You are on page 1of 4

BÀI 4: CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I.1. Khái niệm

Cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước
được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

I.2. Đặc điểm

Đặc điểm chung:

- Mang tính độc lập tương đối.


- Được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có thẩm quyền do pháp luật quy định.

Đặc điểm riêng:

- Là cơ quan thực hiện chức năng chấp hành – điều hành.


- Các CQHC có mối quan hệ chỉ đạo – điều hành rất chặt chẽ.
- Có số lượng lớn cán bộ, cơ chế, tạo thành một hệ thống phức tạp.
- Có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc từ trung ương đến địa phương.
I.3. Phân loại

II. CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở TRUNG ƯƠNG

II.1. Chính phủ

Cơ sở pháp lý:

- Điều 94 Hiến pháp năm 2013.


- Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ 2015.

Nội dung: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

II.1.1. Vị trí, tính chất pháp lý

Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thực hiện quyền hành pháp

Cơ quan hành chính nhà nước chấp hành của Quốc hội.

II.1.2. Thành phần, cơ cấu tổ chức và trình tự thành lập của Chính phủ
a. Cơ cấu thành viên (thành phần) Chính phủ

Theo Điều 95 của HP 2013 và Điều 2 Luật TCCP 2015 thì thành phần Chính phủ được gọi
là cơ cấu thành viên của Chính phủ.

Gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Có thể linh động vì số lượng thành viên Chính phủ do “Thủ tướng trình Quốc hội quyết
định”.
b. Cơ cấu tổ chức Chính phủ

Bộ

Chính phủ

Cơ quan ngang Bộ

● Cơ quan thuộc Chính phủ (có tư cách pháp lý đặc biệt)

8 Cơ quan thuộc Chính phủ:

- Thông tấn xã Việt Nam.


- Đài tiếng nói Việt Nam.
- Đài truyền hình Việt Nam.
- Bảo hiểm xã hội VN.
- Ban quản lý Lăng Chủ tịch HCM.
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN.
- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN.
- Học viện Chính trị Quốc gia HCM.

Do chính phủ thành lập.

Có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ.

Thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực
tiếp chỉ đạo.

(Nghị định 10/2016/NĐ-CP ngày 01/02/2016)

c. Thành lập Chính phủ

Thủ tướng CP: do QH bầu và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Các thành viên khác: do Thủ tướng đề nghị, QH phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức.

Điều kiện: Thủ tướng phải là ĐBQH, các Phó Thủ tướng và các thành viên khác thì không
nhất thiết.

II.1.3. C
II.1.4. T
a. Tập thể Chính phủ
Họp

Họp bất thường Họp định kỳ

Quyết định của Thủ tướng hoặc Mỗi tháng 01 phiên


đề nghị của Chủ tịch nước

Yêu cầu của 1/3 thành viên Chính phủ

● Trách nhiệm của Chính phủ

Chính phủ chịu trách nhiệm trước QH.

Báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, CTN 01 năm 02 lần.

Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của QH, UBTVQH, CTN.

Báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

b. Hoạt động lãnh đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ

TTCP là người đứng đầu CP và hệ thống HCNN nên TTCP hoạt động của Chính phủ và
nền hành chính quốc gia.

TTCP báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, CTN và trước nhân dân, chịu trách nhiệm
trước QH về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

c. Hoạt động của các thành viên khác của Chính phủ

● Hoạt động của các Phó Thủ tướng

Làm việc theo sự phân công của TTCP và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.

Khi TTCP vắng mặt, Phó Thủ tướng sẽ lãnh đạo và điều hành công tác của Chính phủ khi
được TTCP ủy quyền và chịu trách nhiệm trước TTCP.

● Hoạt động của Bộ trưởng, TT CQNB là thành viên Chính phủ

Với tư các là thành viên của CP 🡪 chịu trách nhiệm liên đới trước QH và hiệu quả hoạt
động của Chính phủ (Điều 33, 37 Luật TCCP 2015).

Với tư cách là người đứng đầu Bộ, CQNB 🡪 chịu trách nhiệm cá nhân (Điều 34, 37 Luật
TCCP 2015).

II.2. Bộ, cơ quan ngang Bộ


III. CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG

You might also like