You are on page 1of 16

Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan


Định nghĩa hệ thống chính trị :

“Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan
quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức và các phong trào xã hội)... được
xây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xã hội, phân bố theo một kết cấu chức
năng nhất định, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể, nhằm thực
thi quyền lực chính trị”. 1

I) Bối cảnh thay đổi hệ thống chính trị

1. Sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu

Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu lâm vào thời kỳ khủng hoảng, hầu như tất cả các nền kinh tế bao cấp
ở Đông Âu đều có vấn đề. Người dân ở Kavkaz và vùng Baltic đã yêu cầu quyền tự
chủ từ Moskva, sau đó điện Kremlin đã bị mất quyền kiểm soát tại một số khu vực và
lãnh thổ trong Liên Xô. vào tháng 11 năm 1988, Cộng hòa Chủ nghĩa Xô Viết Estonia
đã ban hành tuyên bố chủ quyền lãnh thổ 2 dẫn đến một làn sóng các nước cộng hòa
khác trong khối phía Đông Âu cũng đưa ra tuyên bố tương tự về quyền tự chủ.

Tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vào ngày 26/4/1986 là yếu tố
khởi đầu gây ra sự sụp đổ của khối Đông Âu và Liên Xô năm 1991. Tai nạn này gây
ra những ảnh hưởng rất lớn với chính trị và xã hội của các nước này và đồng thời cũng
cho thấy được những sai lầm nghiêm trọng của Mikhail Sergeyevich Gorbachyov
trong việc khắc phục hậu quả của thảm họa , cùng với đó là hàng loạt các chính sách
cải tổ chính trị, kinh tế, xã hội sai lầm . Từ tháng 4/1989 đến tháng 9/1991, chế độ
XHCN ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ. Sự thay đổi về thể chế chính trị đầu
tiên là ở Ba Lan rồi sau đó là đến Hungary. Ngày 09/11/1989, sự kiện Bức Tường
Berlin nổ ra đã trở thành “đòn bẩy” cho sự thay đổi về hệ thống chính trị ở Tiệp Khắc
và Romania,... Trong đó Romania là nước duy nhất sử dụng bạo lực để lật đổ chế độ
cộng sản. Hàng loạt sự kiện trên đã tạo nên “cơn chấn động” chính trị lớn nhất trong
lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. 3

1
Trích trong tập slide bài giảng “Hệ thống chính trị Châu Âu” - môn Hệ thống chính trị và pháp luật
Châu Âu của thầy Đặng Minh Đức
2
https://www.latimes.com/archives/la-xpm-1988-11-17-mn-458-story.html (
15/10/2019)
3
https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/00139157.1992.9931445)
(15/10/2019)

1
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

2. Bối cảnh chuyển đổi hệ thống chính trị ở Ba Lan

Vào năm 1980, Ba Lan bước vào thời kỳ khủng khoảng kinh tế, hỗn loạn về
lực lượng lao động, phong trào đình công đòi tăng lương, phản đối chính sách kinh tế,
chính trị, xã hội của nhà nước lan rộng khắp Ba Lan. Ủy ban Đình công Toàn Quốc đã
ra tuyên bố thành lập tổ chức công đoàn lấy tên là Liên hiệp Công đoàn Độc Lập
Đoàn Kết (Công đoàn Đoàn Kết), nhưng không được phép hợp thức hóa với lý do là
không phù hợp với hiến pháp. Lo sợ trước động thái này, Đảng Cộng sản Ba Lan đã
cho tướng Wojciech Jaruzelski lên nắm quyền. Ông ta đã cho ban hành thiết quân luật
vào ngày 13 tháng 12 năm 1981. Đến ngày 8 tháng 10 năm 1982 quốc hội ra nghị
quyết cấm hoạt động và giải thể Công đoàn Đoàn Kết.

Vào tháng 4 năm 1989, sau những nỗ lực của đảng Cộng sản thành lập một
chính phủ quân đội độc tài thất bại, họ đã cho hợp pháp hóa Công đoàn Đoàn Kết,
thành lập một nghị viện thứ hai, cũng như cho bầu cử quốc hội vào ngày 4 tháng 6
năm 1989. Tại cuộc bầu cử này, Công đoàn Đoàn Kết giành thắng lợi ngoài dự đoán.
Các ứng cử viên đối lập giành được tất cả các chỗ họ được phép cạnh tranh trong Hạ
viện, trong khi tại Thượng viện họ chiếm 99 trong số 100 ghế. Tạo nên thắng lợi tuyệt
đối.

● Một chính phủ Phi Cộng sản mới ra đời, được lãnh đạo bởi Tadeusz
Mazowieci - một trong những lãnh đạo của Công đoàn Đoàn Kết, vào
tháng 9 năm 1989 ông đã tuyên thệ nhậm chức văn phòng. Đây là lần
đầu tiên sau từ 40 năm kể từ ngày Ba Lan bước theo con đường Xã hội
chủ nghĩa, có một chính quyền không thuộc đảng Cộng sản ở các nước
Khối Đông Âu. Wojciech Jaruzelski từ bỏ chức vụ tổng thống Ba Lan
năm 1990, được thay thế bởi Lech Wałęsa vào tháng 12 cùng năm.
Phong trào Công đoàn Đoàn kết đã góp phần to lớn và bắt đầu sự sụp đổ
nhanh chóng sau đó của các chính phủ chủ nghĩa cộng sản trên khắp
Đông Âu và Liên Xô.4

Như vậy sau khi chính phủ Phi cộng sản mới ra đời, đã làm thay đổi hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa trước đó của Ba Lan. Mà trong đó, 1 hệ thống chính trị bao
gồm các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức và các phong
trào xã hội… và trong bài này sẽ nói về 3 thành phần chính trong cấu trúc hệ thống
chính trị nêu trên

I. Kết cấu nhà nước sau quá trình chuyển đổi hệ thống chính trị ở Ba Lan

4
https://www.britannica.com/biography/Lech-Walesa (15/10/2019)

2
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

Hoạt động của bộ máy nhà nước được áp dụng ở đại đa số các nước hiện nay là
phân chia quyền lực nhà nước, theo đó, quyền lực nhà nước được chia thành
các nhánh khác nhau dựa trên bản chất và chức năng để các nhánh có thể kiểm
soát và cân bằng lẫn nhau và vì thế các quyền tự do của tất cả mọi người có thể
được bảo vệ. So với các quốc gia khác ở Đông Âu, Ba Lan là một trong những
quốc gia có tổ chức bộ máy nhà nước được vận hành khá thành công sau quá
trình chuyển đổi. Hệ thống chính phủ của nước Cộng hòa Ba Lan được dựa trên
nguyên tắc tam quyền phân lập, theo đó có sự phân tách và cân bằng rõ ràng
giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lập pháp được trao cho Hạ Viện
(Sejm) và Thượng viện, quyền hành pháp được trao cho Tổng thống Cộng hòa
Ba Lan, Hội đồng Bộ trưởng và quyền tư pháp được trao cho tòa án.

1. Cơ quan lập pháp (Quốc hội)

Cơ quan lập pháp của Ba Lan chính là quốc hội lưỡng viện của nước này: bao gồm Hạ
viện và Thượng viện. Trong đó Hạ viện có 460 hạ nghĩ sĩ và thượng viện là 100
thượng nghị sĩ đều có nhiệm kỳ 4 năm. Bầu cử Thượng viện và Hạ viện đều mang tính
chất phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín; được thực hiện theo lệnh của
Tổng thống.

Đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp của Ba Lan là nhiệm kỳ của
Thượng viện phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệm kỳ của Hạ viện. Tức là nhiệm kỳ của
Thượng viện bắt đầu và kết thúc cùng thời điểm với nhiệm kỳ hoạt động của Hạ viện.
Trong trường hợp Hạ viện rút ngắn nhiệm kỳ bằng một nghị quyết được thông qua với
ít nhất 2/3 số phiếu, quyết định này cũng đồng thời rút ngắn nhiệm kỳ Thượng viện.
Tổng thống phải ra lệnh bầu cử Hạ viện và Thượng viện trong 45 ngày kể từ ngày
công bố chính thức về việc rút ngắn nhiệm kỳ Hạ viện. Tổng thống có trách nhiệm
triệu tập kỳ họp thứ nhất của Hạ viện mới trong 15 ngày sau ngày bầu cử.

Hạ viện có quyền cao hơn Thượng viện trong quy trình lập pháp. Quy trình lập pháp ở
Ba Lan bắt đầu bằng sáng kiến lập pháp, theo đó, Hạ nghị sỹ, Thượng nghị sỹ, Tổng
thống Cộng hòa Ba Lan và Hội đồng Bộ trưởng đều có quyền trình dự án luật. Bên
cạnh đó, một nhóm ít nhất 100.000 công dân có quyền bầu cử Hạ viện cũng có quyền
trình dự án luật. Người bảo trợ dự án, khi trình dự án luật ra Hạ viện, có trách nhiệm
giải trình rõ các hệ quả về tài chính của việc thực thi dự án luật. Hạ nghị viện xem xét
các dự án luật qua ba lần đọc. Người bảo trợ dự án, Hạ nghị sỹ và Hội đồng Bộ trưởng
có quyền đưa ra những sửa đổi đối với dự án luật trong quá trình dự án luật được Hạ
viện xem xét. Chủ tịch Hạ viện có thể từ chối đưa ra biểu quyết bất kỳ đề xuất sửa đổi
nào đối với dự án luật khi các đề xuất này chưa được xem xét tại một ủy ban. Người
bảo trợ dự án có thể rút dự án luật trong khi tiến hành các thủ tục lập pháp ở Hạ viện

3
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

cho tới khi kết thúc lần đọc thứ hai. Hạ viện thông qua các dự án luật với đa số phiếu
của ít nhất 1/2 số Hạ nghị sỹ.

Quan hệ giữa hai viện của Nghị viện Ba Lan được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực lập
pháp. Theo đó, Thượng viện có 30 ngày để xem xét các dự luật đã được Hạ viện thông
qua. Trong trường hợp khẩn cấp, thời hạn trên được rút ngắn còn 14 ngày. Đối với dự
Luật Ngân sách thì thời gian để Thượng viện nghiên cứu là 20 ngày, còn trong trường
hợp sửa đổi Hiến pháp là 60 ngày. Hiến pháp Ba Lan quy định, Hạ viện có quyền cao
hơn Thượng viện trong lĩnh vực lập pháp. Song, quy định này không được áp dụng
trong trường hợåp sửa đổi Hiến pháp và thông qua các công ước quốc tế. Thượng viện
có thể thông qua dự án luật mà không sửa đổi, có sửa đổi hoặc phủ quyết toàn bộ.
Việc phủ quyết dự án luật hoặc những kiến nghị sửa đổi sẽ được chấp nhận, trừ trường
hợp Hạ viện từ chối bằng đa số tuyệt đối của ít nhất 1/2 tổng số hạ nghị sỹ.

Sau khi được Quốc hội thông qua, Chủ tịch Hạ viện trình dự án luật lên Tổng thống
Cộng hòa Ba Lan để ký ban hành trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày được trình và ra
lệnh công bố luật trên Công báo. Trước khi ký ban hành dự án luật, Tổng thống có thể
chuyển dự án luật tới Tòa án Hiến pháp để xem xét về sự phù hợp với Hiến pháp của
dự án luật. Tổng thống không được từ chối ký ban hành dự án luật đã được Tòa án
Hiến pháp xác định là phù hợp với Hiến pháp.

Quốc hội chỉ họp trong ba trường hợp: chấp nhận lời tuyên thệ nhậm chức của Tổng
thống mới, buộc tội Tổng thống nền Cộng hòa trước Tòa án Quốc gia và tuyên bố
Tổng thống không đủ năng lực thi hành những trách nhiệm của mình vì lý do sức
khoẻ. Từ trước tới nay, Quốc hội chưa từng họp để thực hiện hai quyền sau trong ba
quyền trên.

2. Cơ quan hành pháp (Tổng Thống)

Tổng thống Ba Lan là người đứng đầu nhà nước, đại diện tối cao của Ba Lan, thống
được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm, giữ vai trò lãnh
đạo nhà nước, bảo đảm tính liên tục của quyền lực nhà nước. Điều này có nghĩa rằng
Tổng thống, người đứng đầu cơ quan điều hành, được bổ nhiệm làm đại diện cho lợi
ích của Ba Lan trên trường quốc tế và đảm bảo việc tuân theo Hiến pháp, cũng như
chịu trách nhiệm về an ninh của đất nước. Tổng thống là một đại diện tối cao của nhà
nước Ba Lan, Tổng thống phê chuẩn và hủy bỏ các thỏa thuận quốc tế, đề cử và nhớ
lại đại sứ, và chấp nhận sự công nhận đối với các đại diện nước ngoài. Tổng thống
cũng là tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang, bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng và
các chỉ huy của tất cả các lực lượng vũ trang. Trong thời gian chiến tranh, Tổng thống
đề cử các tư lệnh trưởng các lực lượng vũ trang và có thể đặt đất nước vào tình trạng
tổng động viên. Tổng thống có quyền tự do chọn lựa Thủ tướng, nhưng trên thực tế thì

4
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

Tổng thống thường không giao nhiệm vụ lập một chính phủ mới cho một nhà chính trị
mà không được đa số Sejm ủng hộ.

Thủ tướng Chính phủ đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng, chịu trách nhiệm đề xuất các
thành phần của Hội đồng Bộ trưởng và đệ trình Tổng thống để bổ nhiệm.

Hội đồng bộ trưởng quản lý các chính sách hiện hành của nhà nước, đảm bảo việc thi
hành pháp luật bằng cách ban hành pháp lệnh, phối hợp và kiểm soát công việc của
các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo trật tự công cộng và an ninh nội bộ của
nhà nước, bảo vệ lợi ích của Kho bạc Nhà nước, phê duyệt dự thảo ngân sách và giám
sát thực hiện. Hội đồng bộ trưởng cũng ký thỏa thuận quốc tế, đòi hỏi phê chuẩn và có
thể bãi bỏ hoặc không tham gia các hiệp định quốc tế khác.

3. Cơ quan tư pháp (Tòa Án)

Nhánh tư pháp đóng vai trò khiêm tốn trong việc đưa ra quyết định. Các thể chế chủ
yếu của nó gồm: Tòa án Tối cao, Tòa án Hành chính Tối cao (các thẩm phán được
Tổng thống chỉ định theo giới thiệu của Hội đồng Quốc gia về Tư pháp trong một thời
hạn xác định), Tòa án Hiến pháp (các thẩm phán do Sejm lựa chọn với nhiệm kỳ 9
năm và Tòa án Quốc gia (các thẩm phán do Sejm lựa chọn với nhiệm kỳ tương đương
nhiệm kỳ của Sejm, ngoại trừ chức danh chủ tịch do Chủ tịch thứ nhất Tòa án Tối cao
nắm giữ).

Sejm (khi được Thượng viện đồng thuận) chỉ định Ombudsman hay Cao ủy Bảo vệ
Nhân quyền với nhiệm kỳ chín năm. Ombudsman có trách nhiệm giám sát và thực thi
các quyền hạn và các quyền tự do của con người cũng như của công dân, luật pháp và
các nguyên tắc của đời sống cộng đồng và sự công bằng xã hội.

=> Như vậy có thể thấy rõ hệ thống chính phủ của nước Cộng hòa Ba Lan được dựa
trên nguyên tắc tam quyền phân lập, theo đó có sự phân tách và cân bằng rõ ràng giữa
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên mức độ và hình thức "phân lập" thể hiện
khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, Tổng thống nắm giữ quyền hành
pháp và độc lập với cơ quan lập pháp là lưỡng viện Quốc hội. Ở những nước như Đức,
tổng thống/nguyên thủ quốc gia hầu như là chức vụ mang tính nghi thức, Quốc hội là
cơ quan quyền lực tối cao, Chính phủ và Thủ tướng là cơ quan được ủy quyền hành
pháp được Quốc hội bầu cử ra. Ở Pháp, Tổng thống lại là người nắm nhiều quyền hơn,
Tổng thống chi phối mạnh mẽ Thủ tướng và Chính phủ và có quyền chọn Thủ tướng,
nhưng Quốc hội có quyền bãi miễn Thủ tướng.

II) Thực trạng chuyển đổi hoạt động của một số đảng chính trị ở Ba Lan

5
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

Một bộ phận đảng chính trị đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống chính trị Ba Lan đó là các đảng chính trị tại quốc gia này. Sau khi chuyển
từ chế độ Cộng sản độc đảng sang thể chế đa nguyên chính trị, các đảng phái
mọc lên như nấm vào những năm đầu thập niên 1990.
Ba Lan đã tổ chức những cuộc bầu cử địa phương hoàn toàn tự do vào
tháng 5/1990, tức 11 tháng sau cuộc bầu cử “nửa tự do” để bầu Quốc hội Ba
Lan. Vì vậy có thể nói rằng, vào tháng 5/1990, ở Ba Lan đã có một nhà nước
tản quyền rộng rãi hơn, với nhiều quyền hành và ngân sách mới được dành cho
các huyện, các tỉnh thành, các vùng miền. Ngoài ra, sau khi sụp đổ chế độ
XHCN ở Ba Lan tồn tại quá nhiều đảng phái được nhiều người cho là làm cho
quốc hội hoạt động không hiệu quả và làm cản trở sự thành lập một chính phủ
bền vững.
Vì thế luật bầu cử đã được sửa đổi, mỗi đảng cần tối thiểu 5% số phiếu để có
thể được ghế trong quốc hội (ngoại trừ các đảng của dân tộc thiểu số), liên
minh các đảng cần phải đạt được 8% bắt đầu từ cuộc bầu cử năm 1993. Luật
này đã loại được những chính đảng nhỏ trong số 29 đảng phái trước đây trong
Quốc hội và chỉ còn lại 6 chính đảng lớn. Năm 2001, pháp luật bầu cử bổ sung
thêm trong trường hợp không có hoặc chỉ một trong các đảng phái chính trị /
liên minh tranh cử đạt ngưỡng thì số phiếu tương ứng sẽ được giảm xuống còn
3% và 5%. Cũng giống như Hungary, hệ thống bầu cử Ba Lan không quy định
thứ tự ưu tiên đối với các cử tri, mà danh sách đảng hoàn toàn đóng5.

2.1) Vai trò của các đảng phái chính trị trong chuyển đổi hệ thống
chính trị ở Đông Âu

Các đảng phái chính trị cũng có nhiều thay đổi trong giai đoạn đổi mới.
Những biến đổi sâu sắc trong xã hội mở ra những cơ hội, khả năng mới, nhưng
cũng có những biến đổi trong sự ổn định an ninh quốc gia, khu vực. Nếu các
đảng phái chính trị muốn phù hợp với bối cảnh mới, họ phải có khả năng đáp
ứng với những điều kiện mới và điều đó dẫn đến sự thiếu ổn định của hệ thống
đảng chính trị. Bên cạnh đó, lập trường tư tưởng của các đảng cầm quyền bị
hạn chế bởi năng lực quản lý và thực hiện các chương trình chính sách của nhà
nước, bởi các khuôn khổ thể chế và hiến pháp, bởi liên minh chính trị, bởi áp
lực tài chính quốc tế, bởi di sản của chế độ cũ, và bởi áp lực từ khu vực bầu cử
của mình. Nói cách khác, thay vì áp dụng và thực hiện các mô hình có sẵn, các
đảng chính trị hậu cộng sản đã lựa chọn theo những cách thức riêng của họ với
những lợi ích cụ thể hoặc trong điều kiện và bối cảnh cụ thể của từng quốc gia.
Những cải cách xã hội được đề ra chủ yếu là bởi mong muốn các chính phủ
tránh được những bất an trong an sinh xã hội, ngăn chặn xung đột với các
nhóm lợi ích, và tham gia vào một chính sách xã hội mà được coi là thuận lợi
hơn cho việc tạo ra và duy trì những cơ sở cho xã hội dân chủ. Các chính phủ

5
http://www.electoralsystemchanges.eu/Files/media/MEDIA_163/FILE/Poland_summary.pdf

6
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

cánh hữu với hỗ trợ quốc hội mạnh có tương quan với ngân sách tăng lên ảnh
hưởng các yếu tố kinh tế và chính trị trên tổng ngân sách phúc lợi và trợ giúp
lương hưu. Đảng cầm quyền trung dung không ảnh hưởng mạnh mẽ đến các
biến phụ thuộc về chi tiêu công mà các yếu tố ảnh hưởng đó là các nước giàu
có chi tiêu công và xã hội cao hơn, và các nước đang phải đối mặt với vấn đề
thất nghiệp có xu hướng tăng chi tiêu xã hội. Nhìn chung, trong quá trình
chuyển đổi, các nước Đông Âu đối mắt với các vấn đề về kinh tế và xã hội
trong quá trình chuyển đổi và xây dựng nền dân chủ mà các quốc gia thường
phải đối mặt, các đảng cầm quyền thắng cử trong giai đoạn đầu không dễ dàng
để đạt được thành công trong việc đề ra và thực hiện những chương trình nghị
sự. Chính xu hướng này đã tạo điều kiện cho các đảng đối lập tham gia vào
chính phủ sau các cuộc bầu cử, tham gia vào xây dựng liên minh.

Ở Ba Lan các vấn đề về đảng chính trị có thể được đưa ra trong một số
các quy định. Luật bầu cử của Chủ tịch nước Cộng hòa Ba Lan năm 1990, Quy
chế bầu cử chính quyền địa phương năm 1998; Quy chế bầu cử Sejm và
Thượng viện năm 2001, Điều lệ bầu cử nghị viện năm 2004, tuy nhiên phần lớn
các quy định về đảng chính trị ở Ba Lan được tìm thấy trong Luật đảng; Ở
Hungary: Đạo luật về quyền quốc gia dân tộc thiểu số(1993, 2002 Hungary)-
Act on the Rights of National and Ethnic Minorities, Quy định thông báo của
Bộ Nội Vụ (Hungary, CH Séc)...

Ở Ba Lan, từ năm 1990 phe tả được dẫn đầu bởi đảng cộng sản trước
đây (đổi tên là đảng Dân chủ Xã hội). Phe hữu phần lớn là các người hoạt động
và ủng hộ Công đoàn Ba lan, nhưng từ ban đầu đã có nhiều chia rẽ, không đoàn
kết như phe tả, mà cứ hợp lại, rồi chia ra, và đổi tên liên tục. Từ cuộc bầu cử
quốc hội 2005, các đảng phe hữu đã giành được vị thế mạnh nhất cho tới trước
cuộc bầu cử 2015. Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) là đảng đầu tiên cai trị Ba
Lan một mình kể từ sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Chiến thắng của
đảng này chủ yếu là do sự chán nản của người dân với chính phủ tiền nhiệm,
một liên minh do đảng Nền tảng Công dân (PO) hay Diễn đàn Dân sự trung
dung dẫn đầu nắm quyền từ năm 20076.

Có thể thấy rõ hai bước phát triển quan trọng về chính trị trong nước:
(i) đảng SLD (trước đây là đảng Cộng sản) không còn là một trong hai đảng
mạnh nhất và (ii) cuộc đấu tranh chính yếu về chính trị không còn xảy ra giữa
cựu Công đoàn viên phía hữu và cựu đảng viên Cộng sản phe tả nữa. Hai nhóm
mới tranh giành ảnh hưởng chính trị là đảng Luật pháp và Công lý (có khuynh
hướng Dân tộc và Xã hội Bảo thủ) và Đảng cương lĩnh Dân sự (Civic Platform)
(có khuynh hướng bảo thủ cấp tiến). Dân chúng nói chung có vẻ không ưa các

6
https://www.economist.com/the-economist-explains/2016/01/12/why-is-polands-government-
worrying-the-eu

7
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

đảng phái và các chính trị gia. Cho nên các đảng phái thường không dùng chữ
đảng nữa mà hay gọi mình là "Liên đoàn", "Diễn đàn", "Liên minh".

Với thắng lợi vang dội của Công đoàn Đoàn kết trong cuộc bầu cử bán
tự do vào năm 1989, khi đó tổ chức chính trị này chiếm tới 99/100 ghế tại
Thượng viện và ông Lech Wałęsa, một ứng cử viên của Công đoàn Đoàn kết đã
thắng cử tổng thống năm 1990.Ba Lan là nước duy nhất ở Đông Âu có lực
lượng đối lập giành ngay được chính quyền từ năm 1989. Trong tất cả những
nước Đông Âu còn lại, mặc dù chính quyền vẫn thuộc về tầng lớp lãnh đạo của
chính quyền cũ nhưng đó đều là những lực lượng chính trị mang tư tưởng cải
cách giành thắng lợi.

Dưới sự lãnh đạo của Công đoàn Đoàn kết từ năm 1989 cho đến năm
1993, đời sống kinh tế - chính trị và xã hội có những chuyển biến tích cực góp
phần vào công cuộc dân chủ hóa đời sống chính trị - xã hội ở quốc gia này. Cụ
thể, trong lĩnh vực kinh tế, chính phủ mới đã tiến hành “liệu pháp sốc” kinh tế.
Liệu pháp sốc có nghĩa là những biện pháp rất nghiêm khắc để cải tổ kinh tế,
khiến nhiều người mất tiền và nhiều nơi mất việc. phải đóng cửa rất nhiều nhà
máy. Thất nghiệp tăng rất cao. Nhưng biện pháp này đã xóa bỏ mọi tàn dư của
một nền kinh tế kế hoạch hóa tập chung để tạo tiền đề cơ bản cho quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường thành công của Ban Lan. Đối với đời sống
chính trị, chính phủ mới đã tiến hành việc tản quyền xuống địa phương. Một
trong những sai lầm chính của các nước hậu xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là họ
không quyết tâm tản quyền. Chính phủ mới đã thay đổi hệ thống và trao thêm
quyền hành cho các chính quyền địa phương và vùng miền. Ba Lan đã tổ chức
những cuộc bầu cử địa phương hoàn toàn tự do vào tháng 5/1990, tức 11 tháng
sau cuộc bầu cử “nửa tự do” để bầu Quốc hội Ba Lan. Vì vậy có thể nói rằng,
vào tháng 5/1990, ở Ba Lan đã có một nhà nước tản quyền rộng rãi hơn, với
nhiều quyền hành và ngân sách mới được dành cho các huyện, các tỉnh thành,
các vùng miền.

Có thể nói, các chính đảng có xu thế “liên minh” trong nghị viện sau
cuộc bầu cử để thành lập cơ cấu tổ chức bộ máy. Vai trò của phái đối lập cũng
như trách nhiệm của đa số được chính thức thừa nhận, và các chức trách của
người lãnh đạo đa số và thiểu số. Các đảng chính trị có quan hệ mật thiết với
nhau tới mức, mặc dù ở thế đối lập, thiểu số vẫn dành một sự ủng hộ đầy đủ
cho những đường lối do đa số thông qua, để đảm bảo thế liên tục cần thiết và

8
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

hành động trong thế “đối lập trung thực” cho tới khi đến lượt mình, thiểu số ấy
lên nắm quyền”7.

2.1.1 Giám sát của các đảng chính trị trong việc tham gia vào tổ chức bộ máy
nhà nước

Đảng chính trị là một phần quan trọng của xã hội, là cơ sở hình thành một cơ
chế chính trị để thực thi nguyện vọng của người dân. Không có nền dân chủ nào tồn
tại mà không cần đến sự hoạt động của các đảng phái chính trị. Đảng chính trị đóng
một vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng và lựa chọn ứng cử viên cho cuộc bầu
cử,khi có các cuộc bầu cử, đảng chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn
ửng cử, sau đó hình thành và duy trì các chính phủ, thành lập chính sách, là nhịp cầu
kết nối giữa cử tri với nhà nước. Đảng chính trị đóng vai trò kết nối trong xã hội bằng
cách huy động cử tri, đảm bảo các lợi ích xã hội, và củng cố tính hợp pháp của hệ
thống chính trị.

Các chức năng thường xuyên và quan trọng nhất của các đảng chính trị giúp
cho hệ thống chính trị hoạt động hiệu quả đó là:

Kết nối giữa nhân dân và chính phủ (A link between people and government)
Các đảng phái chính trị có vai trò kết nối, là cầu nối giữa chính phủ và nhân dân.
Thông qua các đảng chính trị nhu cầu và nguyện vọng của công dân được truyền tải
đến chính phủ. Thông qua bầu cử cho các đảng chính trị, các công dân có thể ảnh
hưởng đến các quyết định chính trị và ngược lại;

Tập hợp các lợi ích khác nhau trong xã hội(aggregation of interests). Các đảng
phái đấu tranh để giành quyền lực, phấn đấu xây dựng trật tự từ sự hỗn loạn. Do đó,
các đảng chính trị tìm cách mở rộng quyền lợi mà họ đại diện và làm hài hòa giữa các
lợi ích khác nhau;

Xã hội hóa chính trị (political socialisation). Khi thực hiện các cuộc vận động,
các đảng chính trị phổ biến kiến thức cho các cử tri và giúp các thành viên của đảng
nâng cao năng lực chính trị. Do đó, các đảng chính trị có thể được coi là công cụ để
tuyển mộ chính trị và cơ sở đào tạo lãnh tụ chính trị;

Huy động cử tri (Mobilisation of Voters), chức năng rõ nhất của các đảng chính
trị là huy động quần chúng tham gia vào các cuộc bầu cử;

Hình thành chính phủ (forming a government),các đảng chính trị được hình
thành nhằm mục đích giành quyền lực chính trị. Thông qua các cuộc bầu cử các đảng

7
Xem, Caronline F. Ware K.m. Panikkar và J.m. Eomein, Lịch sử Văn minh Nhân loại Thế kỷ XX,
Nxb.Văn hoá thông tin, 1999, tr. 621.

9
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

chính trị thắng cử sẽ chiếm giữ những vị trí quan trọng trong chính phủ, qua đó xây
dựng các chương trình, chính sách đề xuất cho quốc gia hoặc các chương trình nghị sự
địa phương và thiết lập nền tảng để huy động hỗ trợ xã hội;

Đối lập để tồn tại (viable opposition). Khi các đảng tranh cử để giành đa số,
không phải tất cả các đảng phái đều thành công với mức độ như nhau. Các đảng giành
ít ghế hơn sẽ hình thành phe đối lập. Chức năng của đối lập là phản đối. Họ sẽ phê
phán chính sách và các hoạt động và vì vậy hành động với tư cách là người kiểm tra,
giám sát việc thực thi quyền lực của đảng cầm quyền. Đây là một trong những nguyên
nhân để đảng đối lập có thể tồn tại và trở thành người thắng cuộc trong những cuộc
bầu cử sau8;

Vai trò giám sát của các đảng chính trị trong việc tham gia vào tổ chức bộ máy
nhà nước trong nghiên cứu này được triển khai ở hai khía cạnh: Thứ nhất, vai trò của
các đảng chính trị trong việc giám sát, hỗ trợ, tăng cường trách nhiệm của nhà nước.
Thứ 2 là vai trò giám sát của đảng đối lập đối với Chính phủ(đảng cầm quyền).

Giám sát, hỗ trợ, tăng cường trách nhiệm của nhà nước. Đảng chính trị có vai
trò giám sát, hỗ trợ, tăng cường trách nhiệm của nhà nước trong những khía cạnh cụ
thể: (1) Việc sử dụng nguồn lực của cộng đồng như tài chính, các nguồn tài nguyên
thiên nhiên,(2) Các quyết sách của nhà nước phải được thực hiện như thế nào để phục
vụ lợi ích công cộng rộng lớn hơn trong việc sử dụng nguồn lực tài nguyên một cách
hiệu quả, công bằng, (3) hoạt động và thực hiện của tổ chức bộ máy nhà nước phải
công bằng, chính đáng và theo phạm vi của pháp luật quy định.

Các đảng chính trị có thể hợp tác với các tổ chức khác trong xã hội như xã hội
dân sự, các phương tiện truyền thông và các tổ chức giám sát, kiểm toán để tham gia
vào kiểm tra và tạo sự cân bằng trong thực hiện giám sát và đánh giá các chính sách
và công quỹ. Ngoài ra, các đảng chính trị cũng có những ảnh hưởng tới việc xây dựng
các chương trình và thực hiện chính sách giám sát.

Giám sát của các đảng đối lập: Nhà nước xét đến cùng vẫn là tổ chức đặc biệt
của quyền lực chính trị mà ở đó lực lượng nào có năng lực tổ chức, thống nhất được
lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc bằng con đường hợp pháp, hợp lý thì có
thể nắm được quyền lực nhà nước. Khi đảng nào được lòng dân thì đồng nghĩa với
thắng cử trong cuộc bầu cử cạnh tranh và giành được quyền lực nhà nước, trở thành
đảng cầm quyền. Vì thế, đảng chính trị luôn đại diện cho giai cấp, tầng lớp, nhóm lợi
ích trong xã hội và việc thu hút sự ủng hộ của cử tri thì luôn là mục tiêu càng nhiều

8
Phạm Quang Minh, Tìm hiểu thể chế chính trị thế giới, Nhà xuất bản Chính trị - Hành Chính, 2010,
135-137.

10
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

càng tốt, thậm chí việc tranh giành sự ủng hộ của cử tri đảng đối lập cũng là ưu tiên
của bất kỳ đảng phái nào.

Chức năng chính của đảng đối lập trong giám sát tổ chức bộ máy nhà nước đó
là rà soát các hoạt động điều hành của nhà nước, giám sát việc thực hiện từ góc độ
pháp luật và đặc biệt là việc sử dụng các nguồn tài chính. Đây là một đóng góp của
đảng đối lập không chỉ làm tăng thêm hiệu quả hoạt động của nhà nước mà còn có thể
chứng minh các chính sách của họ có thể đạt được kết quả tốt hơn.

2.1.2. Góp phần xây dựng chính trị đa nguyên trong thương lượng hòa bình

Cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan năm 1991 đem lại kết quả cho phe đối lập.
Đảng lao động thống nhất (Polish United Worker,s Party – PZPR) và lực lượng công
đoàn Đoàn Kết, cùng với nhà thờ Thiên Chúa Giáo đã tổ chức một cuộc hội thảo bàn
tròn để đi đến thống nhất những vấn đề về cải cách kinh tế; sửa đổi hiến pháp và bầu
cử tự do.

2.1.3. Thông qua các cuộc bầu cử tác động đến sự hình thành bộ máy nhà nước

Ở Ba Lan, lực lượng cải cách đối lập của ông Tadeusz Mazowiecki đã giành
thắng lợi khi lực lượng Đảng Lao động cầm quyền quá trì trệ. Ba Lan là nước duy
nhất ở Đông Âu có lực lượng đối lập giành ngay được chính quyền từ năm 1989.
Trong tất cả những nước Đông Âu còn lại, mặc dù chính quyền vẫn thuộc về tầng lớp
lãnh đạo của chính quyền cũ nhưng đó đều là những lực lượng chính trị mang tư
tưởng cải cách giành thắng lợi.

2.1.4 Tác động đến hoạt động của bộ máy nhà nước

Các đảng chính trị đã đề ra những chính sách, biện pháp thực hiện các
cuộc cải cách thời kì đầu chuyển đổi (đầu thập niên 90) bao gồm các chương
trình ổn định kinh tế vĩ mô về tiền tệ, ngân sách, những mối quan hệ kinh tế đối
ngoại và tài trợ đầu tư, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng và các chương
trình chuyển đổi sở hữu (tư nhân hoá). Thực hiện các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo (sau năm 1992) với những nội dung chuyển
đổi chính như đường lối cải tạo cơ cấu công nghiệp, phát triển ngoại thương,
đẩy mạnh đầu tư nước ngoài, hội nhập sâu sắc vào Liên minh Châu Âu.

3. Cách thức tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong bộ máy
nhà nước

Sau thế chiến thứ 2, các nước Đông Âu trong đó có Ba Lan đã thành lập
Nhà nước dân chủ nhân dân và bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở
thời kỳ này nền kinh tế các nước Đông Âu thực hiện là nền kinh tế bao cấp, kế

11
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

hoạch hóa. Nhờ sự tăng cường phát triển công nghiệp nặng và nhờ sự giúp đỡ
của Liên Xô nền nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện và đạt
được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, do sự sai phạm về đường lối và biện
pháp kinh tế cũng như sự sụp đổ của Liên Xô. Từ đó, hệ thống chủ nghĩa xã hội
của Đông Âu nói chung và Ba Lan nói riêng bị khủng hoảng và suy sụp, dẫn
đến tư bản chủ nghĩa ra đời. Tư bản chủ nghĩa như một bước tiến để các tổ
chức xã hội dân sự ra đời và phát triển. Đây là một điểm hoàn toàn mới, đánh
dấu bước ngoặt lớn trong việc sử đổi hệ thống chính trị của Ba Lan.

Lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức XHDS của các nước trong
Đông Âu nói chung và Ba Lan nói riêng trong giai đoạn chuyển đổi đó là:

Về mặt kinh tế, do thất bại của nền kinh tế tập trung bao cấp, chính phủ có xu
hướng thâu tóm mọi hoạt động cung ứng các dịch vụ trong xã hội nhưng không hiệu
quả. Mặt khác, thị trường kém phát triển cũng không cho phép việc cung cấp đầy đủ
các dịch vụ công cộng. Một lý do khác cho sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ
đó là trong thực tế các XHDS thường xuyên cung cấp các dịch vụ xã hội hiệu quả hơn
các chính phủ, giá cả cạnh tranh hơn do chi phí thấp hơn bởi có thể thu hút các tình
nguyện tham gia và các khoản quyên góp.

Kết hợp của sự yếu kém của nhà nước và sự thất bại của thị trường đã tạo ra sự
không hài lòng trong xã hội. Từ đó khuyến khích các tổ chức XHDS tham gia vào đời
sống chính trị xã hội và cung cấp hàng hóa công cộng còn thiếu.

Như vậy, xã hội dân sự ở Ba Lan khởi nguồn từ giai đoạn Công đoàn Đoàn Kết
có đủ các đặc tính của một xã hội dân sự theo nguyên nghĩa. Ngoài ra, nó cũng có các
tính chất đặc thù và độc đáo. Những tính chất này bắt nguồn từ thực tế là nó là xã hội
dân sự đầu tiên xuất hiện trong hệ thống một đảng kiểu Xô viết và nó xuất hiện trong
một quá trình cách mạng - cho dù là cách mạng bất bạo động và tự giới hạn. Các đặc
điểm của xã hội dân sự theo nguyên nghĩa bao gồm: việc độc lập tự tổ chức và bao
gồm tất cả các thành phần xã hội (không hạn chế trong giới trí thức); sự phát huy và
thể hiện rõ bản sắc tập thể (dân tộc và tôn giáo) và hệ giá trị phổ biến; nỗ lực bảo đảm
về mặt luật pháp cho sự tồn tại và vận động cả xã hội dân sự, bao gồm cả các nền tảng
pháp lý và thể chế cho các cơ chế điều đình- cái sẽ cho phép xã hội dân sự kiểm soát
hành vi của nhà nước; kĩ năng tự vệ của xã hội dân sự; và việc xây dựng một ‘không
gian công'.
Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung mục tiêu. Họ
liên kết lại với nhau để tìm tiếng nói chung và bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ.
Bất kỳ tổ chức xã hội nào được lập ra đều xuất phát dựa trên ý chí, nguyện vọng của
mỗi cá nhân, tự do, không chịu sự ép buộc. Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý
nhà nước các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không phải nhân danh nhà

12
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

nước. Các thành viên trong hiệp hội khi tham gia vào tổ chức xã hội là tham gia với
tinh thần tự nguyện, không bắt buộc. Các tổ chức xã hội hoạt động trên nguyên tắc là
tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các tổ
chức XHDS ngày càng có vai trò quan trọng khi mà việc thực hiện quản trị khu vực
công theo hướng phi tập trung hóa, và mở ra cơ hội cho các nhóm “phi nhà nước”
tham gia. XHDS thúc đẩy các công dân tham gia vào vấn đề công cộng, thông qua sự
tham gia của XHDS và quá trình hình thành chính sách và thực thi chính sách. Sự
tham gia của XHDS vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách thể hiện ở việc nỗ
lực vận động, gây ảnh hưởng đến việc xây dựng luật lệ, vận động hành lang, tham vấn
có tổ chức đối với các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế và xã hội, giám sát hoạt
động của các cơ quan công quyền.9
Tuy nhiên vấn đề tham gia của XHDS và quá trình này đến đâu còn tùy thuộc vào bối
cảnh cụ thể, vào môi trường chính trị, năng lực tổ chức nội tại của XHDS và các
nguồn lực tham gia. Cụ thể:
Tham gia cung ứng các dịch vụ xã hội.
Ở Ba Lan hiện nay các lĩnh vực quan trọng mà tổ chức xã hội dân sự tham gia
chủ yếu nhất là giáo dục và nâng cao nhận thức xã hội chiếm (41%), công tác xã hội,
tự giúp đỡ và làm từ thiện (29%), bảo vệ sức khỏe và phục hồi chức năng (29,5%),
nghệ thuật, văn hóa và bảo vệ di sản văn hóa (23,6%), gia đình và trẻ em (21,5%).
Một xu hướng thay đổi của lĩnh vực công tác tổ chức tại Ba Lan, đó là nhấn mạnh về
các dịch vụ phúc lợi xã hội. Sự thay đổi lớn trong các lĩnh vực hoạt động trong việc
bảo vệ sức khỏe (18% vào năm 1993 và 29% vào năm 1994), công tác xã hội (21%
vào năm 1993 và 30% vào năm 1994). Một số lĩnh vực tăng gần gấp đôi như các lĩnh
vực hoạt động liên quan đến bảo vệ nhân quyền và dân tộc thiểu số, phương tiện
truyền thông đại chúng và thông tin, nhà nước và pháp luật.

Tham gia của xã hội dân sự tới quá trình giám sát, phản biện hoạt động cơ
quan quản lý nhà nước.
Với Ba Lan, nhằm nâng cao hoạt động giám sát, tham vấn, phản biện xã hội đối
với các hoạt động trong tổ chức bộ máy nhà nước của các tổ chức xã hội dân sự thì
nước này cũng thành lập một Hội đồng về hoạt động công ích. Kể từ khi bắt đầu hoạt
động vào năm 2004, Hội đồng có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Lao
động và chính sách xã hội chịu trách nhiệm cho việc áp dụng pháp luật. Hội đồng gồm
20 thành viên, một nửa trong số họ đại diện của chính quyền tiểu bang và địa phương,
và nửa còn lại được đề cử bởi các xã hội dân sự và các tổ chức từ thiện của nhà thờ.
Về chức năng, Hội đồng là chủ yếu quan tâm đến việc thực hiện giám sát việc áp dụng
pháp luật, và tham vấn về đề xuất lập pháp khác nhau liên quan đến các hoạt động của

9
Bulgarian Center for Not-for-Profit Law, “Participation of GNOs in process of policy and Law
making”.
Xem tại http://www.icnl.org/research/resources/ngogovcoop/partngo.pdf, tải ngày 5/8/2016.

13
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

lợi ích công cộng và các hoạt động tình nguyện và phân tích dữ liệu hoạt động thanh
tra của tổ chức lợi ích công cộng. Hội đồng cũng có thể là trung gian giữa các xã hội
dân sự và cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp có xung đột phát sinh từ việc
thực hiện các hoạt động công ích.10

4, Cơ sở pháp lý hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự ở Ba Lan

Ở Ba Lan, một trong những đạo luật đầu tiên được quốc hội thông qua tháng 6
năm 1989 là Luật Hiệp hội. Ngay khi ban hành luật này đã cho phép đăng kí hơn 23
nghìn hội trong vòng ba năm đầu tiên sau khi được thông qua.

Năm 1997, với việc thông qua hiến pháp mới đã đánh dấu một mốc quan trọng
trong sự phát triển của xã hội dân sự Ba Lan đương đại. Trước hết hiến pháp mới đảm
bảo quyền tự do thành lập và hoạt động đối với tất cả các tổ chức dân sự, do đó nâng
cao vị thế xã hội dân sự. Ngoài ra các nguyên tắc bổ trợ như Ba Lan là một quốc gia
đề cao truyền thống gia đình cũng là một điểm quan trọng.

Năm 2003 thông qua luật lợi ích công và hoạt động tự nguyện. Luật này mô tả
như là “hiến pháp của tổ chức phi chính phủ” . Nhưng nó lại bị chỉ trích mạnh mẽ và
chỉ được xem như là một chỉ báo cho giai đoạn tiếp theo của sự phát triển xã hội dân
sự. Dù thế nào thì đạo luật đã củng cố vị trí của các tổ chức phi chính phủ và là cơ sở
phát triển xã hội dân sự ở Ba Lan trong hai thập kỷ sau chuyển đổi. Đi chệch hướng
khỏi ý tưởng về những phong trào cơ sở tự nguyện, và là kênh truyền tải lợi ích và
phát động phong trào, xã hội dân sự được củng cố dưới hình thức là một nhóm các thể
chế (được gọi là khu vực thứ ba) với chức năng hoạt động chính chỉ đơn giản là hợp
tác với nhà nước.11

Một vấn đề nữa của xã hội dân sự đương đại Ba Lan đó là mặc dù tồn tại không bị
nhà nước cấm đoán, thậm chí đã được thể chế hoá và có hình thức pháp lý phong phú
nhưng mà lại không thể hiện hiệu quả các chức năng cơ bản của mình như là kênh
truyền tải lợi ích xã hội, khiến công dân tích cực và xây dựng các cộng đồng địa
phương.

10
Đỗ Minh Đức, Report - CEE politics - NTCB
11
Grzegorz Makowski (2009), Civil society in Poland– challenges and prospects, Democracy in
Poland
1989 – 2009: Challenges for the Future, Institution of Public Affairs.

14
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1,http://www.electoralsystemchanges.eu/Files/media/MEDIA_163/FILE/Poland_sum
mary.pdf

2,https://www.economist.com/the-economist-explains/2016/01/12/why-is-polands-
government-worrying-the-eu

3, Xem, Caronline F. Ware K.m. Panikkar và J.m. Eomein, Lịch sử Văn minh Nhân
loại Thế kỷ XX, Nxb.Văn hoá thông tin, 1999, tr. 621.

4, Phạm Quang Minh, Tìm hiểu thể chế chính trị thế giới, Nhà xuất bản Chính trị -
Hành Chính, 2019, 135-137.

5, Herman Lelieveldt, Sebastiaan Prince, (2015) “The politics European Union”


Cambridge University

Press, tr129 - tr130

6,Bulgarian Center for Not-for-Profit Law, “Participation of GNOs in process of


policy and Law making”.

Xem tại http://www.icnl.org/research/resources/ngogovcoop/partngo.pdf, tải ngày


2019.

7, Grzegorz Makowski (2009), Civil society in Poland– challenges and prospects,


Democracy in Poland

1989 – 2009: Challenges for the Future, Institution of Public Affairs.

8, Đỗ Minh Đức, Report - CEE politics - NTCB

15
Nhóm 5: Sự chuyển đổi hệ thống chính trị của Ba Lan

9.https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91_ph%E1%BA%ADn_c%C3%A1c_%C4%91%E1%BA%
A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_%C4%90%C3%B4ng_%C3%82u_sau_c%C3%A1c_cu%
E1%BB%99c_c%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_1989 (10/10/2019)

16

You might also like