You are on page 1of 17

MỤC LỤC

1.Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................................2


2.Lịch sử nghiên cứu...................................................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................................3
3.1 Mục nghiên cứu của đề tài.....................................................................................................................3
3.2 Giải quyết những nhiệm vụ gì...............................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................3
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................................................4
6.1 Ý nghĩa lí luận.......................................................................................................................................4
6.2 Thực tiễn đề tài......................................................................................................................................4
7.Kết cấu của đề tài.....................................................................................................................................4
NỘI DUNG.................................................................................................................................................5
Chương 1: Phân tích bản Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930.......................................................................5
1.1: Hoàn cảnh ra đời của Cương lĩnh chính trị...........................................................................................5
1.2: Nội dung Cương lĩnh chính trị..............................................................................................................6
Chương 2: Ý nghĩa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam...................................8
Chương 3: Điểm khác biệt giữa Luận cương chính trị tháng 10/1930 với Cương lĩnh chính trị..................9
4: Những bài học kinh nghiệm rút ra từ Cương lĩnh chính trị trong thực tiễn đấu tranh và đối với sự
nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay..........................................................................11
4.1: Những bài học kinh nghiệm được rút ra.............................................................................................11
4.2: Bài học rút ra từ Cương lĩnh chính trị đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay.............................................................................................................................................................13
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................16

1
MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài


Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là một bước
ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Để xác lập đường lối, chiến lược, sách lược
cơ bản của cách mạng Việt Nam và tôn chỉ mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh chính trị đã được vạch ra. Tại hội
nghị thành lập Đảng từ ngày 3/2/1930 đến ngày 7/2/1930 ở Hương Cảng – Trung
Quốc, các đại biểu đã nhất trí thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt và
Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó,
vào tháng 10.1930 cũng tại Hương Cảng-Trung Quốc Ban chấp hành Trung ương
họp Hội nghị lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú
soạn thảo.

Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là những văn kiện thể hiện
đường lối cách mạng của Đảng ta, tuy nhiên giữa hai văn kiện này có những điểm
khác biệt nhất định do chịu sự ảnh hưởng, chi phối của hoàn cảnh khách quan. Để
có thể hiểu rõ hơn về điều này, em xin chọn đề tài số 2 “Nội dung, ý nghĩa của
cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điểm khác của Luận
cương tháng 10/1930 với Cương lĩnh chính trị đầu tiên cuả Đảng”

2.Lịch sử nghiên cứu


Đề tài tiểu luận nghiên cứu dựa trên những lí luận của chủ nghĩa Mac-Lenin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước. Đồng thời, tiếp thu kế thừa những công trình tài liệu có liên
quan đến đề tài. Chẳng hạn như, công trình nghiên cứu “Cương lĩnh chính trị ngọn
cờ tư tưởng lí luận chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của chúng ta” của GS.TS

2
Nguyễn Phú Trọng hay bài viết về “Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt
Nam” của báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục nghiên cứu của đề tài


Trên cơ sở nghiên cứu sự khác nhau về nội dung của Cương lĩnh chính trị
và luận cương chính, một số bài học kinh nghiệm thực tiễn được rút trong việc xác
định đường lối kháng chiến cho Đảng

3.2 Giải quyết những nhiệm vụ gì


Đầu tiên, nêu khái quát về nội dung của Cương lĩnh chính trị và Luận cương
chính trị. Sau đó, phân tích những nội dung trong bản Cương lĩnh chính trị và Luận
cương chính trị từ đó chỉ ra những chỗ thiếu sót, chưa phù hợp trong bản Luận
cương chính trị

4. Phạm vi nghiên cứu


Bản Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị của Việt Nam trong hoàn
cảnh lịch sử những đầu thế kỉ XXI

5. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu: logic; phân tích; so sánh; đánh giá; tổng hợp...

3
6. Đóng góp của đề tài

6.1 Ý nghĩa lí luận


Chỉ ra được những chỗ thiếu sót, chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của
Luận cương chính trị

6.2 Thực tiễn đề tài


Thực tiễn đề tài là cơ sở, động lực của lí luận,, cung cấp nguồn lực cho lí
luận. Thực tiễn của đê tài còn vạch ra tiêu chuẩn cho lí luận. Thực tiễn của đề tài
và lí luận có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau.

7.Kết cấu của đề tài


Ngoài phần mở đầu và kết luận, trong phần nội dung đề tài tập trung nghiên
cứu những vấn đề sau:

Chương 1: Phân tích bản Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930

Chương 2: Ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt
Nam

Chương 3: Điểm khác biệt giữa Luận cương tháng 10/1930 với Cương lĩnh
chính trị

Chương 4: Những bài học kinh nghiệm rút ra từ Cương lĩnh chính trị trong
thực tiễn đấu tranh và đối với sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay

4
NỘI DUNG

Chương 1: Phân tích bản Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930

1.1: Hoàn cảnh ra đời của Cương lĩnh chính trị


Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm
lược nước ta. Trước họa xâm lăng, nhân dân Việt Nam liên tục đấu tranh nhưng
cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Các phong
trào yêu nước của các nhà nho yêu nước và theo khuynh hướng tư sản cuối cùng bị
thực dân Pháp đàn áp và thất bại, Việt Nam rơi vào bế tắc và khủng hoảng về
đường lối cứu nước.

Giữa lúc khó khăn đó, ngày 05 tháng 06 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng
người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, giải
phóng dân tộc. Người đã bắt gặp và lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin, xác định con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản. Người sớm xác định rõ:
“Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,
ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững
cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.
Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai
cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không
có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều,
nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa
Lênin”.

Định hướng đúng đắn đó nhanh chóng đưa tới sự phát triển của Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng
5
Việt Nam cuối những năm 20 của thế kỷ trước đòi hỏi phải có một Ðảng Cộng sản
đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng thay cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên. Ðầu năm 1930, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời triệu tập và chủ trì Hội
nghị thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Ðảng Cộng sản duy nhất ở Việt
Nam và Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên ra đời.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế Cộng sản triệu tập
và chủ trì, cùng với sự tham dự chính thức của hai đại biểu Đông Dương Cộng sản
Đảng (6-1929); hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (10-1929) và một số
đồng chí Việt Nam hoạt động ngoài nước. Hội nghị họp bí mật ở nhiều địa điểm
khác nhau trên bán đảo Cửu Long (Hương Cảng), từ ngày 6-1 đến 7-2-1930, đã
thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí thông qua 7 tài
liệu, văn kiện, trong đó có 4 văn bản: Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược
vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng
Cộng sản Việt Nam hợp thành nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng.

1.2: Nội dung Cương lĩnh chính trị


Mục tiêu chiến lược được nêu trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã làm rõ
nội dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm trù cách mạng vô sản, gắn giải
phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng con người, gắn độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu chiến lược nêu trên đã chỉ rõ tính chất và phương
hướng phát triển của cách mạng Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến là
tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất
cho người dân cày, đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:

6
+ Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho
nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức
quân đội công nông.

+ Về kinh tế: Tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho
Chính phủ công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và
chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân
cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ.

+ Về văn hóa xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền,
phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá.

+ Về lực lượng cách mạng, Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp
công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm
cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông… đi vào phe vô sản
giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt
phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận
nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.

Về lãnh đạo cách mạng:Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng
việt nam.Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản phải thu phục cho được đại bộ
phận giai cấp mình,phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng trong khi
lien lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích
gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp.

Xác định về phương pháp cách mạng Việt Nam: Cương lĩnh đã khẳng định:
phương pháp cách mạng cơ bản của Việt Nam là dùng sức mạnh tổng hợp của
quần chúng nhân dân để đánh đổ đế quốc phong kiến, đó là bạo lực cách mạng

7
Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới:
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Vấn đề đoàn kết
quốc tế cũng là một nội dung quan trọng của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng. Đoàn kết quốc tế là một vấn đề có tính nguyên tắc của cách mạng Việt Nam:
“Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên
truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất
là vô sản giai cấp Pháp”.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản việt nam là sản phẩm của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩ Mác-Lenin vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam. Sự vận dụng phù hợp với thực tiễn và phát triển sáng tạo tự nó mang lại giá
trị lý luận va thực tiễn, khẳng định tính khoa học và tính hiện thực của nội dung
Cương lĩnh. Giá trị lý luận của Cương lĩnh là ở chỗ, lần đầu thấy rõ cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa như Việt Nam không thể giành thắng lợi hoàn toàn và
triệt để, nếu không gắn liền với giải phóng giai cấp những người lao khổ, giải
phóng xá hội, mang lại quyền tự do, hạnh phúc cho con người, hai cuộc giải phóng
vĩ đại đó (giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp xã hộ) chỉ có thể là sự nghiệp
của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản

Chương 2: Ý nghĩa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt
Nam
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ
bản nhất của cách mạng Việt Nam. Ý nghĩa to lớn của cương lĩnh được thể hiện
qua:

Thứ nhất, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng
đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát

8
triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan
điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc.

Thứ hai, Cương lĩnh xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của cách mạng
tư sản dân quyền. Đây là cơ sở để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải
phóng con người. Chỉ có độc lập tự do của đất nước mới đủ điều kiện để thực hiện
quyền con người, quyền công dân.

Thứ ba, chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng từ Cương lĩnh
chính trị đầu tiên là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cách mạng Việt Nam trong cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến xây dựng đất nước theo định hướng Xã hội
chủ nghĩa hiện nay.

Thứ tư, với cương lĩnh chính trị đúng đắn, ngay từ khi ra đời Đảng đã trở
thành lực lượng lãnh đạo, tập hợp xung quanh mình toàn thể dân tộc làm cách
mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện
vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết
được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng
phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh
đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng
cường.

Chương 3: Điểm khác biệt giữa Luận cương chính trị tháng 10/1930 với
Cương lĩnh chính trị
Ngoài một số điểm giống nhau trong Cương lĩnh chính trị và Luận cương
chính trị như lực lượng lãnh đạo; về phương pháp cách mạng và vị trí của cách
mạng Việt Nam

9
Về xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: Trong cương lĩnh
chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó
mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).
Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân
chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Như vậy mục tiêu của cương lĩnh
xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình
đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành
lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính
sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.

Trong Luận cương chính trị thì xác định phải “Tranh đấu để đánh đổ các di
tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ
địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập”.

Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc có
quan hệ khăng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã
đáp ứng những yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản
trong xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang
ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ
hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc
lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.

Về lực lượng cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng
cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên
minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu
địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng. Như vậy, ngoài việc xác
định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì Cương lĩnh cũng

10
phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng
đầu là giải phóng dân tộc.

Với Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực
chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là đông lực
chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo
nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác
ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách
mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách
mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Điều đó cho thấy ta chưa phát huy được
khối đoàn kết dân tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư
sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc,
khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống
nhất chống đế quốc và tay sai.

4: Những bài học kinh nghiệm rút ra từ Cương lĩnh chính trị trong thực tiễn
đấu tranh và đối với sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay

4.1: Những bài học kinh nghiệm được rút ra


Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ
vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ
mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có
quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của

11
Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh
của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời
nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước,
của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.

Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn
kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là
nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công.

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong
nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí
độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng
thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại.

Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo,
góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng
làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ
chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối,
chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải
phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự
thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên.

12
4.2: Bài học rút ra từ Cương lĩnh chính trị đối với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu
xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.

Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu
cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng
và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt các
phương hướng cơ bản sau đây:

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội.

Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn
dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.

Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

13
Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó, phải đặc biệt chú
trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn
định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường
và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng,
hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế
và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập
quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;... Không phiến
diện, cực đoan, duy ý chí.

14
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích đề tài số 02 “ Nội dung, ý nghĩa của cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điểm khác của Luận cương tháng 10/1930
với Cương lĩnh chính trị đầu tiên cuả Đảng”. Có thể khẳng định, thực tiễn cách
mạng nước ta ngày càng khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của những tư tưởng
chiến lược và sách lược của Hồ chủ tịch. Dưới ánh sáng soi đường của Cương lĩnh
Đảng ta đã dẫn dắt toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng
lợi mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và đang trên đường xây dựng
nước Việt Nam giàu, mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nxb giáo dục,tái bản năm
2019, Hà Nội

2: Tài liệu lịch sử Việt Nam, nxb giáo dục, tái bản năm 2017, Hà Nội

3: Bộ chính trị -trung ương Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước,
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-
dang/lan-thu-xi/cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-
nghia-xa-hoi-bo-sung-phat-trien-nam-2011 , cập nhập ngày 11/6/2021

16
17

You might also like