Nhật

You might also like

You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Khoa Triết Học- Chuyên ngành Khoa Học Chính Trị

Bài Tiểu Luận Cuối Kỳ


Đề tài
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản
Môn: Đảng chính trị
Sinh viên thực hiện: Võ Nguyễn Nhật Thành - 1956070076

TPHCM, 2021

1
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................6
1. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN .......................................................................6
2. ĐẢNG DÂN CHỦ TỰ DO (LDP) ...................................................................8
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng Dân chủ Tự do ( LDP) .......9
2.2 Tổ chức Đảng Dân chủ Tự do ( LDP) ......................................................13
2.3 Những nội dung cốt lõi trong đường lối của Đảng Dân chủ Tự do
(LDP) .................................................................................................................17
2.4 Đảng Dân chủ Tự do (LDP) hiện nay ......................................................20
ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN ......................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................23

2
PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực
hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống
chính trị. Trong một hệ thống chính trị, Đảng chính trị nói chung và Đảng chính trị
cầm quyền nói riêng có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và sâu sắc đến sự hình thành,
tổ chức và hoạt động của nhà nước.

Đảng cầm quyền bao giờ cũng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối toàn bộ hệ thống chính
trị, đặc biệt và trực tiếp nhất là nhà nước; bảng nhà nước và thông qua nhà nước để
thực hiện mục tiêu, chiến lược của mình. Giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước
là một hoạt động cơ bản của các đảng chính trị. Tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội của từng nước cũng như mục tiêu theo đuổi mà mỗi đảng cầm quyền
có những phương thức tổ chức và hoạt động khác nhau, song đều nhằm tới một
hướng đích là giành, thực thi và chi phối quyền lực nhà nước, từ đó chi phối và thực
thi quyền lực của đảng mình đối với các đảng khác và với toàn xã hội.

Cũng như đảng cầm quyền, đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong
hệ thống chính trị của các nước tư bản. Nó có vai trò là một trong những thành phần
cơ bản của chế độ chính trị, của xã hội công dân hiện đại, có ảnh hưởng lớn đến đời
sống chính trị, từ cơ cấu tổ chức đến sự vận hành của hệ thống chính trị. Đây là một
tổ chức chính trị phản ánh lợi ích của giai cấp, của tầng lớp xã hội, nó liên kết, lãnh
đạo những người đại diện tích cực nhất của tầng lớp hay xã hội đó để cùng thực hiện
đạt những mục tiêu và lý tưởng nhất định. Các đảng chính trị luôn là trung tâm cho
các cuộc thảo luận và tranh luận về việc đối mới nên chính trị cũng như thực hiện
các thay đổi chính trị. Các lợi ích cho chính thể sẽ được tìm thấy qua các quyết sách

3
sáng suốt của đảng chính trị cầm quyền đó. Với những quốc gia có hệ thống đa dảng,
những Đảng nào có cương lĩnh dũng dẫn, hợp lý, đại diện cho tư tưởng, nguyện vọng
cũng như lợi ích của nhân dẫn trong nước đó thì đăng đó có thể chiến thắng trong
các cuộc bầu cử và thực hiện quyền lãnh đạo xây dựng đất nước.

Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ. Được đánh giá là
một cường quốc kinh tế, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh
nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP), ngoài ra Nhật Bản là nền kinh
tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển. Nhật Bản là thành viên của G7 và G20.
Với nền kinh tế lớn mạnh như vậy, thì hệ thống Đảng chính trị ở Nhật Bản cũng rất
đa dạng và phong phú tiêu biểu là những đảng sau Đảng Dân chủ Tự do (LDP 自由
民主党); Đảng Dân chủ (JDP 民主党); Đảng Komei (NKP 公明党) ;Đảng Xã hội
Dân chủ (JSP 社会民主党); Đảng Cộng sản (JCP 日本共産党). Trong đó, Đảng
Dân chủ Tự do (LDP 自由民主党) là Đảng lớn và lãnh đạo đất nước lâu nhất, cùng
với nhiều quyết sách, chiến lược tiến bộ, phát triển giúp Nhật Bản giữ vừng đồng
thời nâng cao vai trò và vị thế của mình trên thế giới.

Nhằm tìm hiểu và thấy được những đóng góp to lớn mà Đảng Dân chủ Tự do mang
lại cho Nhật Bản nên em quyết đinh chọn đề tài “ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật
Bản” làm đề tài tiểu luận kết môn.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động cũng như vai
trò quan trọng của Đảng Dân chủ Tự do hiện nay để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động
của đảng cầm quyền này

Nhiệm vụ: Đề tài nhằm làm rõ cơ sở lý luận về đảng chính trị nói chung và đảng
cầm quyền nói riêng trong bối cảnh hiện nay của thế giới. Ngoài ra, qua việc tập
trung nghiên cứu về đảng Đảng Dân chủ Tự do đế làm nổi bật vai trò hiện nay của
4
đảng này đối với nước Nhật và đặc biệt trong vị trí đương nhiệm thủ tướng của
Kishida Fumio.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Đảng Dân chủ Tự do hiện nay

Phạm vi: Tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của Đảng Dân chủ Tự do từ khi
Đảng ra đời và trong thời đại mới

Ý nghĩa của đề tài

Đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu đến vấn đề
đảng cầm quyền nói chung và đảng Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản nói riêng. Từ đó
có sự thống hóa về vai trò quan trọng của đảng cầm quyền hiện nay đối với sự phát
triển của mỗi nước.

Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2 nội dung
chính và 4 tiểu mục.

5
PHẦN NỘI DUNG

1. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN


Nhật Bản là một quần đảo gồm 6.852 hòn đảo nằm trong vùng núi lửa trên Vành đai
lửa Thái Bình Dương. Một loạt các rãnh đại dương, vòng cung núi lửa và các mảng
kiến tạo chuyển dịch gần như liên tục, Vành đai lửa Thái Bình Dương chiếm hơn
75% số núi lửa đang hoạt động trên thế giới và 90% số trận động đất trên thế giới.
Năm 1950, Nhật Bản từng đưa ra quyết định Tokyo là thủ đô của Nhật, nhưng đến
ngày 06/09/1986 chính phủ Nhật Bản bãi bỏ việc Tokyo là thủ đô của nước này, vì
vậy Tokyo không phải là thủ đô của Nhật Bản và đến ngày nay thì đất nước này vẫn
không có thủ đô chính thức. Tuy nhiên, hoàng cung Nhật Bản, nơi cư ngụ của Hoàng
Gia Nhật Bản và các cơ quan đầu não của Chính phủ Nhật Bản đều nằm ở Tokyo
nên từ rất lâu rồi mọi người vẫn coi Tokyo là thủ đô của nước Nhật.

Bốn hòn đảo chính của Nhật Bản là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku, chiếm
97% tổng diện tích đất liền của cả nước. Honshu là quê hương của Tokyo và nhiều
thành phố lớn nhất khác của Nhật Bản, bao gồm Yokahama, Osaka, Nagoya, Kobe,
Kyoto, Kawasaki, Saitama, Hiroshima và Sendai.

Về kinh tế, Nhật Bản còn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đã nhường vị trí thứ hai
cho Trung Quốc vào năm 2010. Kể từ khi bong bóng bất động sản sụp đổ vào năm
1989, Nhật Bản đã phải đối mặt với thời kỳ kinh tế đình trệ kéo dài, giảm phát và tỷ
lệ thất nghiệp tương đối cao, ít nhất là so với thời kỳ gần như đầy đủ. Việc làm Các
công ty Nhật Bản đã duy trì được phần lớn thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai. Trong số
các vấn đề khác, hoạt động kinh tế của Nhật Bản bị hạn chế bởi nhu cầu trong nước
yếu và thị trường lao động cứng nhắc hạn chế việc chấp nhận rủi ro và hoạt động
kinh doanh.

6
Bất chấp môi trường kinh tế trong nước đầy thách thức của Nhật Bản, nhiều công ty
Nhật Bản đã tiếp tục hoạt động tốt trên trường thế giới.
Về văn hoá xã hội, xã hội Nhật Bản rất đồng nhất. Dân tộc Nhật Bản chiếm 98,5%
dân số khá lớn của đất nước. Trong khi các khu vực khác nhau của Nhật Bản, đặc
biệt là khu vực trung tâm Kansai bao gồm Osaka, Kyoto và Kobe, được biết đến là
nơi có các phương ngữ địa phương đầy màu sắc và đặc biệt, cả nước về cơ bản nói
cùng một ngôn ngữ. Văn hóa và xã hội Nhật Bản truyền thống nhấn mạnh các giá trị
của sự hài hòa, ra quyết định đồng thuận và sự phù hợp của xã hội.
Về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, Nhật Bản đã cố tình chọn để có một lập
trường chủ yếu thụ động đối với việc tham gia vào các cuộc xung đột và tranh chấp
quốc tế trong phần lớn lịch sử sau Thế chiến thứ hai của mình. Điều 9 của Hiến pháp
Nhật Bản, được thông qua vào ngày 3 tháng 11 năm 1946, từ bỏ việc tham chiến
hoặc “sử dụng vũ lực như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế”. Thay
cho một quân đội thông thường, Nhật Bản đã thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhật
Bản (còn được gọi là SDF, JSDF hoặc Jietai) như một phần mở rộng của lực lượng
cảnh sát Nhật Bản và một cơ chế phòng thủ nghiêm ngặt để cung cấp cho an ninh
quốc gia của đất nước và hỗ trợ các quốc gia. các trường hợp khẩn cấp.
Về chính trị, hệ thống chính trị Nhật Bản hiện tại là một cấu trúc được định hình từ
sau Chiến tranh Thế giới thứ hai trong bối cảnh Nhật Bản bại trận và chịu sự chiếm
đóng của quân đội Mỹ dưới danh nghĩa đại diện cho lực lượng Đồng Minh từ 9/1945
đến 4/1952. Đây chính là giai đoạn toàn bộ bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị
Nhật Bản được cơ cấu, xắp xếp lại, chuyển đổi từ mô hình nhà nước quân phiệt sang
mô hình chính quyền dân chủ. Hiến pháp Nhật Bản có hiệu lực từ năm 1947 cho đến
nay chính là văn bản được soạn thảo theo sự chỉ đạo của lực lượng chiếm đóng Mỹ
với mục tiêu ngăn chặn sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt, từ bỏ quyền tiến hành
chiến tranh và cấm duy trì các lực lượng vũ trang (Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản).

7
Mô hình thế chế chính trị Nhật Bản hiện tại dựa trên chế độ lưỡng viện đa đảng.
Quyền lực chính trị bao gồm quyền lập pháp, quyền hành chính và quyền tư pháp là
độc lập với nhau. Măc dù Nhật Bản vẫn giữ chế độ Thiên hoàng, nhưng Thiên hoàng
Nhật Bản chỉ có địa vị tượng trưng cho đất nước Nhật Bản và sự thống nhất của nhân
dân Nhật Bản. Đảng cầm quyền hiện nay ở Nhật Bản là đảng Dân chủ Tự do (LDP)
giữ vai trò quan trọng nhất trong việc ổn định và phát triển đất nước.
2. ĐẢNG DÂN CHỦ TỰ DO (LDP)
Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (Jiyū-Minshutō), thường được viết tắt theo tiếng Anh
là LDP (Liberal Democractic Party) hay theo tiếng Nhật là Jimintō ( Jimintō), là một
đảng phái chính trị bảo thủ và là đảng chính trị lớn nhất ở Nhật có 1,136,445 thành
viên chiếm 285 / 465 ghế tại Hạ Viện và 113/245 ghế tại Thượng Viện.
Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản là điển hình của loại đảng “tinh hoa” nên hầu như
không có hệ thống tổ chức hoàn chỉnh từ trung ương tới cơ sở, không có hệ thống tổ
chức quần chúng. Đảng viên phần lớn là các chính khách cao 15 cấp, thuộc tầng lớp
thượng lưu, được sự hậu thuẫn của những tập đoàn tài phiệt hoặc được sự ủng hộ
của dòng tộc và đặc biệt là của cử tri ở những địa phương vốn là đất "bản bộ" của
dòng tộc nhất định. Mối quan hệ giữa đảng viên với quần chúng, vì vậy, chủ yếu là
mối quan hệ có tính chất cá nhân. Đảng này không có nền tảng ý thức hệ rõ ràng mà
cá nhân đảng viên hoặc những nhóm đảng viên cố kết lại với nhau dựa trên những
lợi ích chung xác định, và qua đó tạo thành một phe đa số luôn luôn đủ sức chi phối
quá trình hoạch định chính sách trong Quốc hội cũng như trong các cơ quan quyền
lực khác. Những lợi ích chung này được thể hiện trong tuyên ngôn của đảng. Chính
vì vậy mà LDP còn được gọi là loại hình "đảng lợi ích". Một trong những biện pháp
để luôn giữ được vị thế chi phối trong quốc hội của LDP là cách thức phát triển đảng
viên. Trong quá trình tranh cử ở Nhật Bản, để tranh thủ số đông cử tri vốn không ưa
đảng phái, có nhiều ứng viên không biểu thị thái độ rõ rệt ủng hộ cho đảng nào, đã
tranh cử với tư cách là ứng cử viên độc lập, không đảng phái. Nhưng sau khi đắc cử,
8
các nghị sĩ độc lập này lại muốn được tham gia mạnh mẽ hơn vào quá trình chính
sách và để bảo vệ lợi ích của chính mình nên họ lại có nhu cầu tham gia đảng phái.
Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản đã tận dụng cơ hội này để kết nạp nhiều ông nghị
vào đảng mình. Rõ ràng, việc gia nhập đảng của nhiều chính khách đã xuất phát từ
lợi ích của chính cá nhân họ. Và cũng bằng cách này, LDP liên tục mở rộng uy thế
chính trị, giữ vững địa vị cầm quyền của mình suốt nhiều thập kỷ ở Nhật Bản. Đây
cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng hệ thống chính trị
Nhật Bản tuy là đa nguyên, đa đảng nhưng chỉ có một đảng chiếm ưu thế.
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng Dân chủ Tự do ( LDP)
Mười năm ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, người Nhật đã phải vật
lộn giữa những khó khăn và thay đổi lớn cả trong và ngoài nước để xây dựng một
nền tảng vững chắc cho nền độc lập của đất nước. Đồng thời, chính trị ở cả phe dân
chủ tự do và phe cải cách vẫn ở trong một trạng thái rất linh hoạt. Tuy nhiên, môi
trường đầy biến động này cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các chính trị gia và người
dân bình thường trải nghiệm và học hỏi nhiều điều. Được trang bị kiến thức này, cả
hai nhóm đều đi đến thống nhất ý tưởng rằng chỉ bằng cách thúc đẩy sự phát triển
của một hệ thống hai đảng mạnh mẽ, bao gồm các lực lượng dân chủ tự do liên kết
với nhau vì một mục đích chung và một đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất, dựa trên
thực tế hơn, có thể thiết lập nền tảng vững chắc cho nền dân chủ nghị viện lành
mạnh, ổn định chính trị, xây dựng nền kinh tế và hệ thống phúc lợi quốc gia vững
mạnh.

Theo quan điểm và tình cảm của công chúng trong chính phe dân chủ tự do, phong
trào hướng tới một "liên minh bảo thủ" đã đạt được động lực bắt đầu vào khoảng
năm 1953. Sau đó, vào tháng 11 năm 1954, Đảng Cải cách tham gia với Đảng Tự do
Nhật Bản để thành lập Đảng Dân chủ Nhật Bản. . Một cuộc họp giữa các thành viên
điều hành của các đảng Dân chủ và Tự do vào tháng 5 năm 1955 và một cuộc họp

9
khác vào tháng 6 giữa lãnh đạo Đảng Dân chủ Hatoyama và lãnh đạo Đảng Tự do
Ogata càng thúc đẩy phong trào hướng tới một liên minh chính thức của các lực
lượng dân chủ tự do. Cuộc gặp giữa Hatoyama và Ogata có tầm quan trọng lịch sử
đặc biệt vì hai nhà lãnh đạo nhất trí “đoàn kết các lực lượng bảo thủ và ổn định chính
trị”.

Một khi được xúc tác theo cách này, tình hình bắt đầu phát triển nhanh chóng. Một
Ủy ban chính sách bao gồm các thành viên được bầu từ cả hai đảng đã bắt đầu làm
việc trên một bản thảo về “sứ mệnh”, “đặc điểm” và “nền tảng” của một đảng mới.
Ngoài ra, kết quả từ nghiên cứu do Ủy ban Cơ cấu Đảng mới thực hiện về hình thức
tổ chức cơ bản mà một đảng mới có thể áp dụng đã được sử dụng để hình thành
“khuôn khổ tổ chức” cho một đảng chính trị hiện đại với sức hút rộng rãi. Đi kèm
với điều này là các hướng dẫn về "các quy định và nguyên tắc" và "quan hệ công
chúng và quảng cáo" được thiết kế để đóng góp vào nền hành chính dân chủ của
đảng.

Sau khi các chính sách cốt lõi và tổ chức của đảng mới được thành lập, Ủy ban Chính
sách và Ủy ban Cơ cấu Đảng mới được kết hợp để thành lập Ủy ban Chuẩn bị Thành
lập Đảng mới vào tháng 10. Cơ quan này sau đó hoàn thiện "tuyên bố nhậm chức"
của đảng, cương lĩnh, chính sách và thủ tục bầu cử chủ tịch đảng. Sau khi trưng cầu
ý kiến từ cả bên trong và bên ngoài đảng, cái tên “Đảng Dân chủ Tự do” (LDP) cuối
cùng đã được quyết định vì nó được cho là thể hiện tốt nhất các nguyên tắc cơ bản
của đảng.

Sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị này, Quyền Chủ tịch Đảng Ichiro
Hatoyama, Taketora Ogata, Banboku Ohno và Bukichi Miki đã chủ trì lễ nhậm chức

10
chính thức của LDP vào ngày 15 tháng 11 năm 1955. Sự kiện này, được tổ chức tại
Đại học Chuo ở Kanda, Tokyo, đánh dấu sự ra đời của của một đảng dân chủ tự do
lớn nhất trong lịch sử thời hậu chiến của Nhật Bản. Vào thời điểm đó, đảng mới
kiểm soát 298 ghế trong Hạ viện và 115 ghế trong Hạ viện (Thượng viện).

“Tuyên bố nhậm chức” của Đảng bắt đầu bằng việc nêu rõ: “Chính trị phải phục vụ
lợi ích công cộng. Chính trị là phương tiện mà sự ổn định và phúc lợi công cộng
được nâng cao ở trong nước trong khi chủ quyền quốc gia được khôi phục và các
điều kiện cho hòa bình được bảo đảm ở nước ngoài. Nhận thức đầy đủ về những
mục tiêu và nhiệm vụ này, chúng tôi thành lập Đảng Dân chủ Tự do và cam kết hoạt
động thông qua ý chí phổ biến để duy trì các nguyên tắc và lý tưởng của nền dân
chủ.” 1

Triết lý cơ bản của Đảng : “Mục tiêu chính trị hàng đầu của chúng tôi là theo đuổi
chính trị nghị viện chủ đạo. Do đó, chúng tôi từ chối tất cả các lực lượng và hệ tư
tưởng cổ vũ việc sử dụng bạo lực, cách mạng hoặc chế độ độc tài làm công cụ chính
trị. Ngoài ra, chúng tôi khẳng định tôn trọng quyền và phẩm giá cá nhân là tiền đề
cơ bản nhất của trật tự xã hội và kiên quyết phản đối việc áp đặt chế độ độc tài hoặc
hệ tư tưởng giai cấp bằng vũ lực.”2

Ngoài ra, Đảng còn có 6 đặc trưng là một đảng quốc gia, một đảng theo chủ nghĩa
hòa bình, một đảng dân chủ thực sự, một đảng nghị viện, một đảng tiến bộ, và các
bên cam kết tạo ra một trạng thái phúc lợi.

Cương lĩnh của Đảng bao gồm một số giới luật cơ bản như: hoạt động từ các nguyên
tắc dân chủ, đảng của chúng tôi cam kết cải cách thể chế của quốc gia để tạo ra một

1,2
Liberal Democratic Party of Japan, truy xuất từ https://www.jimin.jp/english/about-ldp/history/104257.html

11
xã hội dân chủ, văn hóa. Dựa trên các nguyên tắc hòa bình và tự do được công nhận
trên toàn thế giới, đảng của chúng tôi sẽ nỗ lực để bảo đảm chủ quyền của quốc gia
thông qua việc điều chỉnh và sửa chữa các mối quan hệ quốc tế của Nhật Bản.Với
phúc lợi của cộng đồng là mệnh lệnh chính của chúng tôi, đảng của chúng tôi sẽ xây
dựng và thực hiện các chính sách kinh tế toàn diện được thiết kế để thúc đẩy sự sáng
tạo của cá nhân và quyền tự do của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sinh kế của người
dân và việc xây dựng một nhà nước phúc lợi có thể hoàn thành tốt đẹp.Bằng cách
này, LDP đã thành công trong việc thực hiện một số đóng góp quan trọng vào sự
phát triển lịch sử của nền dân chủ thời hậu chiến ở Nhật Bản.

Trước đó một tháng, Đảng Xã hội đã cố gắng tập hợp các cánh tả và cánh hữu của
mình. Sau đó, sự hình thành của LDP báo trước sự khởi đầu của cuộc cạnh tranh hai
đảng giữa các lực lượng bảo thủ và cải cách ở Nhật Bản. Nhiều người dự đoán rằng
sự thay đổi này sẽ đẩy chính trị sang một hướng hoàn toàn mới.

Giai đoạn thống trị của LDP, được gọi là “hệ thống năm 1955”, kết thúc vào năm
1993, khi một nhóm các ứng viên nặng ký của LDP ly khai khỏi đảng và thành lập
một chính phủ liên minh với các đảng đối lập. Liên minh nổi loạn đã tan rã vào năm
sau, nhưng đã kịp thông qua một cuộc cải cách bầu cử vốn mở đường cho sự xuất
hiện sau đó của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), đảng đã chiến thắng trước LDP vào
năm 2009 và giúp củng cố một kỷ nguyên cạnh tranh liên đảng thực sự.
Ngày 9/8/1993 liên minh 8 Đảng do ông Hosokawa , chủ tịch Tân đảng đứng đầu đã
dành thắng lợi trong bầu cử và đứng ra thành lập chính phủ chấm dứt 38 năm cầm
quyền của LDP. Ngay sau khi lên nắm quyền Hosokawa tuyên bố chiến tranh của
Nhật Bản là chiến tranh xâm lược nên đã xin lỗi và được cộng đồng quốc tế đánh
giá cao Khi thăm Mỹ ông Hosokawa đã bày tỏ thái độ cứng rắn đối với sức ép của
Mỹ về vấn đề thương mại và ông trở thành thủ tướng đầu tiên sau chiến tranh dám
nói không với Mỹ nên được dư luận trong nước tán thưởng.Tuy nhiên lúc này cơ sở
12
xã hội của Chính phủ Hosokawa rất mỏng manh như Tân đảng chỉ có 35 ghế trong
nghị viện, ngoài ra mâu thuẫn tồn tại giữa 8 đảng này cũng gay gắt. Ngày 28/4/1994
nội các ông Hosakawa buộc phải từ chức tập thể, đảng Dân chủ Tự do nhân cơ hội
này đã tiến cử ông Murayama làm Thủ tướng. Tháng 6/1994 liên minh đảng Xã hội
và Tân đảng cùng với LDP thành lập chính phủ.
2009-2012, đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) lên cầm quyền thay đảng LDP. Tuy
nhiên, khi nắm quyền, DPJ đã phải vật lộn để thực hiện các chính sách, làm mất lòng
bộ máy hành chính quyền lực của Nhật, và bị ảnh hưởng bởi các cuộc đấu đá nội bộ,
thay đổi thủ tướng hai lần trong ba năm. Đảng này cũng gặp xui xẻo khi đang cầm
quyền thì xảy ra thảm họa động đất ở miền Đông Nhật Bản năm 2011, gây ra sóng
thần và sự cố tan chảy tại nhà máy hạt nhân Fukushima Dai-ichi. Việc DPJ xử lý
yếu kém cuộc khủng hoảng đã tạo điều kiện cho sự hồi sinh của LDP. Trong những
năm sau đó, phe đối lập tan rã; phiên bản tái sinh của họ, Đảng Dân chủ Lập hiến
(CDP), hiện vẫn không được lòng dân và đã phải vật lộn để loại bỏ các mối liên hệ
của mình với cuộc khủng hoảng 2011. (Việc lãnh đạo đảng, Edano Yukio, là chánh
văn phòng nội các của DPJ trong thời gian xảy ra thảm họa đã không có lợi cho CDP
trên khía cạnh này.) LDP cũng đã dựa vào liên minh của mình với Komeito, bắt đầu
từ năm 1999, để duy trì quyền lực trong những thập niên gần đây. Komeito là đảng
không chính thức của Soka Gakkai, một hội Phật tử tại gia có khoảng 8 triệu thành
viên trên khắp đất nước, và đặc biệt mạnh ở các khu vực thành thị, nơi LDP yếu hơn.
Liên minh này đã chứng minh là một sự kết hợp hiệu quả cùng với mạng lưới chính
trị rộng lớn của LDP trên khắp 47 tỉnh của cả nước.
2012- nay, Đảng LPD quay lại lãnh đạo Nhật Bản với ông Fumio Kishida đang là
tân Thủ tướng
2.2 Tổ chức Đảng Dân chủ Tự do ( LDP)
Đại hội Đảng Dân chủ tự do, đây là cơ quan quyền lực tối cao của LDP, do chủ tịch
đảng triệu tập với sự phê chuẩn của Hội đồng phụ trách các vấn đề chung. Đại hội

13
thường kỳ được triệu tập vào tháng giêng hằng năm. Tại đó, ban lãnh đạo báo cáo
tổng kết các hoạt động của LDP trong nhiệm kỳ trước, thông qua đường lối hoạt
động nhiệm kỳ mới, đồng thời tiến hành bầu lại ban lãnh đạo LDP. Đại hội được coi
là hợp thức nếu có hơn nửa số đại biểu có chức vụ tham gia. Chỉ đại hội đảng mới
có thẩm quyền sửa đổi và bổ sung Cương lĩnh và Điều lệ LDP. Đại hội bất thường
có thể được triệu tập theo yêu cầu của Khóa họp toàn thể các nghị sĩ nghị viện của
LDP. Các quyết định của đại hội được thông qua khi có đa số phiếu tán thành, còn
trong trường hợp số phiếu tán thành và phản đối ngang nhau thì chủ tịch đại hội đưa
ra quyết định cuối cùng.

Khóa họp toàn thể các nghị sĩ quốc hội của Đảng, khóa họp này liên quan đến các
cơ quan chấp hành của LDP. Theo Điều lệ, quyết định của khóa họp về các vấn đề
đang còn tranh cãi có thể thay thế cho quyết định của toàn Đảng, nếu có từ 2/3 trở
lên số lượng nghị sĩ có trong danh sách của LDP tham gia khóa họp này.

Chủ tịch LDP, Chủ tịch Đảng chịu trách nhiệm cao nhất, đại diện và thực hiện công
việc lãnh đạo chung, quyết định thành phần lãnh đạo, chịu trách nhiệm về ngân sách
của LDP, về công việc bầu cử, đồng thời là thủ tướng Nhật Bản. Khi chủ tịch mới
được bầu, thì nhiệm kỳ của tất cả những người có chức vụ ở nhiệm kỳ cũ cũng kết
thúc. Về hình thức, thẩm quyền của chủ tịch Đảng cũng bị hạn chế bởi các quyết
định của đại hội LDP hoặc của Khóa họp toàn thể các nghị sĩ của cả hai viện của
nghị viện. Song, trên thực tế thẩm quyền của chủ tịch LDP vượt ra ngoài khuôn khổ
các quy định trong Điều lệ. Cụ thể, chủ tịch LDP theo quan điểm riêng của mình giải
quyết tất cả mọi công việc của Đảng, có tính đến ý kiến của thủ lĩnh các phe phái
trong Đảng. Chủ tịch Đảng được đại hội LDP bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. ứng
cử viên vào chức vụ này phải là nghị sĩ và phải được đề cử lên.

14
Tổng thư ký của Đảng, là nhân vật quan trọng thứ hai trong bộ máy lãnh đạo của
LDP, tổng thư ký là người giúp việc cho chủ tịch Đảng và giải quyết các công việc
của Đảng; trực tiếp lãnh đạo Vụ Tổng hợp, Vụ Nhân sự, Vụ Tài chính, Vụ Nghiên
cứu, Vụ Quốc tế và Văn phòng kiểm tra; kiểm soát công việc của Ban Thông tin,
Văn phòng hoạt động quần chúng, Ban Chính sách. Người đứng đầu ba cơ quan đó
đều do tổng thư ký bổ nhiệm với sự đồng ý của Hội đồng phụ trách các vấn đề chung.
Tổng thư ký là cánh tay phải của chủ tịch Đảng, chịu trách nhiệm về việc hoạch định
chiến lược cho Đảng và các kế hoạch hoạt động của Đảng, đồng thời chịu trách
nhiệm phối hợp các hoạt động và sự thống nhất bên trong Đảng cũng như về các
cuộc thương lượng với các lực lượng, đảng phái bên ngoài. Tổng thư ký còn là người
phát ngôn của Đảng, là người gây quỹ cho Đảng. Cơ quan ngôn luận của Đảng Dân
chủ Tự do là tờ Tự do tuần báo ra mộttuần một số, có số phát hành 80 vạn tờ, tờ Tạp
chí lý luận Tự do dân chủ ra mỗi tháng một lần với việc phát hành 70 vạn tờ.

Hội đồng phụ trách các vấn đề chung, hội đồng này thuộc loại cơ quan chấp hành,
có chức năng thảo luận những vấn đề quan trọng nhất về Đảng, về chính sách của
Đảng ở nghị viện và cũng là cơ quan thông qua các quyết định tập thể về tất cả các
vấn đề đó. Trong tổng số 30 thành viên của Hội đồng thì 8 thành viên do chủ tịch
Đảng trực tiếp bổ nhiệm, 15 thành viên được Hạ viện cử trên nguyên tắc phân bổ
theo vùng, 7 thành viên được bầu ra từ số thượng nghị sĩ. Hội đồng bầu ra chủ tịch
và các phó chủ tịch từ số thành viên của mình. Chủ tịch của Hội đồng thường là thủ
lĩnh hay nhân vật có uy tín của một trong số các phe phái lớn trong Đảng, nhưng
không phải là phe của chủ tịch Đảng. Hội đồng họp 2 lần/ tuần có sự tham dự của
tổng thư ký và chủ tịch Hội đồng nghiên cứu các vấn đề chính sách. Nếu không có
sự phê chuẩn của Hội đồng thì không thể thực hiện bất kỳ sự thuyên chuyển nào về
nhân sự ở cấp trung ương, cũng như không thể bổ nhiệm tổng thư ký, các phó tổng

15
thư ký và các thư ký của tổng thư ký. Chỉ sau khi có sự chuẩn y của Hội đồng, các
dự thảo luật liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, do Hội đồng nghiên cứu
các vấn đề chính sách soạn thảo, mới được trình ra. Các quyết định khác của Chính
phủ muốn được trình ra cũng phải báo cáo cho Hội đồng phụ trách các vấn đề chung
và phải được Hội đồng chấp thuận.

Hội đồng nghiên cứu các vấn đề chính sách, chức năng của Hội đồng này là nghiên
cứu các vấn đề chính sách và chuẩn bị những kiến nghị tương ứng về các vấn đề đó.
Mọi dự thảo luật mà LDP muốn đưa ra nghị viện phải được trình Hội đồng này trước.
Thành phần của Hội đồng nghiên cứu các vấn đề chính sách bao gồm các nghị sĩ của
Đảng. Ngoài ra, chủ tịch Đảng còn mời nhiều nhà khoa học, chuyên gia có kinh
nghiệm thuộc các lĩnh vực khác nhau tham gia vào hoạt động của Hội đồng. Hội
đồng có quan hệ mật thiết với các bộ, cục của Chính phủ và thường cũng nhận được
các số liệu, dữ liệu nguyên bản từ đó. Hơn nữa, một phần đáng kể nhân sự của Hội
đồng là cựu quan chức chính phủ. Điều này đã tạo ra sự phụ thuộc bộ máy của LDP
vào giới quan liêu của Chính phủ trong quá trình lập pháp. Ước tính có đến 90% dự
thảo luật, do Hội đồng thông qua rồi trình nhân danh Đảng và Chính phủ, thực tế là
được soạn thảo bởi bộ máy hành chính có quan hệ trực tiếp với giới chủ doanh
nghiệp.

Như vậy, cơ cấu tổ chức các cơ quan trung ương của LDP là một hệ thống rất phức
tạp. Một mặt, đó là sự phân chia các công việc thuần túy của Đảng như quản lý đảng
và chức năng chính trị như hoạch định chính sách của Đảng; mặt khác, căn cứ vào
chức năng, hoạt động của Hội đồng phụ trách các vấn đề chung, cơ quan trung ương
của LDP còn có nhiệm vụ giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng nhất liên quan đến
mọi chức năng của Đảng. Mặc dù bộ máy lãnh đạo của LDP phân ra nhiều ban và
tiểu ban, song thông qua cơ chế họp đặc biệt với sự tham gia của lãnh đạo tất cả các

16
ban và tiểu ban, các cơ quan trung ương của LDP duy trì mối liên hệ thường xuyên
chặt chẽ với nhau, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất.

2.3 Những nội dung cốt lõi trong đường lối của Đảng Dân chủ Tự do (LDP)
Mục tiêu, định hướng chiến lược LDP được xác định trong khuôn khổ các văn kiện
mang tính cương lĩnh. Đại hội thành lập LDP (tháng 11-1955) đã thông qua những
văn kiện mang tính cương lĩnh, bao gồm Sắc lệnh thành lập Đảng, về tính chất, sứ
mệnh, Cương lĩnh chính trị của Đảng. LDP tự coi mình là đảng mang tính nhân dân,
hòa bình, dân chủ và nghị viện. Đặc trưng quan trọng của các văn kiện trên thể hiện
ở chỗ, LDP chỉ nhấn mạnh đến tính nhân dân của mình, tuyên bố ý tưởng về một sự
đồng thuận chung, về sự hợp tác giữa lao động với tư bản.

Đảng cũng tuyên bố mục đích hành động nhằm xây dựng một nhà nước phúc lợi. Để
xây dựng nhà nước phúc lợi và bảo đảm đầy đủ công ăn việc làm cho nhân dân, LDP
đề nghị thực hiện mục tiêu đó trên cơ sở kinh doanh tự do, mở rộng sản xuất bằng
cách tạo ra tính chất tổng thể và kế hoạch cho sản xuất, đồng thời thực hiện chính
sách bảo hiểm xã hội rộng rãi. Đảng gắn tự lực kinh tế với việc tạo ra những thay
đổi trong cơ cấu kinh tế quốc dân bao gồm cả việc sử dụng hòa bình năng lượng
nguyên tử, với việc áp dụng các biện pháp đặc biệt cho tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Trên lĩnh vực kinh tế, LDP cho rằng, cần duy trì hệ thống kinh tế thị trường và chế
độ tư hữu. Mặc dù trung thành với chế độ tư bản chủ nghĩa, các nhà chính trị LDP
cũng không thể bỏ qua nguyện vọng và dư luận của nhân dân, luôn cố tỏ ra rằng họ
thường xuyên hướng về mục tiêu đạt sự đồng thuận chung của toàn xã hội.

Trên phương diện đối nội, mục tiêu cơ bản của LDP là ổn định cuộc sống của nhân
dân, nâng cao phúc lợi xã hội. Đảng không lý tưởng hóa xã hội tư bản chủ nghĩa,

17
phản đối vị trí thống trị của giới hành chính quan liêu, lo lắng về tình trạng xuống
cấp đạo đức của chính giới.

Trên phương diện đối ngoại, LDP tích cực thực hiện đường lối ngoại giao hòa bình
phù hợp với nguyện vọng chung của nhân dân thế giới, kêu gọi cấm hoàn toàn vũ
khí hạt nhân. Định hướng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Đảng là hợp tác
chặt chẽ với các nước dân chủ tự do, ưu tiên quan hệ của Nhật Bản với Mỹ.

Nhận thức rõ sự thay đổi của tình hình trong và ngoài nước, LDP thường xuyên có
những bổ sung vào các văn kiện cương lĩnh, chẳng hạn, LDP thông qua văn bản
cương lĩnh mới gọi là Hiến chương các nguyên lý của Đảng (ngày 19-1-1965), Hiến
chương về thanh niên (ngày 22-1-1966), Hiến chương về lao động (ngày 28-6-1966),
Hiến chương về phụ nữ (ngày 23-1-1969)...

Trong số các văn kiện trên, đáng chú ý là Hiến chương các nguyên lý của Đảng. Nội
dung cơ bản của Hiến chương này là LDP không được để xảy ra tình trạng rối loạn
về chính trị và kinh tế, phải giữ gìn trật tự pháp luật, giáo dục tinh thần thống nhất
và lòng yêu nước, bởi đây là thể hiện sức mạnh dân tộc. Hiến chương khẳng định,
sự tiến bộ đích thực chỉ có thể đạt được trong điều kiện bảo đảm trật tự, khi các giá
trị sáng tạo được tích lũy trên nền tảng những truyền thống thống nhất. Sở dĩ những
nội dung như vậy được đưa ra trong năm 1965 là vì lúc đó Nhật Bản đã qua thời kỳ
phục hồi sau chiến tranh và đang trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao. Đảng nhận
ra rằng, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trên cơ sở tiến bộ khoa học -
kỹ thuật không chỉ tạo bước nhảy vọt trong việc cải thiện cuộc sống của người Nhật
Bản mà còn có nguy cơ gây mất ổn định xã hội.

Đảng rất chú trọng đến việc bảo vệ nền dân chủ nghị viện, theo đó các công dân hình
thành ý thức tự giác về xã hội dân chủ, còn các chính đảng và các chính trị gia cần

18
thông qua biện pháp thương lượng để xác định đường lối mang tính nguyên tắc của
đất nước. Dân chủ nghị viện phải được chỉ đạo bằng nguyên tắc quyết định theo đa
số, song không được bỏ qua ý kiến của thiểu số.

Đảng luôn kêu gọi tăng cường sự nhất trí, hài hòa không chỉ trong xã hội mà cả trong
sản xuất, kinh doanh, kêu gọi phải bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, của
người lao động và của cả dân tộc.

Nhìn chung, Hiến chương các nguyên lý của Đảng đã phản ánh sát thực những thay
đổi to lớn diễn ra trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội Nhật Bản. Đặc biệt,
nhiều biến đổi trong quan hệ quốc tế của Nhật Bản như việc Nhật Bản gia nhập Liên
hợp quốc, quyết định xét lại các điều kiện có lợi hơn cho Nhật Bản trong Hiệp ước
an ninh Nhật - Mỹ... cũng được Hiến chương ghi nhận.

Ba thập niên sau khi thành lập, ngày 15-11-1985, LDP đã thông qua Tuyên bố đặc
biệt và Cương lĩnh chính trị thay cho Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm
1955. Điểm khác căn bản của Tuyên bố đặc biệt so với Cương lĩnh chính trị năm
1955 là Đảng xuất phát từ những thành tựu to lớn của Nhật Bản thời gian trước đó
để đề ra mục tiêu mang tính toàn cầu, đó là Nhật Bản phải đóng góp lớn hơn cho
cộng đồng quốc tế, giành lấy vị trí xứng đáng hơn trên trường quốc tế, cùng hành
động để gìn giữ hòa bình và tiến bộ xã hội, thực hiện giải trừ quân bị, bao gồm cả
giải trừ vũ khí hạt nhân.

Cương lĩnh chính trị năm 1985 đã cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Tuyên bố
đặc biệt. Đảng đặc biệt nhấn mạnh tính nhân dân của mình, khẳng định LDP không
đại diện cho lợi ích của một nhóm xã hội và không ngả theo áp lực của nhóm xã hội
đó, mà luôn cố gắng thực hiện đường lối chính trị nhân danh toàn thể nhân dân. LDP
còn khẳng định là đảng có trách nhiệm bảo đảm độc lập và an ninh của Nhật Bản,

19
sự thịnh vượng và hạnh phúc lâu dài của nhân dân. Tính chất bảo thủ của Đảng được
nhấn mạnh ở chỗ, Đảng bảo vệ những giá trị lịch sử và truyền thống của Nhật Bản,
đồng thời cho rằng, dưới tác động của thời đại mới, Đảng phải kiên quyết thực hiện
cải cách, đóng góp vào sự phát triển lịch sử và sự tiến bộ của đất nước bằng cách sử
dụng các thành tựu văn hóa và xã hội tốt nhất của thời đại.

2.4 Đảng Dân chủ Tự do (LDP) hiện nay


Ngày 4 tháng 10 năm 2021 10 hai viện của Quốc hội Nhật Bản chính thức bầu ông
Kishida Fumio, tân Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng
thứ 100 của nước này. Ông Kishida Fumio sinh ngày 29-7-1957 tại Tokyo. Năm
1993, lần đầu tiên ông trở thành ứng cử viên của Đảng LDP tham gia cuộc bầu cử
hạ viện lần thứ 40 và trúng cử. Sau đó, ông trúng cử 9 kỳ bầu cử liên tiếp. Năm 2015,
ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao. Năm 2017, ông Kishida có khoảng
thời gian ngắn làm Bộ trưởng Quốc phòng và sau đó nhận vị trí Trưởng ban Nghiên
cứu chính sách của Đảng LDP. Trong đợt tranh cử, ông Kishida Fumio đã đưa ra
cam kết đó là: Lắng nghe đầy đủ tiếng nói của nhân dân; hình thành xã hội tôn trọng
tính cá biệt và đa dạng; hướng tới xã hội chia sẻ. Và chính sách: Dồn sức thực hiện
chính sách ngăn ngừa đại dịch Covid-19; hình thành chủ nghĩa tư bản mới mang
hình thái Nhật Bản; chính sách đảm bảo an ninh- ngoại giao. Về khái niệm chủ nghĩa
tư bản mới mang hình thái Nhật Bản, xét từ góc độ phương pháp luận còn nhiều điều
phải bàn, nhưng nó được chuyển đổi từ chủ nghĩa tự do mới, cụ thể là hài hòa giữa
tăng trưởng và phân phối. Chính xác hơn là nếu không có tăng trưởng thì sẽ không
có phân phối, nhưng đồng thời với nó, nếu không có phân phối thì tiêu dùng, nhu
cầu cũng không xuất hiện. Và ngược lại, nếu không có phân phối, thì tăng trưởng
cũng không tồn tại. Theo ông Kishida Fumio, chính sách mang tính chủ nghĩa tự do
mới bao gồm việc nới lỏng các qui định, qui chế và cải cách sẽ thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của Nhật Bản. Do đó, việc hình thành Chủ nghĩa tư bản kiểu mới mang hình

20
thái Nhật Bản dựa trên hài hòa giữa tăng trưởng và phân phối là vô cùng cần thiết.
Từ đó, chiến lược tăng trưởng làm cho nhân hạnh phúc và chính sách phân phối
nhằm nâng cao thu nhập sẽ được ông Kishida xúc tiến trong thời gian tới.

Ông cùng Đảng của mình đã có những chính sách mới nhằm phát triển Nhật Bẩn và
khắc phục những khó khăn mà Nhật đang mắc phải. Về kinh tế, ông Kishida đã cam
kết sẽ đưa ra những chính sách mới về tiền tệ, trong đó gồm việc thu hẹp khoảng
cách thu nhập và thúc đẩy tiêu dùng. Tân Thủ tướng Nhật Bản cũng đã đề xuất một
gói phục hồi khổng lồ trị giá "vài chục nghìn tỷ yên" để đưa nền kinh tế thứ 3 thế
giới thoát khỏi tình trạng lao dốc do đại dịch COVID-19.
Về ứng phó với dịch bệnh, trên cương vị là người đứng đầu chính phủ Nhật Bản,
ông Kishida được kỳ vọng sẽ đưa ra những giải pháp quyết liệt nhằm chặn đứng đại
dịch COVID-19. Tuần trước, quốc gia châu Á này đã gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, các
biện pháp giới hạn xã hội, doanh nghiệp cũng dần được gỡ bỏ và Nhật Bản cũng
đang trong lộ trình nới lỏng nhập cảnh đối với một số đối tượng. Hiện nay tỷ lệ bao
phủ vaccine tại Nhật Bản là khoảng 60% dân số và nước này đang dần chuyển sang
thích ứng với “trạng thái bình thường mới”. Tuy nhiên, người dân nước này đang lo
ngại về một làn sóng dịch bệnh tiếp theo sẽ bùng phát trong những tháng mùa đông
sắp tới.
Về chính sách đối ngoại, ông Kishida cam kết tiếp tục theo đuổi lập trường của người
tiền nhiệm, đó là hiện thực hóa tầm nhìn về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
tự do và cởi mở. Tháng trước, cựu Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã lần đầu
tiên tham dự Đối thoại Tứ giác An ninh (hay còn gọi là Bộ tứ QUAD) – một diễn
đàn chiến lược không chính thức, gồm sự tham gia của Mỹ, Australia, Nhật Bản và
Ấn Độ.
Tiếp tục thắt chặt mối quan hệ với Mỹ và các đồng minh khác cũng là một trọng tâm
trong chính sách đối ngoại của tân Thủ tướng Nhật Bản. Điều này đóng vai trò đặc

21
biệt quan trọng trong bối cảnh chính quyền Tokyo đang gặp nhiều thách thức trong
một loạt vấn đề, từ cân bằng giữa một bên là mối quan hệ kinh tế gắn kết với Trung
Quốc, mặt khác là sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc trong khu vực, cho đến
vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Trong chiến dịch tranh cử, ông Kishida mô tả Nhật Bản
là "tuyến đầu" của sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, ông bác bỏ các
quan ngại rằng hai bên có thể sẽ rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Về các vấn
đề an sinh – xã hội, tân Thủ tướng Nhật Bản khẳng định sẽ thực hiện các biện pháp
nhằm cải thiện tỷ lệ sinh đang ở mức thấp. Ông cũng củng cố lập luận cho rằng, năng
lượng hạt nhân nên được coi là một phương án lựa chọn về năng lượng sạch.

ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN

Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh (1951-1973), nền kinh tế Nhật Bản phát triển
với nhịp độ rất nhanh chóng. Đây là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế
Nhật Bản. Từ một nước đứng dậy từ trong đóng tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản
đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trong thế giới tư bản sau Mỹ. Từ 1952-1973,
tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật Bản thường ở mức cao nhất
trong các nước tư bản. Đạt được điều đó là do chính phủ Nhật Bản, dưới sự dẫn dắt
của Đảng Dân chủ tự do đã thực hiện hàng loạt biện pháp để đẩy mạnh tự do hóa
nền kinh tế, kích thích kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường kết hợp với sự điều
tiết của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Nhà nước đã tạo ra môi
trường kinh tế thuận lợi cho tăng trưởng bằng hệ thống pháp luật và khả năng duy
trì trật tự xã hội bằng pháp luật và sự đầu tư trực tiếp vào kinh tế.

Nhìn chung sự quản lí của Đảng Dân chủ tự do LPD tại Nhật Bản có nhiều sự thay
đổi nhưng đó là những thay đổi làm nên sự phát triển của nhật bản ngay nay về tất
cả mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế, chính trị…. Sau chiến tranh, Nhật tập trung
phát triển kinh tế. Từ năm 1955 tới 1970 kinh tế tăng trưởng rất nhanh chóng. Cuối

22
thập niên 1960, Nhật hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, trở thành một nước tư
bản phát triển. Manh nha những dấu hiệu đình trệ kinh tế đầu tiên sau khủng hoảng
dầu lửa đầu thập niên 1970. Bước vào thế kỷ 21 và hiện đang là năm 2021, Nhật Bản
ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia tăng vị thế về chính trị và quân sự
trên trường quốc tế, đồng thời khắc phục những hậu quả kinh tế, sức khoẻ mà đại
dịch Covid 19 gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Liberal Democratic Party of Japan, truy xuất từ:


https://www.jimin.jp/english/
2. The Liberal Democratic Party in Japan: Conservative Domination, truy xuất
từ: https://www.jstor.org/stable/1601459
3. Liberal Democratic Party, truy xuất từ:
https://www.japantimes.co.jp/tag/liberal-democratic-party
4. Tân Thủ tướng Nhật Bản và chủ nghĩa tư bản mới mang hình thái Nhật Bản
(VOV-Tokyo), truy xuất từ: https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/tan-thu-tuong-
nhat-ban-va-chu-nghia-tu-ban-moi-mang-hinh-thai-nhat-ban-895480.vov

5. Glenn D. Hook, Julie Gilson, Christopher W. Hughes, Hugo Dobson (2001),


Japan's International Relations: Politics, Economics and Security,
University of Durham
6. How the LDP dominates Japan’s politics (2021)”, The Economist

23
24

You might also like