You are on page 1of 19

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÓM 5

1. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


Nhu cầu và đề xuất hướng phát triển cho du lịch bụi (phượt) của sinh viên
trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Du lịch đang ngày càng phát triển và từng bước giữ vững vị thế khi trở thành
“ngành công nghiệp không khói” với lượng thu ngoại tệ tương đối cao cho nền
kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó, du lịch cũng là một xu hướng giải trí trong xã
hội ngày nay khi nhu cầu của con người ngày càng nâng cao. Ngành du lịch
đang được biết đến và phổ biến rộng rãi với cả khách trong và ngoài nước, đây
là ngành “công nghiệp” với đa dạng màu sắc khi có nhiều sản phẩm du lịch cũng
như loại hình du lịch đa dạng và phong phú song cũng thay đổi và điều chỉnh để
phù hợp với các đối tượng khách hàng thuộc nhiều tầng lớp và phân khúc khác
nhau. Du lịch luôn làm mới mình để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du
khách chính vì điều đó mà các loại hình mới được hình thành và bổ sung trong
đó có thể kể đến một loại hình du lịch mới lạ đó là “du lịch bụi”. Đây là loại
hình đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều người và đang được
phổ biến rộng khắp. Vậy nhưng, nó lại có sự mâu thuẫn với các nhà điều hành
tour khi nó là một loại hình tự túc không theo một chương trình được lên kế
hoạch thông thường. Mặc dù hiện nay một ngành du lịch đang phổ biến với đa
dạng các loại hình du lịch khác nhau như: du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du
lịch sinh thái. Tuy nhiên du lịch tự phát này ngày càng phát triển và chiếm dần
ưu thế hơn do các điều kiện thuận lợi khác nhau về phương tiện, chi phí, cơ sở
vật chất, ăn uống, giải trí,... Bởi vì khi đi du lịch bụi, sinh viên có thể chủ động
được thời gian, lịch trình di chuyển, chi tiêu, các điểm đến đa dạng và không bị
gò bó bởi một lịch trình cụ thể. Đó là những lợi thế chủ yếu mà loại hình du lịch
này đem lại. Với thời đại xã hội ưa chuộng tự do ngày nay thì loại hình này khá
được quan tâm, lựa chọn và thịnh hành trong giới trẻ đặc biệt là sinh viên bởi sự
tiện lợi và thuận tiện cùng với mức chi phí của nó. Giới trẻ ngày nay khá năng
động, thích khám phá, yêu tự do cho nên “du lịch bụi” hoàn toàn đáp ứng được
nhu cầu và thị hiếu của đối tượng khách là giới trẻ nói chung và sinh viên nói
riêng. Những người tham gia vào chuyến hành trình tự túc đó thường quan tâm
đến văn hoá địa phương song cũng khám phá tự nhiên trên các tuyến đường
cùng các cung đường mình đi và sự mới lạ nhận được từ những trải nghiệm là
thành quả sau chuyến đi.
Nhận thấy được sự thiết thực và tầm quan trọng của một loại hình mới lạ
và thú vị này, sự xuất hiện của “du lịch bụi” đã giải quyết phần nào bài toán khó
của du lịch Việt Nam cũng như mang lại một màu sắc mới lạ cho ngành du lịch.
Để tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về loại hình du lịch bụi của sinh
viên đại học Tôn Đức Thắng thì nhóm đã quyết định chọn đề tài “Nhu cầu và đề
xuất hướng phát triển cho du lịch bụi (phượt) của sinh viên trường Đại học Tôn
Đức Thắng hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu. Với mục đích đào sâu để tìm
hiểu kỹ càng hơn nhu cầu du lịch bụi của sinh viên trường. Qua đó, tìm ra được
thực trạng, xu hướng của sinh viên khi lựa chọn mô hình du lịch này, từ đấy
đánh giá được sự đáp ứng nhu cầu dựa trên thang đo chất lượng dịch vụ và có
thể góp phần cải thiện thúc đẩy những yếu tố giúp phát triển hướng du lịch tự
phát.
3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong lĩnh vực nghiên cứu về các loại hình du lịch, các nghiên cứu trước đây
nghiên cứu nhiều về các loại hình du lịch khác nhau. Chủ yếu tập trung nghiên
cứu vào cách phát triển các loại hình du lịch. Sau đây, chủ yếu nhấn mạnh vào 2
loại hình du lịch chính: Du lịch văn hóa và Du lịch sinh thái.

3.1. Du lịch văn hóa

Theo Điều 3, Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 : “ Du lịch văn hóa là loại hình
du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân
loại.” [1]

Theo Điều 15, Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017: “ Tài nguyên du lịch văn hóa
bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị
văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác;
công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích
du lịch.” [1]
Luận văn từ thạc sĩ Lê Đức Thọ đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ
cấp từ các nguồn số liệu của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, Cục Thống Kê tỉnh
Quảng Bình , sách, tạp chí, báo cáo, internet,…nghiên cứu về tài nguyên du lịch
văn hóa tỉnh Quảng Bình và đề cuất một số giải pháp nhằm khai thác tài nguyên
du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại đây. Ông đã chỉ ra
được vùng đất Quảng Bình có rất nhiều tài năng để khai thác, từ các lễ hội, chùa
chiền, lăng mộ,… Giải pháp mà thạc sĩ Lê Đức Thọ đã đề xuất ra gồm sáu giải
pháp, bao gồm

+ Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về các điểm du lịch
tâm linh trên các phương tiện truyền thông như đài báo, hoặc biên soạn các ấn
phẩm du lịch, tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế [2]

+ Hai là, nâng cao hiệu quả lý nhà nước về du lịch tâm linh tại Quảng
Bình. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch phát triển du lịch Quảng Bình, tăng
cường công tác quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng,đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật của 4
trung tâm du lịch: Phong Nha - Kẻ Bàng; Nhật Lệ - Bảo Ninh; Vũng Chùa - Đảo
Yến; nghỉ dưỡng Bang và du lịch văn hóa, tâm linh phía Nam của tỉnh. [2]

+ Ba là, phát triển các sản phẩm du lịch khác nhằm tạo sự đa dạng, kết nối
các loại hình du lịch.Thực tế cho thấy, khi đến các điểm du lịch tâm linh ở
Quảng Bình, phần lớn du khách thường không đi theo tour và thăm viếng trong
thời gian ngắn. Chính vì vậy, Quảng Bình cũng định hướng đưa các điểm du lịch
tâm linh vào xây dựng những tour, tuyến du lịch hợp lý. [2]

+ Bốn là, ngành du lịch Quảng Bình cần thực hiện có hiệu quả công tác
hỗ trợ khách du lịch, phối hợp với các bên liên quan giải quyết kịp thời, nhanh
chóng những phản ánh, kiến nghị của khách du lịch, góp phần cải thiện chất
lượng dịch vụ, nâng cao ý thức cộng đồng địa phương chung tay thực hiện nét
ứng xử văn minh trong du lịch. [2]

+ Năm là, phát triển đội ngũ lao động du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển
du lịch tâm linh. Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết về các
giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh của các di tích cho đội ngũ nhân lực phục vụ du
lịch để truyền tải những giá trị nổi trội của các hoạt động du lịch văn hóa tâm
linh ở Quảng Bình đến với du khách. [2]

+ Sáu là, đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch với các địa
phương. Cần chủ động và tích cực tăng cường hợp tác du lịch với các tỉnh,
thành trong cả nước để vừa quảng bá cho ngành du lịch tỉnh nhà, vừa đúc rút
những kinh nghiệm để từng bước phát triển du lịch của tỉnh. [2]

Và ông đã kết luận rằng Tiềm năng, lợi thế du lịch văn hóa tâm linh của Quảng
Bình vẫn còn rất lớn, cần thêm những năng lực, điều kiện để phát huy. Để đạt
được mục tiêu đón từ 25 – 28 triệu lượt khách du lịch trong giai đoạn 2021 –
2025, Quảng Bình cần có những chính sách đột phá về phát triển du lịch, trong
đó có loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Chính vì vậy, Quảng Bình cần làm tốt
công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh;
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tâm linh; phát triển các
sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh trên cơ sở khai thác tiềm năng của địa
phương; thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ du khách; phát triển đội ngũ lao
động du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tâm linh; đẩy mạnh liên kết, hợp
tác trong phát triển du lịch với các địa phương. [2]

Khác với thạc sĩ Lê Đức Thọ tập trung nghiên cứu du lịch văn hóa qua các di
tích, chùa chiền. Thì Huỳnh Thanh Thêm và Nguyễn Minh Tuấn (2018) lại tập
trung nghiên cứu du lịch văn hóa thông qua lễ hội. Họ đã rút ra được rằng Hà
Tiên đã xác định ba loại hình du lịch chiến lược để thúc đẩy kinh tế du lịch tại
địa phương gồm: du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Trong
đó, du lịch văn hóa tại Hà Tiên được thể hiện qua các lễ hội truyền thống như
Lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các, Lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu, Lễ giỗ Mạc Mi
Cô. Qua khảo sát thực địa và trao đổi với chuyên viên Phòng Văn hóa Hà Tiên
thì chủ yếu du khách tham quan Lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các,vì lễ hội này
được diễn ra vào rằm tháng Giêng, vào mùa du lịch của Hà Tiên; trong khi hai
lễ hội còn lại diễn ra ngoài mùa du lịch (mùa mưa ở miền Nam) nên lượng du
khách đến tham quan rất ít. Như vậy, để duy trì được loại hình du lịch văn hóa
thông qua lễ hội truyền thống tại Hà Tiên thì phải tìm cách thu hút du khách đến
với các lễ hội đặc sắc này. [3]. Huỳnh Thanh Thêm và Nguyễn Minh Tuấn đã
nêu ra những giải pháp để phát triển du lịch văn hóa, cụ thể là lễ hội ở Hà Tiên
như sau:

+ Xác định rõ khách hàng mục tiêu [3]

+ Mở rộng hoạt động truyền thông [3]

+ Phối hợp với các công tilữ hành thu hút khách đến Hà Tiên [3]

+ Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về du lịch Hà Tiên [3]

+ Nâng cao vai trò của cơ quan tổ chức, quản lívà điều hành hoạt động du
lịch Hà Tiên [3]

Ngoài ra thì Huỳnh Thanh Thêm và Nguyễn Minh Tuấn còn nêu giải pháp phát
triển loại hình du lịch văn hóa thông qua khai thác tối đa giá trị văn hóa địa
phương như sau:

+ Hoàn thiện tính chuyên nghiệp trong tổ chức [3]

+ Hoàn thiện chương trình tổ chức lễ hộ [3]

+ Hoàn thiện nhân viên phục vụ trong lễ hội [3]

+ Hoàn thiện khả năng tiếp cận lễ hội [3]

+ Hoàn thiện ẩm thực trong lễ hội [3]

+ Hoàn thiện dịch vụ đi kèm [3]

+ Hoàn thiện quà lưu niệm [3]

+ Hoàn thiện vui chơi giải trí [3]

Huỳnh Thanh Thêm và Nguyễn Minh Tuấn đưa ra kết luận cụ thể rằng để duy trì
loại hình du lịch văn hóa qua lễ hội truyền thống tại Hà Tiên thì cần phải xác
định rõ khách hàng mục tiêu của du lịch Hà Tiên, mở rộng hoạt động truyền
thông để tiếp cận được du khách trong và ngoài nước bằng những công cụ
truyền thông hiện đại và hữu ích của ngành du lịch; hoàn thiện cơ sở dữ liệu về
du lịch Hà Tiên phục vụ ra quyết định của cơ quan quản lí du lịch và doanh
nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch đồng thời phục vụ nghiên cứu khoa học,
nâng cao vai trò quản lí nhà nước đối với du lịch. Đối với nhóm giải pháp phát
triển loại hình du lịch văn hóa thông qua khai thác tối đa giá trị văn hóa địa
phương phục vụ du khách, đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất
lượng lễ hội thông qua tám yếu tố chưa được du khách đánh giá cao: tính
chuyên nghiệp trong tổ chức ,chương trình tổ chức lễ hội, nhân viên phục vụ
trong lễ hội, khả năng tiếp cận lễ hội, ẩm thực trong lễ hội, những dịch vụ đi
kèm, quà lưu niệm; vui chơi giải trí. [3]

3.2. Du lịch sinh thái

Theo Điều 3, Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017: “Du lịch sinh thái là loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia
của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.” [1]

Theo Điều 15, Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017: “ Tài nguyên du lịch tự nhiên
bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn,
hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du
lịch.” [1]

Luận văn từ ông Nguyễn Duy Thụy (2020) đã chỉ ra được những tiềm năng du
lịch sinh thái ở Tây Nguyên như đất đai, rừng núi, có khí hậu đặc thù ôn đới và
hệ thống động, thực vật đa dạng, phong phú với nhiều danh lam, thắng cảnh
độc đáo như Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Chư Mom Ray
(Kon Tum), Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng). Đặc biệt ở vùng Tây Nguyên có rất
nhiều thác nước vô cùng thơ mộng, điển hình là: thác Dray Nur, thác Dray
Sáp, thác Gia Long, thác Trinh Nữ. Bên cạnh đó Tây Nguyên còn có hệ thống
hồ đập rất đẹp: hồ Yaly (Kon Tum); Biển Hồ (Gia Lai); hồ Lắk, hồ Ea Kao...
(Đắk Lắk)…Đặc biệt, ông rất quan tâm đến phát triển loại hình du lịch sinh thái
liên quan đến văn hóa, đó là văn hóa từ thời tiền sử với các hệ thống di chỉ khảo
cổ học có giá trị to lớn, hệ thống các buôn, bon, làng, plei cổ truyền của đồng
bào các dân tộc thiểu số, nơi còn giữ được những đặc điểm cấu trúc,sinh hoạt
văn hóa truyền thống [4]. Thông qua các tiềm năng đó, ông Nguyễn Duy Thụy
đã nêu các giải pháp như sau :

+ Xây dựng các chiến lược, chính sách và năng lực quản lý, vận hành các
hoạt động du lịch sinh thái văn hóa. [4]

+ Cần có cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù từng tỉnh trong khu vực;
cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút
nguồn đầu tư phát triển du lịch sinh thái văn hóa. [4]

+ Xây dựng vùng du lịch sinh thái văn hóa phải được lồng ghép với nhiều
chương trình phát triển môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể chế và an ninh
quốc phòng khác trên vùng đất Tây Nguyên. [4]

+ Cần đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế, tạo sinh kế cho đồng bào trên
cơ sở phải có phương án bảo vệ môi trường, không phá vỡ cảnh quan thiên
nhiên, xâm hại di sản văn hóa, phá vỡ nếp sống văn hóa tộc người vốn đa dạng
phong phú nhưng rất nhân văn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. [4]

Và ông đã rút ra được kết luận rằng Tây Nguyên là nơi sản sinh hệ thống di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo -tiềm năng du lịch sinh thái văn hóa
không nơi nào có được. Tuy vậy trong những năm qua, phát triển du lịch sinh
thái văn hóa Tây Nguyên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch. Do đó, để
phát huy tiềm năng của du lịch sinh thái văn hóa vùng Tây Nguyên, các địa
phương cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp trên đây nhằm vừa phát triển
vùng du lịch sinh thái văn hóa vùng Tây Nguyên, vừa tạo giá trị kinh tế, vừa bảo
tồn truyền thống văn hóa và cảnh quan vùng Tây Nguyên. [4]

Một nghiên cứu khác cũng nghiên cứu về du lịch sinh thái nhưng thay vì nghiên
cứu du lịch sinh thái có kết hợp văn hóa như ông Nguyễn Duy Thụy thì Nguyễn
Trọng Nhân và Lê Thông ( 2011) lại tập trung nghiên cứu thuần nghiên cứu về
du lịch sinh thái hơn. Cụ thể, cả hai đã nghiên cứu về du lịch sinh thái ở Vườn
quốc gia Tràm Chim. Họ đã sử dụng các phương pháp gồm: thu thập và xử lý dữ
liệu, phương pháp thực địa, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp bản
đồ.[5]

Giống như ông Nguyễn Duy Thụy thì cả hai cũng đã nêu được các tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái. Và từ đó cho ra được các giải pháp phát triển du lịch
sinh thái ở Vườn quốc gia Tràm Chim:

+ Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với du lịch sinh
thái [5]

+ Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái [5]

+ Cần quản lý hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia theo đúng quy hoạch
[5]

+ Nên miễn giảm thuế đối với các thành phần tham gia cung ứng các dịch
vụ du lịch. [5]

+ Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du
lịch[5]

+ Cần mở các lớp tập huấn ngắn hạncho đội ngũcán bộ vànhân viên
trong Ban du lịch của Vườn quốc gia các vấn đề về du lịch nói chung và du lịch
sinh thái nói riêng. [5]

+ Tăng cường phát hành các ấn phẩm, sách hướng dẫn du lịch, tờ rơi giới
thiệu về Vườn quốc gia. [5]

+ Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về
nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và vận hành
du lịch sinh thái. [5]

Qua đó cả hai đã có kết luận rằng du lịch ở vườn quốc gia Tràm Chim là du lịch
thiên nhiên mang màu sắc du lịch sinh thái chứ chưa phải là du lịch sinh thái
đích thực. Đây là điểm chung cho tất cảcác vườn quốc gia ở Việt Nam trong
thời điểm hiện nay. Do đó, Ban quản lý và điều hành du lịch ở Vườn quốc gia
Tràm Chim cần nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái trên
thế giới cũng nhưở Việt Nam để vận dụng vào phát triển du lịch ở Tràm Chim
theo hướng du lịch sinh thái đích thực sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công tác
bảo tồn tài nguyên và vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

3.3. Tiểu kết

Những năm gần đây mọi người rất ưa chuộng loại hình du lịch bụi, đây là một
loại hình còn non trẻ. Nên nhóm chung em nhận thấy rằng trong phạm vi tìm
hiểu của chúng em thì hầu như không có các bài nghiên cứu về loại hình du lịch
mới này. Và vì là những sinh viên của Trường đại học Tôn Đức Thắng, nên
chúng em sẽ làm tìm hiểu về nhu cầu và đề xuất hướng phát triển cho du lịch bụi
của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng

4. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Để hiểu về nhu cầu du lịch bụi (phượt) của sinh viên trường Tôn Đức Thắng
hiện nay. Bước đầu tập làm quen với nghiên cứu khoa học để hoàn thành môn
học. Sau khi hoàn thành bài nghiên cứu này thì có thể làm tư liệu tham khảo cho
những ai quan tâm về đề tài du lịch bụi (phượt) này.
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của nhu cầu du lịch bụi của sinh viên
trường đại học Tôn Đức Thắng. Những yếu tố nào tác động đến việc đi du lịch
bụi của sinh viên Tôn Đức Thắng. Đưa ra những suy nghĩ mang tính khuyến
nghị.

5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, PHẠM VI


NGHIÊN CỨU

Đối tượng: Nhu cầu du lịch bụi của sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng
Khách thể: Sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng

Phạm vi không gian: Nhu cầu du lịch bụi (phượt) của sinh viên trường Đại học
Tôn Đức Thắng
Phạm vi thời gian: Hiện nay

6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1. Nhu cầu du lịch bụi của sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng có thay
đổi qua từng năm không?
2. Nhu cầu du lịch bụi của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng khác nhau như
thế nào giữa các khóa, các khoa?
3. Mức chi tiêu tối đa và tối thiểu của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng cho
chuyến du lịch bụi là bao nhiêu?
4. Sẽ có sự khác nhau như thế nào khi sinh viên chọn du lịch bụi cùng với
bạn bè với du lịch bụi cùng với gia đình?
5. Những địa điểm du lịch bụi nào sinh viên đại học Tôn Đức Thắng hướng
đến khi có nhu cầu du lịch bụi?
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Giả thuyết 1: Sau đại dịch covid-19 (năm 2022-nay) nhu cầu du lịch bụi của sinh
viên trường đại học Tôn Đức Thắng có xu hướng tăng, bởi vì nhu cầu mong
muốn được trải nghiệm mới, giải tỏa áp lực học tập.
Giả thuyết 2: Có sự khác nhau về nhu cầu du lịch bụi của các khóa, các khoa của
sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng. Sinh viên khối ngành ngành xã hội và
sinh viên các khóa mới sẽ có nhu cầu du lịch bụi nhiều hơn.
Giả thuyết 3: Sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng thường lựa chọn loại
hình du lịch bụi vì mức chi phí tiêu dùng thấp không đủ đáp ứng các loại hình
du lịch khác.
Giả thuyết 4: Sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng thường có xu hướng du
lịch bụi cùng bạn bè hơn là gia đình, do có cùng cùng sự lối sống, suy nghĩ, độ
tuổi,...
Giả thuyết 5: Những địa điểm du lịch thiên nhiên và du lịch văn hóa như biển,
núi, vườn quốc gia, các lễ hội thường được sinh viên lựa chọn để du lịch bụi.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8A. Cơ Sở Lí Luận
2.1 Điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch là một trong những khái niệm rất rộng và đa dạng. Tổ chức
Du lịch Thế giới đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch: “điểm đến du lịch là
vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản
phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có
ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Theo Cohen (2003), du khách phượt là những
du khách thường tìm kiếm sự tương tác địa phương và những trải nghiệm thay
đổi cuộc sống đích thực. Theo wikipeida du lịch “bụi”, còn gọi là du lịch ba-
lô hay đi phượt, là loại hình du lịch mà chuyến đi do bạn tự lên kế hoạch và tự
thực hiện. Khác với hình thức du lịch theo tour ở chỗ du lịch theo tour do bên
cung cấp dịch vụ giúp bạn thực hiện chuyến đi bằng cách lên chương trình, đặt
khách sạn, đặt chỗ tham quan [1]… Trích theo thành viên Lucky Baby-1280
diễn đàn "du lịch bụi - hay còn gọi là tự túc. Là 1 người hay nhiều bạn bè họp lại
để đi 1 chuyến du lịch. Tự đi, tự ăn - ở mà không cần thông qua 1 công ty lữ
hành nào hết. Bạn sẽ là người chủ động trong chuyến đi. Hành trang gồm quần
áo, bản đồ, điện thoại, tài khoản ngân hàng và 1 ít tiền mặt, dụng cụ cá nhân,
thuốc, dầu. Quan trọng nhất là phải biết ít nhiều về nơi mà bạn muốn đi du lịch:
văn hóa, tôn giáo, dân tộc..."(3).
2.2 Động cơ du lịch
Động cơ du lịch là lý do của hành động đi du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong
muốn của khách du lịch. Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích
người ta thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào, thực hiện loại du lịch nào. (TS
Trần Thị Mai, Giáo trình tổng quan du lịch, Tổng cục du lịch, NXB Lao Động,
2005).
Nghiên cứu của Devesa và cộng sự (2010) chỉ ra rằng: động cơ là một trong
những tiêu chí đánh giá chuyến thăm và là hệ quả trực tiếp của sự hài lòng của
du khách khi tham quan một điểm đến.
Theo Li & cộng sự (2015), động cơ du lịch là một tập hợp gồm các thuộc tính
khác nhau là lý do khiến một người tham gia vào một hoạt động du lịch
Động cơ du lịch đã trở thành một tiền tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch và xác
định các khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch hoặc lý do để đi du lịch
cũng như việc lựa chọn điểm đến cụ thể của khách du lịch.
Theo bộ văn hóa và thể thao Khách du lịch “Phượt” thường thực hiện các
chuyến đi du lịch khám phá mạo hiểm, tìm hiểu, trải nghiệm những vùng đất
mới, những phong tục mới, những con người mới đầy thú vị trên chính mảnh đất
quê hương mình cũng như các nước trên thế giới
Du lịch “phượt” khác với nhu cầu thông thường ở chỗ khi thị trường đã dư thừa
nhu cầu sử dụng mọi thứ tròn trịa cũ kỹ, chán sự tiện nghi chăn ấm đệm êm,
ngột ngạt của đô thị, chán sự khuôn khổ của một tour du lịch trọn gói, thì
chuyển sang nhu cầu du lịch “phượt”. Phượt là những chuyến đi hành xác đến
nơi “thâm sơn cùng cốc”, không định hướng và đôi khi không xác định thời
gian; mục đích lớn nhất mà “phượt” đem lại là có được tinh thần thoải mái. (4)
Động Cơ Đẩy
Động cơ đẩy là những yếu tố thúc đẩy hoặc tạo ra ham muốn bên trong của
khách du lịch [10, 11]. Theo Crompton [10], nhân tố đẩy bao gồm được thoát ly
hiện tại, nghỉ ngơi thư giãn, thể hiện thanh thế, sức khỏe và thể lực, phiêu lưu và
tương tác với xã hội, dành thời gian bên gia đình và tìm kiếm niềm vui. Những
yếu tố thúc đẩy này được công nhận là bước đầu tiên và là công cụ hữu ích trong
việc giải thích mong muốn đi du lịch và hiểu được hành vi của khách du lịch.
Ngoài ra, Kim, Uysal và Yoon [12, 13, 14] xác định được thoát ly hiện tại, tìm
kiếm sự mới lạ, tìm kiếm mạo hiểm, thỏa mãn mơ ước, nghỉ ngơi và thư giãn,
sức khoẻ và thể lực, thể hiện thanh thế và tương tác với xã hội là các yếu tố
thuộc động cơ thúc đẩy. Trong nhiều nghiên cứu gần đây, nhân tố thúc đẩy được
đo lường bằng các yếu tố như: đi xa, phiêu lưu và sự hứng thú, khám phá và học
tập, kết nối với gia đình và bạn bè, gần gũi với thiên nhiên, trẻ hóa và dành thời
gian cho những người đặc biệt [15]; sự mới lạ, thư giãn, sự thỏa mãn về tâm lý,
thể hiện thanh thế và mối quan hệ giữa con người [15].Như vậy động cơ đẩy
trong “du lịch bụi” là con người muốn thử thách, muốn trải nghiệm những cái
hấp dẫn, mới lạ, gần gũi thiên nhiên, đồng thơi tạo cảm giác phiêu du mà không
cần dưới sự quản lí của một doanh nghiệp lữ hành nào cả [16] . Anh Nguyễn
Hoàng Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, vào cuối tuần, anh thường đưa gia
đình đi du lịch bụi, cắm trại ở một số vùng ven Hà Nội. “Lợi ích của du lịch bụi
có thể kể đến là giúp bạn trở nên tự lập hơn. Hành trình đi phượt cũng mang đến
nhiều trải nghiệm hấp dẫn, được gần gũi thiên nhiên, tiếp xúc với người dân bản
địa nhiều hơn. Những chuyến đi phượt cũng cho bạn góc nhìn tươi mới về cuộc
sống”, anh Hà chia sẻ [16]. Còn theo chị Hoàng Thu Hiền (quận Nam Từ Liêm,
Hà Nội), sở dĩ hình thức du lịch này luôn mang đến trải nghiệm hấp dẫn vì giúp
bạn có thêm nhiều kỹ năng xã hội khi phải tự mình xử lý những tình huống phát
sinh trong chuyến đi, như trục trặc xe cộ, xin ở nhà dân hay gặp phải nguy hiểm
trên đường [16].
Trong bối cảnh hậu covid vừa qua cũng là một động cơ đẩy giúp cho du khách
lựa chọn đến mô hình trải nghiệm “du lịch bụi” vì có sự an toàn cộng đồng với
mô hình số lượng ít, gần gũi với thiên nhiên bên cạnh đó còn là sự trải nghiệm
thú vị không bị giới hạn điểm đến. Đặc biệt hơn cả, du lịch bụi còn giúp chúng
ta tạo ra kĩ năng ứng phó với mọi vấn đề, làm quen với sự đương đầu với thử
thách và khả năng sinh tồn.
Động Cơ Kéo
Động cơ kéo là các sự tác động từ bên ngoài, liên quan đến tình huống và nhận
thức được truyền cảm hứng từ sự hấp dẫn của điểm đến; do đó, những động lực
đó đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến một khi du khách đã
quyết định là sẽ đi du lịch [7,12,13]. Động cơ kéo (cảm nhận về điểm đến) chính
là các thuộc tính của điểm du lịch mà có thể đáp lại và củng cố hoặc kích thích
thêm những động cơ đẩy vốn có (Uysal and Jurowski, 1994). Nó bao gồm các
nguồn lực hữu hình (bãi biển, các hoạt động giải trí và sức hút từ văn hóa bản
địa); sự cảm nhận cũng như mong đợi của khách du lịch (kỳ vọng trải nghiệm
được nét mới lạ độc đáo của điểm đến, kỳ vọng có được nhiều lợi ích từ điểm
đến, và hình ảnh Marketing).
Những nghiên cứu gần đây đề cập đến hoạt động mua sắm như là một trong
những động cơ lựa chọn điểm đến (Hanqin and Lam, 1999; Sirakaya và cộng sự,
2003). Oh và cộng sự (1995) lưu ý rằng các điểm mua sắm hấp dẫn được xem
như động cơ kéo và là một trong những đặc trưng của điểm đến (ngoài những
yếu tố quan trọng khác như hình ảnh điểm đến, ẩm thực và tính an toàn của
điểm đến). Các yếu tố như hình ảnh điểm đến, ẩm thực, mức độ an toàn cũng
được đề cập nhiều trong các nghiên cứu qua các năm (Milman and Pizam, 1995;
Goossens, 2000; Heung và cộng sự., 2001; Quan and Wang, 2004).
Tương tự, Turnbull và Uysal [17] đã đưa ra 6 yếu tố kéo, bao gồm di sản/văn
hoá, khu đô thị, thư giãn thoải mái, khu nghỉ dưỡng biển, tài nguyên thiên nhiên,
nông thôn và sự ít tốn kém. Các nghiên cứu của học giả trước cho rằng các sự
kiện và hoạt động vui chơi giải trí, các tiện ích, dịch vụ du lịch, ẩm thực, thời
tiết, an toàn, khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của điểm đến được đề ra là
các yếu tố thuộc động cơ kéo. Những đặc điểm hoặc thuộc tính của điểm đến có
thể làm cho khách du lịch thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của họ trong kỳ nghỉ.
Động cơ kéo trong “du lịch bụi” giúp thu hút con người lựa chọn mô hình du
lịch này là người dân địa phương, văn hóa, ẩm thực, tín ngưỡng tôn giáo… và
nó cũng có thể là cảnh đẹp tại điểm đến mà họ dự đính sẽ đi tới. Bên cạnh đó
còn là sự mới mẻ tại điểm đến cũng là một điểm thu hút giúp kéo du khách là
những tuyển thủ “phượt” lựa chọn mô hình du lịch trải nghiệm này.
Như vậy Một số tác giả cho rằng mô hình đẩy và kéo là một cách tiếp cận phù
hợp nhất cho các nhà nghiên cứu muốn khám phá động cơ du lịch thông qua
phân tích yếu tố, từ đó xác định mối tương quan giữa động cơ và các yếu tố khác
[11, 14]. Hơn nữa, khái niệm về động cơ đẩy và kéo có thể được kiểm
chứng trong bối cảnh du lịch ngày nay, đại diện cho hai thành phần chính của thị
trường, đó là nhu cầu (từ du khách) và cung (từ điểm du lịch). Kim [18] cho
rằng động cơ đẩy và kéo có liên quan đến nhau. Trong khi động cơ đẩy hối thúc
con người muốn rời khỏi nhà và quyết định du lịch, thì động cơ kéo đồng thời
giúp định hướng điểm đến cụ thể.
Sự hài lòng
Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh hay trong dịch vụ thì sự hài lòng được
đánh giá là một trong những mục tiêu và kết quả thành công đạt được mà các
doanh nghiệp hay nhà làm du lịch hướng tới và ngay cả khách hàng hoặc du
khách. Sự hài lòng được định nghĩa là "mức độ mà người ta tin rằng một trải
nghiệm gợi lên những cảm giác tích cực" [19]. Bên cạnh đó theo khao sat.me sự
hài lòng còn được định nghĩa là một dạng cảm giác thỏa mãn sau khi
những kỳ vọng, yêu cầu của khách hàng đã được đáp ứng, chúng được hình
thành thông qua quá trình trải nghiệm và tích lũy. Như vậy có thể cho rằng
sự hài lòng trong lĩnh vực du lịch được thể hiện qua mức độ hài lòng tổng thể
thông qua khả năng đáp ứng mong đợi và nhu cầu của du khách với trải nghiệm
của chuyến đi.
Mô hình mong đợi – cảm nhận của Oliver [19] là một trong những phương
pháp tiếp cận phổ biến giúp đo lường mức độ hài lòng của người tiêu dùng.
Theo đó sự hài lòng của khách hàng là trạng thái tâm lý mà khách hàng cảm
thấy khi những kỳ vọng của họ được thoả mãn hoặc là thoả mãn vượt trên sự kỳ
vọng khi tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ. Trong quá trình mua hàng hoá hoặc
sử dụng dịch vụ du lịch người tiêu dùng so sánh kỳ vọng thực tế với mong
muốn của họ cho một sản phẩm và khoảng cách giữa chúng sẽ biết được sự khác
biệt. Lý thuyết này cũng đã được sử dụng trong khảo sát về sự hài lòng của
khách du lịch. Đây là sự khác biệt giữa nhận thức trước khi đi du lịch và cảm
nhận sau khi đi du lịch [20, 14].
Như vậy, sự hài lòng của “du lịch phượt” với du khách đặc biệt là sinh viên đã
khá thành công vì nó là một hình thức du lịch khám phá mạo hiểm, nhiều cảm
giác mạnh. Ngoài ra còn giúp sinh viên có điều kiện để tìm hiểu và trải nghiệm
những vùng đất mới những phong tục mới, những con người mới đầy thú vị trên
chính mảnh đất quê hương trải dài hình chữ S uốn lượn này.
Thu thập thông tin:

Để nghiên cứu nhu cầu đi du lịch bụi của sinh viên Trường Đại Học Tôn Đức
Thắng, nhóm sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin từ các
nguồn thứ cấp là các tài liệu và thông tin từ sách vở, báo chí cũng như các bài
nghiên cứu có trước về loại hình du lịch bụi và những nhu cầu về loại hình du
lịch này. Phương pháp thu thập thông tin định tính sẽ là phương pháp chủ yếu
trong đề tài nghiên cứu của nhóm. Bên cạnh đó, nhóm còn sử dụng thêm thông
tin từ các nguồn sơ cấp như việc quan sát, thảo luận của nhóm cùng với việc thu
thập thông tin từ sinh viên Đại Học Tôn Đức Thắng bằng cách thông qua
phương pháp điều tra bảng hỏi.

Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong đề tài nghiên cứu để thu thập
thông tin về nhu cầu của sinh viên trường Đại Học Tôn Đức Thắng đối với loại
hình du lịch bụi Thắng qua các kênh truyền thông xã hội hoặc email. Dung
lượng mẫu mà nhóm dự kiến sẽ khảo sát 100 đơn vị mẫu và phương pháp chọn
mẫu theo địa bàn.

Bảng hỏi trong đề tài của nhóm sẽ gồm: Phần đầu tiên nhóm sẽ có những câu
hỏi liên quan đến cá nhân và trải nghiệm hình thức du lịch bụi của sinh viên
trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay. Phần này gồm 6 câu hỏi: các biến độc
lập lần lượt là giới tính, niên khóa, khoa và ngành học, mức thu nhập hằng
tháng, số lần đi du lịch trung bình trong năm, có từng trải nghiệm loại hình du
lịch bụi bao giờ chưa của các bạn sinh viên trường Đại Học Tôn Đức Thắng.

Phần hai thu thập thông tin nhu cầu về du lịch bụi của sinh viên trường Đại Học
Tôn Đức Thắng. Bảng hỏi của nhóm sẽ bao gồm các về mặt nhận thức, ý định,
trải nghiệm, động cơ hút và đẩy của sinh viên. Dựa trên lý thuyết về việc xây
dựng mẫu phiếu điều tra và cơ sở lý luận của đề tài thì việc xây dựng bảng hỏi
nhóm thảo luận và tham khảo từ nhiều nguồn cũng như từ bản thân để đưa ra
những câu hỏi phù hợp và khách quan nhất.

Phương pháp xử lý thông tin:

Dữ liệu định tính sau khi được thu thập sẽ được xử lí thông qua Nvivo phần
mềm này sẽ giúp chúng ta quản lý và tổng hợp những ý tưởng, cung cấp nhiều
công cụ để phân loại những hiểu biết về dữ liệu và đi đến câu trả lời cho những
vấn đề nghiên cứu. Được thiết kế để loại bỏ sự phân chia cứng nhắc giữa “dữ
liệu” và “giải thích”. Nó đưa ra nhiều phương pháp để liên kết các bộ phận của
dự án nghiên cứu, kết hợp sự phản ánh và thống kê dữ liệu.
Điểm đặc biệt của phương pháp nghiên cứu định tính là không sử dụng các số
liệu thống kê (None-Statistical data). Thay vào đó, phương pháp nghiên cứu
định tính dùng tường thuật, hình ảnh hoặc biểu đồ minh họa cho kết quả thu
được.

9. DÀN Ý NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1. Các khái niệm trong đề tài
2. Lý thuyết tiếp cận
3. Câu hỏi nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Mô hình phân tích
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu tại địa bàn
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU CỦA SINH VIÊN TÔN ĐỨC
THẮNG VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH BỤI HIỆN NAY
1. Khái quát
2. Quá trình điều tra
3. Kết quả điều tra
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH BỤI
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG TÔN ĐỨC THẮNG HIỆN NAY
1. Yếu tố cấp độ vĩ mô
2. Yếu tố cấp độ vi mô
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị và đề xuất hướng phát triển
10. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Kế hoạch nghiên cứu

TT Công việc Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

1 Phác thảo đề cương

2 Lịch sử nghiên cứu

3 Hoàn thiện đề cương

4 Xây dựng công cụ

5 Điều tra

6 Nhập dữ liệu

7 Xử lý dữ liệu

8 Viết bản thảo

9 Sửa bản thảo


10 Hoàn thiện

11 Nộp bài Báo cáo cá nhân

You might also like