You are on page 1of 18

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ II

MÔN HỌC: NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á

VAI TRÒ BANG - HỘI QUÁN CỦA NGƯỜI HOA ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH TẾ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ
KỶ XX
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
MỤC LỤC

2
I. Tổng quan về người Hoa ở Đông Nam Á............................................................4

1. Một số khái niệm và thuật ngữ về người Hoa tại Đông Nam Á...........................4
2. Lịch sử hình thành và phát triển của người Hoa tại Đông Nam Á.......................4
3. Kinh tế của người Hoa tại Đông Nam Á..............................................................5
4. Văn hóa – xã hội của người Hoa tại Đông Nam Á...............................................6
5. Các chính sách đối với người Hoa tại Đông Nam Á............................................6
II. Bang - Hội quán với sự phát triển của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn........7

Tóm tắt........................................................................................................................7
1. Đặt vấn đề.............................................................................................................8
2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................8
2.1. Sự ra đời Bang - Hội quán ở Sài Gòn – Chợ Lớn...............................................8
2.2. Vài nét về hoạt dộng kinh tế người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn......................10
2.3. Vai trò Bang - Hội quán đối với hoạt động kinh tế người Hoa Sài Gòn – Chợ
Lớn. .................................................................................................................................12
3. Kết luận..............................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................18

I. Tổng quan về người Hoa ở Đông Nam Á


1. Một số khái niệm và thuật ngữ về người Hoa tại Đông Nam Á
3
Trong lịch sử chưa bao giờ có một cộng đồng có nguồn gốc Trung Hoa sống ở
nước ngoài có sự đồng nhất về chủng tộc, văn hóa và chính trị. Chính vì vậy, cho tới
hiện nay chưa có một thuật ngữ chung để chỉ tất cả về họ.
Thuật ngữ người Hoa ( ethnic Chinese) - huaren được sử dụng rộng rãi ở cả
nước ngoài, nhất là các nước Đông Nam Á ở những năm 50 của thế kỷ XX là những
người có nguồn gốc Hán hay bị Hán hóa, sống tương đối ổn định, thường xuyên ngoài
lãnh thổ Trung Quốc, đã nhập quốc tịch nước sở tại, nhưng còn giữ được những nét
đặc trưng của nền văn hóa Trung Hoa và tự nhận mình là người Hoa. Họ là những
cộng đông dân nhập cư có nguồn gốc Trung Hoa ít hoặc chưa bị đồng hóa, là một bộ
phận dân cư - dân tộc của các quốc gia mà họ đang sống, một bộ phận cấu thành cộng
đồng người Hoa thế giới đang từng bước điều chỉnh, hội nhập vào các thể chế kinh tế
- xã hội, chính trị và văn hóa của từng quốc gia - dân tộc, khu vực và toàn cầu. Người
Hoa ở Đông Nam Á tự gọi mình là huaren (ethnic Chinese) hay huayi (người gốc
Hoa) để phân biệt mình với người Trung Quốc.
Còn Hoa kiều (Overseas Chinese) – huaqiao là những người Hán hay bị Hán
hóa di cư và sống ở nước ngoài, chưa nhập quốc tịch nước sở tại, là công dân của
Trung Quốc.
Người Hoa hải ngoại (Overseas Chinese) – huaqiao huaren chỉ những người
Trung Hoa (Chinese) có cả quốc tịch Trung Hoa lẫn quốc tịch của nước ngoài (nước
sở tại).
Người Hoa kiều mới: Từ sau 1978, người Hoa mới di cư và định cư ở nước
ngoài nhưng chưa có quốc tịch nước sở tại, đặc biệt năm 2000 khi Trung Hoa thực
hiện chính sách “đi ra ngoài”.
Người Hoa lai là những người con của một người Hoa với một người bản địa
khác, được sinh ra tại đất nước sở tại và có quốc tịch ở nước sở tại. [1]
2. Lịch sử hình thành và phát triển của người Hoa tại Đông Nam Á
Người Trung Quốc đã có mối quan hệ giao thương với Đông Nam Á từ lâu, thế
kỷ XVIII, giao thương đường biển trong khu vực do người Hoa kiểm soát, học giả
Châu Âu: Thế kỷ XVIII ở Đông Nam Á là “Thế kỷ của người Hoa” .
Cho đến trước giữa thế kỷ XIX: không có đông đảo người Hoa di cư đến Đông
Nam Á, họ đến trong nhiều giai đoạn khác nhau.

4
Nhóm cư dân này sau đó thường kết hôn với phụ nữ cộng đồng người bản địa,
hình thành nhóm Hoa với sự hội nhập, tích hợp vào cộng đồng bản địa.
Cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, dưới tác động của chính sách khai thác thuộc
địa, một lực lượng đông đảo (di cư hàng loạt) của người Hoa sang Đông Nam Á: số
lượng tăng nhanh chóng, cộng đồng người Hoa trở nên không đồng nhất như trước.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, số lượng người Hoa di cư đến Đông Nam Á có
phần tạm lắng. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng,
người Trung Quốc lại di cư, hình thành nhóm Hoa, Hoa kiều mới – xin yimin.
Bên cạnh đó, còn có hiện tượng tái di cư, người Hoa di cư trong các quốc gia
Đông Nam Á sau những biến động (Indonesia) hoặc chính sách thu hút công dân
(Singapore).
3. Kinh tế của người Hoa tại Đông Nam Á
 Thời kỳ thuộc địa phương Tây
Kiểm soát nội thương và độc quyền thu mua, xay xát lúa gạo; có vai trò quan
trọng trong kinh tế đồn điền và khai thác mỏ
 Sau khi giành độc lập
Đóng vai trò nổi bật trong ngân hàng - tài chính, công nghiệp nhẹ, có vị trí
quan trọng trong kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu mậu dịch, chế tạo
 Từ thập niên 90 của thế kỷ XX
Kiểm soát nhiều ngành kinh tế then chốt: ngân hàng - tài chính, kinh doanh bất
động sản, chế biến thực phẩm. Chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân và thu hút đầu tư
nước ngoài. Sự gia tăng các mối quan hệ bạn hàng giữa người Hoa với Trung Quốc
mở cửa, cải cách.
Đặc trưng văn hóa kinh doanh của người Hoa tại Đông Nam Á:
1. Đề cao giá trị Khổng giáo, trong đó gia đình và chữ Tín được coi là nền tảng của
các mối quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ kinh doanh.
2. Đề cao vai trò của các tổ chức xã hội, nghiệp đoàn truyền thống.
3. Chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh.
4. Đa dạng hóa, đa phương hóa các phương thức đầu tư.
4. Văn hóa – xã hội của người Hoa tại Đông Nam Á
Các tổ chức văn hóa – xã hội của người Hoa tại Đông Nam Á:

5
 Chinatown – Phố người Hoa
 Bang, Bang - Hội quán của người Hoa
 Dòng họ và tổ chức thân tộc
 Hội kín
Khi nhắc đến người Hoa không thể không nhắc đến Chinatown. Một dạng thức
định cư đô thị của người Hoa, là nơi người Hoa sinh sống và thực hành các hoạt động
kinh tế, xã hội và văn hóa. Chinatown qua thời gian trở thành nơi kết nối văn hóa
người Hoa và văn hóa bản địa nơi người Hoa cư trú. Chính vì vậy, Chinatown phản
ánh cách thích nghi, hội nhập của người Hoa vào xã hội bản địa. Chinatown là khu
vực thể hiện nhiều hoạt động (phản ánh các chức năng khác nhau) của người Hoa:
 Kinh tế: Gồm nhiều cơ sở cho hoạt động kinh doanh: cửa hàng, văn phòng, nhà
máy, đại lý phân phối; các phòng thương mại; hiệp hội...; ngân hàng, văn
phòng bảo hiểm, du lịch...
 Du lịch: Các Chinatown trở thành điểm du lịch quan trọng tại các thành phố
nơi có người Hoa sinh sống. Đặc biệt, việc xây dựng các cổng chào đánh dấu
bước chuyển trở thành điểm du lịch.
 Văn hóa: cơ sở tôn giáo (chùa, đền thờ, nhà thờ, thánh đường...); trường học;
các quán ăn, nhà hàng; trình diễn các loại hình văn hóa; không gian thực hành
các nghi lễ, lễ hội...
 Chính trị - ngoại giao: Mối quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và các nước có
người Hoa sinh sống có ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm của các Chinatown.
Không chỉ bó hẹp trong cộng đồng người Hoa mà còn cả cộng đồng bản địa và
các nhóm nhập cư khác.
5. Các chính sách đối với người Hoa tại Đông Nam Á.
Giới hạn quy mô kinh doanh của người Hoa: Một số quốc gia như Indonesia,
Malaysia, Philippines và Thái Lan đã đặt giới hạn quy mô kinh doanh của người Hoa,
bao gồm cả số lượng cửa hàng và quy mô của từng cửa hàng .
Yêu cầu công dân Hoa phải có giấy phép kinh doanh: Để giúp kiểm soát quy
mô kinh doanh của Hoa, nhiều quốc gia đã đưa ra yêu cầu công dân Hoa phải có giấy
phép kinh doanh để có thể hoạt động.

6
Tăng cường kiểm soát: Một số quốc gia đã tăng cường kiểm tra về việc làm của
người Hoa thuê đất, xây dựng và sử dụng tài nguyên tự nhiên.
Công nhận và tôn trọng quyền con người: Nhiều quốc gia đã công nhận và tôn
trọng quyền con người của Hoa, bao gồm cả quyền sống, làm việc và học tập trong
môi trường an toàn.
Tăng cường hợp tác kinh tế: Nhiều quốc gia đã tăng cường hợp tác kinh tế với
Trung Quốc, nhằm thu hút các nhà đầu tư Hoa gia vào thị trường của họ.
Tuy nhiên, cũng có những chính sách có tính chất phân biệt chủng tộc và gây
tranh cãi ( Ở Malaysia, người Hoa hương quyền chính trị thấp hơn người Malay), đặc
biệt là trong số các quốc gia có nhiều người Hoa, như những biện pháp hạn chế quyền
lợi của người Hoa trong chính trị, giáo dục, kinh tế.
II. Bang - Hội quán với sự phát triển của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Tóm tắt:
Từ trước đến nay, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Hoa, nhưng
ít có công trình nghiên cứu nào về Bang - Hội quán của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ
Lớn vai trò kinh tế của Bang - Hội quán đối với đời sống của cộng đồng người Hoa ở
vùng đất này. Vì vậy, nghiên cứu Bang - Hội quán của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ
Lớn là việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần làm sáng tỏ vai trò kinh tế của Bang -
Hội quán người Hoa nói chung và Bang - Hội quán của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ
Lớn nói riêng.
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử: khái quát quá trình di dân và định cư của người Hoa ở
vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn; đồng thời cho thấy quá trình hình thành và phát triển
của Bang - Hội quán và kinh tế của Bang - Hội quán nói chung từ cuối thế kỷ XVIII
đến nửa đầu thế kỷ XX.
Phương pháp logic: trước hết, cho thấy sự “gặp gỡ” giữa những tiềm năng của
vùng đất phương Nam nói chung và vùng Sài Gòn nói riêng với sự lựa chọn định cư
của người Hoa trong hành trình “tha phương cầu thực” của họ. Bang - Hội quán được
nghiên cứu lĩnh vực hoạt động kinh tế để qua đó góp phần làm nổi bật các hoạt động
và đặc điểm tính chất của Bang - Hội quán người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Từ khóa: Bang - Hội quán, người Hoa, Sài Gòn – Chợ Lớn, kinh tế.

7
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi nhóm cộng đồng đều hình thành
những nét đặc trưng của mình. Cộng đồng người Hoa cũng vậy, từ yếu tố văn hóa
truyền thống và sự tác động của môi trường di trú ngay từ sớm. họ đã có những hoạt
động kinh tế đặc thù.
Có thể nói người Hoa có một đặc tính cơ bản tạo nên sự khác biệt với các nhóm
kiều dân khác khi đèn định cư tại Việt Nam nói chung và Sài Gòn – Chợ Lớn nói
riêng là ý thức giữ gần quan hệ họ hàng thàn thuộc và huyết thống hết sức mạnh mẽ
Lúc đầu. người Hoa quân tụ với nhau trong những hình thức liên kết tự nhiên theo
quan hệ họ hàng, đồng hương. Sau đó là các hình thức liên kết có tính thiết chế như
Bang, Bang - Hội quán... Với xuất phát điểm ban đầu được thành lập bởi các thương
nhân, vì vậy từ khi ra đời, Bang - Hội quán của người Hoa đã có chức năng chủ yếu là
đoàn kết, hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ quyền lợi của người Hoa trong nhiều hoạt động.
Những công trình nghiên cứu của Trần Khánh “Hoạt động kinh tế của người
Hoa ở Đông Nam Á” (1984), “Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông
Nam Á” (1992), “Người Hoa trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc và dưới chế độ
Sài Gòn” (2002), tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Nguyễn Đức Hiệp “Kinh tế và xã
hội người Hoa ở Chợ Lớn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”. cùng nhiều bài báo được
đăng khác đã đi sâu vào hoạt động kinh doanh của cộng đồng người Hoa. Trần Khánh
có các công trình nghiên cứu như: “Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước
đông Nam Á” (1992), “Vị trí người Hoa trong nền thương mại Việt Nam thời Pháp
thuộc” (2002) trình bày một cách có hệ thống nội dung chính sách riêng của triều
Nguyễn đối với người Hoa trên các mặt nhập cảnh, cư trú, chuyển quốc tịch, vấn đề
thuế khóa, an ninh trật tự, vấn đề xã hội, vai trò của người Hoa trong nền kinh tế nước
ta thời Pháp thuộc.
2. Kết quả nghiên cứu / Nội dung
2.1. Sự ra đời Bang - Hội quán ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Khi đến định cư tại Sài Gòn – Chợ Lớn, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn
nhưng từ sớm người Hoa đã xây dựng những ngôi đền miếu để tạ ơn thần linh đã che
chở cho họ vượt biển an toàn và cầu mong gặp thuận lợi trong quá trình làm ăn.

8
Sau khởi nghĩa Tây Sơn, phần đông người Hoa từ trấn Biên Hòa đã vào trấn
Phiên An định cư. Dưới thời Pháp thuộc, làn sóng di dân của người Việt vào Sài Gòn
– Chợ Lớn ngày càng đông. Sài Gòn trở thành trung tâm thương nghiệp của người
Việt và người Hoa dần dần tập trung về định cư ở khu vực Chợ Lớn. Cùng với sự phát
đạt về kinh tế của người Hoa ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn là sự xuất hiện của các
Bang - Hội quán. Phần lớn các Bang - Hội quán là do tầng lớp thương nhân lập nên,
cũng có thể do những người cùng phương ngữ lập nên. Nhìn chung, sự ra đời của
Bang - Hội quán phản ánh thực lực kinh tế của tầng lớp thương nhân và sự đông đảo
của cư dân người Hoa ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn.
Ở Sài Gòn – Chợ Lớn, phần lớn các Bang - Hội quán người Hoa còn chưa biết
rõ thời điểm xây dựng. Có thể từ khi người Hoa hiện diện tương đối ở Sài Gòn thì đã
có Bang - Hội quán nhưng còn nhỏ, đơn sơ. Từ những đền miếu nhỏ để thờ phụng vốn
tồn tại từ trước, người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn đã biến thành những Bang - Hội
quán (ví dụ: Bang - Hội quán Tuệ Thành ngày nay được xây dựng trên nền ngôi miếu
thờ Bà Thiên Hậu từ xa xưa). Cần nhấn mạnh rằng Bang - Hội quán của người Hoa ở
Sài Gòn – Chợ Lớn chủ yếu là do bộ phận thứ hai của người Hoa xây dựng nên
(những người di cư đến Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII, đặc biệt là từ nửa sau thế kỷ
XIX đến nửa đầu thế kỷ XX).
Bang - Hội quán chỉ được hình thành khi hội tụ đủ 3 yếu tố sau đây:
Một là, phải có một lượng dân cư người Hoa đáng kể là đồng hương hoặc cùng
một nhóm phương ngữ.
Hai là, phải có một số nhân vật then chốt nhiệt tình đảm nhận tổ chức xây dựng
Bang - Hội quán.
Ba là, phải dựa trên nền kinh tế đã phát triển của cộng đồng cư dân này.
Hầu như ở bất cứ nơi nào có người Hoa ngụ cư đều có hình thành các Bang và
cứ có bao nhiêu Bang thì có bấy nhiêu Bang - Hội quán. Lúc đầu, các Bang - Hội
quán của các Bang người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn có ba chức năng chính: Một là trụ
sở hành chính của Bang, hai là trụ sở của Hội đồng hương, ba là trụ sở Hội liên lạc
công thương gia trong Bang (ngoài ra đôi khi còn có thêm chức năng là trụ sở Liên
hiệp công thương nghiệp, tức Công sở3). Cần nhấn mạnh rằng ba chức năng này đan

9
xen, hòa trộn vào nhau và nếu thiếu một trong ba chức năng thì Bang - Hội quán
không còn đúng với bản chất vốn có của nó nữa.
2.2. Vài nét về hoạt động kinh tế người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Đến sinh sống ở vùng đất mới, với tính cách cởi mở, đầu óc năng động, thực tế,
người Hoa hoạt động trong hầu hết các ngành nghề kinh tế, tùy điều kiện cụ thể của cá
nhân, gia đình và môi trường nơi cư trú. “Có một điều khá lý thú là nơi nào có người
Hoa nhập cư thì sau một thời gian sẽ xuất hiện phố thị sầm uất, hoạt động buôn bán
mở mang, lưu thông hàng hóa nhộn nhịp”. Người Hoa vốn rất giỏi kinh doanh buôn
bán, lại sinh sống ở một khu vực có điều kiện thông thương thuận lợi như vùng Sài
Gòn - Chợ Lớn, do đó, việc họ phát triển ngành thương nghiệp cũng là một điều tất
yếu. Sự đô hội của khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn mà thời bấy giờ được gọi là “Sài Gòn
phố thị” có lẽ bắt đầu từ yếu tố quan trọng này.
Vào thời kỳ đầu của các Bang, Bang - Hội quán, giữa các nhóm ngôn ngữ của
người Hoa có sự phân chia nhau các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau; người Hoa
Quảng Đông chuyên về kinh doanh nhà hàng, khách sạn, tiệm tạp hóa; người Phúc
Kiến chuyên thu mua lúa gạo, phế liệu; người Triều Châu chiếm giữ các cơ sở chế
biến lương thực, thực phẩm; người Hải Nam phần đông mở các tiệm cơm bình dân;
người Hẹ lại chuyên về mua bán thuốc Bắc, thuộc da... Sự phân chia ngành nghề theo
các nhóm xã hội, đã tạo cho người Hoa nắm được thị trường và độc quyền các hoạt
động kinh tế, giúp họ thành đạt trong lĩnh vực làm ăn, buôn bán. Trong giai đoạn cuối
thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, người Hoa nắm vai trò then chốt trong nền kinh tế với
các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như thương nghiệp, dịch vụ, một số ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… với thế mạnh riêng cho từng ngành.
Tiểu thủ công nghiệp vốn là một nghề truyền thống mà những di dân đã mang
từ Trung Hoa sang và là một trong những thế mạnh trong hoạt động kinh tế của người
Hoa ở miền Nam Việt Nam, cũng như ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Theo như ghi chép của
Trịnh Hoài Đức, người Hoa khi mới đến vùng đất phươngNam đã có những hoạt động
khai quặng, mở lò thổi nấu sắt để phục vụ cho hoạt động thủ công nghiệp như nghề
làm gốm sứ, dệt vải, dệt lụa, gạch ngói, làm giấy, thuộc da, bút mực, nghề in... Người
Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn nổi tiếng với nghề làm giấy, thuộc da, đặc biệt là trong lĩnh
vực gốm sứ. Họ không chỉ là những thợ thủ công có tay nghề cao mà còn là những

10
chủ doanh nghiệp gốm sứ nổi tiếng khắp vùng đất phía Nam. Theo Niên giám thống
kê phát hành năm 1910, người Hoa hầu như độc chiếm các nghề sành sứ và gạch ngói.
Họ quản lý hầu hết các lò nung vôi, các xưởng nấu rượu và xưởng cưa. Hầu hết các
sản phẩm kỹ nghệ này đều được người Hoa thu mua và tập trung về Chợ Lớn.
Trong các hoạt động kinh tế của người Hoa thì thương mại là lĩnh vực mà
người Hoa chiếm nhiều ưu thế. Trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong
khi đa phần người Việt vẫn chú trọng vào lĩnh vực ruyền thống là sản xuất nông
nghiệp do chính sách “trọng nông ức thương” của triều đình phong kiến thì người Hoa
khi đến vùng đất mới, với lợi thế nhất định của mình đã chọn thương nghiệp làm kế
mưu sinh chính. Người Hoa buôn bán từ những mặt hàng chiến lược như gạo, gỗ, kim
loại, đường, vải cho đến những mặt hàng tạp hóa, thuốc men. Quang cảnh buôn bán
của người Hoa ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn đầu thế kỷ XX đã được miêu tả như sau:
“Dọc theo hai bên bờ kinh Tàu Hủ, cạnh các bến dành riêng cho ghe tàu vận tải đông
nghẹt những kho (chành, vựa) chứa hàng”. Người Hoa còn là những trung gian phân
phối lại hàng nhập khẩu với hệ thống chân rết từ tổng đại lý, tổng phát hành đến các
đại lý, các chủ vựa và tiệm buôn bán lẻ phân bố khắp nơi. Với sự góp sức của người
Hoa, từ thế kỷ XVII, XVIII, XIX nhiều thương cảng lớn đã được hình thành trên vùng
đất phương Nam, điển hình như thương cảng Sài Gòn - Chợ Lớn hình thành từ cuối
thế kể XVIII - đầu thế kỷ XIX - nơi sau này diễn ra các hoạt động mua bán lúa gạo
của người Hoa một cách tấp nập. Các cửa hàng bán gạo và thực phẩm chế biến của
người Hoa đâu đâu cũng có. Trong lĩnh vực xuất nhập cảng, hàng hóa người Hoa cũng
bao thầu đủ loại. Tính đến đầu thế kỷ XX, tại Sài Gòn - Chợ Lớn đã có trên 20.000 cơ
sở sản xuất và nhập cảng.
Dưới thời Pháp thuộc, người Hoa đã chứng tỏ họ có nhiều ưu thế trong lĩnh vực
kinh doanh, nhất là việc mua bán lúa gạo. Với sự khéo léo của mình, người Hoa nắm
vai trò quan trọng trong khâu trung gian thu mua lúa gạo ở Nam Kỳ, chi phối thị
trường từ khâu thu mua xay xát cho đến khâu xuất khẩu. Mối quan hệ của họ chẳng
những khăng khít với tư bản nước ngoài, với chính quyền thuộc địa mà còn chi phối
sản xuất trong nước, thao túng sự tiêu dùng của cư dân bản địa. Bộ thuộc địa Pháp
năm 1896 phải thừa nhận: “Hoạt động xuất khẩu của Nam Kỳ hầu như hoàn toàn nằm
trong tay thương nhân người Hoa. Chỉ có một số công ty Pháp tham gia hoạt động

11
này”. Những nhà buôn người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn có vốn lớn, có cả một hệ
thống thu mua lúa gạo rải khắp các tỉnh Nam Kỳ đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ với
thị trường Trung Hoa và Đông Nam Á nói chung. “Từ năm 1865, các nhà buôn người
Hoa ở Chợ Lớn đã hợp tác chặt chẽ với Hồng Công, Thượng Hải Ngân Hàng trong
việc xuất nhập khẩu gạo và các nông sản khác… Hiệp hội buôn bán lúa gạo của người
Hoa ở Việt Nam đã có đại bản doanh ở Chợ Lớn”. Với hệ thống đại lý trải rộng khắp
và là chủ nhân của hầu hết các ghe thuyền ở Nam Kỳ, những lái buôn người Hoa sẽ đi
tận hang cùng, ngõ hẽm để thu mua lúa gạo dưới nhiều hình thức. Thậm chí thu mua
lúa gạo ngay khi lúa chưa gặt bằng phương thức cho nông dân ứng trước tiền: “Hầu
hết lúa gạo chủ yếu ở đồng bằng Sông Cửu Long đưa về các chành vựa ở Chợ Lớn
đều qua tay một hoặc nhiều người trung gian (thương lái) là người Hoa”. Sau khi thu
mua, lúa được chuyển về vựa của chành rồi bán cho chủ máy xay người Hoa, người
Pháp hoặc bán thẳng cho các nhà xuất khẩu.
Từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, các hoạt động trong lĩnh vực
thương nghiệp đã góp phần quan trọng sớm đưa người Hoa trở thành một thế lực kinh
tế mạnh ở Nam Kỳ, nhất là ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn. Hoạt động thương nghiệp phát
triển mạnh mẽ, đó chính là một biểu hiện của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Sài Gòn
- Chợ Lớn xưa. Không những vậy, sự phát triển của thương nghiệp còn là cơ sở cần
thiết cho sự ra đời các Bang - Hội quán, được thành lập bởi các thương nhân, trên cơ
sở đồng hương và cùng phương ngữ. Bang - Hội quán chính là nơi hội họp, gặp gỡ,
bàn thảo việc làm ăn, tập kết hàng hóa của các thương giới, là một “trung tâm công
cộng” phục vụ tích cực cho hoạt động làm ăn kinh tế của người Hoa vùng Sài Gòn -
Chợ Lớn.
2.3. Vai trò Bang - Hội quán đối với hoạt động kinh tế người Hoa ở Sài
Gòn – Chợ Lớn.
Bang - Hội quán ra đời chính là xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của
người Hoa. Sau khi ra đời, các Bang - Hội quán ở miền Nam Việt Nam nói chung, ở
khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn nói riêng đã thể hiện được vai trò tích cực của mình trong
việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế của người Hoa phát triển. Sự ra đời của Bang -
Hội quán được các thương nhân cũng như đông đảo người Hoa hoạt động ở các lĩnh
vực kinh tế khác nhau nhiệt tình hưởng ứng, tham gia nhằm có được những quyền lợi

12
như giúp đỡ về chỗ lưu trú, hỗ trợ phân phối hay thu mua hàng hóa, giúp đỡ về vốn
buôn bán.
Để đảm bảo công cuộc kinh doanh đạt hiệu quả, từ lâu người Hoa luôn rất coi
trọng tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau từ trong làm ăn kinh tế cho đến đời
sống xã hội. Hoạt động buôn bán của người Hoa không rời rạc mà luôn liên kết với
nhau trong một tổ chức chung. Bang - Hội quán với tư cách là trụ sở các Bang đã trở
thành cơ quan đứng đầu quan trọng bảo vệ các quyền lợi kinh tế cho người Hoa một
cách thiết thực.
Các Bang - Hội quán trong toàn miền Nam nói chung và vùng Sài Gòn - Chợ
Lớn nói riêng là cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng mạng lưới kinh
doanh, quản lý, tổ chức sản xuất, phân phối và lưu thông sản phẩm một cách tinh gọn
nhưng hiệu quả. Mạng lưới này bắt đầu từ hạt nhân là gia đình đến đồng tộc, đồng
hương trong một Bang - Hội quán, sau đó mở rộng ra các Bang khác. Xét trong tính
hệ thống, mạng lưới kinh doanh này như một hệ thống hình chóp từ đỉnh chóp tỏa ra
là các chi nhánh, ngành, cơ sở kinh doanh, nằm trong một hệ thống nhất và khép kín.
Mạng lưới kinh doanh được bắt đầu từ những người đóng gói, buôn lẻ, gia công linh
kiện, xưởng thủ công cho đến những xí nghiệp, hãng buôn, công ty xuất khẩu lớn và
trong mạng lưới kinh doanh đó, sự hỗ trợ cộng đồng (với đại diện là các Bang - Hội
quán) luôn bao hàm cả nghĩa vụ và quyền lợi của cá nhân đó với cộng đồng và ngược
lại. Trong mạng lưới đó, sự liên kết, gắn bó cộng đồng thể hiện ở trách nhiệm và nghĩa
vụ của mỗi cá nhân và toàn cộng đồng. Sự đoàn kết, hỗ trợ của các Bang - Hội quán
người Hoa trong các hoạt động kinh tế cũng như nhiều mặt khác là một truyền thống
của người Hoa. Nhiều người Hoa thành đạt trong các hoạt động kinh tế đã nhờ sự giúp
đỡ, tương trợ rất lớn từ cộng đồng mà Bang - Hội quán là tổ chức đại diện. Sự giúp đỡ
cụ thể, không chỉ là sự khích lệ tinh thần, mà con là sự hỗ trợ về vật chất. Trong nhiều
trường hợp, một số Bang, Bang - Hội quán đứng ra vận động, giúp đỡ, sẵn sàng cho
hội viên gặp khó khăn hay cần vốn sản xuất vay những khoản tiền lớn để khôi phục và
mở rộng sản xuất. Và khi hoạt động kinh doanh phát đạt, những người Hoa này cũng
thường xuyên đóng góp tài chính và tích cực tài trợ cho các hoạt động xã hội mà Bang
- Hội quán tổ chức như là một cách hoàn thành nghĩa vụ với cộng đồng.

13
Sự hỗ trợ cộng đồng của Bang - Hội quán mang tính đặc thù cao, không những
hỗ trợ về vốn mà còn quy định những khung giá chung chính thức hoặc phi chính thức
nhằm khống chế giá cả: “Trong mối quan hệ buôn bán, họ liên kết, hỗ trợ nhau từ việc
giữ giá, đến việc tồn kho phân phối hàng hóa của người đồng hương, đồng tộc và cả
quan hệ Bang, Hội” . Các Bang, Bang - Hội quán đóng vai trò như “bộ máy chỉ huy
kinh tế, thống nhất việc tăng giá, giảm giá, tích trữ theo tinh thần đoàn kết”. Chính
nhờ sự hỗ trợ mang tính liên kết từ các Bang, Bang - Hội quán người Hoa mà người
nước ngoài khó chen chân và cạnh tranh với hệ thống kinh doanh của người Hoa. Thời
Pháp thuộc, những thương gia người Hoa và mạng lưới thương mại của họ ở khu vực
Sài Gòn - Chợ Lớn đã thật sự là khâu trung gian trọng yếu cho các công ty tư bản
Pháp trong việc thu mua và xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ. Người Hoa được đánh giá là
“kẻ môi giới có uy tín giữa người ngoại quốc và bản xứ”. Có thể nói, vị trí kinh tế của
người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn có được như vậy một phần là do tính khôn khéo, sáng
tạo của họ, mặt khác còn do những đặc điểm về tổ chức, quản lý, cách làm ăn, quan hệ
xã hội quyết định với đại diện chính là các Bang - Hội quán.
Phần nhiều các cơ sở sản xuất của người Hoa Sài Gòn - Chợ Lớn thường có
vốn và quy mô sản xuất nhỏ và vừa, là cơ sở tư nhân phù hợp với điều kiện quản lý,
điều hành của các chủ cá thể. Nhiều cơ sở sản xuất của người Hoa vẫn mang nặng tính
gia đình. Điều đó cũng là một nét đặc trưng của người Hoa trong hoạt động kinh tế .
Việc tổ chức và hỗ trợ của các Bang, Bang - Hội quán người Hoa vùng Sài Gòn - Chợ
Lớn đối với các hoạt động kinh tế tỏ ra khá hiệu quả và thích hợp với một nền sản
xuất vừa và nhỏ mang tính hàng hóa năng động, gọn nhẹ… của người Hoa.
Trong quan hệ giao dịch buôn bán, người Hoa rất coi trọng chữ “tín”, xem chữ
“tín” như “là sự thiết lập một quan hệ, một cách ứng xử trong kinh doanh của người
Hoa dựa trên lòng tin và sự giúp đỡ lẫn nhau của những người tham gia hoạt động
kinh doanh”. Chữ “tín” chính là cơ sở xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong
cùng một cộng đồng, cùng một Bang - Hội quán hay với các Bang - Hội quán khác và
những cộng đồng cư dân khác. Tâm lý cạnh tranh, hướng tới độc quyền là một đặc
điểm, một phong cách “làm ăn” truyền thống của người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn từ
lâu đời. Chữ “tín” trở thành một phương tiện, cam kết của người Hoa trong quan hệ
buôn bán để giữ vững mối quan hệ trên thị trường, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho hoạt

14
động kinh tế, tránh được những phiền hà, chậm trễ về thủ tục hành chính giấy tờ, yên
tâm về chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng, giảm nhẹ việc kiểm tra hàng hóa. Họ
thường buôn bán theo phương thức “bán hàng gối đầu”, người buôn chỉ phải tạm ứng
một khoản tiền để nhận hàng và khi bán hết hàng, chủ hàng sẽ ứng tiếp. Đây là cơ sở
tiến dần đến độc quyền trong thương mại và sản xuất... Vì vậy, trong hoạt động kinh
tế của người Hoa, bất kỳ ai vi phạm chữ “tín” sẽ bị đồng nghiệp bất hợp tác, cộng
đồng tẩy chay, chẳng những không phát triển được nghề nghiệp mà nguy cơ phá sản
rất lớn. Chữ “tín” có một vai trò quan trọng trong cộng đồng như vậy vì việc vi phạm
chữ tín của các thành viên trong cộng đồng sẽ gây ra những tác động xấu đến tinh thần
đoàn kết của cộng đồng, làm mất lòng tin của các thành viên với nhau và làm cho bộ
mặt của cộng đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vị thế của cộng đồng ấy sẽ giảm sút
trong cuộc cạnh tranh với các cộng đồng khác. Vì vậy, các Bang - Hội quán phải luôn
có những phương cách đảm bảo các thành viên trong cộng đồng, phải luôn giữ được
chữ “tín” trong làm ăn buôn bán, coi đó như là cơ sở để các Bang - Hội quán có thể
đứng ra bảo vệ các quyền lợi của các thành viên trong cuộc cạnh tranh với các thế lực
kinh tế khác. Người đứng đầu các Bang - Hội quán thường khôn khéo lợi dụng chữ
“tín” để củng cố lòng tin giữa các thành viên trong cộng đồng. Chữ “tín” không những
tạo ra một niềm tin tuyệt đối giữa các thành viên trong cộng đồng với người đứng đầu
mà còn tạo điều kiện cột chặt các thành viên đó vào cộng đồng Bang - Hội quán. “Chữ
tín là báu vật mà người Hoa tôn thờ”. Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, người Hoa
cũng cố gắng giữ niềm tin với đối tác, không vì lợi nhỏ của mình mà làm ảnh hưởng
đến uy tín cộng đồng, xem chữ “tín” như là một cách giữ gìn bộ mặt của cộng đồng
Bang - Hội quán.
Dưới danh nghĩa là trụ sở của Bang, Bang - Hội quán đại diện cho một cộng
đồng người Hoa trong quan hệ xã hội với chính quyền sở tại. Để đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh trong cộng đồng được trôi chảy. Bang - Hội quán còn đứng ra dàn
xếp, phân chia lĩnh vực kinh doanh trong nội bộ và giữa các Bang với nhau. Dưới sự
điều tiết của các Bang - Hội quán, công cuộc làm ăn buôn bán của người Hoa theo
kiểu mỗi người một chợ, không ai được xâm phạm đất sống của nhau. Nếu có tranh
chấp, các Bang trưởng sẽ họp nhau lại, dàn xếp ổn thỏa để không ai bị thiệt thòi, mất
mát, càng không để cho tiếng xấu lọt ra ngoài. Vì vậy, trên thực tế mỗi Bang người

15
Hoa ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn thường chiếm ưu thế trong một ngành nghề nhất
định. Mỗi vị Bang trưởng sẽ có vai trò như một người đứng đầu một khu vực buôn
bán mà Bang - Hội quán là ban điều hành hành chính.
Các Bang - Hội quán người Hoa còn là nơi nắm bắt những thông tin kinh tế,
chính trị, xã hội quan trọng ở mỗi quốc gia sở tại để kịp thời cung cấp cho hoạt động
làm ăn buôn bán của các thành viên trong cộng đồng. Nhờ mạng lưới thông tin có tính
chất cộng đồng này mà một khi thị trường có sự biến động, thay đổi, người Hoa luôn
biết điều chỉnh cách thức kinh doanh cho kịp thời, phù hợp với thực tế. Những sản
phẩm mà người Hoa kinh doanh sản xuất luôn xuất phát từ việc phán đoán nhanh
nhạy, gắn chặt với thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Chính những yếu tố này
đã tạo nên tính năng động của người Hoa trong làm ăn buôn bán, giúp họ tạo nên sức
mạnh và uy tín trên thương trường.
Có thể thấy rằng, sự thành công trong hoạt động kinh tế của người Hoa ở vùng
Sài Gòn - Chợ Lớn, đặc biệt là trong hoạt động thương nghiệp đã cho thấy sự nhạy
bén, tài năng khéo léo trong kinh doanh buôn bán của họ; mặt khác cũng không thể
phủ nhận vai trò quan trọng của Bang - Hội quán trong việc đoàn kết và đứng ra bảo
vệ các lợi ích cho người Hoa trước các thế lực kinh tế khác như người Pháp, người
Ấn… đang đầu tư ồ ạt vào các nước Đông Dương thuộc Pháp trong giai đoạn cuối thế
kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
3. Kết luận
Bang - Hội quán với tư cách là trụ sở của các Bang có những đóng góp quan
trọng vào thành công trong các hoạt động kinh tế của người Hoa ở Sài Gòn - Chợ
Lớn. Người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn cũng như các nơi khác rất thành đạt về làm ăn
kinh tế so với các cộng đồng khác - nhất là trên lĩnh vực kinh doanh, kỹ nghệ. Những
thành công đó không chỉ là tài năng của họ mà còn có sự tham gia không nhỏ của các
tổ chức tương trợ đồng hương mà tiêu biểu là các Bang - Hội quán. Người Hoa với
bản tính cần cù, chăm chỉ đã sớm biết khai thác thế mạnh tự nhiên của vùng đất mới
và tận dụng sự tương trợ, đoàn kết trong cộng đồng để tự tin hơn trên thương trường
và thành công trong các lĩnh vực kinh tế.
Bang - Hội quán là nơi tập hợp sức mạnh cộng đồng, là chỗ dựa tinh thần, nơi
hỗ trợ về vật chất, giúp người Hoa thích ứng nhanh với điều kiện tự nhiên và môi

16
trường xã hội nơi đây. Nhìn chung vai trò của các Bang Hội quân đối với hoạt động
kinh tế của người Hoa ở Chợ Lớn là tích cực. Để có được sự thành công ấy thì không
thể phủ nhận vai trò hết sức quan trọng của các Bang - Hội quán. Bang - Hội quán
người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn không chỉ là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn là nơi
hỗ trợ giúp đỡ cộng đồng về mặt vật chất. Thông qua những hoạt động này Bang - Hội
quán đã tạo sự ràng buộc, gắn kết lẫn nhau trong cộng đồng người Hoa.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Khánh, 2018, Chương 1: Tên gọi và khái niệm về người Hoa, Hoa kiều và
cộng đồng của họ, sách “Cộng đồng người Hoa, Hoa kiều ở Châu Á”, NXB
ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, tr18-31.
2. Leo Suryadinata, 2007, Chinese Migration and Adaptation in Southeast Asia,
bài trong sách “Understanding the ethnic Chinese in Southeast Asia”, NXB
ISEAS, Singapore, từ trang 68-trang 69.
3. Phan An (2005), Người Hoa ở Nam Bộ, Nxb KHXH, thành phố Hồ Chí Minh,
trang 42.
4. Nguyễn Đức Hiệp (2014). Kinh tế và xã hội người Hoa ở Chợ Lớn cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 – 4 (110 – 111).
5. Trần Khánh (1992), Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông
Nam Á, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
6. Trần Khánh (2002), “Đặc điểm và xu hướng đầu tư của Người Hoa ở Việt Nam
(thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn)”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr
39-47
7. Vương Trương Hồng Vân (2007), Văn hóa kinh doanh của người Hoa ở Thành
phố Hồ Chí Minh, Luận Văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV
thành phố Hồ Chí Minh, trang 123.
8. Lê Thụy Hồng Yến (2019). Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối thế kỉ
XVIII đến giữa thế kỉ XX. Hà Nội: Hội Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,
Học viện Khoa học Xã hội. Nam Phong, Số 29. (1919).
9. Lê Thụy Hồng Yến ( 2013). Vai trò các Bang, Hội quán đối với hoạt động kinh
tế của người Hoa ở Nam Bộ. Tạp chí hoa học Đại học Sư phạm TP.HCM. Số
52.

18

You might also like