You are on page 1of 25

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ


~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN
MÔN: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Đề tài
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
TRÊN BÁO THẾ GIỚI & VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS Phạm Minh Sơn


ThS. Đỗ Thị Hùng Thúy
Sinh viên : Tạ Nhật Mai
Lớp : Truyền thông quốc tế K40
Mã sinh viên : 2051070025

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................5
4. Kết cấu của đề tài...................................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT
ĐỘNGTHÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ................................6
1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................6
1.1.1. Thông tin đối ngoại.....................................................................................6
1.1.2. Báo điện tử..................................................................................................7
1.2. Vai trò của báo điện tử đối với công tác tin đối ngoại........................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
TRÊN BÁO THẾ GIỚI & VIỆT NAM.............................................................10
2.1. Hoạt động thông tin đối ngoại trên báo Thế giới & Việt Nam........10
2.1.1. Khái quát chung........................................................................................10
2.1.2. Mục tiêu, tôn chỉ hoạt động.......................................................................11
2.1.3. Các chuyên mục chính của báo.................................................................12
2.1.4. Nội dung thông tin đối ngoại trên báo Thế giới & Việt Nam.....................13
2.2. Đánh giá hoạt động thông tin đối ngoại trên báo Thế giới & Việt
Nam hiện nay..................................................................................................15
2.2.1. Thành công................................................................................................15
2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại..........................................................................17
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO THẾ GIỚI &
VIỆT NAM.........................................................................................................20
3.1. Những vấn đề và phương hướng cho hoạt động thông tin đối ngoại
trên báo điện tử của nước ta hiện nay..........................................................20
3.1.1. Tầm ảnh hưởng của báo điện tử đối với công tác thông tin đối ngoại ở
Việt Nam hiện nay................................................................................................20
3.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của báo điện tử hiện
nay ................................................................................................................... 21
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin đối
ngoại trên báo Thế giới & Việt Nam............................................................22
KẾT LUẬN.........................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................25

2
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Thông tin đối ngoại được đánh giá là một bộ phận không thể tách rời trong
công tác đối ngoại và công tác tư tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Ngày nay, các quốc gia đều có xu hướng vươn tầm và hội nhập với bạn bè quốc
tế, vì vậy, thông tin đối ngoại ngày càng có vai trò quan trọng trên mọi lĩnh vực
đời sống. Công tác thông tin đối ngoại có nhiệm vụ giới thiệu hình ảnh của Việt
Nam giúp bạn bè quốc tế có cái nhìn đầy đủ và đúng nhất về đất nước, con
người Việt, đồng thời giúp Việt Nam có hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề trên
thế giới.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin
từ Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới tới gần Việt Nam, Đảng ta đã đưa ra rất
nhiều chỉ thị, nghị quyết về việc thực hiện công tác thông tin đối ngoại. Đầu tiên
có thể kể tới Chỉ thị số 45/CT-TW về công tác tuyên truyền đối ngoại (1962) của
Bộ Chính trị, hay Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (1986) đề cập tới việc chú
trọng thực hiện công tác thông tin đối ngoại. Gần đây, Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 5 khoá X của Đảng (2007) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí
trước yêu cầu mới đã tạo nên một bước tiến quan trọng trong quá trình đẩy mạnh
công tác thông tin đối ngoại của đất nước. Có thể khẳng định, thực hiện và đẩy
mạnh hoạt động thông tin đối ngoại đã và đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết của
Việt Nam thời kỳ hội nhập.
Trước những yêu cầu thời đại đó, hoạt động thông tin đối ngoại đang ngày
một phát triển và đổi mới thông qua các cách thức truyền tải thông tin mới. Với
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, phương tiện truyền thông đại
chúng cũng cập nhật và cho ra đời nhiều loại hình mới, trong đó có thể kể tới sự
thành công của báo điện tử. Đây được coi là một cách tiếp cận thông tin dễ dàng,
nhanh chóng và có sức lan toả lớn trong cộng đồng. Tuy nhiên, ưu điểm đó cũng
biến thành điểm hạn chế khi nó trở thành một mạng lưới không chắc chắn, từ đó
dẫn tới sự hình thành nhiều quan điểm sai lệch, luận điệu xuyên tạc về hình ảnh
đất nước. Vì vậy, một kênh báo chính thống, an toàn, đặc biệt là cung cấp thông
3
tin một cách đầy đủ, trung thực và nhanh chóng là một trong những yêu cầu cấp
thiết trong công tác thông tin đối ngoại hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu ấy, Bộ
Ngoại giao đã cho ra đời tờ báo Thế giới & Việt Nam, và hiện nay rất thành
công với trang báo điện tử của nó. Tờ Thế giới & Việt Nam có nhiệm vụ chủ
yếu là tuyên truyền chính sách đối ngoại của Việt Nam, triển khai các hoạt động
ngoại giao văn hoá, chính trị, kinh tế… đồng thời là cầu nối giữa cộng đồng
người Việt ở nước ngoài với quê hương. Là một kênh báo mạng chính thống,
báo Thế giới & Việt Nam luôn cập nhật thông tin chính xác, nhanh chóng, là
một “trợ thủ” đắc lực trong công cuộc đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại. Vì
vậy, việc tìm hiểu và nâng cao chất lượng của báo Thế giới & Việt Nam là vấn
đề cấp thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động thông tin đối ngoại hiện
nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích
Trên cơ sở tính cấp thiết của đề tài, tiểu luận làm rõ cơ sở lý luận thực tiễn
và thực trạng hoạt động thông tin đối ngoại trên báo điện tử Thế giới & Việt
Nam. Từ đó, đề tài mang đến cái nhìn sâu rộng hơn về cách thức thực hiện hoạt
động thông tin đối ngoại qua một phương tiện truyền thông đại chúng cụ thể và
đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
hội nhập.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích đã nêu, tiểu luận tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ như sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thông tin đối
ngoại, vai trò của báo điện tử, cụ thể ở đây là báo Thế giới & Việt Nam
đối với công tác thông tin đối ngoại hiện nay.
- Nêu lên thực trạng, chức năng thực hiện hoạt động thông tin đối ngoại của
báo Thế giới & Việt Nam.

4
- Chỉ ra những thành công đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong công
tác thông tin đối ngoại của báo Thế giới & Việt Nam.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt
động thông tin đối ngoại của Thế giới & Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thông tin đối ngoại trên báo Thế giới
& Việt Nam của Bộ Ngoại giao.
3.2. Phạm vi
Báo Thế giới & Việt Nam được biết tới với phiên bản báo in, báo điện tử
và nhiều đặc san, chuyên trang phục vụ sự kiện đối ngoại. Ở đây, bài tiểu luận sẽ
đi vào làm rõ hoạt động thông tin đối ngoại của báo qua các chuyên mục chính
trên trang báo điện tử với bản tiếng Việt và tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập
quốc tế hiện nay.

4. Kết cấu của đề tài


Để giải quyết nhiệm vụ nêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu
tham khảo, tiểu luận đã làm sáng tỏ những nội dung chính qua 3 chương, 6 tiết
và 10 tiểu tiết.

5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

1.1. Một số khái niệm cơ bản


1.1.1. Thông tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng và
công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thế giới
hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong công
cuộc đổi mới của Việt Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hoá, những giá trị
vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu
xuyên tạc, chống phá Việt Nam; làm cho nhân dân ta hiểu rõ về thế giới đồng
thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng
thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Thông tin đối ngoại là hoạt động thông tin hướng tới nhiều đối tượng
nhưng chủ yếu là ở bên ngoài. Khi ấy, thông tin đối ngoại có vai trò tạo hiểu
biết, xây dựng hình ảnh Việt Nam trong con mắt người nước ngoài theo cách ta
mong muốn. Đồng thời, thông tin đối ngoại mang tính chất định hướng các đối
tượng người nước ngoài ở Việt Nam và cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Hoạt động thông tin đối ngoại của các quốc gia đều nhằm phục vụ ba mục
tiêu chính có quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Tạo ản hưởng, thâm nhập, duy trì ảnh hưởng và phát huy ảnh hưởng của
mình trên trường quốc tế.
- Mục tiêu phát triển: tranh thủ tốt nhất các điều kiện quốc tế để phát triển
đất nước lâu dài, thịnh vượng.
- Mục tiêu an ninh: đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như toàn
vẹn lãnh thổ.
Phương thức thông tin đối ngoại được thực hiện qua các phương tiện
truyền thông đại chúng như truyền hình, báo in, các kênh phát thanh, báo ảnh,

6
báo mạng điện tử... Đó là các loại hình thông tin có tính đại chúng, dễ được đón
nhận, mang tính nhanh chóng và thuận tiện.

1.1.2. Báo điện tử


Ngoài những kênh truyền thông đại chúng truyền thống như báo in, báo
nói, báo hình, sự ra đời và phát triển của báo điện tử trong thời đại mới cũng là
một phương thức thông tin đối ngoại đáng chú ý. Chỉ một tháng sau khi Việt
Nam kết nối mạng Internet, vào ngày 31-12-1997, tờ báo điện tử đầu tiên ra đời
với tạp chí điện tử Quê hương của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước. Tiếp sau
đó là hàng loạt các cơ quan báo chí uy tín như Thông tấn xã Việt Nam, Nhân
dân, Đài tiếng nói Việt Nam… lần lượt cho ra đời trang báo điện tử của mình.

Báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của
một website và phát hành trên mang Internet. Đó là sản phẩm đặc biệt, được
sinh ra từ sự kết hợp của các loại hình báo truyền thống khi có sự tổng hợp của
công nghệ đa phương tiện từ văn bản, hình ảnh cho đến âm thanh, video và các
chương trình tương tác khác.

Sở hữu nhiều điểm vượt trội so với các loại hình báo chí truyền thống, báo
điện tử nhanh chóng được đón nhận với những đặc trưng cơ bản như:
- Tính tương tác cao: Báo điện tử được coi là trang thông tin đa chiều,
truyền tải thông tin nhanh chóng giữa những người, nhóm người có chung
mối quan tâm về một chủ đề bất kỳ.
- Khả năng đa phương tiện: Báo điện tử là sự tổng hoà của ngôn ngữ viết,
hình ảnh, âm thanh, màu sắc, đồ hoạ…
- Tính tức thời và phi định kỳ: Báo điện tử có khả năng cập nhật tức thời
nhiều thông tin mang tính thời sự, và có thể bổ sung dễ dàng mà không bị
hạn chế như các kênh báo chí truyền thống.
- Khả năng truyền tải thông tin không hạn chế: Báo điện tử không bị giới
hạn số lượng nội dung thông tin nhờ có nền tảng mạng Internet với trữ
lượng khổng lồ.

7
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Báo điện tử là một phương tiện truyền tin
tiết kiệm hơn so với báo in nếu muốn đưa ra nước ngoài thường mất thời
gian và giá thành vận chuyển cao.

1.2. Vai trò của báo điện tử đối với công tác tin đối ngoại
1.2.1. Tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trên báo điện tử
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, một quốc gia muốn tồn tại và phát triển
đều đòi hỏi phải mở cửa, giao lưu với các nước khác trên thế giới. Vì vậy, thông
tin đối ngoại trở thành vấn đề được Đảng và Nhà nước ta chú trọng đẩy mạnh.
Muốn cập nhật đầy đủ các vấn đề quốc tế cũng như truyền tải những thông điệp,
hình ảnh đẹp của Việt Nam tới bạn bè thế giới, công tác thông tin đối ngoại cần
mở rộng, phát triển các phương thức tiếp cận phù hợp với xu thế của thời đại.
Trong đó, truyền thông đại chúng nói chung hay báo chí nói riêng góp phần
không nhỏ trong quá trình hội nhập thế giới, thúc đẩy mối quan hệ khăng khít,
vững chắc giữa Việt Nam và các nước bạn. Nếu trước đây, chúng ta chỉ thường
nhắc tới các kênh báo in, báo nói hay báo truyền hình thì giờ đây, báo điện tử trở
thành phương thức được ưu tiên với nhiều chức năng vượt trội hơn so với các
loại hình truyền thống như: tương tác thông tin nhanh, dung lượng thông tin lớn,
rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian. Không chỉ vậy, trong thời đại công
nghệ khoa học phát triển, hầu hết các quốc gia trên thế giới giao lưu với nhau
qua “cánh cửa” Internet, do đó, báo điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong công tác thông tin đối ngoại.
Báo điện tử được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là một công cụ hữu
hiệu nhất trong công tác thông tin đối ngoại thời gian hiện nay. Hoà chung với
nhịp phát triển của thế giới, báo điện tử là cầu nối giúp Việt Nam tiến gần hơn
tới trường quốc tế. Giờ đây, một sự việc xảy ra ở nước bạn xa xôi cũng có thể
được cập nhật tức thì qua các trang báo mạng. Từ đó, công tác tăng tưởng quản
lý, khai thác hiệu quả và hạn chế tiêu cực trên báo điện tử là một vấn đề được
chú trọng. Báo điện tử Việt Nam ngày càng phát huy được lợi thế của mình là

8
phương tiện truyền thông đại chúng hiệu quả trong việc tuyên truyền chính sách,
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước hiện nay.

1.2.2. Thành tựu và hạn chế của báo điện tử trong công tác thông tin đối ngoại
Một số thành tựu đáng kể của báo điện tử đối với công tác thông tin đối
ngoại như sau:
- Tuyên truyền hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước cho cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng như người nước ngoài quan tâm
tới hoạt động của Việt Nam.
- Cập nhật nhanh chóng, kịp thời các thành tựu kinh tế - xã hội giúp bạn bè
quốc tế có cái nhìn đúng đắn về tình hình đất nước.
- Đóng góp cho công cuộc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, các
thông tin sau sự thật của các thế lực thù địch.
- Quảng bá thành công hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua nhiều trang báo
điện tử.

Một vài điểm hạn chế cần khắc phục của báo mạng điện tử trong quá trình
thực hiện công tác thông tin đối ngoại:
- Nhiều nội dung đưa ra khô khan, cứng nhắc gây khó khăn cho việc tiếp
cận thông tin của cả người dân trong nước và quốc tế.
- Thiếu những hình ảnh sinh động khiến bài báo kém hấp dẫn đối với người
đọc.
- Số lượng các bài báo bằng tiếng nước ngoài còn hạn chế, chủ yếu là các
bản dịch từ tiếng Việt nên sẽ khó tiếp cận tới một bộ phận người nước
ngoài.
- Các bài phỏng vấn, bình luận… mang tính trực tiếp và chính xác cao còn
ít

9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
TRÊN BÁO THẾ GIỚI & VIỆT NAM

2.1. Hoạt động thông tin đối ngoại trên báo Thế giới & Việt Nam
2.1.1. Khái quát chung
Báo Thế giới & Việt Nam, tiền thân là Tạp chí Quan hệ Quốc tế (1989-
1993), Tuần báo Quốc tế (1993-2006). Đây là cơ quan trực thuộc và là ấn phẩm
báo chí chính của Bộ Ngoại gia cho đến thời điểm này. Người sáng lập ra tờ báo
là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một chính khách và nhà ngoại giao
có vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp đặc biệt đối với Việt Nam từ những
ngày đầu của sự nghiệp cải cách, mở cửa. Ngay từ khi mới ra mắt, tờ báo đã
nhận được sự quan tâm sâu sắc của Lãnh đạo Bộ vì đây chính là cơ quan ngôn
luận của ngành Ngoại giao. Với vai trò là một trong những tờ báo đối ngoại lớn
nhất cả nước, nhiệm vụ đặt ra khi ấy là phải vừa đảm nhiệm tốt nhiệm vụ thông
tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, quan điểm lập
trường của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực, vừa thông qua các
tin/bài, bình luận, phân tích chuyên sâu... để phản ánh các vấn đề thời sự quốc
tế.
Trong xu thế mới của thời đại công nghệ thông tin, ngoài việc phát triển
mảng báo in, Báo Thế giới & Việt Nam hòa mạng phiên bản điện tử tại địa chỉ
baoquocte.vn và tgvn.com.vn, được ra mắt vào ngày 30/09/2016 tại Hà Nội.
Hiện nay, bên cạnh việc cập nhật thông tin chuyên sâu về vấn đề quốc tế, Báo
Thế giới & Việt Nam cũng giúp độc giả Việt Nam tiếp cận những phương diện
đa dạng của đời sống xã hội, văn hóa của các nước trên thế giới, đồng thời nỗ
lực giới thiệu những nét đặc sắc của Việt Nam tới các nước bạn…
Ngày 17/7/2017, tại Hà Nội, Báo Thế giới & Việt Nam, cơ quan trực
thuộc Bộ Ngoại giao chính thức ra mắt Báo điện tử phiên bản tiếng Anh: The
World & Vietnam report. Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng với khu
vực và thế giới, cũng như xu thế phát triển như vũ bão của các phương tiện
thông tin - truyền thông trong “thế giới phẳng” hiện nay, việc Báo Thế giới &
10
Việt Nam cho ra mắt phiên bản tiếng Anh của báo điện tử là sự kiện vô cùng
quan trọng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nhiệm vụ thông tin đối ngoại nói
chung, đồng thời khẳng định vị thế tờ báo của ngành Ngoại giao.
Giao diện hiện đại, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của độc giả cũng
như thiết kế của báo điện tử hiện nay. Trang chủ và các trang trong của Báo Thế
giới & Việt Nam điện tử được căn chỉnh kĩ lưỡng về bố cục, khoảng cách giữa
các mục, nhằm truyền tải thông tin đến bạn đọc một cách nhanh, hiệu quả nhất.
Trang báo điện tử đã thiết kế giao diện thành hai phiên bản độc lập: giao diện
trên desktop và bản mobile.

Hình ảnh: Giao diện báo điện tử Thế giới và Việt Nam
(Nguồn: Website báo điện tử Thế giới & Việt Nam)

2.1.2. Mục tiêu, tôn chỉ hoạt động


Trong thư chúc mừng nhân dịp Báo Thế giới & Việt Nam ra mắt báo điện
tử, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: "Báo
Thế giới & Việt Nam điện tử cần kiên định mục tiêu và tôn chỉ của mình, tiếp
tục phát huy tinh thần chủ động, bắt nhịp với đời sống kinh tế - chính trị quốc tế
11
sôi động, kịp thời cung cấp thông tin chính thống về tình hình khu vực và thế
giới, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, giữ được vị thế là một trong
những tờ báo đối ngoại hàng đầu Việt Nam".
Với nền tảng vững chắc được vun đắp từ gần ba thập kỷ, Báo Thế giới &
Việt Nam bản điện tử tiếp tục bám sát tôn chỉ, mục đích của một tờ báo chính
thống, một cơ quan ngôn luận của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đó là: đưa những
thông tin chính thống, chính xác, chính thức nhưng vẫn không kém phần hấp
dẫn.
Bên cạnh đó, báo Thế giới & Việt Nam cũng được đánh giá cao bởi mục
tiêu, khẩu hiểu đặc trưng: “Đưa Việt Nam ra thế giới và mang thế giới vào Việt
Nam”. Đó được coi là mục tiêu hoạt động mà đại đa số các báo đối ngoại đều
mong muốn thực hiện trong đó có báo điện tử Thế giới & Việt Nam.
Đến nay, trang báo vẫn đang làm rất tốt và hứa hẹn sẽ phát huy tối đa chất
lượng, nội dung các bài báo về thông tin đối ngoại đảm bảo theo đúng mục tiêu
và tôn chỉ hoạt động đã đặt ra

2.1.3. Các chuyên mục chính của báo


Với phiên bản tiếng Việt, báo Thế giới & Việt Nam được chia thành 12
chuyên mục chính với hầu hết các chuyên mục bao gồm những tiểu mục nhỏ, cụ
thể là:
- Thời sự: Phân tích chuyện thời sự; Suy ngẫm; Việt Nam và ASEAN
- Biển Đông 24/7
- Thế giới: Toàn cảnh; Tiêu điểm; Bình luận; Hồ sơ; Đọc báo nước ngoài
- Ngoại giao: Tin Bộ Ngoại giao; Bảo hộ công dân; Thường thức ngoại
giao; Chuyện ngoại giao
- Kinh tế: Kinh tế thế giới; Hội nhập – phát triển; Bất động sản; Tài chính –
chứng khoán; Thương hiệu – sản phẩm
- Người Việt
- Văn hoá: Du lịch; Sổ tay văn hoá; Góc sách
- Xã hội: Giáo dục; Đời sống; Y tế; Xổ số kiến thiết

12
- Giáo dục
- Giải trí: Hậu trường; Chuyện bốn phương; Xem – nghe

- Thể thao
- Ô tô +
Các chuyên mục đều được lên bài đều đặn mỗi ngày với lượng bài trung
bình là 1 – 3 bài cho mỗi chuyên mục. Tuy nhiên, đối với những chuyên mục
trọng tâm của một báo Thế giới & Việt Nam như Thời sự, Thế giới, Ngoại giao,
số lượng bài được đăng lên mỗi ngày là khá lớn với 10 – 20 bài/ngày, hay cá
biệt chuyên mục Thế giới có những ngày có tới 30 bài báo được đưa đến với độc
giả. Có thể khẳng định, qua các chuyên mục chính về đối ngoại, báo Thế giới &
Việt Nam đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình về việc tuyên truyền các
chính sách của nhà nước, cập nhật các vấn đề đối ngoại thường nhật.
Với phiên bản tiếng Anh, báo rút gọn với 7 chuyên mục lớn, đó là:
Politics, Diplomacy, Opinion, Business - Economics, Society, Culture - Travel,
Photo. Những chuyên mục này không chia thành các mục nhỏ như ở phiên bản
tiếng Việt mà chỉ tập trung đăng những bài viết trọng tâm cho từng mục. Tuy số
lượng bài viết không nhiều như ở phiên bản tiếng Việt nhưng tin bài luôn được
cập nhật đều đặn hàng ngày với 1 – 3 bài cho mỗi chuyên mục. Các bài báo
không chỉ là bài dịch từ bản tiếng Việt mà còn có sự góp mặt của những bài viết
bằng tiếng Anh, những bài đăng ấy sẽ mang đến một góc nhìn gần gũi hơn với
người nước ngoài qua cách viết quốc tế - điều mà những bản dịch chưa được
hoàn thiện.

2.1.4. Nội dung thông tin đối ngoại trên báo Thế giới & Việt Nam
Với vai trò là một trang báo đối ngoại chính thống hàng đầu Việt Nam của
Bộ Ngoại giao, báo Thế giới & Việt Nam đã từng bước khẳng định được mình
trong việc thực hiện công tác thông tin đối ngoại, giúp cộng đồng người Việt xa
quê, người nước ngoài tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới có cái nhìn
đúng đắn, đẹp đẽ về dân tộc Việt. Để đạt được mục đích đó, báo đã phải nỗ lực

13
hết mình trong việc xây dựng một hệ thống nội dung thông tin đối ngoại đầy đủ,
nhất quán, phù hợp cho độc giả.
Thứ nhất, báo Thế giới & Việt Nam tuyên truyền đường lối, chính sách,
chủ trương của Đảng và Nhà nước về đối ngoại cũng như các vấn đề mang tính
thời sự, cấp thiết như Biển Đông 24/7, Thế giới, Thời sự hoặc lĩnh vực trọng
điểm của đất nước như Ngoại giao, Kinh tế, Văn hoá. Những nội dung chính về
đối ngoại luôn được đặt ở trang đầu và những phần dễ thấy, trọng tâm trong bố
cục trang báo mạng điện tử.
Ngoài ra, trong tình hình thế giới có nhiều biến động, báo Thế giới & Việt
Nam đã nhanh chóng cập nhật thông tin theo dòng sự kiện nổi bật, ví dụ như
tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, Hội nghị thượng đỉnh Nga
– Mỹ, Bầu cử tổng thống Mỹ… Đặc biệt phải nhắc tới chuỗi tin tức về biển
Đông đã được cập nhật đầy đủ nhất thông qua việc tạo một chuyên mục riêng
với tên gọi Biển Đông 24/7.
Thứ hai, báo Thế giới & Việt Nam đã giới thiệu hình ảnh của đất nước,
con người Việt Nam trên rất nhiều phương diện của đời sống xã hội. Một hình
ảnh Việt Nam được xây dựng giàu bản sắc bởi những nét đẹp lịch sử, những
danh lam thắng cảnh và nền văn hoá lâu đời; tươi đẹp mới mẻ trong những hoạt
động, sự kiện văn hoá, thể thao lớn. Để thế giới biết tới những vẻ đẹp ấy, ở bản
tiếng Việt, báo Thế giới & Việt Nam có chuyên mục “Người Việt” và trên bản
tiếng Anh, báo  đã tạo nên một chuyên mục mới, đó là “Photo”. Đó là chuyên
mục viết cho người nước ngoài muốn tìm hiểu về hình ảnh đất nước, con người
Việt Nam trên nhiều phương diện của đời sống xã hội một cách chân thực, rõ nét
nhất.
Thứ ba, báo Thế giới & Việt Nam đưa tới cái nhìn toàn cảnh về tình hình
quốc tế qua một chuyên mục riêng biệt: Thế giới. Từ đó, con người Việt sẽ có
hiểu biết sâu rộng, đúng đắn hơn về bạn bè quốc tế giúp ích cho quá trình hội
nhập thế giới hiện nay, học hỏi những kinh nghiệm, thành tựu quý báu của nước
bạn và áp dụng chọn lọc vào nước ta, đồng thời đúc kết bài học cho những sai

14
lầm của các nước khác để từ đó rút kinh nghiệm, hạn chế vấp phải những vấn đề
đó.
Ngoài ra, trong chuyên mục Thế giới còn có sự góp mặt của tiểu mục Đọc
báo nước ngoài. Ở đó, báo Thế giới & Việt Nam đã dịch lại một phần và bình
luận về những tin tức trên báo nước ngoài. Qua ấy, chỉ với một trang thông tin
trong nước, người Việt có thể dễ dàng cập nhật tình hình thế giới một cách chân
thực nhất qua các tin bài trên nhiều báo nước ngoài từ nhỏ tới lớn như East Asia
Forum, AP News, Reuters, BBC News…
Thứ tư, báo Thế giới & Việt Nam không chỉ đưa những tin để tuyên
truyền đối ngoại mà còn lên án, bác bỏ, những thông tin sai lệch, những luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch với âm mưu chống phá Việt Nam.
Những tin bài về đấu tranh chống các luận điệu sai trái luôn được sẵn sàng với
những lập luận sắc bén, bằng chứng xác thực giúp công luận thế giới nhìn nhận
đúng đắn bản chất sự việc và hình ảnh Việt Nam.
Thứ năm, không chỉ đưa tin, viết bài về các chủ trương chính sách đối
ngoại của Nhà nước, báo Thế giới & Việt Nam còn cập nhật những thông tin về
việc hợp tác phát triển của Việt Nam với các nước bạn. Theo đó, đúng như tinh
thần mà Đảng quán triệt: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả
các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
Những nội dung về hợp tác ấy được đăng tin liên tục trên chuyên mục Ngoại
giao – một trong những chuyên mục trọng tâm của báo.

2.2. Đánh giá hoạt động thông tin đối ngoại trên báo Thế giới & Việt Nam
2.2.1. Thành công
Phát biểu tại Lễ ra mắt báo điện tử Thế giới & Việt Nam, Thứ trưởng Hà
Kim Ngọc bày tỏ tin tưởng: "Với những thành tựu đã đạt được, cùng với nỗ lực
và nhiệt huyết không ngừng của đội ngũ cán bộ, nhân viên của Tòa soạn, tôi tin
tưởng rằng, Báo Thế giới & Việt Nam sẽ trở thành một tòa soạn báo theo hướng
hiện đại, lực lượng chủ công trong công tác thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại
giao, góp phần vào việc triển khai đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn

15
mới". Quả thật, dù mới chỉ đi một chặng đường không dài nhưng Báo Thế giới
& Việt Nam đã nỗ lực rất lớn và đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận như
sau:
Về định hướng thông tin đối ngoại: Ngay từ những ngày đầu được ra mắt,
báo điện tử Thế giới & Việt Nam đã có định hướng là cơ quan ngôn luận của Bộ
Ngoại giao. Nội dung trọng tâm của trang báo đối ngoại là đại diện cho Đảng và
Nhà nước thông tin về các chủ trương, chính sách đối ngoại, bên cạnh đó là
quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Rõ ràng, trong quá trình hội
nhập, báo đã thu hút một lượng lớn độc giả quan tâm tới đối ngoại, thế giới và
tình hình hội nhập của Việt Nam. Thành công ấy đã giúp báo Thế giới & Việt
Nam khẳng định vị trí là một trong những kênh báo về đối ngoại lớn nhất cả
nước.
Về chủ thể thực hiện: Đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, kỹ thuật có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí, là những cán bộ nòng cốt của Bộ Ngoại
giao. Đặc biệt, lực lượng cán bộ ấy đã nỗ lực đạt được những thành tựu đáng kể,
một trong số đó là Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương dành cho báo
Thế giới & Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác truyền thông về
phòng, chống Covid-19. Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ đánh giá cao sự nỗ lực
này: “Đó là nhờ sự nỗ lực của Tổng Biên tập, tập thể lãnh đạo Báo và toàn thể
cán bộ, nhân viên đã làm báo 24/7, chuyển tải chính xác, kịp thời, khách quan và
rất nhạy bén”.
Về thể loại: Bên cạnh những bài báo, tin tức thông thường, báo Thế giới &
Việt Nam còn có được những bài bình luận chuyên sâu là “đặc sản” của báo –
điều mà không phải trang báo mạng điện tử nào cũng làm được trong thời đại
mới hiện nay. Các bài bình luận ấy giúp thông tin được đưa ra có chiều sâu đáp
ứng nhu cầu cho những độc giả muốn tìm hiểu kĩ một vấn đề.
Về chất lượng thông tin: Được biết tới là cơ quan ngôn luận đại diện của
Bộ Ngoại giao, báo Thế giới & Việt Nam luôn đưa những thông tin chính xác,
kịp thời, đúng theo phương châm chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Đồng thời, thông tin đưa ra đa dạng với điểm nhìn sâu về một vấn đề. Chất
16
lượng nội dung không những đảm bảo được yêu cầu của bài báo đối ngoại, báo
còn đạt được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực hoạt động của mình. Cụ thể, báo
Thế giới & Việt Nam đã đoạt giải Ba Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối
ngoại hai năm liên tiếp 2016 và 2017.
Về hoạt động hợp tác, giao lưu: Bên cạnh việc tiếp nhận thông tin trong
nội bộ Bộ Ngoại giao và trong nước, để nâng cao năng lực về thông tin đối

ngoại, báo Thế giới & Việt Nam đã mở rộng hợp tác với nhiều đơn vị có thế
mạnh trong lĩnh vực đối ngoại tại Việt Nam và quốc tế như Lào, Liên Bang Nga,
Nhật Bản. Năm 2019, báo Thế giới & Việt Nam được trao Bằng khen của Đại sứ
quán Nhật Bản tại Việt Nam. Ngày 11/9/2020, báo Thế giới & Việt Nam đón
đoàn giảng viên và sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền cùng mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Học viện

Lãnh đạo Báo TG&VN và giảng viên, sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền chụp ảnh lưu niệm
(Nguồn: Website báo điện tử Thế giới & Việt Nam)

Về phương tiện truyền tải thông điệp: Không thể phủ nhận rằng báo Thế
giới & Việt Nam có một đội ngũ nhiếp ảnh gia, thu thập hình ảnh, video giàu
17
kinh nghiệm. Các hình ảnh minh hoạ cho bài báo luôn được chọn lọc cẩn thận,
chỉnh chu. Không chỉ vậy, báo Thế giới & Việt Nam còn cho ra đời một mục tin
riêng có tên là “Tin ảnh” với phiên bản tiếng Việt và một chuyên mục mang tên
“Photo” trên trang tiếng Anh. Đó là nơi các hình ảnh không còn là phương tiện
minh hoạ cho ngôn ngữ viết mà trở thành chủ thể chính của bài báo, tổng hợp
mọi nội dung mà chủ thể thực hiện muốn chuyển tải.

2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại


Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin trên báo chí và các phương tiện
truyền thông ngày càng gay gắt, tuy báo Thế giới & Việt Nam đã khẳng định
được vị thế của mình với những thành tựu đã nêu trên nhưng chắc chắn không
thể tránh hết những khó khăn đang còn tồn đọng trong hoạt động thông tin đối
ngoại trên trang báo điện tử này. Một số điểm hạn chế có thể kể tới như sau:
Về chủ thể thực hiện: Tuy đây là một trong những phương diện đã được
nhắc tới khi nói về những thành công của hoạt động thông tin đối ngoại trên báo
Thế giới & Việt Nam nhưng lực lượng cán bộ ấy vẫn có những điểm hạn chế
cần khắc phục. Là những cán bộ chủ lực, cốt cán trong lĩnh vực báo chí của Bộ
Ngoại giao, tuy nhiên dày dặn kinh nghiệm là chưa đủ. Đội ngũ thực hiện ấy còn
dường như bị bó buộc bởi những điểm nhìn cũ, chưa đa dạng nhiều chiều như
những lực lượng viết báo trẻ hiện nay.
Về nội dung thông tin: Do báo Thế giới & Việt Nam xuất phát từ nền tảng
là Bộ Ngoại, các thông tin được đưa ra chủ yếu hướng tới những vấn đề thời sự,
những chính sách, đường lối, chủ trưởng của Nhà nuớc về công tác đối ngoại.
Thực tế, đó vốn là những nội dung mang nặng tính lý thuyết, chính trị nên nhìn
chung toàn trang báo cứng nhắc, khô khan.
Về đối tượng tiếp cận thông tin: Do hạn chế về mặt nội dung thông tin đã
nêu trên, độc giả của báo Thế giới & Việt Nam phần lớn là những người quan
tâm tới các vấn đề chính trị, đối ngoại của quốc ra, khó mở rộng tiếp cận được
tới những đối tượng trẻ hơn. Từ đó, những thông tin đối ngoại, hình ảnh Việt

18
Nam, thế giới được đưa ra cũng chưa phát huy được tối đa chức năng tuyên
truyền của nó.
Về mức độ phổ biến thông tin: Tuy trang báo Thế giới & Việt Nam đã cho
ra đời phiên bản tiếng Anh nhưng xét trên mặt bằng chung vẫn ít hơn so với
nhiều trang báo mạng điện tử hiện nay với 3 – 4 phiên bản ngoại ngữ bên cạnh
tiếng Việt. Do đó, phạm vi của hoạt động thông tin đối ngoại chưa được mở
rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy hoạt động đối ngoại nhìn chung chưa
được nhiều bạn bè quốc tế quan tâm, việc quảng bá hình ảnh Việt Nam từ đó
cũng vướng phải một số hạn chế nhất định.
Về kỹ thuật và phương thức tra cứu: Tuy đã có công cụ tra cứu nhưng việc
tìm kiếm các thông tin trên báo Thế giới & Việt Nam vẫn còn gặp một số khó
khăn. Trong một chuyên mục cụ thể, không thể tìm kiếm bài viết trong một
khoảng thời gian mà chỉ tìm được trong một ngày nhất định. Đồng thời việc tìm
kiếm theo dữ liệu ngôn ngữ cũng là bất khả thi đối với một trang chuyên mục
nhất định nào đó. Ngoài ra, công cụ tìm kiếm đôi khi còn xảy ra lỗi nội dung
hiển thị không trùng khớp với nội dung tìm kiếm gây khó khăn cho độc giả.
Với những thành công và hạn chế còn tồn tại, báo Thế giới & Việt Nam có
nhiệm vụ cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã có, đồng thời tìm giải pháp
đề khắc phục những vấn đề còn tồn tại và đưa ra phương hướng để nâng cao
chất lượng hoạt động thông tin đối ngoại trong tương lai.

19
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO THẾ GIỚI & VIỆT NAM

3.1. Những vấn đề và phương hướng cho hoạt động thông tin đối ngoại
trên báo điện tử của nước ta hiện nay
3.1.1. Tầm ảnh hưởng của báo điện tử đối với công tác thông tin đối ngoại ở
Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ hội nhập thế giới, báo điện tử trở thành một trong những
phương tiện truyền thông đại chúng không thể thiếu trong xã hội hiện nay. Bên
cạnh chức năng giải trí, cập nhật tin tức, những trang báo điện tử chính thống
còn góp vai trò quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại của đất nước, đặc
biệt đối với các báo đối ngoại lớn như báo Thế giới & Việt Nam. Với thế mạnh
về tốc độ truyền tin nhanh chóng và khả năng linh hoạt, báo điện tử như một lẽ
tất yếu trở thành cầu nối giữa Việt Nam và thế giới với nhiệm vụ thông truyền,
thông tin đối ngoại.
Có thể khẳng định, trong thời đại hoạt động thông tin đối ngoại trở thành
yếu tố không thế thiếu đối với mỗi quốc gia, báo điện tử ngày càng chiếm ưu thế
với khả năng bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới. Báo mạng điện tử được
dự đoán ngày càng phát triển theo hướng:
- Luôn cập nhật tin tức một cách nhanh chóng, tức thời một cách có chọn
lọc mà vẫn đảm bảo độ chính xác và tính xác thực của thông tin.
- Khả năng kết hợp các phương tiện truyền tải đa dạng như ngôn ngữ, hình
ảnh, âm thanh, đồ hoạ… giúp báo chí không còn khô khan mà trở nên hấp
dẫn, sống động với đọc giả.
- Tăng cường tương tác giữa người đọc với chủ thể thực hiện thông tin đối
ngoại. Từ đó, độc giả không chỉ đọc những gì tác giả muốn truyền tải mà
còn có thể chủ động trong việc tận hưởng thông tin.

20
- Mỗi trang báo điện tử có thể đi sâu vào một lĩnh vực riêng, ví dụ như báo
Thế giới & Việt Nam chuyên cung cấp về thông tin đối ngoại. Điều đó tạo
nên tính chuyên nghiệp, chất lượng cho trang báo
- Báo điện tử dễ dàng giúp Việt Nam mở cửa hội nhập với bạn bè quốc tế,
đặc biệt có nhiều phiên bản ngoại ngữ sẽ trở thành một lợi thế quan trọng.
- Mạng Internet ngày càng phát triển, vấn đề về quản lý cũng cần chặt chẽ
hơn, nhất là khi vấn đề bản quyền của các trang mạng điện tử được chú
trọng.
Tuy báo điện tử Việt Nam đang ngày một phát triển nhưng để bắt kịp xu
thế quốc tế thì cần rất nhiều sự học hỏi kinh nghiệm về tính chuyên nghiệp,
chuyên sâu và kết hợp ứng dụng các tính năng, không chỉ đơn thuần ở dạng văn
bản, hình ảnh, video và tương tác. Xác định được tầm quan trọng và sức ảnh
hưởng lớn của báo điện tử đối với hoạt động thông tin đối ngoại hiện nay, chúng
ta tăng cường quản lý, khắc phục khó khăn và phát huy tốt vai trò của nó trong
thời kỳ hội nhập với bạn bè thế giới hiện nay.

3.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của báo điện tử hiện
nay
Thứ nhất, đề ra định hướng cho sự phát triển của báo điện tử trong thời
điểm hiện tại và tương lai. Đây là bước đầu để có thể quản lý triệt để hệ thống
báo điện tử. Cụ thể là:
- Quản lý chặt chẽ hệ thống báo điện tử thông qua việc hoàn thiện các văn
bản pháp luật sao cho phù hợp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tiễn.
- Cấp giấy phép đăng ký hoạt động cần đúng theo quy định của cơ quan quả
lý báo chí và cơ quan liên quan. Đồng thời, cần xác định kế hoạch, tôn chỉ
hoạt động, chức năng của các tờ báo điện tử tạo đồng nhất trong quản lý.
- Đội ngũ làm báo cần có bản lĩnh chính trị phải vững vàng; kiến thức phải
sâu sắc; kỹ năng phải nhanh nhạy và đảm bảo đạo đức nghề nghiệp.

Thứ hai, tăng cường hiệu quả, chất lượng, tính chuyên môn hoá của báo
điện tử. Cụ thể là:
21
- Nâng cao khả năng tác nghiệp báo chí và các kỹ năng cần có đối với một
phóng viên, biên tập viên báo điện tử
- Các trang báo xác định và tuân theo tôn chỉ, mục đích, chức năng hoạt
động của mình để xây dựng được hệ thống báo điện tử phù hợp với nhu
cầu thực tiễn của xã hội
- Tăng cường tính tương tác trong các trang báo điện tử, thu hút độc giả
bằng cách phát triển gắn liền nội dung với hạ tầng.
- Trang bị về hạ tầng và kỹ thuật đảm bảo để hoạt động báo điện tử
- Học hỏi kinh nghiệm của bạn bè quốc tế từ chuyên môn nghiệp vụ tới kỹ
thuật quản lý báo mạng điện tử.
Các phương hướng được đề ra với mục đích nâng cao năng lực quản lý
báo điện tử, giúp cho báo điện tử ngày càng phát triển, đặc biệt là đối với công
tác thông tin đối ngoại vô cùng cấp thiết hiện nay.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin đối
ngoại trên báo Thế giới & Việt Nam
Về chủ thể thực hiện:
- Đội ngũ làm báo, từ Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập cho đến các phóng
viên, biên tập viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng làm báo hiện đại,
kiến thức về quan hệ quốc tế, đổi mới về tư duy và có những cách làm sáng tạo
hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc trong nước và quốc tế
và có được những bài báo chất lượng, có cách tiếp cận độc đáo, góp phần tạo
nên chỗ đứng và bản sắc riêng cho tờ báo của ngành.
- Bổ sung đội ngũ những nhà ngoại giao, nhà báo trẻ trung, năng động và
giỏi nghiệp vụ, thông hiểu về địa bàn. Đội ngũ cán bộ trẻ dễ dàng tiếp cận xu
hướng và đáp ứng nhu cầu đổi mới của thời đại hội nhập.

Về nội dung thông tin:


- Mở thêm những mảng nội dung về xã hội, văn hoá, xã hội để cân bằng với
lượng thông tin thời sự nặng nề. Từ đó, trang báo điện tử cũng trở nên hài hoà,
gần gũi, thu hút nhiều đối tượng độc giả hơn.
22
- Đội ngũ viết bài mở rộng thêm nhiều góc nhìn mới cho những vấn về thời
sự cấp bách giúp nội dung thông tin đỡ khuôn khổ, bó buộc.

Về đối tượng tiếp cận thông tin:


- Điều chỉnh, cân bằng về mặt nội dung để mở rộng đối tượng tiếp cận.
- Tuyên truyền truyền tới nhiều đối tượng độc giả, tạo hứng thú trong việc
nâng cao hiểu biết về hình ảnh đất nước. Từ đó, các thông tin đối ngoại về đất
nước cũng được nhiều người chú ý hơn.
Về mức độ phổ biến thông tin:
- Tạo thêm nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau giúp cho quá trình hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Một số ngôn ngữ nổi bật, có cộng đồng người
sử dụng lớn như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Nga… nếu được đưa
vào trang báo điện tử sẽ trở thành một cơ hội phát triển hoạt động thông tin đối
ngoại, đưa hình ảnh Việt Nam tới nhiều khu vực hơn trên thế giới.
- Nâng cao khả năng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, bổ sung lực lượng nhà
báo giỏi nhiều thứ tiếng, tìm kiếm những chuyên gia trong ngành ngôn ngữ để
phát triển trang báo điện tử với nhiều phiên bản ngôn ngữ mới.

Về kỹ thuật và phương thức tra cứu:


- Khắc phục lỗi kỹ thuật về tra cứu thông tin trên giao diện báo điện tử
- Có thể tham khảo, học hỏi về công cụ tra cứu của các cơ quan báo điện tử
khác tạo nên trang báo tiện ích, linh hoạt hơn với người dùng.

23
KẾT LUẬN

Ngày nay, khi thế giới mở cửa hội nhập, mỗi quốc gia đều mong muốn
nâng cao công tác thông tin đối ngoại của mình để học hỏi thêm được những
kinh nghiệm của bạn bè quốc tế, đồng thời giới thiệu hình ảnh đẹp về Việt Nam
tới thế giới. Đó là một trong những nhiệm vụ cấp bách để phát triển đất nước
trên mọi lĩnh vực đời sống từ chính trị, kinh tế tới văn hoá xã hội. Không chỉ
vậy, công nghệ khoa học phát triển đòi hỏi yêu cầu về đối ngoại ngày càng cao
hơn, sự ra đời của báo điện tử đáp ứng kịp thời nhu cầu đó của đất nước. Cùng
với những ưu điểm vượt trội của phương tiện truyền thông đại chúng nay, báo
điện tử dần dần khẳng định được vị thế của mình trong công tác thông tin đối
ngoại của nước ta hiện nay.
Một trong số những trang báo đối ngoạị lớn nhất cả nước là báo Thế giới
và Việt Nam. Tuy chỉ mới hình thành và phát triển gần 5 năm nhưng với nền
tảng báo in sẵn có và nòng cốt là Bộ Ngoại giao, báo điện tử Thế giới và Việt
Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc thực hiện công tác thông tin đối
ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Với nhiều lần thay đổi, điều
chỉnh, nâng cao chất lượng từ mặt nội dung đến hình thức, báo Thế giới và Việt
Nam ngày càng hoàn thiện, tiến gần hơn tới nhịp phát triển của bạn bè thế giới.
Báo cũng gặp phải một số hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện hoạt động
thông tin đối ngoại, nhưng với những gì đã đạt được và khả năng tự thân, báo
Thế giới và Việt Nam được tin tưởng có thể khắc phục để ngày một phát triển
hơn, giúp cho tờ báo không chỉ là tiếng nói của ngành Ngoại giao mà còn trở
thành một trung tâm tin tức về đối ngoại, đáp ứng nhu cầu thông tin trong và
ngoài nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 45-CT/TW về công tác tuyên
truyền đối ngoại, ngày 10/2/1962.

24
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 1/8 của
Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 5 khoá X về công
tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, Hà Nội.
3. Lê Thanh Bình (2012), Báo chí và thông tin đối ngoại, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
4. Mai Thu Giang (2012), Thông tin đối ngoại trên báo Vietnamplus hiện
nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
5. Phạm Minh Sơn (2011), Thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

Website
6. Báo điện tử Thế giới & Việt Nam
https://baoquocte.vn

25

You might also like