You are on page 1of 26

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

Contents
LỜI GIỚI THIỆU........................................................................................................3
B/ PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................4
I/Thông tin chung.....................................................................................................4
1.1 Vị trí và lãnh thổ.............................................................................................4
1.2 Lịch sử............................................................................................................5
II. NGUỒN GỐC TÊN GỌI..................................................................................16
a. Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn:............................................................................16
b. Thị trấn giữa rừng...........................................................................................16
c. Sài Gòn – Vùng đất ăn nên làm ra...................................................................17
d. Cống phẩm của phía tây..................................................................................18
e. Nguồn gốc tên gọi thành phố Hồ Chí Minh:...................................................18
III. TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA................................................................20
IV/ Phát triển du lịch và thị trường du lịch thích hợp...............................................22
V. XÂY DỰNG THÊM CÁC TOUR/TUYẾN, ĐIỂM ĐẾN MỚI...................23
VI. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH PHÙ HỢP ĐỂ PHÁT TRIỂN Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH.......................................................................................................25
6.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi...................................................................25
6.2 Phân loại theo vị trí địa lý................................................................................26
6.3 Phân loại theo độ dài chuyến đi.......................................................................27
6.4 Phân loại theo phương tiện du lịch...................................................................27
6.5 Phân Loại theo hình thức tổ chức.....................................................................27
LỜI GIỚI THIỆU
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị trẻ bởi lịch sử hình thành và phát triển
chỉ mới hơn 300 năm. Được biết đến nhiều với tên gọi Sài Gòn, Thành phố sôi
động này được ví như “Hòn ngọc Viễn Đông” bởi những công trình kiến trúc
di sản quyến rũ, không khí năng động, sôi động, náo nhiệt và con người thân
thiện. Đây là những đặc điểm giúp Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một
điểm đến thu hút với du khách trong nước và quốc tế. Sự đa dạng nhiều màu
sắc, mùi hương và âm thanh là những nét đặc trưng của Thành phố Hồ Chí
Minh, những đặc điểm này giúp Thành phố luôn được xếp hạng một trong
những điểm đến du lịch được yêu thích nhất tại Châu Á.
Ẩm thực tại Thành phố chưa bao giờ làm du khách thất vọng. CNN đã
gọi Thành phố Hồ Chí Minh là "Hương vị Việt Nam", thành phố luôn khiến du
khách ngạc nhiên với nền ẩm thực đa dạng - từ thiên đường ẩm thực đường
phố đến những tiệm bánh thơm ngon đầy cảm hứng, ẩm thực Việt Nam chính
thống và cả những quán ăn mang phong cách Châu Á hiện đại.
Với nhiều trung tâm mua sắm nổi tiếng, điểm tham quan hấp dẫn, khách
sạn đẳng cấp thế giới và cơ sở hạ tầng hiện đại giúp Thành phố Hồ Chí Minh
trở thành điểm đến được yêu thích của khách du lịch tự túc, các cặp đôi và gia
đình.
Thêm vào đó, với nhiều lễ hội sắc màu và các sự kiện đẳng cấp thế giới,
thành phố này được World MICE Awards công nhận là “Điểm đến
MICE hàng đầu ở Châu Á” (2020).
Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu trở thành đô thị du
lịch sống động hàng đầu Châu Á, nơi du khách được trải nghiệm những giá trị
khác biệt của văn hóa, lịch sử, lối sống trong thành phố an toàn, thông minh,
mang đến sự hứng khởi và cảm xúc trên mỗi hành trình.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí địa lí, lịch sử cũng như
nguồn gốc tên gọi của Thành phố Hồ Chí Minh và về vấn đề phát triển du lịch
của thành phố. Cuốn sách đặc biệt hữu ích đối với các bạn đang theo ngành
nghề du lịch, muốn mở rộng hiểu biết về thành phố Hồ Chí Minh cũng như các
bạn có mong muốn thúc đẩy, phát triển du lịch của thành phố.
Chúc các bạn khai thác cuốn sách thật tốt !

Trân trọng !
I/Thông tin chung
1.1 Vị trí và lãnh thổ
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước. Lãnh
thổ của thành phố trải dài theo hướng tây bắc – đông nam và nằm trong khoảng
từ 10022’13’’ đến 11022’17’’ vĩ độ Bắc và từ 106 001’2’’ đến 10701’10’’ kinh
độ Đông. Điểm cực bắc của thành phố là xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi),
điểm cực nam ở xã Long Hòa
(huyện Cần Giờ), điểm cực tây tại xã
Thái Mỹ (huyện Củ Chi) và điểm
cực đông là xã Thanh An (huyện
Cần Giờ).
Tính theo đường chim bay,
chiều dài của thành phố theo hướng
tây bắc – đông nam khoảng 100 km
và chiều ngang nơi rộng nhất là hơn
40 km.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với 6 tỉnh: phía bắc và phía đông là
các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và một phần tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; phía tây là
các tỉnh Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang. Về phía nam, thành phố tiếp
giáng với Biển Đông, mà trực tiếp là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.
Diện tích tự nhiên của thành phố là 2.095, 01 km 2, chiếm hơn 6,36%
diện tích cả nước, trong đó gồm 442,133 km2nội thành và 1.652,883 km2 ngoại
thành với số dân năm 2002 lên tới 5.449.217 người, bằng 6,83% dân số của cả
nước.
Về mặt kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, đồng thời cũng là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế
trong vùng. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế của
thành phố.
Thành phố là đầu mối giao thông vào loại lớn nhất nước ta với sự có
mặt của các tuyến giao thông huyết mạch như đường ô tô, đường sắt, đường
biển, đường sông và đường hàng không. Do đó, việc giao lưu với các vùng
trong nước và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới rất thuận lợi.
Như vậy, vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh là một thế mạnh, góp
phần mở rộng giao lưu liên kết ở trong và ngoài nước, giúp kinh tế của thành
phố nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
1.2 Lịch sử
a.Thời kỳ hoang sơ
Con người xuất hiện ở khu vực Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật
khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy ở đây đã tồn tại
nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ
nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp.
Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng.
Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền
Nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ
với những vương quốc này.
Sau khi Đế quốc Khmer hình thành, lãnh thổ miền Nam Đông Dương
thuộc quyền kiểm soát của đế chế này. Tuy nhiên, dân cư của Đế quốc Khmer
sống ở vùng này rất thưa thớt, không có khu dân cư lớn nào hình thành tại đây.
Sau khi Đế quốc Khmer sụp đổ, vùng đất này cũng trở thành vô chủ (không
thuộc một nhà nước nào).
Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến
Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Sài Gòn - Gia Định
vẫn là địa bàn của một vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.
b.Khai phá
Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn
toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ
Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa
Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh
sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư.
Trước đó, người Khmer, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây
từ xa xưa.
Giai đoạn từ 1623 tới 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài
Gòn sau này. Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu con rể là
vua Chey 0Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas
Krobei (Bến Nghé). Tuy đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng lại nằm trên
đường giao thông của các thương nhân Việt Nam, Trung Quốc,... qua
Campuchia và Xiêm. Hai sự kiện quan trọng tiếp theo của thời kỳ này là lập
doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần
ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi ngày nay). Có thể nói Sài Gòn hình thành từ
ba cơ quan chính quyền này.
Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một số nhóm người Hoa tị nạn
triều Mãn Thanh tới Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn. Đến năm
1698, chúa Nguyễn sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam. Trên
cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu
Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Đông
Nam Bộ được sát nhập vào cương vực Việt Nam.
Thời điểm ban đầu này, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000
hộ với 200.000 khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những
phương thức mới, mang lại hiệu quả hơn. Cuối thế kỉ 17 và đầu thế kỉ 18, Mỹ
Tho và Cù lao Phố là hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ. Tuy nhiên,
cuối thế kỉ 18, sau các biến loạn và chiến tranh, thương nhân dần chuyển về
vùng Chợ Lớn. Khu vực Sài Gòn dần trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Nam
Bộ.
Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để
chống lại Tây Sơn. Năm 1790, với sự
giúp đỡ của hai sĩ quan công binh
người Pháp là kỹ sư Theodore Lebrun
và Victor Olivier de Puymanel (1768 -
1799), Nguyễn Ánh cho xây dựng
Thành Bát Quái làm trụ sở của chính
quyền mới. "Gia Định thành" khi đó
được đổi thành "Gia Định kinh". Năm
1802, sau khi chiến thắng Tây Sơn,
Sơ đồ thành bát quái, được xây dựng năm
Nguyễn Ánh lên ngôi và đẩy mạnh 1790
công cuộc khai khẩn miền Nam. Miền
Nam được chia thành 5 trấn, gọi là "Gia Định ngũ trấn". Các công trình kênh
đào Rạch Giá - Hà Tiên, Vĩnh Tế... được thực hiện. Qua 300 năm, các trung
tâm nông nghiệp phát triển bao quanh những đô thị sầm uất được hình thành.
Sáu năm sau, 1808, "Gia Định trấn" lại được đổi thành "Gia Định thành".
Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại nhà
Nguyễn, Thành Bát Quái trở thành địa điểm căn cứ. Sau khi trấn áp cuộc nổi
dậy, năm 1835, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái, xây dựng Phụng
Thành thay thế.
c.Thời kỳ thuộc Pháp
Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp
gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác
thuộc địa. Đồ án thiết kế được Phó Đô đốc Pháp là Page (về sau là Charner) cử
trung tá công binh Pháp là Paul Florent Lucien Coffyn (20/5/1810 - 5/8/1871) -
ông này nguyên là Lãnh sự Pháp ở Hoa
Kỳ, thiết kế. Theo bản đồ của Coffyn
được công bố vào ngày 13/5/1862, quy
hoạch ban đầu của Sài Gòn bao gồm cả
tỉnh Chợ Lớn với khoảng 500.000 dân
(Saigon ville de 500.000 âmes), tức
khoảng 20.000 dân/3 km2 . Quy hoạch
này tương ứng với quy hoạch khu vực
phòng thủ của tướng Nguyễn Cửu Đàm Bản đồ Sài Gòn năm 1896, rộng khoảng
năm 1772, khi dân số Sài Gòn chỉ khoảng 7km2
20.000-30.000 người. Nhưng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành
phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, Soái phủ Pháp ở Nam Kỳ (Gouverneur
Amiral de la Cochinchine) lúc đó là Chuẩn đô đốc Pierre Rose quyết định tách
Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Ngày 3/10/1865, Pierre Rose ra lệnh quy hoạch lại Sài
Gòn chỉ còn là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé
và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Toàn bộ quy hoạch chỉ còn rộng
khoảng 3 km2
Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh
Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn quyền, được Pháp thiết kế và huy động nhân
công xây dựng. Sau hai năm người Pháp xây dựng và cải tạo, khu quy hoạch
rộng khoảng 3 km2nói trên đã hoàn toàn thay đổi.
Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt
văn phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ,
tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục... Nam
Kỳ Lục tỉnh là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định. Vào
năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và
rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây
Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa.
Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban thành phố
gồm 1 ủy viên và 12 hội viên; đừng đầu là viên Thị trưởng người Pháp tên là
Charles Marie Louis Turc (1867 - 1871). Cho tới nửa đầu thập niên 1870,
thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định. Ngày 15
tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành
phố Sài Gòn.18 Đứng đầu là viên Thị trưởng người Pháp, đầu tiên là G.Vinson
(1874 - 1876). Đến năm 1879 thì Pháp cho lập thêm Hội đồng thành phố Sài
Gòn (hay đúng ra là Ủy hội thành phố - Commission municipale).
Tính đến năm 1945 thì khu vực đô thị
Sài Gòn và tỉnh Chợ Lớn có tổng cộng gần
500.000 dân. Sau Cách mạng Tháng Tám,
ngày 23 tháng 9 năm 1945 Pháp tái chiếm
thành phố. Tháng 8 năm 1946, phòng Nam
Bộ Trung ương đã tổ chức họp, bác sĩ Trần
Hữu Nghiệp đã đề nghị đổi tên Sài Gòn
thành thành phố Hồ Chí Minh, và 57 người Bản đồ Chợ Lớn năm 1874
phòng Nam Bộ Trung ương (đứng đầu danh sách là Trần Hữu
Nghiệp, Trần Công Tường, Nguyễn Tấn Gi Trọng,...) đã ra quyết nghị,
gửi lên Quốc hội và Chính phủ Việt Nam
Dân chủ cộng hòa đề xuất này, tuy nhiên do
nhiều việc cấp bách phải giải quyết nên
chưa quyết nghị chính thức, nhưng từ ngữ
này vẫn được một số người theo kháng
chiến chống Pháp sử dụng.

d.Về danh hiệu Hòn Ngọc Viễn Đông Chợ Bến Thành, Sài Gòn thời thuộc địa
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài
Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo
dục của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, được Pháp mệnh danh là "Hòn
ngọc Viễn Đông" ("la perle de l'Extrême-Orient") hoặc một "Paris nhỏ ở Viễn
Đông" ("le petit Paris de l'Extrême-Orient").
Tuy được Pháp gọi là "hòn ngọc Viễn Đông" nhưng thực ra thời ấy Sài
Gòn rất nhỏ, chỉ cần đi xa 20 km là có thể săn thú rừng. Theo quy hoạch của
Pháp, Sài Gòn khi đó chỉ rộng khoảng 3 km2; gần bằng một nửa Quận 1 hiện
nay (rộng khoảng 8 km2), bao bọc bởi sông Sài Gòn - Nguyễn Thái Học -
Nguyễn Thị Minh Khai - rạch Bến Nghé. Chính quyền thuộc địa Pháp tập
trung tất cả những gì sang trọng, giàu có nhất mà họ có được ở diện tích 3 km 2
này, phần còn lại của Sài Gòn thì vẫn còn rất hoang sơ, đầm lầy ngổn ngang.
Theo Sơn Nam trong “Bến Nghé xưa” thì khi Chợ Bến Thành hoàn thành năm
1914, “trước mặt còn là ao vũng sình lầy. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất
thấp (…), còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn. Giữa Sài
Gòn và ở phần đất cao còn nhiều chòm tre, cây da, mồ mả to xen vào những
đám rẫy trồng rau cải và bông hoa, những xóm nhà ổ chuột; bầy bò dê đi lang
thang ăn cỏ”. Khu Hòa Hưng (Quận 10 hiện nay) cho đến ngã tư Bảy Hiền
hiện nay có vô số nghĩa trang, mồ mả. Khu Nguyễn Thiện Thuật, Lý Thái Tổ,
Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3 hiện nay) toàn nhà lá nền đất xây dựng tạm bợ
không theo quy hoạch nào. Khu quận 4, quận 7, khu Cầu Ông Lãnh, Cầu
Kho… sát cạnh chợ Bến Thành đa số là nhà tranh vách lá tạm bợ.
Người Pháp từ lúc đánh chiếm Gia Định năm 1859 cho đến khi rời Sài
Gòn 1954 chỉ tập trung “trau chuốt” khu vực 3 km 2 đầu tiên này (Quận 1 hiện
nay) dù nhiều lần điều chỉnh địa giới mở rộng. Đến năm 1954, những phần Sài
Gòn mở rộng này (rộng khoảng 50 km2) vẫn hoang sơ, thậm chí đầm lầy ngổn
ngang.
Khu xưởng này cung ứng từ 1/3
đến 1/2 ngân sách toàn Đông Dương

Khu vực Cầu Ông Lãnh và con


rạch nhỏ chảy ra rạch Bến Nghé (nay là
Xưởng thuốc phiện (Manufacture
d'Opium) ở Sài Gòn thời thuộc Pháp
đường Nguyễn Thái Học. Q.1, TP.HCM)
thời kỳ đầu thế kỷ 20 còn rất hoang sơ
Quận 4 và 7 hiện nay (phía xa trong ảnh) và khu Thủ Thiêm (nay là quận
2) đến năm 1954 vẫn còn là đầm lầy

e.Đô Thành Sài Gòn


Từ năm 1949, Sài Gòn đã là thủ đô của Quốc gia Việt Nam. Đến năm
1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn
nhất tại miền Nam Việt Nam đã được chọn làm thủ đô với tên gọi chính thức
"Đô thành Sài Gòn" (lưu ý, cách viết thông dụng là "Saigon"). Chiến tranh
Đông Dương tác động khiến việc di dân từ nông thôn lên thành thị tăng nhanh,
năm 1949 thì dân số khu vực đã tăng lên 1.200.000, và sang năm 1954 với
hàng trăm nghìn người di cư mới (phần đông là người Công giáo, còn gọi là
dân Bắc Kỳ Công giáo) từ phía bắc vĩ tuyến 17 thì dân số Sài Gòn leo cao, đạt
2.000.000. Dân di cư tập trung tại các khu vực như Xóm Mới - Gò Vấp, Bình
An - Quận 8, và rải rác tại các quận khác. Với nghị định số 110-NV ngày 27
tháng 3 năm 1959 của Tổng thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được
chia lại thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.
Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài
Gòn trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại miền
Nam Việt Nam, là thành phố lớn nhất của kinh tế Việt Nam Cộng hòa. Từ giữa
thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, việc Quân đội Hoa Kỳ vào
tham chiến tại miền Nam Việt Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với thành
phố. Nhiều cao ốc, công trình quân sự mọc lên. Lối sống của giới trẻ Sài Gòn
cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây được du nhập từ binh lính và
sách báo Mỹ.
Trung tâm thành phố có một số công trình, khu phố được xây dựng to
đẹp và sang trọng, tuy nhiên, các công trình này chủ yếu do Pháp xây dựng từ
thập niên 1940, các khu nhà mới rất ít được xây dựng kể từ sau năm 1950,
trong khi đó dân cư nông thôn đổ về thành thị tìm việc và tránh chiến sự khiến
Sài Gòn dần trở thành một khu ổ chuột khổng lồ. Khảo sát cho thấy khoảng
40% dân số khu vực Sài Gòn khi đó (tức khoảng 1,2 triệu người) phải sống tại
khu ổ chuột với những điều kiện về y tế, vệ sinh rất kém.
Tới những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế miền
Nam (trong đó có Sài Gòn) lâm vào khủng hoảng do Mỹ giảm viện trợ kinh tế.
Nạn lạm phát trở nên nghiêm trọng, đạt tới mức trên 200% mỗi năm. Hệ lụy và
hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng xấu tới Sài
Gòn. Với việc Mỹ giảm viện trợ trong khi nền sản xuất nội tại thì yếu kém, nền
kinh tế tiêu dùng dựa vào viện trợ của Việt Nam Cộng hòa đã không thể phát
triển ổn định, bền vững.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhiều thường dân ở thành phố hoặc
binh lính, sĩ quan, viên chức Việt Nam Cộng hòa và những người cộng tác với
Mỹ đã ra nước ngoài định cư. Cũng trong thời gian này, ước tính 700.000
người khác được vận động đi kinh tế mới; nền văn hóa có ảnh hưởng phương
Tây bị lu mờ rồi tàn lụi.
20 năm chiến tranh đã để lại cho Sài Gòn nhiều di sản nặng nề về xã hội.
Theo một thống kê, dân số Sài Gòn năm 1975 có khoảng 4 triệu, thì trong số
đó đã có tới 150.000 người nghiện heroin, 500.000 gái mại dâm và gái quán
bar, và khoảng 800.000 trẻ mồ côi lang thang trên các đường phố.

Bản đồ quy hoạch Sài Gòn trước năm 1975,


rộng khoảng 70 km2, trong đó khu vực đô thị rộng
khoảng 25 km2

Khu ở chuột cạnh một con kênh ô


nhiễm ở Sài Gòn năm 1956. Những khu
ổ chuột như thế này lan rộng khắp Sài
Gòn trong thập niên 1960

f.Thành phố Hồ Chí Minh


Từ 30 tháng 4, 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam quản lý miền
Nam. Đô Thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi và Phú Hòa kế cận
dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa được hợp nhất thành 1 đơn vị hành
chính gọi là thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đầu năm 1976, Đảng bộ và Ủy ban
Nhân dân thành phố bắt đầu hoạt động. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội
đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia
Định thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên của chủ tịch nước đầu tiên, Hồ
Chí Minh.
Sau năm 1975, vấn đề người Hoa tại Sài Gòn trở nên phần trầm trọng.
Người Hoa treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ
Lớn, đồng thời từ chối đăng ký quốc tịch Việt Nam. Hoa kiều kiểm soát gần
như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng ở miền Nam, và đặc biệt nắm chắc 3
lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ
kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm,
dệt may, hóa chất, luyện kim, điện...và gần như đạt được độc quyền thương
mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở
miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.
Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lúc này đang xấu đi nhanh
chóng, người Hoa ở Chợ Lớn thì tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung
Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất
nước bị rối loạn từ bên trong bởi việc Hoa kiều tiếp tay cho Trung Quốc. Chính
phủ Việt Nam e ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế của Hoa
kiều để ép Việt Nam phải tuân theo các chính sách của họ, sự giàu có của tư
bản Hoa kiều đã trở thành mối đe dọa lớn với chính quyền Việt Nam. Vấn đề
Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền
quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản. Chính sách của Việt Nam năm
1976 (tịch thu tài sản của tư bản người Hoa) được tiến hành trong bối cảnh này.
Các chiến dịch Cải tạo tư sản miền Nam nhằm xoá bỏ giai cấp tư sản và thực
hiện công hữu hoá theo nguyên lý của chủ nghĩa xã hội được tiến hành. Nhà
nước đã quốc hữu hoá các cơ sản sản xuất, xí nghiệp công quản của tầng lớp tư
sản lớn bỏ lại. Các doanh nghiệp vừa như nhà in, xưởng thủ công, cửa hàng,
cửa hiệu quy mô nhỏ bị buộc kê khai tài sản, vốn liếng trưng thu, trưng mua,
tịch thu chuyển thành hợp tác xã. Nhiều chủ doanh nghiệp bị buộc tịch biên
không được làm kinh doanh phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp hoặc đi
kinh tế mới.
Năm 1978, nhà nước hoàn thành căn bản cải tạo tư sản công nghiệp loại
vừa và nhỏ ở miền Nam, xoá bỏ việc người Hoa kiểm soát nhiều ngành công
nghiệp. Đến tháng 5 năm 1979, tất cả các xí nghiệp công quản lúc đầu ở miền
Nam đều đã được chuyển thành xí nghiệp quốc doanh. Khó khăn về kinh tế, sự
lo sợ về chiến tranh biên giới Tây Nam khiến cho nhiều người rời thành phố
vượt biên bằng đường biển; trong đó, khoảng 3/4 người rời Thành phố Hồ Chí
Minh là người Hoa.
Chính sách quản lý kinh tế quan liêu và cơ chế bao cấp của Nhà nước
lên nền kinh tế (cải cách giá-lương-tiền) khiến cho kinh tế lâm vào trì trệ, lạm
phát phi mã mà đỉnh điểm của nó là vào năm 1985. Khi công cuộc Đổi mới
toàn diện 1986 bắt đầu, Thành phố Hồ Chí Minh đứng ở vị trí tiên phong và đi
đầu trong thu hút vốn, công nghệ và đầu tư nước ngoài. Sau khi Luật đầu tư
nước ngoài được ban hành năm 1987, trong vòng 3 năm 1988 đến 1990, Thành
phố đã cấp 88 giấy phép với tổng số vốn đầu tư là 976 triệu USD. Cơ cấu
ngành công nghiệp bắt đầu chuyển dịch từ sản xuất công nghiệp nặng sang các
ngành công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng định hướng xuất khẩu. Với sự phát
triển mạnh mẽ về hạ tầng và cởi trói về cơ chế thương mại, mậu dịch, Thành
phố ngày càng khẳng định là đi đầu kinh tế của Việt Nam và đạt nhiều chỉ số
và thành tựu phát triển kinh tế khá ấn tượng. Nếu như năm 2000, Thành phố
đóng góp khoảng 19% GDP cả nước thì đến năm 2014, chiếm tới 30% GDP
của cả nước. Đến cuối năm 2015, GDP bình quân đầu người của Thành phố
ước đạt 5.538 USD/người.
Đến cuối những năm 2000, thành phố bước vào công cuộc đổi mới cơ
bản về hạ tầng giao thông vận tải, tiến hành xây dựng và khai trương nhiều
công trình trọng điểm như Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đại lộ Đông Tây, cầu Phú
Mỹ. Nhiều cảng biển quốc tế được khánh thành và nhiều đường cao tốc được
xây dựng nối Thành phố với các tỉnh thành lân cận tạo thuận lợi cho thông
thương hàng hóa và phát triển giao thương ngày càng lớn cho thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có diện tích rộng 2.095 km², lớn hơn
gấp 30 lần so với đô thị Sài Gòn trước năm 1975 (67,5 km²). Trong đó, tính
riêng diện tích khu đô thị là 820 km² (năm 2010), lớn gấp 33 lần so với trước
năm 1975 (rộng 25 km²). Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm toàn bộ
đô thành Sài Gòn cũ, cộng thêm toàn bộ tỉnh Gia Định, quận Phú Hòa của tỉnh
Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ.
Về dân số, tháng 4/2014, toàn thành phố Hồ Chí Minh có 7,95 triệu dân,
trong đó khoảng 6,7 triệu dân sống ở khu đô thị, tăng 3,3 lần so với mức 2 triệu
dân của đô thị Sài Gòn ở thời điểm tháng 5/1975. Lượng người nhập cư đổ vào
thành phố ngày càng tăng tạo nên sức ép rất lớn lên cơ sở hạ tầng giao thông
đường sá, dịch vụ công cộng và môi trường thành phố. Có ý kiến cho là sau
1975, Sài Gòn từ một cô tiên bỗng hóa “lọ lem” và rồi giờ đây trở lại lộng lẫy.
Với tổng diện tích 2.096 km² và hơn 8 triệu dân (số liệu 2014), Thành
phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn thứ 2 Việt Nam về diện tích (sau Hà Nội) và lớn
nhất về dân số. 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8
quận. Bốn quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập.
Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh,
Nhà Bè. Năm 1978, thành phố nhận thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai.
Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có
261 phường, 86 xã. Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm 1989, thành phố còn
182 phường và 100 xã, thị trấn. Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành
phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Hiện nay,
Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với
322 phường, xã và thị trấn.

II. NGUỒN GỐC TÊN GỌI


a. Nguồn gốc tên gọi Sài Gòn:
Sài Gòn (Thành phố
Hồ Chí Minh) là một
thành phố có lịch sử hình
thành và phát triển với hơn
300 năm tuổi. Trải qua
nhiều biến cố, thăng trầm
của lịch sử, Sài Gòn xưa
và nay là thành phố Hồ
Chí Minh đã trở thành một Sài Gòn ngày nay
thành phố hiện đại, năng động, niềm tự hào của người dân miền Nam nói riêng
và cả nước Việt Nam nói chung. Yêu Sài Gòn là thế, thương Sài Gòn là thế
nhưng hẳn sẽ có rất nhiều người trong chúng ta không biết nguồn gốc của cái
tên Sài Gòn bắt đầu từ đâu và nó có ý nghĩa như thế nào? 
Từ đầu thế kỷ XX người Pháp đã nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của địa
danh Sài Gòn – thành phố mà họ muốn biến thành “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Nhưng cái tên dung dị, thân quen ấy kể cả người Việt cũng đều không rõ
nghĩa.
Sau hơn 300 năm hình thành, phát triển, nhiều thế hệ học giả vẫn chưa
thống nhất về nguồn gốc tên gọi này. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu,
các học giả đưa ra rất nhiểu cách lý giải cho nguồn gốc hình thành và ý  nghĩa
của tên gọi Sài Gòn. Trong đó ba cách lý giải phổ biến nhất là: thị trấn giữa
rừng; Vùng đất ăn nên làm ra; Cống phẩm của phía Tây.
b. Thị trấn giữa rừng
Theo quyển Ðại Nam Quốc
Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của
thì tên Sài Gòn có nghĩa là củi gòn.
Nhà học giả Trương Vĩnh Ký đã
theo thuyết này và ông dựa vào bộ
Gia Ðịnh Thông Chí của ông Trịnh
Hoài Ðức để chứng minh giả thuyết
của mình. Trong tập Souvenirs Trung tâm của Sài Gòn xưa. Ảnh: Flickr
historiques, ông Trương Vĩnh Ký lại
kể lại rằng người Khmer xưa có trồng cây gòn chung quanh đồn Cây Mai và
chính ông còn thấy vài gốc cổ thụ này tại vùng ấy năm 1885.
Sau ông Trương Vĩnh Ký, còn có ông đốc phủ Lê Văn Phát đi xa hơn trong
thuyết kể trên đây. Theo ông Lê Văn Phát thì trước đây, vùng Sài Gòn Chợ
Lớn hãy còn bị rừng bao phủ và tên Sài Gòn có lẽ phát xuất từ tên Khmer Prei
Kor tức là Rừng Gòn (Forêt des Kapokiers). Prei Kor là tên mà người Khmer
dùng để gọi một địa phương mà trọng tâm là Chùa Cây Mai ở Phú Lâm ngày
nay.
“Prei” theo tiếng Khmer nghĩa là “rừng”, còn “Nokor” là “thị trấn”. Như
vậy “Prei Nokor” nghĩa là một “thị trấn ở trong rừng”. Nghĩa rộng hơn theo
Phạn tự là “lâm quốc”. Vùng này trước đây là đại bản doanh của một Phó
vương nước Chân Lạp cũ. Dần dần, người dân đọc trại từ “Prei” thành “Rai”
rồi thành “Sài”. Từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và từ “Kor” thành ra “Gòn”.
Mặt khác, ông Lê Văn Phát cũng cho biết rằng người Lào (mà ngôn ngữ
gần như ngôn ngữ Thái) đã gọi vùng này là Cai Ngon, mà Cai Ngon theo tiếng
Thái cũng có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn (Brousse des kapokiers).
Tuy nhiên giả thuyết này bị cho là không có căn cứ, vì qua thời gian,
không ai tìm ra được dấu tích của một “khu rừng có nhiều cây gòn” tại Prei
Nokor cả, mà đó chỉ là suy đoán.
c. Sài Gòn – Vùng đất ăn nên làm ra
Theo học giả – nhà văn Vương Hồng Sển, khi người Hoa rời Cù lao Phố
(Biên Hòa) vào năm 1773, đã tụ về vùng đất mới Chợ Lớn ngày nay. Họ nhận
ra đây là nơi “ăn nên làm ra” cần được củng cố cho thật bền vững. Người Hoa
cho đắp thêm bờ kinh cao ráo và kiên cố hơn, và gọi vùng đất này là “Tai-
Ngon” hay “Tin-Gan” mà theo Hán Việt là Đề Ngạn.
Đề Ngạn phát âm theo giọng
Quảng Đông nghe ra là “Thầy
Ngồn” hay “Thì Ngòn”. Và đó chính là
âm để gọi vùng đất Chợ Lớn thời
ấy. Theo thuyết này của cụ Vương thì
âm “Sài Gòn” là từ “Thầy Ngồn”, “Thì
Ngòn” mà ra.
Tuy nhiên theo Phủ Biên Tạp
Lục của Lê Qúy Đôn viết năm 1776 có
dữ kiện “năm 1674 Thống suất Nguyễn
Sài Gòn hiện đại sau 300 năm phát triển
Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn
đánh Cao Miên và phá vỡ lũy Sài Gòn”… Đây cũng là lần đầu tiên hai từ “Sài
Gòn” xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Điều này chứng tỏ từ “Sài Gòn” có
trước thời điểm người Hoa đến Chợ Lớn nên cách lý giải của Vương Hồng Sến
không thuyết phục.
d. Cống phẩm của phía tây
Học giả người Pháp Louis Malleret khi nêu ra tài liệu về Prei Nokor đã
dựa vào ý nghĩa của tiếng Khmer này theo linh mục Tandart để bác bỏ thuyết
của các học giả Việt Nam trước đó cho rằng Sài Gòn có nghĩa là Củi Gòn. Ông
đã theo ý kiến của một người Pháp khác là Maurice Verdeille theo đó cái tên
Sài Gòn có lẽ phát xuất từ tiếng Tây ngòn có nghĩa là cống phẩm của phía tây
(tribut de l’ouest). Tiếng Hán Việt có nghĩa là cống phẩm của phía tây nếu đọc
theo Việt Nam là Tây Cống và Tây Ngòn hẳn là Tây Cống, nhưng phát âm
theo giọng Trung Hoa. Sở dĩ ông Malleret theo thuyết này là vì ông đã dựa vào
một dữ kiện lịch sử do ông Trịnh Hoài Ðức chép lại, là khi Cam Pu Chia bị
phân ra cho hai vua thì cả hai vua nầy đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở
Prei Nokor, vốn là thủ đô của vua thứ nhì từ năm 1674 (trong khi vua thứ nhất
đóng đô ở Oudong ở phía bắc Nam Vang).
Về lý giải này của học giả người Pháp, ông Vương Hồng Sển lại cho
rằng “Tây Cống” chỉ được người Hoa dùng sau này. Ngày trước vùng Chợ Lớn
được gọi là Sài Gòn nhưng khi người Pháp chiếm các tỉnh Đông Nam bộ đã
gọi vùng Bến Nghé là Sài Gòn vì tên Bến Nghé quá khó đọc với họ.
Cho tới tận ngày nay, nguồn gốc tên gọi Sài Gòn vẫn còn nhiều tranh
luận nhưng nhiều học giả nhận xét, việc không rõ thực hư như vậy càng khiến
Sài Gòn hơn 300 năm càng thêm huyền bí, hấp dẫn, khơi gợi sự tò mò khi
muốn tìm hiểu.
e. Nguồn gốc tên gọi thành phố Hồ Chí Minh:
Đã có rất nhiều ý tưởng đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành “Thành phố
Hồ Chí Minh” được khởi xướng. Tiêu biểu có thể kể đến:
Ngày 25/8/1946,
Phòng Nam bộ Trung
ương nhóm họp tại
đường Gia Định,
nay là đường Trần
Nhật Duật. Tại cuộc
họp đó, bác sĩ Trần
Hữu Nghiệp sau khi kể
một vài thí dụ ở những
nước lớn hay lấy tên
những vị anh hùng để đặt cho một thành phố lớn, bác sĩ Nghiệp đề nghị, để ghi
lấy công đức của Hồ Chủ tịch, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí
Minh. Ý tưởng nhanh chóng được hưởng ứng. Một ngày sau, 57 người miền
Nam đang tham gia cách mạng gửi một bản quyết nghị lên Quốc hội và Chính
phủ.
“Xin Quốc-hội và Chính phủ đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại là tên
thành phố Hồ-Chí-Minh để tượng trưng sự chiến đấu, hy sinh và cương quyết
trở về với Tổ quốc của dân Nam Bộ” - bản quyết nghị viết.
57 người ký tên, trong đó có Cục trưởng Quân y Trần Hữu Nghiệp, vị
bác sĩ giàu có từng sở hữu bệnh viện tư ở Mỹ Tho, bỏ danh vọng đi theo cách
mạng; Trần Công Tường (luật sư) sau này làm Thứ trưởng Tư pháp; Nguyễn
Tấn Gi Trọng (Phó cục trưởng Quân y) người giữ ghế đại biểu Quốc hội Việt
Nam 7 khóa sau đó.
Và cuối cùng, sau hơn một năm sau chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975,
vào lúc 08h20’ ngày 02/7/1976, cùng với Nghị quyết thống nhất đặt tên nước
là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VI cũng
thông qua Nghị quyết đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ
Chí Minh.
Tuy nhiên, dù tên gọi Sài Gòn có nguồn gốc ra sao thì tính cách con
người nơi đây bao đời nay vẫn không đổi khác, vẫn “năng động – nghĩa hiệp –
hào sảng”, đi trước đón đầu trong nhiều lĩnh vực. Sài Gòn – thành phố Hồ Chí
Minh ngày nay đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, vươn lên trở thành
một thành phố cực kỳ năng động, hiện đại, xứng danh là “Hòn ngọc viễn
đông”.

III. TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA


 Sau thời gian qua rà soát,
thống kê và đánh giá, Sở Du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh đã công bố Bộ Tài
nguyên du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh. Từ hệ thống tài nguyên du lịch
này, Sở Du lịch thành phố đã cập nhật
các điểm đến du lịch trên nền tảng định
vị trực tuyến Google Map, Google
Earth.
Việc thống kê, phân loại tài
nguyên du lịch của Thành phố mang
ý nghĩa quan trọng trong công tác
đánh giá tiềm năng du lịch đặc trưng, hình thành các sản phẩm hấp dẫn, kết nối
phát triển các tuyến điểm, dịch vụ du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch,
nâng cao chất lượng và tạo sự phong phú, đa dạng cho các chương trình du lịch
hình thành các điểm tham quan phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.
Đồng thời tạo thêm nguồn dữ liệu về tài nguyên du lịch phong phú, đa
dạng để các doanh nghiệp lữ hành khai thác và kết nối và xây dựng các chương
trình du lịch phục vụ khách du lịch đến TPHCM và thuận lợi trong kết nối với
các tỉnh, thành khác để tạo nên những chương trình du lịch liên tuyến, tạo ra
những sản phẩm đa dạng và phong phú cho khách du lịch lựa chọn. Ngoài ra,
du khách và những người đam mê du lịch có thể tự xây dựng cho mình những
lịch trình du lịch tại Thành phố mang màu sắc trải nghiệm riêng biệt.
Nguồn dữ liệu tài nguyên và các điểm đến du lịch đã được cập nhật trên
công cụ tìm kiếm Google và được công bố rộng rãi trên hệ thống các trang
thông tin chính thức của Sở Du lịch tại các địa chỉ:
Cổng thông tin điện tử Sở Du lịch: http://sodulich.hochiminhcity.gov.vn/
Website quảng bá du lịch TP: https://www.visithcmc.vn/
Fanpage Du lịch
TPHCM:  https://www.facebook.com/hellohochiminhcity
Zalo Du lịch TPHCM: https://zalo.me/1670779870083194628
Kết quả thống kê dữ liệu tài nguyên du lịch TPHCM hiện nay là 366
điểm đến có sức hấp dẫn, được đánh giá có khả năng khai thác và thu hút du
khách, tập trung chủ yếu ở 4 nhóm tài nguyên chính: tài nguyên du lịch tự
nhiên; tài nguyên du lịch văn hóa vật thể; tài nguyên du lịch văn hóa phí vật
thể; tài nguyên du lịch gắn với
công trình nhân tạo hấp dẫn.
Trong đó có: 13 điểm đến được
hình thành từ nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên, tập trung ở các
tài nguyên chính như: sông Sài
Gòn, rừng ngập mặn và biển đảo;
225 điểm đến hấp dẫn, mang đặc
trưng riêng của Sài Gòn xưa và
nay được hình thành từ nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, đó là các di tích văn
hóa – lịch sử, nhà trưng bày
văn hóa, bảo tàng, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ, làng nghề…; 08 hoạt
động gắn với du lịch được hình Công viên văn hóa Đầm Sen
thành từ các lễ hội dân gian, lễ hội hiện đại, tập tục truyền thống, những
chương trình nghệ thuật; 120 điểm đến được hình thành từ các phố chuyên
doanh, phố cổ, phố cộng đồng có phục vụ du
lịch, các công trình nhân tạo có tính hấp dẫn
với du khách
Dinh độc lập Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh
Thành phố Hồ Chí Minh định hướng 07 nhóm sản
phẩm du lịch chủ lực trong thời gian tới sẽ là các nhóm sản
phẩm về văn hóa - lịch sử, ẩm thực, mua sắm, giải trí và
hoạt động về đêm, khám phá thiên nhiên, MICE kết hợp
giao thương và về Y tế - Sức khỏe. Theo đó, định hình 05
tuyến du lịch chính gồm có đầu tiên là tuyến City tour; thứ
hai là tuyến trung tâm Thành phố - hướng Đông Nam
Thành phố (Thành phố Thủ Đức), thứ ba là tuyến Trung
tâm Thành phố - hướng Nam Thành phố (Bình Chánh), thứ
tư là tuyến Trung tâm Thành phố - hướng Tây Bắc Thành
phố (Hóc Môn, Củ Chi) và thứ năm là tuyến Trung tâm
Thành phố - hướng Đông Nam Thành phố (Nhà Bè, Cần
Giờ).
Ngoài ra, các doanh nghiệp, các chuyên gia nghiên
Điểm đến Quận 7
cứu cũng đang thiết kế dự kiến 42 chương trình du lịch
(tour) được xây dựng gắn với 03 chủ đề: “Sài Gòn xưa và nay”, “Cảm xúc Sài
Gòn”, “Nhịp sống Sài Gòn”.
Dựa trên những định hướng chiến lược sản phẩm, trong những năm tới
đây, Thành phố Hồ Chí Minh có thể tập trung các giải pháp nhanh chóng cải
thiện sản phẩm điểm đến, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, gia tăng trải
nghiệm để đáp ứng nhu cầu của thị trường du lịch trong điều kiện thích ứng an
toàn với dịch Covid- 19, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp hoàn thiện và nâng
cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển du lịch TPHCM theo hướng
chuyên nghiệp, chất lượng và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.

IV/ Phát triển du lịch và thị trường du lịch thích hợp


Cuối năm là thời điểm “vàng” để thị trường du lịch TP.HCM thu hút du
khách trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp du lịch cũng chuẩn bị và đầu tư
nhiều sản phẩm du lịch mới.
Số liệu thống kê của Sở Du lịch TP.HCM cho biết, đến hết tháng 9/2022,
TP.HCM đã đón trên 23,7 triệu lượt du khách, gồm 21,6 triệu lượt khách nội
địa, hơn 2,1 triệu lượt khách quốc tế và là địa phương dẫn đầu cả nước về thu
hút khách du lịch. Tổng thu hơn 92.300 tỷ đồng, vượt 15,5% kế hoạch đề ra.
Thị trường du lịch nói chung, du lịch TP.HCM nói riêng thường phát
triển mạnh vào dịp hè và thời điểm cuối năm cũ đầu năm mới. Năm 2021, do
dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại TP.HCM và
nhiều địa phương lân cận, thị trường du lịch vì thế gần như “đóng băng”.
Các chuyên gia dự đoán, thị trường du lịch sẽ bùng nổ vào cuối năm
2022, đầu năm 2023, vì nhiều
nguyên nhân. Trước tiên, tình hình
dịch bệnh đã được kiểm soát trên
phạm vi cả nước, các hoạt động kinh
doanh thương mại, dịch vụ, du lịch,
… đã từng bước phục hồi và đang
vào giai đoạn tăng trưởng trở lại.
Các doanh nghiệp ngành du lịch, từ
sau thời điểm mở cửa du lịch (cuối
tháng 3/2022) đến nay, đã phục hồi và có Múa lân, sư, rồng.

những bước tiến, đổi mới đáng kể thích ứng trong tình hình mới; trong đó có
việc làm mới nhiều sản phẩm du lịch, xây dựng thêm nhiều sản phẩm độc đáo,
mới lạ, thu hút du khách. Chẳng hạn như các sản phẩm ngắm Sài Gòn từ trên
cao bằng trực thăng, ngắm Sài Gòn bằng du thuyền,…
Không chỉ ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch mà chính quyền
TP.HCM cũng đồng hành cùng ngành du lịch để phát triển và làm mới sản
phẩm du lịch của Thành phố, góp phần nâng cao vị thế của TP.HCM trên bản
đồ du lịch khu vực và quốc tế.
V. XÂY DỰNG THÊM CÁC TOUR/TUYẾN, ĐIỂM ĐẾN MỚI
Đây là sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử đặc trưng của TP.HCM đã được
một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn phát triển và khai thác rất hiệu quả với
thị trường khách inbound và nội địa suốt thời gian qua. 
Tuy nhiên, trong lần tái hiện này, tour được làm mới với những điểm nhấn
đặc sắc của du lịch TP qua hành trình Bảo tàng Biệt động, cà phê Đỗ Phủ, Đài
Tiếng nói nhân dân TP.HCM, hội trường Thống Nhất...
Theo đó, quận 1 đã kết hợp cùng Công ty lữ hành Fiditour - Vietluxtour
giới thiệu tour du lịch "Ký ức Biệt động Sài Gòn" và "Quận 1 - Sống động Sài
Gòn"
Trong đó, tour "Quận 1 - Sống động Sài Gòn" sẽ là chương trình city tour
được công ty lữ hành thiết kế với ý tưởng đưa du khách trải nghiệm nhịp sống sôi
động và tìm lại những dấu ấn văn hóa - lịch sử như chưa từng bị lãng quên với
người Sài Gòn xưa và TP.HCM hôm nay.
Bên cạnh đó còn có quận 11 có
tour “Quận 11 - Có một Chợ Lớn rất
khác” đã được Uỷ ban nhân dân quận
và Công ty cổ phần dịch vụ lữ hành
Chim Cánh Cụt xây dựng với nhiều
điểm đến mới lạ và hấp dẫn để giới
thiệu tới du khách, giúp du khách trải
nghiệm lối sống, văn hóa, phong tục,
tập quán của cộng đồng người Hoa.
Quận 11, một trong ba quận Hình ảnh một tour "Quận 1 - Sống động Sài Gòn"
thuộc “vùng Chợ Lớn”, nơi tập trung đông đảo người Hoa cư ngụ, sinh sống và
kinh doanh từ nhiều thế hệ, được biết đến với các sản phẩm ẩm thực như hủ
tiếu mì, há cảo, hoành thánh, các sản phẩm sức khỏe như thuốc bắc, sản phẩm
thương mại như chợ Thiếc, về văn hóa – tâm linh như Khánh Vân Nam – Viện
Đạo quán (đạo quán lớn nhất của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn),…
Theo kế hoạch, TP.HCM dự kiến sẽ
đón khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế đến
tham quan trong năm 2022. Ngành du lịch
Thành phố tập trung thu hút khách quốc tế
bằng cách đẩy mạnh các chương trình
truyền thông điểm đến thông qua các kênh
truyền thông trong nước, quốc tế, cũng như
kênh trực tuyến, mạng xã hội,… với mong
muốn giới thiệu, quảng bá được nét đẹp
thiên nhiên, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, ngành nghề truyền thống của Thành
phố đến với người dân Thành phố, với du khách trong và ngoài nước.
Không riêng các kế hoạch, chương trình hoạt động tour/tuyến của Sở Du
lịch, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cũng tích cực, chủ động làm mới các
tour để thu hút du khách.
VI. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH PHÙ HỢP ĐỂ PHÁT TRIỂN Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
6.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi
a. Du lịch thuần túy
- Du lịch tham quan: là hoạt động của con người để nâng cao nhận thức
về mọi mặt (có thể khai thác cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn). Về
tài nguyên du lịch tự nhiên, thành phố Hồ Chí Minh phần lớn địa hình bằng
phẳng, nằm ở vùng có khí hậu nhiệt hới gió mùa cận xích đạo vì thế có 2 mùa
rõ rệt. Động,
thực vật đa dạng.
Về tài nguyên du
lịch nhân văn, có
rất nhiều di tích
lịch sử - vă hóa
như: Bưu điện
thành phố, khu
Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ
lưu niệm thành
phố Hồ Chí Minh, di tích khảo cổ: lò gốm Hưng Lợi, di tích mộ Chum Giồng
cá vồ. Hệ thống bảo tàng thu hút sự quan tâm của khách du lịch rất lớn. Bên
cạnh đó còn có các ngôi chùa cổ như: chùa Giác Viên, chùa Linh Sơn.. và các
lễ hội tín ngưỡng nổi tiếng: lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, lễ hội miếu Ông
Địa…

- Du lịch khám phá: là loại


hình du lịch nhằm nâng cao hiểu
biết về thế giới xung quanh. Khi
đến với thành phố Hồ Chí Minh
bạn có thể tìm hiểu và khám phá ở
rất nhiều nơi có ý nghĩa lịch sử
cũng như văn hóa của người dân
nơi đây, từ đó bạn sẽ những kiến
thức bổ ích cho bản thân. Như:
Dinh thống nhất, địa đạo Củ Chi,… Dinh Thống Nhất
-Du lịch giải trí: là loại hình du
lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, nghỉ
ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe sau
những ngày làm việc căng thẳng, mệt
mỏi. Một trong những địa điểm có thể
đến: phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên
văn hóa Đầm Sen, La Maison de
campagne hay Thao Dien Boutique
hotel,…
Phố đi bộ Nguyễn Huệ

b. Du lịch kết hợp


-Du lịch tôn giáo: là hình thức du lịch
tâm linh. Khách đến hành hương, chiêm
bái.Đến Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
ngày nay, chúng ta vẫn có thể gặp được rất
nhiều ngôi nhà thờ, chùa, đình, đền, miếu
được xây dựng qua nhiều thời kỳ, mang đậm
nét thăng trầm của lịch sử khẩn hoang, thể
hiện dấu ấn lịch sử văn hóa đặc sắc của vùng đất Nhà thờ Đức Bà
Sài Gòn - Gia Định xưa. Có thể kể đến như: Nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Huyện
Sĩ, chùa bà Ấn Độ, chùa Giác Lâm,..
-Du lịch công vụ: bao gồm những người đi dự hội nghị, hội thảo, hoặc tham
gia các cuộc họp, đàm phán kinh doanh,…Mục đích chính là đi thực hiện công
việc, họ có thể tranh thủ nghỉ dưỡng, tham quan, ngắm cảnh trong thời gian rảnh
rỗi.Với mạng lưới giao thông thuận tiện, nền kinh tế phát triển, có sức hút đầu tư,
cơ sở vật chất dịch vụ chất lượng cao thì Hồ Chí Minh là 1 trong những thành phố
rất phát triển về loại hình du lịch công vụ
6.2 Phân loại theo vị trí địa lý
Du lịch đô thị là loại hình du lịch mà Thành phố Hồ Chí Minh rất có tiềm
năng phát triển cả ở hiện tại và tương lai. Vì nơi đây là trung tâm kinh tế với
nhiều kiến trúc lớn của nước ta. Cùng với đó là các khu thương mại, đầu nối
giao công, công viên giải trí đa dạng.
6.3 Phân loại theo độ dài chuyến đi
Có rất nhiều khách du lịch chọn thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến cho
chuyến du lịch ngắn ngày của
mình. Đây là một trong những
điểm đến lí tưởng được nhiều
người lựa chọn, bên cạnh những
di tích lịch sử, địa điểm quen
thuộc như: Dinh Độc Lập, Thảo
Cầm Viên, Bến Nhà Rồng, Bảo
tàng chứng tích chiến tranh, chợ
Bến Thành… thì các mô hình
du lịch mới như du thuyền trên Tour trực thăng ngắm TPHCM từ trên cao

sông Sài Gòn, ngắm Thành phố từ trên cao bằng trực thăng… cũng thu hút
đông đảo khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn.
6.4 Phân loại theo phương tiện du lịch
- Du Lịch ôtô là loại phương tiện phổ biến và có lợi thế so với các phương tiện
vận chuyển khác. Với chi phí thấp, dễ tiếp cận với các điểm du lịch thì đây
chắc hẳn là loại phương tiện mà khá nhiều người lựa chọn khi đi du lịch quanh
các địa điểm tại thành phố
- Du lịch máy bay: hiện tại thành phố Hồ Chí Minh có sây bay Quốc tế Tân
Sơn Nhất nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông - Tây và
Nam - Bắc của khu vực, là cửa ngõ giao thương của thành phố Hồ Chí Minh
với thế giới, là điểm dừng thuận lợi và lý tưởng trong các mạng đường bay.
6.5 Phân Loại theo hình thức tổ chức
- Du lịch theo đoàn cũng khá phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do là nơi
có nhiều di tích, lịch sử, nhiều khu vui chơi giải trí nên đây có lẽ là lựa chọn
của rất nhiều tổ chức
- Du lịch cá nhân: đây cũng là nơi mà nhiều khách du lịch, nhiều bạn trẻ tự
quyết định về chuyến đi và lịch trình của mình. Họ cũng có thể sử dụng
phương tiện cá nhân như xe máy,ô tô để có một trải nghiệm thú vị
- Du lịch gia đình: các gia đình có mong muốn tìm hiểu về một thành phố
khác nơi cư trú của mình thì cũng có thể lựa chọn thành phố Hồ Chí Minh.
Họ có thể tự tổ chức hoặc cũng có thể sử dụng dịch vụ du lịch của công ty lữ
hành.

You might also like