You are on page 1of 32

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ


~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN
MÔN: ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI

Đề tài
Vai trò của yếu tố địa chính trị trong việc hình thành và
phát triển Liên minh châu Âu giai đoạn 1956 – 1995

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Ngô Thị Thúy Hiền


Sinh viên : Hoàng Hồng Điệp 2051070013
Lê Trần Hương Giang 2051070015
Tạ Nhật Mai 2051070025
Lớp : Truyền thông quốc tế K40

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................4

MỞ ĐẦU...............................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................5
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................6
4. Kết cấu của đề tài......................................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...................................................7


1.1. Khái niệm địa chính trị.............................................................................................7
1.2. Lịch sử phát triển tư tưởng địa – chính trị.............................................................7
1.3. Các xu hướng địa chính trị.......................................................................................8
1.3.1. Xu hướng địa chính trị hợp nhất.............................................................................8

1.3.2. Xu hướng địa chính trị phân mảnh.........................................................................8

1.3.3. Xu hướng địa chính trị văn hoá..............................................................................9

1.3.4. Xu hướng địa chính trị tài nguyên..........................................................................9

1.3.5. Xu hướng địa chính trị biển đảo.............................................................................9

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊA CHÍNH TRỊ CHÂU
ÂU GIAI ĐOẠN 1946 – 1995............................................................................10
2.1. Địa lý tự nhiên.........................................................................................................10
2.2. Lịch sử......................................................................................................................12
2.3. Tác động của yếu tố địa lý trong quá trình vận động lịch sử châu Âu..............14
2.4. Kinh tế......................................................................................................................16
2.5. Văn hoá....................................................................................................................18

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN


MINH CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 1946 – 1995...................................................19
3.1. Quá trình nhất thể hoá châu Âu............................................................................19
3.1.1. Hiệp ước Paris năm 1951 – Sự hình thành Cộng đồng than thép châu Âu..........19

3.1.2. Cộng đồng châu Âu...............................................................................................20

3.1.3. Liên minh châu Âu................................................................................................21

3.1.4. Liên minh châu Âu sau hiệp ước Maastricht và trước hiệp ước Lisbon...............21
2
3.2. Cơ cấu tổ chức của EU...........................................................................................22
3.2.1. Uỷ ban châu Âu.....................................................................................................22

3.2.2. Hội đồng châu Âu.................................................................................................23

3.2.3. Hội đồng bộ trưởng...............................................................................................23

3.2.4. Nghị viện châu Âu.................................................................................................23

3.2.5. Toà án Công lý châu Âu........................................................................................24

3.3. Vì sao châu Âu là trung tâm địa – chính trị của thế giới thế kỷ XX..................25

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC TỪ QUÁ TRÌNH NHẤT THỂ HOÁ
EU.......................................................................................................................26
4.1. Đánh giá về quá trình hình thành và phát triển của EU.....................................26
4.2. Bài học từ quá trình hội nhập châu Âu cho ASEAN và Việt Nam:...................27

KẾT LUẬN.........................................................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................31

3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

XHCN Xã hội chủ nghĩa


CNXH Chủ nghĩa xã hội
TBCN Tư bản chủ nghĩa
EU Liên minh châu Âu
ECSC Cộng đồng than thép châu Âu
EAEC Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
EEC Cộng đồng kinh tế châu Âu
QMV Phương thức bỏ phiếu theo đa số
EP Nghị viện châu Âu
EJC Tòa án Công lý châu Âu
NATO Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
COMECON Hội đồng tương trợ Kinh tế

4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Cũng như nhiều các tổ chức quốc tế khác, EU là một khối các nước châu
Âu hợp lại nhằm mục đích cùng nhau phát triển và đặc biệt là hạn chế chiến
tranh, xung đột. Sự liên kết vững mạnh giữa các EU hình thành không chỉ bởi
khu vực địa lý mà họ còn hợp tác dựa trên mối quan hệ về chính trị. Bởi thế, địa
chính trị giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy liên minh châu
Âu, đặc biệt trong giai đoạn 1946-1995 khi liên minh này có bước chuyển mình
mạnh mẽ, tạo ra những dấu chân đầu tiên trên hành trình của mình.
Có rất nhiều cách nhìn, nhiều góc độ khác nhau về việc hình thành và phát
triển mở rộng EU. Nhưng yếu tố địa - chính trị đóng một vai trò quan trọng, là
yếu tố then chốt trong quá trình hình thành nên Liên minh châu Âu. Đặc biệt sau
Chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi mà nhiều quốc gia trong khu vực châu Âu
gánh chịu hậu quả nặng nề, sự phân chia quyền lực chính trị cũng như các khu
vực địa lý diễn ra mạnh mẽ.
Chính vì thế, việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của EU trong
những năm từ 1946-1995 là vô cùng cấp thiết để có thể nắm bắt những kiến thức
cơ bản về sự tác động của địa chính trị làm thay đổi biên giới, lãnh thổ, tài
nguyên, mối quan hệ, đối ngoại giữa các nước trong khối liên minh. Từ đó có
cái nhìn khách quan và sâu rộng hơn về khối các nước EU sau này.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích: nghiên cứu và tìm hiểu về vai trò của yếu tố địa chính trị trong
việc hình thành và phát triển Liên minh Châu Âu từ năm 1946 đến 1995.
Nhiệm vụ: Đầu tiên, chúng ta phải có cái nhìn khái quát về yếu tố địa
chính trị để rồi phân tích tầm quan trọng của các đặc điểm châu Âu giai đoạn
1946-1995 ảnh hưởng đến sự hình thành địa chính trị khu này, tạo bàn đạp hình
thành Liên minh châu Âu. Tiếp theo, cần làm rõ quá trình phát triển của EU qua
các năm, cơ cấu tổ chức, vận hành EU để thấy được hệ thống chính trị đặc trưng
của tổ chức qua ba giai đoạn tiêu biểu. Cuối cùng là lý giải được lí do châu Âu
5
được coi là trung tâm địa chính trị thế giới thế kỉ XX. Từ đó, có thể đánh giá,
đưa ra kết luận về vai trò của địa chính trị trong quá trình nhất thể hóa Liên
minh cũng như rút ra bài học cho ASEAN và Việt Nam trong hành trình hội
nhập khu vực.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là Liên minh châu Âu, đặc biệt là các lĩnh vực, yếu
tố có tác động trực tiếp đến địa chính trị châu Âu trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ
XX.

4. Kết cấu của đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt và tài liệu tham khảo, nội
dung chính của tiểu luận được chia thành 4 chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Các yếu tổ ảnh hưởng đến địa chính trị châu Âu giai đoạn
1946-1995
Chương 3: Quá trình hình thành và phát triển Liên minh châu Âu
Chương 4: Đánh giá và rút ra một số bài học

6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm địa chính trị


Chính trị vốn được coi là một trong những lĩnh vực trọng yếu, có tầm ảnh
hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte
từng khẳng định: “Chính trị của một quốc gia nằm ở trong địa lý của nó”. Vì
thế, địa chính trị được xem là lĩnh vực thiết yếu, quan trọng đối với đường lối
phát triển quốc gia và chính sách quan hệ quốc tế.
Để hiểu rõ về khái niệm “địa chính trị”, ta có thể tham khảo một số định
nghĩa của các nhà nghiên cứu. Từ điển bách khoa Le Petit Larousse illustré của
Pháp đã định nghĩa: “Địa chính trị nghiên cứu các mối quan hệ giữa các dữ liệu
địa lý với nền chính trị của các quốc gia”. Từ điển bách khoa Britannica cũng
nêu lên khái niệm của đỉa chính trị là “sự phân tích những ảnh hưởng của địa lý
đến các mối quan hệ quyền lực trong chính trị quốc tế. Trong việc hoạch định
chính sách quốc gia, các nhà lý thuyết địa chính trị đã tìm cách chứng minh tầm
quan trọng của những điều đáng chú ý như việc xác lập được đường biên giới
quốc gia, quyền tiếp cận các đường biển quan trọng và quyền kiểm soát những
khu vực đất liền có tầm quan trọng chiến lược”.

1.2. Lịch sử phát triển tư tưởng địa – chính trị


Tư tưởng địa - chính trị xuất hiện trong đời sống xã hội từ rất lâu về trước.
Nó gắn liền với việc tìm kiếm lãnh thổ, đảm bảo an ninh quốc phòng và vấn đề
đối ngoại của một quốc gia.
Một số quan điểm đã trở thành cơ sở quan trọng cho sự ra đời và phát triển
của khoa học địa – chính trị ngày nay. Ví dụ như:
·    Alfred Thayer Mahan (1840-1914) nêu tư tưởng trong việc khẳng định
tầm quan trọng của quốc gia hải đảo, đại dương
·    Kar Haushofer (1869-1946) công nhận quan niệm về “miền đất trái
tim” của Holfor Mackinder,…

7
Theo đó, địa – chính trị đã trải qua quá trình vận động với nhiều biến đổi,
sự phát triển ấy có thể được chia thành năm thời kỳ sau:
- Vào giai đoạn trước thế kỷ XVII, con người sống phụ thuộc vào thiên
nhiên và bản năng. Hoạt động sản xuất chiến tranh gắn thế giới duy tâm với các
yếu tố địa lý.
- Từ thế kỷ XVII đến 1875, đây là thời kỳ phát triển khoa học kỹ thuật, chế
tạo vũ khí. Nhờ ưu thế trong khoa học kỹ thuật, tài nguyên, của cải, châu Âu trở
thành vùng đất văn minh, với trách nhiệm “khai hoá văn minh” cho các dân tộc
khác và mở ra thời kỳ thống trị trên thế giới.
- Vào thời kỳ 1875-1945, khoa học kỹ thuật ngày càng có tầm ảnh hưởng
trong đời sống và nghiên cứu khoa học. Các quốc gia thôn tính lẫn nhau, khẳng
định vị thế, gây ra nhiều mâu thuẫn, xung đột.
- Trong gian đoạn 1945-1991, địa – chính trị được đón nhận với cái nhìn
khách quan hơn vào những năm 60 của thế kỷ XX. Chiến tranh thế giới thứ hai
kết thúc, chế độ XHCN và TBCN cạnh tranh, yếu tố tư tưởng, chính trị từ đó có
vai trò tác động tới quá trình vận động địa – chính trị.
- Thời kỳ từ 1991 đến nay, các yếu tố địa lý giảm vai trò, theo đó là sự biến
động phức tạp của nội hàm địa – chính trị. Nghiên cứu về địa chính trị ngày nay
cần xét nhiều phương diện không gian, thời gian theo yếu tố địa lý của nó.

1.3. Các xu hướng địa chính trị


1.3.1. Xu hướng địa chính trị hợp nhất
Địa chính trị hợp nhất đề cập tới xu hướng địa chính trị muốn thôn tính,
sáp nhập hoặc gây ảnh hưởng với các lãnh thổ khác thông qua việc mở rộng
lãnh thổ. Đây là xu hướng thể hiện cụ thể trong các chính sách của các nước lớn,
cội nguồn của nó nằm trong tư tưởng truyền thống của các cường quốc, cũng là
xu hướng chung nhất trong lịch sử địa chính trị thế giới. 

1.3.2. Xu hướng địa chính trị phân mảnh


Khác với xu hướng địa chính trị hợp nhất có nguy cơ xung đột cao, một xu
hướng đối lập ra đời ở các nước nhỏ. Đó là xu hướng địa chính trị phân mảnh
8
với mục đích gây tan rã các đế quốc và giành độc lập cho các quốc gia – dân tộc
quy mô nhỏ. Đây được coi là xu hướng lấy địa chính trị chống lại địa chính trị.

1.3.3. Xu hướng địa chính trị văn hoá


Xu hướng này được coi là xu hướng bất ổn, nguy hiểm đối với thế giới do
sự lợi dụng của những kẻ phát động chiến tranh, khủng bố để chia cắt về mặt địa
chính trị.

1.3.4. Xu hướng địa chính trị tài nguyên


Tài nguyên thiên nhiên được coi là định hướng địa chính trị của các nước
lớn. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn gốc của nhiều cuộc xung đột từ xa xưa, bởi
nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển và an ninh một quốc gia. Vì vậy, tài
nguyên thiên nhiên được vẽ thành một tấm bản đồ với mục đích cung cấp những
thông tin về bạo lực hay đưa tới một cái nhìn khách quan cho các nhà hoạch
định chính sách phát triển đất nước.

1.3.5. Xu hướng địa chính trị biển đảo


Xu hướng địa chính trị biển đảo được bắt nguồn từ lý thuyết về sức mạnh
biển của Alfred Thayer Mahan và lý thuyết “miền đất trái tim” của Mackinder.
Nó nhấn mạnh vai trò sức mạnh biển - yếu tố được coi là giúp cho quốc gia trở
thành cường quốc hùng mạnh. Đây là vấn đề mang tính quốc tế, bất kỳ quốc gia
biển nào muốn xây dựng chính sách địa chính trị biển đảo đúng đắn đều phải tôn
trọng luật pháp trong nước và luật biển quốc tế.

9
CHƯƠNG 2
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊA CHÍNH TRỊ CHÂU ÂU GIAI
ĐOẠN 1946 – 1995
2.1. Địa lý tự nhiên
Đặc điểm địa lí, hình dạng và phạm vi lãnh thổ: 
Châu Âu nằm ở phía Tây của lục địa Á – Âu, được bảo phủ quanh mình
bởi biển và đại dương. Châu Âu có diện tích khoảng 10,5 triệu km2, được hình
thành từ một nhóm các bán đảo liên kết với nhau, hai bán đảo lớn nhất là châu
Âu “lục địa” và bán đảo Scandinavia ở phía Bắc cách nhau bởi biển Baltic. Phía
Đông châu Âu ngăn cách với châu Á bởi dãy Uran, tạo thành lục địa Á-Âu. Phía
Bắc giáp Bắc Băng Dương. Phía Tây giáp Đại Tây Dương, Nam giáp Địa Trung
Hải và biển Đen.
Địa Trung Hải là biển tách châu Âu với châu Phi. Biển khá lớn, bị chia cắt
phức tạp, có nhiều biển nhỏ và kín, ăn sâu vào đất liền. Địa Trung Hải tiếp giáp
với nhiều quốc gia của Tây Á, Nam Âu và Bắc Phi, lại nằm trên đường biển
quốc tế từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương, nên có vị trí hết sức quan trọng
về mặt kinh tế và chính trị. 
Cấu trúc địa hình châu Âu đa dạng, gồm nhiều đảo và bán đảo, đường bờ
biển bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều biển, vịnh ăn sâu vào đất liền, tạo ra các
hải cảng tự nhiên và các quần đảo lớn ngoài khơi, điều kiện rất thuận lợi cho
việc vận tải đường thủy và đánh bắt cá. Với chiều dài bờ biển hơn 37.000 km,
châu Âu có một tỉ lệ biển cao hơn so với các lục địa hoặc tiểu lục địa khác. Nếu
so sánh với bờ biển châu Phi, tuy dài nhưng do địa hình tương đối thẳng nên lại
không có được những hải cảng tốt, vì thế trình độ phát triển của châu Phi rất
khác so với châu Âu.
Tài nguyên thiên nhiên, và khí hậu: 
Đồng bằng và đất thấp chiếm ⅔ diện tích ở châu Âu. Chủ yếu phân bố ở
phía đông lục địa, bao gồm đồng bằng Nga và đồng bằng Đức-Ba Lan. Địa hình
như vậy thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt với nhiều loại cây

10
lương thực như lúa mì, lúa mạch, khoai tây. Vùng đồng bằng rộng mở ở châu
Âu đã trở thành những khu vực thuận lợi cho việc định cư lâu dài. Các núi cao
tập trung ở Nam Âu và Bắc Âu, trong đó khu vực các núi cao trên 2000m chỉ
chiếm khoảng 1,5% diện tích lãnh thổ. Các dãy núi Xcandinavi, Pirene, Anpo,
Cacpat, Bancang thuận lợi thúc đẩy ngành du lịch. Ngoài ra, những “hàng rào”
tự nhiên này đã tạo ra an ninh vững chắc cho công cuộc phát triển ổn định ở khu
vực.
Vị trí địa lí có ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành khí hậu ở châu lục này.
Tất cả các lãnh thổ nằm ở bờ tây lục địa và trên các vĩ độ cận nhiệt và ôn đới,
trong năm thường chịu ảnh hưởng của áp cao chí tuyến và gió tây ôn đới hoạt
động quanh năm. Gió tây thổi từ biển vào, lãnh thổ bị chia cắt mạnh làm cho hơi
nước từ biển dễ dàng xâm nhập sâu vào trong đất liền. Lượng mưa lớn quanh
năm thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp thâm canh đạt năng suất cao, chỉ
một bộ phận nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới giá lạnh gây khó khăn trong sản
xuất và trồng trọt.
Cấu trúc địa chất và sông ngòi: 
Kiến tạo địa hình châu Âu rất đa dạng và phong phú. Sự hình thành và
phân bố các mỏ khoáng sản ở châu Âu có liên quan rõ rệt đến cấu trúc địa chất
và điều kiện kiến tạo của châu lục. Các khu vực tiền Cambri có nhiều sắt,
mangan, coban, chì. Đặc biệt, ở Nga vùng Kursk là nơi có nhiều mỏ sắt lớn, tạo
thành vùng “dị thường từ tính Kursk”. Trữ lượng thăm dò đạt 25 tỷ tấn. Tại đới
uốn nếp Cổ sinh tập trung nhiều chì, kẽm, đồng, bạc, boxit; ở vùng núi Ural,
nam Ba Lan, Đức, Ireland, Tây Ban Nha. Tại đới uốn nếp Tân sinh cũng có
nhiều loại chì, kẽm, vàng tập trung ở Hi Lạp và Serbia-Montenegro. Mỏ trầm
tích châu Âu rất giàu than đá, tập trung đặc biệt nhiều nhất ở Anh, Đức, Ba Lan,
Bỉ, bắc Pháp. Về dầu mỏ và khí đốt, châu Âu có nhiều nhất ở vùng đồng bằng
Đông Âu. Tài nguyên cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
nặng: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất và các ngành kinh tế công nghiệp
khác…  

11
Hệ thống kênh đào và sông ngòi ở châu Âu rất phát triển. Đường phân
thủy giữa các lưu vực sông thấp nên dễ xây dựng các kênh đào nối liền các sông
với nhau, nhờ đó việc giao thông đường sông rất thuận lợi. Đa số các sông ở
châu Âu đều là sông ngắn. Toàn châu Âu chỉ có 20 con sông dài hơn 1000km;
trong đó có 4 sông dài trên 2000km, đó là: Volga (3700km), Danube (2850km),
Ural (2534 km), Dnepr (2200km). Sông Volga là sông dài và nhiều nước nhất
tại châu Âu, là con sông có giá trị kinh tế về nhiều mặt: khai thác thủy điện, sử
dụng nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đời sống dân cư, giao thông
vận tải, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Năm 1953, nhờ xây dựng kênh đào
Volga - Don, sông Volga đã trở thành con đường thủy nối liền năm biển với
nhau: Baltic, Bạch Hải, Adobe, biển Đen và Caspi. Sông Danube là con sông
quốc tế quan trọng chảy qua nhiều nước ở Trung Âu, trên hai bờ sông có nhiều
thành phố lớn vì thế sông có còn có giá trị về du lịch.
Những con đường giao thông liên lạc chạy từ Bắc xuống Nam, xuyên qua
các dãy núi đã nối liền Bắc Âu với khu vực Địa Trung Hải. Con đèo Moravia và
Brenner cùng với tuyến đường chủ chốt xuyên Pháp nối liền với châu thổ sông
Rhone làm nên những hành lang quan trọng nhất. Ở phía Đông, con đường vận
tải nối giữa hai con sông Dvina và Dnepr đã liên kết biển Baltic và biển Đen lại
với nhau. Có thể nói đặc điểm này của địa hình châu Âu có tác dụng hai mặt:
ngăn chặn sự bành trướng nhưng lại có tác dụng giao thông liên lạc giữa các khu
vực.

2.2. Lịch sử
Trong lịch sử thế giới, châu Âu luôn là địa bàn tranh giành quan trọng của
các cường quốc. Khu vực này cũng không ít lần trở thành đối tượng chinh phục
của các đế quốc: Đế quốc Mông Cổ, đế quốc Ottoman hay đế quốc Nga Sa
hoàng. 
Thực chất kể từ sau Thế chiến II mà đặc biệt hơn sau Chiến tranh lạnh,
khu vực vốn liền khối là châu Âu bị phân chia thành hai nửa Đông Âu và Tây
Âu. Xét theo tiền đề Địa chính trị, biên giới chia cắt Đông Âu và Tây Âu là

12
đường biên giới phía cực Đông của khối NATO. Khái niệm Đông Âu bao trùm
tất cả các quốc gia nằm dưới quyền ảnh hưởng và kiểm soát của Liên Xô. Còn
Tây Âu là khu vực của Liên minh Châu Âu sau này và khối NATO. Sự phân
chia này chỉ mang tính chất ước lệ còn về căn bản đây vẫn là một khu vực địa lý
có tính thống nhất cao. Từ khởi thủy, không có một đường biên nào phân cắt
châu Âu, nếu có thì chỉ là những chướng ngại vật nhân tạo như “Bức tường
Berlin”.

Châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2:


Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, châu Âu bị chia thành hai hệ thống xã
hội chính trị rõ rệt. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa gồm Ba Lan, Rumani,
Tiệp Khắc, Bungari, Anbani, Nam Tư, Cộng hòa dân chủ Đức và Liên Xô do
Liên Xô đứng đầu. Còn lại là các cường quốc Anh, Pháp, Đức, Italia,... Châu Âu
phản ánh rõ rệt nhất cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
bao gồm việc chạy đua quân sự, chạy đua kinh tế trong thời kỳ chiến tranh lạnh
kéo dài sau giai đoạn này. 
Từ năm 1945 đến 1950 các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lần lượt ra đời
với thiết chế chính trị nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn này, Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh. Từ năm 1950 đến 1970, Liên Xô và các nước Đông Âu tiến
hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và thu được nhiều thắng lợi. Những năm 70 của
thế kỉ XX là đỉnh cao nhất, hưng thịnh nhất của chủ nghĩa xã hội thế giới.
Nhưng những năm 80, chủ nghĩa xã hội thế giới bắt đầu khủng hoảng trầm
trọng. Ở Liên bang Nam Tư diễn ra cuộc nội chiến sắc tộc và tôn giáo làm sụp
đổ Cộng hòa XHCN Liên bang Nam Tư. Ở Liên Xô năm 1985, M.Goócbachốp
lên nắm chính quyền tiến hành cải tổ kinh tế, cải tổ nhà nước những tất cả đều
thất bại làm nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô sụp đổ năm 1991. Chính phủ
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu buộc phải chấp nhận chế độ chính trị đa
đảng. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tạo nên
13
“cơn chấn động chính trị” lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế.
Chiến thắng của phe Đồng minh tại châu Âu đã chứng kiến việc quyền lực
tại Trung Âu được chia sẻ giữa Liên bang Xô Viết, Anh Quốc, Hoa Kỳ và Pháp.
Các nước tư bản ở Tây Âu sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 cũng như chủ nghĩa
tư bản thế giới chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Năm 1949,
Hoa Kỳ và một số nước Tây Âu thành lập liên minh quân sự NATO. Mục đích
của NATO là để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản. Sự thành lập
NATO dẫn đến việc hình thành khối Warszawa do Liên Xô đứng đầu để làm đối
trọng. Điều này nhanh chóng dẫn đến sự hình thành các khối Đông-Tây trong
chiến tranh Lạnh khi mà khối Warszawa đối mặt với khối NATO và được ngăn
cách qua “Bức tường Berlin”. 
Hội nghị Yalta đã chứng kiến sự phân chia lại quyền lực và ảnh hưởng ở
châu Âu- vùng trung tâm chú ý của cuộc chiến tranh lạnh giữa 2 khối Đông-Tây.
Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên
Xô sụp đổ năm 1991 đã đánh dấu cho sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Trong
khi khối hiệp ước Quân sự Warszawa đã bị giải thể thì khối NATO vẫn tiếp tục
tồn tại và mở rộng sang các nước Trung-Đông Âu, Mỹ. Các nước Tây Âu triệt
để sử dụng NATO để bành trướng sự ảnh hưởng. Chính sự sụp đổ của chế độ Xã
hội Chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô là nguyên nhân căn bản nhất khiến cơ cấu
địa-chính trị khu vực Trung - Đông Âu, châu Âu và toàn cầu thay đổi kéo theo
những thay đổi hết sức quan trọng trên thế giới.

2.3. Tác động của yếu tố địa lý trong quá trình vận động lịch sử châu Âu

Học thuyết Miền đất trái tim (Halford J. Mackinder):


·    Theo Halford J. Mackinder, nhân tố địa lý đóng một vai trò cơ bản nhất,
bởi vì không giống các nhân tố khác, nó là yếu tố cố định nhất. Dân số có thể
tăng hoặc giảm, nguồn lực nhiên nhiên có thể cạn kiệt, các hệ thống chính trị có
thể thay đổi, nhưng vị trí của các châu lục, hải đảo, biển và đại dương hầu như
không thay đổi trong lịch sử loài người.

14
·    Mackinder cho rằng bằng cách tập hợp đất đai và biển cả, cùng với các
vùng đất phì nhiêu và đường giao thông tự nhiên, sẽ làm gia tăng sự phát triển
của các đế quốc và dẫn đến kết cục một một đế quốc thế giới. Quan điểm này
của ông càng được củng cố thêm sau Thế chiến I: nếu Đức chinh phục được Nga
và Pháp thì Đức đã có thể thiết lập được sức mạnh biển của mình trên một cơ sở
rộng lớn hơn bất cứ cơ sở nào trong lịch sử. Ông nhận thấy những cuộc chiến
tranh lớn của lịch sử đều là kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp của sự tăng trưởng
không đồng đều của các quốc gia.
·    Với học thuyết về “Miền đất trái tim”, Mackinder mô tả châu Âu và châu
Á như là một lục địa lớn và ông gọi đó là hòn đảo thế giới. Ông xác định trung
tâm Bắc-Trung của lục địa Á-Âu là “khu vực trục” của nền chính trị thế giới. Nó
chính là “miền đất trái tim” hay trục của “đảo thế giới” Á-Âu. Nó được che chắn
xung quanh, ngăn cách với biển cả, có khả năng tự cung, tự cấp. Con đường bộ
duy nhất có khả năng tiếp cận là khu vực Đông Âu. Trong quan điểm của
Mackinder, Đông Âu có vai trò chìa khóa để mở đường cho việc làm chủ thế
giới. Ông cho rằng : “Ai cai trị được Đông Âu thì sẽ khống chế được ‘miền đất
trái tim’; ai cai trị được ‘miền đất trái tim’ thì sẽ khống chế được hòn đảo thế
giới; ai cai trị được hòn đảo thế giới thì sẽ khống chế được cả thế giới.”
·    Về cơ bản, Mackinder cho rằng “miền đất trái tim” này tương đương với
lãnh thổ của Liên Xô, trừ phía đông sông Yenisei. Tại thời điểm đó (1943),  Thế
chiến II đang diễn ra ác liệt. Và ông cho rằng nếu Liên Xô đánh thắng Đức, thì
Liên Xô sẽ trở thành cường quốc trên đất liền lớn nhất trên địa cầu. Trong Thế
chiến II, các nhà chiến lược Hoa Kỳ đã vay mượn quan điểm địa chiến lược thế
giới của Mackinder để xây dựng và thực hiện chính sách “kiềm chế” nước Nga
Xô viết. Học thuyết của Mackinder đã có ảnh hưởng rất mạnh đến các cường
quốc trong hai cuộc chiến tranh thế giới cũng như thời kì chiến tranh Lạnh và
kéo dài cho đến tận ngày nay. 
Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử (Mahan):

15
·    Trong khi đất liền của trái đất đã được phân định chủ quyền, thì phần lớn
biển và đại dương vẫn là khu vực “sân chung” của loài người. Chính vì thế, biển
lại là khu vực dễ trở thành đối tượng tranh chấp. 
·    Những cuộc chiến tranh trong lịch sử cũng thể hiện sức mạnh của biển khi
chính yếu tố này là ngòi châm cho những lần đụng độ khốc liệt giữa các quốc
gia. Điểm qua có thể kể đến như cuộc chiến tranh lần thứ hai (1665-1667) giữa
Anh và Hà Lan; cuộc chiến giữa Anh và Pháp trong liên minh chống các tỉnh
hợp nhất (1672-1674); chiến tranh của liên minh Augsburg (1668-1697); chiến
tranh giữa Anh và Tây Ban Nha (1739); chiến tranh trên biển ở Châu Âu (1779-
1782). 
·    Một ví dụ khác về nước Anh, vào thế kỉ XVIII, một mặt Anh phải đương
đầu với Hà Lan và các cường quốc phương Bắc; mặt khác nó phải chống lại
Pháp và khu vực Đại Tây Dương. Tuy nhiên, Anh đều thành công khi phải
đương đầu với liên minh Pháp và phương Bắc bằng việc chia cắt khối liên minh
này qua đường biển Manche. Các cuộc chiến tranh hải quân giữa Anh và Pháp ở
thế kỉ XVIII, với ưu thế đường biển và có thủy quân mạnh hơn, hải quân nước
Anh đã có khả năng đánh thắng nước Pháp, từ đó ngăn chặn hiệu quả cuộc xâm
chiếm và phong tỏa. 
·    Trong thế kỉ XIX, mọi sự giao thương với bên ngoài đều được tiến hành
thông qua các hải cảng của đất nước, việc buôn bán bằng tàu biển đòi hỏi các
hải cảng và hành trình buôn bán đó cần được đất nước bảo vệ. Để đảm bảo cho
việc vận tải bằng tàu biển, các quốc gia đều có xu hướng tìm kiếm và xây dựng
đồn bốt tiền tiêu dọc đường đi. Và thế là quá trình thực dân hóa và thành lập các
thuộc địa đã diễn ra để bảo đảm cho các đế quốc biển có nền giao thương trên
biển vững mạnh. 
 =>  Công trình nghiên cứu của Mahan và Mackinder tuy khai thác các yếu tố
khác nhau trên biển (Mahan tập trung vào sức mạnh hải quân; Mackinder nói về
“Miền đất trái tim”)  nhưng cả hai đều nhấn mạnh về vai trò sức mạnh biển của
một quốc gia trong chiến lược phát triển hay nói cách khác, trong việc bành
trướng đất nước. Quan điểm đề cao tầm quan trọng của sức mạnh trên biển của
16
Mahan đã ảnh hưởng đến chiến lược phòng vệ và bành trướng của Hoa Kỳ, Đức,
Pháp và Nhật Bản sau này. Thuyết của Mackinder đã trở thành tiền đề, “cha đẻ”
của hàng loạt lý thuyết và chiến lược cho hải quân của các cường quốc lớn ngày
nay. Có thể nói biển và đại dương đã có ảnh hưởng vô cùng quan trọng và là
một trong những chìa khóa then chốt trong sức mạnh của mỗi quốc gia từ những
năm đầu của nhân loại. Những cuộc chiến trên biển trong lịch sử đã ảnh hưởng
sâu sắc, góp phần không nhỏ đến diễn biến địa chính trị của châu Âu thế kỉ XX.

2.4. Kinh tế
Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất
nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị
phá hủy. Các quốc gia châu Âu nỗ lực phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương
chiến tranh.
·    Sau thế chiến II đến cuối thập kỉ 80 của thế kỷ XX, các nước trong khu
vực Đông Âu đã đạt được một số thành tựu nhất định trên con đường phát triển
kinh tế. Năm 1955, các quốc gia Đông Âu trong khối Warszawa cùng với Liên
Xô cùng tham gia COMECON. Liên Xô thông qua lực lượng quân sự hùng hậu
của mình đóng trên lãnh thổ Đông Âu và bằng sức ép kinh tế trong COMECON,
khống chế đường hướng chính trị của các quốc gia Đông Âu. Sau khi hệ thống
XHCN ở Đông Âu cũng như Liên Xô sụp đổ, nền kinh tế chuyển đổi, các nước
lâm vào thời kì khủng hoảng nghiêm trọng. Cả thập kỉ 90 của thế kỉ XX kinh tế
chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. 
·    Sau Thế chiến II Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của
nền kinh tế lên đến 30%. Với nỗ lực phục hồi, Liên Xô đã dần hàn gắn được vết
thương sau chiến tranh, kinh tế đi lên và phát triển. Nhưng đến cuối thập kỉ 80
của thế kỉ XX, kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém do cơ chế cũ tạo
ra. Cuối năm 1991, trên lãnh thổ Liên Xô trước đây hình thành “Cộng đồng các
quốc gia độc lập-SNG”. Sau khi tách khỏi Liên bang Xô viết, Nga cũng như các
nước cộng hòa khác bước vào thời kì khó khăn. Cả thập kỉ 90 của thế kỉ XX,
nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Sự gián đoạn của các mối liên hệ

17
kinh tế, tiền tệ và cung ứng nguyên liệu, hàng hóa đã đẩy các nước trong SNG
trượt dài trong suy thoái, lạm phát tăng cao. Khủng hoảng về kinh tế, bùng phát
tiêu cực về mặt xã hội ở khu vực Trung-Đông Âu đã làm thay đổi hẳn cục diện
địa chính trị châu Âu. 
·    Nước Đức sau thế chiến II gần như chỉ còn là một đống đổ nát. Lượng
bất động sản giảm 20%. Sản lượng thực chỉ còn bằng một nửa so với mức trước
chiến tranh, sản xuất công nghiệp giảm ⅓. Nhưng chỉ đến những năm 1950, Tây
Đức đã trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới. Cộng hòa Liên bang Đức đã nhân
được 1,3 tỷ USD hỗ trợ tái thiết từ kế hoạch Marshall (1948) của Mỹ. Đến năm
1989 khi bức tường Berlin sụp đổ và Đức thống nhất, trở thành nền kinh tế lớn
thứ ba toàn cầu. 
·    Ở khu vực Tây Âu, sau Thế chiến II các quốc gia đã chuyển sang chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các quốc gia Tây Âu như Anh, Pháp, Đức,
Italia đều phải vay tiền của Mỹ để khôi phục kinh tếntừ năm 1945 đến 1950. Từ
những năm 50 đến những năm 70 thế kỉ XX, các cường quốc Tây Âu đã đạt
được những thành tựu kinh tế to lớn. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm
lớn kinh tế, tài chính lớn nhất của thế giới tư bản (ngoài Nhật và Mỹ) . Quy mô,
ảnh hưởng kinh tế của các quốc gia khu vực Tây Âu trở thành một trong những
trung tâm địa chính trị quan trọng của châu Âu và thế giới, trở thành một cơ cấu
địa chính trị thế giới sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc. 
·    Khu vực Nam Âu sau Thế chiến II, so sánh với khu vực Tây Âu, kinh
tế chưa phát triển bằng. Tiêu biểu là Italia, sau khi tham gia vào hai cuộc chiến
tranh ở thế kỉ XX, đã kiệt quệ người và của, nhưng lại giúp nền công nghiệp
phát triển, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vũ khí. Sau chiến tranh, nền kinh tế
Italia phát triển với tốc độ cao và phục hồi nhanh chóng nhờ cải tổ mạnh và áp
dụng thành tựu khoa học kĩ thuật và được sự giúp đỡ của EC.  

2.5. Văn hoá


Tư tưởng quốc gia dân tộc châu Âu nổi lên từ thế kỉ XII. Lúc này những
người theo chủ nghĩa lý tưởng châu Âu đã đề ra nhiều phương án thống nhất

18
châu Âu: Saint Pierre đề xuất tư tưởng liên bang châu Âu, Rousseau thì cho rằng
chỉ có dựa vào ý chí nhân dân các dân tộc mới có thể thực hiện sự liên hợp châu
Âu, còn Napoleon từng có kế hoạch hùng vĩ về thống nhất châu Âu bằng vũ lực.
Sự bùng nổ Thế chiến II đã xảy đến sự tan rã của hệ thống châu Âu truyền
thống. Trải qua thảm họa của thế chiến II, người châu Âu nhìn lại vấn đề liên
hợp châu Âu, họ càng tin rằng lối thoát duy nhất chỉ có thể là thống nhất châu
Âu. Năm 1946, Winston Churchill đề xuất ý tưởng về hợp chủng quốc châu Âu;
năm 1950 Shuman đề xuất kế hoạch về liên bang châu Âu; năm 1951, Jean
Money khi thiết kế cộng đồng than thép châu Âu đã nhấn mạnh triển vọng thống
nhất châu Âu từ tổ chức này.  
Sau thế chiến II, giấc mơ mấy nghìn năm thống nhất châu Âu dần được
thực hiện. Quan niệm về thống nhất châu Âu với cơ sở là tính đồng nhất và tính
đa dạng của châu Âu đã hình thành nên quan niệm giá trị chung, nguồn gốc tư
tưởng văn hóa và bản sắc chung. Đây là cơ sở sâu xa để thực hiện nhất thể hóa
qua sự ra đời của EU. Sự hình thành và phát triển của bản sắc văn hóa châu Âu
gắn liền với tiến trình hình thành và phát triển của EU sau này. 
CHƯƠNG 3
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU
ÂU GIAI ĐOẠN 1946 – 1995

3.1. Quá trình nhất thể hoá châu Âu


Để tìm kiếm tiếng nói chung, châu Âu đã lựa chọn giải quyết vấn đề địa
chính trị bằng địa kinh tế thông qua các hiệp ước đã kết giữa các thành viên từ
đó tạo lập một châu Âu thống nhất theo mô hình Liên bang châu Âu (United
State of Europe).

3.1.1. Hiệp ước Paris năm 1951 – Sự hình thành Cộng đồng than thép châu
Âu (European Coal and Steel Community – ECSC)
Công cụ kinh tế được khởi đầu với lĩnh vực gắn bó chặt chẽ với không
gian địa lí:  Cộng đồng than thép châu Âu thành lập năm 1951 thông qua hiệp
ước Paris với sự tham gia của sáu quốc gia Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Luxembourg

19
và Hà Lan, nằm ở trung tâm châu Âu mà cơ sở chính là các vùng mỏ nằm trên
lưu vực sông Rhine giữa biên giới Pháp – Đức. Hiệp ước ECSC đặt ra mục tiêu
không chỉ dừng lại ở một khu vực tự do thương mại mà còn đặt nền tảng cho
một thị trường chung với một số mặt hàng chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp như: than, than cốc, quặng sắt, thép và phế liệu thép. Điều này nhằm đảm
bảo một nguồn cung cấp có trật tự với mọi quốc gia thành viên, tạo khả năng mở
rộng, hiện đại hóa sản xuất một cách hợp lý, cải thiện điều kiện làm việc cũng
như chất lượng sống cho những người lao động trong lĩnh vực này.
Hiệp ước ECSC đã thiết lập 4 thể chế cơ bản mang quyền lực siêu quốc
gia đầu tiên đó là: Ủy ban cấp cao; Hội đồng Bộ trưởng; Quốc hội chung; và
Tòa án châu Âu. Mặc dù xuất phát điểm là vấn đề kinh tế những EU đã khẳng
định rõ ý tưởng địa chính trị của mình khi tuyên bố “ECSC là bước đầu tiên trên
con đường dẫn tới liên bang châu Âu và nó sẽ nhanh chóng dẫn chúng ta đến sự
thống nhất hoàn toàn về kinh tế và chính trị châu Âu”.

3.1.2. Cộng đồng châu Âu (European Community – EC)


Với ý tưởng địa chính trị như trên, đến năm 1957, hai hiệp ước Rome
được ký kết ngày 25 tháng 3 bởi sáu nước nêu trên, đó là:
- Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EAEC hay Euratom) nhằm
liên kết sáu nước trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, phối hợp nghiên cứu và
thúc đẩy việc sử năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, phổ biên thông tin
về sức khỏe và an toàn hạt nhân. Tuy nhiên, sự khác biệt về quan điểm giữa các
quốc gia thành viên trong những vấn đề then chốt đã làm ảnh tới hiệu lực của rất
nhiều điều khoản trong hiệp ước.
- Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) hay còn gọi là Khối thị trường chung
châu Âu, bao hàm hợp tác rộng rãi trên lĩnh vực kinh tế nhằm xây dựng nền tảng
cho liên kết châu Âu. Mối quan tâm đặc biệt là thúc đẩy sự hòa giải lâu dài giữa
Pháp và Đức. Năm 1962, EEC thực hiện một chính sách nông nghiệp bảo vệ

20
nông dân EEC khỏi sự cạnh tranh phát sinh từ việc nhập khẩu nông sản. Đặc
biệt, nó đã cải cách chính thuế quan và thương mại bằng cách bãi bỏ các loại
thuế nội địa tháng 7/1968. EEC đã sớm nổi lên như một Cộng đồng quan trọng
nhất, trở thành công cụ chính để gián tiếp đạt được sự thống nhất chính trị.
Cùng với vấn đề chính sách, vấn đề thể chế cũng được đề cập trong cả hai
hiệp ước. Mặc dù mô hình các thiết chế tồn tại từ Hiệp ước ECSC không thay
đổi (có bốn thiết chế tương tự) nhưng có một số điều chỉnh mới làm cho các
thiết chế bớt đi tính siêu quốc gia và mang tính liên quốc gia nhiều hơn.
Các thành viên đã cải tiến tổ chức nhiều lần để mở rộng quyền hoạch định
chính sách và sửa đổi cấu trúc chính trị của tổ chức. Vào ngày 01/07/1967, ba
khối EAEC, EEC, ECSC đã hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu – EC, sau này
trở thành các tổ chức chính của EU. Thông qua Đạo luật châu Âu duy nhất (SEA
– 1986), các thành viên EEC cam kết sẽ hoàn thiện thị trường nội khối vào trước
năm 1992. Đạo luật này cũng cho phép EEC kiểm soát chính thức các chính
sách cộng đồng về môi trường, nghiên cứu và phát triển công nghệ, gắn kết kinh
tế và xã hội.
Cộng đồng châu Âu đã trở thành một trụ cột cơ bản của EU do vai trò của
nó trong việc đưa các nền kinh tế châu Âu lại với nhau. Nó không chỉ thiết lập
nền tảng cho EU thông qua hội nhập kinh tế mà còn đảm bảo hòa bình ở châu
Âu thông qua thương mại tự do.

3.1.3. Liên minh châu Âu


Với những thành công rực rỡ nhờ sự hội nhập sâu rộng trong các lĩnh vực
kinh tế, các nước thành viên quyết định mở rộng tiếp nhận thêm các quốc gia
thành viên để tăng cường tính hiệu quả của hội nhập kinh tế đồng thời tiến hành
mở rộng các lĩnh vực hội nhập sang các vấn đề phi kinh tế để khắc phục những
mâu thuẫn nảy sinh do quá trình hội nhập không đồng đều.
Để đạt được những mục đích này, cần phải có sự cải cách khá mạnh mẽ về
cơ cấu thể chế. Do vậy Hiệp ước Maastricht (TEU) ký kết ngày 07/02/1992,
đánh dấu bước ngoặt chính trị to lớn, thành lập Liên minh châu Âu EU. Thị

21
trường chung được hoàn tất năm 1993 với bốn quyền tự do lưu thông hàng hóa,
dịch vụ vốn và con người. Nội dung cốt lõi là hướng đến mục đích thiết lập Liên
minh kinh tế và Tiền tệ vào cuối thập kỷ 90, với hệ thống ngân hàng trung ương
và đồng tiền chung; tạo ra liên minh chính trị với một thỏa thuận được minh họa
như một ngôi đền với 3 “trụ cột”: Cộng đồng châu Âu; Chính sách đối ngoại và
an ninh chung (CFSP); Hợp tác tư pháp và nội vụ (JHA); tăng cường hợp tác
quốc tế, giữ gìn hòa bình, đẩy mạnh dân chủ và nhà nước pháp quyền.
Hiệp ước Maastricht là kết quả của quá trình gây dựng nền tảng nhất thể
hóa kinh tế, chính trị châu Âu ở các cấp độ từ thấp đến cao, từ kinh tế đến chính
trị, đối ngoại, tài chính và nội vụ.
Kể từ đây, EU-12 với lá cờ xanh dương có 12 ngôi sao vàng làm thành
một vòng tròn hướng tâm trở thành biểu tưởng của thịnh vượng và hoà bình.

3.1.4. Liên minh châu Âu sau hiệp ước Maastricht và trước hiệp ước Lisbon
Sau hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu với ba cột trụ, có
hai hiệp ước khác cũng đã được ký kết, cụ thể là:
- Hiệp ước Amsterdam được ký tại Hà Lan (10/1997). Hiệp ước này được
sửa đổi, bổ sung hiệp ước Maastricht cho phép tăng cường chú trọng hơn tới
quyền con người trong EU tạo lập một khu vực tự do, an ninh và công lý, nhờ
đó tăng cường hiệu lực của các công cụ quản lý, điều hành liên quan tới lĩnh vực
chính sách đối ngoại . Tuy nhiên, những bước tiến này còn rất hạn chế do chưa
được sự đồng thuận trong các vấn đề đổi mới cơ chế để tạo sự hợp tác chặt chẽ
hơn và có các phương tiện hành động hữu hiệu.
- Hiệp ước Nice (2001) đã khắc phục được phần nào những vấn đề còn tồn
tại của hiệp ước Amsterdam. Hiệp ước này đã tạo được cơ sở để mở rộng EU do
đã xác định vị thế cho số các thành viên mới trong các thiết chế của EU nhưng
rốt cuộc vẫn không giải quyết được vấn đề làm sao để mở rộng mà không làm
tổn thất tính hiệu lực của tổ chức này. 
Có thể thấy rằng cả hai hiệp ước Amsterdam và Nice đều không làm thay
đổi cấu trúc thể chế, pháp lý của EU, chúng chỉ tập trung giải quyết một số

22
những vấn đề cục bộ và không có tính đồng bộ. Do vậy, hai hiệp ước này không
được xem là những mốc lịch sử trong quá trình phát triển các thể chế của EU.
Phải đến hiệp ước thiết lập Hiến pháp châu Âu năm 2004 và hiệp ước Lisbon
năm 2007 thì các vấn đề về thể chế của Liên minh mới được giải quyết một cách
tương đối triệt để.

3.2. Cơ cấu tổ chức của EU


Từ một tổ chức kinh tế, EU hiện nay đã trở thành một khối liên minh
chính trị với một cơ cấu thể chế độc đáo.
3.2.1. Uỷ ban châu Âu (European Commission – EC)
Uỷ ban châu Âu thường được miêu tả là bộ máy hành chính của EU. Lãnh
đạo Ủy ban là Đoàn các cao ủy, hiện tại gồm 27 cao ủy đến từ mỗi nước thành
viên, mỗi cao ủy phụ trách một hoặc vài lĩnh vực tương tự như vai trò của các
Bộ trưởng. Đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban – có vai trò như Thủ tướng của quốc
gia.
Ủy ban có chức năng và nhiệm vụ sau: Đề xuất phát triển luật pháp, chính
sách; Điều hành, giám sát thực hiện pháp luật; Đại diện cho EU trong đối ngoại,
đàm phán quốc tế; Hòa giải tranh chấp các bên trong nội bộ; Thúc đẩy các lợi
ích chung của Liên minh.

3.2.2. Hội đồng châu Âu (European Council)


Hội đồng châu Âu là cơ quan tối cao của EU, tập hợp nguyên thủ của các
quốc gia thành viên, bao gồm Chủ tịch Hội đồng và cả Chủ tịch Ủy ban châu
Âu, ra quyết định trên cơ sở đồng thuận.
Nhiệm vụ chính của hội đồng: định hướng hoạt động EU, giải quyết
những vấn đề trọng yếu liên quan tới sự phát triển của Liên minh, thể chế và
hiến pháp, chính sách kinh tế và tiền tệ, chính sách đối ngoại và đứng ra làm
trọng tài khi có tranh chấp

23
Tuy nhiên về mặt thủ tục, Hội đồng châu Âu không được xem là cơ quan
lập pháp của EU vì các quyết định của nó chỉ mang tính chính trị. Sau khi quyết
định, Ủy ban châu Âu, Hội đồng bộ trưởng và Nghị viện châu Âu có trách
nhiệm đưa những nội dung này vào quy định của pháp luật Liên minh.

3.2.3. Hội đồng bộ trưởng (Council of Ministers)


Hội đồng bộ trưởng bao gồm bộ trưởng của các chính phủ quốc gia có
nhiệm vụ đưa ra những quyết định về chính sách và luật pháp. Về mặt pháp lý
chỉ có 1 Hội đồng bộ trưởng, tuy nhiên trên thực tế có khoảng 20 dạng Hội đồng
bộ trưởng khác nhau gắn liền với việc phân loại khoảng 20 lĩnh vực cơ bản khác
nhau (như kinh tế/tài chính, nông nghiệp, tư pháp …).
Hội đồng bộ trưởng thông qua quyết định dựa trên 3 cơ chế: Cơ chế đồng
thuận, Cơ chế QMV và Cơ chế bỏ phiếu theo đa số đơn giản. Trước đây cơ chế
đồng thuận được áp dụng rất nhiều nhưng càng gần đây, các lĩnh vực chính sách
đã chuyển hầu hết sang áp dụng QMV.

3.2.4. Nghị viện châu Âu (European Parliarment – EP)

Đây là thể chế duy nhất của EU được bầu trực tiếp. Mỗi khi các Hiệp ước
được sửa đổi thì thẩm quyền của Nghị viện cũng thay đổi. Hiện nay, Nghị viện
là cơ quan lập pháp cùng với Hội đồng. Nghị viện có thẩm quyền giám sát Ủy
ban và chịu trách nhiệm kiểm tra chính sách cũng như hoạt động của EU, xem
xét các hiệp định, đưa ra ý kiến về các dự án và kiểm tra tài chính, thông qua
ngân sách hằng năm của EU.
Về cơ cấu tổ chức, các thành viên của EP được phân bổ theo số lượng
tương ứng với quy mô dân số của các nước thành viên. Hết nhiệm kỳ 5 năm, EP
tổ chức bầu cử nghị sĩ chung trong toàn EU.
Về chức năng lập pháp, mọi đề xuất xây dựng pháp luật của EU đều được
đệ trình qua EP. Tương ứng với từng lĩnh vực, thẩm quyền của EP được thể hiện
ở chỗ EP được áp dụng thủ tục nào trong quá trình xây dựng luật pháp. Cụ thể
có 4 thủ tục lập pháp mà EP được áp dụng: Thứ nhất là thủ tục tham vấn; Thứ

24
hai là thủ tục hợp tác; Thứ ba là thủ tục đồng quyết định; Thứ tư là thủ tục tán
thành.

3.2.5. Toà án Công lý châu Âu (European Court of Justice – ECJ)


Về mặt tổ chức, Tòa án châu Âu có 27 thẩm phán, từ 27 nước thành viên
và 8 luật sư. Thủ tục xử lý vụ việc của ECJ được thực hiện cơ bản theo trình tự:
thụ lý hồ sơ, tập hợp bằng chứng, nghe điều trần công khai từ các bên liên quan,
thẩm phán thụ lý chủ động xem xét các khía cạnh pháp lý và dự thảo kết luận.
Về thẩm quyền, ECJ có thẩm quyền trong 3 lĩnh vực chính: Xem xét các hoạt
động chống lại quốc gia thành viên; Phán xét về tính hợp pháp của các đạo luật
và những quy định pháp luật của EU; Đưa ra những chỉ đạo sơ bộ khi các tòa án
quốc gia thành viên hỏi ý kiến tham khảo.
Có thể nói mỗi thể chế đại diện cho một lợi ích. Các ưu tiên chính, khái
quát của EU được đề ra bởi Hội đồng Châu Âu. Các Nghị sĩ được bầu trực tiếp
đại diện cho các công dân Châu Âu trong Nghị viện Châu Âu. Lợi ích của EU
được thúc đẩy bởi Ủy ban Châu Âu. Các Chính phủ bảo vệ lợi ích quốc gia của
đất nước mình trong Hội đồng bộ trưởng. Cuối cùng, Tòa án Công lý châu Âu
đóng vai trò trọng yếu: duy trì quyền lực của luật pháp EU. Nói cách khác, cơ
cấu thể chế của Liên minh phản ánh những lợi ích đa dạng và là động lực của
quá trình hội nhập châu Âu.

3.3. Vì sao châu Âu là trung tâm địa – chính trị của thế giới thế kỷ XX
Trước hết, châu Âu có một vị trí địa chiến lược quan trọng. Vị trí then
chốt ấy khởi nguồn từ lý thuyết “miền đất trái tim” của Mackinder đã được đề
cập ở phần trước. Châu Âu là ngõ cửa dẫn tới nước Nga, đồng thời là giao điểm
tiếp cận với châu Mỹ qua Đại Tây Dương, với châu Phi qua kênh đào Suez, với
châu Á qua Địa Trung Hải và eo biển Bosphor của Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài ra còn có
con đường chính xuyên qua “miền đất trái tim”. Các đế quốc châu Âu tận dụng
vị trí địa lý thuận lợi, dân cư đông đúc để tạo điều kiện mở rộng lãnh thổ, bành
trướng khắp thế giới. Từ đó, châu Âu ngày càng khẳng định được vị trí chiến
lược quan trọng của mình.
25
Không chỉ có ưu thế trong vị trí địa chiến lược, EU đã thiết lập khối liên
minh chính trị vững chắc. Sau nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, châu Âu nhận
thức được vai trò của sức mạnh hợp nhất và xây dựng ý tưởng địa chính trị về
việc hợp nhất châu Âu. Liên minh châu Âu EU tuy phải đối diện với nhiều thách
thức, vấn đề nội bộ, song tiềm lực kinh tế và tác động về mặt chính trị luôn
khẳng định được vị thế quan trọng và giúp châu Âu trở thành một trong những
trung tâm quyền lực then chốt của thế giới. Những biến động phức tạp được giải
quyết ổn định càng nâng cao vai trò của châu Âu, vận động chính trị cũng từ đó
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu địa – chính trị toàn cầu. Với những tiềm
năng đó, châu Âu được đánh giá cao với dự đoán tiếp tục trở thành trung tâm địa
– chính trị của thế giới thế kỷ XXI.

26
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC TỪ QUÁ TRÌNH NHẤT THỂ HOÁ EU

4.1. Đánh giá về quá trình hình thành và phát triển của EU
Liên minh châu Âu có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài với
việc ký kết rất nhiều hiệp ước rải rác trong nhiều năm khác nhau. Nhưng tổng
kết lại, các hiệp ước tiêu biểu mà tương ứng với chúng, các thể chế Liên minh
có sự biến đổi mang tính cách mạng đó là: Cộng đồng than thép châu Âu
(ECSC) năm 1951; Cộng đồng kinh tế châu Âu với hai hiệp ước Rome (EEC và
Euratom) năm 1957; sự xuất hiện chính thức của EU theo hiệp ước Maastricht
(TEU) năm 1992. 
Liên minh châu Âu chính là điển hình cho khuynh hướng liên kết khu vực
cùng với xu hướng toàn cầu hóa sau chiến tranh thế giới thứ 2. Như đã phân
tích, tiến trình hội nhập châu Âu được song hành với sự gia tăng của các nước
tham gia Liên minh, từ ban đầu là 6 nước đến nay là 28 nước. Điều này có tác
động sâu rộng đối với sự phát triển của quá trình hội nhập EU. Hội nhập không
phải là một quá trình tĩnh và một chiều. Nó dựa vào nhiều yếu tố (kinh tế, chính
trị, văn hóa) cả trong và ngoài EU. 
Có thể kết luận rằng việc nhất thể hóa châu Âu chính là bàn đạp cho con
đường tiến tới vị trí siêu cường của châu Âu. Chính sự liên kết kinh tế từ những
bước đầu (thành lập ECSC) là sự khởi nguồn đúng đắn để tiến tới liên kết chính
trị, xã hội, quân sự; tạo cho châu Âu một sự nhất thể hóa đa dạng không chỉ xây
dựng “châu Âu kinh tế” mà còn xây dựng “châu Âu chính trị”, “châu Âu quân
sự”, tiến tới “Đại châu Âu”. Kinh tế là lĩnh vực đạt thành quả nổi bật nhất trong
tiến trình liên hợp châu Âu sau Thế chiến II, là bàn đạp cho việc thống nhất tiền
tệ châu Âu - đồng Euro- ra đời đầu năm 1999. 
Đến những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI cho đến nay, các thể chế
chính trị của Liên minh châu Âu đã có được chiếc áo pháp lý mang dáng dấp các
thể chế chính trị của một quốc gia Liên bang tương đối rõ ràng. Với những gì
mà các thể chế chính trị của Liên minh đã thể hiện trong suốt hơn nửa thế kỷ
27
qua, có thể thấy xu thế phát triển thành các thể chế của một hệ thống chính trị
liên bang là một tất yếu lịch sử.
4.2. Bài học từ quá trình hội nhập châu Âu cho ASEAN và Việt Nam:
Qua nghiên cứu quá trình phát triển liên minh Châu Âu có thể rút ra một
số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển liên kết khu vực nói chung, liên kết
ASEAN nói riêng đó là:
Thứ nhất, ASEAN muốn tạo sự liên kết chặt chẽ cần dựa trên nguyên tắc
gắn kết về chính trị. Ở EU, hệ thống chính trị phát triển là tiền để đảm bảo cho
sự gắn kết sâu sắc, toàn diện của quá trình liên kết kinh tế - xã hội. Chính trị
được coi là nền tảng cho sự hài hoà về quyền và lợi ích quốc gia và đảm bảo cho
sự đa dạng về văn hoá của các nước thành viên. Khi đã hình thành và thiết lập
một hình thức liên kết chung thì buộc các thực thể liên kết phải nhường bớt một
phần chủ quyền quốc gia cho sự điều phối chung, không có một khối liên kết
kinh tế, chính trị và quân sự nào lại được xây dựng trên cơ sở độc lập, hoàn toàn
của các chủ thể. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống chính trị phù hợp với trình
độ phát triển của khu vực, góp phần đẩy mạnh liên kết nội khối, hợp tác cùng
phát triển giữa các nước thành viên.
Thứ hai, ASEAN nên học hỏi EU về nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số trong
các lĩnh vực quan trọng. Tuy nguyên tắc đồng thuận vẫn được sử dụng như một
cách tạo sự bình đẳng, hài hoà lợi ích của các nước thành viên, nhưng nó dễ gây
ra sự bất đồng khi đưa ra một quyết định chung và có thể làm hại tới quyền lợi
chung của tổ chức. Vì thế, nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số trở thành một giải
pháp hiệu quả khi thực hiện các vấn đề quan trọng hay liên quan tới các chính
sách kinh tế, cần sớm áp dụng trong quá trình hội nhập.
Thứ ba, đề ra mục tiêu phát triển hài hòa về lợi ích và phù hợp với trình độ
giữa các nước thành viên. Thực tế đã chứng minh, một tổ chức liên kết sẽ khó
phát triển, thậm chí là tan rã nếu thiếu đi sự hoà hợp giữa các nước, đồng thời
mục tiêu ban đầu đề ra quá cao so với khả năng họ thực hiện được. Chỉ khi mục
đích của liên kết rõ ràng, phù hợp với thực tiễn, tổ chức ấy mới có thể phát triển
mạnh mẽ, hội nhập toàn cầu.
28
Thứ tư, sự xâm nhập kinh tế, chính trị tất yếu phải được xây dựng trên cơ
sở một môi trường an ninh chung, tức là phải được bảo vệ dưới một “chiếc ô
thống nhất” của một hình thức tổ chức quân sự nào đó. Sau Thế chiến II, Tây Âu
vẫn được NATO che chở; điều này đã gây cho EU những phiền toái và mất chủ
quyền không nhỏ, do đó xu hướng EU muốn xây dựng một lực lượng phòng vệ
vùng bên cạnh NATO, chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề an ninh khu
vực. Xu hướng này đang trở thành một xu hướng tất yếu và mạnh dần nên.
Việc nghiên cứu quá trình hội nhập của Liên minh với sự cọ xát gay gắt
lợi ích quốc gia và lợi ích của Liên minh cho thấy Việt nam khi tham gia hội
nhập cần đặc biệt chú ý để nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu, cái
được, cái mất của mình trong mỗi bước hội nhập. Từ đó có thể tìm ra con đường
hội nhập phù hợp nhất với nhu cầu của đất nước.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và châu Âu đã hình thành từ rất lâu đời. Mối
quan hệ ấy không chỉ ở hệ tư tưởng, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình
thành những thiết chế và thể chế dân chủ của Việt Nam dân chủ cộng hòa trước
đây cũng như nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày nay. Sau chiến tranh
thế giới lần thứ hai, sự liên kết dựa trên cơ sở hệ tư tưởng giữa Việt Nam và
châu Âu được mở rộng ra khắp châu Âu, đặc biệt là ở các nước Liên Xô và
Đông Âu trong sự nghiệp giúp đỡ Việt Nam về cả vật chất lẫn tinh thần trong
cuộc chiến xây dựng XHCN.
Hơn thế, mối quan hệ Việt Nam và châu Âu không chỉ dừng lại ở sự liên
kết giai cấp và đấu tranh giai cấp dựa trên hệ tư tưởng, mà mối quan hệ đó được
mở rộng toàn diện. Đó là những quan hệ giữa dân tộc Việt Nam và châu Âu. Sự
thâm nhập vào nhau về văn hóa, nghệ thuật diễn ra rất mạnh mẽ thông qua việc
người Việt Nam đến du học và làm việc ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ,
cũng như những chuyên gia và lưu học sinh châu Âu đến làm việc tại Việt
Nam. 
Châu Âu, trực tiếp là Eu đã để lại bài học to lớn cho tất cả các quốc gia
trước sự lựa chọn những hình thức liên kết phù hợp trong xu thế toàn cầu hóa
phát triển như hiện nay. Với Việt Nam, kinh nghiệm liên kết kinh tế của EU cho
29
chúng ta những gợi ý quý báu trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội
nhập AFTA, APEC.

KẾT LUẬN
Trong lịch sử, châu Âu với nhiều quốc gia và sắc tộc rất đa dạng là một
không gian xã hội của các xu thế vận động ngược chiều nhau: chiến tranh và hòa
bình, xung đột và hội nhập. Để ngăn ngừa và triệt tiêu nguy cơ chiến tranh và
xung đột nổ ra, ý tưởng hội nhập châu Âu đã được hiện thực hóa từng bước sau
chiến tranh Thế giới thứ II và đang khiến Liên minh châu Âu (EU) trở thành một
mô hình liên kết khu vực điển hình và thành công nhất hiện nay.
Góp phần tạo nên những thành tựu đó, một nhân tố trọng yếu không thể
thiếu chính là địa chính trị. Địa chính trị đã tác động mạnh mẽ tới EU từ những
bước chân đầu tiên trên con đường của mình, giai đoạn 1946 – 1995, tạo nền
móng vững chãi cho quá trình nhất thể hóa châu Âu. Khi nhìn từ góc độ địa
chính trị, tức là xem xét mối tương quan giữa chính trị và không gian, ta có thể
quá trình liên kết EU gắn liền với những biến động về hình thái đường biên giới
lãnh thổ, tài nguyên bên trong châu Âu. Cũng từ đó, sự biến đổi lãnh thổ, tài
nguyên, đường biên giới của EU sẽ tác động mạnh tới sức mạnh tổng hợp của
EU và cục diện chính trị của EU cũng như các nước thành viên. Dùng tài
nguyên và các lợi ích kinh tế để xóa bỏ những tranh chấp và nguy cơ xung đột
có thể xảy ra, nhất là giữa hai quốc gia láng giềng vốn chứa đựng lịch sử đầy
hận thù ở Tây Âu là Pháp- Đức; hội kinh tế và tiến tới hội nhập về chính trị
thông qua hệ thống chính trị được thiết lập đầy quyền lực khiến EU trở thành
một thực thể có tầm vóc cạnh tranh địa chính trị với đối thủ lớn trong khu vực –
Liên Xô và cạnh tranh tầm ảnh hưởng toàn cầu với Mỹ. Nhìn chung, yếu tố địa
chính trị đã tác động rõ rệt tới sự liên kết và hội nhập của EU.
Trải qua nhiều khó khăn thách thức , Cộng đồng này không ngừng gắn kết
và phát triển thành “đại gia đình châu Âu” với 28 nước thành viên. Những nền
văn hóa đa dạng, ngôn ngữ khác nhau cùng những trang sử quốc gia riêng biệt,

30
tất cả đều nhóm họp lại thành liên minh nhờ những giá trị chung, đó là dân chủ,
tự do, công bằng xã hội, tôn trọng nhân quyền.
Trên cương vị là người học viên khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, cần ra sức học tập, tìm tòi đặc biệt là kiến thức chuyên ngành
như Địa – chính trị thế giới. Từ đó, có một nền tảng tri thức vững vàng để trong
tương lai có thể giúp Việt Nam trên hành trình hội nhập của mình gặt hái được
những thành công như EU.
Quá trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu
từ năm 1946 -1955 đã cung cấp những thông tin cốt lõi để khẳng định vai trò
quan trọng của yếu tố địa – chính trị ở đây.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Alfred Thayer Mahan, Ảnh hưởng sức mạnh trên biển đối với lịch sử
1660 - 1783, NXB Tri thức, 2012
2. Đoàn Thị Thu Hương, Hợp tác quốc phòng châu Âu: Nhìn từ góc độ
chính trị, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2020
3. GS. Panos Koutrakos, Hội nhập châu Âu: Lịch sử, thể chế và hài hòa hóa
pháp luật
4. Nguyễn Phi Hạnh, Giáo trình địa lí các châu lục tập 1, NXB ĐHSP, 2015
5. Nguyễn Thu Phương, Liên minh châu Âu – chặng đường 50 năm phát
triển, tapchicongsan.org.vn, 2007
6. PGS. TS Cao Văn Liên, Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, NXB Lao Động, 2007
7. PGS. TS Nguyễn Thị Quế - ThS. Ngô Thị Thúy Hiền, Địa - Chính trị thế
giới, NXB Văn hóa - thông tin, 2014
8. PGS. TS Nguyễn Văn Dân, Địa chính trị trong chiến lược và chính sách
phát triển quốc gia, NXB Chính trị quốc gia - sự thật, 2014
9. PGS.TS Nguyễn Khắc Thân, Quan điểm và chính sách hợp tác Việt Nam
- châu Âu, Báo cáo tổng hợp, 2001
10. Phan Đặng Đức Thọ, Luận án tiến sĩ: Các thể chế chính trị Liên minh
châu Âu, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
11. TS. Trương Tuyết Minh, Văn hóa Âu - Mỹ, HVBCTT, 2013

Tiếng Anh
1. Matthew.J.Gabel, European Community, Britannica.com
2. Matthew.J.Gabel, Maaschtricht Treaty, Britannica.com

32

You might also like