You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA NHẬT BẢN HỌC
-------🕮-------

BÀI TIỂU LUẬN


Đề tài: SUY LUẬN QUY NẠP

Môn học: Logic học đại cương


GVHD: Giảng viên Phạm Thị Loan
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Khóa: K19 (2019-2023)

STT Họ và tên MSSV


1 Huỳnh Ngọc Phương Anh 1956191001
2 Trịnh Mỹ Hạnh 1956191007
3 Thái Khương Duy 1956191062
4 Lê Diễm Quỳnh 1956191078
5 Phan Thị Thanh Thảo 1956191094

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 04/2021


MỤC LỤC
I. Định nghĩa và đặc trưng..................................................................
1. Định nghĩa ................................................................................ 1
2. Đặc trưng .................................................................................. 1
II. Các phép suy luận quy nạp .............................................................
1. Phép quy nạp hoàn toàn (Suy luận quy nạp đầy đủ) ........... 2
1.1. Định nghĩa ....................................................................... 2
1.2. Ưu điểm và hạn chế ......................................................... 2
1.2.1. Ưu điểm ...................................................................... 2
1.2.2. Hạn chế ...................................................................... 2
1.3. Yêu cầu khi thực hiện và sơ đồ khái quát ....................... 3
1.3.1. Yêu cầu khi thực hiện quy nạp hoàn toàn .................. 3
1.3.2. Sơ đồ khái quát hóa quy nạp hoàn toàn..................... 3
1.4. Ví dụ ................................................................................ 3
2. Phép quy nạp không hoàn toàn (Suy luận quy nạp không đầy
đủ) .............................................................................................. 4
2.1. Định nghĩa ....................................................................... 4
2.2. Ưu điểm và hạn chế ......................................................... 4
2.2.1. Ưu điểm ...................................................................... 4
2.2.2. Hạn chế ...................................................................... 5
2.3. Các phương pháp để kết luận tăng mức độ tin cậy và sơ đồ
khái quát .......................................................................... 5
2.3.1. Các phương pháp để kết luận tăng mức độ tin cậy .. 5
2.3.2. Sơ đồ khái quát hóa quy nạp không hoàn toàn .......... 6
2.4. Ví dụ ................................................................................ 6
2.5. Phân loại .......................................................................... 7
2.5.1. Quy nạp phổ thông ..................................................... 7
2.5.2. Quy nạp khoa học....................................................... 8
2.5.2.1. Phương pháp tương đồng (giống nhau) .......... 9
2.5.2.2. Phương pháp dị biệt (khác biệt) .................... 12
2.5.2.3. Phương pháp biến đổi kèm theo .................... 13
2.5.2.4. Phương pháp loại trừ..................................... 14
I. Định nghĩa và đặc trưng
1. Định nghĩa
- Phương pháp nhận thức cái chung đi từ những cái đơn nhất, cái riêng cái bộ phận
gọi là phương pháp quy nạp.
 Suy luận quy nạp là suy luận trong đó rút ra những kết luận mang tính khái quát
chung từ những tri thức đơn lẻ, hay ít khái quát hơn.
- Sơ đồ phép quy nạp:
Đối tượng a1 có tính chất P
Đối tượng a2 có tính chất P

Đối tượng an có tính chất P
Các đối tượng a1, a2, … , an thuộc lớp S
_________________________________________
Vậy mọi đối tượng thuộc lớp S đều có tính chất P
- VD:
Đồng dẫn điện
Sắt dẫn điện
Nhôm dẫn điện
Đồng, sắt, nhôm đều là kim loại
→ Kim loại dẫn điện

2. Đặc trưng
- Điểm cốt lõi của lập luận quy nạp là khả năng nhìn vào kết quả, sự kiện, ý tưởng và
quan sát, từ đó rút ra một kết luận thống nhất.
- Phương pháp quy nạp đóng vai trò hết sức quan trọng trong các khoa học thực
nghiệm, ví dụ như sinh vật học, vật lý học, hoá học, xã hội học, tâm lý học,… vì nó
đóng vai trò lớn lao trong việc khám phá ra quy luật, đề ra các giả thuyết.
- Phép quy nạp muốn thu được kết luận đáng tin cậy, cần tuân thủ một số điều kiện
sau:
+ Phép QN phải đảm bảo khái quát được dấu hiệu bản chất của lớp sự vật, hiện
tượng.

1
+ Phép QN không thể áp dụng tùy tiện mà trái lại chỉ áp dụng cho một lớp đối tượng
cùng loại nào đó.
+ QN về nguyên tắc cho tri thức mang tính xác suất, do đó, cần phải khái quát từ số
đối tượng đủ lớn và sau đó nhất thiết phải được kiểm nghiệm trên thực tế.
- Hạn chế: Thuộc tính chung được rút ra bằng quy nạp từ một số hiện tượng lại có thể
không có ở tất cả các hiện tượng cùng loại nếu nó không liên quan đến bản chất của
hiện tượng và do các điều kiện bên ngoài quy định. Quy nạp chưa thể xác định được
thuộc tính đó là tất nhiên hay ngẫu nhiên.
- Mối quan hệ giữa quy nạp và diễn dịch:
+ Quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp rất phổ biến trong khoa học tự nhiên
cũng như khoa học xã hội.
+ Đây là cặp phương pháp luôn được áp dụng trong một thể thống nhất kế thừa và
làm tiền đề cho nhau, hỗ trợ cho nhau.
+ Để khắc phục hạn chế của quy nạp, cần phải có diễn dịch và bổ sung bằng diễn
dịch.
+ Quy nạp cung cấp nguyên liệu cho diễn dịch, diễn dịch đặt ra nhu cầu mới cho quy
nạp.

II. Các phép suy luận quy nạp


1. Phép quy nạp hoàn toàn (Suy luận quy nạp đầy đủ)
1.1. Định nghĩa
- Là phép suy luận trong đó kết luận chung được rút ra từ những tiền đề bao quát tất
cả các đối tượng của một lớp nào đó.

1.2. Ưu điểm và hạn chế


1.2.1. Ưu điểm
- Tri thức do quy nạp hoàn toàn đem lại mang tính chắc chắn, đáng tin cậy vì nó nói
lên những điều đã biết, đã quan sát được.
- Nếu các tiền đề đều đúng thì kết luận chắc chắn đúng.
1.2.2. Hạn chế
- Chỉ áp dụng cho các đối tượng hữu hạn, đếm được.

2
- Vì những yêu cầu chặt chẽ khi thực hiện, cho nên chỉ thực hiện được trong những
trường hợp đơn giản khi người ta có điều kiện liệt kê đầy đủ tiền đề quy nạp.
⇒ Phạm vi ứng dụng không được rộng.
- Do kết luận của nó chỉ khái quát mọi trường hợp đã biết, đã quan sát được nên ngoài
việc tóm tắt, giúp ta tổng kết lại các sự kiện, nó ít có tác dụng trong nghiên cứu,
phát minh khoa học.
- Nếu có sự bỏ sót đối tượng, kết luận đó có thể sẽ sai.

1.3. Yêu cầu khi thực hiện và sơ đồ khái quát


1.3.1. Yêu cầu khi thực hiện quy nạp hoàn toàn
- Phải biết chính xác số đối tượng và từng đối tượng của lớp khái quát, tránh bỏ sót
hoặc trùng lặp.
- Số lượng đối tượng không lớn.
- Các dấu hiệu của đối tượng có thể được xem xét và khái quát.
1.3.2. Sơ đồ khái quát hóa quy nạp hoàn toàn
A có thuộc tính P
B có thuộc tính P
C có thuộc tính P

Z có thuộc tính P
A, B, C,...Z là toàn bộ đối tượng thuộc lớp S
__________________________
Mọi S có thuộc tính P

1.4. Ví dụ:
- VD1:
Gia đình Minh có sáu người:
Ông nội là kĩ sư
Bà nội là bác sĩ
Ba là giảng viên đại học
Mẹ là giáo viên trung học

3
Anh trai Minh là cử nhân ngành Máy tính ở ĐHBK HCM
Minh hiện là sinh viên năm 2 ngành NBH USSH HCM.
_______________________________________________
Vậy kết luận gia đình Minh là một gia đình trí thức.

- VD2:
Sao Thủy quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip.
Sao Kim quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip.
Trái Đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip.
Sao Hoả quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip.
Sao Mộc quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip.
Sao Thổ quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip.
Sao Thiên Vương quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip.
Sao Hải Vương quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip.
Tất cả các hành tinh này đều thuộc hệ Mặt Trời
__________________________________________________________________
Vậy tất cả các hành tinh trong HMT quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip.

2. Phép quy nạp không hoàn toàn (Suy luận quy nạp không đầy đủ)
2.1. Định nghĩa
- Là phép suy luận trong đó kết luận chung về lớp đối tượng nào đó được rút ra trên
cơ sở mới chỉ nghiên cứu một số đối tượng của lớp ấy (hay từ một số tiền đề đại diện
cho một lớp đối tượng ấy).

2.2. Ưu điểm và hạn chế


2.2.1. Ưu điểm
- Được áp dụng khi con người không thể nghiên cứu được toàn bộ đối tượng của một
lớp nào đó, nhưng lại cần có kết luận về toàn bộ lớp đối tượng nhằm phục vụ cho
các tiến trình nghiên cứu trong khoa học.
- Mở rộng từ những tri thức ta đã biết đến những thứ ta chưa biết.

4
- Trong thực tế, việc áp dụng quy nạp không hoàn toàn để đề ra các giả thuyết, các dự
báo. Các kết luận cần được chứng minh, tiếp tục nghiên cứu, kiểm nghiệm.
⇒ Quy nạp không hoàn toàn có tác dụng rất lớn trong nghiên cứu, phát minh khoa
học, trong quá trình nhận thức thế giới.
2.2.2. Hạn chế
- Kết luận mang tính xác suất, nếu xuất hiện một trường hợp trái với kết luận thì kết
luận sẽ bị loại bỏ.
- Các tiền đề đúng và suy luận hợp quy tắc chưa đảm bảo kết luận chắc chắn đúng.
(VD2)

2.3. Các phương pháp để kết luận tăng mức độ tin cậy và sơ đồ khái quát hóa
2.3.1. Các phương pháp để kết luận tăng mức độ tin cậy
❖ Tăng số lượng trường hợp riêng xét làm tiền đề.
- Kết luận trong suy luận quy nạp là sự khái quát hoá các trường hợp riêng trong tiền
đề. Nếu trong tiền đề nêu lên được nhiều trường hợp riêng làm cơ sở cho kết luận
thì khả năng gặp trường hợp ngược lại với điều ta muốn kết luận, nếu có những
trường hợp như thế, sẽ cao hơn.
- Chính vì vậy, khi có nhiều trường hợp riêng đã được khảo sát trong tiền đề mà vẫn
không gặp trường hợp ngược lại với điều muốn khái quát hoá, thì kết luận đó đáng
tin cậy hơn.
- Chẳng hạn, trong VD2, nếu nêu nhiều tiền đề hơn nữa ta có thể gặp trường hợp của
thú mỏ vịt, một loài động vật nuôi con bằng sữa, tuy nhiên lại đẻ trứng, và vì vậy đã
không đi đến kết luận sai lầm.
❖ Căn cứ vào mối liên hệ giữa tính chất muốn khái quát hoá với các tính chất
khác của các đối tượng.
- Chẳng hạn, trong VD1, không nên đưa ra kết luận về sự nở ra của chất khí khi đun
nóng chỉ dựa vào sự lặp lại tính chất đó ở các khí N, O, H. Ngoài sự lặp lại giản đơn
đã nói cần phải xác định thêm xem tính chất là chất khí này có mối liên hệ gì với
nhiệt độ hay không. Nếu xác lập được những mối liên hệ như vậy thì kết luận quy
nạp dựa trên cơ sở đó và tính lặp lại của tính chất nở ra khi nung nóng của chất khí
sẽ trở nên vững chắc hơn nhiều.

5
2.3.2. Sơ đồ khái quát hóa quy nạp không hoàn toàn
S1 có thuộc tính P
S2 có thuộc tính P
S3 có thuộc tính P
...
Sn có thuộc tính P
S1, S2, S3... Sn cấu thành một bộ phận của lớp S
_______________________________________________
Mọi S đều có thuộc tính P

2.4. Ví dụ
- VD1:
Nito khi được nung nóng thì nở ra
Oxi khi được nung nóng thì nở ra
Hidro khi được nung nóng thì nở ra
N, O, H đều là chất khí
_______________________________________________
Vậy tất cả các chất khí khi được nung nóng thì đều nở ra.
- VD2:
Hổ đẻ con
Mèo đẻ con
Ngựa đẻ con
Bò đẻ con
Chuột đẻ con
Hổ, mèo, ngựa, bò, chuột đều nuôi con bằng sữa.
_____________________________________________
Vậy tất cả các động vật nuôi con bằng sữa đều đẻ con.

6
2.5. Phân loại
- Có hai loại quy nạp không hoàn toàn: Quy nạp phổ thông và Quy nạp khoa học.
+ Quy nạp, trong đó sự khái quát hoá được thực hiện chỉ dựa trên sự liệt kê giản đơn,
được gọi là quy nạp phổ thông.
+ Quy nạp, trong đó ngoài sự liệt kê còn có thêm việc xác định mối liên hệ giữa tính
chất được khái quát hoá với các tính chất khác của các đối tượng có liên quan, được
gọi là quy nạp khoa học.

2.5.1. Quy nạp phổ thông


- Định nghĩa: Suy luận quy nạp phổ thông là kiểu suy luận trong đó kết luận chung
được khái quát từ những liệt kê đơn giản một số trường hợp bất kì có những thuộc
tính giống nhau. Đây là kiểu suy luận thường gặp trong đời sống hằng ngày.
- Cơ sở: Là hoạt động thực tiễn và nhận thức, con người tình cờ phát hiện ra những
dấu hiệu lặp đi lặp lại ở một đối tượng từ đó suy luận rằng dấu hiệu đó cũng có ở các
đối tượng còn lại.
- Đặc trưng kết luận của QNPT: Thực hiện qua phép liệt kê đơn giản và không đầy đủ
do đó nó chỉ mang tính xác suất .
- Sơ đồ khái quát hóa QNPT:
S1 có thuộc tính P
S2 có thuộc tính P
S3 có thuộc tính P

S1, S2, S3,... là đối tượng của lớp S
Chưa gặp trường hợp ngược
_____________________________________________
Mọi S có thuộc tính P

VD:
Phụ nữ ai mà chẳng ghen;
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa;
Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.

7
- Kết luận của QNPT rất dễ sai lầm. Chỉ cần một trường hợp nghiên cứu gặp mâu
thuẫn thì kết luận chung sẽ bị bác bỏ.
VD1:
Sắt là chất rắn
Vàng là chất rắn
Đồng là chất rắn
Bạc là chất rắn
Sắt, Đồng, Bạc, Vàng,…. đều là kim loại
__________________________________
Mọi kim loại đều là chất rắn.
Đây là kết luận sai vì thủy ngân (chất lỏng) cũng là kim loại.
VD2:
Thiên nga ở châu Âu có lông trắng
Thiên nga ở châu Á có lông trắng
Thiên nga ở châu Mỹ có lông trắng
→ Mọi thiên nga đều có lông trắng
Đây có kết luận đúng cho đến khi người ta phát hiện ra có thiên nga lông đen  kết
luận sai.
- Để QNPT tránh sai lầm thì cần: Tăng số lượng trường hợp nghiên cứu, đa dạng hóa
trường hợp nghiên cứu.

2.5.2. Quy nạp khoa học


- Định nghĩa: Suy luận QNKH là kiểu suy luận trong đó kết luận chung được khái
quát từ một số trường hợp có cùng thuộc tính bản chất, có liên hệ tất yếu.
- Cơ sở: Chủ yếu là mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới.
- Đặc trưng: Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân của nó và chính nó lại là
nguyên nhân của sự vật, hiện tượng khác.
- QNKH khác cơ bản so với QNPT ở chỗ các tiền đề của QNKH là các sự kiện thực
nghiệm khoa học chính xác.
- So với QNPT thì QNKH có kết luận đáng tin cậy hơn nhưng không phải hoàn toàn
chắc chắn.

8
- Sơ đồ khái quát hóa QNKH:
S1 (có chứa a, b, c, d và m) mà có “m” là tất yếu có P
S2 (có chứa a, b, c, d và m) mà có “m” là tất yếu có P
S3 (có chứa a, b, c, d và m) mà có “m” là tất yếu có P

S1, S2, S3,... là đối tượng của lớp S, các đối tượng của lớp S có “m”
Có “m” thì tất yếu có P
________________________________________
Mọi S có thuộc tính P

VD1:
Tập hợp các que diêm của hộp diêm là tập hợp các đối tượng đồng nhất, từ tính
chất có thể phát lửa của một số que diêm khi cọ xát và bao diêm thì có thể kết luận rằng
đó là thuộc tính chung của tất cả các que diêm trong hộp diêm đó
VD2:
Hội nghiên cứu tim mạch Mỹ đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa nước
chè và nguy cơ tử vong sau đau tim. Họ đã thực hiện với 1900 người bị bệnh tim: những
người uống khoảng 19 tách chè/tuần giảm nguy cơ tử vong sau đau tim đi 44%, những
người uống dưới 14 tách chè/tuần giảm nguy cơ tử vong sau đau tim đi 28% so với
người không uống chè.
→ Những người thường xuyên uống nước chè có thể giảm nguy cơ tử vong sau
một cơn đau tim.
- QNKH sẽ khắc phục một phần điểm yếu của QNPT.
VD:
Người xưa cho rằng Trái Đất đứng im và mọi vật xoay quanh nó (QNPT) nhưng
khoa học hiện đại đã chứng minh rằng Trái Đất là một trong những hành tinh xoay
quanh mặt trời (QNKH).

2.5.2.1. Phương pháp tương đồng (giống nhau)


- Phương pháp tương đồng (giống nhau) là phương pháp quy nạp khoa học dựa trên
sự phát hiện những đặc điểm giống nhau trong sự khác biệt.

9
- Phương pháp tương đồng là hệ thống các hoạt động nhằm xác định yếu tố giống
nhau duy nhất trong tất cả các trường hợp mà hiện tượng người ta đang cần tìm
nguyên nhân xảy ra.
- Khảo sát một loạt trường hợp mà hiện tượng nghiên cứu xảy ra, mỗi một trường hợp
như thế được cấu thành từ một số yếu tố nhất định, ta nhận thấy rằng các trường hợp
này chỉ giống nhau duy nhất ở một yếu tố. Khi đó ta có thể kết luận rằng yếu tố giống
nhau duy nhất đã nêu chính là nguyên nhân của hiện tượng nghiên cứu.
- Phương pháp tương đồng có sơ đồ sau:
Hiện tượng a xuất hiện trong điều kiện A, B, C
Hiện tượng a xuất hiện trong điều kiện A, D, E
Hiện tượng a xuất hiện trong điều kiện A, F, G
________________________________________
Kết luận: Có thể A là nguyên nhân của a

- VD:
Ở một trường phổ thông, sau một buổi liên hoan, một loạt học sinh bị ngộ độc thực
phẩm. Mai, Bình, Hạnh, Hoa, Kiệt là những học sinh trong số bị ngộ độc. Các em cho
biết Mai đã ăn các món cơm, canh cải, thịt bò, thịt gà và món bánh ngọt tráng miệng.
Bình đã ăn các món cơm, rau cải, nem, bánh ngọt, thịt bò. Hạnh đã ăn các món bún, rau
cải, nem, bánh ngọt. Hoa đã ăn các món bún, thịt bò, rau cải, bánh ngọt. Còn Kiệt đã ăn
các món cơm, thịt bò, bánh ngọt. Món ăn nào gây ra ngộ độc?
Ký hiệu dấu * tại một ô cho biết người ở dòng của ô đó đã ăn món ở cột tương ứng, dấu
- trong trường hợp ngược lại, khi đó ta có bảng sau đây:

Các yếu tố (món đã ăn) Hiện


Trường tượng
hợp Cơm Bún Rau cải Thịt bò Bánh ngọt Nem (ngộ
(A) (B) (C) (D) (E) (F) độc)

Mai * - * * * - *

Bình * - * * * * *

10
Hạnh - * * - * * *

Hoa - * * * * - *

Kiệt * - - * * - *

Sơ đồ:
Hiện tượng ngộ độc của Mai xuất hiện trong điều kiện A, C, D, E
Hiện tượng ngộ độc của Bình xuất hiện trong điều kiện A, C, D, E, F
Hiện tượng ngộ độc của Hạnh xuất hiện trong điều kiện B, C, E, F
Hiện tượng ngộ độc của Hoa xuất hiện trong điều kiện B, C, D, E
Hiện tượng ngộ độc của Kiệt xuất hiện trong điều kiện A, D, E
_______________________________________________________________
Kết luận: Có thể E (bánh ngọt) là nguyên nhân dẫn đến việc ngộ độc thức ăn.

- Trong phương pháp tương đồng trên đây ta tìm cách xác định yếu tố làm điều kiện
cần để hiện tượng nghiên cứu xảy ra, tức là điều kiện mà nếu không có, không được
thoả mãn thì hiện tượng không xảy ra.
- Phương pháp này thường được sử dụng trong các khoa học dùng nhiều thí nghiệm,
quan sát. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể không cho kết quả đáng tin cậy,
vì nhiều khi không phải là toàn bô hiện tượng A, mà chỉ có phần nào của nó là
nguyên nhân gây ra hệ quả “a”. Kết luận rút ra nhờ phương pháp tương đồng trên
đây không đảm bảo chắc chắn đúng vì các lý do sau đây:
+ Thứ nhất, rất có thể có một số điều kiện, yếu tố nào đó đã không được để ý đến,
bị bỏ qua, mặc dù chính yếu tố này là nguyên nhân cần tìm.
+ Thứ hai, rất có thể hiện tượng sinh ra không phải do một yếu tố riêng lẻ nào đó,
mà là kết quả của sự kết hợp một số yếu tố nhất định.
- Thế nên, phương pháp tương đồng có hạn chế trong việc áp dụng. Nó chỉ được áp
dụng trực tiếp cho các trường hợp mà ta đã liệt kê trong bảng mà thôi, không thể
đem áp dụng cho các trường hợp khác.

11
2.5.2.2. Phương pháp dị biệt (khác biệt)
- Phương pháp dị biệt (khác biệt) là quy nạp khoa học dựa trên cơ sở so sánh các
trường hợp mà hiện tượng cần nghiên cứu có thể xảy ra hay không xảy ra.
- Phương pháp dị biệt là một hệ thống các thao tác nhằm xác định yếu tố khác biệt
duy nhất giữa các trường hợp: trong trường hợp thứ nhất hiện tượng đang nghiên
cứu xảy ra, trong trường hợp thứ hai hiện tượng này không xảy ra. Từ đó rút ra kết
luận yếu tố khác biệt duy nhất đã xác định trên kia chính là nguyên nhân gây ra hiện
tượng đang nghiên cứu.
- Sơ đồ của phương pháp này như sau:
Hiện tượng a1 xuất hiện trong điều kiện A, B, C
Hiện tượng a2 không xuất hiện trong điều kiện B, C
___________________________________________
Kết luận: Có thể A là nguyên nhân của a1
- VD:
Hai người Bảo và Toàn có thể coi là như nhau về khả năng miễn dịch ăn tối tại một nhà
hàng. Bảo ăn các món cơm, thịt bò, cá, rau, nấm. Toàn cũng ăn các món giống Bảo,
ngoại trừ món nấm. Sau đó Bảo bị ngộ độc thực phẩm, nhưng Toàn không bị.
Ta có bảng sau:

Các yếu tố (món đã ăn) Hiện


Trường tượng
hợp Cơm Thịt bò Cá Rau Nấm (ngộ độc)
(A) (B) (C) (D) (E)

Bảo * * * * * *

Toàn * * * * - -

Sơ đồ:
Hiện tượng ngộ độc của Bảo xuất hiện trong điều kiện A, B, C, D, E
Hiện tượng ngộ độc của Toàn không xuất hiện trong điều kiện A, B, C, D
___________________________________________________________
Kết luận: Có thể E (nấm) là nguyên nhân dẫn đến việc ngộ độc thức ăn.

12
- Nếu như trong phương pháp tương đồng ta xác định điều kiện cần của hiện tượng
thì ở phương pháp khác biệt ta xác định điều kiện đủ của nó.
- Phương pháp này có hiệu lực hơn cả phương pháp đồng nhất, vì ở đây người ta đã
không chỉ có quan sát, mà còn tiến hành thí nghiệm cho khả năng tạo ra những điều
kiện chuyên biệt, không cần phải quan sát rất nhiều các trường hợp, không cần phải
tính đến yếu tố nhiều nguyên nhân…
- Phương pháp dị biệt rất có ích trong nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm khoa học,
nơi có thể kiểm soát nghiêm ngặt các yếu tố tạo nên một trường hợp nhất định và
nhờ vậy đảm bảo được sự giống nhau, ngoại trừ duy nhất một yếu tố giữa hai trường
hợp trong đó hiện tượng nghiên cứu có xảy ra và không xảy ra. Hơn thế nữa, ở đây
chỉ cần xét hai trường hợp như vậy là đủ.
- Nhưng ngay cả phương pháp này cũng chỉ cho kết luận xác suất. Nguyên nhân của
a có thể không phải là bản thân A, mà ở sự kết hợp với hiện tượng B nữa.
- Kết luận rút ra nhờ phương pháp dị biệt cũng chỉ có một độ tin cậy nhất định, không
đảm bảo hoàn toàn đúng. Lý do của điều này là không thể đảm bảo hoàn toàn sự
giống nhau giữa hai đối tượng khác nhau, ngoại trừ duy nhất một yếu tố.

2.5.2.3. Phương pháp biến đổi kèm theo


- Dựa trên quan hệ nhân quả
- Thay đổi một trong các yếu tố đó, chẳng hạn A1, giữ nguyên các yếu tố còn lại
- Khi đó, nếu hiện tượng a cũng thay đổi theo thì A1 là nguyên nhân của X.
- Ngược lại, nếu A1 thay đổi mà a không hề thay đổi thì A1 không phải là nguyên
nhân của a.
- Sơ đồ của phép biến đổi kèm theo như sau:
Hiện tượng a xuất hiện khi có điều kiện A, B, C
Hiện tượng a1 xuất hiện khi có điều kiện A1, B, C
Hiện tượng a2 xuất hiện khi có điều kiện A2, B, C
__________________________________________
A có thể là nguyên nhân của a.

13
- VD:
Tại một xí nghiệp muốn sản lượng lao động được nâng cao, ban giám đốc quyết định
tăng mức lương gia tăng theo số và chất lượng sản phẩm để nhằm khuyến khích công
nhân chăm chỉ làm việc và đạt sản lượng cao hơn. Tăng lương đã làm công nhận hăng
say làm việc, ban giám đốc lại quyết định tăng lương, sản lượng lại nhích thêm lên.
Nhưng đến một mức nào đó thì sự tăng lương, trái lại, không làm công nhân thêm chăm
chỉ mà phần lớn trong số họ xin được giảm giờ làm việc và giảm ngày làm việc vì lương
quá cao, thu nhập không còn hấp dẫn họ nữa. Lúc này, họ muốn làm việc vài ngày còn
những ngày còn lại vui chơi.
- Phương pháp cùng biến đổi được ứng dụng rất rộng rãi và rất hữu hiệu trong các
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nơi có thể tạo ra và kiểm soát chặt chẽ sự thay
đổi của các yếu tố quan sát.
- Phương pháp này cho kết luận khá chính xác, nó rất có giá trị trong khoa học
- Cần lưu ý tránh bỏ sót điều kiện khi mà bản thân A (trong sơ đồ) trên thực tế chỉ là
một thành phần trong một tổ hợp điều kiện của a.
- Để đảm bảo kết luận đáng tin cậy cần nghiên cứu kỹ điều kiện và thực hiện phép
kiểm tra ngược (loại bỏ nhiều lần các điều kiện khác, cố gắng chỉ duy trì một điều
kiện mà nó được dự báo là nguyên nhân, nếu hiện tượng đúng xảy ra thì phép biến
đổi kèm theo đã cho kết luận chân thực).

2.5.2.4. Phương pháp loại trừ


- Phương pháp loại trừ được thực hiện khi biết tập hợp điều kiện trong đó hiện tượng
đang nghiên cứu xảy ra và biết rằng tất cả các điều kiện trong số đó trừ một điều
kiện duy nhất không phải là nguyên nhân của nó thì có thể kết luận điều kiện còn lại
có thể là nguyên nhân của hiện tượng đó.
- Sơ đồ 1.
Hiện tượng a, b, c xuất hiện trong điều kiện A, B, C.
Biết: hiện tượng b xuất hiện khi có B.
Biết: hiện tượng c xuất hiện khi có C.
___________________________________________
Có khả năng A là nguyên nhân của a.

14
- Sơ đồ 2:
Hiện tượng a xuất hiện trong điều kiện A, B, C.
Hiện tượng a xuất hiện trong điều kiện A, B.
Hiện tượng a xuất hiện trong điều kiện A, C.
________________________________________
Có thể A là nguyên nhân của a.
- Trong phép loại trừ trên khi phủ định B hoặc C mà a vẫn xuất hiện chứng tỏ B, C
không là nguyên nhân của a, do đó có thể dự báo điều kiện còn lại là nguyên nhân
của a.
- Kết luận chỉ là xác suất vì rất có thể bỏ sót điều kiện hoặc các điều kiện tồn tại dạng
liên kết tạo thành nguyên nhân thì kết luận sẽ sai lầm.
- VD: Một ông ăn mày rất hài lòng khi xin được tiền của ba người bạn trẻ. Tình cờ
hôm sau gặp hai trong số họ cũng lại xin được tiền. Hôm sau nữa lại xin được tiền
của hai trong số ba người đó mà lần này một người là người xuất hiện cả ở hai lần
trước, còn người kia hôm trước vừa vắng mặt. Người ăn mày làm phép loại trừ và
kết luận anh bạn trẻ tình cờ cả ba lần đều có mặt là nguyên nhân làm ông toại nguyện.
Ông quyết định theo dõi và ngày nào cũng đứng trước cửa để xin tiền, nhưng kết
quả ngược lại. Thì ra vì bệnh sĩ nên chỉ khi có người khác ông mới xin được tiền của
một trong số họ.

Các yếu tố (3 người bạn trẻ) Hiện tượng


Trường hợp (xin được
A B C tiền)

Ngày 1 * * * *

Ngày 2 * * - *

Ngày 3 * - * *

Sơ đồ:
Hiện tượng xin được tiền ngày 1 xuất hiện trong điều kiện có A, B, C.

15
Hiện tượng xin được tiền ngày 2 xuất hiện trong điều kiện có A, B.
Hiện tượng xin được tiền ngày 3 xuất hiện trong điều kiện có A, C.
__________________________________________________________
Kết luận: Có thể A là nguyên nhân khiến ông xin được tiền

16

You might also like