You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


----------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

HỌC PHẦN: THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI


Mã học phần: ITS1101 (3 tín chỉ)

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ITALY


TỪ NĂM 1946 ĐẾN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Tuấn Thắng


Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Hoàng Linh
2. Lê Thị Thùy Linh
3. Hoàng Mai Hương
4. Vũ Hải Linh
5. Nguyễn Thu Huyền

HÀ NỘI, 2021
MỤC LỤC:
A. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4
5. Cấu trúc của tiểu luận.................................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA ITALY....................5
1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................................5
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chính phủ Cộng hòa Italy................................7
3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Cộng hòa Italy...........................................................8
4. Vị trí, vai trò của chính phủ Cộng Hòa Italy...............................................................9
CHƯƠNG 2: Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với các cơ quan khác........12
1. Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với Tổng thống...............................12
2. Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với cơ quan lập pháp.......................13
3. Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với cơ quan tư pháp........................13
CHƯƠNG 3: Nhận xét về Chính phủ Cộng hòa Italy..................................................15
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Italy; So sánh nền chính trị của Italy với nền chính trị
của Việt Nam................................................................................................................15
1. Nhận xét về Chính phủ Cộng hòa Italy.................................................................15
2. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Italy; So sánh nền chính trị Italy với nền chính trị
Việt Nam.......................................................................................................................15
C. PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................24
Tài liệu tham khảo............................................................................................................24

1
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nguyên thủ quốc gia có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện vị thế của quốc
gia trong quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, nguyên thủ quốc gia là một chế định không thể
thiếu trong tổ chức bộ máy và thực thi quyền lực nhà nước. Các quốc gia trên thế giới đều
có nguyên thủ của mình. Trên thế giới, “Nguyên thủ quốc gia” hay “Người đứng đầu nhà
nước” được tổ chức rất khác nhau, có vị trí, vai trò khác nhau, tùy thuộc vào mô hình
chính thể, chế độ chính trị, có thể sâu xa hơn là phụ thuộc vào truyền thống chính trị, lịch
sử văn hóa của nước đó.

Đất nước Italy nằm ở phần cực Nam của Châu Âu, trên một bán đảo có hình chiếc
ủng. Phía Đông Bắc giáp với Slovenia, phía Bắc giáp Thụy Sĩ và Áo còn Tây Bắc là
Pháp. Dãy Alpes kéo dài từ phần giao với Pháp đến biên giới phía đông với Slovenia. Ba
mặt còn lại của đất nước này đều được bao bọc bởi biển với đường bờ điển dài 7.560km.
Vị trí này đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của đất nước Italy. Từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Italy đã thay đổi khá nhanh trở thành nước công nghiệp
đa dạng với tổng sản lượng và mức thu nhập bình quân tính theo đầu người xấp xỉ Pháp
và Anh.

Hiện nay, nền kinh tế Italia cũng đã đang phục hồi ổn định sau cuộc khủng hoảng
Covid-19. Để có được những bước phát triển thần kì như vậy, đó là do vai trò tích cực của
Chính phủ Cộng hòa Italy. Vì vậy, trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm chúng em đã
chọn Chính phủ Italy là đối tượng nghiên cứu của mình. Để có thể tìm hiểu, nghiên cứu
về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ với các cơ quan
khác của Chính phủ Cộng hòa Italy và hơn nữa là tìm hiểu về vị trí, vai trò của Chính phủ
trong hệ thống hành pháp Nhà nước.

Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm chúng em xin thực hiện đề tài: “Tìm hiểu về vai trò
của Chính phủ Cộng hòa Italy từ năm 1946 đến nay”.

2
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu, tiểu luận nhằm xác định được vai trò của Chính phủ Cộng
hòa Italy và mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với các cơ quan khác.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Chính phủ Cộng hòa Italy.

Làm rõ được một số khái niệm, cơ cấu tổ chức, vị trí và vai trò của Chính phủ Cộng
hòa Italy.

Trình bày và phân tích mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với các cơ quan
khác.

Rút ra nhận xét về Chính phủ Cộng hòa Italy và so sánh vai trò của người đứng đầu
Chính phủ Cộng hòa Italy với nghị viện của nền chính trị Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1 Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của Chính phủ Cộng hòa Italy.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về phạm vi thời gian: Tiểu luận chủ yếu tập trung vào Chính phủ Cộng hòa Italy
giai đoạn từ năm 1946 đến năm 2021.

Về phạm vi không gian: Đề tài giới hạn không gian của đất nước Italy.

Về phạm vi nội dung: Trong khuôn khổ tiểu luận và sự giới hạn về điều kiện, nhóm
chúng em tập trung nghiên cứu vai trò của Chính phủ và các cơ quan khác nhà nước Cộng
hòa Italy.

4. Phương pháp nghiên cứu


Ngoài những phương pháp lý luận chung khi nghiên cứu một vấn đề phương pháp
duy vật lịch sử và duy vật biện chứng thì nhóm chúng em còn sử dụng thêm một số

3
phương pháp như: Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau;
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh,…

5. Cấu trúc của tiểu luận


Đề tài: “Tìm hiểu vai trò của Chính phủ Cộng hòa Italy từ năm 1946 đến nay” có
phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, và 3 chương, bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Chính phủ Cộng hòa Italy

1. Một số khái niệm cơ bản

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chính phủ Cộng hòa Italy

3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Cộng hòa Italy

4. Vị trí, vai trò của Chính phủ Cộng hòa Italy

Chương 2: Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với các cơ quan khác

1. Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với Tổng thống

2. Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với cơ quan lập pháp

3. Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với cơ quan tư pháp

Chương 3: Nhận xét về Chính phủ Cộng hòa Italy. Mối quan hệ giữa Việt Nam và
Italia, so sánh nền chính trị của Italia với nền chính trị của Việt Nam

1. Nhận xét về Chính phủ Cộng hòa Italy

2. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Italia; So sánh nền chính trị Italy với nền chính trị
Việt Nam

B. PHẦN NỘI DUNG

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA ITALY
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Chính phủ:

Chính phủ là một chủ thể có quyền lực để thi hành luật pháp trong một tổ chức quốc
gia hay một nhóm người ở tầm quốc gia. Chính phủ còn là cơ quan được trao quyền hành
pháp cùng với nguyên thủ quốc gia. Mặc dù có khá nhiều thuật ngữ khác nhau như Hội
đồng Bộ trưởng, Hội đồng Nhà nước, Nội các, Hội đồng Hành chính,... nhưng thuật ngữ
"Chính phủ" có ý nghĩa bao quát nhất, hàm ý cơ quan thực hiện quyền hành pháp trong
một cơ cấu nhà nước hoặc tương tự nhà nước.

Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên
khác. Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo
công tác trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ có các
chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà
nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp
luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

1.2. Cộng hòa đại nghị

Cộng hòa nghị viện (hay cộng hòa đại nghị) là một hình thức chính thể của nhà nước
cộng hòa, mà trong đó nguyên thủ quốc gia được bầu ra bởi các nghị viện. Tổng thống
của các nước theo cộng hòa nghị viện thường không có quyền hành pháp lớn bởi vì nhiều
quyền trong đó được trao cho người đứng đầu chính phủ. Là mô hình của nền cộng hoà
thứ tư của Pháp (từ năm 1946 đến 1958) và hiện nay đang tồn tại ở Italia (theo Hiến pháp
1947), Liên bang Đức (theo Hiến pháp 1949), Liên bang Áo (theo Hiến pháp 1922, sửa
đổi 1929), Hy Lạp theo Hiến pháp 1975,…

1.3 Chính phủ Cộng hòa nghị viện Italy

5
Italia hay còn gọi là Ý, tên chính thức là Cộng hoà Ý là một quốc gia cộng hoà nghị
viện đơn nhất tại châu Âu. Italy có diện tích là 301.338 km², và phần lớn có khí hậu ôn
đới theo mùa và Địa Trung Hải. Dân số Italy đạt khoảng 60 triệu người, là quốc gia đông
dân thứ ba trong Liên minh châu Âu. Thủ đô của Italy là Roma, các vùng đô thị lớn khác
là Milano, Napoli, Torino.

Italy trở thành nước cộng hoà sau một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 2
tháng 6 năm 1946, từ đó ngày này được kỷ niệm với tên gọi là ngày Cộng hoà. Đây cũng
là lần đầu tiên phụ nữ Italy được trao quyền bỏ phiếu. Hiến pháp Cộng hoà được phê
chuẩn vào ngày 1 tháng 1 năm 1948.

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chính phủ Cộng hòa Italy

Năm 1946, sau một cuộc trưng cầu ý dân, Vương quốc Italy bị bãi bỏ, Cộng hòa Italy
chính thức được thành lập ngày 2 tháng 6 năm 1946. Đây cũng là lần đầu tiên phụ nữ
Italy được trao quyền bỏ phiếu. Hiến pháp Cộng hoà được phê chuẩn vào ngày 1 tháng 1
năm 1948.

Vào đầu thập niên 1990, Italy đối diện với các thách thức trọng đại, khi cử tri yêu cầu
cải cách cấp tiến do thất vọng với tình trạng tê liệt chính trị, nợ công khổng lồ và tham
nhũng lan tràn được vạch trần trong điều tra “Mani pulite” (bàn tay sạch). Đảng Dân chủ
Cơ Đốc giáo từng cầm quyền gần 50 năm song đến lúc này trải qua một cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng và cuối cùng phải giải tán vào năm 1994, phân ly thành một vài phe
phái. Những người cộng sản tái tổ chức thành một lực lượng dân chủ xã hội. Trong thập
niên 1990 và 2000, các liên minh trung - hữu (do ông trùm truyền thông Silvio Berlusconi
chi phối) và trung - tả (do giáo sư Romano Prodi lãnh đạo) thay nhau quản lý đất nước.

Năm 2001 phe trung hữu thành lập chính phủ và Silvio Berlusconi trở lại nắm quyền
lực trong một nhiệm kỳ đủ 5 năm, trở thành chính phủ có thời gian tồn tại lâu nhất thời
hậu chiến ở Italy. Sau đó, cuộc bầu cử năm 2006 lại giúp Prodi quay lại lãnh đạo chính
phủ với một đa số mong manh. Trong năm đầu tiên cầm quyền, Prodi đã theo đuổi một
chính sách tự do kinh tế và giảm nợ công cộng thận trọng. Khủng hoảng kinh tế là một
trong các vấn đề chính buộc Berlusconi phải từ chức vào năm 2011. Chính phủ được thay
6
thế bằng nội các kỹ trị của Mario Monti. Sau tổng tuyển cử năm 2013, Phó bí thư của
Đảng Dân chủ là Enrico Letta lập chính phủ mới. Năm 2014, gặp thách thức từ tân Bí thư
Đảng Dân chủ Matteo Renzi, Letta từ chức và người thay thế là Renzi. Tân chính phủ
khởi đầu các cải cách hiến pháp quan trọng như giải tán nghị viện và một luật bầu cử mới.
Đến ngày 4 tháng 12 năm 2016, các cải cách hiến pháp bị bác bỏ trong trưng cầu dân ý và
Renzi từ chức sau đó vài ngày; Bộ trưởng Ngoại giao Paolo Gentiloni được bổ nhiệm làm
thủ tướng mới.

Từ 13/2/2021 đến nay, Chính phủ Ý do Matteo Renzi lãnh đạo. Tính đến tháng 4/2015
có 16 bộ trưởng và 3 bộ trưởng không bộ.

3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Cộng hòa Italy

Italy có chế độ nghị viện nhất thể từ ngày 2 tháng 6 năm 1946, khi chế độ quân chủ bị
bãi bỏ thông qua trưng cầu dân ý hiến pháp. Tổng thống Italy là nguyên thủ quốc gia,
được Quốc hội bầu ra trong phiên họp toàn thể với nhiệm kỳ 7 năm. Italy có một hiến
pháp dân chủ thành văn, là kết quả từ công lao của Hội đồng Lập hiến.

Chính phủ nghị viện Italy dựa trên hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ. Nghị viện Italy theo
chế độ lưỡng viện hoàn toàn: Hạ nghị viện và Thượng nghị viện có quyền lực tương
đương. Thủ tướng và nội các do tổng thống bổ nhiệm, song cần phải qua một cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm tại Nghị viện để được nhậm chức.

Khác biệt với các chức vụ tương tự là trách nhiệm chính trị tổng thể về tình báo được
trao cho thủ tướng. Theo tinh thần đó, thủ tướng thi hành quyền lực tuyệt đối về các chính
sách tình báo phối hợp, xác định các nguồn tài chính và củng cố an ninh mạng quốc gia;
áp dụng và bảo vệ bí mật nhà nước; uỷ quyền cho các nhân viên tiến hành hoạt động tại
Italy và nước ngoài.

Quyền đại diện của Nghị viện Italy được trao cho các công dân Italy thường trú tại
nước ngoài. Ngoài ra, Thượng viện Italy có đặc điểm là một số lượng nhỏ nghị sĩ nhậm
chức trọn đời, do tổng thống bổ nhiệm.

7
Hội đồng Bộ trưởng được thành lập theo Đạo luật Albertine năm 1848 của vương quốc
Sardinia. Trên thực tế đạo luật sau này đã trở thành Hiến pháp của Vương quốc Italy,
chức vụ được thành lập ủy nhiệm cho các Bộ trưởng, các bộ trưởng thay vì tổ chức các
cuộc họp chung phải chịu trách nhiệm về sự hoạt động của mình.

Các Hội đồng sau đó được hình thành theo các cách thông thường, đáp ứng sự cần
thiết và chính sách hoạt động của Chính phủ; theo cách khác Thủ tướng Chính phủ nổi lên
là người điều phối hoạt động của từng bộ trưởng.

Hội đồng Bộ trưởng bao gồm:

• Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng do Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm sau khi tham
khảo ý kiến của đa số Nghị viện.

• Nội các, được bổ nhiệm bởi Tổng thống Cộng hòa theo đề nghị của Chủ tịch Hội
đồng.

Tất cả các thành viên Hội đồng trước khi nhậm chức đều tuyên thệ trước Tổng thống
Cộng hòa.

Thống đốc các vùng hành chính, và vùng tự trị đặc biệt có quyền tham dự các phiên họp
của Hội đồng nếu nó liên quan tới vấn đề khu vực chung hoặc vùng quản lý. Trong khi
Thống đốc vùng tự trị đặc biệt Sardegna, Trentino-Alto Adige/Südtirol, Aosta Valley và
Friuli-Venezia Giulia chỉ có quyền tham vấn, còn Thống đốc Sicily có quyền bầu cử Lập
pháp.

4. Vị trí, vai trò của chính phủ Cộng Hòa Italy


4.1. Vai trò của Hội đồng Bộ trưởng Italy

Hội đồng Bộ trưởng Italia là cơ quan hành pháp, thực hiện các chính sách quốc gia cụ thể.
Chức năng của Hội đồng được Hiến pháp quy định là:

* Quyền lập pháp:

- Hội đồng Bộ trưởng có quyền sáng lập dự thảo luật trình 2 viện Nghị viện.

8
* Quyền thi hành:

- Hội đồng Bộ trưởng có quyền thi hành các văn bản luật. Nó ban hành Nghị định để thi
hành hoặc giám sát thi hành văn bản luật do Nghị viện ban hành.

4.2. Vai trò của nghị viện Italy:

- Nghị viện Ý (tiếng Ý: Parlamento Italiano): là quốc hội của nước Cộng hòa Italia. Là cơ
quan lưỡng viện lập pháp với 945 đại biểu được bầu (parlamentari).

- Nghị viện bao gồm Hạ viện (Viện đại biểu) với 630 đại biểu (deputati) và Thượng viện
Cộng hòa với 315 thượng nghị sĩ (senatori).

- Mỗi viện có nhiệm vụ và quyền hạn như nhau, Hiến pháp không có sự phân biệt với
nhau. Nhưng vì Chủ tịch Thượng viện đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia khi thay thế
Tổng thống, vì vậy theo truyền thống Thượng viện được coi là thượng nghị viện.

4.3. Vai trò của thượng viện Italy:

- Thượng viện Cộng hòa (tiếng Ý: Senato della Repubblica) hay còn được gọi Thượng
viện Italy là một trong 2 viện thuộc lưỡng viện Nghị viện Italy.

- Viện hiện nay được thành lập ngày 8 tháng 5 năm 1948, trước đó cũng tồn tại trong
chính thể Vương quốc Italy thượng viện vương quốc. Thượng viện Cộng hòa có trụ sở tại
Palazzo Madama, Rome.

- Thượng viện Italy khác với thượng viện các nước châu Âu khác là thượng viện Italy có
quyền lực tương đương với hạ viện. Bất kỳ các dự thảo luật nào cũng có thể bắt đầu từ 2
viện. Đồng thời, Nội các cần phải chấp thuận của cả hai mới được nhậm chức.

- Nhiệm kỳ hiện tại của Thượng viện là 5 năm. Trước đó có nhiệm kỳ 6 năm và được thay
đổi khi Hiến pháp tu chính ngày 9/2/1963. Thượng viện có thể bị giải tán khi Tổng thống
yêu cầu.

4.5. Vai trò của Viện Dân biểu:

9
- Viện Dân biểu là hạ viện trong lưỡng viện Nghị viện Italy (cơ quan khác là Thượng viện
Cộng hòa).

- Hai viện tạo thành một hệ thống lưỡng viện, thực hiện các chức năng giống nhau, nhưng
có công tác hoạt động riêng biệt với nhau.

- Căn cứ điều 56 của Hiến pháp Italia, Viện Dân biểu có 630 ghế, trong đó có 618 người
được bầu từ các khu vực bầu cử của Ý và 12 người từ các công dân Ý sống ở nước ngoài.
Đại biểu được gọi tôn kính và họp tại Palazzo Montecitorio.

- Viện gồm tất cả các đại biểu tham gia phiên họp tại Montecitorio. Viện cũng có quyền
tham dự các cuộc họp của Chính phủ và các bộ trưởng. Nếu được yêu cầu, Chính phủ có
nghĩa vụ tham dự phiên họp. Ngược lại, Chính phủ có quyền được lắng nghe mỗi khi cần.

- Nhiệm kỳ của Hạ viện (cũng như Thượng viện) là 5 năm, nhưng có thể được gia hạn
trong hai trường hợp:

 "Prorogatio", được quy định tại điều 61.2 Hiến pháp, quy định rằng các Viện Dân
biểu khi nhiệm kỳ kết thúc sẽ tiếp tục thực hiện chức năng cho đến cuộc họp đầu
tiên của Viện mới.
 Tại điều 60.2 Hiến pháp, trong trường hợp chiến tranh, Viện Dân biểu có thể được
gia hạn nhiệm kỳ.

CHƯƠNG 2: Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với các cơ quan khác
1. Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với Tổng thống

Tổng thống nước Cộng hòa được bầu bởi Quốc hội trong một phiên họp chung của Hạ
viện Italy và Thượng viện Italy. Tổng thống nhậm chức sau khi đã thực hiện một lời
tuyên thệ trước Quốc hội và đọc diễn văn Tổng thống.

Tổng thống Italy là nguyên thủ quốc gia Italy, nhiệm kỳ tổng thống là bảy năm. Tổng
thống thực hiện nhiệm vụ như điểm kết nối 3 ngành: Được bầu bởi cơ quan lập pháp, bổ
nhiệm Thủ tướng điều hành hành pháp và là chủ tịch ngành tư pháp. Ngoài ra còn là Tổng
10
tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm Chủ tịch
và là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng.

Hiến pháp quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thống:

Về đối ngoại, ủy nhiệm và tiếp nhận đại sứ ngoại giao; phê chuẩn Hiệp ước Quốc tế theo
ủy quyền của Nghị viện (nếu có yêu cầu được quy định tại điều 80 Hiến pháp Italy); tổ
chức các chuyến thăm nước ngoài được hộ tống bởi thành viên Chính phủ; tuyên chiến
theo ủy quyền của Nghị viện.

Về đối nội, bổ nhiệm 5 thượng nghị sĩ suốt đời; triệu tập Hạ viện với phiên họp bất
thường hoặc giải tán Hạ viện; kêu gọi bầu cử và định ngày phiên họp đầu tiên của Hạ
viện.

Về lập pháp, ủy quyền giới thiệu dự thảo của Chính phủ đến Nghị viện; công bố luật do
Nghị viện thông qua; gửi trả đến Hạ viện (với lời giải thích) và yêu cầu xem xét một dự
luật (được phép giới hạn 1 lần cho dự luật).

Về hành pháp và hình thức ngoại giao: Bổ nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng theo lời đề
nghị của Thủ tướng; chấp thuận lời tuyên thệ Chính phủ; tiếp nhận sự từ chức của Chính
phủ; ban hành luật bằng nghị định, được Chính phủ đề nghị độc lập - những nghị định này
trừ Nghị viện chứng nhận đều hết hạn trong 60 ngày; bổ nhiệm một số viên chức cao cấp;
chủ trì Consiglio Supremo di Difesa (Hội đồng Quốc phòng Tối cao) và chỉ huy các lực
lượng tối cao; ra nghị định giải tán Hội đồng vùng và miễn nhiệm thống đốc vùng.

Về tư pháp: chủ trì Consiglio Supriore della Magistratura (Hội đồng Tư pháp tối cao); bổ
nhiệm 1/3 của tòa án Hiến pháp; ban ân xá hoặc giảm án.

Về quyền phổ biến: Kêu gọi trưng cầu dân ý.

Trên thực tế, chức vụ Tổng thống chủ yếu, cho dù không hoàn toàn mang tính chất lễ
nghi. Hiến pháp quy định rằng mọi quyết định của Tổng thống phải được thành viên của
Chính phủ ký tiếp (hoặc Thủ tướng hoặc cá nhân Bộ trưởng), hầu hết quyết định của

11
Tổng thống mang tính chất nghi thức và trách nhiệm chính trị thực sự thuộc về Chính
phủ. Tuy nhiên, quyền ân xá và giảm án là đặc quyền độc lập của Tổng thống.

2. Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với cơ quan lập pháp

Cơ quan lập pháp là hội đồng thảo luận đại diện có quyền thông qua các luật. Đây là
một trong ba cơ quan chính gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp của thể chính trị tam
quyền phân lập. Nghị viện Italy là Quốc hội của nước Cộng hòa Italy. Là cơ quan lưỡng
viện lập pháp với 945 đại biểu được bầu. Nghị viện bao gồm Hạ viện và Thượng viện
Cộng hòa. Mỗi viện có nhiệm vụ và quyền hạn như nhau, Hiến pháp không có sự phân
biệt với nhau. Nhưng vì Chủ tịch Thượng viện đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia khi
thay thế Tổng thống, vì vậy theo truyền thống Thượng viện được coi là Thượng nghị viện.

Đặc quyền chính của Nghị viện chính là Lập pháp, đó là quyền ban hành luật. Đối với
dự thảo để trở thành luật cần phải có sự chấp thuận bởi 2 viện. Một dự thảo sẽ được thảo
luận tại một trong hai viện, sau đó sửa đổi và được chấp thuận hoặc bác bỏ; nếu được
chấp thuận mà không cần sửa đổi dự thảo sẽ được Tổng thống ban hành và trở thành luật.
Nếu được sửa đổi, dự luật quay lại viện khởi đầu, có thể chấp thuận dự luật đã được sửa
đổi, sau đó ban hành hoặc bác bỏ nó.

3. Mối quan hệ của Chính phủ Cộng hòa Italy với cơ quan tư pháp

Cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao
hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp. Theo Hiến
pháp Italy, hệ thống cơ quan tư pháp gồm: Tòa án Hiến pháp và hệ thống tòa án tư pháp.
Trong hệ thống tòa án tư pháp chia thành 5 lĩnh vực: hình sự, dân sự, thuế, hành chính,
kiểm toán.

Hệ thống tòa án về hình sự và dân sự gồm có: các tòa án do thẩm phán không chuyên
đảm nhiệm, Tòa án sơ thẩm, Tòa án khu vực và Tòa án tối cao…

Đối với lĩnh vực kiểm toán có Tòa án Kiểm toán Nhà nước, bao gồm các thẩm phán
kiểm toán và công tố viên. Một văn phòng Tổng tố viên có nhiệm vụ điều tra trong lĩnh
vực này cũng được thiết lập và đặt cạnh Tòa án. Cơ quan tự quản của Tòa án này chính là
12
Hội đồng Chủ tịch của Toà án kiểm toán Nhà nước. Tòa án này cũng có thẩm quyền đặt
ra các quy định về kiểm toán công, lương hưu và trách nhiệm dân sự của công chức.

Đối với lĩnh vực hành chính có các Tòa án hành chính cấp vùng có nhiệm vụ xét xử sơ
thẩm và và Hội đồng Nhà nước là cơ quan có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm. Cơ quan quản
lý hành chính là Hội đồng Chủ tịch Tư pháp hành chính.

Các thẩm phán được tổ chức chung với Bộ tư pháp, nhưng các thẩm phán độc lập với
tất cả các cơ quan của Nhà nước. Theo đó, Hội đồng Tư pháp quốc gia Italy có 27 thành
viên. Chủ tịch Hội đồng là đương kim Tổng thống Italy; các thành viên đương nhiên của
Hội đồng gồm Chánh án Tòa án tối cao Italy và Viện trưởng Viện Công tố tối cao Italy.
Các thành viên khác do Đại hội Thẩm phán toàn quốc và Quốc hội bầu. Hội đồng có thẩm
quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển và kỷ luật đối với các thẩm phán trong toàn bộ
hệ thống Italy.

Một trong những nguyên tắc tư pháp được Italy đề cao đó là nguyên tắc “độc lập và tự
quản’’ của hệ thống tư pháp. Theo Hiến pháp Italy, cơ quan tư pháp là cơ quan tự quản,
độc lập với cơ quan lập pháp và hành pháp. Độc lập tư pháp với hành pháp thể hiện ở việc
cơ quan hành pháp không can thiệp vào việc quản lý tòa án và công tố. Ở Italy, Hội đồng
tối cao pháp viện có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống cơ quan tư pháp,
với nhiệm vụ bảo đảm tính độc lập tư pháp.

Bộ Tư pháp, ngoài chức năng quản lý hành chính Nhà nước trong một số lĩnh vực, còn
có chức năng quản lý hành chính đối với Tòa án và cơ quan công tố. Bộ Tư pháp còn có
chức năng quản lý Nhà nước đối với các trại giam.

CHƯƠNG 3: Nhận xét về Chính phủ Cộng hòa Italy.


Mối quan hệ giữa Việt Nam và Italy; So sánh nền chính trị của Italy với nền chính
trị của Việt Nam
1. Nhận xét về Chính phủ Cộng hòa Italy

13
Chính phủ ở Italy hiện tại được đánh giá là một chính phủ “đoàn kết dân tộc” với
thành phần ghế trong nội các chủ yếu được phân bổ cho tất cả các chính đảng thuộc
cả phe cánh tả lẫn cánh hữu.

2. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Italy; So sánh nền chính trị Italy với nền chính
trị Việt Nam

Trước khi so sánh hai nền chính trị của Italy và Việt Nam, chúng ta phải thừa nhận
rằng, mặc dù mang trong mình 2 thể chế chính trị khác nhau, tuy nhiên Việt Nam và Italy
vẫn đang và sẽ luôn cùng nhau hợp tác và phát triển. Trong suốt giai đoạn lịch sử thăng
trầm nước Việt Nam và nước Italy luôn biết cách vươn lên để hướng đến một mối quan hệ
hợp tác tốt đẹp.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Italy được thể hiện trên nhiều mặt:

2.1. Quan hệ chính trị:

- Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 23/3/1973.

Quan hệ chính trị giữa hai nước từ đầu những năm 90 được củng cố và phát triển rõ
nét. Italy là nước Tây Bắc Âu đầu tiên tích cực ủng hộ việc tăng cường hợp tác giữa Việt
Nam và Liên minh Châu Âu, trên các diễn đàn quốc tế lớn cũng như việc bình thường hoá
quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức tài chính, thương mại, tiền tệ quốc tế đầu những
năm 90.

2.2. Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư:

Italy là một trong những nước Tây Bắc Âu đầu tiên nối lại và phát triển các quan hệ
hợp tác với Việt Nam sau thời kỳ ngưng đọng (những năm 1979 - 1989). Một số tập đoàn
sản xuất lớn của Italy đã thiết lập quan hệ hợp tác và bước đầu đạt một số kết quả quan
trọng tại Việt Nam.

Kim ngạch thương mại hai chiều hai nước tăng đều trong những năm qua, tuy nhiên
chưa xứng với tiềm năng kinh tế hai nước. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam vào thị trường Italy là giày dép, cà phê, hàng dệt may và thuỷ sản. Việt Nam nhập từ
Italy chủ yếu là máy móc thiết bị cơ khí, phương tiện vận tải và nguyên liệu da.
14
Italy đứng thứ 33 trong số các quốc gia trên thế giới về mức đầu tư trực tiếp tại Việt
Nam, chủ yếu trong các ngành: giày da, xây dựng, thiết bị vệ sinh, bình nóng lạnh, chế
biến thép.

2.3. Quan hệ văn hóa - giáo dục:

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Ngoại giao Italy vào tháng 3/2009, hai
bên đã ký Chương trình hợp tác Văn hoá - Giáo dục giai đoạn 2009 - 2011.

Hàng năm Chính phủ Italy dành cho ta một số học bổng cho các khoá học tiếng Italy
và Cao học, mở các khoá học tiếng Italy tại Hà Nội, TPHCM. Chính phủ Italy phối hợp
với UNESCO giúp đỡ Việt Nam trùng tu khu di tích Mỹ Sơn với tổng kinh phí hơn
435.000USD (phía Việt Nam đóng góp 19.000 USD), đồng thời giúp đào tạo và trang bị
kiến thức về bảo tồn di sản văn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế cho cán bộ khảo cổ học, kiến
trúc sư, chuyên gia bảo tồn và cán bộ quản lý.

Bên cạnh đó, hai bên cũng thường xuyên tổ chức các tuần lễ/tháng văn hoá tại Italy và
Việt Nam, theo đó nổi lên là các liên hoan văn hoá Việt Nam “Rồng và Bướm” tại Roma
(2006 và 2007), “Gần và Xa” tại Udine (2007) và năm văn hoá Italy tại Việt Nam mang
tên “Cầu vồng Ý”.

So sánh nền chính trị của Việt Nam và Italy:

*Giống nhau:

Ở Italy cũng như Việt Nam chúng ta có thể thấy rõ được quyền lực hay sức mạnh quốc
gia luôn có sự hiện hữu của yếu tố nhân dân, nhân dân luôn được coi là chìa khóa then
chốt cho sự thành công và suy tàn của một thể chế chính trị.

Yếu tố “Nhà nước đơn nhất” đều được xuất hiện trong nền chính trị của Việt Nam và
Italy:

Một nhà nước đơn nhất hay nhất thể là một kiểu nhà nước quản lý bởi một bộ máy hay
cơ chế duy nhất, trong đó chính quyền trung ương là tối cao. Hình thái này cũng được gọi
là nhà nước tập quyền.
Phần lớn các quốc gia trên thế giới có hệ thống nhà nước đơn nhất. Trong số 193 quốc
gia thành viên của LHQ, 165 quốc gia được điều hành bởi một nhà nước đơn nhất.
15
Đều đối lập với chế độ quân chủ

*Khác nhau:

Chính Phủ Italy là nhà nước Cộng Hòa (Cộng Hòa Đại Nghị, Cộng Hòa Lập Hiến)

Cộng Hòa Đại Nghị ở Italy là một hình thức cộng hòa mà nguyên thủ quốc gia được
bầu ra và quốc gia đó có một nghị viện mạnh và các thành viên chính của bộ phận hành
pháp được chọn ra từ nghị viện đó.

Ngược lại với nền cộng hòa tổng thống và nền cộng hòa bán tổng thống, tổng thống ở
những quốc gia có nền Cộng hòa đại nghị thường không có quyền hành pháp rộng lớn bởi
vì nhiều quyền trong đó được trao cho người đứng đầu chính phủ (thường được gọi là thủ
tướng). Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ và nguyên thủ quốc gia có thể là một chức
vụ ở nền cộng hòa đại nghị.

Cộng Hòa Lập Hiến ở Italy là một quốc gia có người đứng đầu quốc gia và các viên
chức chính phủ khác được bầu lên với vai trò là các đại diện của người dân, và phải điều
hành đất nước theo luật hiến pháp hiện hành mà giới hạn quyền lực của chính phủ đối với
công dân. Trong một cộng hòa lập hiến người đứng đầu quốc gia và các quan chức chính
phủ được chọn qua bầu cử, hơn là thừa kế vị trí của họ, và rằng những quyết định của họ
phải chịu bị ngành tư pháp kiểm soát làm cho quốc gia trở thành một cộng hòa.

Còn Chính Phủ Việt Nam là nhà nước Cộng Sản, nằm trong hệ thống Xã hội Chủ
Nghĩa (Nhà nước Cộng Sản, hệ thống đơn đảng)

Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa là là thể chế chính trị mà được các nước có các đảng Cộng
sản nắm quyền lãnh đạo tuyên bố sẽ đưa đất nước và dân tộc mình đi theo một con
đường xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước Cộng Sản là nhà nước được quản lý bởi một đảng, theo Chủ nghĩa Marx–
Lenin, với hướng tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

Có một số trường hợp nhà nước cộng sản hoạt động kết hợp với các tổ chức phi chính
trị như công đoàn, ủy ban thường trực hay dân chủ trực tiếp.

16
Nhà nước cộng sản thông thường chỉ được quản lý bởi một đảng với bộ máy chính
quyền của nó, các đảng phái khác có thể cùng tồn tại trong nhà nước đó, nhưng chúng bị
kiểm soát bởi đảng chủ chốt. Các đảng chủ chốt ở đây thường là theo chủ nghĩa Marx -
Lenin (hoặc đôi khi là tư tưởng Mao Trạch Đông ở Trung Quốc), với mục tiêu là đi
lên chủ nghĩa xã hội.

Quốc gia đơn đảng hay chế độ đảng trị là hình thức chính quyền có hệ thống đảng do
một đảng chính trị thành lập chính quyền và không cho các đảng khác được phép đưa ứng
cử viên của mình ra tranh cử. Một số nước đơn đảng chỉ đặt các đảng đối lập, các đảng
liên minh dưới quyền ngoài vòng pháp luật và tồn tại như một phần của mặt trận tổ quốc.

Không nên lẫn lộn hệ thống đơn đảng khác với nền dân chủ không đảng phái, nơi cấm
tất cả các đảng hoạt động  Đây cũng là điểm khác nhau nhất giữa thể chế chính trị của
Việt Nam và Italy (một nhà nước đơn đảng và một nhà nước đa đảng), (một nhà nước
Cộng Sản và một nhà nước Cộng Hòa).

Chính vì sự khác nhau của thể chế chính trị nên vai trò của nguyên thủ của quốc gia
Italy và Việt Nam cũng có sự khác nhau:

Đối với Việt Nam, nguyên thủ quốc gia chủ tịch nước (Nguyễn Xuân Phúc) còn đối
với Italy nguyên thủ quốc gia là tổng thống (Sergio Mattarella).

Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nhà nước thực hiện các
quan hệ đối nội và đối ngoại. Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Điều 86 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”.

Theo điều 88 luật nhà nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Chủ tịch
nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại
pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh
đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn
không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

17
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;

3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện
trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào
nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;

4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh
hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch
hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an
ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô
đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ
nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc
hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng
chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động
viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban
thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả
nước hoặc ở từng địa phương;

6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh
toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết
định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn,
quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều
70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân
danh Nhà nước.

18
Còn đối với Italy nguyên thủ quốc gia là tổng thống, tổng thống Italy theo Hiến pháp
có những quyền hạn như sau:

1, Về đối ngoại, ủy nhiệm và tiếp nhận đại sứ ngoại giao; phê chuẩn Hiệp ước Quốc tế
theo ủy quyền của Nghị viện (nếu có yêu cầu được quy định tại điều 80 Hiến pháp Italy);
tổ chức các chuyến thăm nước ngoài được hộ tống bởi thành viên Chính phủ; tuyên chiến
theo ủy quyền của Nghị viện.

2, Về đối nội, bổ nhiệm 5 thượng nghị sĩ suốt đời; triệu tập Hạ viện với phiên họp bất
thường hoặc giải tán Hạ viện; kêu gọi bầu cử và định ngày phiên họp đầu tiên của Hạ
viện.

3, Về lập pháp, ủy quyền giới thiệu dự thảo của Chính phủ đến Nghị viện; công bố luật do
Nghị viện thông qua; gửi trả đến Hạ viện (với lời giải thích) và yêu cầu xem xét một dự
luật (được phép giới hạn 1 lần cho dự luật).

4, Về hành pháp và hình thức ngoại giao: Bổ nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng theo lời
đề nghị của Thủ tướng; chấp thuận lời tuyên thệ Chính phủ; tiếp nhận sự từ chức của
Chính phủ; ban hành luật bằng nghị định, được Chính phủ đề nghị độc lập - những nghị
định này trừ Nghị viện chứng nhận đều hết hạn trong 60 ngày; bổ nhiệm một số viên chức
cao cấp; chủ trì Consiglio Supremo di Difesa (Hội đồng Quốc phòng Tối cao) và chỉ huy
các lực lượng tối cao; ra nghị định giải tán Hội đồng vùng và miễn nhiệm thống đốc vùng.

5, Về tư pháp: chủ trì Consiglio Supriore della Magistratura (Hội đồng Tư pháp tối cao);
bổ nhiệm 1/3 của tòa án Hiến pháp; ban ân xá hoặc giảm án.

6, Về quyền phổ biến: Kêu gọi trưng cầu dân ý.

C. PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lại có thể nói trong quá trình hình thành và phát triển Lịch Sử, Italy luôn luôn
chuyển mình để thích nghi với thời đại và sẽ không thể phủ nhận được những thành tựu

19
cao đẹp mà nhân dân của Italy dưới nền chính trị Cộng Hòa đại nghị đã làm được cho đất
nước Italy nói riêng và cho cả thế giới nói chung.

Tuy nhiên khi dịch Covid đang bùng phát trên diện rộng, chính phủ (không chỉ ở riêng
Italy) đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng và chống dịch. Vì vậy để có thể
phòng và chống dịch Covid hiệu quả, nhân dân và nội các chính phủ Italia cần phải đoàn
kết và chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa thời buổi khó khăn này.

Tài liệu tham khảo

1, Vũ Tài Lục, Quốc Tế Chính Trị (Lược Sử Quan Hệ Quốc Tế)

2, Phạm Quang Minh, Giáo trình thể chế chính trị thế giới, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội

3, Trang thông tin chính phủ: https://www.governo.it/

4, TUYỂN TẬP HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Tập 2):
https://cungviethienphap.files.wordpress.com/2013/02/hp-ba-lan-hc3a0n-que1bb91c-c3bd-
tc3a2y-ban-nha.pdf

5, Hiến pháp Ý: https://www.quirinale.it/allegati_statici/costituzione/costituzione.pdf

6, https://luatminhkhue.vn/che-do-dai-nghi-la-gi---tim-hieu-ve-che-do-dai-nghi.aspx

7, http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/576369297f8b9a31d08b45fe.pdf

8, https://vi.delachieve.com/cong-hoa-djai-nghi-vi-du-ve-cac-quoc-gia-cong-hoa-djai-nghi-danh-sach/

20
21

You might also like