You are on page 1of 26

Mục lục

I. Phần mở đầu.............................................................................................2

II. Nội dung....................................................................................................3

Chương 1: Khái niệm chung và sự hình thành của ngày Tết cổ truyền...............3

1.1.Khái niệm chung và sự hình thành qua từng năm..........................................3

1.2.Lí do được ngày Tết Nguyên Đán lưu truyền về sau.....................................5

Chương 2: Tết ở các miền trên đất Việt...............................................................7

2.1. Miền Bắc.......................................................................................................7

2.2. Miền Trung.................................................................................................10

2.3. Miền Nam...................................................................................................14

Chương 3: Sự khác biệt giữa ‘‘Tết ngày xưa’’ và ‘‘Tết ngày nay’’..................18

3.1.Tết ngày xưa................................................................................................18

3.2.Tết ngày nay................................................................................................20

III. Lời kết....................................................................................................24

IV. Phụ lục....................................................................................................25

1|Page
Lời mở đầu
"Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, 'Tục" là thói quen lâu đời. Nội dung
phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội Phong tục có thứ trở thành luật tục,
ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rât bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật.
Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ
tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội. Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn
nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng nghìn đời nay, là thời điểm
giao thời giữa năm cũ và năm mới, Tết từ ngày xưa đã tiềm tàng những giá trị
nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên qua bốn mùa .

Việt Nam đúc kết và hình thành bởi các vùng miền khác nhau nên các phong
tục, văn hóa ở từng vùng miền vào ngày Tết cổ truyền cũng không giống nhau.
Ví dụ như miền Bắc ta chơi hoa đào, chưng quất còn miền Nam hoa vàng đón
xuân, ở miền Trung do là điểm giao thoa văn hóa giữ hai miền Bắc, Nam nên
trăm hoa đua sắc. Không chỉ về trang trí nhà cửa, ở 3 miền còn khác nhau về
nhiều mặt khác như các văn hóa, tập tục, mâm củ quả,... và còn nhiều sự khác
biệt vào ngày lễ đặc biệt này giữa các miền mà có thể bạn còn chưa biết.

Tuy ngày lễ vẫn được diễn ra mỗi năm nhưng ít một ai biết được sự hình thành,
nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán. Cũng như Tết là bước ngoặt, khép lại một
năm này và mở ra một năm khác. Tết trong trong tâm niệm của mỗi người là dịp
để gia đình sum vầy. Tuy nhiên ngày nay quan niệm đó không còn sâu sắc như
trước. Thấy được sự khác biệt này nên nhóm đã tìm hiều về sự hình thành và so
sánh Tết xưa và nay, khiến cho chúng ta có một sự tiếc nuối cho những truyền
thống đậm chất Việt Nam. Và để rõ hơn về đề tài này, kính mời độc giả cùng
nhóm tìm hiểu qua quyển tiểu luận Tết Việt Nam.

2|Page
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CỦA NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN.

1. Khái niệm chung và sự hình thành qua từng năm


Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt
Nam,là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới , giữa chu kỳ vận hành
của đất trời ,vạn vật cỏ cây

Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện
sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên –
Địa Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con
người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và
xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả
trong đời sống tâm linh…

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ
truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong
văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn
hóa Trung Quốc khác.

Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có
gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là
buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”
(Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân
niên hoặc Nông lịch tân niên)

3|Page
Do cách tính của âm lịch Việt Nam có
khác với Trung Quốc cho nên Tết
Nguyên Đán của người Việt Nam
không hoàn toàn trùng với Tết của
người Trung Quốc và các nước chịu
ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc
khác.

Vì Âm lịch là lịch theo chu


kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương
lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm
của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương
lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối
tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng
năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày
đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

4|Page
Nguồn gốc của tết vẫn còn đang
được tranh cãi đó, nhưng hầu hết
thông tin đều cho rằng ngày tết
Nguyễn Đán có nguồn gốc từ
Trung Quốc và được du nhập về
Việt Nam trong 1000 năm bắc
thuộc. Nhưng theo sự tích "Bánh
chưng bánh dày" thì người Việt đã
ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa
là trước 1000 năm bắc thuộc. Có
thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất
lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế.
Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu
đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như
điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng
có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội
nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một
mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà
của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này". Như vậy có có
thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.

2. Lí do được ngày Tết Nguyên Đán lưu truyền về sau


Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người
Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều
tốt đẹp nhất, hi vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công.

5|Page
Tết Nguyên Đán cũng chính là việc mọi người trở về nhà sum họp, hỏi
thăm nhau sau một năm dài xa nhà. Đây là một ngày lễ rất quan trọng với
người Việt, bởi vậy trong ngày
Tết cổ truyền này có những
phong tục tập quán đã được
lưu truyền từ xa xưa cho đến
tận bây giờ và dần trở thành
nét đẹp trong văn hóa ngày
Tết, những phong tục này cũng
chính là thay cho lời chúc một
năm mới may mắn, bình an.

Tết còn là dịp sắc màu văn hóa truyền thống được lan tỏa khắp nơi thông
qua các phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng. Trải qua hàng ngàn năm,
văn hóa truyền thống ấy được lưu truyền, kết tinh tạo ra nét đẹp trong đời
sống tinh thần. Cùng với đó, những nghi lễ, ứng xử trong dịp Tết xưa
cũng được xã hội điều chỉnh cho phù hợp với đời sống đương đại.

Tết không chỉ là khoảnh khắc của sự chuyển mùa, của tiết thời mà còn là
một ký ức văn hóa luôn gắn với tâm thức mỗi người. Trong đó, phong
tục, tập quán ngày Tết là một trong những điều để lại dấu ấn sâu đậm
nhất. Nhiều hình ảnh ngày Tết đã quen thuộc như: Cúng ông Công, ông
Táo; đi thăm mộ tổ tiên, gói bánh chưng, dựng cây nêu, mừng tuổi…

Tết thực sự trở thành một sinh hoạt mang tính lễ hội quan trọng. Đứng
trong tổng thể lễ hội, ta có thể nhìn nhận đa chiều về Tết. Cụ thể, Tết
dành cho tất cả mọi người. Trên phương diện cộng đồng, Tết là dịp sắc
màu văn hóa được bùng nổ thông qua các hoạt động như trang hoàng nhà
cửa, xóm ngõ. Người ta cố gắng mặc đẹp hơn, cờ hoa tưng bừng khắp
6|Page
nơi, diễn xướng dân gian được dịp bùng phát. Đó giống như sự bừng tỉnh
của đất trời sau một năm.

Trong tính bảo lưu của Tết, Tết cũng không từ chối những tiếp biến, phát
triển. Văn hóa Tết luôn uyển chuyển, thực tiễn và phong phú. Tết thường
thời, trong chiến tranh, hoạn nạn, thiên tai có những biến đổi khác. Trong
thời bình làm ăn buôn bán, Tết có biểu hiện khác hơn. Tết phố thị khác
với Tết nông thôn, Tết du lịch khách với Tết hồi hương.

Tết không cố chấp những ứng xử cứng nhắc. Song tâm thức hướng về
nguồn cội, kỳ vọng về tương lai thì Tết luôn lưu giữ mãi. Và trong cách
nhìn, trải nghiệm của nhiều người, Tết chứa đựng trong nó những bí mật
làm cho con người sống tốt đẹp hơn.

CHƯƠNG 2: TẾT Ở CÁC MIỀN TRÊN ĐẤT VIỆT


1. Miền Bắc
Hoa Đào
Trước khi Tết đến thì trên khắp đất
Việt đều chuẩn bị tỉ mỉ cho ngày Tết.
Nhưng mỗi vùng miền chuẩn bị Tết
khác nhau. Ở miền Bắc khác với
miền Nam, Tết thì sẽ có hoa đào thay
vì hoa mai. Mỗi dịp cận Tết thì ở

7|Page
miền Bắc sẽ phủ cả trời sắc hồng và thoảng thoảng mùi thơm dịu nhẹ của
hoa đào tỏa ra.
Nếu như miền Trung và Nam chọn hoa mai làm loài hoa biểu tượng của
tết thì miền Bắc lại chọn hoa đào. Đây là loài hoa tượng trưng cho sự may
mắn thế nên, mỗi khi Tết đến nhà ai cũng chọn một cành đào thật ưng ý
cắm trên bàn thờ hoặc trang trí trong nhà với ước mong mang lại sự an
lành, hạnh phúc.
Theo truyền thuyết, có một cây hoa đào đã mọc từ rất lâu trên vùng núi
cao phía bắc. Trên cây đào bỗng xuất hiện hai vị thần tài giỏi có nhiệm vụ
bảo vệ và che chở cho dân làng trong vùng. Do đó, ma quỷ rất sợ hai vị
thần này và sợ luôn cả hoa đào. Cứ thấy cành đào là chúng bỏ chạy thật
xa. Vì vậy người dân miền Bắc rất ưa chuộng hoa đào trong những ngày
Tết bởi sắc đỏ thắm rực rỡ may mắn.

Mâm ngũ quả


Ngoài ra, So với miền Nam thì mâm ngũ quả miền Bắc nhỏ hơn. Thường
trên mâm ngũ quả có 5 loại trái cây
chính là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
Cách bài trí cũng khá đơn giản, nải
chuối được đặt ở dưới cùng đỡ lấy
toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ
quả làm cho không khí ngày Tết trở
nên ấm cúng, rực rỡ hơn đan xen với màu sắc sặc sỡ của các loại hoa quả.
Ngoài mâm ngũ quả, tủ thờ
còn có bát đũa, những gói
bánh nhiều màu, những gói
kẹo lớn và 2 cây mía ở 2 bên
để cho ông bà, ông vải chống
gậy lên trời cầu bình an cho

8|Page
con cháu.Người Bắc khá coi trọng hình thức vì thế họ luôn thể hiện khả
năng kinh tế của mình cho khách khứa biết thông qua các loại hàng hóa
bày trên tủ thờ.
Cũng như các miền khác trên đất nước, người Việt đều dành những gì
tinh tuý và tốt nhất cho những ngày Tết, đặc biệt là mâm cỗ – mâm cơm
đặc biệt nhất trong năm, một mâm cơm đoàn viên, sum vầy cả gia đình.

Mâm cỗ truyền thống


Ăn Tết Bắc thì không thể bỏ qua món bánh chưng ăn kèm dưa hành. Bởi
thời tiết mùa đông đặc trưng của xứ Bắc là rét lạnh nên những món ăn
như giò xào, thịt nấu đông trở thành những món gắn đặc biệt liền với Tết.
Mâm cỗ truyền thống là bốn bát, bốn đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8
bát, 8 đĩa… đĩa xôi gấc đỏ tươi như thể hiện mong ước được nhiều may
mắn trong năm mới, các món nấu, các món canh sẽ được rắc những cọng
hành lá xanh để điểm thêm màu sắc. Thịt gà dùng trong ngày năm mới
phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn từ chiều 30. Thói quen coi trọng
hình thức đã ăn sâu vào tiềm thức của người Bắc nên việc trình bày mâm
cỗ ngày Tết càng chăm chút, tinh tế và không thể qua loa.

Phong tục truyền thống


23 tháng Chạp tiễn ông Táo về trời, ngoài lễ vật người Bắc còn cúng một
con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng
đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ
hay ra sông) sau khi cúng.
Trước khi chia tay năm cũ để chào đón năm mới thì bao giờ cũng sẽ bắt
đầu từ những bữa cơm tất niên quây quần bên gia đình. Giao thừa luôn là
khoảnh khắc thiêng liêng và ý nghĩa nhất, mọi người trong gia đình sẽ tề
tựu bên nhau, cùng nhau đi hái lộc đầu năm.

9|Page
Lễ vật cúng giao thừa ngoài hương hoa quả phẩm còn có thêm mâm xôi
đậu xanh, con gà luộc hoặc đầu heo, bánh chưng, cau trầu rượu. Trước
Tết hay trong Tết, người ta cũng chúc nhau năm mới may mắn, bình an.
Cả 3 miền đều thế, người trong gia đình sẽ lì xì cho nhau chúc nhau khỏe
mạnh, may mắn.
Người miền Bắc có khá nhiều tục kiêng trong ngày Tết như: Kiêng đổ
rác, kiêng quét nhà, kiêng cho lửa, kiêng cho nước, tránh nói giông hay
chọn người “xông nhà” phải hợp tuổi,…

2. Miền Trung
Chợ Tết
Chợ Tết được mọi người dân xem là
một nét văn hoá rất riêng của Việt
Nam, nhất là những vùng nông thôn
ở miền Trung. Chợ tết tấp nập, ngập
tràn hương thơm của những hàng
bán hương trầm. Thay vì họp ở các
nơi quen thuộc, chợ tết lại họp ở đình làng, bên mé sông hay ngã ba
đường, gọi là “chợ mua may – chợ cầu lộc”.

10 | P a g e
Nhắc đến tết là
không thể nhắc đến
chợ hoa, một chợ
hoa xuân ở miền
Trung có thể sưu tập
đầy đủ bất kỳ loài
hoa nào từ Bắc chí
Nam. Chợ hoa
không thiếu sắc hồng
của đào, không thiếu
quất từ Hà Nội hay
sắc vàng của mai Nam Bộ đưa về. Tuy nhiên cũng giống phương
Nam, người miền Trung hay chơi hoa mai trong ngày Tết.

Cúng ông Táo


Ngày 23 tháng Chạp, khác với
người miền Bắc có tục thả cá
vàng để tiễn ông Táo về trời.
Người miền Trung không cúng cá
chép vì kiêng theo sự tích cá chép
hóa rồng, mà rồng lại tượng trưng
cho vua chúa nên không được đụng chạm đến. Do đó, trong mâm cơm
cúng ông Táo của người miền Trung thường chỉ có xôi, thịt heo luộc và ít
hoa quả. Tục cúng ông Công ông Táo của người miền Trung thường được
cho là cầu kỳ nhất trong 3 miền. Không cúng áo mũ vàng mã cho các Táo
như miền Bắc, người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng
giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật.
Sau khi cúng xong ông Táo thì gia chủ sẽ đưa tượng 3 Táo quân cũ tiễn
khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây

11 | P a g e
cổ thụ ngã ba đường. Sau đó lại rước tượng 3 Táo quân mới đặt lại lên
bàn thờ để bắt đầu một năm mới.

Những ngày cuối cùng của năm


Vào ngày cuối năm là ngày 30 Tết, người dân miền Trung vào buổi sáng
sẽ đi mộ thắp hương ông bà tổ tiên và mời ông bà cùng về ăn Tết với con
cháu. Sau đó sẽ đi sắm sửa những vật dụng cuối năm và nấu nướng chuẩn
bị mâm cúng Tất niên. Những ai nợ nần gì cũng lo trả hết hoặc phải khất
nợ cho rõ ràng, nếu không chủ nợ đòi lúc đầu năm thì xem như mắc nợ cả
năm.
Vào buổi chiều đêm 30, nhà nhà đều làm Lễ Tất Niên để tiễn năm cũ đón
năm mới. Lễ này thường có
một mâm ở bàn thờ gia tiên,
một mâm ở giữa nhà và mâm
thị thực đặt ở trước cổng nhà.
Sau khi cúng Tất Niên, cả gia
đình quây quần bên nhau
trong không khí ấm áp, rộn
ràng cạnh nồi bánh chưng,
bánh tét.

Mâm ngủ quả


Miền Trung quanh năm bão lũ, hạn
hán, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái,
thêm vào đó Tết thường rơi vào
mùa đông khắc nghiệt, và cả những
hậu quả mà thiên tai để lại trước đó
chưa dứt thế nên cây trái đặc sản
địa phương rất hiếm. Người dân quê vì thế mà cũng không quá câu nệ

12 | P a g e
hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm
dâng kính tổ tiên.
Người dân khúc ruột miền Trung với tình nghĩa đôn hậu, nên mâm ngũ
quả ngày Tết của người miền Trung cũng không quá cầu kỳ và câu nệ.
Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc - Nam nên mâm
ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa,
đu đủ, xoài…
Người miền Trung không hay dùng các loại trái cây có vị đắng, cay, mà
chỉ chọn loại có vị ngọt, tròn, thơm và lâu hư úng để chưng mâm ngũ quả
cho đẹp mắt, độc đáo, mong cầu an vui, hạnh phúc cho gia đình trong
năm mới.

Mâm cỗ
Mâm cúng Tết miền Trung nấu
rất khéo và cầu kỳ. Người miền
Trung ăn cả bánh chưng và bánh
tét nhưng chỉ mâm cỗ tiến cúng ở
miếu điện trong cung đình thì chỉ
dâng cúng bánh chưng. Vào
những dịp nhà vua tế Trời ở đàn
Nam Giao hoặc tế các vị Tiên đế
ở Thế miếu, vật phẩm là bộ tam
sinh (trâu, heo, dê) để nguyên con chưa qua chế biến, lễ vật này còn gọi
là cỗ thái lao.
Những món ăn trên mâm cỗ Tết miền Trung thì thường có dưa món, giò
lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, bát
ninh măng khô, bát miến Huế, cá chiên, hay đĩa ram… Ở nhiều nơi,
người ta còn làm cả các món: cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh

13 | P a g e
răng bừa hay các món đặc biệt xà lách gân bò, chả tôm, nem bọ lụi… để
dâng lên tổ tiên ngày Tết.

Phong Tục
- Xông Đất
Sáng mồng một, người miền Trung cũng có tục “xông đất ” như người
miền Bắc. Thường thì họ hay nhờ những lớn tuổi, còn mạnh khỏe, có
vai vế và uy tín trong xã hội hoặc nhờ những đứa trẻ thông minh, hoạt
bát, vui vẻ đến “xông đất” đầu năm, chứ không cần người hợp tuổi với
gia chủ như người miền Bắc.
- Những Kiêng Kị
Người miền Trung có vẻ thoải mái hơn trong những ngày Tết, tuy
nhiên vẫn có những kiêng kị nhất định. Ngày Tết người dân miền
Trung sẽ kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu
năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không
ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc
sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới. Họ cũng kiêng mua quần áo
màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch
3. Miền Nam
Chợ hoa ngày Tết
Chơi hoa là thú vui của người
Nam Bộ mỗi dịp tết đến xuân
về, nó tượng trưng cho mong
muốn một năm mới rực rỡ, tươi
đẹp như hoa.  Dạo qua chợ hoa
ngày Tết để cảm nhận được

14 | P a g e
không khí xuân đang về, chụp ảnh làm kỉ niệm hay lựa chọn những chậu
hoa đẹp nhất về trang trí cho gia đình ngày Tết.Vào nhà ai bạn cũng có
thể thấy màu sắc tươi đẹp của những cành mai, chậu cúc,.....
Nếu miền Bắc có hoa đào thì màu vàng tươi sáng của hoa mai là biểu
tượng của sự vinh hiển, thành đạt và tài lộc cho miền Nam. Năm cánh
hoa mai là hình ảnh của 5 vị thần may mắn, của ngũ phúc (phước, lộc,
thọ, khang, ninh).

Mâm ngũ quả


Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, nó mang lời
mong ước cho người dân trong năm mới : ”cầu - dừa - đủ -xài”. Người
miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa
không tốt, như:
- Chuối: Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.
- Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại.
- Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.
Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có
khác nhau giữa các
vùng miền nhưng trên
hết đều thể hiện sự
thành kính hướng về
nguồn cội, tổ tiên và
ước mong một năm
mới an khang, hạnh
phúc và đủ đầy.

Mâm cỗ ngày xuân

15 | P a g e
Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà sẽ có những món ăn khác
nhau nhưng điều thiêng liêng nhất đó chính là nơi họ sum họp, quầy quần
với nhau sau một năm vất vả.
Các món ăn trong mâm cỗ Tết miền Nam được chuẩn bị kỹ lưỡng với
hương vị đầy đủ chua, cay, mặn, ngọt và đắng góp phần làm phong phú
và hài hòa mâm cỗ Tết. Có
những món ăn không thể
thiếu trong mâm cỗ cúng gia
tiên như: mướp đắng (khổ
qua) nhồi thịt (với mong
muốn đau khổ trong năm cũ
qua đi), thịt kho trứng nước
dừa, tôm khô củ kiệu, lạp
xưởng, bánh tét...
Mâm cơm cúng tất niên
chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đình. 

Những ngày cuối năm


 Trang trí ,dọn dẹp nhà cửa
Đây được xem là khoảng thời gian vui nhất của dịp lễ .Dọn dẹp vệ
sinh nhà cửa mang ý nghĩa sắp xếp lại năm cũ đón chào năm mới,
công việc này không chỉ đơn thuần là trang hoàng nhà cửa, mà qua đó
gia chủ muốn gửi gắm thông điệp sắp xếp lại năm cũ để chào đón năm
mới an khang.  Khi mọi thứ trở nên sạch sẽ là lúc gia chủ như đã xóa
bỏ những điềm xấu, không may trong năm cũ, giúp cho tinh thần được
trấn an, vui vẻ. Khi nhà cửa được trang hoàng ngăn nắp thì gia chủ
cũng sẽ cảm thấy tự tin khi mời bạn bè, bà con tới nhà chơi xuân. Và
bản thân vị khách được mời cũng cảm thấy được xem trọng, khi được

16 | P a g e
chủ nhà tiếp đãi trong không gian lịch sự gọn gàng. Nhà cửa sạch sẽ
đón phúc lộc đầu năm.
 Rước ông Táo về nhà:
Thờ cúng ông Táo là một trong những tập tục tín ngưỡng lâu đời của
người Việt. Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày
ông Công, ông Táo lên
thiên đình để báo cáo
mọi việc trong nhà của
gia chủ với Ngọc
Hoàng. Chính vì vậy,
tới ngày này các gia
đình Việt Nam sẽ dọn
dẹp nhà bếp sạch sẽ,
mua cá vàng về cúng để
tiễn ông Công, ông Táo
về trời. Theo lễ cúng bao gồm mũ, áo bằng giấy, ba con cá chép vàng
để ông cưỡi về trời. Với cá chép nếu là cá thật sẽ mang đi phóng sinh.
Tuy nhiên, một số gia đình thường dùng cá chép giấy để cùng áo mũ.
Ông Táo được xem là người đại diện cho sự ấm no, gia đình hòa
thuận.
 Tục Tảo Mộ ngày Xuân
Tảo mộ là tập tục truyền thống
của dân tộc Việt trong việc
thăm nom, cúng viếng, sửa
sang mộ phần và mời ông bà,
tổ tiên về gia đình ăn Tết. Đó
là nét đẹp văn hóa người dân
Việt lưu giữ từ bao đời nay.

17 | P a g e
Qua đó thể hiện truyền thống đạo hiếu của con cháu đối với ông bà, tổ
tiên, những người đã khuất.

Những điều cấm kị ngày Tết: Người Việt quan niệm, những ngày đầu
năm mới nếu gặp nhiều điều tốt thì sẽ may mắn cả năm và ngược lại.
Xuất phát từ quan niệm đó nên từ xưa trong dân gian có rất nhiều kiêng
kỵ trong năm mới. 
- Không quét, đổ rác nhà vào ngày mồng 1
- Không mặc trang phục trắng đen
- Không cãi vã, tranh chấp, kiêng nói những điều xui xẻ
- Xông nhà không hợp tuổi
- Ngủ dậy muộn, gia đình bất hòa

Tục xông nhà


Tục xông nhà là phong tục lâu đời của người Việt,nếu ngày mùng 1 mọi
chuyện suôn sẻ thì người ta tin rằng cả năm sẽ được an lành, nhiều điều
may mắn,vạn sự như ý.Do đó việc chọn người xông đất đầu năm rất
quan trọng, chọn người có tính vui vẻ, hòa đồng và thành công trong
công việc làm người mở đầu trong mồng 1 cho gia chủ có một năm may
mắn tài lộc.

Tục lì xì
Tục “lì xì” là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối
với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới.
Hằng năm, cứ vào sáng mồng một Tết Nguyên đán, con cháu trong nhà
lần lượt nói lời chúc tết, chúc thọ và tặng quà hoặc lì xì tiền cho ông bà,
cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ lì xì lại một phong
bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm

18 | P a g e
vui trong ngày đầu năm mới. Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu,
mà trước đây theo cổ truyền, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước.

CHƯƠNG 3: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “TẾT NGÀY XƯA”


VÀ “TẾT NGÀY NAY”
1. Tết vào thời xưa
Gói bánh chưng
Bánh chưng là món
ăn truyền thống,
quen thuô ̣c, gắn liền
với Tết nước ta. Nên
các gia đình thường
sẽ nấu và gói bánh
chưng vào ngày cuối
năm (Bánh chưng
cũng được coi là mô ̣t món quà ý nghĩa ngày Tết). Tết xưa, mọi người
thường tất bâ ̣t chuẩn bị những nồi bánh chưng để đón Tết đến.

Thăm mộ tổ tiên


“Uống nước nhớ nguồn” là mô ̣t trong những truyền thống tốt đẹp đối với
người Viê ̣t ta nên ngày Tết xưa chúng ta thường đến thăm mô ̣ ông bà.Con
cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ
của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây là một phong tục phổ
biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh
thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Xông đất

19 | P a g e
Tết xưa, đối với các hô ̣ gia đình, người xông đất đóng vai trò quan trọng.
Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước
vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.Theo
quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy,
các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh
phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.

Đốt pháo hoa


Ngày xưa, đốt pháo là một trong những thú vui không thể thiếu của ngày
Tết. Theo phong tục, việc
đốt pháo đêm giao thừa có ý
nghĩa xua đuổi tà ma, xua
đuổi những điều xui xẻo,
đưa tiễn những cái cũ để
đón những điều mới, may
mắn, tốt tươi, tiễn đưa một
năm cũ với những nỗi vui
buồn để đón năm mới với
nhiều hy vọng.

Tết là dịp để gia đình sum vầy

Ngày xưa, đối với mọi người Tết


là dịp để con cháu, bà con từ
nhiều nơi tụ họp, sum vầy, cùng
nhau thưởng thức các món ngon,
thú vui ngày Tết.

2. Tết thời nay

20 | P a g e
Tổng quan về Tết thời hiện đại
Ngày nay, vì điều kiện
kinh tế đã được cải thiện
hơn, những nỗi lo toan
được giảm đi rất nhiều. Có
lẽ những gì người ta nghĩ
đến là kiếm tiền tiêu Tết.
Chẳng còn những cảnh
nuôi lợn, nuôi gà cũng
chẳng rỗi rãi chuyện gia đình tấp nập ngồi lại gói bánh, gói chả giò. Gần
Tết, họ lên danh sách những thứ cần mua và đi siêu thị, đi chợ sắm Tết,
thậm chí nếu không muốn xếp hàng chờ đợi tính tiền ở siêu thị, nhiều
người online trên mạng, chỉ với một cú điện thoại đã có ngay một cái Tết
tươm tất mà chẳng phải mất thời gian xếp hang dài ở chợ hay siêu thị.
Việc chuẩn bị các món ăn dần mất đi bản chất của nó khi các gia đình
không còn quay quần bên nhau thay vào đó là một cú điện thoại và các
món ăn sẽ được giao đến tận nơi.
Tết nay dường như lũ trẻ mất hẳn niềm vui hóng Tết bởi đã được ăn ngon
mặc đẹp quanh năm, nếu có cũng chỉ là mong Tết để được nghỉ học đi du
lịch. Những bao lì xì khiến chúng háo hức, tuy nhiên mức độ cũng giảm
bởi các em không còn thiếu thốn như xưa.Tết nay việc đốt pháo bị cấm kị
mà thay vào đó là tối giao thừa mỗi
tỉnh đều tổ chức bắn pháo bông.
Tại các thành phố lớn người dân đổ
xô ra đường chung vui đón giao
thừa. Nhiều gia đình ở nhà xem ti
vi, đón giao thừa với mâm cỗ, bánh
trái, đồ ăn…. Ngày nay việc ăn
uống ngày Tết dường như ai cũng

21 | P a g e
sợ, cũng ngán vì bình thường họ vẫn có đủ những món ăn ngon. Tết nay
không chỉ ngược xuôi những chuyến đi về của công nhân, sinh viên về
quê ăn Tết mà còn là những chuyến đi xa của những người dư giả muốn
khám phá vùng đất mới. Khái niệm “tha hương” không còn mang những
nỗi ngậm ngùi mà có thêm những sắc thái trải nghiệm thú vị. Nhiều gia
đình còn lựa chọn những chuyến du lịch dài ngày thay vì sum họp gia
đình như xưa.

Tục gói bánh chưng, làm mứt ngày Tết

Như đã nói ở trên, quá trình chuẩn bị cho ngày Tết đã dần mất đi bản
chất. Mứt là món ăn quen thuộc ngày Tết. Nhưng không giống với Tết
ngày xưa với chỉ một vài loại mức đơn giản được làm tại nhà, ngày nay
việc làm mứt đã dần biến
mất trong các gia đình,
thay vào đó là các loại
mứt với nhiều màu sắc,
hương vị được bày bán
khắp nơi. Nói về Tết Việt
Nam, truyền thống gói
bánh chưng ở miền Bắc và gói bánh tét ở miền Nam vốn đã nổi tiếng và
được duy trì lâu đời, nhưng thời đại càng hiện đại, nhiều gia đình không
còn duy trì truyền thống đó, họ có thể mua mọi thứ ở siêu thị. Việc này
vốn đã dần làm mất đi bản chất và không khí quây quần bên nồi bánh
chưng, mất đi một phần truyền thống phải có ở Tết Việt Nam.

Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Việc mua các loại hoa như


hoa đào, hoa mai… vẫn

22 | P a g e
còn được duy trì trong ngày Tết hiện đại, việc gia đình dọn dẹp nhà cửa
vẫn còn nhưng ở một vài gia đình, họ thuê người đến để dọn dẹp, vệ sinh
lại nhà cửa của mình.

Các hoạt động ngày Tết

Tục chúc Tết vốn là một


điểm truyền thống ở ngày
Tết Việt Nam. Ngày nay
việc con cháu chúc Tết
ông bà, cha mẹ và các
người thân trong gia đình
vẫn còn được thực hiện
nhưng theo hướng hiện
đại hơn.Ngày nay, việc
chúc Tết, chúc sức khỏe
đã được đơn giản hóa đi rất nhiều với sự trợ giúp từ công nghệ. Thay vì
đến nhà gửi lời chúc thì bây giờ, mọi người chỉ việc mở chiếc smartphone
cùng một vài phím bấm là có thể gửi lời chúc đến tất cả mọi người họ yêu
quý.

23 | P a g e
LỜI KẾT
Ngày Tết, do một quy luật tự nhiên bất di bất dịch, nhờ sự vận hành
muôn thuở kết hợp của mặt trời và mặt trăng, bao giờ cũng xuất hiện với

24 | P a g e
bộ trang sức tươi tắn muôn hồng nghìn tía, được làm dịu đi bởi sự đổi
mới của vạn vật, được làm sinh động bởi các hạt mưa lâm tâm, điềm báo
trước cơn mưa phùn tốt lành. Dù là nơi đâu trên vùng đất hình chữ S hay
ở bất kỳ thời gian nào, hiện tại cũng như tương lai, có thay đổi như thế
nào thì Tết luôn là ngày mang ý nghĩa quan trọng nhất năm. Bởi nó
không chỉ là thời khắc đánh dấu năm cũ qua đi, đón chào một năm mới
với những hy vọng mới mà bên cạnh đó còn là dịp gia đình ngồi lại và
quây quần bên nhau.

Phụ lục
Sưu tầm
 Các mẫu sách kể về lễ Tết
- “Việt Nam phong tục” của học giả Phan Kế Bính
- “Khảo luận về Tết” của tác giả Huỳnh Ngọc Trăng
- “Tết đoàn viên” của tác giả Nguyễn Quang Thiều
- “Tết!” của tác giả Hà Nguyễn
 Các câu thơ, ca dao, tục ngữ về ngày Tết
- Ba ngày Tết, bảy ngày xuân
- Đói muốn chết ba ngày tết cũng no
- Một năm là mấy tháng xuân

25 | P a g e
Ăn chơi cho thỏa phong trần ai ơi
- Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình
Mồng bốn chơi chợ Quả Linh
Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng năm có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua
 Các câu truyện ngắn dân gian vào ngày Tết
1. Mừng hụt – truyện cười
Thấy bố mẹ vừa về đến ngõ, cu Tý chạy ra hớn hở khoe:
– Mẹ ơi! Sáng nay có cô Mười ở bên Mỹ mới đến nhà chơi. Cô tặng
cho nhà mình một món quà và nói rằng: “Món quà của cô tuy nhỏ
nhưng cũng đủ cho gia đình cháu dùng trong một năm”
Nghe thế, mẹ cu Tý mừng quýnh, hỏi ngay:
– Món quà gì thế con? – Dạ, một quyển lịch!
2. Vẫn chưa đến Tết – truyện ngắn của tác giả Diệu Ái
3. Tết quê – truyện ngắn của tác giả Trần Huy Vân
 Các hình ảnh về ngày Tết

26 | P a g e

You might also like