năm hai mất rồi... Trên hành trình đó, thật may mắn khi em được học môn Kinh
tế du lịch và trở thành học trò của thầy Chung.
Đến khi buổi học cuối cùng khép lại, em và cả những bạn cùng trải qua môn học này mới cảm
thấy thật bồi hồi, chắc hẵn các bạn cũng như em khi mang những cảm xúc thật khó tả. Chúng
em thật biết ơn đến những kiến thức mà thầy đã mang lại trong những giờ học thú vị, tràn
ngập tiếng cười của cả thầy và trò khi thảo luận về những khía cạnh của môn học. Em và các
bạn gửi lời cảm ơn chân thành vì có đôi lúc chúng em mất tập trung, đùa giỡn nhưng thầy vẫn
bao dung, tận tâm hướng dẫn, dìu dắt chúng em hoàn thành môn học.
Lời cuối cùng, em chân thành cảm ơn thầy và Trường Đại học Tôn Đức Thắng! Em chỉ biết
gói gọn những cảm xúc và kiến thức đã học vào bài báo cáo này. Đây là hành trình đầu tiên
khi em được tiếp cận và nghiên cứu sâu hơn về môn học này nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu
sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ thầy để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em chúc thầy và các bạn thật nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc và cùng nhau hoàn
thành thật tốt bài báo cáo này!

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2022

Nguyễn Thảo Vy

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
ii

Mục lục
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................................................i

CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................................iii

DANH MỤC HÌNH..................................................................................................................................i

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................3

1.1 Các khái niệm...........................................................................................................................3

1.1.1 Khái niệm du lịch bền vững................................................................................................3

1.1.2 Xúc tiến du lịch:..................................................................................................................3

1.2 Du lịch nghỉ dưỡng...................................................................................................................3

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ DU
LỊCH TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG...................................................................................5

2.1 Giới thiệu Phú Quốc.................................................................................................................5

2.1.1 Vị trí địa lí – đặc điểm tự nhiên ở Phú Quốc:.....................................................................5

2.1.2 Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội.......................................................................................6

2.1.3 Các loại hình du lịch tiêu biểu phát triển ở đây – nổi bất là du lịch nghỉ dưỡng................7

2.1.4 Các địa điểm du lịch nghĩ dưỡng tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang.....................................8

2.2 Thực trạng du lịch nghỉ dưỡng tác động đến kinh tế du lịch tại tỉnh Phú Quốc................9

2.2.1 Tài nguyên phục vụ du lịch nghỉ dưỡng:............................................................................9

2.2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nghỉ dưỡng:......................................................................11

2.2.3 Số lượt khách:...................................................................................................................12

2.2.4 Doanh thu:.........................................................................................................................12

2.3 Những thuận lợi và khó khăn của kinh tế du lịch khi phát triển du lịch nghỉ dưỡng.....13

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG.........................14

TẠI TỈNH PHÚ QUỐC........................................................................................................................14

KẾT LUẬN............................................................................................................................................15
Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
iii

Tài liệu tham khảo................................................................................................................................16

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
iv

CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
i

DANH MỤC HÌNH

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cần thiết của đề tài:
Du lịch từ lâu đã trờ thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con
người khi chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày một nâng cao. Đặc biệt, hiệu quả kinh tế từ
nghành du lịch đem lại cho mỗi quốc gia là điều không thể phủ nhận. Mặc dù, ngành du lịch
Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng ngành “ công nghiệp
không khói” đã mang lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ, đóng vai trò vô cùng quan trọng trên
con đường phát triển của đất nước. Hoà chung với sự phát triển của du lịch thế giới, Đảng và
nhà nước ta đã có những chính sách “ mở cửa ”, nhờ đó ngành du lịch đã có sự chuyển biển rõ
rệt. Nhưng không phải địa điểm nào cũng được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng đầy đủ những điều
kiện để trở thành “Thiên đường nghỉ dưỡng” tốt hơn như hòn đảo Phú Quốc, trực thuộc tỉnh
Kiên Giang của Việt Nam ta. Hòn ngọc Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là
đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây. Vì thế, Đảo Phú Quốc đã trở thành một địa điểm
giàu tiềm năng du lịch của tỉnh Kiên Giang, một địa điểm không thể bỏ lỡ tại khu vực phía
Nam tổ quốc. Những năm gần đây, Phú Quốc ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch
thông qua sự gia tăng về số lượng khách du lịch đến đây. Song, bên cạnh những ưu thế thì du
lịch nghỉ dưỡng Phú Quốc vẫn còn tồn động nhiều vấn đề cần được thay đổi như cảnh quan
thiên nhiên bị ảnh hưởng từ ô nhiễm, sức ép quá nhiều từ những dự án đầu tư resort, khách sạn
nhỏ, lẻ, sự thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng cao... Trong bối cảnh đó thì việc nghiên
cứu, gắn lý luận với thực tiễn để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp cho việc phát
triển du lịch nghỉ dưỡng là thực sự cần thiết phù hợp với xu thế hiện nay. Nó có ý nghĩa rất lớn
cho việc phát triển du lịch tỉnh Phú Quốc trở thành ngành kinh tế quan trọng và góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với tất cả những lý do đó, em đã quyết định chọn đề tài “Thực
trạng du lịch nghỉ dưỡng tác động đến kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang” làm báo
cáo cuối kì cho môn học Kinh tế du lịch nhằm tìm hiểu, nghiên cứu kỉ hơn về vai trò, hiện
trạng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng có những tác động gì đến nền kinh tế tỉnh Kiên Giang, qua
đó nắm bắt những thuận lợi, khó khăn để đưa ra hướng phát triển và đề xuất giải pháp phù hợp
cho nghành du lịch nghỉ dưỡng tại Phú Quốc.
2. Mục tiêu của đề tài:
Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
2

Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu thực trạng về hoạt động của loại hình du lịch nghỉ dưỡng tác
động đến nền kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang.
Mục tiêu cụ thể: Đầu tiên, tìm hiểu các cơ sở lí luận về du lịch nghỉ dưỡng. Qua đó, nghiên
cứu, phân tích các tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng và đánh giá tác động của hiện trạng
hoạt động du lịch nghĩ dưỡng đến nền kinh tế du lịch tại Phú Quốc. Cuối cùng, tìm ra những
mặt thuận lợi và khó khăn cần khắc phục để cải thiện, phát triển nền kinh tế du lịch Phú Quốc
nói chung và nghành du lịch nghỉ dưỡng tại hòn đảo nói riêng.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài này cần sử dụng phương pháp tổng hợp, xử lí dữ liệu từ các trang ....., các
dữ liệu báo cáo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cụ thể như....... Giúp bài báo cáo hoàn
thiện hơn cần kết hợp sử dụng thêm phương pháp thống kê, phân tích, phân loại, so sánh các
dữ liệu đã thu thập được.
4. Phạm vi và giới hạn của đề tài:

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch nghỉ dưỡng tác động
đến nền kinh tế du lịch chủ yếu trên địa bàn đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang.

Phạm vi về giới hạn: Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là thực trạng du lịch nghỉ dưỡng tác
động đến nền kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang. Từ đó đưa ra đề xuất giải pháp
nahwmf khắc phục hạn chế và phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại nơi đây.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của bài báo cáo gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch nghỉ dưỡng.
Chương 2: Thực trạng du lịch nghỉ dưỡng tác động đến kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc –
Kiên Giang.
Chương 3: Một số đề xuất phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại tỉnh Phú Quốc.

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
3

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN


1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm du lịch bền vững
Theo khái niệm về du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị
về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc tại Riode Janeriro năm 1992: “Du lịch bền
vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du
lịch và quan tâm đến người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản
lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người
trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh
thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”. (Hà, 2021)
1.1.2 Xúc tiến du lịch:
Xúc tiến du lịch (tiếng Anh: Tourism Promotion) là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức
tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách
du lịch. (Nhi, 2019)
1.2 Du lịch nghỉ dưỡng
-Khái niệm: Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch kết hợp với chăm sóc sức khỏe, phục hồi
sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường
xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Mô hình du lịch nghỉ dưỡng còn có thể kết hợp để
chữa bệnh, trải nghiệm hoặc du lịch tâm linh, thường gắn với những khu resort cao cấp hay
những chuyến đi nước ngoài nhằm mục đích hưởng thụ, thoát khỏi sự bí bách, khói bụi nơi
phố thị.
-Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng hiện nay
Du lịch nghỉ dưỡng vừa mang lại trải nghiệm thú vị, vừa cải thiện sức khỏe nên được rất nhiều
người yêu thích. Có rất nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, nhưng tiêu biểu được nhiều người
lựa chọn đó là các loại hình dưới đây:
+Du lịch nghỉ dưỡng thiên về sức khỏe: bao gồm resort tích hợp các tiện ích giúp nâng
cao sức khỏe tinh thần và thể chất.
+Du lịch nghỉ dưỡng đa dạng hóa: là các resort cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ giải
Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
4

trí trong khuôn viên resort của mình.


+Du lịch nghỉ dưỡng kết nối thiên nhiên: resort sẽ được xây dựng ở xung quanh hoặc gần
những cảnh quan tự nhiên đẹp như biển, đảo, núi hay thậm chí là sa mạc.
+Du lịch nghỉ dưỡng cùng gia đình: resort tập trung vào trải nghiệm dành cho gia đình và
trẻ nhỏ được thể hiện qua mức độ phong phú của thực đơn nhà hàng, các hoạt động trò
chơi trẻ em, tours tham quan,…
-Đặc điểm vượt trội của du lịch nghỉ dưỡng: là trải nghiệm “túi rỗng” – khi đã trả cho khoản
phí phòng ở rồi thì mình có thể tham quan và trải nghiệm resort khi thậm chí không mang ví
theo. Đa số resort sẽ có rất nhiều hoạt động giải trí và thể thao miễn phí bên trong khuôn viên
resort. Khách du lịch thậm chí sẽ được đưa đón di chuyển tới các khu khác nhau mà không tốn
tiền taxi hay thuê xe. (Travel, 2019)

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
5

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ
DU LỊCH TẠI ĐẢO PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG
2.1 Giới thiệu Phú Quốc
Một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch và cùng là điều kiện cần để cho một
nơi nào đó có thể phát triển hoạt động du lịch đó là tài nguyên du lịch. Để có thể thu hút khách
du lịch thì điều cơ bản đầu tiên là đòi hỏi vùng đất đó phải có tài nguyên du lịch đa dạng. mới
lạ...Quả thực đúng như tên gọi của vùng đất này khi cái tên Phú Quốc có nghĩa là “vùng đất
giàu có” . Nơi mà nguồn tài nguyên vô cùng giàu có và đa dạng đây cũng là cơ sở quan trọng
nhất để phát triển du lịch trên hòn đảo này. Những lợi thế đó đến từ :
2.1.1 Vị trí địa lí – đặc điểm tự nhiên ở Phú Quốc:
Vị trí địa lí
Là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan, đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác
tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có diện tích
589,23 km2 (theo số liệu thống kê đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị
trấn Dương Đông tọa lạc ở phía bắc, là thủ phủ của huyện đảo, Phú Quốc nằm cách thành phố
Rạch Giá 120km, cách thị xã Hà Tiên 45km và cách các nước trong khu vực như Campuchia
3km (điểm gần nhất), Thái Lan 500km, Malaysia 700km, Singapore 1000km.Chính nhờ vị trí
địa lý đặc biệt này mà Phú Quốc có vị trí rất thuận lợi trong giao lưu hàng hải quốc tế.
Khí hậu, thời tiết
Khí hậu, thời tiết trên đảo Phú Quốc mang tính nhiệt đới gió mùa tuy nhiên thời tiết Phú Quốc
khá mát mẻ. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhìn chung, khí hậu Phú
Quốc nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động, mùa khô ở đây trùng vào thời điểm mùa mưa
ở các điểm du lịch của các nước trong khu vực như Singapore,Malaysiar… Do đó, Phú Quốc
có lợi thế cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế. Đặc biệt là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
là mùa đẹp nhất, thời tiết rất thích hợp cho việc di du lịch đến Phú Quốc vì vậy lượng khách từ
khắp mọi nơi đến Phú Quốc khá đông.
Đặc điểm địa hình
Địa hình Phú Quốc rất độc đáo khi chạy dọc từ Bắc xuống Nam với 99 ngọn núi đồi. Điểm cao
Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
6

nhất lên tới 603m thuộc núi Chúa và dãy núi lớn nhất là dãy Hàm Ninh chạy dọc theo bờ biển
phía Đông Bắc Vì thế Phú Quốc có hệ sinh thái rừng đa dạng tập trung chủ yếu ở Vườn quốc
gia Phú Quốc với tổng diện tích trên 31.422ha. Đặc biệt, với 150km đường bờ biển bao bọc
quanh đảo Phú Quốc mang lại cho hòn đảo nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi Khen,
ghềnh Dầu,...Bờ và bãi biển là dạng địa hình đặc trưng thường được khai thác tròn phát triển
du lịch biển – đảo. Ở phía Bắc, có các dạng bờ mài mòn đá gốc chạy sát ra biển tạo nên nhiều
cảnh quan kì thú, độc đáo như Gành Cậu, mũi Tàu Rũ, mũi Ông Đội,..Chính nhờ vào sự đa
dạng về địa hình đã tạo cho hòn đảo nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn như khe suối, thác nước
( suối Tranh, thác suối Đá Tranh, suối Tiên,..).
Tài nguyên sinh vật và động vật
Theo số liệu điều tra, thành phần thực vật và động vật ở vườn quốc gia Phú Quốc rất phong
phú đa dàng với hơn 470 loài thực vật bậc cao và 140 loại động vật hoan dã như nai, khỉ vàn,
sóc,... trong đó có nhiều loại động thực vật quý hiếm, đặc hữu có giá trị là nơi lý tưởng cho các
hoạt động du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học kết hợp nghỉ ngơi... Hệ sinh thái biển của Phú
Quốc cũng rất đa dạng với hơn 100 loài san hô, khu hệ cá, hải sản trong các rạn san hô dồi dào
có hình dáng, kính cỡ khác nhau tạo nên một khung cảnh lung linh dưới làn nước biển trong
vắt luôn là sức hút đối với những khách du lịch thích khám phá những sinh vật dưới lòng đại
dương... Đặc biệt Phú Quốc là mọt trong hai vùng biển duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại loài
Lợn Biển thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của khách du lịch. Sẽ thật đáng tiếc nếu hòn đảo
Phú Quốc không trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng,
2.1.2 Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội
Dân số Phú Quốc (theo số liệu 2019) là 179.480 người, trên tổng diện tích tự nhiên hơn 589
km2, mật độ đạt 304 người/km2. Theo nhiều thống kê gần đây, tốc độ tăng dân số của Phú
Quốc 18% mỗi năm, gấp 3 lần Hà Nội. Theo quy hoạch, TP Phú Quốc đến 2030 sẽ có 550.000
dân, nghĩa là tăng gấp 3 lần. Phú Quốc hiện có tỷ lệ nhà ở kiên cố khu vực nội thị đạt trên
70%. (Khánh, 2022)
Dân số phát triển kéo theo các nguồn lực kinh tế – xã hội phát triển. Hệ thống đường giao
thông nội thị của huyện đảo dài 60,72km. Các phương tiện vận tải thủy là phương tiện nối liền
giữa Phú Quốc và đất liền cũng như với các đảo khác. Tỷ lệ dân được cấp nước sạch tại Dương

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
7

Đông và An Thới khoảng từ 65-67,04%… Phú Quốc hiện cũng đang xây dựng quy chế quản
lý kiến trúc toàn đô thị theo quy hoạch được duyệt và quy chế quản lý kiến trúc từng khu vực
của đô thị. Đặc biệt, Phú Quốc có 1 khu đô thị mới quy mô 67,5ha được xây dựng…Theo quy
hoạch, đến năm 2020 Phú Quốc sẽ phát triển khoảng 2.400 ha đất đô thị. Trong đó, 3 đô thị lớn
gồm Dương Đông, An Thới và Cửa Cạn cùng với 5 khu nghỉ dưỡng sinh thái, định hướng phát
triển thành một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tầm cỡ quốc tế, khả năng đón khoảng 3
triệu lượt khách vào năm 2020 với Bãi Trường là trung tâm du lịch, dịch vụ và nghỉ dưỡng.
(Quốc, 2020)
2.1.3 Các loại hình du lịch tiêu biểu phát triển ở đây – nổi bất là du lịch nghỉ dưỡng.
Với tiềm năng du lịch phong phú và quá trình khái thác du lịch tương đối sớm so với các đảo
phát triển du lịch ở Việt Nam. Phú Quốc đã phát triển nhiều loại hình, sản phẩm du lịch hấp
dẫn khách du lịch như loại hình sinh thái, nghỉ dưỡng biển - đảo, văn hóa, lịch sử, du lịch tâm
linh, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu khám phá,...tại các địa bàn trọng điểm.
Đặc biệt, nổi bật nhất khi nhắc đến Phú Quốc chính là địa điểm lí tưởng để phát triển loại hình
du lịch nghỉ dưỡng. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu 292 du khách, mục đích du khách lựa
chọn Phú Quốc để đi du lịch là để “nghỉ ngơi, thư giãn” chiếm tỷ lệ cao nhất (21.30%), tiếp
theo là “khám phá vẻ đẹp tài nguyên thiên nhiên” (chiếm 20.47%),... (Thảo, 2021) Bên cạnh
đó, loại hình du khách ưa thích nhất khi đến Phú Quốc là du lịch nghỉ dưỡng. Đây là loại hình
cao cấp, mới được hình thành ở Phú Quốc song có tốc độ phát triển nhanh. Một số điểm tiêu
biểu như: khu nghỉ dưỡng Ngàn Sao, La Veranda, Sasco Blue lagoon, Tropicana Island
Resort… với những loại hình như: nghỉ dưỡng tuần trăng mật, du lịch nghỉ dưỡng và spa, du
lịch chữa bệnh… Có thể nói rằng, không chỉ du khách quốc tế có nhu cầu nghỉ dưỡng tại các
Resort & Spa vùng biển, mà du khách Việt Nam cũng vậy. Họ ngày càng thích đến các Resort
& Spa để nghỉ dưỡng với gia đình, hưởng tuần trăng mật, kết hợp tổ chức hội nghị và du lịch
đối với các công ti. Đặc biệt, số lượng khách du lịch nghỉ dưỡng tại Phú Quốc thường tăng cao
vào các ngày lễ. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
tại nơi đây. Tất cả những điều trên chứng tỏ khả năng du khách lựa chọn Phú Quốc là điểm
đến nghỉ dưỡng của mình là rất cao.Là nơi chắc chắn để lại cho mọi du khách cảm giác mới lạ
khi được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên với những bãi biển dài nước xanh , cát trắng

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
8

nắng vàng, những cánh rừng nhiệt đới cùng hồ nước ngọt, sông suối,... Điều tuyệt vời hơn khi
những năm gần đây, đảo ngọc của Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư du lịch mạnh mẽ hơn
bao giờ hết. Chính vì thế, du khách khi đến với Phú Quốc sẽ được trải nghiệm tất cả các hoạt
động và hưởng trọn vẹn các dịch vụ tại các khu nghĩ dưỡng, resort cao cấp mà không kém
cạnh bất kì địa điểm du lịch nổi tiếng nào trong suốt chuyến đi nghỉ dưỡng của mình tại hòn
đảo này. Những thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân cư,..tất cả đã hội tụ lại giúp
Phú Quốc trở thành hòn đảo có đầy đủ tiềm năng để trở thành địa điểm du lịch nghỉ dưỡng lí
tưởng.
2.1.4 Các địa điểm du lịch nghĩ dưỡng tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
Lahana resort Phú Quốc
Nằm tại vị trí đắc địa ngay trung tâm thị trấn sầm uất nhất ở Phú Quốc Đông Dương. Đến với
khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 4 sao tại đảo ngọc Phú Quốc du khách chắc chắn sẽ bị ấn tượng
trước khu nghỉ dưỡng được bao bọc bởi các thảm thực vật xanh mướt, một không gian mát mẻ
và gần gũi với thiên nhiên. Trải nghiệm nhà hàng, hồ bơi, thưởng thức thêm các móm ăn độc
đáo xung quanh giữa biển và rừng thì với những du khách muốn hòa mình cùng thiên nhiên thì
đây là một lựa chọn hoàn hảo. Lối kiến trúc thoáng đãng,tao nhã, hệ thống phòng ốc tiện nghi,
sang trọng, những dịch vụ cao cấp cùng sự phục vụ chu đáo của các nhân viên nơi đây sẽ giúp
kỳ nghỉ dưỡng càng thêm trọn vẹn hơn. Nhờ vào sự đa dạng của dịch vụ vui chơi, giải trí để
du khách không phải nhàm chán khi ở dài ngày mà khu nghỉ dưỡng đã đón hàng ngàn lượt
khách đến đây hàng năm.
Salinda Phú Quốc
Vốn được mệnh danh là viên ngọc quý nằm giữa thiên đường biển một địa điểm nghỉ dưỡng
mà du khách không thể bỏ qua khi đặt chân đến hòn đảo Phú Quốc. Nằm ở vị trí gần trung tâm
rất thuận lợi trong việc di chuyển, vui chơi. Không những thế địa điểm này còn nằm sát bãi
biển đẹp nhất Phú Quốc. Tạo nhiều kiện kiện thuận tiện cho du khách dạo biển và tham gia các
hoạt động vui chơi trên bãi biển.Ngoài ra, khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao, với
những dịch vụ cao cấp và hiện đại bậc nhất. Nơi đây là sự giao thoa giữa lối kiến trục đương
đại sang trọng, cao cấp nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc của văn hóa bản địa truyền thống.
Thật sự là một đến an lành, thoải mái để chừa lành và gắn kết tâm hồn sau những ngày tháng

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
9

cuồn quay trong công việc qua các dịnh vụ spa, phòng gym, các chuỗi cửa hàng, trung tâm
mua sắm và các hoạt động khách như chèo thuyền kayak, bonding trên bãi biển... Sẽ làm nên
kỳ nghỉ dưỡng của du khách trở nên ý nghĩa và thú vị hơn bao giờ hết.
Intercontinental Phú Quốc Long Beach Resort
Khu nghỉ dưỡng cao cấp không còn xa lạ trong mắt du khách nữa, bởi đây là hệ thống nghỉ
dưỡng được trải dài khắp đất nước. Khu nghỉ dưỡng được kết hợp giữa nét sang trọng tinh tế
với tầm nhìn tận hưởng không gian hướng biển tuyệt vời từ tầng thượng cao nhất đảo. Hay lựa
chọn dịch vụ thư giãn từ các liệu trình chăm sóc sức khỏa ngay tại Harnn Heritage Spa nổi
danh. Du khách có thể đắm mình trong hoàng hôn màu tím huyền diệu trên mặt biển lấp lánh,
tham gia các hoạt động giải trí hay tìm hiểu văn hóa địa phương qua các hoạt động được thiết
kế riêng vô cùng đặc sắc đã thu hút rất nhiều du khách chọn lựa cho kỳ nghỉ dưỡng của mình.
Còn rất nhiều những địa điểm nghỉ dưỡng thú vị hấp dẫn khác như khu tích hợp Vinpearl Phu
Quoc hay VinOasis Phu Quoc,... đem lại cho du khách nhiều sự lựa chọn khi đến với hòn đảo
này.
2.2 Thực trạng du lịch nghỉ dưỡng tác động đến kinh tế du lịch tại tỉnh Phú Quốc
2.2.1 Tài nguyên phục vụ du lịch nghỉ dưỡng:  
Với tất cả những điều kiện tự nhiên, ó 62% rừng nguyên sinh, dằm trọn trong vịnh, an toàn
ngoài tầm bão. Với 150km bờ biển phát triển du lịch biển và 99 ngọn núi với hệ sinh thái
nguyên sơ. Khí hậu Phú Quốc mát mẻ, luôn giữ ở mức 28 độ nên có thể khai thác du lịch
quanh năm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mường khô từ tháng 11 đến
tháng 3, chủ yếu khách quốc tế sẽ đến du lịch vào thời điểm này trong năm. Mùa mưa bắt đầu
từ tháng 4 đến tháng 10, thời gian này chủ yếu là khách nội địa.vùng đất vừa có đường bở biển
tuyệt đẹp kéo dài hàng trăm km, nổi bật phải kể đến những cái tên: bãi Sao, bãi Khem, bãi
Dài,bãi Trường. Kết hợp với các hoạt động tắm biển, lặn biển ngắm san hô, trèo thuyền, câu
mực đêm, trải nghiệm đánh cá trên biển,... có thể làm siêu lòng bất cứ ai nếu đặt chân đến nơi
này.Đặc biệt, nhờ lợi thế là 1 hòn đảo riêng biệt, nằm khá xa đất liền, Phú Quốc với lợi thế sở
hữu những bãi biển hoang sơ, tự nhiên ít bị biến đổi bởi bàn tay con người, cộng thêm nước
biển xanh êm, không có sóng lớn, gió nhẹ… cũng khiến Phú Quốc trở thành thiên đường nghỉ
dưỡng của mọi du khách trong và ngoài nước. Đây chính là điểm đến lý tưởng, là thiên đường

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
10

dành cho những du khách muốn tận hưởng 1 kỳ nghỉ dưỡng đúng nghĩa.
2.2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nghỉ dưỡng:
Về cơ sở lưu trú: Nhờ vào sự hậu thuẫn về hạ tầng, chính sách đã lôi kéo hàng loạt thương hiệu lớn,
nhà đầu tư chiến lược đến với “đảo Ngọc”. Nếu như cách đây 10 năm, Phú Quốc gần như không có cơ
sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 5 sao thì hiện nay, riêng huyện đảo này đã sở hữu khoảng 20.000 phòng lưu
trú, trong đó có hơn một nửa đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao. Trong đó, 97 cơ sở được xếp hạng 1 sao, với
1.985 phòng; 49 cơ sở được xếp hạng 2 sao, với 1.754 phòng; 8 cơ sở được xếp hạng 3 sao, với 524
phòng; 9 cơ sở được xếp hạng 4 sao, với 1.218 phòng và 10 cơ sở được xếp hạng 5 sao với 6.861
phòng; còn lại là nhà nghỉ và các loại hình cơ sở lưu trú khác.Hàng loạt thương hiệu quản lý khách sạn
danh tiếng có mặt ở đây như Novotel, Best Western Premier, Park Hyatt, InterContinental, JW
Mariott… biến Phú Quốc trở thành “thiên đường nghỉ dưỡng đẳng cấp”, đáp ứng được nhu cầu của
không chỉ khách nội địa mà đông đảo du khách quốc tế.
Về vận chuyển khách du lịch, các phương tiện vận chuyển bằng đường thuỷ, đường hàng không và
đường bộ đều được khai thác. Đối với vận chuyển bằng đường hàng không, sân bay quốc tế Phú Quốc
khai thác tốt các tuyến nội địa và phát triển các tuyến quốc tế kết nối tới các thị trường trọng điểm như
Nga, Ý, Siêm Riệp (Campuchia), Quảng Châu (Trung Quốc),… Về vận chuyển đường biển, có hơn 40
phương tiện chở khách và 15 phương tiện tàu phà chở ô tô kết nối từ cảng Rạch Giá hoặc Hà Tiên với
huyện đảo Phú Quốc . Về vận chuyển đường bộ, các tuyến đường đã và đang được chỉnh trang để đảm
bảo đáp ứng nhu cầu vận tải khách du lịch tham quan các khu, điểm du lịch,..
Về cơ sở dịch vụ ăn uống: Số lượng du khách tăng dẫn đến số lượng nhà hàng tăng theo. Với lợi thế
về tiềm năng tài nguyên biển nên sản phẩm của các nhà hàng đa dạng, phong phú về các món ăn được
chế biến từ thủy hải sản. Tuy nhiên, số lượng chuyên gia, nghệ nhân trong lĩnh vực ăn uống còn rất ít
nên chưa tạo được nhiều sản phẩm ẩm thực mang thương hiệu riêng. Nhìn chung, Phú Quốc vẫn còn
thiếu những nhà hàng có chất lượng cao.
2.2.3 Số lượt khách:
Năm 2010, lượng khách du lịch đến với “đảo Ngọc” Phú Quốc chỉ khiêm tốn dừng lại ở con số khoảng
300.000 lượt. Đến năm 2019, số lượng này đã tăng lên một mức “kỉ lục” với hơn 4 triệu lượt du khách,
trong đó có tới hơn 600 nghìn lượt là du khách quốc tế, đem lại doanh thu du lịch trên 5.700 tỉ đồng,
tương đương hơn 90% tổng doanh thu du lịch của toàn tỉnh Kiên Giang. Huyện đảo Phú Quốc trở
thành một trong những “trung tâm du lịch” nổi bật nhất cả nước.

Tính chung trong giai đoạn 2010 – 2019, mỗi năm tốc độ tăng trưởng về số lượt du khách và doanh thu
Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
11

từ du lịch của Phú Quốc vào khoảng 20 – 30%, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 38%/năm, cao gấp 6
lần mức bình quân GDP chung của cả nước. Ngành du lịch – dịch vụ cũng đang đóng góp tới 70%
trong cơ cấu GDP của Phú Quốc và tạo công ăn việc làm cho khoảng 70% dân số sinh sống trên đảo.

Tính đến tháng 06/2020, Phú Quốc đã thu hút 321 dự án của các chủ đầu tư, với nguồn vốn khổng lồ
để hình thành hệ thống hạ tầng du lịch đồng bộ, vươn tầm quốc tế. Trong 340.000 tỷ đồng vốn đăng kí,
phần lớn là các dự án du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, góp phần đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du
lịch nghỉ dưỡng và giải trí độc đáo mang đẳng cấp quốc tế.
Được định hướng trở thành “trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp của cả nước, của khu vực và cả thế
giới” nên những năm gần đây, hệ thống hạ tầng tại Phú Quốc luôn nhận được sự đầu tư mạnh mẽ.
Cùng với sân bay quốc tế, hệ thống đường giao thông quanh đảo, xuyên đảo, đường xương cá kết nối
các trục chính, đường ven biển, khu phố đi bộ… cũng đều được xây dựng đồng bộ, đảm bảo tốc độ
bình quân đạt 60km/h.

Đặc biệt, từ ngày 01/07/2020, Phú Quốc trở thành khu kinh tế ven biển được miễn thị thực cho người
nước ngoài có thời hạn tạm trú 30 ngày. Đây là lợi thế đặc biệt tạo đòn bẩy cho du lịch nghỉ dưỡng
Phú Quốc thực sự bứt phá, cùng với vô vàn cơ chế đặc thù khác cùng làm cho du lịch phát triển mạnh
mẽ như: chính sách thuế hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư, giảm thuế thu nhập cá nhân, miễn thuế
VAT tại sân bay…

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
12

Sáu tháng đầu năm 2019, huyện đảo Phú Quốc đón hơn 2,26 triệu lượt khách, tăng gần 36% so với
cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 392.000 lượt (chiếm chủ yếu trong lượng khách quốc tế đến
Kiên Giang), tăng 35,5% so với cùng kỳ.; doanh thu đạt trên 3.829 tỷ đồng, tăng 40,8% so với cùng
kỳ. Ảnh 1: Lượng khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang trong tháng 1/2022 (Theo thống kê của Sở Du
lịch Kiên Giang 2022)
+ Quý I/2022, tổng số lượt khách đến Phú Quốc có 1.097.011 lượt, tăng 32,6% so với cùng kỳ; trong
đó, khách quốc tế 26.036 lượt, (Quý I/2021 không có khách quốc tế). + Tháng 4/2022, tổng lượt khách
đến Phú Quốc đạt 364.412 lượt, giảm 7,8% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế 7.350 lượt, tăng
13,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nhìn vào con số thống kê, lượng khách đến Phú Quốc ngày càng
tăng nhưng Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương cho rằng chỉ khoảng 10-40. % khách du lịch
quốc tế muốn quay lại Việt Nam lần thứ hai. Trong khi ở Thái Lan, tỷ lệ này lên tới 80%. Việc thiếu
các trải nghiệm giải trí là một trong những nguyên nhân chính. Đồng thời, thống kê cho thấy mức chi
tiêu bình quân của khách quốc tế đến Việt Nam chỉ khoảng 96 USD mỗi ngày. Cần có kế hoạch đầu tư
phát triển thu hút khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc cũng như các điểm du lịch khác để phát triển
kinh tế du lịch nơi đây.
2.2.4 Doanh thu:
Các chuyên gia dự đoán Phú Quốc sắp bước vào giai đoạn bứt phá chưa từng thấy trong tiến trình trở
thành một điểm đến du lịch toàn cầu. Bất dộng sản nơi đây cũng được dự đoán sẽ bùng nổ hơn nữa khi
tờ trình thành lập Thành phố Phú Quốc được thông qua, kỳ vọng tạo nên một nền tảng để “đảo Ngọc”
Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
13

phát huy tiềm năng, phù hợp với tình hình thực tế của một huyện đảo đông dân, diện tích lớn nhất
nước – gần tương đương với quốc đảo Singapore.

Được tạp chí CNN bình chọn là một trong 19 điểm đến tốt nhất châu Á năm 2019, chắc chắn, sau khi
khoác lên mình “tấm áo mới” phù hợp hơn, Phú Quốc sẽ vùng mình trỗi dậy với sự bứt phá chưa từng
có để vươn tầm xứng danh “thành phố đảo” đầu tiên của Việt Nam nức tiếng trên bản đồ du lịch thế
giới.

Theo thống kế từ bảng cơ cấu doanh thu theo loại hình kinh doanh du lịch tại Phú
Quốc, dịch vụ lưu trú chiếm tới 50%. Trong vòng 6 năm qua có rất nhiều khách
sạn lưu trú được xây dựng ví dụ JW Marriott.. hầu hết các khách sạn nổi tiếng thế
giới, còn lại các dịch vụ ăn uống, mua sắm, vận chuyển chiếm tỷ trọng còn
thấp. Cụ thể đối với doanh thu của các khu du lịch/hoạt động vui chơi tại Phú
Quốc chỉ chiếm 10% trong chi phí của du khách khi tới đây.

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
14

Chi phí phần lớn du khách dành khi đến Phú Quốc đều dành cho lưu trú và chưa
khai thác hết được cơ hội kinh doanh khác. Đặc biệt 6 ngành hàng có giá trị như 6
mảnh ghép tiềm năng trong bức tranh Tổng doanh thu từ du lịch của Phú Quốc
còn chưa được khai thác đúng tầm. Đó là ngành Spa chăm sóc sức khỏe và làm
đẹp, thời trang, nghệ thuật hay F&B và du lịch lữ hành rất tiềm năng tại thị trấn
Địa Trung Hải, Nam Phú Quốc.

Với lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, giai đoạn 2016-2019, lượng khách du
lịch đến Kiên Giang tăng bình quân trên 19%/năm, trong đó khách quốc tế tăng bình quân trên 30%.
mỗi năm tổng thu từ du lịch tăng bình quân hơn 26%/năm, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh
tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, gần 2 năm qua kể từ khi dịch bệnh covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng đến
hầu hết các mặt của đời sống xã hội, hoạt động du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng; một số doanh
nghiệp lữ hành đã giải thể, cơ sở lưu trú đổi chủ hoặc cho thuê; lao động du lịch không tìm được việc
làm do doanh nghiệp du lịch ngừng hoạt động lâu ngày; chỉ tiêu du lịch giảm mạnh; công suất phòng
đạt thấp, thị trường khách quốc tế và nội địa giảm mạnh, tổng thu từ du lịch ước tính giảm hơn 21.000
tỷ đồng.Tổng thu du lịch đạt 279,1 tỷ đồng, giảm 44,1% so với cùng kỳ; trong đó Phú Quốc đạt 249,7
tỷ đồng, giảm 44,6% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy kinh tế du lịch của Phú Quốc bị ảnh hưởng
nặng nề. Đóng băng gần 2 năm khiến lượng khách giảm mạnh, chính quyền và lãnh đạo địa phương
cần phối hợp đưa ra giải pháp khắc phục

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
15

2.3 Những thuận lợi và khó khăn của kinh tế du lịch khi phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp Phú Quốc có thể sớm trở thành “thành phố đảo” đầu tiên
của Việt Nam chính là đến từ ngành du lịch nghỉ dưỡng phát triển vượt trội tại đây. Hơn thế, theo dõi
diễn biến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc năm 2020, quý vị sẽ thấy hiện tại không chỉ có
Sun Group, Vingroup mà còn có nhiều ông lớn khác như MIK Group, Meyland, CEO Group,… đều
rót vốn vào thị trường này. Điển hình như các dự án lớn đang HOT hiện nay như: Grand World Phú
Quốc, Movenpick Resort Waverly Phú Quốc, Meyhomes Capital Phú Quốc…

Có thể thấy Phú Quốc có tiềm năng du lịch quá lớn, trong khi cơ sở lưu trú hạng sang lại cực kì khan
hiếm, chỉ khoảng 10 cơ sở được xếp hạng 5 sao. Do đó, đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng thời điểm này
sẽ đem đến tiềm năng sinh lời cực lớn cho các nhà đầu tư.

Các tập đoàn kinh tế lớn như: Vin group, Sun group, FLC Group, CEO group, BIM group, MIK group,
Milltol… đầu tư vào Phú Quốc đã làm cho kinh tế của huyện tăng trưởng nhanh với tốc độ đáng kinh
ngạc.
Theo thống kê của UBND huyện Phú Quốc, năm 2014, toàn đảo Phú Quốc có hơn bốn nghìn phòng
nghỉ, đáp ứng nhu cầu lưu trú bình quân cho 7.000 - 8.000 khách/ngày. Nhưng vào những mùa cao
điểm du lịch, lượng phòng này không đủ đáp ứng nhu cầu của du khách. Do đó, tại Phú Quốc nhiều dự
án khách sạn, resort đang được đầu tư xây dựng. Nhiều cơ sở lưu trú ở huyện đảo đang mở rộng quy
mô, tăng lượng phòng để phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách, đáp ứng yêu cầu của một trung tâm
du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế.
số lượng so với tốc độ tăng của du khách và hạn chế về chất lượng so với nhu cầu. Do đó, Phú Quốc
cần khai thác những lợi thế để tổ chức các loại hình vui chơi giải trí đa dạng hơn nữa.
Hạ tầng được đầu tư đồng bộ với những dự án tầm cỡ như: sân bay quốc tế, trục giao thông bắc - nam
(dài 51,5 km), tuyến đường 100k m vòng quanh đảo, với tổng vốn đầu tư toàn tuyến lên đến 3.000 tỷ
đồng... đang là những nguyên nhân giúp huyện đảo Phú Quốc phát triển nhanh chóng... Theo số liệu từ
Ban Quản lý phát triển đảo Phú Quốc, đến nay tổng cộng có khoảng tám nghìn ha đất cho 202 dự án đã
được chấp thuận đầu tư, nguồn vốn đầu tư lên tới hơn 144 nghìn tỷ đồng, tức hơn sáu tỷ USD. Trong
đó, 21 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động và 13 dự án đang triển khai xây dựng với diện tích 553
ha. Phú Quốc có 20 dự án đầu tư vốn FDI.

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
16

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG

TẠI TỈNH PHÚ QUỐC

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
17

KẾT LUẬN
Phát triển du lịch bền vững ở Phú Quốc sẽ kéo theo sự ổn định về kinh tế xã hội và môi
trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương, phân chia lợi ích công bằng, tạo sự bình đẳng
xã hội; nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi tầng lớp xã hội về văn hóa, truyền thống dân
tộc, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái. Để thực hiện mục tiêu này cần phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp du lịch và cộng
đồng địa phương nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của ngành du lịch
Phú Quốc trong tương lai Xứng đáng là nơi chốn trú ẩn bình yên cho những ai muốn đi tìm khoảng
lặng giữa cuộc sống xô bồ, tránh xa chốn phồn hoa ồn ào đô thị. Đây cũng chính là lí do vì sao lượng
du khách đổ về đảo Ngọc ngày một tăng không có điểm dừng.

Mục tiêu của đề tài chính là đánh giá đúng các tiềm năng DLST và xây dựng chiến lược tiếp
thị cho sản phẩm du lịch sinh thái mới tại tỉnh Bình Định. Đề tài đi sâu vào phân tích các điều
kiện thuận lợi của tỉnh Bình Định nhằm xác định, và đánh giá đúng các tiềm năng từ đó đề ra
các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái của tỉnh theo hướng bền vững.
Cuối cùng, mục đích của đề tài là việc đề xuất giải pháp tiếp thị mới có mức độ thành công
cao, có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển DLST tại Bình Định trong tương lai. Nhóm
chúng em hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào các giải pháp cho phát triển DLST nói
riêng và ngành du lịch của tỉnh Bình Định nói chung.

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang
18

Tài liệu tham khảo


Hà, L. (2021, 6 24). du-lich-ben-vung-la-gi. Được truy lục từ www.vntrip.vn:
https://www.vntrip.vn/cam-nang/du-lich-ben-vung-la-gi-117175
Nhi, D. (2019, 11 29). xuc-tien-du-lich-tourism-promotion-la-gi-noi-dung-va-hoat-dong. Được truy
lục từ vietnambiz.vn: https://vietnambiz.vn/xuc-tien-du-lich-tourism-promotion-la-gi-noi-dung-
va-hoat-dong-20191129152016528.htm
Travel, V. S. (2019). dac-diem-vuot-troi-cua-du-lich-nghi-duong. Được truy lục từ
vietnamstaytravel.com: https://vietnamstaytravel.com/tin-tuc/dac-diem-vuot-troi-cua-du-lich-
nghi-duong/#Cac_loai_hinh_du_lich_nghi_duong_hien_nay

Du lịch nghỉ dưỡng tác động kinh tế du lịch tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang

You might also like