You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUỐC TẾ HỌC

Đề tài:
QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH CỦA
NHẬT BẢN BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Môn: Thế chế chính trị các nước Đông Bắc Á

Nhóm 4
1. Phạm Đoàn Thanh Trúc
2. Phan Thị Thanh Thảo
3. Nguyễn Thị Khuyến
Lớp: 21CNDPHCLC01
BỐ CỤC
I. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC NHẬT BẢN

II. QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH CỦA NHẬT BẢN

III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM


MỞ ĐẦU
Nhật Bản là nước luôn luôn đứng top đầu trong xếp hạng các quốc gia trên thế
giới, con người nơi đây nổi tiếng với sự thông minh, đức tính cần cù và biết khắc
phục những khó khăn với tinh thần đoàn kết cao, ý thức cộng đồng mà tất cả thế
giới đều phải ngưỡng mộ. Có được điều đó phải nói đến sự quản lý khoa học và
hiệu quả của nền hành chính Nhật Bản, một bộ máy nhà nước được sắp đặt khá
quy cũ và rõ ràng của từng bộ phận.
1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC NHẬT BẢN
Hình thức chính thể của Nhật Bản: quân
chủ lập hiến

Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất


về các phương diện quản lý quốc gia và
chịu sự giám sát của hai viện quốc hội
cùng Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền
ngăn chặn các quyết định vi hiến của
chính phủ.

Thiên Hoàng về danh nghĩa là tối cao


nhưng chỉ mang tính tượng trưng, không
được tham gia vào chính trị.
* Cấu trúc Nhà nước Trung ương Nhật Bản

- Gồm :
Cơ quan lập pháp - Quốc hội
Cơ quan hành pháp - Nội các
Cơ quan tư pháp - Tòa án
1.1. Cơ quan lập pháp - Quốc hội

- Là cơ quan quyền lực nhà

nước cao nhất, cơ quan duy

nhất thực hiện quyền lập pháp

và quyết định các vấn đề quan

trọng của đất nước


QUỐC HỘI

Hạ viện đại diện cho ý kiến và Thượng viện giám sát quyền
nguyện vọng của nhân dân; lực và sự phán quyết của Hạ
nhiệm kì 4 năm viện; nhiệm kì 6 năm

=> đều có quyền lực như nhau. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp đặc biệt, quyết định của Hạ viện sẽ cao hơn
quyết định của Thượng viện.
Quốc hội Nhật Bản có quyền bổ nhiệm Thủ
tướng. Thủ tướng có quyền giải tán và bầu
lại Hạ viện.

Hạ viện có quyền giải tán Nội các bằng một


cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hoặc từ chối bỏ
phiếu tín nhiệm Nội các.

Nếu việc bỏ phiếu này được thông qua, toàn


bộ Nội các, bao gồm cả Thủ tướng sẽ phải
từ chức.
1.2. Cơ quan hành pháp - Nội các

Nội các bao gồm Thủ tướng và 17


thành viên là Bộ trưởng hoặc có chức
danh ngang Bộ trưởng (bao gồm
Chánh Văn phòng Nội các).

Nội các còn có Hội đồng Kiểm toán


Thủ tướng là người đứng đầu Nội các.
Giúp việc cho Thủ tướng là các Bộ trưởng,

Tại vị trong thời gian ngắn (trung bình mỗi


Thủ tướng chỉ tại vị được 2,5 năm).

Vị trí Thủ tướng sẽ được Nghị quyết của


Quốc hội chọn ra và được Thiên Hoàng
chỉ định.
1.3. Cơ quan Tư pháp - Tòa Án

Bao gồm Tòa án Tối cao (và các toà án cấp dưới như các Toà
án Dân sự Tối cao, các Toà án Khu vực, Toà án Gia đình và
Toà án sơ thẩm)

Chánh án của Tòa án Tối cao được bổ nhiệm bởi Thiên Hoàng
theo chỉ định của Nội các

Các Thẩm phán của các toà án cấp dưới được Nội các bổ
nhiệm từ danh sách các ứng viên do Toà án Tối cao đề cử.
II. Quá trình cải cách nền hành chính của Nhật Bản
Quá trình cải cách hành chính ở Nhật Bản cơ bản
gồm ba giai đoạn:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai đến


đầu những năm 60;
Từ đầu những năm 60 đến cuối những
năm 70;
Từ năm 1980 (khi thành lập Uỷ ban Cải
cách hành chính lần thứ hai) đến nay.
Giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu năm 1960:
Ban hành Hiến pháp mới (ngày 03/5/1947) để thu hẹp vai trò của nhà vua, thay đổi mối quan hệ giữa Nội
các với Quốc hội, tắc áp dụng chế độ nhân dân trực tiếp bầu người đứng đầu. Xóa bỏ hoàn toàn bộ máy
hành chính thời chiến.

Giai đoạn những năm 1960 - 1970:


Nền hành chính bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Ikeda Hoyata đề ra chủ trương cải cách triệt để. Ủy ban Cải cách hành chính lâm thời
(Rincho) lần thứ nhất được thành lập vào tháng 02/1962, đưa ra kế hoạch tổng thể về CCHC gồm 16
khuyến nghị cụ thể, trọng tâm là cải cách hệ thống bộ máy hành chính nhà nước, giảm thiểu số
lượng biên chế.

Giai đoạn những năm 1980 đến nay:


Sự chuyển dịch của chiến lược kinh tế lấy nhu cầu trong nước làm động lực tăng trưởng khiến
nhiều giải pháp điều hành trong giai đoạn trước của Chính phủ tỏ ra không thực sự hiệu quả.
Ủy ban Cải cách hành chính lần thứ hai được thành lập vào tháng 03/1981 , xem xét lại cơ bản các
hệ thống, chính sách và lĩnh vực trách nhiệm hành chính.
2.1. Nguyên nhân thúc đẩy cải cách nền
hành chính của Nhật Bản

- Sau những thành công rực rỡ về kinh tế, Nhật bản có tâm lý chung là ỷ lại , các
đơn vị hành chính cấp dưới chờ đợi cấp trên, thiếu chủ động, không dám tự quyết ,
nhân dân cũng có tâm lý ỷ lại vào nhà nước.
Nguyên nhân thúc đẩy cải cách nền
hành chính của Nhật Bản

- Trong nội bộ đảng cầm quyền có sự

phân hóa sâu sắc, chia thành nhiều

phe phái, mỗi phe phái có thủ lĩnh

riêng.
Nguyên nhân thúc đẩy cải cách nền
hành chính của Nhật Bản

- Nền hành chính Nhật Bản cũng có

những hạn chế nhất định, nhất là sự

chia rẽ theo ngành dọc. Mỗi bộ

dường như là một lãnh địa riêng.


Nguyên nhân thúc đẩy cải cách nền
hành chính của Nhật Bản

- Giảm chi tiêu công.

Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu về một cuộc cải cách lớn nhằm nâng cao tinh thần tự lập, giảm

bớt sự ỷ lại vào chính phủ; kiểm soát của thủ tướng đối với các phe phái trong đảng cầm quyền
2.3. Phương pháp cải cách nền hành chính của Nhật Bản

Mục tiêu cải cách của Nhật Bản là Phương pháp thực hiện là tổ chức
xây dựng một chính phủ có BMHC lại và giảm số lượng các Bộ, xây
gọn nhẹ, hiệu quả cao nhằm tăng dựng hệ thống các CQHC độc lập,
cường vai trò lãnh đạo của Thủ tách bộ phận hoạch định chính
tướng và nội các. sách khỏi các cơ quan có chức
năng tổ chức, đẩy mạnh tư nhân
hóa, ...
2.3. Các thành tựu trong quá trình cải cách

Một là, tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của nội các và thủ tướng:
- Nâng cao vai trò của phủ nội các so với các bộ
- Tăng cường quyển lực và khả năng kiểm soát của thủ
tướng đối với các bộ.

Hai là, tinh giản bộ máy hành chính.


- Qua hai lần cải cách, Lẩn thứ nhất giảm từ 24 đầu mối
xuống còn 13 đầu mối (12 bộ và văn phòng); Lần thứ hai
giảm xuống còn 10 đầu mối (bao gồm: Bộ Quản lý công
cộng, nội vụ và bưu chính viễn thông; Bộ Đất đai, cơ sở hạ
tầng và vận tải; Bộ Tư pháp; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài chính,...)
Ba là, thủ tục hành chính được tinh gián và minh bạch
hóa

- Tháng 11 - 1993, Nhật Bản đã ban hành Luật Thủ tục hành
chính. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo lợi ích của
các cá nhân, tổ thúc khi tham gia vào quan hệ hành chính,

- Từ năm 2003 đưa vào sử dụng hệ thống thủ tục hành


thính không dùng giấy tờ (No-Action-Letter)
Bốn là,phân quyền và cải cách chính quyền địa phương
- Nhật Bản đã tiến hành sắp xếp lại các tỉnh, thành, cơ quan tự quản với mục đích tạo ra những cơ
quan tự quản xử lý các công việc hành chính, “thực hiện dân giàu nước mạnh và đóng góp tích cực
cho cộng đồng quốc để”.

Năm là, nâng cao phẩm chất, đạo đức công chức
- Chuẩn mực đạo đức trong nền công vụ đã trở thành một nội dung thiết yếu đối với nền hành
chính công của Nhật Bản.
- Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng hai đạo luật rất quan trọng liên quan đến công chức là Luật
Công chức và Luật Đạo đức công chức.
· Thách thức trong quá trình cải cách
- Cải cách bộ máy đã phát sinh những mâu thuẫn mới.
Đáng chú ý là cơ chế phân cấp mạnh cùng với việc đề
cao và tăng cường tính tự quản của chính quyền địa
phương đã làm cho khuynh hướng muốn thoát ly sự kiểm
soát của trung ương ngày càng gia tăng.

- Để kịp thời khắc phục tình trạng này, Tháng 6/1998, đạo
Luật về cải cách cơ cấu chính phủ được thông qua. Tiếp
đó, gần 20 đạo luật về tổ chức hoạt động của các cơ quan
chính phủ được ban hành.
-Thu gọn từ 24 bộ xuống còn 12 bộ, cơ cấu bên trong của
các bộ cũng được thu gọn.
2.3. Vai trò của chính phủ, các cơ quan quản lý và
xã hội dân sự trong quá trình cải cách

Vai trò của Chính phủ:

- Lãnh đạo và đưa ra các quyết định chính sách


cần thiết để thúc đẩy quá trình cải cách hành chính
- Tạo điều kiện môi trường thuận lợi và hỗ trợ cho
các cơ quan quản lý và xã hội dân sự.
- Đảm bảo rằng các biện pháp cải cách được
thực hiện đúng thời hạn và đánh giá hiệu quả của
quá trình cải cách.
2.3. Vai trò của chính phủ, các cơ quan quản lý và
xã hội dân sự trong quá trình cải cách

Vai trò của Các cơ quan quản lý:


- Có trách nhiệm thực thi chính sách và biện pháp cải cách hành chính được đưa ra
bởi chính phủ.
- Đổi mới và cải thiện quy trình làm việc để tăng cường hiệu quả và năng suất trong
cung cấp dịch vụ công.
- Hợp tác chặt chẽ với chính phủ và xã hội dân sự, đồng thời truyền đạt thông tin một
cách minh bạch và đồng nhất.
2.3. Vai trò của chính phủ, các cơ quan quản lý và
xã hội dân sự trong quá trình cải cách

Vai trò của Xã hội dân sự:


- Đóng góp ý kiến, phản biện và đưa ra đề xuất cải cách hành chính.
- Giám sát và theo dõi quá trình cải cách hành chính để đảm bảo tính minh bạch và
hiệu quả
- Tham gia vào quá trình cải cách hành chính và cung cấp hỗ trợ cần thiết để đạt
được mục tiêu cải cách.
III. Một số bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam

Nhìn lại quá trình cải cách hành chính của Nhật Bản, Việt
Nam có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau
đây.
Thứ nhất, cải cách hành chính tiếp tục phải đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính
quyền

Cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về mục tiêu, ý nghĩa,
tầm quan trọng của cải cách hành chính đối với công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước.

Tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính đối với các cấp chính
quyền và toàn thể nhân dân để tạo ra sự đồng thuận chung trong toàn
xã hội về thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.
Thứ hai, phải xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng
tâm thường xuyên, lâu dài
III. MỘT SỐ
BÀI HỌC Bảo đảm sự nhất quán, kiên trì, liên tục, có đổi mới, sáng tạo, theo định
hướng trong triển khai cải cách hành chính của Chính phủ, các bộ, ngành

KINH Trung ương và các địa phương

NGHIỆM
Thứ ba, nhằm đảm bảo tính hiệu quả, cải cách hành chính cần
CHO VIỆT được bắt đầu từ khâu xây dựng thể chế
NAM Không chỉ chủ trương, chính sách mà cả các giải pháp thực hiện phải được
"thể chế hóa" theo nguyên tắc nhất quán từ trên xuống

Cần thực hiện nhất quán chính sách phân cấp, coi việc phân cấp mạnh cho
chính quyền địa phương là điều kiện phát huy nội lực để thúc đẩy tiến trình
cải cách hành chính công.
Thứ tư, xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức nhà nước đủ năng
lực, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao
trong giai đoạn mới.

Nhu cầu cần đáp ứng của xã hội ngày càng cao và đa dạng,
vì vậy đội ngũ cán bộ, công chức cần được thường xuyên đào
tạo, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực thực hành, kỹ năng
giải quyết các vấn đề mới mà thực tiễn luôn đặt ra.
Thứ năm, tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm và quyết tâm chính trị
của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức trong từng cơ quan, đơn vị
Phải xác định mọi việc vì lợi ích thiết thực, đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu
là điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công của cải cách hành chính.

Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh
giá quá trình triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính
Chú trọng việc đánh giá, biểu dương những cơ quan đơn vị cá nhân thực
hiện tốt và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị vi phạm.

Thứ bảy, tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng
phục vụ nền hành chính quốc gia.
Trong thời đại internet, cùng với việc khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão là xu thế hội
nhập quốc tế thì tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ
nền hành chính cần được coi như một trong các giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng
cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước.
Thứ tám, vận dụng các bài học kinh nghiệm, tăng cường giao lưu
hợp tác quốc tế về cải cách hành chính

Các quốc gia tiến hành cải cách nền hành chính
đều nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về CCHC, mặc
dù không có khuôn mẫu hay trình tự nhất định cho
CCHC của từng nước, tuy nhiên việc cử các tổ
chức, cá nhân đi nghiên cứu học tập CCHC tại các
quốc gia đã tiến hành cải cách để về vận dụng vào
nước mình là việc làm rất cần thiết
KẾT LUẬN

Với sự nỗ lực và quyết tâm của những người lãnh đạo và dân chúng cải cách hành chính ở
Nhật Bản đã thu được kết quả khá tốt. Điểm hết sức quan trọng là cải cách hành chính ở Nhật
Bản đã chuyển từ số lượng sang chất lượng trong môi trường thị trường mở. Thực tế cải cách
hành chính của Nhật Bản vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Song, những kinh nghiệm cải cách thời
gian qua của Nhật Bản sẽ là những bài học bổ ích cho công cuộc cải cách hành chính của Việt
Nam hiện nay và trong tương lai.
THANKYOU!

You might also like