You are on page 1of 20

MỤC LỤC

I.Đặt vấn đề.................................................................................1


II.Nội dung...................................................................................2
2.1 Đặc điểm giao tiếp của người Việt:.......................................2
2.1.1 Thái độ giao tiếp:................................................................2
2.1.2 cách thức giao tiếp.............................................................8
2.1.3Phương tiện giao tiếp..........................................................9
2.1.4Ảnh hưởng của thái độ giao tiếp đến quá trình giao tiếp. .11
2.2 Vận dụng liên hệ trong cuộc sống và ngành học của sinh
viên............................................................................................17
2.2,1.Phân tích các đặc điểm tâm lý của đối tượng trong quá
trình trợ giúp.............................................................................17
2.2.2.Những đặc điểm cần chú ý trong quá trình trợ giúp đối
tượng.........................................................................................25
2.2.3.Chú ý khi giao tiếp và làm việc với người nước ngoài......26
III.Kết luận.................................................................................28
Tài liệu tham khảo
I.Đặt vấn đề
Trong đời sống,văn hoá giao tiếp đóng một vai trò quan
trọng trong cách ứng xử.Nó kết nối mọi người lại với nhau.Văn
hoá giao tiếp ở mỗi quốc gia thì có đặc trưng riêng.Mỗi quốc gia
sẽ có một nền văn hóa, thói quen, văn hóa giao tiếp khác nhau.
Có thể nói người Việt Nam mang bản sắc Châu Á, nhưng lại có
nhiều nét khác biệt trong giao tiếp so với các quốc gia trong khu
vực.
Văn hoá giao tiếp có nghĩa là quá trình tiếp xúc,trao đổi
giữa người với người phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
L. Pheurbach đã từng nói: “Con người cá thể không chứa
bản chất con người ở trong mình…Bản chất con người chỉ bộc lộ
ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người với con
người. Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thông
thường còn con người trong giao tiếp với đồng loại, trong sự
thống nhất giữa Tôi với Anh mới chính là Thượng đế ”. Thực tế
cuộc sống đã thêm một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy
rõ về điều đó.
Nghệ thuật giao tiếp là một trong những bản sắc văn hóa
nhân loại nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Nó được
duy trì qua lịch sử, làm thành cái quý báu của nền văn hóa dân
tộc. Quan trọng hơn, nó sẽ tồn tại song hành cùng với sự tồn tại
của nhân loại, là phương tiện để con người tự hoàn thiện bản
thân mình, dể cùng nhau tiến bước vào nền văn minh mới.
Vậy VĂN HÓA GIAO TIẾP của người Việt Nam được thể hiện
như thế nào?
Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ
“nhân” với nghĩa là “tính người” bao gồm chữ “nhị” và bộ “nhân
đứng” – tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người. Trước
hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có
thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao
tiếp, lại vừa rất rụt rè. Chính cuộc sống phụ thuộc lẫn nhau đã
cho thấy người Việt Nam rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan
hệ với mọi thành viên trong cộng đồng, và đó cũng là nguyên
nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp.

1
II.Nội dung
2.1 Đặc điểm giao tiếp của người Việt:

2.1.1 Thái độ giao tiếp:

Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam đó là vừa


thích giao tiếp, vừa rụt rè

Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc vào nhau
và rất coi trọng mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng
đồng. Đó là nguyên nhân dẫn đến người Việt trọng giao tiếp,
đây cũng được xem là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá con
người. (Thích giao tiếp thăm viếng nhau không phải do nhu cầu
công việc mà là để thắt chặt thêm mối quan hệ, với khách thì rất
tôn trọng, hiếu khách, luôn dành những thứ tốt nhất). Nhưng khi
đến khu vực ngoài cộng đồng, khi tiếp xúc toàn người lạ, tính ngự

2
trị nổi lên thì người việt lại trở nên rụt rè. Hai tính cách trái ngược
nhau tồn tại trong một bản chất nhưng không hề mâu thuẫn
nhau, đó cũng là sự thể hiện tính linh hoạt trong giao tiếp của
người Việt Nam.
Người Việt Nam quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ
với mọi thành viên trong tập thể, cộng đồng. Nguyên nhân này
khiến cho văn hóa giao tiếp của người Việt Nam rất coi trọng đến
việc giao tiếp, và được thể hiện ở 2 điểm chính sau:
Chủ nhà thích có khách viếng thăm. Việc khách đến nhà
thăm là hành động biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, sự quan
tâm giữa các thành viên trong gia đình, của xóm làng, nhằm
giúp thắt chặt thêm mối quan hệ.
Chủ nhà có tính hiếu khách: “Khách đến nhà chẳng gà thì
gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa”. Khi có khách đến nhà,
cho dù là người thân quen hay xa lạ, thì chủ nhà luôn tiếp đãi
khách một bữa thịnh soạn cho dù gia cảnh lúc đó có khó khăn,
tính hiếu khách càng được thể hiện rõ ràng hơn khi bạn về
những vùng nơi hẻo lánh, hay miền rừng núi xa xôi.
Tuy nhiên trong văn hóa giao tiếp ứng xử, thì người Việt
nam lại có một đặc tính đó là sự rụt rè. Sự tồn tại của hai tính
cách trái ngược này xuất phát từ đặc tính cơ bản tính cộng động
và tính tự trị. Trong một môi trường có tính cộng đồng thì người
Việt Nam rất cởi mở, tự tin giao tiếp, nhưng vào môi trường mà
tính ngự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam luôn tỏ ra rụt
rè. Có thể nói chúng chính là hai mặt cùng một bản chất, là biểu
hiện cho cách ứng xử của người Việt Nam.
Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam luôn lấy tình cảm làm
nguyên tắc ứng xử
Xét về quan hệ giao tiếp, văn hóa nông nghiệp với đặc
điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm
nguyên tắc ứng xử:Yêu nhau yêu cả đường đi/ ghét nhau ghét
cả tông ti họ hàng; Yêu nhau cau sáu bổ ba/ghét nhau cau sáu
bổ ra làm mười; Yêu nhau chín bỏ làm mười; Yêu nhau củ ấu
cũng tròn/ghét nhau quả bồ hòn cũng méo; Yêu nhau mọi việc
chẳng nề/một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng…
Nếu nói khái quát, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm

3
dương làm trọng nhưng vẫn thiên về âm hơn, thì trong cuộc
sống, người Việt Nam sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình
hơn :Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình. Người Việt Nam
sống có lý, có tình nhưng thiên về tình cảm hơn mọi thứ trên
đời. Ai đã giúp mình một lần thì phải nhớ ơn, ai đã chỉ bảo ban
thì cũng phải tôn làm thầy “một chữ là thầy, nửa chữ là thầy. Ai
nhớ mình một chút đều phải nhớ ơn, ai bảo ban một chút cũng
phải tôn làm thầy – khái niệm “thầy” được mở ra rất rộng: thầy
đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý, thầy
phù thủy…

Người việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh
giá đó là một đặc trưng trong văn hóa giao tiếpcủa người Việt
Nam.
Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình
trạng gia đình (bố mẹ còn hay mất, đã có vợ/ chồng chưa, có
con chưa, mấy trai mấy gái…) là những vấn đề người Việt Nam
thường quan tâm. Thói quen ưa tìm hiểu này khiến cho người
nước ngoài có nhận xét là người Việt Nam hay tò mò. Đặc tính
này – dù gọi bằng tên gì đi nữa – chẳng qua cũng chỉ là một sản
phẩm của tính cộng đồng làng xã mà ra.
Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách

4
nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì
phải biết rõ hoàn cảnh. Mặt khác, do lối sống trọng tình cảm,
mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu
không có đủ thông tin thì không thể lựa chọn từ xưng hô cho
thích hợp được. Biết tính cách, biết người để lựa chọn từ xưng
hô cho phù hợp: Chọn mặt gửi vàng; Tùy mặt gửi lời/tùy người
gửi của. Khi không được lựa chọn thì người Việt Nam dùng chiến
lược thích ứng một cách linh hoạt: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài;
Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
Có thể do bị ảnh hưởng bởi tính cộng đồng, nên người Việt
Nam luôn thấy mình cần có trách nhiệm quan tâm đến người
khác, và để thể hiện sự quan tâm đó thì họ cần biết rõ hoàn
cảnh. Đó là lí do vì sao mà bạn phải thường xuyên trả lời những
câu hỏi có liên quan đến quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã
hội, công việc, gia đình, bố mẹ…..Ngoài ra, do lối sống tình cảm,
nên trong kỹ năng giao tiếp ứng xử, người Việt Nam luôn có
cách xưng hô riêng cho cá thể khác nhau cho phù hợp.
Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam có một đặc
điểm là trọng danh dự
Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ
thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự: Tốt danh hơn lành
áo; Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết
để tiếng. Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: Lời hay nói ra để
lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm; lời dở truyền đến tai nhiều
người, tạo nên tai tiếng
Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc
bệnh sĩ diện: Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng
anh hùng mà thôi; Đem chuông đi đấm nước người, không kêu
cũng đánh ba hồi lấy danh; Một quan tiền công không bằng một
đồng tiền thưởng. Có thể nói chính vì quá coi trọng danh dự nên
người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện, thói quen sĩ diện được thể
hiện rất rõ ở các làng, do danh dự sĩ diện mà các cụ già ở quê
có thể to tiếng với nhau chỉ vì một miếng ăn” một miếng giữa
làng bằng một sàng xó bếp” .Ở làng quê, thói sỹ diện thể hiện
trầm trọng qua tục lệ ngôi thứ nơi đình ttrung và tục chia phần..
Lối sống trọng danh dự dẫn đến cơ chế tạo tin đồn, tạo nên dư

5
luận như một thứ vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy
trì sự ổn định của làng xã.

Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao


tiếp của người Việt Nam

Trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam thì họ
luôn ưa sự tế nhị, ý tứ, cũng như thích sự hòa thuận
Tính tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói quen giao tiếp
“vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu tực tiếp, đi thẳng
vào đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt
đầu giao tiếp là phải xấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng
vườn. Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng
trầu là đầu câu chuyện. Với thời gian, chức năng “mở đầu câu
chuyện” này của “miếng trầu” được thay thế bởi chén trà, điều
thuốc lá…
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng
tình và lối tư duy trong các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen
đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng: Ăn có nhai, nói có nghĩ;
Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết thì thưa
thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Người khôn ăn nói nửa
chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo… Chính sự đắn đo cân
nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính
quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận, không làm

6
mất lòng ai.
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Cũng chính vì sự tế nhị
nên một trong những mẹo giao tiếp của người Việt Nam là luôn
chọn cách vòng vo khi trình bày hay giải thích một vấn đề chính
nào đó, nhằm làm hạn chế mâu thuẫn. Lối giao tiếp có văn hóa,
ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình, lối sống tư
duy trong các mối quan hệ. Chính sự tế nhị trong giao tiếp đã
tạo nên sự đắn đo cân nhắc khiến cho người Việt Nam có nhược
điểm là thiếu quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa
thuận không mất lòng. Và nụ cười là một bộ phận quan trọng
trong thói quen.
Người Việt Nam rất hay cười, nụ cười là một bộ phận quan
trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; người ta có thể
gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc ít chờ đợi nhất. Tâm lý ưa hòa
thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn: Một
sự nhịn là chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ
lửa có đời nào
Ngôn từ được sử dụng trong văn hóa giao tiếp của người
Việt Nam rất phong phú
Trước hết, đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô: trong
khi các ngôn ngữ phương Tây và Trung Hoa chỉ sử dụng các đại
từ nhân xưng thì người Việt Nam dựa vào mối quan hệ họ hàng
để xưng hô. Xưng hô dựa trên quan hệ họ hàng để xưng hô, và
những danh từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại từ nhân
xưng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm:
Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi
mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia
đình.
Có thể kể đến đầu tiên là hệ thống xưng hô. Người Việt
Nam dựa vào mối quan hệ họ hàng để xưng hô. Xưng hô dựa
trên tính chất thân mật hóa (quan trọng tình cảm) xem mọi
người trong cộng đồng như bà con, họ hàng. Ví dụ như: một cụ
già ngoài đường thì xưng hô “bà-cháu”
Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống
này không có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi
tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể: chú khi

7
ni, mi khi khác. Cùng là hai người, cách xưng hô có kkhi thể hiện
được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-
tôi… Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ
tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư…)
Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ kưỡng: người Việt Nam xưng
và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm
nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính). Cùng một cặp
giao tiếp, nhưng có khi cả hai cùng xưng là em và cùng gọi
nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên
riêng: xưa kia chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con
cần nhất là không được trùng tên của những người bề trên trong
gia đình, gia tộc cũng như ngoài xã hội. Vì vậy mà người Việt
Nam trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai phải hỏi tên
chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói chệch đi).
Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do
truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không
có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như
phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin
lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo
quá(cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi
được đon tiếp), Quý hóa quá (cảm ơn khi khách đến thăm), Anh
quá khen (cảm ơn khi được khen),Cháu được như hôm nay là
nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…
Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không
gian nên người Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ
xã hội và theo sắc thái tình cảm. Trong khi đó văn hóa phương
Tây ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian
như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa,
buổi chiều, buổi tối
N gười Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và
rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên
trong cộng đồng, chính đó là nguyên nhân dẫn đến việc coi
trọng giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra quan hệ : Dao năng liếc thì
sắc, người năng chào thì quen. Sự giao tiếp củng cố tình thân :
áo năng may năng mới, người năng tới năng thân. Năng lực giao
tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh

8
giá con người : Vàng thì thử lửa, thử than –Chuông kêu thử
tiếng, người ngoan thử lời.

2.1.2 cách thức giao tiếp

các loại hình giao tiếp cơ bản


Phân loại theo tính chất của tiếp xúc, giao tiếp được phân
ra thành 2 loại: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp.
Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp trong các chủ đề trực tiếp
gặp gỡ, trao đổi với nhau:
Có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt,
cử chỉ, nét mặt, ăn mặc, trang điểm…
Có thể nhanh chóng biết được ý kiến của người đối thoại.
Có thể điều chỉnh quá trình giao tiếp một cách kịp thời để
đạt được mục đích.
Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp trực tiếp bị hạn chế về
mặt không gian, hơn nữa khi tiếp xúc trực tiếp chúng ta dễ bị
chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh.
Phân loại giao tiếp theo quy cách của giao tiếp.
Giao tiếp chính thức: là giao tiếp mang tính chất công cụ,
theo chức trách, quy định, thể chế như hội họp, mít tinh, đàm
phán… các vấn đề trong giao tiếp thường được xác định trước,
thông tin cũng được các chủ thể cân nhắc trước, vì vậy thông
tin có độ chính xác cao.
Giao tiếp không chính thức: là loại giao tiếp mang tính chất
cá nhân, không câu nệ hình thức, chủ yếu dựa trên hiểu biết về
nhau. Ví dụ như bạn bè gặp nhau, trò chuyện, người lãnh đạo
trò chuyện riêng tư với nhân viên. Hình thức này có ưu điểm là
không khí cởi mở, thân tình, hiểu biết lẫn nhau
Phân loại giao tiếp theo vị thế.
Vị thế biểu hiện mối tương quan giữa những người trong
giao tiếp với nhau, nó nói ai nhanh hơn ai, ai cần phụ thuộc ai
trong giao tiếp.
Theo vị thế giao tiếp, giao tiếp được chia ra thành: giao tiếp
ở thế mạnh, giao tiếp ở thế cân bằng, giao tiếp ở thế yếu…
Vị thế của một người so với người khác chi phối hành động,
ứng xử của họ trong giao tiếp. Chẳng hạn như trước mặt bạn bè,

9
lời nói, cử chỉ, điệu bộ, tư thế của chúng ta khác so với khi trước
mặt là cấp trên của chúng ta.
Phân loại theo số lượng người tham gia giao tiếp và tính
chất mối quan hệ giữa họ.
Giao tiếp giữa 2 cá nhân, ví dụ như 2 người bạn giao tiếp với
nhau.
Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm ví dụ như thầy giáo giảng
bài trên lớp, giám đốc tại hội nghị khách hàng.
Giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm, ví dụ như sinh viên
thảo luận nhóm…
Giao tiếp giữa các nhóm với nhau, ví dụ như cuộc đàm phán
giữa 2 hay nhiều phái đoàn, đàm phán song phương, đa phương

2.1.3Phương tiện giao tiếp

Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta


dùng để thê hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ và những biểu
hiện khác của mình trong quá trình giao tiếp. Có thể chia các
phương tiện giao tiếp thành hai nhóm chính là ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thường song
hành và bổ sung cho nhau. Trong các mối quan hệ gần gũi thì
giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng nhiều hơn, còn trong các
mối quan hệ xã giao thì giao tiếp phi ngôn ngữ thường làm nền
cho giao tiếp ngôn ngữ.
Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người.
Trong ngôn ngữ cần chú ý đến không chỉ nội dung mà còn cả
cách thể hiện. Nội dung của ngôn ngữ tức là ý nghĩa của lời nói.
Cần phái lựa chọn lời nói “cho vừa lòng nhau” như trẽn đã trình
bày. Còn cách thể hiện thì phái xem xét từ các góc độ như âm
lượng, âm điệu, nhịp điệu ngữ điệu… và điệu bộ khi nói. Tiếng
nói ấm áp, chậm rãi dễ gây lòng tin. Tiếng nói thanh thoát
truyền cảm dễ gây cảm tình… Điệu bộ là những cử chỉ tay chân
và vẻ mặt. Điệu bộ phụ họa theo lời nói, giúp thêm ý nghĩa cho
lời nói và vì vậy phải phù hợp với lời nói. Ngoài ra, điệu bộ còn
phải phù hợp với giới tính, tuổi tác, phong tục, tập quán và văn
hóa dân tộc.

10
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Trong giao tiếp chí dùng lời nói thôi thì không đủ và đơn
điệu, không hấp dần, thậm chí đôi khi là khó hiểu. Người ta hiểu
nhau một phần thông qua nội dung lời nói, một phần quan trọng
khác là thông qua cách diễn đạt bằng cơ thể, thông qua giao
tiếp không lời qua nét mặt, cử chỉ, dáng điệu và các tín hiệu
khác. Đó là các phương tiện phi ngôn ngữ. Như vậy, điệu bộ
cũng là một trong các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
a) Nét mật biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người. Các cảm
xúc cơ bản là vui mừng, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và
ghê tởm. Vui mừng làm cho nét mặt giãn ra, sợ hãi làm cho nét
mặt co lại.
Ngoài tính biểu cảm, nét mặt còn cho biết một phần về cá
tính con người. Người có nét mặt đầy đặn thường dễ được cho
rằng là có tính hào phóng, “sống có hậu”. Người có nét mặt cau
có thường là người nguyên tắc, khô khan…
b) Nụ cười: Mỗi điệu cười biểu hiện một thái độ nào đó: cười
chua chát, cười thông cảm, cười đồng tình, cười miễn cưỡng,
cười chế diễu, cười khinh bỉ… Con người có bao nhiêu kiểu cười
thì có bấy nhiêu cá tính: cười đôn hậu, cười hồn nhiên, cười
đanh ác, cười nanh nọc…
c) Ánh mắt phán ánh trạng thái cảm xúc (vui, buồn), thể
hiện tình cảm (yêu, ghét), tám trạng (lo lắng, sợ hãi hay hưng
phấn) và ước nguyện (cần khẩn hay thách thức) của con người.
Ánh mắt còn thể hiện sự chú ý, sự tôn trọng, đồng tình hay
phản đối. Nó (ánh mắt) còn thể hiện vị thế tâm lý của con người
trong giao tiếp. Người có vị thế mạnh hơn thường nhìn nhiều
hơn vào mắt của người kia kể cả khi mói lẫn khi nghe.
d) Các cử chỉ gồm các chuyển động của các bộ phận trên cơ
thể. Mỗi bộ phận có các loại cử chỉ khác nhau và các cử chỉ này
đều có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.
Chuyển động của đầu: gật là đồng ý, lắc là không đồng tình.
Có thể dùng cử chí cứa bàn tay và cánh tay dể thể hiện lời mời,
sự từ chối hay thể hiện sự chống đối, hay van xin…
Mũi có thê dùng đê thể hiện sự khinh bỉ. Le lưỡi là biểu hiện
thiếu tôn kính, liếm môi khi căng thắng. Hếch cằm biểu hiện

11
thái độ gây gổ. Vuốt cằm thể hiện đang suy nghĩ. Vuốt gáy
thường là đang bối rối. Nói dối thường hay nháy mắt…
Khi ngồi nói chuyện mà hai chân chuyển động liên tục thì người
đó hoặc đang lo lắng hoặc đang vội vã. Khi dứng nói chuyện
người ta thường hay hướng bàn chân về người mà người ta có
cảm tình hơn. Đôi bàn chân đổi tư thế đứng liên tục thể hiện sự
sốt ruột…
e) Tư thể: Thường thường tư thế bộc lộ một cách vô thức
cương vị xã hội của con người. Dẽ nhíp nhận qua thế ngồi cương
vị của cấp trên (ngồi thoải mái, đầu hơi ngả về sau) hay cấp
dưới (hơi cúi đầu về phía trước).
g) Quần áo và trang sức thể hiện cá tính và văn hóa của con
người. Cách ăn mặc cũng thể hiện tâm trạng, tâm lý (vui: mặc
sáng mầu, buồn: mặc tối mầu), thậm chí nghề nghiệp, địa vị,
lứa tuổi.
h) Không gian giao tiếp: Không gian giao tiếp là vùng không
gian trong đó xảy ra quá trình giao tiếp. Thông thường ta xích
lại gần những người mà ta tin tưởng và tránh xa những người
mà ta sợ hãi hoặc không có cảm tình. Có thể chia thành 4 vùng
theo mức độ thân thiết:
Vùng mật thiết (từ 0 đến 0,5 mét): dành cho mối quan hệ
thân tình hoặc khi đang đánh nhau. Trong khoảng cách này các
giác quan như xúc giác và khứu giác là phương tiện giao tiếp cơ
bản, lời nói có thể chỉ là thì thầm.
Vùng riêng tư (từ 0,5 đến 1,5 mét): dành cho hai người phải dủ
quen thân đến mức độ cảm thấy thoải mái trong giao tiếp.
Vùng xã giao (từ 1,5 đến 3,5 mét): là vùng diễn ra phần lớn
các hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh, nghĩa là các
quan hệ không thuộc phạm vi quan hệ riêng tư.
Trong khoáng cách này có thể xảy ra các hoạt động như
mua bán (giữa người mua và người bán), hoạt động truyền đạt
mệnh lệnh (giữa nhà quản lý và người thừa hành)…
Vùng công cộng (trên 3,5 mét) là phạm vi tiếp xúc giữa
những người xa lạ vì mục đích công việc.

2.1.4Ảnh hưởng của thái độ giao tiếp đến quá trình giao tiếp

12
Lời nói của bạn thể hiện con người bạn một cách rõ nhất,
chỉ cần nghe bạn nói thì người khác có thể hiểu được bạn.

Hãy thể hiện sự khéo léo tài giỏi của bạn qua lời nói,thái độ
khi nói chuyện

Lời lẽ của một người thể hiện rõ bối cảnh gia đình, hoàn
cảnh giáo dục và địa vị của người ấy.

Trò chuyện là công cụ hữu hiệu nhất để phán đoán địa vị xã


hội, kinh nghiệm sống, bối cảnh trưởng thành và độ tin cậy của
một người lạ.Nội dung và kỹ xảo nói chuyện cũng là thước đo
phẩm chất tư cách chân thực của một người.

Có thể qua chuyện trò người ta nắm được một cách mạch
lạc tư tưởng và sự tu dưỡng cá nhân của một con người nào đó.
Cho dù bạn có bao nhiêu thành tích, tiền của, bạn giàu có đến
đâu, trình độ học vấn của bạn cao đến đâu, lời nói của bạn sẽ
miêu tả sinh động câu chuyện của bạn, từng câu, từng từ, đã
khắc họa hình tượng của bạn. Bạn chọn dùng pháp ngữ, ngôn
từ, ngữ âm, khẩu âm v.v...như thế nào, mọi người sẽ hình dung
ra hoàn cảnh sống của bạn, hình dung ra con người bạn.
Có không ít người được người khác mến mộ, họ thường là
những người ăn nói có duyên, giỏi đối đáp. Ấn tượng đầu tiên,

13
quan trọng nhất là khi giao tiếp, người giao tiếp giỏi dể để lại ấn
tượng đầu tiên sâu sắc với đối tượng mà họ giao tiếp. Ăn nói lịch
sự, cử chỉ lịch thiệp trang nhã có thể làm cho bạn nhận được sự
hoan nghênh, nó giúp ích cho sự thành công của bạn trong sự
nghiệp và trong cuộc sống. Có rất nhiều người thành đạt một
phần là nhờ họ giỏi thuyết phục, đối đáp nhanh và thông minh.
Ăn nói, giao tiếp khôn ngoan, lịch sự là một thói quen tốt có
lợi cho cả cuộc đời bạn. Điều này sẽ giúp cho bạn xây dựng
được hình ảnh cá nhân tốt trong mắt đối phương.
Đại đa số mọi người đều muốn tiếp xúc với người ăn nói lịch
sự, khéo léo, hiểu biết sâu rộng, bởi vì trò chuỵên với người ấy
thực ra giống như một sự hưởng thụ. Khi giao tiếp với một người
ăn nói dễ nghe, âm thanh rủ rỉ giống như âm nhạc rót vào tai ta,
làm rung động tâm hồn ta, hoặc làm cho tinh thần ta phấnchấn,
hoặc có thể an ủi khích lệ ta làm nên những điều tốt đẹp.
Cho dù trong trường hợp nào, nếu bạn có thể diễn đạt điều
mình muốn nói một cách rõ ràng, khúc chiết nếu bạn biết dùng
ngôn từ đẹp, lại cộng thêm ngữ điệu lên bổng xuống trầm, thì
bạn có thể lôi cuốn hấp dẫn người giao tiếp với bạn. Cử chỉ lịch
thiệp, lời nói tao nhã có thể giúp cho sự nghiệp của bạn thành
công. Nếu bạn lại giỏi ăn nói, cộng thêm những cử chỉ trang nhã
thì trong bất kỳ trường hợp nào bạn đều có thể vượt qua mọi trở
ngại, nhận được sự hoan nghênh và ủng hộ của mọi người.
Trong thực tế cuộc sống, có những người luôn chú ý bồi
dưỡng năng lực ngôn ngữ của mình, bồi dưỡng cho mình có thói
quen diễn đạt tốt, song cũng có những người không có thói
quen đó, thậm chí không có ý thức bồi dưỡng thói quen đó.
Ngay từ bây giờ, bạn có thể bắt đầu bồi dưỡng sự ăn nói lịch
sự cho mình! Điều này vừa nhẹ nhàng vừa dễ thực hiện. sách
báo, tạp chí hướng dẫn về cách diễn thuyết rất nhiều, chỉ cần
bạn muốn đọc, chỉ cần bạn cầu tiến, bạn nhất định sẽ làm được
điều mình mong muốn.

Lời khuyên:
Đại đa số mọi người đều muốn được giao tiếp với người ăn
nói lịch sự, bởi vì trò chuyện với những người như vậy sẽ mang

14
lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho bản thân. Trong mọi tình
huống, bạn hãy chú ý bồi dưỡng cho mình năng lực diễn đạt,
thói quen diễn đạt mạch lạc, giàu hình ảnh, ngữ điệu thu hút.
Ảnh hưởng của phương tiện giao tiếp đến quá trình
giao tiếp
Cuộc sống hàng ngày, lời nói rất quan trọng vì lời nói là một
phương tiện để chúng ta giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa con
người với nhau. Thông qua lời nói con người trao đổi công việc
để tìm cách giải quyết, trình bày quan điểm, thể hiện tư tưởng,
tình cảm của mình, thể hiện sự hiện diện của mình. Lời nói thể
hiện sự tư duy, suy nghĩ, tình cảm, tình thương, thái độ, trách
nhiệm của một người ở cương vị của mình. Tất nhiên, mỗi người
trong chúng ta có thể nói ra điều mình mong muốn và tùy vào
từng hoàn cảnh, vai vế của mình và đối tượng để sử dụng lời nói
là phương tiện giao tiếp cho phù hợp. Chính vì lời nói là phương
tiện giao tiếp, do vậy nó luôn có sự ảnh hưởng, tác động mạnh
mẽ đến người nghe.
Lời nói là phương tiện thường xuyên để giao tiếp, thì trước
hết phải nói đúng lúc, hợp tình, hợp lý, lời nói ôn hòa, đúng thời
điểm là điều quan trọng đảm bảo sự kịp thời của thông tin và sự
tinh tế trong giao tiếp. Nếu nói không đúng thời điểm thì sẽ là
bỏ qua cơ hội, hoặc cứ nói nhưng không quan tâm đến người
nghe thì chẳng những không có kết quả, mà còn phản tác dụng.
Bản thân tôi cũng đã đón nhận được nhiều bài học nhớ đời khi
tiết kiệm lời nói hoặc không nói đúng lúc, nhiều cơ hội đã trôi
qua. Ngại nói, tự nhiên mình trở thành người kém tự tin trong
giao tiếp, cái tư duy “sao cứ phải nói yêu mới là yêu….” hoặc
khi nói thì thẳng rát cả tai người nghe hoặc nói cho sướng cái
mồm…, mặc dù mình không có ý xấu nhưng rõ ràng là vẫn
không thành công trong giao tiếp.
Người xưa thật sâu sắc khi nói về giá trị quý báu của lời nói
“lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”,
lời dạy này nhắc nhở chúng ta muốn giao tiếp thành công thì
phải biết chọn lọc cách nói, nói năng lễ độ, hòa nhã để tạo ra sự
đoàn kết, thông cảm giữa những người trong cuộc giao tiếp.
Việc khéo léo lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao

15
tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho
dù đó là lời phê bình hay góp ý. Nói là “lựa lời mà nói” không có
nghĩa là chúng ta nói những từ văn hoa, mỹ miều, bỡ đợ để có
lợi cho mình….Mà là lời nói cần chân tình, dễ nghe, dễ hiểu,
đúng mực, ấm áp, tin cậy để có sức lan tỏa tích cực với người
nghe. Người nghe, cảm thấy như có thể “dời non, lấp biển” khi
được nghe những bài thuyết trình có sức mạnh phi thường, có
sự lôi cuốn kỳ diệu của người nói. Ngược lại, nếu lời nói trong lúc
cáu gắt, nói như là trút lên người khác sự bực dọc của mình thì
người nghe nhận được nguồn năng lượng tiêu cực, nghe nhiều
cảm thấy chán nản.
Lời nói trong giao tiếp có sự ảnh hưởng tốt lẫn xấu đến
người nghe vì nó là phương tiện “truyền thông” là vật mang
thông tin và năng lượng truyền đến cho cho người nghe. Trong
tác phẩm “Tử huyệt cảm xúc” của Roy Garn do dịch giả Phan
Nguyễn Khánh Đan có đoạn viết: “Ngôn từ là những đứa trẻ tinh
nghịch và khôn ngoan. Ngay khi chúng vừa rời khỏi mồm miệng
chúng ta, chúng đứng qua một bên để xem những gì diễn ra
tiếp theo. Chúng không bao giờ ra về tay không, vì chắc chẵn
sẽ luôn có một điều gì đó xảy ra với một ai đó sau khi lời nói
được thốt ra”.
Tất nhiên, lời nói và sự im lặng là những biểu hiện bình
thường của mỗi con người, nhưng nếu biết thể hiện đúng lúc,
đúng chỗ thì cả lời nói và sự im lặng đều là vàng. Chẳng thế mà
trong NQ về đạo đức, lối sống Thầy Nguyệt Quang Tử đã dạy trò
đối với bản thân mình phải “Phát ngôn dễ nghe, dễ hiểu, chân
tình”. Như vậy, Thầy chỉ dẫn cho chúng ta một cách thức “tu
khẩu” và giúp chúng ta nhận thấy được ý nghĩa của lời nói trong
giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.
Vậy mà, trong cuộc sống có lúc không kiềm chế được cảm
xúc của mình, vô tình tôi đã nói những điều lẽ ra không nên nói
với những người sống quanh tôi… Và tôi cũng đã phải cố tình
nghe những lời nói không hợp lý mà một số người khác cố ý rót
vào tai tôi!
Ước chi tất cả chúng ta không bao giờ mắc lỗi trong phát
ngôn và không bao giờ phải nghe những lời không dễ nghe thì

16
thích nhỉ!
Một số tình huống ứng xử của người Việt

Trong văn hoá Việt Nam, một trong những khía cạnh đáng
chú ý nhất là văn hoá ứng xử. Trong văn hoá ứng xử, khía cạnh
có nhiều đặc điểm tích cực, thường được khen ngợi nhất là tình
gia đình và tình hàng xóm; khía cạnh thường bị xem là tiêu cực
và có nhiều vấn đề nhất là văn hoá giao tiếp. Trong văn hoá
giao tiếp, điều thường bị phê phán nhiều nhất cũng lại là những
điều căn bản nhất: cách chào hỏi và cách nói cám ơn hay xin
Tải bản FULL (file word 35 trang): bit.ly/2Ywib4t
lỗi. Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Trước hết, nói về chuyện cám ơn/xin lỗi. Đã có rất nhiều
người viết về đề tài này. Hầu như ý kiến của ai cũng giống nhau:
Người Việt, nhất là kể từ sau 1975, rất hiếm khi nói cám ơn hay
xin lỗi. Nhờ người ta chỉ đường; nghe xong, lẳng lặng đi, không
một lời cám ơn. Đi xe quẹt người khác, trừng mắt lên nhìn, rồi
phóng đi, không một lời xin lỗi. Những chuyện như vậy diễn ra
hàng ngày. Ở khắp nơi. Ngay cả giữa những người có ăn học.
Ngay cả việc chào hỏi của chúng ta cũng có vấn đề, thậm
chí, vấn đề nghiêm trọng.
Còn nhớ, cách đây non mười năm, đứa em trai tôi từ Việt
Nam sang Úc chơi. Mỗi sáng, hai anh em đi bộ dọc theo bờ biển
gần nhà để tập thể dục. Những ngày đầu tiên, em tôi chú ý đến
mấy điều: thứ nhất, cái đẹp đầy thanh bình của phong cảnh; thứ
hai, sự dạn dĩ của chim chóc, chủ yếu là bồ câu và hải âu, lúc
nào cũng quấn quít quanh người đi dạo hay ngắm cảnh; và, thứ

17
ba, sự thân mật của người Úc.
Trên quãng đường khoảng 3 cây số dọc theo bờ biển, trung
bình cứ vài ba phút lại gặp một người đi bộ ngược chiều. Hầu
như ai cũng nhoẻn miệng cười và nói “hello” hay “good
morning”. Thỉnh thoảng có người còn hỏi thêm “Khoẻ không?”
hay buông vài câu bâng quơ, kiểu “Hôm nay trời đẹp quá há!”.
Thằng em tôi, thoạt đầu, than: “Trả lời mỏi miệng quá!”,
sau, nghĩ ngợi một lát, trầm trồ: “Người Úc dễ thương ghê!”; sau
nữa, trầm ngâm so sánh: “Ở Việt Nam đâu có ai chào người lạ
như vậy. Gặp người dân tộc thiểu số nữa thì đừng hòng!”
Mà thật, bạn để ý xem, ở Việt Nam, đi đường, có ai chào ai
không? Với người lạ, câu trả lời hầu như tuyệt đối: Không. Chúng
ta chỉ chào người quen. Câu tục ngữ “tiếng chào cao hơn mâm
cỗ” hầu như chỉ áp dụng cho người quen, trong làng xóm với
nhau. Nhưng với người quen, chúng ta thường chỉ chào bằng
ngôn ngữ thân thể (body language) hơn là ngôn ngữ bằng lời
(verbal language): Chúng ta gật đầu, vẫy tay hay nhoẻn miệng
cười. Là hết. Thân tình hơn, mới hỏi bâng quơ vài câu: “Anh/chị
đi đâu đó?” hay “Đi đâu mà vội quá vậy?”. Vậy thôi.
Nói cách khác, liên quan đến khía cạnh này của văn hoá giao
tiếp, chúng ta thiếu đến hai điều:
Thứ nhất, chúng ta không có thói quen chào nhau, nhất là
Tải bản FULL (file word 35 trang): bit.ly/2Ywib4t
với người lạ.
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Thứ hai, chúng ta chưa có những công thức chào.
Về điểm thứ nhất, nhớ lại xem, hồi nhỏ, hầu như bố mẹ
chúng ta chỉ dạy chúng ta chào khi có khách đến nhà hoặc khi
đến nhà người khác. Và chỉ yêu cầu chúng ta chào người lớn,
hoặc lớn tuổi hoặc lớn vai vế, hơn. Hầu như không ai dạy con
cái cách chào người lạ hay với người nhỏ tuổi hơn mình.
Về điểm thứ hai, trong tiếng Việt, “chào hỏi” thường đi đôi
với nhau, thành một từ, từ ghép. Trên thực tế, chúng ta thường
dùng câu hỏi thay cho lời chào. Mà hỏi thì đa dạng vô cùng.
Chúng thay đổi theo mức độ quen thân, theo hoàn cảnh, theo
cảm hứng, v.v... Hệ quả là lời chào, ngay cả chào-hỏi, của chúng
ta không được công thức hoá. Khác hẳn với các ngôn ngữ Tây
phương. Ví dụ, với tiếng Anh hay tiếng Pháp, những lời chào hỏi

18
hầu như thành công thức. Với ai, ở đâu, chúng ta cũng lặp đi lặp
lại như vậy. Đại khái:
- Chào anh.
- Chào chị. Chị khoẻ không?
- Khoẻ, anh ạ. Cám ơn anh. Còn anh thì thế nào?
- Tôi cũng khoẻ. Cám ơn chị.
Từ người thân đến kẻ sơ, từ người lớn đến trẻ em, từ ông
Tổng thống đến người bán hàng, gặp nhau, ở đâu người ta cũng
đều nói thế. Những công thức chào hỏi như thế biến thành một
thứ văn hoá, văn hoá giao tiếp.
Bởi vậy, tôi nghĩ, yếu tố đầu tiên của văn hoá là tính công
thức. Văn hoá là sự đồng điệu thuận về ý nghĩa của một biểu
trưng hay một giá trị nào đó trong cộng đồng. Để thể hiện hay
đẩy mạnh sự đồng thuận ấy, công thức hoá là một biện pháp tốt
nhất và hiệu quả nhất. Nhưng tâm lý con người thường e ngại
trước tính công thức. Quá trình công thức hoá chỉ có thể thực
hiện được bằng cưỡng chế, chủ yếu qua hệ thống giáo dục. Ở
Tây phương, ít nhất qua tiếng Anh và tiếng Pháp mà tôi biết,
những công thức chào hỏi vừa nêu là những bài học vỡ lòng cho
cả người ngoại quốc lẫn trẻ em bản ngữ. Ai cũng phải học như
thế. Công việc tiếp nhận các công thức giao tiếp được khởi sự
ngay từ lúc người ta học ngôn ngữ.
Việc cưỡng chế trong quá trình tiếp nhận tính công thức
trong văn hoá cần có một điều kiện khác nữa: đó là sự sùng bái.
Văn hoá nào cũng bao gồm sự sùng bái. Nhiều học giả đã phân
tích: tính sùng bái (cult) nằm ngay trong chữ văn hoá (culture),
trở thành yếu tính của văn hoá. Nói cách khác, không có sùng
bái sẽ không có văn hoá.
Trong văn hoá giao tiếp, sùng bái chủ yếu là sùng bái đối
với hình mẫu của một con người văn minh và có văn hoá: Đó là
một con người biết chào hỏi, biết nói cám ơn và nói xin lỗi như
một cách thể hiện sự tự trọng.
Vâng, tôi xin nhắc lại: đó là sự thể hiện của lòng tự trọng.
Cám ơn hay xin lỗi, ngay cả về những chuyện, thành thực
mà nói, không đáng, là cách bày tỏ sự kính trọng đối với người
khác, qua đó, thể hiện sự tự kính trọng mình với tư cách là một

4834012
19

You might also like