You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.

HCM
KHOA XÃ HỘI HỌC-CTXH-ĐÔNG NAM Á

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á

Chính sách người Hoa tại


Indonesia
1949-2000
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Linh
Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thị Quốc Anh Đào

TP. HCM, tháng 5/2023


Nhận xét giáo viên
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Mục lục
Chương 1.. Tổng quan về người Hoa ở Đông Nam Á ........................................................................ 1
1 Một số khái niệm và Thuật ngữ về người Hoa ở Đông Nam Á .................................................. 1
2 Lịch sử hình thành và phát triển người Hoa tại Đông Nam Á ................................................... 2
3 Kinh tế của người Hoa tại Đông Nam Á ...................................................................................... 5
4 Văn hóa của người Hoa tại Đông Nam Á ..................................................................................... 5
5 Các chính sách đối với người Hoa tại Đông Nam Á .................................................................... 6
Chương 2 Chính sách đối với người Hoa ở Indonesia năm 1949-2000 ............................................ 7
Tóm tắt: ........................................................................................................................................... 7
Từ khóa:. ........................................................................................................................................ 7
Giới thiệu: ...................................................................................................................................... 7
2 Các chính sách người Hoa tại Indonesia năm 1949-2000 ........................................................... 7
2.1 Dưới thời kỳ Sukarno ............................................................................................................. 7
2.2 Dưới thời kỳ Suharto .............................................................................................................. 9
2.3 Hậu thời kỳ Suharto đến năm 2000 ..................................................................................... 12
3 Kết luận ......................................................................................................................................... 13
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................... 14
Chương 1.. Tổng quan về người Hoa ở Đông Nam Á
1 Một số khái niệm và Thuật ngữ về người Hoa ở Đông Nam Á
Có khoảng 80% người Hoa nước ngoài ở Đông Nam Á nhưng đa phần mọi
người thường gọi chung tất cả người Hoa ở nước ngoài là người Hoa hải ngoại hay họ
chỉ gọi là người Trung Quốc và người Trung Hoa họ vẫn chưa hiểu khái niệm rõ và
phân biệt giữa các thuật ngữ tên gọi của những người Hoa để chỉ chung tất cả những
người mang gốc Trung Hoa sống bên ngoài Trung Quốc. Việc gọi chung và nhầm lẫn
giữa các thuật ngữ gây ra sự hiểu nhầm về mặt địa vị pháp lý, địa vị xã hội và bản sắc
của người Hoa và cộng đồng của họ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các thuật
ngữ và khái niệm chuẩn xác về người Hoa.
a) Khái niệm
Tại khu vực Đông Nam Á từ những năm 50 của thế kỷ XX, những thuật ngữ về
người Hoa hải ngoại mới bắt đầu xuất hiện, từ đây dần dấy lên các thuật ngữ khác
nhau để phân biệt giữa người Hoa sống ở nước ngoài và người Hoa sống ở Trung Hoa
đại lục. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu thường gọi họ là người Hoa mới để phân biệt
với người Hoa cũ.
Khái niệm người Hoa cũng được Đảng và Nhà nước Việt Nam nêu rõ trong các
Văn kiện chính thức, trong đó xác định rõ rằng ở Việt Nam “Người Hoa bao gồm
những người gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán
hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập
quốc tịch Việt Nam, nhưng còn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ,
phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa” (Trần Khánh,
2018, tr 27).
Đối với những người có nguồn gốc Hán hay bị Hán hóa sống tại nước ngoài,
mang quốc tịch Trung Quốc đại lục, Ma cao, Hồng Kông, Đài Loan, không nhập quốc
tịch nước sở tại thì được gọi là Hoa Kiều, hay Hoa hải ngoại. Văn kiện Việt Nam cũng
ghi rõ rằng "Hoa kiểu là những người có cùng nguồn gốc dân tộc với người Hoa,
nhưng không nhập quốc tịch Việt Nam”.
Đối với người Hoa lai người có gốc là ba hoặc mẹ là người gốc Hoa như người
Minh Hương ở Việt Nam, người Peranakan ở Indonesia, người Baba ở Malaysia và
Singapore,… Nếu dân tộc được xét theo huyết thống thì những người Hoa lai là người
Hoa, nhưng xét theo góc độ văn hóa thì họ không phải người Hoa. Vì hầu hết họ
không còn nói được tiếng Hoa và đã bị bản địa hóa. Tóm lại, khái niệm chỉ người gốc
Hoa chỉ dùng cho những người Hoa lai (thường bố là Hoa và bản địa) đã hội nhập sâu
rộng cả về chính trị, kinh tế và văn hóa ở nước sở tại.
b) Thuật ngữ
Trong lịch sử, trước đây chưa từng có tồn tại một cộng đồng người Trung Hoa
sống ở nước ngoài có sự đồng nhất về chủng tộc và chính trị chính vì vậy chưa từng có
một thuật ngữ chung nào để chỉ về họ. Trong ngôn ngữ phương Tây, đã có một từ để
chỉ những người Trung Hoa sống tại Trung Quốc, đó là từ Chinese trong tiếng Anh,

1
Chinois trong tiếng Pháp, Kitai trong tiếng Nga. Trong tiếng Hán và tiếng Việt
có rất nhiều từ chung để chỉ rộng rãi những người mang dòng máu của người Trung
Hoa như Zhongguo ren (người Trung Quốc), Zhonghua ren (người Trung Hoa), Hua
ren (người Hoa, Hua yi (người gốc Hoa),... Cho đến tận nửa sau thế kỷ XIX thuật ngữ
Trung Hoa và Hoa kiều mới được sử dụng tại Trung Quốc. Danh từ “Trung Hoa” được
chính thức khi vào văn bản khi Cộng hòa Trung Hoa dân quốc chính thức ra đời vào
năm 1911 và sau đó danh xưng Trung Hoa được sử dụng rộng rãi. Từ những năm 50
của thế kỷ XX đã có nhiều thuật ngữ về người Hoa tại khu vực Đông Nam Á xuất
hiện.
Thuật ngữ: “Oversea Chinese” tiếng việt là “Hoa kiều”, tiếng Hán là “Huaqiao
华侨”, là những người Trung Quốc sống ở nước ngoài và không mang quốc tịch nước
ngoài. Tuy nhiên, thuật ngữ tiếng Anh này đã không còn thích hợp để chỉ đa số người
Trung Quốc để sống xa nước trong thời đại biến số và gia tăng số lượng Hoa kiều đã
nhận quốc tịch địa phương và đã có các gợi ý sửa đổi cho phù hợp.
Thuật ngữ “Chinese oversea” được giáo sư Wang gungwu gợi ý với chữ “o”
viết thường, thuật ngữ này dùng để nói về những người Trung Hoa sống tại hải ngoại
có quốc tịch nước ngoài, đây là một thuật ngữ tốt hơn thuật ngữ cũ, xóa bỏ những vấn
đề liên quan đến chính trị, công dân nhưng vẫn thể hiện được trung tâm của thuật ngữ
là Trung Quốc. Thuật ngữ “Huaqiao” vẫn còn được sử dụng, nhưng nó chỉ dành cho
những người Trung Quốc di cư nhưng vẫn có quốc tịch của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa.
Thuật ngữ: “ethnic Chinese” tên tiếng việt “tộc người Hoa”, tiếng Hán “Huaren
华侨”được sử dụng để chỉ những người Trung Quốc sống bên ngoài Trung Quốc
không quan trọng quốc tịch. Khi đề cập đến chính sách của Trung Quốc đối với người
Trung Quốc bên ngoài Trung Quốc, người Trung Quốc đại lục thường sử dụng hai
thuật ngữ cùng nhau "huaqiao huaren 华侨华人”những người Trung Quốc có quốc
tịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và những người Trung Quốc có quốc tịch nước
ngoài. Thuật ngữ này không thể sử dụng để chỉ những người Trung Quốc sống tại
Trung Hoa đại lục vì người Trung Hoa đại lục họ gọi mình bằng các nhóm dân tộc
khác nhau, không có nhóm dân tộc nào gọi mình là “Huaren”. Vì vậy thuật ngữ tiếng
Anh tương ứng “ethnic Chinese” cũng không thể sử dụng.
Thuật ngữ: “foreigners of Chinese descent”, tiếng việt “người Trung Quốc”
tiếng Hán “ Huayi 华谊” dùng để chỉ những người có gốc Trung Quốc không phải là
công dân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hay Đài Loan, tuy nhiên thuật ngữ này
không mấy phổ biến. Hai thuật ngữ tiếng Hoa “Huaren” và “Huayi”, đều là từ sáng tạo
của người Hoa tại Đông Nam Á.
2 Lịch sử hình thành và phát triển người Hoa tại Đông Nam Á
Người Hoa không chỉ là một dân tộc đông dân mà còn có mặt ở rất nhiều nơi
trên thế giới, ở đâu người Hoa cũng có thể hình thành cộng đồng của riêng mình. Việc
xuất hiện và phát triển cộng đồng của họ từ khắp nơi trên thế giới đều bắt nguồn từ
2
những câu chuyện lịch sử và những biến động về nhiều mặt như kinh tế, chính trị,
thương mại, xã hội không chỉ vậy còn bắt nguồn từ những trận chiến xa xưa, từ những
lý do này đã có nhiều cuộc di cư lẻ tẻ, tự phát với nhiều mục đích khác nhau. Những
người di dân xuất phát tới nhiều nơi khác nhau từ vùng nông thôn hẻo lánh tới nơi
cộng đồng người Hoa đông đúc tại quốc gia họ di dân. Nhìn chung họ đều có nguyện
vọng là tìm được nơi để an cư lạc nghiệp. Tại Đông Nam Á khu vực láng giếng với
Trung Quốc là một nơi có sự tương đồng cao về mặt địa lý, văn hóa, chủng tộc,.. Đây
chính là nền tảng hình thành nên cộng đồng người Hoa to lớn tại Đông Nam Á. Trong
các giai đoạn lịch sử khác nhau đều có người Hoa di cư sang các nước Đông Nam Á vì
vậy có thể nói có nhiều môc thời gian di cư khác nhau của người Hoa. Theo tg Đặng
Quang Kính (Cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á) có thể chia thời gian thành 3 giai
đoạn như sau:
“+ Giai đoạn 1: Từ đầu công nguyên đến đầu thế kỷ XVII đến năm 1945: giai đoạn
hình thành các cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á.
+ Giai đoạn 2 : Từ thế kỷ XVII đến năm 1945: giai đoạn phát triển của người Hoa
trong điều kiện Đông Nam Á là thuộc địa của tư bản phương Tây.
+ Giai đoạn 3: Từ năm 1945 đến nay: giai đoạn phát triển của người Hoa trong các
quốc gia Đông Nam Á đã giành được độc lập.”
Nhìn chung từ đầu công nguyên đến thế kỷ XVII người Hoa đến Đông Nam Á
là giao lưu buôn bán, các thương nhân Trung Quốc đến vùng đất Đông Nam Á sẽ được
gọi là Nanyang theo cách gọi bản địa. Các thương nhân Trung Quốc chủ yếu đến từ
các tỉnh phía đông nam Trung Quốc, đặc biệt là Quảng Đông và Phúc Kiến. Các hoạt
động thương mại được diễn ra theo hình thức thương mại tự do, quy mô nhỏ hoặc tư
nhân tự tổ chức. Những người thương nhân Trung Quốc ở lại đã trở thành những
người thương nhân uy tín đủ loại và có tín vọng rất cao tại Đông Nam Á, thường họ sẽ
làm thu thuế, thủ quỹ hoặc chủ bến cảng trước khi các thực dân phương Tây đến khu
vực này vào thế kỷ XVII.
Từ sau đó trở đi số lượng người Hoa di cư đến Đông Nam Á ngày càng một
nhiều hơn nhất là vào thế kỷ thứ XVII do sự kiện nhà Minh bị lật đổ đã khiến đông
đảo người Hoa di cư sang khu vực Đông Nam Á để tìm sự giúp đỡ để khôi phục lại
nhà Minh nhưng phong trào “phản Thanh phục Minh” đã thất bại và nhà Minh chính
thức sụp đổ. Ở Việt Nam vào thế kỷ XVII và XVIII, những người tị nạn từ Trung
Quốc đã từng ủng hộ triều đại nhà Minh đã giúp khôi phục hoặc làm mới các thông lệ
Nho giáo trong bộ máy quan liêu và trong đời sống trí thức.
Sau đó vào thế kỷ XVII và XIX đây là thời kỳ tư bản phương Tây khai thác
thuộc địa tại Đông Nam Á bằng việc xây dựng những rừng cao su và khai thác dầu mỏ
điều này cần đến số lượng lớn công nhân mà ngay cả tại những nước thuộc địa cũng
đáp ứng đủ được số lượng công nhân, cho nên họ quyết định tuyển mộ người Hoa ở
Trung Quốc sang các nước thuộc địa Đông Nam Á. Vào đầu thế kỷ XIX, người Hoa
có thể nhập cư tự do vào các quốc gia Đông Nam Á và cộng đồng của họ có quyền tự
trị rộng rãi về văn hóa. Các cường quốc thuộc địa tại Đông Nam Á, Tây Ban Nha, Hà
Lan, Bồ Đào Nha và Anh, hiện đã được thiết lập đầy đủ trong khu vực, và họ đã đánh
thuế cao với người Trung Quốc cũng như hạn chế các hình thức đi lại và định cư của
họ. Ban đầu các thực dân phương Tây đã là các đối tác thương mại hữu ích với Trung
Quốc. Họ là những người thương nhân đi trước và có uy tín cũng như đảm nhiệm
nhiều chức trách quan trọng tại khu vực Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vì điều này,
người Trung Quốc cũng là đối thủ cạnh tranh của người phương Tây, vì vậy họ đã
đánh thuế nặng đối với những người Hoa và gây ra nhiều cuộc tấn công nhỏ lẻ khác.
Những hạn chế đối với việc nhập cư của người Hoa diễn ra vào cuối thế kỷ XIX, trong
đó hạn chế mạnh nhất được đưa ra vào năm 1902 ở Philippines, khi chính sách 'loại
trừ' của Mỹ được mở rộng ra các đảo, hầu như ngăn cản việc nhập khẩu lao động cu li
Trung Quốc. Tại một số nước khác như Indonesia hoặc ở Đông Dương thuộc Pháp,
những người nhập cư phải trả một khoản phí nhập cảnh đáng kể, nhưng những người
làm công việc hợp đồng được miễn. Vì các hoạt động kinh tế của người Hoa rất phù
hợp với nhu cầu của những người thực dân thời kỳ đầu, những người này coi người
Hoa như những bánh răng cần thiết trong nền kinh tế, nhưng người dân địa phương lại
coi họ là những người đi đầu trong chế độ thực dân. Do đó, trong thế kỷ XIX, người
Trung Quốc đã củng cố vị trí đặc biệt của họ trong nền kinh tế và xã hội của Đông
Nam Á.
Có thể nói nửa sau thế kỷ XX, từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, là thời điểm
kết thúc quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á. Đây cũng là thời
gian mà cộng đồng này bước vào thời kỳ ổn định và sau đó là sự tăng trưởng lên về
các mặt kinh tế, xã hội cũng như mở ra một viễn cảnh sáng sủa cho họ về sau. Vào
năm 1949, sau khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập, có thể nói
các cuộc di cư từ Duyên hải miền Nam Trung Hoa đến các nước Đông Nam Á đã dần
chấm dứt. Nhìn chung các cuộc di cư của người Hoa đến Đông Nam Á đều có những
nét tương đồng, tuy rằng người Hoa đến các vùng Đông Nam Á hải đảo chủ yếu là về
kinh tế nhiều hơn là các khu vực bán đảo Đông Dương. Các quốc gia Đông Nam Á đó
đã đón nhận và tiếp nhận việc định cư, gầy dựng sự nghiệp của họ tại đây. Sau này tìm
thấy các khu định cư của người Hoa, cũng như các nhóm buôn bán khác biệt về sắc tộc
khác, họ chủ yếu sống thành từng khu riêng biệt theo nhóm tộc người. Từ sau năm
1950, sự ổn định của người Hoa và sự tăng trưởng dân số tự nhiên đều phát triển ở
mức đều đặn. Không còn sự gia tăng dân cư ồ ạt tới từ việc nhập cư, bên cạnh đó sự di
chuyển của người Hoa ở giữa các khu vực Đông Nam Á ngày càng khó khăn hơn.
Hiện nay, theo nhiều nguồn thông tin nghiên cứu cho thấy có khoảng 50 triệu
người Hoa ở hải ngoại với hơn 50% số người là sinh sống tại Đông Nam Á. Số lượng
người Hoa đông nhất là tại Thái Lan, Malaysia, Philipines, người Hoa chiếm đại đa số
dân cư Singapore, Malaysia, Thái Lan. Có thể nói, người Hoa đang phát triển ổn định
và bền vững, họ hòa nhập với khu vực, an cư lập nghiệp gây dựng mái ấm và tạo nên
những bản sắc riêng biệt của mình. Vào những năm đầu thế kỷ XXI, người Hoa càng
ổn định vị thế của mình hơn khi họ nắm trong tay những quyền hành kinh tế quan
trọng. Tuy vậy, vì nắm trong tay nhiều kinh tế, tài chính nên việc phân biệt sắc tộc ở
các quốc gia Đông Nam Á khá là gay gắt cũng như các chính sách đồng bộ hóa.
3 Kinh tế của người Hoa tại Đông Nam Á
Có thể nói rằng người Hoa không chỉ có số lượng người dân đông đúc trên khắp
thế giới mà họ còn là những thương nhân kinh doanh tài ba, để mà nói không điêu thì
số lượng tỷ phú người Hoa có thể chiếm tới 2/3 số tỷ phú tại Đông Nam Á. Người Hoa
ở Đông Nam Á thường có vị thế kinh tế khá cao trong cộng đồng. Trước khi người
Phương Tây đến vào thời kỳ thuộc địa thì người Hoa đã sớm có mặt tại đây và xây
dựng được vị thế trong lòng người dân. Từ thế kỷ XIX trở đi, kinh tế người Hoa đã trở
thành một phần quan trọng trong cấu thành kinh tế ở các nước Đông Nam Á. Về đầu
tư vốn, người Hoa chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ, sau đó là kinh doanh đồn
điền và khai thác mỏ (Malaya, Indonesia); ngoài ra họ còn là chủ của nhiều đồn điền
lớn. Nét nổi bật trong hoạt động kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Dương là
buôn bán lúa gạo. Các ngân hàng chính phủ, ngân hàng thuộc sở hữu của các thành
viên dân cư "bản địa", và các ngân hàng được đầu tư vốn người Hoa ở Malaysia,
Singapore, Thái Lan, Indonesia và Philippines) là 442 tỷ USD. Tất cả các doanh
nghiệp lớn nhỏ, ở mỗi quốc gia ASEAN, phần lớn thuộc sở hữu của người Hoa, người
Hoa đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc gia của Đông Nam Á và của
toàn bộ ASEAN. Tất cả các công ty chủ yếu là do người Hoa sở hữu và quản lý đều
được coi là công ty của người Hoa. Ví dụ : Ngân hàng Trung Á của Indonesia và Đồn
điền Perlis của Malaysia. Vai trò kinh tế mạnh mẽ của người Hoa ở Indonesia đặc biệt
đáng chú ý. Trong số 100 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu ở Indonesia năm 1995, chỉ
có 23 doanh nghiệp thuộc sở hữu của người Indonesia bản địa và 8 công ty lớn nhất
đều do người Hoa sở hữu.
4 Văn hóa của người Hoa tại Đông Nam Á
Ngôn ngữ là công cụ quan trọng cho việc duy trì, gìn giữ và phát huy các giá trị
văn hóa của người Hoa ở Đông Nam Á. Người Hoa tại Đông Nam Á nói các phương
ngữ khác nhau, tùy thuộc vào quê hương xuất thân của họ. Tại Đông Nam Á, để thích
nghi và hội nhập với môi trường mới, người Hoa vừa gìn giữ ngôn ngữ gốc, vừa thực
hành nói các ngôn ngữ bản địa,chính sách đối với ngôn ngữ thể hiện chính sách với
người Hoa: ngôn ngữ quốc gia; trường học tiếng Hoa, báo chí tiếng Hoa, sử dụng tên
tiếng Hoa hay tên bản địa. Toàn cầu hóa: sử dụng phương ngữ cùng với đó là tiếng
Quan thoại (Mandarin) như là công cụ quan trọng cho việc kết nối cộng đồng người
Hoa trong mạng lưới người Hoa toàn cầu. Các biến thể ngôn ngữ: tiếng Hoa và tiếng
quốc gia.
Đến nay, Đông Nam Á đã thiết lập một hệ thống giáo dục tư nhân hoàn chỉnh
của người Hoa bao gồm hơn một triệu nhà nghiên cứu, giáo viên và sinh viên tại hơn
2.600 học viện khác nhau từ mẫu giáo đến đại học.
Các tổ chức văn hóa xã hội của người Hoa:
Chinatown là một dạng thức định cư đô thị của người Hoa, là nơi người Hoa
sinh sống và thực hành các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa. Chinatown qua thời
gian trở thành nơi kết nối văn hóa người Hoa và văn hóa bản địa nơi người Hoa cư trú.
Chính vì vậy Chinatown phản ánh cách thích nghi, hội nhập của người Hoa vào xã hội
bản địa.Là khu vực thể hiện nhiều hoạt động (phản ánh các chức năng khác nhau) của
người Hoa.
Kinh tế: Gồm nhiều cơ sở cho hoạt động kinh doanh: cửa hàng, văn phòng, nhà
máy, đại lý phân phối; các phòng thương mại; hiệp hội...; ngân hàng, văn phòng bảo
hiểm, du lịch...
Du lịch: Các Chinatown trở thành điểm du lịch quan trọng tại các thành phố nơi
có người Hoa sinh sống. Đặc biệt, việc xây dựng các cổng chào đánh dấu bước chuyển
trở thành điểm du lịch.
Văn hóa: cơ sở tôn giáo (chùa, đền thờ, nhà thờ, thánh đường...); trường học;
các quán ăn, nhà hàng; trình diễn các loại hình văn hóa; không gian thực hành các nghi
lễ, lễ hội.
Chính trị - ngoại giao: Mối quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và các nước có
người Hoa sinh sống có ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm của các Chinatown.
5 Các chính sách đối với người Hoa tại Đông Nam Á
Cho tới thế kỷ 19, chính quyền Trung Quốc không dành nhiều sự quan tâm đến
số phận kiều dân của họ ở nước ngoài Những điều chỉnh chỉ bắt đầu từ cuối thế kỷ 19,
và có nhiều chính sách khác nhau, cụ thể qua các thời kỳ:
Từ cuối thế kỷ 19, chính quyền Mãn Thanh chính thức công khai bảo vệ quyền
lợi của Hoa kiều. Hiệp ước hữu nghị và thương mại ký giữa Pháp và nhà Thanh năm
1885-1886 công nhận một số quyền lợi của Hoa kiều, nhất là quyền hoạt động thương
mại tại Việt Nam. Năm 1877 lãnh sự quán đầu tiên của Trung Quốc thành lập tại
Singapore đầu thế kỷ 20 đã có 46 lãnh sự quán Trung Quốc được lập ra ở nước ngoài
Năm 1893 Trung Quốc ban hành quy định mới đối với Hoa kiều: thần dân Trung Quốc
không những được tự do đi lại, di chuyển chỗ ở, di cư, định cư ở nước ngoài mà còn
được phép về thăm quê cha đất tổ, được hồi hương về nước sinh sống .Từ thời điểm
này, những thành phố có đông người Hoa di trú đều có lãnh sự quán Trung Quốc:
Penang, Jakarta, Manila, Bangkok, Malacca, Singapore… Khuyến khích phát triển
giáo dục Trung Quốc, mở rộng quan hệ buôn bán, đặc biệt thiết lập các phòng thương
mại của Trung Quốc tại nơi có đông Hoa kiều sinh sống.
Chính quyền Mãn Thanh ban hành Luật quốc tịch năm 1909. Tất cả những
người Hoa sinh ra có bố hoặc mẹ là người Trung Hoa, bất kể nơi sinh là đâu đều là
thần dân của nước Trung Hoa. Luật quốc tịch này đã gây ảnh hưởng đến việc thực
hiện các chính sách của các quốc gia liên quan đến người Hoa quá trình hội nhập của
người Hoa kiều với nước sở tại.
Trong thời gian đầu thế kỷ 20, trước cách mạng Tân Hợi (1911), những người
theo chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn quan tâm nhiều hơn đến người Hoa, Hoa
kiều Tôn Trung Sơn và đồng sự đi đến những nước có nhiều Hoa kiều sinh sống.
Tuyên truyền cổ động tư tưởng cách mạng và lập các tổ chức chính trị. Mở trường học
Hoa văn và xuất bản các tờ báo tiếng Hoa ở Đông Nam Á.
Chương 2 Chính sách đối với người Hoa ở Indonesia năm 1949-2000
Tóm tắt: Indonesia là nước có số lượng dân đông nhất và quốc gia lớn nhất khu vực
Đông Nam Á, nơi đây cũng có một số lượng người Hoa đông đúc so với những khu
vực khác. Sau thời kỳ thuộc địa của người Hà Lan và tiếp đó là Nhật Bản, sự thù ghét
của người Indonesia đối với người Hoa đạt đến đỉnh điểm, do các chính sách phân
biệt của nhà cai trị. Sau khi giành độc lập chính quyền Indonesia đã ngay lập tức đưa
ra các chính sách đồng hóa với người Hoa. Bài viết này là để nghiên cứu các chính
sách đối với người Hoa qua thời kỳ 1949-2000, đây là thời kỳ đồng hóa người Hoa
được diễn ra mạnh mẽ. Phương pháp được dùng là phân tích tài liệu tổng hợp nghiên
cứu từ sách, báo, Internet của những nhà nghiên cứu đi trước từ đó mở ra cái nhìn
tổng quan về bài. Đối tượng nghiên cứu là các chính sách đối với người Hoa tại
Indonesia. Bài viết này giúp ta hiểu được các chính sách đối với người Hoa trong các
mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục,.. Và qua các chính sách của thời đại “Trật tự cũ” và
“Trật tự mới” này đã đồng hóa người Hoa như thế nào. Có thể thấy, các chính sách
đồng hóa được diễn ra rất mạnh mẽ, hầu hết những người gốc Hoa đã quên đi phần
người Hoa trong mình.
Từ khóa: Chính sách, đồng hóa, Suharto, người Hoa, “Trật tự mới”.
Giới thiệu: Indonesia là một trong những nước có số lượng người Hoa đông đảo trên
khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, nhưng trong thời kỳ Indonesia mới giành lại độc lập
người Hoa sống tại đây đã phải chịu các loại chính sách áp bức khác nhau. Họ bị đối
xử phân biệt rõ ràng so với người bản địa. Đối với người Hoa sinh sống tại đây họ
được chia thành: totok thế hệ đầu tiên là những người di cư thuần chủng và peranakan
người Hoa bản xứ với một số tổ tiên là người Indonesia. Mỗi thời chính phủ đều có
những chính sách khác nhau và chính quyền Indonesia dưới thời của tổng thống
Sukarno đã khiến nhiều người Hoa bị đồng hóa, họ phải lựa chọn giữa quốc gia quê
hương và nơi họ sinh sống. Và đỉnh điểm là giai đoạn “Trật tự mới” của tổng thống
Suharto lên nắm quyền, trong 37 năm ông trị vì cộng đồng người Hoa đã bị đàn áp bởi
các chính sách một cách mạnh mẽ. Do mô hình của quốc gia Indonesia dựa trên tính
bản địa, nên người gốc Hoa, được coi là người nước ngoài, được kỳ vọng sẽ hòa nhập
vào “dân số bản địa”. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Suharto và sự trỗi dậy của một chế
độ dân chủ hơn, chính sách này đã dần bị từ bỏ và chủ nghĩa đa văn hóa đã được thông
qua. Bài viết này là để tìm hiểu về các chính sách đã áp dụng cho người Hoa, qua các
chính sách nhà nước đã đồng hóa người Hoa như thế nào, chế độ độc tài của Suharto
đối với người Hoa và tác động của các chính sách này đối với người Hoa. Vấn đề này
đã được nhiều nhà nghiên cứu và nhà báo như Leo Suryadinata trong Chính sách đồng
hóa của người gốc Hoa từ đồng hóa đến đa văn hóa, Erin Kate trong Bản sắc văn hóa
Trung Hoa các chính sách của Suharto và thành công của ông trong việc đạt được
đồng hóa hoàn toàn, Chang Yau Hoon trong Đồng hóa, Đa văn hóa, Lai tạp: Thế tiến
thoái lưỡng nan của sắc tộc, Tiếng Hoa ở Indonesia thời hậu Suharto, Yeni Wijayanti
trong Chính sách trách nhiệm cũ của chính phủ Indonesia trong lĩnh vực kinh tế hướng
đến doanh nghiệp Trung Quốc.
2 Các chính sách người Hoa tại Indonesia năm 1949-2000
2.1 Dưới thời kỳ Sukarno
a) Bối cảnh lịch sử
Vào cuối thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản thế giới bắt đầu chuyển sang chủ
nghĩa đế quốc, các thuộc địa trở nên quan trọng hơn với tư cách là nguồn nguyên liệu
thô, thị trường hàng hóa và nơi xuất khẩu tư bản. Và không ngoại lệ, Hà Lan đã xây
dựng chế độ thuộc địa lên Indonesia, họ xây dựng những chính sách cai trị khác nhau.
Thực dân Hà Lan cũ đã chia đất nước Indonesia thành ba nhóm người: người Phương
Tây ( Hà Lan ), người phương Đông ( Trung Quốc) và cuối cùng là người bản địa (
Indonesia), sự phân chia này nhằm mục đích “chia để trị” và cũng như tránh việc hợp
tác giữa hai nhóm dân tộc lật đổ chính quyền Hà Lan. Không chỉ vậy phương pháp
“chia để trị” tới thời thực dân Nhật vẫn còn tiếp diễn, thực dân Nhật ép buộc người
gốc Hoa phải vô các trường riêng của họ để học và sử dụng tiếng Quan Thoại để nói,
họ còn sử dụng một số người Hoa làm gián điệp. Chính vì vậy, hiềm khích giữa người
bản địa và người Hoa ngày càng cao. Sự áp bức và bất công ngày càng tăng cao, vì
vậy người dân Indonesia muốn đấu tranh giành lại độc lập. Nhận thấy được điều đó,
ông Sukarno từ khi còn trẻ đã mang ý định cứu nước và giúp đất nước tự do. Với tình
hình đa văn hóa, đa dân tộc của đất nước, muốn thống nhất đất nước Indonesia phải
vượt lên trên sự khác biệt chủng tộc.Vì lẽ đó, ông Sukarno đã đưa ra các chính sách
đồng hóa khác nhau với nhóm người Hoa.
Ông Sukarno đã từng phát biểu về sự ra đời của Pancasila năm 1945, đã định
nghĩa người dân của lãnh thổ Đông Ấn thuộc Hà Lan trước đây là một quốc gia thống
nhất bởi các yếu tố địa chính trị và mong muốn thống nhất của họ. Theo lời ông: 'Tất
cả loài người, theo địa chính trị được xác định bởi Chúa toàn năng, sống trong sự
thống nhất của toàn bộ quần đảo Indonesia từ mũi phía bắc của Sumatra đến Irian
(Sukarno 1961: 12). (Leo Suryadinata, Institute of Southeast Asian Studies, tr 6). Theo
lời phát biểu này thì dù không quá rõ ràng, thì ông coi những người gốc Hoa sinh ra tại
đây đều là người Indonesia.
b) Các chính sách
Vào những năm đầu 1930 bởi vì Trung Quốc thực hiện luật quốc tịch đánh
thẳng vào những Hoa kiều đang sinh sống ở nước ngoài và Hà Lan thực hiện quốc tịch
“ nơi sinh ra ”, khiến tình trạng của người Hoa kiều nơi đây có hai quốc tịch. Nhưng
thời bấy giờ, cả Trung Quốc lẫn Indonesia đều không chấp nhận “song quốc tịch” và
họ đã cùng kí kết “Hiệp ước song tịch Trung Quốc-Indonesia” vào tháng 4 năm 1955.
Theo hiệp ước, những người có hai quốc tịch có thể chọn một quốc tịch trên cơ sở tự
nguyện. Hiệp ước có hiệu lực vào ngày 27 tháng 1 năm 1958 (Đường Bình Sơn,
2001). Sau khi công bố hiệp ước, theo thống kê của chính quyền Indonesia lúc bấy giờ
với khoảng 3 triệu người Hoa thì hơn 70% là nhập quốc tịch Trung Quốc, còn lại sát
nhập Indonesia. Ngay sau đó luật Nông nghiệp mới số 5 năm 1960 cấm mang hai
quốc tịch và bị chính phủ Indonesia coi là người nước ngoài không có quyền sở hữu
đất đai được ra đời. Chính quyền Indonesia cho rằng bằng cách giải quyết vấn đề song
tịch của Hoa kiều, biến Hoa kiều trở thành công dân Indonesia có quốc tịch Indonesia.
Cũng như ông muốn đạt được sự thống nhất và đồng hóa giữa các dân tộc khác cụ thể
ở đây là tộc người Tinghoa. Chính vì vậy, tổng thống Sukarno thời bấy giờ đã đưa ra
các luật lệ quy định đối với người Hoa để họ cảm thấy khó khăn so với người pribumi
tạo ra sức ép để khiến họ nhập quốc tịch Indonesia.
Về kinh tế, với khẩu hiệu “bảo vệ vốn quốc gia”, bằng cách sử dụng hệ thống
benteng những nhà nhập khẩu Indonesia với những đối xử ưu đãi về hỗ trợ tài chính và
giấy phép tài chính, hệ thống này được lập ra với mục đích khuyến khích các doanh
nhân Indonesia trẻ. Một loạt luật lệ và quy định đã được ban hành nhằm dành nhiều ưu
đãi cho vốn bản xứ, đồng thời áp đặt nhiều hạn chế đối với vốn của Hoa kiều không
phải là bản địa, ví dụ hạn chế đối với người Hoa Kiều trong việc tham gia sản xuất xe
hơi, thương mại, xuất khẩu,.. Nghị định số 10 của Tổng thống được ban hành năm
1959 , quy định rằng người nước ngoài không được tham gia kinh doanh bán lẻ ở các
thị trấn dưới cấp quận. Hơn 500.000 nhà bán lẻ Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh
này và 100.000 Hoa kiều đã quay trở về Trung Hoa đại lục. Các chính sách kinh tế mà
thời đại Sukarno áp dụng đối với Hoa kiều không chỉ khiến Hoa kiều là nạn nhân trực
tiếp của chính sách kinh tế dân tộc hẹp hòi, mà còn gây ra tình trạng rối loạn nền kinh
tế quốc gia và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Indonesia.
Về văn hóa và giáo dục, ban hành “Quy chế giám sát các trường Hoa kiều” để
hạn chế sự phát triển của các trường Hoa kiều. Từ tháng 4 năm 1958 , chỉ có 158
trường học dành cho người nước ngoài được phép mở tại trụ sở của chính quyền bang
và quận, điều này đã làm giảm một nửa số trường học Trung Quốc và giảm số lượng
học sinh từ 450.000 xuống 150.000. Nhiều hạn chế khác nhau cũng được áp dụng đối
với việc nhập khẩu và xuất bản sách và tạp chí định kỳ của Trung Quốc để giảm thiểu
ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
Về tôn giáo, Indonesia là quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới,
90% người dân theo đạo Hồi, tín đồ chủ yếu là người Mã Lai, trong khi người Hoa chủ
yếu theo đạo Phật hoặc đạo Thiên Chúa. Một trong năm nguyên tắc lập quốc của
Indonesia là “tin vào Thần đạo”, tức là công dân Indonesia có quyền tự do lựa chọn tín
ngưỡng tôn giáo của mình. Nhưng trên thực tế, chính phủ khuyến khích Hồi giáo hóa
xã hội Indonesia điều này có nghĩa bao gồm cả người Hoa. Trong chế độ Sukarno,
chính phủ tăng cường niềm tin tôn giáo và đồng hóa, mặc dù người Trung Quốc có
quyền tự do thực hành tôn giáo, họ khuyến khích người Indonesia gốc Hoa gia nhập
Hồi giáo và coi người họ là cách tốt nhất để đồng hóa hoàn toàn
Thông qua những biện pháp trên chính phủ Indonesia đã khiến cho cộng đồng
người Hoa cảm thấy khó khăn trong môi trường sống và buộc Hoa kiều trở thành công
dân Indonesia, mục tiêu cuối cùng đạt được là đồng hóa Hoa kiều. Tuy nói là vậy,
nhưng những chính sách dưới thời tổng thống Sukarno chưa đạt đến mức độ đồng hóa
cao nhất. Cùng với tham vọng to lớn, ông muốn nắm tất cả quyền lực trong tay, nhưng
ông lại thất bại trong chính kế sách chính trị của mình. Và sau ngày 30-9-1965 và 1-
10-1965 đã có một cuộc đảo chính diễn ra, đã có một cuộc bạo động trên toàn quốc với
6 tướng lĩnh hàng đầu Indonesia bị mưu sát. Ngay sau đó một trong những tướng lĩnh
còn sống sót Suharto lên nắm quyền đât nước. Từ đó quyền lực tổng thống của ông bị
suy giảm dần cho đến khi Suharto chính thức được tuyên bố là quyền tổng thống vào
năm 1967 và được bổ nhiệm làm Tổng thống thứ hai của Indonesia vào năm 1968.
2.2 Dưới thời kỳ Suharto
a) Bối cảnh lịch sử
Sau sự kiện 30-9-1965, quyền lục tổng thống của Sukarno bị suy giảm, nhân cơ
hội đó tướng lĩnh Suharto và bè phái lên nắm quyền điều hành đất nước. Quyền tổng
thống của ông chính thức được tuyên bố vào năm 1967 và ông được chính thức bổ
nhiệm làm Tổng thống thứ hai của Indonesia vào năm 1968 đánh dấu sự xuất hiện của
kỷ nguyên mới gọi là “Trật tự mới”. Dưới tình trạng hỗn loạn của đất nước sau sự kiện
khủng hoảng 30-9 việc định hình các chính sách quốc gia Indonesia lúc bấy giờ là điều
cần thiết, tổng thống Suharto đã tái khẳng định tầm quan trọng của hệ tư tưởng
Pancasila (Sukarno,1940) và cũng để tạo ra một “nền văn hóa” mới. Pancasila bao
gồm năm nguyên tắc: niềm tin vào một Thượng đế tối cao, chủ nghĩa nhân văn, chủ
nghĩa dân tộc, chủ quyền nhân dân và công bằng xã hội. Hệ tư tưởng quốc gia này đã
được quảng bá như là nguyên tắc cơ bản duy nhất cho tất cả các 'tổ chức quần chúng'
và 'các lực lượng chính trị xã hội' dưới chế độ Suharto. Pancasila đã được thực hiện để
thấm vào 'mọi khía cạnh cuộc sống của quốc gia và nhà nước. Ngoài ra, tính đa
nguyên và chủ nghĩa đa nguyên được nuôi dưỡng trong “Trật tự Cũ” của Sukarno bị
“Trật tự Mới” coi là đe dọa đến sự phát triển và an ninh của quốc gia, và do đó nó đã
bị đàn áp thông qua việc giới thiệu SARA vào những năm 1970.
Để mà nói cơ sở của các chính sách đồng hóa có thể được bắt nguồn từ khái
niệm quốc gia Indonesia, dựa trên mô hình bản địa. Khái niệm người bản địa là quan
niệm khẳng định người bản địa có quyền về đất đai và có quyền lớn hơn người nhập
cư. Tất cả các nhóm dân tộc tại Indonesia được coi là người bản địa vì họ có nguồn
gốc tại Indonesia, trong khi người gốc Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc, và do đó họ
vẫn luôn được coi là người nước ngoài. Loại đồng hóa này có xu hướng kết hợp hơn là
hợp nhất. Nói cách khác, người Tinghoa được kỳ vọng sẽ từ bỏ các đặc tính Trung
Quốc của họ và tiếp nhận các đặc điểm văn hóa của người bản địa. Tuy nhiên khái
niệm này vẫn chưa ổn định và rõ rang, trong trường hợp này, người Hoa được cho là
sẽ hòa nhập tại khu vực nơi họ sống. Từ khái niệm của chính sách này, Suharto đã
mang lại nhiều kết quả đồng hóa khác nhau. Một mặt, chính sách này khiến người gốc
Hoa trở nên kém văn hóa Trung Quốc hơn vì họ bị hạn chế sử dụng ngôn ngữ Trung
Quốc và họ đã bị ảnh hưởng sâu hơn về văn hóa Indonesia. Mặt khác, hầu hết trong số
họ đã duy trì các bản sắc riêng biệt vì chế độ Suharto đã tạo cơ hội để bảo tồn bản sắc
dân tộc Trung Quốc dưới hệ tư tưởng nhà nước Pancasila.
b) Các chính sách
Để mà nói, chính sách đồng hóa hoàn toàn chỉ được thực hiện dưới thời chính
quyền độc tài Suharto. Ông nhận ra muốn đồng hóa hoàn toàn người Hoa phải đánh
vào trụ cột văn hóa Hoa chính: Báo chí Hoa ngữ, trường trung học tiếng Hoa, và các tổ
chức dân tộc Hoa và tôn giáo.
Về báo chí, không lâu sau khi nắm quyền, ông đã đưa ra một bộ luật đóng cửa
tất cả các tờ báo Trung Quốc, trừ một tờ báo. Tờ báo này là nhật báo duy nhất của
Trung Quốc do chính phủ điều hành và do quân đội kiểm soát. Tờ báo này là nhật báo
song ngữ: tiếng Trung và tiếng Indonesia. Việc nhập khẩu các ấn phẩm tiếng Trung
dưới mọi hình thức cũng bị cấm.
Về giáo dục kể từ năm 1966, không một trường Trung Quốc nào được phép
hoạt động và không được sử dụng tiếng Trung Quốc nơi công cộng. Chỉ có một loại
trường quốc gia được phép dành cho người gốc Hoa bất kể quốc tịch nào. Về các tổ
chức dân tộc việc ngăn cấm tất cả các tổ chức chính trị - xã hội của người gốc Hoa về
bản chất cũng là đồng hóa, bởi vì họ chỉ được phép tham gia các tổ chức do người gốc
Hoa không phải là người gốc Hoa đứng đầu.
Về tôn giáo, Chỉ thị của Tổng thống số 14 năm 1967 liên quan đến Tôn giáo,
Tín ngưỡng và Phong tục Trung Quốc. Luật này cấm thực hiện các hoạt động kỷ niệm
Ngày Trung Quốc, sử dụng tiếng Trung Quốc và các phong tục tương tự ở nơi công
cộng. Ngoài ra, luật này, mặc dù gián tiếp, bác bỏ Nho giáo là tôn giáo chính thức của
Indonesia. Chính sách này đã bị thu hồi bởi Sắc lệnh của Tổng thống về việc Thu hồi
Chỉ thị của Tổng thống số 14 năm 1967 liên quan đến Tôn giáo, Tín ngưỡng và Phong
tục Trung Quốc (Burchell; 2004; trang 56). Do có sự khác biệt rõ ràng về tín ngưỡng
tôn giáo và phong tục tập quán, người Hoa thường là mục tiêu tấn công của một số
phần tử Hồi giáo cực đoan. Kể từ những năm 1970, với sự hồi sinh của Hồi giáo ở
Trung Đông, ảnh hưởng của tôn giáo này ở Indonesia ngày càng tăng và xu hướng Hồi
giáo hóa là rõ ràng. Các phong trào truyền giáo để tin vào đạo Hồi cũng được thực
hiện giữa những người Hoa ở Indonesia, trong thời kỳ này, hầu hết những người Hoa
mới cải đạo đều xuất thân từ các doanh nhân, chuyên gia, sinh viên và trí thức thuộc
tầng lớp trung lưu. Thúc đẩy hội nhập và đồng hóa các dân tộc thông qua tôn giáo là
một thực hành đáng được khuyến khích. Nếu đó là một hành động tự nhiên và tự
nguyện, nó sẽ giúp hòa nhập các nhóm dân tộc khác nhau; nếu đó là thay đổi hoặc ảnh
hưởng đến niềm tin tôn giáo của người khác thông qua các biện pháp hành chính hoặc
chính trị, nó có thể không hoàn toàn có lợi cho việc hòa nhập và đồng hóa các dân tộc.
các nhóm
Về tên có thể nói chính sách đồng hóa hiệu quả nhất để thay đổi bản sắc Trung
Quốc là chính sách thay đổi tên. Năm 1966, Suharto thi hành nghị định của Đoàn Chủ
tịch Nội các số 127/U/Kep/12/1966 (Greif; 1991; p.XVIII), chính sách này yêu cầu
người gốc Hoa đổi tên tiếng Hoa của họ thành tên có cách phát âm tiếng Indonesia. Và
những cái tên được gọi là tên Indonesia thực ra không phải là tên Trung Quốc. Việc
đổi tên này không bắt buộc đối với những người gốc Hoa, tuy nhiên, chính phủ Trật tự
mới cho rằng điều này sẽ giúp quá trình đồng hóa được đẩy nhanh. Hầu hết các thành
viên của cộng đồng người Hoa chọn cách đổi tên vì thay đổi tên được coi là bằng
chứng của lòng trung thành chính trị với Indonesia, nhưng trong cuộc sống hàng ngày,
họ sử dụng tên tiếng Hoa của mình.
Về vấn đề quốc tịch, chính phủ Suharto đã đơn phương hủy bỏ hiệp ước về
Quốc tịch kép ký với chính phủ Trung Quốc vào năm 1969. Kể từ đó, Hoa kiều xin
nhập quốc tịch Indonesia phải được sự chấp thuận của Công tố viên tối cao ở Jakarta,
và có hơn chục loại giấy chứng nhận, chi phí rất cao, vượt xa mức chi phí người Hoa
có thể chịu. Theo dữ liệu do Cục Thống kê Trung ương Indonesia công bố năm 1979,
vẫn còn 914.112 công dân Trung Quốc ở Indonesia vào thời điểm đó và 129.013
"người không quốc tịch". So với dữ liệu năm 1965, trong 14 năm qua, chỉ có hơn
90.000 Hoa kiều đã trở thành công dân Indonesia. Sau đó, với mục đích đẩy nhanh quá
trình đồng hóa người Hoa và lo ngại số lượng lớn Hoa kiều ở Indonesia “không quốc
tịch” ảnh hưởng an ninh và xây dựng đất nước, họ đã ban hành Sắc lệnh số 2 và số 13
năm 1980 quy định tất cả người nước ngoài đã sống ở Indonesia trên 5 năm đều có thể
nộp đơn xin chuyển quốc tịch hoặc nhập tịch, đồng thời giảm lệ phí nộp đơn giản hóa
các thủ tục đối với người Hoa, nhập quốc tịch Hoa kiều .
Về kinh tế, do chính phủ Indonesia lúc bấy giờ nền kinh tế suy yếu và khủng
hoảng thương mại, nên Suharto đã lợi dụng tiềm lực kinh tế người Hoa để cải thiện
kinh tế nước nhà và xây dựng nhà nước nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là đưa nền
kinh tế Trung Quốc vào con đường Indonesia hóa. Cũng như các chính sách đồng hóa
của chính phủ Indonesia chủ yếu tập trung vô văn hóa, và họ không giới hạn người
Hoa trong khu vực kinh tế đây chính là điểm sai lầm của nhà nước. Năm 1967, chính
phủ Indonesia ban hành “Luật đầu tư vốn nước ngoài” và năm 1968, “Luật đầu tư
trong nước”. Luật khẳng định vốn của Hoa kiều là một phần không thể tách rời vốn
trong nước của chính phủ Indonesia. Suharto tin rằng rằng vốn của Hoa kiều thuộc về
Indonesia. Vì vậy, ông đã lợi dụng điều này và nhận vốn đầu tư từ Hoa kiều nước
ngoài và cả người Hoa tại Indonesia.
Chính sách đồng hóa toàn diện và bắt buộc do chính phủ Suharto thực hiện đã
có tác động rất lớn đến Hoa kiều ở Indonesia, gây ra những thay đổi sâu sắc trong cách
nhìn xã hội của Hoa kiều. Sau 32 năm dưới sự cai trị của chính phủ Suharto, hầu hết
tất cả Hoa kiều đã trở thành công dân Indonesia với quốc tịch Indonesia, họ đồng cảm
hoàn toàn với đất nước Indonesia về chính trị, kinh tế và văn hóa, đồng thời coi
Indonesia là quê hương của họ. Văn hóa Trung Quốc về cơ bản đã bị xóa sổ, các
trường học do Hoa kiều điều hành đều bị đóng cửa, các tờ báo và tạp chí định kỳ của
Trung Quốc (ngoại trừ nửa trang "Indonesia Daily" phiên bản tiếng Trung được chính
thức cho phép tồn tại) đều ngừng xuất bản và không được phép nhập khẩu, và các cửa
hàng Trung Quốc trên thị trường Tất cả các bảng hiệu tiếng Trung cũng đã bị hủy bỏ
và thanh niên Trung Quốc dưới 40 tuổi khó có thể nói tiếng Trung hoặc hiểu tiếng
Trung
Người Trung Quốc được trao quyền mở rộng nền kinh tế quốc gia (và của cải
của chính họ), nhưng nghịch lý thay, họ bị gạt ra ngoài lề và bị phân biệt đối xử trong
mọi lĩnh vực xã hội: văn hóa, ngôn ngữ, chính trị, việc vào các trường đại học quốc
doanh, công lập. dịch vụ và việc làm công. Chính sách phân biệt đối xử chính thức và
liên tục có chủ ý này đối với người Trung Quốc đã đặt họ vào vị trí dễ bị tổn thương
trước sự thù địch về sắc tộc và giai cấp. Nó cũng làm suy yếu các nỗ lực đồng hóa của
Trật tự Mới bằng cách liên tục tái tạo 'tính ngoại lai' của chúng. cuộc bạo loạn tháng 5
năm 1998 chính là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị chủ yếu nhằm
vào những người Hoa trong đó các doanh nghiệp Hoa kiều bị cướp bóc và phụ nữ Hoa
kiều bị hãm hiếp ở Jakarta và các vùng khác của Indonesia, điều này khiến nhiều
người theo Suharto rút lại sự ủng hộ của họ. Không thể tồn tại trong hoàn cảnh này,
Suharto cuối cùng buộc phải từ chức.
2.3 Hậu thời kỳ Suharto đến năm 2000
Sau "Bạo loạn tháng 5" năm 1998 , Suharto buộc phải từ chức, Phó Tổng thống
Habibie lên nắm quyền tổng thống. Thời gian ông làm tổng thống tuy chỉ có 1 năm
nhưng ông đã đưa ra các chỉ thị kịp thời về người Hoa cụ thể là chỉ thị của Tổng thống
số 26 năm 1998 liên quan đến việc chấm dứt sử dụng các thuật ngữ bản địa và không
bản địa. Tất cả các quan chức chính phủ được lệnh không còn sử dụng thuật ngữ
pribumi và phi bản địa để phân biệt cư dân gốc Hoa với công dân Indonesia trong
chính sách chung. Chấm dứt việc phân biệt giữa người bản địa và không phải bản địa,
xóa bỏ khái niệm phân biệt chủng tộc. Qua nghị định này cũng có thể thấy ông nhằm
khẳng định người Hoa là dân tộc là một phần của đất nước. Vào tháng 4 năm 1999,
Quốc hội Indonesia thông qua dự thảo luật năm 1965 của Liên hợp quốc về "Công ước
quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử" và sẽ ban hành luật chống phân biệt
đối xử.
Một năm sau, tại Hội nghị Hiệp thương Nhân dân được tổ chức vào tháng 10
năm 1999, ông Abdurrahman Wahid được bầu làm tổng thống và là tổng thống được
bầu cử dân chủ đầu tiên, ông đã thành lập một chính phủ công bằng dân chủ và đa văn
hóa hơn. Tổng thống Wahid cũng là một trong những người không ủng hộ chế độ độc
tài của tổng thống cũ, sau khi ông làm Tổng thống ông đã đưa ra các nghị định về
chủng tộc cụ thể là Quy định của Tổng thống số 6/2000 đã thu hồi Chỉ thị của Tổng
thống mang tính phân biệt đối xử số 14 năm 1967 do chính phủ Soeharto ban hành.
Qua nghị định này cho phép người Hoa có lễ tết, lễ hội và các hoạt động tôn giáo tự
do. Có thể nói, đây là một khởi đầu mới cho người Hoa sau những năm dài bị áp bức
bởi chế độ cũ, họ bắt đầu có những bước khởi sắc trong cuộc sống của mình. Tuy đã
có rất nhiều chính sách cải thiện chế độ phân biệt nhưng sự thù ghét ấy đã ảnh hưởng
sâu nặng tới người dân nơi đây.
3 Kết luận
Các chính sách đối với người Hoa của Indonesia thực chất là mô hình của chế
độ bản địa hướng tới mục đích đồng hóa người Hoa, thực chất của các chính sách này
là phân biệt giữa người gốc Hoa và người bản địa Indonesia. Chính sách bắt đàu từ
những năm 1949 khi nhà nước Indonesia giành lại được độc lập, và sau đó dưới chính
quyền Suharto các chính sách đồng hóa bắt đầu từ đây. Tổng thống Sukarno cho rằng,
muốn đất nước thống nhất hoàn toàn phải thống nhất đặc điểm “đa nguyên đa văn
hóa”, để làm được điều đó các chính sách nhằm vào “người nước ngoài”, người Hoa
được đưa ra. Nổi bật trong thời kỳ này là hiệp ước “song quốc tịch” giữa Trung Quốc
và Indonesia, khiến cho nhiều người nhập quốc tịch Indonesia, sau khi chịu sức ép từ
các chính sách và luật lệ của chính quyền. Để mà nói thời kỳ “Trật tự cũ” chưa đạt đến
sự đồng hóa hoàn toàn và các lỗ hỏng trong chính sách đã tạo ra cuộc bạo loạn năm
1965 khiến chính quyền của ông sụp đổ. Thời kỳ “Trật tự mới” được mở ra, tổng
thống Suharto lên nắm quyền, từ đây các chính sách được cho là “độc tài” đã bắt đầu.
Suharto cho rằng muốn đồng hóa hoàn toàn người Hoa cần tập trung vào các trụ cột
văn hóa: trường học, báo chí, tôn giáo, tổ chức dân tộc. Nhưng để mà nói chính sách
thành đồng hóa hoàn toàn của ông là nghị định của Đoàn Chủ tịch Nội các số
127/U/Kep/12/1966, nghị định này đánh vào việc đổi tên của người Hoa, tuy không
bắt buộc nhưng hầu hết họ đều lụa chọn việc đổi tên. Có thể nói dưới thời kỳ ông làm
tổng thống, chính sách đồng hóa đạt ở mức cáo nhất, có thể nói ông đã thành công
trong việc biến người Hoa thành những người bản địa. Tuy vậy, nhưng sai lầm của ông
là giới hạn người Hoa chỉ trong khu vực kinh tế điều này làm cho kinh tế người Hoa
ngày càng lớn mạnh hơn. Sau 32 năm làm Tổng thống, sự cố bạo loạn năm 1998 khiến
hàng loạt người Hoa bị hại và những sinh viên ủng hộ quay sang biểu tình, giới cộng
đồng quốc tế lên án nghiêm trọng khiến ông không còn đường lui phải từ chức tổng
thống. Sau này, do ông Wahid lên làm Tổng thống các chính sách phân biệt rõ rệt bị
loại bỏ dần. Tuy nhiên, điều này mới chỉ bắt đầu và vẫn còn một chặng đường dài phía
trước để người Indonesia gốc Hoa đạt được địa vị xã hội bình đẳng. Bài viết này giúp
người đọc hiểu hơn các chính sách đã đồng hóa cộng đồng người Hoa tại nơi đây, hiểu
hơn về người Indonesia gốc Hoa tại đây.
Tài liệu tham khảo
Leo, S (2003). Kebijakan Negara Indonesia terhadap Etnik Tionghoa:Dari
Asimilasi ke Multikulturalisme? ( Chính sách của Nhà nước Indonesia đối với người
gốc Hoa: Từ đồng hóa đến đa văn hóa? ).
Erin, K (2004). Identitas kebudayaan Tionghoa;Kebijaksanaan Suharto dan
keberhasilanya mencapai Pembauran Lengkap ( Bản sắc văn hóa Trung Hoa; Các
chính sách của Suharto và thành công của ông trong việc đạt được Đồng hóa hoàn
toàn ).
Chang, Y.H (2006). Assimilation, Multiculturalism, Hybridity:The Dilemmas of
the Ethnic Chinese in Post-Suharto Indonesia ( Đồng hóa, Đa văn hóa, Lai tạp: Thế
tiến thoái lưỡng nan của sắc tộc Tiếng Hoa ở Indonesia thời hậu Suharto ).

Dương, D (2003). 二战后印尼政府的华人政策与华人参政 ( Chính sách của


Indonesia đối với Trung Quốc và sự tham gia của Trung Quốc vào chính trị sau thế
chiến thứ II ).

Đường, V.P ( 1994 ). 苏加诺的平衡政策及其失败 ( Chính sách cân bằng của


Sukarno và sự thất bại của nó ).
Yeni, W ( 2015 ). KEBIJAKAN PEMERINTAH INDONESIA MASA ORDE
LAMA DIBIDANG EKONOMI TERHADAP BISNIS ORANG CINA. Jurnal
Artefak Vol. 3 No. 2, 113-118.
Yeby, M.M ( 2018 ). MENELISIK PROGRAMPEMBANGUNAN
NASIONAL DI ERA PEMERINTAHAN SOEHARTO. Kajian Manajemen
Pemerintahan & Otonomi Daerah Vol. 4 No.1, 71-90.

You might also like