You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


_________________________________________________________

KHOA DU LỊCH

MÔN HỌC
ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC DU LỊCH
BÀI TẬP GIỮA KỲ

Phân tích tác động của một điểm đến du lịch đến các mặt
của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường

Danh sách nhóm 01


TT MSSV Họ và tên Điểm

01 2256181044 Trần Bội Như

02 2256181074 Văn Thị Uyên

03 2256181067 Lê Nguyễn Ngọc Trân

04 2256181076 Huỳnh Ngọc Tường Vi

05 2256181047 Nguyễn Minh Yến Phụng

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ................................................................. 4

1 Khái niệm về điểm đến du lịch ............................................................................... 4

2 Giới thiệu về Phú Quốc ........................................................................................... 5

2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................................... 5

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Phú Quốc ..................................................... 5

II. TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐẾN CÁC MẶT CỦA ĐỜI SỐNG . 7

1. Tác động đến kinh tế .................................................................................................. 7

2. Tác động đến văn hóa ................................................................................................. 9

3. Tác động đến xã hội .................................................................................................. 10

4. Tác động đến môi trường ......................................................................................... 11

III. KẾT LUẬN ............................................................ Error! Bookmark not defined.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
Du lịch - ngành công nghiệp không khói đang phát triển với tốc độ nhanh và được xem là
một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới. Ngành du lịch đóng vai trò không
nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu, là nguồn tạo việc làm và có đóng góp quan trọng vào GDP
toàn cầu. Du lịch đặc biệt mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển, là động lực tăng
nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Là điểm đến tiềm năng với tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và các nét văn hóa
đặc sắc, đa dạng, Việt Nam đang là một trong những quốc gia thu hút đông đảo khách du
lịch. Sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển nhanh
cả về quy mô và chất lượng. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hệ thống cơ sở lưu
trú du lịch ngày càng lớn mạnh. Hạ tầng du lịch được nhà nước, xã hội quan tâm đầu tư.
Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới. Khách du lịch quốc tế, trong nước
và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng
GDP của đất nước. Du lịch đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài
nguyên thiên nhiên, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong
quá trình phát triển, hội nhập quốc tế. Du lịch cũng là một công cụ góp phần giảm tụt hậu,
chênh lệch giàu nghèo cho những vùng xa xôi, còn ít điều kiện để phát triển, tạo nhiều việc
làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Quy mô và tầm ảnh hưởng của ngành công nghiệp du lịch đốivới mỗi quốc gia là rất lớn,
vì vậy để phát triển một chính sách du lịch bền vững cần nên xem xét chu đáo về những
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của ngành du lịch đối với các mặt từ kinh tế, văn hóa, xã
hội và môi trường.

Vì vậy nhóm đã chọn phân tích tác động của một điểm đến du lịch cụ thể là Phú Quốc
đến các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường nhằm được tìm hiểu và
nghiên cứu thêm về tác động của ngành du lịch một cách cụ thể. Do kiến thức còn hạn
chế nên khó có thể tránh những sai sót trong bài, kính mong thầy thông cảm và đóng góp
ý kiến cho nhóm để có thể hoàn thiện về kiến thức của mình hơn. Xin chân thành cảm ơn
thầy !
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1 Khái niệm về điểm đến du lịch

Để có thể phân tích tác động của một điểm đến du lịch đến các mặt của đời sống, trước
hết cần phải hiểu rõ khái niệm về điểm đến du lịch. Điểm đến du lịch là một khái niệm
được định nghĩa rất đa dạng.

Theo cách tiếp cận truyền thống, điểm đến du lịch là nơi được xác định trên phương diện
địa lý hay phạm vi không gian lãnh thổ, có nghĩa là một vị trí địa lý mà du khách thực
hiện hành trình đến đó, nhằm thỏa mãn nhu cầu theo động cơ, mục đích của chuyến đi.
Điểm đến du lịch được xem là một vùng địa lý được xác định bởi du khách, nơi có các cơ
sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ (Cooper và cộng sự, 2004).

Tổ chức du lịch Thế giới (World Tourism Organisation, 2007) đưa ra khái niệm đầy đủ và
toàn diện nhất về điểm đến như sau: “Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý, nơi khách du
lịch lưu lại ít nhất một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ,
các nguồn lực du lịch và các điểm tham quan có thể đi và về trong vòng một ngày, có
ranh giới vật chất và hành chính xác định các hình ảnh, quan điểm, quản lý và lợi thế
cạnh tranh trên thị trường”

Nhìn chung, có rất nhiều cách để định nghĩa về khái niệm điểm đến du lịch. Có thể hiểu
một cách đơn giản rằng điểm đến du lịch là một nơi có vị trí cụ thể, có tài nguyên du lịch
và sản phẩm du lịch để phục vụ mục đích du lịch nhưng chỉ rõ được quy mô, mức độ,
việc lưu lại của khách du lịch, điều kiện tiếp cận, sản phẩm du lịch, ranh giới hành chính
để quản lý, cũng như sự nhận diện về hình ảnh so với điểm du lịch.1

1
https://bom.so/srELEK
2 Giới thiệu về Phú Quốc

2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Phú Quốc - nơi được mệnh danh là Đảo Ngọc


Việt Nam, vị trí ở phía Tây Nam của đất nước
và nằm trong Vịnh Thái Lan. Phú Quốc cùng
với các đảo khác xung quanh tạo thành thành
phố đảo đầu tiên của nước ta - thành phố đảo
Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Với
diện tích 567 km², Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất nước ta.

Phú Quốc là hòn đảo lớn với nhiều đồi núi chập chùng, chạy từ Bắc xuống Nam với 99
ngọn núi đồi, tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng của Phú Quốc. Ngoài đồi núi, còn có
đồng bằng, rừng tự nhiên rộng 37.000 ha với nhiều gỗ quý.

Về nguồn tài nguyên thiên nhiên, cây rừng trên đảo là một quần thể thực vật lớn với nhiều
loài, hệ thống động thực vật phong phú. Ngoài ra, rừng Phú Quốc còn là nơi cư trú sinh
sản của các loài động vật hoang dã và nguồn gen thực vật phong phú. Hệ sinh thái biển của
Phú Quốc cũng rất đa dạng với các rạn san hô có hình dáng, kích cỡ khác nhau.

Phú Quốc có 150 km đường bờ biển, quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi
Khem, ghềnh Dầu, rạch Tràm, rạch Vẹm,... Biển Phú Quốc ít có bão gió lớn, tương đối
hiền hòa là một trong những ngư trường giàu có nhất trong khu vực về các loại hải sản…

Từ những điều kiện tự nhiên đó mà Phú Quốc từ lâu đã trở thành “Đảo Ngọc”, là hòn đảo
xinh đẹp nổi tiếng thu hút du khách bốn phương đến tham quan du lịch và nghĩ dưỡng.2

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Phú Quốc

Từ trước thế kỷ XVII, con người đã xuất hiện và sinh sống ở Phú Quốc nhưng lúc ấy vẫn
còn rất hoang vu và dân cư thưa thớt. Đến giữa thế kỷ XVII, Mạc Cửu là một người Trung
Quốc đã cùng gia đình xuôi về phương Nam, đến vùng đất Hà Tiên chiêu mộ nhân dân

2
https://bom.so/W5ifdp
cùng khai hoang đất trống, xây dựng nhà cửa, lập thôn ấp định cư, phát triển buôn bán nên
Phú Quốc, Hà Tiên là 2 trong 7 trung tâm đông dân lúc bấy giờ. Năm 1708, Mạc Cửu dâng
biểu đem đất Hà Tiên quy phục chúa Nguyễn, từ đó Phú Quốc cũng thuộc quyền cai trị của
nhà Nguyễn. Về ý nghĩa cái tên Phú Quốc có nghĩa là vùng đất giàu có. Sau này dưới thời
Gia Long và các thời nhà Nguyễn sau này, Phú Quốc phát triển phồn thịnh. Nhưng với sự
suy thoái của chế độ phong kiến Việt Nam, tình hình Phú Quốc ngày càng mất ổn định.

Trong thời gian Phú Quốc thuộc sự cai trị của người Pháp, xét về một khía cạnh khác thì
công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng có mặt tích cực nhất định, tạo điều kiện cần
thiết cho Phú Quốc phát triển trở lại. Dù vậy nhưng với những chính sách vơ vét của thực
dân Pháp, người dân trên đảo Phú Quốc vẫn sống cơ cực và chịu sự chi phối.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mảnh đất và con người Phú Quốc
đã đóng góp không nhỏ phần xương máu mình cho đại cuộc đất nước. Nhà tù Phú Quốc -
nơi được gọi là “ địa ngục trần gian”. Nhà tù Phú Quốc trong kháng chiến chống Pháp còn
được gọi là nhà lao Cây Dừa, đây là nơi phơi bày những tội ác man rợ và khốc liệt nhất
trong chiến tranh, cũng là nơi ghi dấu sự kiên trung bất khuất của những chiến sĩ cách
mạng.

Trong thời hòa bình, Phú Quốc đã trở lại với vẻ đẹp hoang sơ. Từ địa ngục trần gian, Phú
Quốc đã phát triển thành thiên đường đảo ngọc. Vào lúc 20 giờ ngày 8/1/2021, UBND tỉnh
Kiên Giang tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành
lập TP.Phú Quốc và các phường thuộc TP.Phú Quốc. Hiện nay Phú Quốc đã phát triển với
dáng dấp, hình hài của một đô thị hiện đại, thông minh, năng động được nhiều du khách
trong nước và quốc tế biết đến. Việc Phú Quốc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Kiên
Giang có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ là xu thế tất yếu mà còn góp phần vào
việc ổn định kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Với ưu điểm tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan mang vẻ đẹp hoang sơ, cùng với lịch sử
hình thành và phát triển vô cùng thú vị, hơn hết là được nhận các làn sóng đầu tư bùng nổ
và chính sách quy hoạch đúng hướng, du lịch trên đảo ngọc Phú Quốc đang ngày một phát
triển hơn, trở thành một trong những địa điểm du lịch thu hút nhiều lượt khác tham quan
nhất trong khu vực, được biết đến là một “thiên đường du lịch nghỉ dưỡng”. Kéo theo sự
phát triển đó là cả bộ mặt của Phú Quốc cũng được thay diện mạo mới, từ đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội và môi trường của Phú Quốc cũng được tác động một cách nhất định
nhờ hoạt động phát triển du lịch của đảo.3

II. TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐẾN CÁC MẶT CỦA ĐỜI SỐNG

1. Tác động đến kinh tế


Lợi ích đầu tiên của du lịch mang lại cho khu vực địa phương là lợi nhuận về mặt kinh tế.
Sự gia tăng du lịch đã tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho địa phương. Nhiều lao
động địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch biển rất cao và thu nhập
bình quân đầu người đạt 4,5 triệu đồng/ tháng. Từ năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm
1,29% và giảm xuống còn 0,34% vào năm 2020 (UBND thành phố Phú Quốc, 2020).
Phú Quốc từ khi triển khai hoạt động du lịch biển, số lượng khách đến tăng đáng kể. Từ
năm 2017 đến 2018, số lượng khách tăng từ 3,3 triệu lên 4 triệu. Con số này tăng
35,75% so với mức tăng 7% của năm 2017. Lượng khách du lịch đóng góp 86,58% vào
tổng thu nhập từ du lịch của vùng. Các hoạt động này đã dẫn đến những thay đổi tích
cực trong văn hóa và kinh tế địa phương. Năm 2019 đạt 671.896 lượt khách tăng 22,7%
và du khách nội địa năm 2019 đạt 7,3 triệu lượt khách tăng 132,8% /năm; tổng doanh thu
du lịch đạt 18.595,7 tỷ đồng, đóng góp 11% GDP toàn tỉnh.4 Có lợi thế về cảnh quan biển
đảo, kết hợp với các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng đã khiến du khách
lưu trú cao hơn và chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ du lịch khác, doanh thu bình quân
tăng 143,0%/năm. Theo ông Trần Quốc Khanh, phó trưởng Phòng Kinh tế huyện đảo Phú
Quốc cho biết, bình quân mỗi tháng Phú Quốc đón khoảng 3.000 du khách trong và ngoài
nước đến tham quan, du lịch, trong đó hơn 30% là khách quốc tế đến từ các nước trên thế
giới.5
Kiên Giang đã quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc đến năm 2020, với
mục tiêu năm 2015 đón 1-1,2 triệu lượt du khách/năm, trong đó khách quốc tế chiếm

3
Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu lưu trữ, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia
4
https://bom.so/BT08jo 3.2.3. Hoạt động du lịch biển thành phố đảo Phú Quốc
5
https://phuquoc.kiengiang.gov.vn/
35%, tổng doanh thu 209 triệu USD; năm 2020 đón 2-3 triệu lượt du khách/năm, trong đó
khách quốc tế chiếm 40%, tổng doanh thu 771 triệu USD. Do ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 2020, ngành du lịch Phú Quốc đã khủng hoảng trầm trọng về lượng khách và
doanh thu du lịch.. Cụ thể, Phú Quốc chỉ đón được 2.259.559 lượt khách du lịch, tổng thu
chỉ đạt 636,2 tỷ. đồng6. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến lượng khách và thu
nhập du lịch giảm sút nhưng Phú Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
và phát triển kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang.Với những đóng góp đáng kể về mặt kinh
tế, huyện đảo Phú Quốc vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trở thành đặc khu
hành chính – kinh tế trực thuộc Trung ương vào năm 2020.7
Dưới đây là số liệu của Sở du lịch Kiên Giang vào tháng 10/2022, Phú Quốc đã đón
316.306 lượt khách du lịch; lũy kế 10 tháng đầu năm đạt 4.407.660 lượt, tăng 170,4% so
cùng kỳ, đạt 116,0% so với kế hoạch năm 2022; trong đó, khách quốc tế 29.603 lượt, lũy
kế 10 tháng, khách quốc tế 154.778 lượt đạt 86,0% so với kế hoạch năm 2022;8

Thống kê khách du lịch tháng 10/2022 từ Sở du lịch Kiên Giang

Ước Luỹ kế từ đầu năm


Thực
Thực
hiện So với So với
hiện Ước
Chỉ tiêu Tháng Cùng kỳ Kế hoạch
Tháng TH
9 (%) (%)
10

I. Tổng số lượt khách


511.369 475.814 6.594.343 280,7 117,8
(lượt)
Khách quốc tế (lượt) 26.123 29.603 156.585 - 78,3

6
Nguyễn Danh Nam & Uông Thị Ngọc Lan (2020), Hoạch định chiến lược phát triển du
lịch thành phố đảo Phú Quốc, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, Số 15. 4.2. Thực trạng
ngành du lịch thành phố đảo Phú Quốc
7
Quy mô, vị trí từng khu vực được xác định tại Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày
09/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, https://bom.so/MgWOlO
8 https://bom.so/5Gf9Fb, khách du lịch đến Kiên Giang tháng 10/2022
Trong đó: Phú
369.010 316.306 4.407.660 270,4 116,0
Quốc(lượt)
III. Tổng thu từ du lịch
866,9 891,7 8.628,3 352,6 352,6
(tỷ đồng)
Trong đó Phú Quốc (tỷ
750,0 756,8 756,8 245,7 72,0
đồng)

2. Tác động đến văn hóa

• Tác động tích cực:


Ẩm thực: Có nhiều cư dân gốc Hoa, biết chế biến và nấu ăn rất ngon tạo nên nền ẩm
thực phong phú cho du lịch Phú Quốc. Có nhiều đặc sản được ưa chuộng như hải sản tươi
sống và sấy khô -> Góp phần làm nền văn hóa ẩm thực trở nên phong phú, đa dạng,
thu hút khách du lịch.
Con người: Tính cách chân thật không vụ lợi tạo nên niềm tin và sự gắn bó tuyệt đối của
những dân trong làng, đặc biệt làng làm nương rẫy, làng chài, và giữa những họ trồng
tiêu. Con người Phú Quốc chủ yếu sinh sống bằng nghề chài lưới, vì vậy đời sống tinh
thần của họ đơn giản và mộc mạc. Người dân nồng hậu, mến khách và luôn chỉ dẫn tận
tình cho khách du lịch. -> Thể hiện nền văn hóa ứng xử hiếu khách, thân thiện, mộc
mạc và hòa đồng của con người nơi đây.
Tín ngưỡng, Tôn giáo: Văn hóa của người Phú Quốc gắn liền với đạo Cao Đài – một
tôn giáo do người Việt sáng lập. Người nơi đây tin rằng Thượng Đế là đấng sáng lập ra
tất cả các tôn giáo và vạn vật trên vũ trụ này. Hiện nay ở thị trấn Đông Dương có những
điểm đến du khách nên ghé qua trong chuyến du lịch Phú Quốc như là Thánh thất Dương
Đông thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, -> Góp phần làm nên tính đa
dạng về màu sắc tín ngưỡng của văn hóa,thể hiện khía cạnh độc đáo, đặc sắc của
Phú Quốc, của nền văn hóa tín ngưỡng dân tộc.
Lễ hội: Phần hội được xem là phần mong chờ nhất khi được diễn ra trên bãi biển và trên
bờ gần khu vực Dinh Cậu. Đua thuyền, bắt vịt, đi cà kheo, đập nồi và nhảy bao bố… là
những trò chơi hấp dẫn trong lễ hội dinh Cậu. Lễ hội Nghinh Ông thu hút đông nhất
những người dân làng chài đến đây để cầu cho một năm bình yên, đánh bắt được nhiều
tôm cá. Đây cũng là lễ hội mang nét văn hóa truyền thống lâu đời nhất của người Phú
Quốc. -> Lễ hội giúp vẽ thêm nét độc đáo và đặc sắc không ở đâu tìm được của điểm
du lịch Phú Quốc nói riêng và dân tộc ta nói chung.

➢ Là một phương tiện vô cùng hiệu quả để


quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước, con
người, văn hóa của địa phương đến mọi
miền đất nước cũng như là với bạn bè
quốc tế.

• Tác động tiêu cực:


Sự phát triển của du lịch cũng rất dễ gây ra sự tha hóa, biến chất về văn hóa, không giữ
gìn được bản sắc dân tộc,.. Du lịch phát triển kéo theo sự du nhập của những cách nói
chuyện, cách ăn mặc, cách ứng xử, … không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Chính vì
thế chúng ta cần biết chọn lọc để tiếp thu, học hỏi những cái hay, cái đẹp nhưng vẫn giữ
được những nét đẹp vốn có của bản sắc văn hóa dân tộc, đề cao tinh thần “hòa nhập chứ
không hòa tan”. Du lịch phát triển dẫn đến lượng khách du lịch quốc tế đến với nước ta
càng đông. Vì đặt chân đến một đất nước lạ và chưa kịp tìm hiểu về văn hóa, phong tục
của Việt Nam nên dễ vi phạm các quy tắc chuẩn mực chung, có những hành động, trang
phục, cách ứng xử không phù hợp, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân cư địa
phương. Đây cùng là một điểm đáng lưu tâm về những tác động tiêu cực của du lịch đến
văn hóa.

3. Tác động đến xã hội


Tích cực: Hoạt động du lịch biển phát triển góp phần giải quyết công ăn việc làm và đem
lại thu nhập cao cho người dân địa phương, tỷ lệ lao động địa phương tham gia trực tiếp
vào hoạt động du lịch rất cao và thu nhập bình quân đầu người đạt 4,5 triệu đồng/ tháng.
Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 1,29% vào năm 2015 xuống còn 0,34% vào năm 2020 (UBND
thành phố Phú Quốc, 2020), làm tái sinh những vùng nghèo của đảo,phi công nghiệp
hoá,hạn chế sự di cư đến các tỉnh/thành phố khác, củng cố mối quan hệ và làm tăng thêm
sự hiểu biết lẫn nhau khi người dân địa phương tiếp xúc và học hỏi từ du khách đến từ
nhiều nơi, phát triển cơ sở hạ tầng của du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao đời
sống của dân cư tại đây,cổ vũ hoà bình thế giới,thúc đẩy sự thịnh vượng và ổn định xã hội
.
(Mason P. (2011). Tourism Impacts, Planning and Management. Oxford: Elsevier
Publisher. Sirakaya-Turk E., Uysal M., Hammitt W., & Vaske J. J. (2011). Research
Methods for Leisure)

Phú Quốc ngày xưa và nay, nguồn:Internet

Tiêu cực : tạo ra sự đông đúc, gia tăng số người di cư từ nơi khác đến , làm suy giảm
việc làm trong một số ngành nghề truyền thống,gây quá tải về cơ sở hạ tầng,thay đổi lối
sống truyền thống của cư dân, cấu trúc cộng đồng bị mai mọt,tạo ra sự phân cực xã
hội,gia tăng các tệ nạn xã hội ( mại dâm, lừa

đảo,tội ác …), mất an ninh trật tự xã hội .

Du lịch của Phú Quốc phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, trong khi hệ
thống hạ tầng môi trường cũng như kỹ thuật không theo kịp, ngay cả cảng hàng không
quốc tế cũng bị quá tải vì số lượng du khách quá nhiều. Cùng với sự gia tăng dân số, đặc
biệt là gia tăng cơ học đã gây ra những sức ép hết sức to lớn đến xã hội nơi đây. Cùng lúc
đó, người dân địa phương và bộ máy quản lý chưa được chuẩn bị kỹ tâm thế, kỹ năng để
có thể đón nhận một cách hiệu quả, tích cực các cơ hội kinh tế do du lịch mang lại, cũng
như đối mặt với những vấn đề, thách thức xã hội trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó,
thị trường bất động sản Phú Quốc “nóng” bất thường gây nên nhiều xáo trộn trong đời
sống xã hội, cản trở các nỗ lực phát triển bền vững của đảo.9
4. Tác động đến môi trường
Tác động tích cực đến môi trường:

9
https://bom.so/L1vgRm
Bảo tồn thiên nhiên: Giúp khẳng định giá trị của việc bảo tồn các đất đai tự nhiên quan
trong đồng thời xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

. Tăng cường chất lượng môi trường: Đưa ra nhiều ý kiến về việc làm sạch môi trường
qua việc tổ chức kiểm soát chất lượng đất, nước, khí,
chất thải và tổ chức các chương trình; quy hoạch, xây
dựng và bảo dưỡng.

Đề cao môi trường: Thúc đẩy ngành du lịch với thiết kế


đúng giá trị của cảnh quan giúp nâng cao hơn đồng thời
bảo vệ động vật hoang dã khỏi môi trường độc hại.

Cải thiện cơ sở hạ tầng: Giúp khai thác, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng tiềm năng phát
triển như đường sá, nhà máy xử lý chất thải...

Nâng cao nhận thức: giúp du khách nhận thức về việc bảo vệ và tự hào về di sản, giá trị
văn hóa và thiên nhiên của Phú Quốc

Tác động tiêu cực đến môi trường

Gây sức ép đến tài nguyên thiên nhiên: Các hoạt động ngoài biển như bơi lặn khiến cho
các rạn san hô, nghề làng chài bị ảnh hưởng. Khí quyển bị ô nhiễm từ các hoạt động du
lịch. Việc khai thác sử dụng cho khu du lịch
khiến cho đất đai bị thoái hóa, xói mòn, dần
mất đi nơi sinh sống của các loài hoang dã,
diện tích rừng bị tổn thương nghiêm trọng.
Làm giảm tính đa dạng sinh học: Làm xáo
trộn môi trường sống của các loài hoang dã qua
việc khai thác khu du lịch, thay đổi cấu trúc cơ
bản của môi trường tạo nên sức ép lên động –
thực vật.

Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước: Nước thải không được xử lý triệt để từ các khu
du lịch gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và lan truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Chất rắn thải Tình trạng ô nhiễm từ rác thải của du khách trở nên trầm trọng. Điều này
dẫn đến môi trường xung quanh bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của động – thực vật
và con người đồng thời làm mất thẩm mĩ cảnh quan thiên nhiên.

III. KẾT LUẬN

Du lịch được biết đến là một trong những ngành có doanh thu thuộc top đầu trong cơ cấu
kinh tế ở Phú Quốc nói riêng và cả nước nói chung.Vì thế đi đôi với những lợi ích, tích
cực về kinh tế, văn hóa,...thì những khó khăn, tiêu cực cũng tồn tại. Song nhiệm vụ của
chúng ta là hạn chế, khắc phục những điểm tiêu cực, còn hạn chế; đồng thời gìn giữ và
phát triển những mặt tích cực trong du lịch. Và từ các phân tích tác động của du lịch đến
điểm đến như trên ta có thể tìm ra các biện pháp để phát triển du lịch bền vững, giảm
thiểu tối đa cá yếu tô tiêu cực đến văn hóa, xã hội & môi trường.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO


I.1/ Khái niệm về điểm đến du lịch. triển du lịch thành phố đảo Phú Quốc,
https://bom.so/srELEK Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, Số 15.
I.2.1/ Vị trí địa lý và các điều kiện tự 4.2. Thực trạng ngành du lịch thành
nhiên. phố đảo Phú Quốc
https://bom.so/W5ifdp https://bom.so/MgWOlO
I.2.2/ Lịch sử hình thành và phát triển https://bom.so/5Gf9Fb , khách du lịch
của Phú Quốc. đến Kiên Giang tháng 10/2022
Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu lưu trữ, II.2/ Tác động đến văn hóa.
Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Nhà xuất https://bom.so/FK1nne
bản chính trị Quốc Gia.
https://bom.so/yAPZtb
II.1/ Tác động đến kinh tế.
https://bom.so/YR1rnC
https://bom.so/BT08jo 3.2.3. Hoạt động
II.3/ Tác động đến xã hội.
du lịch biển thành phố đảo Phú Quốc
https://bom.so/L1vgRm
https://phuquoc.kiengiang.gov.vn/
II.4/ Tác động đến môi trường
Nguyễn Danh Nam & Uông Thị Ngọc
Lan (2020), Hoạch định chiến lược phát https://bom.so/lYhxKC
https://bom.so/oxfTDj https://bom.so/1BjuDR

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

TT MSSV Họ và tên Nhiệm vụ Điểm do


nhóm chấm
01 2256181044 Trần Bội Như - II.4
(Nhóm trưởng)
- Tổng hợp Word
8
- IV

- Mục lục
02 2256181074 Văn Thị Uyên - II.1

- III
8
- Chỉnh sửa lại bố
cục,..

03 2256181067 Lê Nguyễn - II.3


Ngọc Trân
- Biên bản họp lần 1
8
- Xem lại nội dung,
chính tả

04 2256181076 Huỳnh Ngọc - Mở đầu


Tường Vi
- I
8
- Xem lại nội dung,
chính tả
05 2256181047 Nguyễn Minh - II.2
Yến Phụng
- Biên bản họp lần 2
8
- Xem lại nội dung,
chính tả
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_________________________________________________________

TP.Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2022.


BIÊN BẢN HỌP LẦN 1

Hôm nay, lúc 11 giờ 30 phút ngày 18 tại sảnh D của Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội
Và Nhân Văn -ĐHQG TP.HCM diễn ra cuộc họp như sau :

I. Thành phần tham dự buổi họp


1. Trần Bội Như
2. Văn Thị Uyên
3. Lê Nguyễn Ngọc Trân
4. Huỳnh Ngọc Tường Vi
5. Nguyễn Minh Yến Phụng
II. Nội dung cuộc họp

Phân chia công việc cho từng thành viên.Công việc được phân chia cụ thể như sau :

1.Huỳnh Ngọc Tường Vi: Phần mở đầu và I/ giới thiệu điểm đến du lịch.

2.Văn Thị Uyên: Phần II.1/ Tác động của điểm đến du lịch đến kinh tế và III/Kết luận

3.Nguyễn Minh Yến Phụng: Phần II.2/ Tác động cuả điểm đến du lịch đến văn hoá.

4.Lê Nguyễn Ngọc Trân: Phần II.3/ Tác động của điểm đến du lịch đến xã hội.
5. Trần Bội Như : Phần II.4/ Tác động của điểm đến du lịch đến môi trường và IV/ Tổng
hợp link.

Hạn nộp vào chủ nhật ngày 20 tháng 11 năm 2022.

Cuộc họp kết thúc lúc 12 giờ 30 phút ngày 18 tháng 11 năm 2022.

Thư kí cuộc họp Chủ trì cuộc họp

Lê Nguyễn Ngọc Trân Trần Bội Như


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_________________________________________________________

TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2022

BIÊN BẢN HỌP LẦN 2

Hôm nay, ngày 26 tháng 11 năm 2022 tại sảnh D trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – ĐHQG TPHCM, cơ sở Đinh Tiên Hoàng đã diễn ra cuộc họp giữa các thành
viên nhóm 1 như sau:

I. Thành phần tham dự buổi họp


1. Trần Bội Như
2. Văn Thị Uyên
3. Lê Nguyễn Ngọc Trân
4. Huỳnh Ngọc Tường Vi
5. Nguyễn Minh Yến Phụng

II. Nội dung cuộc họp

Phân chia phần công việc còn lại cho từng thành viên để hoàn thành bài thi giữa kì. Công
việc được phân chia cụ thể như sau :

1. Huỳnh Ngọc Tường Vi: Kiểm tra lại lỗi chính tả và nội dung II.1, II.2, III.
2. Văn Thị Uyên: Chỉnh sửa lại bố cục Word, trang trí Word
3. Lê Nguyễn Ngọc Trân: Kiểm tra lại lỗi chính tả và nội dung mở đầu, II.4.
4. Nguyễn Minh Yến Phụng: Kiểm tra lại lỗi chính tả và nội dung I, II.3
5. Trần Bội Như: Phần mục lục và tổng hợp Word, IV.
Cuộc họp diễn ra vào lúc 11 giờ 30 phút và kết thúc vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 22 tháng
11 năm 2022.

Thư kí cuộc họp Chủ trì cuộc họp


Nguyễn Minh Yến Phụng Trần Bội Như
THỜI GIAN NỘP BÀI
Trước 9h30’, ngày 29/11/2022
File word qua Google Drive chung của cả lớp
Không thu bài sau thời gian đã quy định
SỐ LƯỢNG TRANG
5 -> 10 trang cho các phần từ mục I -> IV [không tính các phần còn lại]
Font Times New Roman
Size 13
Khoảng cách dòng 1,5

You might also like