You are on page 1of 161

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUỐC TẾ HỌC


-------------------------------------------

CÁC TƯ TƯỞNG VÀ TÔN GIÁO


PHƯƠNG ĐÔNG

Biên soạn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh


Tập bài giảng dùng cho sinh viên năm thứ 3
Chuyên ngành: Đông phương học
(Bổ sung, chỉnh sửa lần thứ 4)

Đà Nẵng, tháng 7 năm 2023

1
Lời nói đầu

Tập bài giảng “Các tư tưởng và tôn giáo phương Đông” được
thiết kế 9 chương giảng dạy bao gồm lý thuyết, thảo luận và thực hành
trong 45 tiết (3 tín chỉ), cụ thể như sau:
- Chương 1 Lịch sử tư tưởng Trung Quốc, 8
- Chương 2 Lịch sử tư tưởng Ấn Độ, 4
- Chương 3 Lịch sử tư tưởng Việt Nam, 4
Khái lược về tôn giáo, lịch sử tôn giáo Phương Đông,
- Chương 4
4
- Chương 5 Tôn giáo ở Ấn Độ, 4
- Chương 6 Tôn giáo ở Trung Hoa, 4
- Chương 7 Tôn giáo ở Ba Tư (Iran), 4
- Chương 8 Tôn giáo ở Nhật Bản, 4
- Chương 9 Tôn giáo ở Việt Nam, 9
Mỗi bài, ngoài phần lý thuyết, còn có phần bài tập nhằm củng
cố kiến thức đã học.
Đây là Tập bài giảng được biên soạn giảng dạy cho sinh viên
năm thứ 3, khoa Quốc tế học, ngành Đông phương học, bậc đại học hệ,
chính quy tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng có tham
khảo các công trình về tư tưởng, tôn giáo phương Đông của các tác
giả trong nước và ngoài nước đã công bố trong thời gian qua.
Nhân đây tác giả xin có lời cám ơn.
Trong quá trình biên soạn chắc hẳn còn những thiếu sót và sẽ
được hiệu chỉnh trong những lần tiếp theo.

Tác giả
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh

2
MỤC LỤC

Trang

Mục lục .................................................................................. 3

Danh mục bảng, hình ............................................................. 4-5

Danh mục từ viết tắt .............................................................. 6

Chương 1. Lịch sử tư tưởng Trung Quốc ………………... 7-31

Chương 2. Lịch sử tư tưởng Ấn Độ ………………………. 32-59

Chương 3. Lịch sử tư tưởng Việt Nam …………………... 60-71

Chương 4. Khái lược về tôn giáo, lịch sử tôn giáo Phương 72-91
Đông ...............................................................……………...

Chương 5. Tôn giáo ở Ấn Độ ……….................................... 92-104

Chương 6. Tôn giáo ở Trung Hoa ......................................... 105-112

Chương 7. Tôn giáo ở Ba Tư (Iran) ...................................... 113-122

Chương 8. Tôn giáo ở Nhật Bản ........................................... 123-132

Chương 9. Tôn giáo ở Việt Nam ........................................... 133-157

Tài liệu tham khảo ………………………………………... 158-159

3
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Ký hiệu Nội dung Trang

Bảng 4.1. Các tôn giáo, số lượng và phân bổ trên thế giới 76

Bảng 9.1. Dân số các tôn giáo tại Việt Nam (2019) 155

Hình 1.1. Bản đồ hành chính Trung Quốc 8

Hình 2.1. Bản đồ hành chính Ấn Độ 33

Hình 4.1. Cột Tô-tem tại Vancouver Canada 75

Hình 4.2. Khuôn viên xung quanh đền và Chigi 82

Hình 4.3. Cổng Torii 83

Hình 4.4. Tượng Cáo ở đền Fushimi Taira 83

Hình 4.5. Thiên nhãn 84

Hình 5.1. Biểu tượng của Hin đu giáo (Ấn độ giáo) 92

Hình 5.2. Thần Brarma 94

Hình 5.3. Thần Visnu 95

Hình 5.4. Thần Shiva 96

Hình 5.5. Biểu tượng Phật giáo 98

Hình 5.6. Chùa phía Nam (Chùa Dơi-Sóc Trăng) - Nam 98


Tông
Hình 5.7. Chùa Đại Từ Ân (Hà Nội)-Bắc Tông 99

Hình 5.8. Biểu tượng đạo Jaini 102

4
Hình 5.9. Biểu tượng đạo Sikh 107

Hình 6.1. Khổng Tử 110

Hình 6.2. Chùa Linh Thạch Ninh Ba—chùa phật giáo nổi 113
tiếng Chiết Giang
Hình 6.3. Biểu tượng Đạo giáo 114

Hình 6.4. Thánh địa Đạo giáo-nui Thanh thành Tứ Xuyên 115

Hình 6.5 Nhà thờ Thiên chua tại Vương Phủ Tỉnh Bắc 116
Kinh
Hình 7.1. Bản đồ Iran 118

Hình 7.2 Logo Hỏa giáo 120

Hình 7.3. Các nhánh khác nhau của đạo Hồi 121

Hình 7.4. Râu và tóc của Nhà tiên tri Mohammet (Волосы 122
из бороды пророка Мухаммеда)

5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ

CN Con người

CNXH Chủ nghĩa xã hội

KT Kinh tế

PG Phật giáo

QK,HT,TL Quá khứ, hiện tại, tương lai

TCN Trước công nguyên

TG Tôn giáo

TK Thế kỷ

XH Xã hội

6
Chương 1
Lịch sử tư tưởng Trung Quốc

1.1. Những đặc điểm về lịch sử, xã hội của Trung Quốc
1.2. Nho gia
1.3. Đạo gia và đạo giáo
1.4. Mặc gia
1.5. Pháp gia: Quản Trọng, Thương Uởng, Hàn Phi
1.6. Tư tưởng cải lương và cách mạng tư sản
1.7. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc

1.1. Những đặc điểm về lịch sử, xã hội của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước lớn ở miền Đông châu Á. Nền văn
minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xưa nhất trong số
các nền văn minh của thế giới cổ đại, hình thành từ thiên niên kỷ thứ
III TCN.
1.1.1. Các thủ lĩnh liên minh bộ lạc từ Hoàng đế đến Nghiêu,
Thuấn, Vũ
Thời tiền sử/ thượng cổ (bắt đầu từ thiên niên kỷ X đến giữa
thiên niên kỷ II TCN), xã hội nguyên thuỷ hình thành và phát triển
trên chặng đường tiến hoá tới các xã hội văn minh.
1.1.2. Thời kì cổ đại: Hạ, Thương, Chu
Nhà Hạ (XXI - XVII TCN)
Triều đại mở đầu thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Kinh
tế chưa phát triển, các tri thức mới ở giai đoạn phôi thai. Luc cường
thịnh nhất, nhà Hạ đã thống trị cả một vùng đất đai rộng lớn ở vùng
trung lưu sông Hoàng Hà. Vương triều trung ương theo chế độ thế tập,
đóng đô ở Am ấp (nay thuộc tỉnh Sơn Tây). Để bảo vệ quyền lợi của
giai cấp quý tộc, bộ máy quan lại, nhà tù, quân đội đã được thiết lập
7
tuy còn rất đơn giản.
Mặc dù vậy, thì tổ chức thiết chế xã hội của triều Hạ đã là một
bước tiến lớn, là một tiêu chí để đánh dấu xã hội Trung Quốc đã vượt
qua giai đoạn "dã man" sang giai đoạn văn minh.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính Trung Quốc


Nhà Thương (XVI – XII TCN)
Triều Thương hay còn gọi là nhà Ân hay Thương Ân. Nhà
nước trung uơng tập quyền của triều Thương được tổ chức chặt chẽ,
vua được đề cao. Các vua nhà Thương mở rộng lãnh thổ bằng cách
chinh phục các bộ lạc xung quanh. Dưới triều Thương, lãnh thổ bao
gồm cả hạ lưu và trung sông Hoàng Hà.
Kinh tế, văn hoá bắt đầu phát triển. Xã hội đã có sự phân hoá rõ
rệt. Quý tộc, khi sống được hưởng giàu sang, khi chết được chôn theo
8
đồ dùng và nô lệ.
Nhà Thương còn gọi là nhà Ân vì ông vua cuối cùng là Bàn
Canh đã dời đô sang đất Ân (vùng An Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay).
Nhà Chu (XI - 221 TCN)
Triều Chu gắn với hai giai đoạn sau: Giai đoạn Tây Chu (XI -
VIII TCN) và Giai đoạn Đông Chu (VIII - 221 TCN).
- Xã hội cổ đại Trung Quốc thời Tây Chu đạt đến sự phát triển
rất lớn. Lãnh thổ mở rộng ra toàn bộ phía Đông Trung Quốc.
Nhà nước Tây Chu được tổ chức chặt chẽ. Vua được gọi là
Thiên tử. Vua nhà Chu đã phong đất cho con em và công thần để họ
lập thành nước chư hầu cai trị dân khắp nơi (đất đai được phong gắn
với tước hiệu gồm: Công, Hầu (100 dặm), Bá (70 dặm), Tử, Nam (50
dặm). Đó là chế độ thống trị dựa trên quan hệ huyết thống của một
dòng họ. Chư hầu có bổn phận triều kiến theo định kỳ và cống nạp của
cải, sản vật quý và con gái đẹp cho Thiên tử. Và theo sự điều động của
Thiên tử đi đánh dẹp các nơi khác.
- Từ năm 770 TCN, do kinh đô bị phá tan, vua Chu phải dời
đô đến Lạc ấp (Hà Nam). Thời Đông Chu bắt đầu. Giai đoạn này
tương ứng với hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc.
Thời Xuân Thu là thời kỳ tranh giành bá quyền giữa các nước
lớn. Các chư hầu thì lớn mạnh và lấn át cả "Thiên tử", thôn tính lẫn
nhau tranh ngôi bá, luc đầu hơn mười nước, sau còn năm nước (Ngũ
Bá: Tề, Tấn, Tần, Sở, Yên).
Thời Chiến Quốc (thế kỷ V đến cuối thế kỷ III TCN), là thời kỳ
chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã ở Trung Quốc, chế độ phong kiến (sơ
kỳ) hình thành.
Bước sang thời Chiến Quốc, còn lại bảy nước (Thất hùng: Tần,
Hàn, Triệu, Nguỵ, Yên, Tề, Sở) chư hầu vẫn tiếp tục các cuộc nội
chiến tranh giành quyền bá chủ , tiến tới tiêu diệt lẫn nhau để thống
nhất Trung Quốc.
Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thôn tính tất cả các nước,
9
thống nhất Trung Quốc, mở đầu và đặt cơ sở cho sự tồn tại của chế độ
phong kiến ở Trung Quốc kéo dài hơn 2000 năm (thế kỷ III TCN đến
đầu thế kỷ XX).
Nhìn chung thời Đông Chu, Trung Quốc suy yếu, xã hội rối
loạn. Các quan hệ xã hội bị đảo lộn. Nhung cũng chính ở thời kỳ này,
văn hoá - tư tưởng đạt được những thành tựu rực rỡ. Thời kỳ này nổi
lên 6 học thuyết lớn: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm Dương
gia, Danh gia, gọi là "Bách gia tranh minh".
1.1.3. Thời kì trung đại (thời kì phong kiến tập quyền): từ Tần đến
chiến tranh thuốc phiện 1840
Bắt đầu từ nhà Tần (221 TCN) đến năm 1911, Trung Quốc đã
trải qua các giai đoạn / triều đại sau đây:
- Thời phong kiến thịnh trị bao gồm các triều Tần (221 - 206
TCN), Hán (202 TCN - 220), Tuỳ (581 - 618), Đường (618 - 906),
Tống (960 - 1279), và Nguyên (1279 - 1368). Đây là giai đoạn văn
minh Trung Quốc tiếp tục có những đống góp quan trọng cho nền văn
minh nhân loại bởi những thành tựu rực rỡ như, học thuyết Tống Nho,
thơ Đường, Vạn lý trường thành, Trường An, thuốc sung, giấy, la
bàn...
- Thời phong kiến khủng hoảng và suy vong gồm các triều đại
Minh (1368 - 1644) và Thanh (1644 - 191l). Trong thời nhà Thanh,
Trung Quốc bắt đầu bị suy yếu do bị phương Tây xâm lược. Năm
1911, cách mạng Tân Hợi (CMTH) đã lật đổ sự thống trị của triều đại
Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
Văn minh Trung Quốc trong thời kỳ này không còn đạt được
những thành tựu và bước ngoặt lớn như trước nữa.
1.1.4. Thời kì cận hiện đại: 1840 - 1949
Cuối thế kỉ XIX quan hệ phong kiến vẫn còn thống trị ở Trung
Quốc. Tuy bị quan hệ đó cản trở và tư bản nước ngoài chèn ép nhưng
công nghiệp Trung Quốc vẫn phát triển. Các doanh nghiệp tư bản
được ra đời vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và giai cấp tư sản
10
Trung Quốc cũng hình thành.
Thừa luc phong kiến Trung Hoa suy yếu, các đế quốc xâu xé
Trung Quốc và chia vùng ảnh hưởng.
Cuộc chiến tranh Trung - Nhật 1894 - 1895
Cuối thế kỉ XIX, một số phần tử trí thức phong kiến tiến bộ
(Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu) khởi xướng phong trào Duy Tân
(1898).
Sang đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân phát
triển mạnh mẽ.
Năm 1901, triều đình Mãn Thanh kí điều ước Tân Sửu, Trung
Quốc thật sự trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Do ảnh hưởng của cách mạng Nga (1905 - 1907), phong trào
yêu nước chổng phong kiến và đế quốc của nhân dân Trung Quốc tiếp
tục phát triển.
Trong những năm 1906 - 1908, Đồng minh hội lãnh đạo 10
cuộc khởi nghĩa chống Mãn Thanh nhưng đều thất bại.
Năm 1911, nhân dân khắp nơi nổi dậy phản đối triều đình.
Ngày 10 - 10 - 1911, Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa
ở Vũ Xương.
Cuối tháng 122 - 1911, quốc dân đại hội bầu Tôn Trung Sơn
làm đại tổng thống đứng đầu chính phủ lâm thời.
Năm 1911, cách mạng Tân Hợi (cách mạng dân chủ tư sản do
những phần tử trí thức cấp tiến lãnh đạo) bùng nổ.
Ngày 4-5-1919, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ đánh dấu thời kì
giai cấp công nhân Trung Quốc trở thành lực lượng chính trị độc lập
và bắt đầu bước lên vũ đài chính trị tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác -
Lênin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc.
Ngày 1-7-1921, Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập.
Tháng 7 - 1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh nhằm
thôn tính toàn Trung Quốc.
Tháng 4 - 1949, quân giải phóng tấn công vào tập đoàn quốc
11
dân đảng Tưởng Giới Thạch - được giải phóng. Nền thống trị của
Quốc dân đảng đến đây chính thức sụp đổ.
Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên
bố thành lập, đánh dấu cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã
hoàn thành.
Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tăng cường
lực lượng của CNXH trên phạm vi toàn thế giới và có ảnh hưởng sâu
sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
1.2. Học thuyết Nho giáo
Là trường phái tư tưởng quan trọng nhất của Trung Quốc.
Người đặt cơ sở đầu tiên của Nho gia là Khổng Tử, sống vào thời
Xuân Thu. Về sau, Mạnh Tử (thời Chiến Quốc), Đổng Trọng Thư
(thời Tây Hán) đã phát triển học thuyết này làm cho Nho học ngày
càng thêm hoàn chỉnh.
Tư tưởng của Khổng Tử gồm 4 mặt: Triết học, đạo đức, chính
trị và giáo dục.
Khổng Tử hết sức coi trọng về mặt đạo đức, coi đó là nhũng
chuẩn mực để duy trì trật tự xã hội.
Nội dung của quan điểm đạo đức bao gồm nhiều mặt như:
Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín – Dũng. Trong đó quan trọng hơn cả là
Nhân.
Nhân: lòng thương người - cung kính, nghiêm tuc, thành thật,
dũng cảm, rộng lượng, cần cù... Như vậy, Nhân và một phạm trù rất
rộng, hầu như đồng nghĩa với đạo đức.
Bên cạnh Nhân, Khổng Tử còn rất chu trọng đến Lễ. Lễ luôn
luôn gắn liền với Nhân. Trong mối quan hệ đó thì Nhân là gốc, là nội
dung còn lễ là biểu hiện của Nhân, Lễ còn có thể điều chỉnh đức nhân
cho đung mực.
Về giáo dục: Khổng Tử cho rằng mục đích của giáo dục là uốn
nắn nhân cách và bồi dưỡng nhân tài. Vì vậy, phương châm giáo dục
quan trọng của Khổng Tử là học Lễ trước, học Văn sau.. Học đi đôi
12
với hành, học để vận dụng ngay vào thực tế.
Tư tưởng
Lĩnh vực tư tưởng của Trung Quốc rất phong phu, đạt thành
tựu rất cao, trong đó quan trọng nhất là các phái/ các nhà: Nho gia,
Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia. Và trong 4 nhà này/ Đạo, nổi bật là hệ tư
tưởng Nho gia/ Nho giáo.
Thời Xuân Thu là thời rối loạn về xã hội và chính trị: nội chiến
liên miên giữa các nước chư hầu để giành quyền bá chủ. Nhũng mối
quan hệ xã hội khác: Vua tôi, cha con, vợ chồng rối loạn. Trong bối
cảnh đó đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng muốn tìm ra giải pháp ổn
định lại trật tự xã hội đương thời. Trong số đó có Khổng Tử - người
sáng lập Nho giáo
Khổng Tử (Khổng Khâu, Khổng Phu Tử), hiệu là Trọng Ni,
người nước Lỗ (nay thuộc huyện Khuc Phụ, tỉnh Sơn Đông). Ông xuất
thân trong một gia đình quý tộc suy vong. Thời trẻ nghèo khó, tuổi
trung niên tập hợp học trò mở trường tư dạy học. Là người đầu tiên
mở truờng tư (tư thục) ở Trung Quốc. Ông được mời ra làm quan
trong một thời gian ngắn, nhưng vì tư tưởng và phương thức cải cách
của ông xa rời thực tế nên không được dùng. Ông về lại quê dẫn học
trò đi chu du thiên hạ. 14 năm cố gắng thuyết phục các vương hầu
khanh tướng thực hiện phương án của mình nhưng chẳng nước nào
chấp nhận, hoan nghênh, thậm chí còn bị bỏ đói (ở nước Vệ), bị đánh
đuổi (ở nước Tần). Thất vọng, ông trở về nước Lỗ, chuyên tâm chỉnh
lý sách thánh hiền và dạy học trò. Cuộc đời ông được chính ông tổng
kết như sau: "Ta 15 tuổi để chí vào việc học, 30 tuổi đã vững vàng, 40
không nghi hoặc, 50 tuổi biết mệnh trời, 60 không nghe điều trái tai,
70 làm theo ý muốn”.
Các sách do Khổng Tử chỉnh lý có 6 bộ, về sau gọi là Lục kinh:
Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu.
- Sách Luận ngữ thì do môn nhân đệ tử ghi chép lời của ông
đàm thoại với học trò. Luận ngữ là một cống hiến vô cùng quan trọng
13
của ông cho hậu thế, cho nền văn hiến phương Đông cổ đại.
Có thể tiếp cận tư tưởng Khổng Tử từ ba mặt:
+ Tư tưởng chính trị
+ Tư tưởng đạo đức
+ Tư tưởng giáo dục
a. Tư tưởng chính trị
+ Đưa ra lý tưởng về một thế giới Đại đồng. Đó là thế giới
không còn cảnh rối loạn, loạn ly do con người đối xử với nhau không
ra gì. Từ đó Khổng Tử hướng tới một xã hội lý tưởng (ảo tưởng):
thiên hạ như gia đình, mọi người coi nhau như anh em, cùng hưởng
thụ các quyền lợi và có trách nhiệm với nhau.
+ Từ lý tưởng chính trị Đại đồng, Khổng Tử đã đề cập đến tư
tưởng công bằng xã hội. Ông nói: "Người cai quản quốc gia không lo
thiếu của cải mà lo phân phối không đồng đều, không lo nghèo đói mà
lo lòng dân không yên. Đại phàm đã đều thì không nghèo, đã hoà
thuận thì không thiếu, đã yên ổn thì không nghiêng đổ". Khổng Tử
cũng đề cập đến tư tưởng "lấy dân làm gốc" (Quốc dĩ dân vi bản). Về
sau, một học trò xuất sắc của ông là Mạnh Tử đã phát triển thành một
mệnh đề hoàn chỉnh: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”(Dân
là trọng hơn cả, xã tắc đung sau, vua còn nhẹ hơn)
b. Tư tưởng đạo đức
Về mặt đạo đức, Khổng Tử hết sức coi trọng vì đó là những
chuẩn mực để duy trì trật tự xã hội. Bởi ông cho rằng xã hội rối loạn
là do con người đối xử với nhau chẳng ra gì, vì vậy cần phải xây dựng
lại lễ nghi và lòng người. Từ đây, học thuyết của Khổng Tử được coi
là học thuyết về Nhân và Lễ.
Nhân là gì? Đó là một phạm trù rất rộng, hầu như đồng nghĩa
với đạo đức.
- Một mặt "nhân" là lòng thương người: "Điều mà mình không
muốn thì đừng làm cho người khác"; đối với bản thân, "nhân" là phải
kiềm chế mình theo đung lễ: "Nếu không hợp với lễ thì không nhìn,
14
không hợp với lễ thì không nghe, không hợp với lễ thì không nói,
không hợp với lễ thì không làm". Ngoài ra, "nhân" còn bao gồm các
nội dung khác như: cung kính, thành thật, dũng cảm, rộng lượng, cần
cù."
- "Nhân" là nội dung, "lễ" là hình thức biểu hiện bên ngoài của
nội dung "nhân". "Lễ' là lễ nghi thể hiện các quy phạm đạo đức, thể
hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Cho nên, nhân và lễ
gắn bó chặt chẽ với nhau: có nhân mà không có lễ thì lòng người
không trọn vẹn.
Khổng Tử chủ trương trị nước bằng Đức và Lễ: Khuyên giai
cấp thống trị coi dân như con, giup đỡ nhân dân về kinh tế, không
dùng những biện pháp trấn áp, bóc lột nhân dân. Khổng Tử nói: "Hổ
dữ cũng không bằng sự cai trị hà khắc của quan lại”.
Nhân và Lễ là hạt nhân của tư tưởng đạo đức nói riêng của
Khổng Tử và của cả học thuyết Khổng Tử nói chung. Từ Nhân và Lễ,
các nhà nho đã suy diễn ra cả một hệ thống các khái niệm đạo đức như:
Nghĩa, Tín, Trung, Hiếu, Đễ, Tiết... Các khái niệm đó khi được vận
dụng đung đắn sẽ tạo ra cảm hứng trách nhiệm của con người, khiến
cho con người có mục đích sống rõ ràng và trở nên hữu ích cho cuộc
đời.
c. Tư tưởng giáo dục
Về giáo dục, Khổng Tử có những đóng góp rất quan trọng.
- Là người đầu tiên sáng lập ra chế độ giáo dục tư thục ở Trung
Quốc - Giáo dục mở rộng từ tầng lớp quý tộc đến tầng lớp thứ dân.
- Đào tạo nhiều thế hệ học trò (3.000 người), trong đó có 72
người nổi tiếng tham gia trong tất cả các lĩnh vực. Trong 72 người có
4 người xuất sắc nhất/á Thánh: Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh
Tử (Khổng Tử được tôn là Chí Thánh).
- Quan niệm giáo dục rất tiến bộ:
+ Quan niệm rằng con người ai cũng có thể qua học tập mà trở
thành tốt. Việc học tập là "hậu thiên" không phải là "tiên thiên". Ông
15
nói: "Bản tính người gần giống nhau, do thói quen mà đàn khác xa
nhau", và "Ta không phải là người sinh ra đã biết, chỉ là mến đạo lỷ
thánh hiền thời xưa mà siêng năng tìm hiểu đó thôi.". Khẳng định học
tập là hậu thiên, là tiền đề quan trọng của việc giáo dục. Bởi vì, nó
mách bảo mọi người rằng, đạo đức cũng như tri thức, là do học tập mà
có; muốn trở thành người có ích thì phải học tập. Đó còn là quyền lợi
và niềm vui của mỗi người.
+ Đề ra phương pháp giáo dục gợi mở rất tiến bộ: Dẫn dắt học
trò từng bước một từ đó mà hiểu vấn đề bằng cách suy nghĩ của mình.
Nhiều quan niệm giáo dục của Khổng Tử đến nay vẫn giữ nguyên giá
tri, như: "Học đi đôi với hành", "Ôn cố nhi tri tân" - muốn hiểu biết
đầy đủ thì phai có sự say mê, phải có chí tiến thủ, không được giấu
dốt: "Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, thế mới gọi
là biết".
Đến thời Chiến Quốc, học thuyết của Khổng Tử được học trò
của mình là Mạnh Tử tiếp thu đầy đủ nhất, bổ sung và phát triển:
+ Mạnh Tử tiếp tục giải thích rõ hơn nguồn gốc của đạo đức,
làm cho học thuyết cai trị bằng Đức của Khổng Tử thêm vững chắc.
Mạnh Tử cho rằng, con người sinh ra đã mang sẵn đạo đức là tính
Thiện: "Nhân chi sơ tính bản thiện". Do đó, cai trị bằng Đức là hợp
với lẽ tự nhiên. Mạnh Tử còn đưa ra Học thuyết nhân chính - cho rằng
quần chung nhân dân có vai trò quan trọng, quyết định nhất. "Dân vi
quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh".
Thời Hán (TCN 206 - 220), học thuyết của Khổng Tử tiếp tục
được bổ sung và phát triển thêm một bước nữa. Nho học trở thành hệ
tư tưởng chính của giai cấp thống trị (Hán Vũ Đế).
Người có công phát triển đạo Nho là Đổng Trọng Thư. Ông đã
hoàn chỉnh học thuyết Khổng Mạnh về các mối quan hệ xã hội bằng
thuyết Tam Cương, Ngũ Thường.
- Tam Cương: Quân vi thần cương, Phụ vi tử cương, Phu vi phụ
cương.
16
- Ngũ Thường, Tam tòng Tứ đức.
Đổng Trọng Thư người Quảng Xuyên (thuộc huyện Táo
Cường tỉnh Hà Bắc hiện nay), sinh năm 179 TCN. Theo ông, Vua là
“thiên tử” (con trời), không nghe theo vua là phản lại trời. “Ngũ luân”
trong Nho giáo nguyên thủy được rut gọn thành “tam cương”: vua-tôi,
cha-con, vợ-chồng. Đổng Trọng Thư đã chia tính người thành ba cấp
(trên, giữa và dưới); xây dựng nên hệ thống phong kiến duy tâm thần
học lớn nhất của Trung Quốc. Quan hệ “trung dung” trong ngũ luân
được chuyển thành quan hệ một chiều duy nhất được tóm gọn trong
bốn chữ “trung-hiếu-tiết nghĩa”. Cuối cùng ông đã thực hành việc hạn
chế vai trò của văn hóa sao cho có lợi cho chế độ phong kiến. Tóm lại,
Đổng Trọng Thư đã xây dựng nên hệ thống thần học làm nền tảng
cho chế độ phong kiến, trong đó thần quyền, quân quyền, phụ quyền,
phu quyền liên kết chặt chẽ với nhau. Lí thuyết cơ bản là “thiên nhân
cảm ứng”, cho rằng Trời là “ông tổ của vạn vật”, là “vua của trăm vị
thần”. Cũng từ thời Hán, các nhà Nho còn đưa những yếu tố thần học
vào Nho giáo bằng thuyết "Thiên nhân cảm ứng", thuyết Âm Dương
Ngũ Hành" để giải thích sự tạo ra con người và vạn vật.
Thời Tống, Nho giáo vẫn giữ địa vị thống trị nhưng đã bị suy
giảm do sự tấn công của đạo Phật và đạo giáo. Hai đạo này sâu sắc
hơn Nho giáo về mặt triết học. Để củng cố địa vị độc tôn của nho giáo,
các nhà nho thời Tống đã khai thác quan điểm triết học từ Phật giáo và
Kinh dịch để bổ sung cho Nho giáo. Trong số đó, nổi tiếng nhất là các
nhà Lý học Chu Hy, Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Dy.
Nho giáo đã ảnh hưởng rất sâu rộng trong mọi lĩnh vực, nhất là
lĩnh vực chính trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng như
những nước Đồng văn, như Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt
Nam.
1.3. Đạo gia và đạo giáo
Đạo gia là một trào lưu triết học lớn trong lịch sử tư tưởng
Trung Quốc. Nó có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đến tư tưởng mà cả
17
truyền thống văn hóa của hầu hết các dân tộc châu Á.
Sự hình thành và phát triển của trường phái triết học Đạo gia
gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà tư tưởng. Tiêu biểu nhất phải kể tới
ba nhà hiền triết có công sáng lập và hoàn thiện Đạo gia là Lão Tử,
Dương Chu, Trang Chu.
1.3.1.Tư tưởng Lão Tử (Khoảng thể kỉ VI - V TCN)
Lão Tử được lịch sử Trung Hoa coi là ông tổ của Đạo Gia. Lão
Tử là người sống cùng thời với Khổng Tử.
Toàn bộ tư tưởng của ông được trình bày ngắn gọn trong tác
phẩm Đạo Đức Kinh (khoảng thế kỉ IV - III TCN).
Tư tưởng triết học của ông mang tính chất biến ảo, gợi mở,
thâm trầm, sâu sắc.
Ba vấn đề căn bản trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử: Tư tưởng
về Đạo (hay những vấn đề về bản thể luận); Tư tưởng về phép biện
chứng; Học thuyết Vô Vi (hay những vấn đề đạo đức nhân sinh, chính
trị xã hội)
- Tư tưởng về Đạo chiếm vị trí cực kỳ quan trọng triết học Lão
tử. Nó là nền tảng của mọi vấn đề chi phối xuyên suốt toàn bộ học
thuyết của ông.
- Xét về phương diện bản thể luận, Đạo có thể được diễn đạt
theo hai nội dung: thể (bản chất) và dụng (công dụng, chức năng)
- Bản chất của Đạo theo Lão tử thể hiện hai tính chất tự nhiên,
thuần phác và trống không.
- Lão tử đứng trên quan điểm duy vật khi bàn về Đạo. Ông đã
xuất phát từ bản thân tự nhiên để giải thích vấn đề thế giới quan của
mình. Với hai thuộc tính trống rỗng và tất yếu khách quan ta thấy
phạm trù Đạo ở Lão tử đã đạt đến trình độ tư duy trừu tượng cao, vượt
xa những quan điểm duy vật, đồng nhất vật thể với phạm trù vật chất
thời bấy giờ.
Lão tử đã cố gắng đi tìm một thuộc tính bản chất của toàn bộ
vũ trụ để xây dụng phạm trù Đạo. Tuy nhiên, ông vẫn chưa thoát khỏi
18
tính trực quan cảm tính nên dừng lại ở thuộc tính trống rỗng.
Từ bản chất của Đạo, Lão tử cho rằng Đạo là cái vô danh, con
người không thể nghe thấy, nhìn thấy và nắm bắt được nhưng Đạo vẫn
tồn tại.
Phép biện chứng của Lão tử tuy còn ở trình độ ngây thơ chất
phác mang tính trực quan cảm tính nhưng ông đã trình bày nhiều tư
tưởng hết sức cô đọng nhưng sâu sắc về vận động, về quy luật, về mâu
thuẫn.
Điều đáng tiếc cái thực chất của phép biện chứng là sự phát
triển thì Lão tử không hề nhắc tới, thậm chí khi vận dụng nó vào trong
đời sống xã hội ông còn lên án nó, cho nó là nguồn gốc của mọi đau
khổ bất hạnh.
Tư tưởng về Đạo Vô Vi
Quan điểm Vô Vi của Lão tử xét cho cùng là những vấn đề đạo
đức nhân sinh và chính trị xã hội. Quan điểm đó biểu hiện sâu sắc
nghệ thuật sống, thái độ ứng xử của con người, phương pháp trị nước
của vua chua hay bộ máy nhà nước và đây cũng chính là chỗ tập trung
hệ thống giá trị triết học của ông.
Khái niệm Vô Vi của Lão tử mà cốt lõi là nghệ thuật sống của
con người trong sự hòa nhập với tự nhiên.
Vô Vi có 3 ý nghĩa chinh:
- Vạn vật đều có tính tự nhiên của mình, chung tồn tại, vận
động, biến hóa theo lẽ tự nhiên không cần biết đến ý nghĩa mục đích.
- Vô Vi còn có nghĩa là tự do tuyệt đối không còn bị ràng buộc
bởi bất cứ ý tưởng, dục vọng, đam mê và ham muốn nào.
- Vô Vi còn có ý nghĩa là luôn bảo vệ, giữ kín bản tính tự nhiên
của mình, biết ngăn chặn, bài trừ những gì làm tổn hại đến tính tự
nhiên của vạn vật mà trước hết là chống lại mọi hành động của con
người xã hội.
Từ những quan điểm Vô Vi của Lão tử ta rut ra được những
điểm căn bản trong nghệ thuật sống của con người, đó là nhũng đức
19
tính: từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung...
Cũng từ học thuyết Vô Vi Lão tử đề cập đến những vấn đề
chính trị xã hội. Trong đời sống xã hội ông chủ trương phải bỏ hết
những gì trái với Đạo tự nhiên Vô Vi, vượt quá bản tính, khả năng,
nhu cầu tự nhiên cần thiết của con người.
Tư tưởng của Lão tử về Đạo cũng như phép biện chứng và chủ
nghĩa Vô Vi là rất sâu sắc và độc đáo.
Những quan điểm ấy của Lão tử đã đóng góp đáng kể vào sự
phát triển tư tưởng triết học phương đông.
Lão tử vẫn không thoát khỏi những hạn chế bởi điều kiện lịch
sử khi giải quyết những vấn đề bản thể luận hay phép biện chứng,
nhưng về phương diện lịch sử chung ta cũng khâm phục trước tài hoa
và sâu sắc của ông.
1.3.2.Tư tưởng Dương Chu
Thân thế và sự nghệp của Dương Chu được bàn tới với nhiều
giả thuyết và tài liệu khác nhau.
Dương Chu là người tiếp tục đường lối Đạo gia nhưng tư tưởng
cốt lõi của ông lại là chủ nghĩa vị ngã. Đây cũng là điểm độc đáo làm
tên tuổi của Dương Chu được xếp vào hàng ngũ những người tiền bối
của trường phái Đạo gia và tư tưởng của ông đã có ảnh hưởng rất lớn
đến đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.
Là người trong trường phái Đạo gia nhưng điểm xuất phát
trong tư tưởng của Dương Chu lại khác biệt với Lão Tử.
Nếu như Lão Tử xuất phát điểm từ Đạo, lấy nó làm trung tâm
toàn bộ học thuyết của mình thì Dương Chu bắt đầu từ con người
Ông lấy con người và Đạo sống theo bản tính tự nhiên của họ
là đối tượng nghiên cứu trong học thuyết của mình.
Thời Dương Chu xã hội Trung Quốc vẫn trong tình trạng chiến
tranh xâu xé liên miên giữa các nước Chư hầu để giành quyền bá chủ
thiên hạ. Trên lĩnh vực tư tưởng, thiên hạ dường như đã phân ba bởi
Nho, Đạo và Mặc.
20
Các trường phái này xung đột nhau, bài xích nhau. Nhiệm vụ
lịch sử của trường phái Đạo gia luc này là truyền bá, đề cao giá trị
nhân sinh của học thuyết đế chống lại Nho gia và Mặc gia. Dương
Chu là người thực hiện vài trò lịch sử đó và ông đã hoàn thành xuất
sắc sứ mệnh trên.
Điểm cốt lõi trong triết học của ông là chủ nghĩa vị ngã song để
có cơ sở lý luận chặt chẽ Dương Chu không thể không trình bày quan
niệm về thế giới của mình.
Học thuyết của Dương Chu về thế giới, căn bản đứng trên lập
trường chủ nghĩa duy vật ngây thơ. Ông đã kịch liệt phê phán quan
niệm tôn giáo và niềm tin vào sự bất tử. Theo ông tất cả các biến cố và
hiện tượng của tự nhiên không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người và cũng không phụ thuộc vào thần thánh, ma quỷ nào cả.
Tuyệt đối hóa đời sống tự nhiên của con người, Dương Chu
kịch liệt phản đối mọi sự cưỡng chế bằng bạo lực, phủ nhận mọi giá
trị chuẩn mực truyền thống đạo đức và thể chế xã hội. Theo ông tất cả
những cái đó đều trái với lẽ tự nhiên làm tổn hại đến đời sống tự nhiên
của con người.
Ông lên án Nho, Mặc lo việc chính trị, lo cứu vớt thiên hạ, thực
ra không vì thiên hạ mà là lo ham danh vụ lợi.
Ngay cả bậc thánh nhân được xã hội tôn sùng và kính trọng
cũng bị ông phê phán là hạng ham danh, coi trọng tiếng khen chê mà
làm cho hình hài tinh thần tiều tụy.
Từ quan điểm tồn ngã, trọng kỉ, vô danh, ông chủ trương vị ngã.
Vì trọng kỉ, quý sinh nên vị ngã và vì vị ngã là trọng kỉ, quý sinh. Vị
ngã là vì mình, cho mình. Tư tưởng vị ngã ở Dương Chu có hai nội
dung:
- Vị ngã là sống đung với tính tự nhiên vốn có của mình,
không ghét chết mà cũng chẳng ham sống, không vì luân lý đạo đức,
thể chế xã hội, không vì danh vọng tiền tài, vì lợi mà hạn chế, gò bó,
đánh mất bản tính tự nhiên của mình.
21
- Vị ngã cũng là sống vì mình và cho mình, bảo tồn thân thế,
sinh mệnh của mình, không hại đến đời sống tự nhiên của người khác,
không để mình lụy vật và cũng không để vật lụy mình. Từ đó, Dương
Chu kêu gọi hãy tận dụng và tận hưởng cái hiện có trong cuộc sống,
không nên là cho mình khổ sở bởi những ý nghĩ về cái gì sẽ đến sau
khi chết.
Tư tưởng ấy của Dương Chu khác biệt với quan điểm đạo đức,
nhân sinh của Lão Tử. Vị ngã đã gần như đối lập với từ ái, cần kiệm,
khiêm nhường của Lão Tử và là mặt đối lập với chủ nghĩa vị tha,
Kiêm Ái của Mặc gia.
Tư tưởng vị ngã của Dương Chu rất gần với tư tưởng triết học
hiện sinh ở phương Tây. Dương Chu là người đầu tiên đặt ra những
vấn đề hiện sinh.
Đối với truyền thống triết học Trung Quốc, tư tưởng vị ngã của
Dương Chu là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng về con người.
Ông đã phê phán đủ mọi trào lưu tư tưởng gò bó con người,
kêu gọi tự do cá nhân với chủ nghĩa khoái lạc và chủ nghĩa hạnh phuc
tự nhiên cực đoan chống lại mọi áp bức, bạo hành, bạo lực, quan niệm
đạo đức thể chế xã hội.
Tư tưởng của Dương Chu phản ánh chân thật đời sống xã hội
Trung Quốc đương thời.
Một mặt vị ngã là thể hiện sự bất lực trước xã hội đảo điên, mặt
khác vị ngã là tư tưởng phản kháng, phản đối chế độ thống trị hà khắc
của giai cấp quý tộc phong kiến, đòi hỏi quyền tự do cá nhân.
Vị ngã không chỉ nhằm mục đích làm trong sạch mà cao hơn
nó là sự phản ứng chống lại trật tự đạo đức và thứ bậc xã hội.
Hạn chế: Đáng tiếc là Dương Chu từ chỗ đề cao bản tính tự
nhiên của con người đã đi đến chỗ tuyệt đối hóa, tách con người tự
nhiên ra khỏi mặt xã hội làm giảm đi giá trị nhân sinh trong tư tưởng
vị ngã của ông.
Nhưng dù sao trên lập trường của chủ nghĩa vị ngã, bảo vệ đạo
22
gia, phát triển khía cạnh nhân sinh của nó, Dương Chu đã đưa thêm
một viên ngọc sáng vào kho tàng tư tưởng của dân tộc Trung Hoa: chủ
nghĩa vị ngã.
1.3.3.Tư tưởng Trang Tử
Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn trong trường phái Đạo
gia.
Ông là người có công mài giũa Đạo của Lão Tử để thể hiện vì
thế người đời sau gọi chung là tư tưởng Lão - Trang
a. Những vấn đề bản thể luận
Quan điểm về Đạo, Đức và mối quan hệ đồng nhất của chung
được Trang tử coi là vấn đề cốt lõi của toàn bộ học thuyết của ông. Tư
tưởng Đạo của Trang Tử được kế thừa những tư tưởng truyền thống ở
Trung Quốc cổ đại nhưng cũng có những bước phát triển mới. Có thể
hiểu tư tưởng đó theo 4 vấn đề sau:
- Đạo là cái vô danh.
Ông chống lại học thuyết chính danh của Khổng Tử. Ông cho
rằng Đạo là cái không thể diễn đạt bằng lời, Đạo là cái trống không,
mơ hồ. Nó nửa tồn tại, nửa không tồn tại. Nó vượt ra khỏi mọi mối
liên hệ với không gian, thời gian, sinh tử. Nó không phải là cái tồn tại
vĩnh viễn mà vượt ra khỏi cả mối liên hệ giữa tồn và không tồn tại vì
thế mà vô danh.
- Đạo là cái vô thường.
Đây là nội dung cốt lõi của Đạo ở Trang Tử.
Vô thường là trạng thái vận động biến hóa không ngừng của
Đạo. Do cái vô thường của Đạo mà mọi vật đều sinh sinh hóa hóa với
các hình thức tồn tại khác nhau, nhưng chung đều là một quá trinh
sinh - tử để trở về Đạo.
- Đạo là quy luật tự nhiên chi phối mọi sự vận động, biến đổi
của vũ trụ. Theo Trang Tử, mọi vật trong thế giới vận động, biến hóa
không lộn xộn, tùy tiện mà theo một trật tự, một nguyên tắc nghiêm
ngặt mà ông thường gọi là Trời hay tạo hóa. Ông đã tuyệt đối hóa sự
23
vận động, xóa nhòa mọi ranh giới giữa tồn tại và không tồn tại, vận
động và đứng im. giữa chất và lượng để chỉ còn thấy lý trí và đề cao
nhận thức có tính chất trực giác, siêu nghiệm. Ông chia làm hai tầng
nhận thức mà ta thường gọi là bậc tiểu trí và đại trí.
Tầng nhận thức bậc tiểu trí bị giới hạn trong tính tương đối của
tồn tại. Đối tượng nhận thức luôn tồn tại một cách tương đối vì chủ
thể nhận thức cũng chỉ tương đối mà thôi không thể vượt quá khả
năng đó được, nếu người ta không biết dừng lại ở giới hạn thì chỉ dẫn
đến sai lầm mà thôi.
Tầng nhận thức ở bậc đại trí. Tầng này không còn là sự nhận
thức mà là sự cảm nhận, chiêm nghiệm được chân lý tuyệt đối, chung
vượt qua mọi giới hạn, thời gian, thoát khỏi sự ràng buộc của trí tuệ
cũng như sự ràng buộc hữu hình của tồn tại. Sự trực giác cảm nhận
này chỉ có được ở bậc thánh nhân. Tiêu chuẩn đầu tiên để đạt được
bậc đại trí là phải hòa đồng vào vạn vật, hòa nhập giữa chủ thể nhận
thức và đối tượng nhận thức, sự cảm nhận được chân lý ở bậc đại trí là
cuộc sống hòa đồng với tự nhiên của chính bản thân con người. Tiêu
chuẩn thứ hai để đạt được bậc đại trí là hạng người vô kĩ, vô công, vô
danh.
Như vậy, hai tầng nhận thức của Trang Tử là tách rời và cô lập
nhau, chung khác biệt nhau về tính chất. Chung không liên hệ và bổ
sung cho nhau. Để đạt được bậc đại trí không cần đến tầng nhận thức
ở bậc tiểu trí. Đây chính là mâu thuẫn trong tư tưởng của Trang Tử.
c. Vấn đề nhân sinh
Cốt lõi tư tưởng về nhân sinh ở Trang Tử là học thuyết vô vi.
Tiếp tực tư tưởng này thành mẫu mực sống của các bậc thánh nhân.
Vô vi theo nghĩa đen là không làm gì, ông để đối lập với hữu vi
của phái Nho gia và Pháp gia.
Hữu vi là hành vi xã hội con người.
Khái niệm vô vi ở Trang Tử gồm ba nội dung chính:
- Sống, tồn tại theo bản tính tự nhiên vốn có của mình,
24
không cần phải có sự tham gia có tính chất xã hội vào nó.
- Thuận theo lẽ tự nhiên mà làm, không còn sự ràng buộc
của lý trí, mục đích của con người.
- Làm cho mọi vật được tự do, bình đẳng, hành động theo
bản tính tự nhiên của chung.
1.3.4.Sự ra đời và phát triển của Đạo giáo
Đạo giáo có 2 loại: đạo ma quỷ và đạo thần tiên.
Đạo ma quỷ bắt đầu ra đời từ cuối thời Đông Hán. Đạo này vốn
lưu hành từ xưa trong dân gian vốn kết hợp với một số yếu tố trong tư
tưởng của Lão Tử, Trang Tử để sáng tạo ra loại Đạo giáo này.
Đạo thần tiên ra đời vào thời Tần. Nếu như Đạo giáo thờ ma
quỷ của nông dân thì đạo thần tiên là tôn giáo của giai cấp phong kiến.
Người đặt cơ sở đầu tiên của tôn giáo này là Cát Hồng hiệu là Bảo
Phác Tử.
Loại Đạo giáo này hoàn toàn dựa vào học thuyết của Lão Trang.
Do đó, Lão Tử bắt đầu được tôn làm Đạo Đức Quân và Trang Tử
được tôn làm chủ nhân.
Nội dung tư tưởng chính của tôn giáo này là chủ trương thoát
ly hiện thực không vướng mắc, đồi bại, tu dưỡng nội tâm để kéo dài
tuổi thọ. Đạo thần tiên cũng tin vào bùa chu phù phép. Như vậy, đạo
thần tiên là sự kết hợp học thuyết của Lão Trang với các hình thức cầu
tiên, luyện đan và phù phép.
Đến đời Đường, Đạo này được tôn làm quốc giáo.
Thời Bắc Tống, Đạo giáo vẫn rất được tôn sùng.
Cùng với việc đề cao Đạo giáo, các vua Đường, Tống đã cho
xây dựng nhiều Đạo quán đẹp đẽ, cấp cho các cơ sở tôn giáo ấy nhiều
ruộng đất và thu nhận một số Đạo sĩ làm quan lại. Trong các thời kì
Nam Tống, Minh, Thanh, Đạo giáo tuy không được thịnh như trước
nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.
1.4. Mặc gia
Trong cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt cuối thời Xuân Thu đã
25
xuất hiện một trường phái triết học lớn cùng với Nho gia, Đạo gia chia
nhau thống trị đời sống tinh thần ở Trung Quốc, đó là trường phát triết
học Mặc gia.
Người sáng lập ra trường phái này với học thuyết Kiêm Ái nổi
tiếng là Mặc Địch. Sau đó học thuyết này được phát triển và bảo vệ
bởi các triết gia hậu mặc vào thế kỉ IV - III TCN với tư tưởng nổi bật
nhất là logic và nhận thức trên cơ sở chủ nghĩa duy vật.
Học thuyết của Mặc gia khác với Đạo gia và đối lập với Nho
gia về tư tưởng, chủ trương và nền tảng xã hội.
Mặc Tử chu trọng đến vấn đề đạo đức, chính trị nhưng ông lại
đề cao chủ trương Kiêm Ái. Từ đó, ông đặt tất cả vấn đề luân lý, đạo
đức chính trị trên cơ sở chủ nghĩa thực dụng.
Mặc Tử tập trung chống lại thuyết Thiên mệnh của Khổng Tử.
Theo Mặc Tử chỉ cần ra sức làm việc thì có thể làm cho đời sống đầy
đủ và no ấm, không gắng sức làm việc thì sẽ nghèo đói.
Không tin vào Thiên mệnh và định mệnh nhưng Mặc Tử đưa ra
thế giói quan tôn giáo, coi ý chí của thượng đế là nguyên tắc cao nhất
của hành vi con người, đồng thời cho rằng sự biến hóa của tự nhiên
cũng bị ý chí của trời chi phối.
Tin có trời, Mặc Tử cũng tin có quỷ thần. Cùng với trời, quỷ
thần cũng là một thế lực đầy quyền uy, Mặc Tử gọi là Minh Quỷ.
Do vậy, ý chí của trời và quỷ thần là khuôn phép, là mực thước
cao nhất cho mọi hành vi tốt xấu, phải trái. Ông cho rằng tuân theo chí
Trời con người ta phải thực hành Kiêm Ái.
Kiêm Ái là gồm yêu hết thảy mọi người như nhau, yêu người
như yêu mình. Kiêm Ái vì thế cũng là nhân nghĩa. Kiêm Ái là cái thực
của nhân, là nội dung của nghĩa. Ái là nhân, Kiêm là nghĩa.
Kiêm Ái là tốt đẹp, là đem lại lợi ích cho thiên hạ. Thực hiện
Kiêm Ái là thực hiện theo đung ý của Trời. Ông đưa ra phép Tam biểu
để xem xét. Với học thuyết Tam biểu ông chủ trương rằng muốn ngôn
luận và tư tưởng chính xác phải căn cứ vào ba điều: gốc, nguyên và
26
dụng.
Gốc là trí Trời, quỷ thần và việc của thánh vương xưa, nguyên
là những sự thật trước tai mắt của trăm họ, dụng là những việc làm
hành chính có lợi cho nhà nước trăm họ.
Theo Mặc Tử, Kiêm Ái không chỉ là cái đạo của Thánh hiền
mà còn là cái đức căn bản của con người, là lợi ích thiết thực của
muôn dân, không Kiêm Ái thì thiên hạ loạn, Kiêm Ái thì thiên hạ trị.
Mặc Tử là một nhà triết học lớn với học thuyết Kiêm Ái nổi
tiếng, ông là người sáng lập ra trường phái triết học có nhiều ảnh
hưởng đến xã hội Trung Quốc thời cổ đại.
Triết học của Mặc Tử cơ bản là chủ nghĩa duy tâm thần bí
nhưng trong học thuyết của ông cũng có những yếu tố duy vật nhất là
đóng góp của ông về mặt nhận thức luận trong phép Tam biểu.
Thái độ của Mặc Tử đối với tín ngưỡng tôn giáo cổ đại thực
chất là biểu hiện tính chất thỏa hiệp và nhu nhược của tầng lớp tiểu tư
sản bị phá sản ở thời kì chiếm hữu nô lệ đang suy tàn của Trung Quốc
cổ đại.
1.5. Pháp gia
Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cố đại, một trong những
học phái triết học có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thống nhất về chính
trị của xã hội Trung Hoa là trường phải Pháp gia mà người địa diện là
Hàn Phi Tử. Sự xuất hiện của học thuyết này là sự đánh dấu việc kết
thuc xã hội nô lệ, sự thắng lợi chủ nghĩa phong kiến Trung Hoa.
1.5.1.Quản Trọng và sách Quản Tử
Quản Trọng vốn là Nho gia nhưng ông đã chuyển chủ trương
trị nước bằng lễ nghĩa sang phép trị nước bằng pháp luật.
Trong bộ sách Quản Tử, ông cho rằng trong phép trị nước phải
coi trọng luật, hình, lệnh và chính.
Luật là để cho dân biết việc mà làm.
Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật. Có 5 loại hình phạt:
tội chết, tội bị đi đày dài hạn, tội giam, tội đày, và tội phạt tiền. Phải
27
áp dụng hình phạt xứng đáng với tội danh. Có như vậy kẻ có tội mới
không oán, kẻ hiền sống mới không lo sợ.
Theo Quản Trọng, lập pháp phải rõ ràng, minh bạch, tùy từng
điều kiện, thời thế và ý cần của dân, phải dạy cho dân biết rõ pháp luật
mơi thi hành, khi thi hành pháp luật phải luôn giữ được lòng tin với
dân chung.
1.5.2. Tư tưởng Thương Ưởng
Ông chủ trương về pháp. Ông đặc biệt chu trọng việc quyết
định hình pháp, biện pháp và dung thưởng phạt trong việc thi hành
luật pháp trị nước.
Ông là nhà chính trị có tài được nhà Tần sử dụng làm tể tướng.
Sau khi nhà Tần thất thế, ông bị giết vì nghi làm phản đụng chạm đến
nhiều quyền lợi của tầng lớp quý tộc trong chế độ thưởng phạt của
ông.
1.5.3. Tư tưởng Hàn Phi
Về mặt triết học, ông cho rằng Đạo là nguồn gốc của vũ trụ, vật
chất và tinh thần đều do đạo sinh ra. Về cơ bản, triết học của ông
thuộc về phái duy vật và có nhân tố của phép biện chung. Về chính trị,
ông cho rằng cả 3 yếu tố: Pháp, Thế, Thuật đều cần thiết, không thể
tách rời được. Theo ông dùng pháp luật, mệnh lệnh, hình phạt để cai
trị là phương pháp có hiệu quả nhất.
Nhưng muốn pháp có thể thi hành được thì vua phải có thế, tức
là phải có đầy đủ uy quyền.
Muốn cai trị được tốt thì ngoài pháp và thế còn phải chu ý đến
thuật, tức là phương pháp điều hành.
Với 3 yếu tố: Pháp, Thế, Thuật, vua có thể trở thành một kẻ
chuyên quyền, độc đoán.
Về đường lối xây dựng đất nước, phái Pháp gia chủ trương tập
trung toàn bộ sự chu ý vào 2 việc là sản xuất nông nghiệp và chiến
tranh.
Còn văn hóa giáo dục thì cho rằng không cần thiết, không đem
28
lại lợi ích thiết thực mà còn làm hại cho xã hội và sự thống trị của vua.
Tóm lại, học thuyết chính trị của Pháp gia là chủ nghĩa độc tài,
chuyên chế thực dụng. Để đạt được mục tiêu làm cho đất nước ổn
định, giàu mạnh nhằm tiến tới làm bá chủ thiên hạ, phái Pháp gia chủ
trương kìm kẹp nhân dân bằng những pháp luật nghiêm ngặt và trừng
trị họ bằng những hình thức nặng nề, phủ nhận đạo đức, tình cảm và
không từ cả việc thủ tiêu lĩnh vực văn hóa giáo dục.
1.6. Tư tưởng cải lương và cách mạng tư sản
Vào thế kỉ XVIII - XIX, khi Châu Âu và Bắc Mỹ đã làm các
cuộc cách mạng tư sản thắng lợi, khoa học kĩ thuật ở trình độ tiên tiến
của thế giới thì Trung Quốc vẫn nằm dưới ách thống trị của chế độ
phong kiến và ở trong tình trạng lạc hậu trì trệ.
Đầu thế kỉ XIX, thương nhân Anh đưa vào Trung Quốc nhiều
thuốc phiện bị chính quyền và nhân dân Trung Quốc phản đối, thực
dân Anh nổ sung gây ra chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (tháng 6
năm 1840) và lần thứ hai (1856 - 1860). Sau những cuộc chiến tranh
này, chính phủ Mãn Thanh phải nhượng cho Anh rất nhiều quyền lợi.
Ngoài Anh, các đế quốc khác cũng lần lượt có một số đặc quyền ở
Trung Quốc.
Tư bản dân tộc Trung Quốc tuy đã ra đời nhưng vẫn bị kìm
hãm bởi hai lực lượng là tư bản nước ngoài và thế lực phong kiến
trong nước. Một số trí thức đã đòi hỏi theo đuổi văn hóa tiên tiến đưa
ra tư tưởng Duy Tân.
Trong nội bộ chính phủ Mãn Thanh, một số quan liêu địa chủ
chủ trương bắt chước các nước tư bản bỏ tiền nhà nước để xây dựng
công nghiệp quân nhu theo kiểu mới. Họ đòi hỏi người ngoại quốc
huấn luyện quân đội, tổ chức và vũ trang theo kiểu tư sản. Thế là
phong trào học Tây ra đời.
Năm 1894, Nhật tấn công Trung Quốc. Sau cuộc chiến tranh đó,
ở Trung Quốc có phong trào noi gương Nhật Bản học tập Tây Âu.
Tư tưởng phương Tây tiếp tục du nhập vào Trung Quốc. Nhiều
29
sinh viên Trung Quốc chống lại văn minh cổ truyền, tiếp thu tư tưởng
khoa học phương tây và đi du học ở Mỹ, Nga, Anh, Nhật.
1.6.1.Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu
Đó là những nhà tư tưởng tiến bộ của Trung Quốc vào cuối
những năm 90 của thế kỉ XIX. Hai ông đã nhận thức được nhiệm vụ
lịch sử phải Duy Tân Trung Quốc.
Khang Hữu Vi (1858 - 1927)
Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây, chủ trương
mở đường cho tư bản dân tộc phát triển, áp dụng sản xuất bằng máy
móc, đồng thời bảo đảm đời sống độc lập của dân tộc Trung Quốc,
thực hiện chế độ quân chủ lập hiến, cho giai cấp tư sản mới ra đời
được tham gia chính quyền.
Lương Khải Siêu (1873 - 1929) là học trò của Khang Hữu Vi.
Ông phát huy tư tưởng của thầy, yêu cầu giữ nước, phản đối
độc tài chuyên chế, chủ trương mở trường học.
Ông là nhà văn, nhà báo nhưng nổi bật hơn cả vẫn là nhà tư
tưởng suốt đời nhiệt tình cổ vũ cho tư tưởng Duy Tân, nhiệt tình hành
động để biến nước Trung Quốc già cỗi thành nước Trung Quốc trẻ.
Ông còn là người chịu ảnh hưởng của Phật giáo và đã tống kết
6 ưu điểm lớn của Phật giáo:
- Tín ngưỡng là trí tín chứ không phải là mê tín;
- Kiêm thiện chứ không phải là độc thiện;
- Nhập thế chứ không phải là yếm thế;
- Bàn cái vô hạn chứ không bàn cái hữu hạn;
- Giảng cái bình đẳng chứ không phải cách biệt;
- Nặng về tự lực chứ không phải là do người khác.
1.6.2. Tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản của Tôn Trung Sơn
Cách mạng Tân Hợi (1911) đã quật đổ chế độ ngự trị ở Trung
Quốc trên 2000 năm. Linh hồn của cách mạng Tân Hợi là lãnh tụ cách
mạng Tôn Trung Sơn.
Điều vĩ đại nhất đã đưa Tôn Trung Sơn lên vị trí nhân vật lịch
30
sử ở Trung Quốc luc bấy giờ là tư tưởng dân chủ.
Ông chủ trương thực hiện dân chủ hóa theo 3 bước: quân chính,
huấn chính, hiến chính.
Ông chủ trương phải dùng biện pháp chuyên chính để điều
hành chính quyền, sau đó phải giáo dục để nâng cao dân trí và cuối
cùng là thực hiện nhà nước pháp quyền, thực hiện dân chủ bằng luật
pháp.
Tư tưởng này là một sáng tạo độc lập, xuất phát từ bối cảnh
lịch sử văn hóa phương Đông.
Người Trung Quốc gọi ông là Quốc phụ, tức là người cha của
Trung Hoa dân quốc, người cha của nền cộng hòa dân chủ.
1.7. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc
Sau cách mạng tháng Mười Nga, chính phủ Xô Viết tuyên bố
hủy bỏ mọi điều ước bất bình đẳng của đế quốc Nga đã kí kết với
Trung Quốc.
Do ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười, trong giới tư tưởng
Trung Quốc đã xuất hiện khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Một số nhà
trí thức Trung Quốc bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, đi theo
con đường cách mạng Nga.
Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin đã làm cho cách mạng
Trung Quốc có bước phát triển mới rất quan trọng đưa đến sự thành
lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1-7-1921).
Tài liệu tham khảo
1. Anne Cheng (2022), Lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Nxb Thế giới.
2. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo phương Đông: Quá khứ và hiện tại, NXB Tôn
giáo.
3. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Gia Phu (1996), Lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt
Nam, Tủ sách ĐHTH TP. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Tp HCM, bộ 5 tập.
31
............................................................................

32
Chương 2
Lịch sử tư tưởng Ấn Độ

2.1. Khái quát chung về Ấn Độ


2.2. Tư tưởng Bàlamôn và Hinđu giáo
2.3. Tư tưởng triết học và quan điểm xã hội

2.1. Khái quát chung về Ấn Độ


Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत, chuyển tự Bhārata, tiếng Anh:
India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत
गणराज, chuyển tự Bhārat Gaṇarājya, tiếng Anh: Republic of India),
là một quốc gia cộng hòa có chủ quyền tại khu vực Nam Á. Đây là
quốc gia lớn thứ 7 về diện tích và đông dân thứ 2 trên thế giới với dân
số trên 1,366 tỷ người. Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam,
biển Ả Rập ở phía Tây – Nam và vịnh Bengal ở phía Đông – Nam, Ấn
Độ có đường biên giới trên bộ với Pakistan ở phía Tây; với Trung
Quốc, Nepal và Bhutan ở phía Đông – Bắc và Myanmar cùng
Bangladesh ở phía Đông. Trên biển Ấn Độ Dương, Ấn Độ giáp với
Sri Lanka và Maldives; thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar
của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và
Indonesia.
Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nền văn minh lưu
vực sông Ấn cổ đại, sớm hình thành nên các tuyến đường mậu dịch
mang tính quốc tế cùng những Đế quốc rộng lớn, các Đế quốc này trở
nên giàu có, thịnh vượng do thương mại cùng sức mạnh văn hóa -
quân sự mang lại trong suốt chiều dài lịch sử của mình.[23] Đây cũng
là nơi khởi nguồn của 4 tôn giáo lớn trên thế giới bao gồm: Ấn Độ
giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo; trong khi Do Thái giáo, Hỏa
giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo được truyền đến vào thiên niên kỷ thứ
33
nhất sau Công nguyên - hình thành một nền văn hóa đa dạng bản sắc
trong khu vực. Sang đến thời kỳ cận đại, khu vực Ấn Độ dần bị thôn
tính và chuyển sang nằm dưới quyền quản lý của Công ty Đông Ấn
Anh từ đầu thế kỷ XVIII, rồi cuối cùng nằm dưới quyền quản lý trực
tiếp của Đế quốc Anh từ giữa thế kỷ XIX. Ấn Độ trở thành một quốc
gia độc lập vào năm 1947 sau một cuộc đấu tranh giành độc lập dưới
hình thức đấu tranh bất bạo động do lãnh tụ Mahatma Gandhi lãnh đạo.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính Ấn Độ

34
Ngày nay, Ấn Độ là một quốc gia Cộng hòa Lập hiến Liên
bang theo thể chế Nghị viện và Cộng hòa Tổng thống, kết hợp với dân
chủ đại nghị và dân chủ trực tiếp, lãnh thổ bao gồm có 29 bang và 7
lãnh thổ liên bang. Nền kinh tế Ấn Độ có quy mô lớn thứ 6 trên thế
giới xét theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 3 toàn cầu tính theo sức mua
tương đương (thống kê năm 2020). Kể từ sau khi ban hành các cải
cách kinh tế mới dựa trên cơ sở mở cửa nền kinh tế cũng như hình
thành kinh tế thị trường hoàn chỉnh vào năm 1991, Ấn Độ trở thành
một trong những nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên
thế giới, được công nhận là một nước công nghiệp mới.
Ấn Độ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và là một cường
quốc, có quân đội thường trực với số lượng lớn thứ 3 trên thế giới,
đứng thứ 4 về sức mạnh quân sự tổng hợp và xếp hạng 3 toàn cầu về
chi tiêu quân sự, Ấn Độ được đánh giá là một siêu cường tiềm năng.
Ấn Độ là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, trong đó tiêu
biểu như: Liên Hợp Quốc, G-20, Khối Thịnh vượng chung Anh, WTO,
IAEA, SAARC, NAM và BIMSTEC,... Xã hội Ấn Độ hiện đại là một
xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc, đây cũng là nơi có
sự đa dạng về các loài hoang dã nhiều nhất trong khu vực và cần được
bảo tồn, bảo vệ. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn tiếp tục phải đối mặt với
những thách thức kìm hãm sự phát triển của đất nước như: nghèo đói,
phân hóa giàu nghèo cao, nạn tham nhũng, tranh chấp lãnh thổ với các
nước láng giềng, nhiều tư tưởng phân biệt đẳng cấp và hủ tục tôn giáo
lạc hậu vẫn còn tồn tại, tình trạng suy dinh dưỡng, giáo dục và y tế
công thiếu thốn ở vùng nông thôn, cùng chủ nghĩa khủng bố.
2.2. Tư tưởng Bàlamôn và Hinđu giáo
2.2.1. Đạo Bà La Môn
Bà-la-môn (zh. 婆羅門, sa., pi. brāhmaṇa) là danh từ chỉ một
đẳng cấp, một hạng người tại Ấn Độ. Thuộc về đẳng cấp Bà-la-môn là
các tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lĩnh đạo tôn giáo. Dân chung Ấn
Độ rất tôn trọng đẳng cấp này.
35
Đạo Bà La-Môn (Brahmanism) cũng gọi Ấn giáo hay Ấn Độ
giáo (Hinduism), là đạo bản địa của người Ấn (Hindus), hình thành ở
Ấn Độ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên hoặc sớm hơn nữa, tức
là có trước Phật giáo ít lắm cũng khoảng 10 thế kỷ. Không xác định ai
là giáo chủ hay người mở đạo. Bậc chân sư đắc đạo hướng dẫn tâm
linh cho tín đồ được gọi là guru.
Tôn giáo này chủ trương đa thần (polytheism). Trời hay
Thượng đế của Ấn giáo là một Trimurti (tam vị nhất thể) gồm ba ngôi:
Brahma (đấng sáng tạo), Vishnu (đấng bảo tồn), và Shiva (đấng hủy
diệt).
Các bộ kinh chính viết bằng tiếng Sanskrit: Vedas (Phệ đà),
Upanishads (Áo nghĩa thư), Bhagavad Gita (Chí tôn ca)…
Vũ trụ quan. Thực tại tuyệt đối sinh thành và bảo tồn vũ trụ,
vạn vật được gọi là Brahman, có thể xem như tương đồng với khái
niệm Đạo của Trung Hoa, hay Logos của Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ 5
trước Công nguyên.
Nhân sinh quan. Con người bị ràng buộc trong vòng vô minh
(ngu dốt) và huyễn ảo nhưng lại có khả năng thoát khỏi chung.
Kinh Vệ Đà (Veda) xem như là cỗi gốc của Bà La Môn Giáo
và là suối nguồn của nền văn minh Ấn. Trong kinh có những bản
thánh ca để ca tụng các vị thần, như thần lửa, thần nui, thần sông ...
Phần lớn ca tụng những vẻ đẹp huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm
của cuộc sống trong vũ trụ. Toàn thể bộ kinh gồm bốn tạng:
1. Rig Veda: thi tụng cái biết.
2. Yajur Veda: nghi thức tế tự.
3. Sama Veda: ca vịnh thần chu.
4. Atharva Veda: (triển khai ý nghĩa ba bộ kinh kia).
Tư tưởng chủ yếu của Vệ Đà được biến đổi từ Đa thần qua
Nhất thần, từ Nhất thần sang lãnh vực Triết học ngang qua ba thời đại:
Vệ Đà Thiên Thư (Veda), Phạm Thiên Thư (Brahmana) và Áo Nghĩa
Thư (Upanishad).
36
2.2.1.1. Tư tưởng Đạo Bà La Môn
Theo trình tự thời gian, tư tưởng Vệ Đà đã đạt tới quan niệm
một đấng Thượng Đế hữu ngã sáng tạo vũ trụ và một bản thể tuyệt đối
vô ngã làm cội nguồn chung cho vũ trụ. Tuy nhiên, trên đại thể, kinh
Vệ Đà vẫn thiên trọng về quan niệm một đấng Thượng Đế hữu ngã
hơn.
Thời Vệ Đà Thiên Thư, dân chung sùng bái cung tế để cầu xin
sự trợ giup của các thần linh, hình thức phần chính thuộc về Đa Thần
giáo. Sang thời kỳ Phạm Thiên Thư, tín đồ chán việc tế lễ và thờ tự
nhiều Thần, nên tuyển lọc lại vài vị Thần quan trọng để phụng thờ,
sau thờ một Thần là đấng Phạm Thiên (Brahma), vị thần tối cao toàn
năng, siêu việt, sáng tạo ra vạn vật vũ trụ. Thế là đối tượng tín ngưỡng
của đa phần dân Ấn Độ chuyển từ Đa thần giáo sang Nhất thần giáo.
Qua đến thời kỳ Áo Nghĩa Thư không chỉ giới hạn trong nghi thức tế
tự, mà bao gồm môn triết học cao siêu.
Áo Nghĩa Thư là những bộ kinh luận được các giáo sĩ Bà La
Môn trước tác nhằm khai triển nền giáo lý Vệ Đà trên phương diện
triết học. Trong khi các kinh Vệ Đà chu trọng về nghi thức thờ phụng
thì Áo Nghĩa Thư muốn tìm hiểu thêm về tự ngã và tự thể của con
người và mối liên hệ của chung với bản thể tuyệt đối của vũ trụ vạn
vật. Nội dung căn bản của Áo Nghĩa Thư cho rằng con người, cũng
như mọi chung sinh đều có một tự thể bất sinh, bất diệt, thường tịch và
vô trụ như Bản thể tuyệt đối, thường được gọi là Atman hay Tiểu ngã
(một linh hồn bất diệt). Khi tự ngã của con người hay của chung sinh
chưa hoà nhập với Bản thể tuyệt đối (Brahman, đấng Phạm Thiên hay
Đại Ngã), thì Tự ngã của con người vẫn còn phải luân hồi trong vòng
sinh tử. Họ chủ trương “Brahma-Atman đồng nhất” và con người giải
thoát là con người hoà đồng vào bản thể của vũ trụ. Tiểu Ngã hoà
đồng với Đại Ngã vô biên trong một trạng thái hằng hữu vĩnh cửu.
Trên địa hạt xã hội, dân chung Ấn Độ hồi đó được phân chia
thành bốn giai cấp:
37
1. Hàng Tăng lữ thuộc giai cấp Bà La Môn (Brahman).
2. Vua chua thuộc giai cấp Sát Đế Lỵ, (Kshastriya).
3. Thương buôn, nông phu và thợ thuyền (Vaisya).
4. Tiện dân bần cùng thuộc giai cấp Thủ Đà La (Sùdra).
5. Ba-ri-a (Pariah) giống người cùng khổ, bị coi như sống ngoài
lề xã-hội loài người, bị các giai-cấp trên đối-xử như thu-vật, vô
cùng khổ nhục, tối tăm.
Hệ thống giai cấp này theo chế độ cha truyền con nối, các
người khác giai cấp không được cưới nhau, không được cùng nhau
hành lễ tế tự và không được ăn chung bàn. Giai cấp Thủ Đà La là giai
cấp cùng đinh bị khinh miệt và bị hành hạ, nên đời đời làm nô lệ phục
vụ cho ba giai cấp trên. Giai cấp này bị khinh bỉ đến nỗi một người
Thủ Đà La đến gần một giếng nước, thời giếng nước ấy xem như đã
trở thành dơ bẩn, không dùng được cho ba giai cấp trên và người Thủ
Đà La nào vi phạm tội ấy có thể bị ném đá cho đến chết.
Chính sự kỳ thị này đã gây ra một tổ chức xã hội cực kỳ bất
công. Cho đến cuối thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch đẳng cấp Bà La Môn
hoàn toàn ngự trị trên toàn thể dân chung Ấn, họ hợp nhất quyền lực
chính trị vào quyền lực tôn giáo, đặt thêm nhiều nghi lễ tế tự phiền
toái để trói buộc dân chung nhằm củng cố giai cấp thống trị. Thời kỳ
này có nhiều luận chấp về Tự Ngã và nảy sinh nhiều phe phái, từ
những luận chấp về quá khứ, về tương lai, cho đến luận chấp về hiện
tại Niết Bàn. Tất cả các luận chấp này đều dựa vào sự xuc đối phân
biệt của sáu giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức).
2.2.1.2. Tư tưởng Triết học Đạo Bà La môn
Vào thời kỳ đầu, với trình độ nhận thức con người còn thấp
kém, tư tưởng triết học Bà-la-môn giáo chủ yếu dựa vào hình thức tế
tự, mang tính chất đa thần. Vì họ tin tưởng rằng, nhờ những nghi thức
tế lễ mà người ta có thể thông cảm với thần linh, được thần linh che
chở và giup đỡ cho giải thoát. Tới khi trình độ nhận thức ngày càng
cao, con người bắt đầu ý thức về sự tồn tại của mình. Họ suy ngẫm về
38
cuộc đời, số phận và đi tìm lẽ sống cho con người. Để đáp ứng nhu
cầu đó nên tư tưởng triết học Upanishad đã ra đời.
Đây là đỉnh cao của triết học Bà-la-môn giáo. Mọi tư tưởng của
bất kỳ môn phái nào sau này, chung ta sẽ không biết gì đến nơi đến
chốn nếu không tìm hiểu cội nguồn của tất cả các hệ thống Upanishad.
Vì vậy triết gia Schopenhauer đã thốt lên rằng: “Khắp thế giới không
có gì lợi ích nâng cao tâm hồn con người bằng các Upanishad. Nó đã
an ủi đời sống của tôi, nó sẽ an ủi tôi khi tôi chết”. Sự xuất hiện của
Upanishad đánh dấu bước chuyển tiếp từ thế giới quan thần thoại tôn
giáo sang tư duy triết học. Tư tưởng đó được thể hiện trong các vấn đề
chủ yếu sau:
1. Thực tại Tối cao Brahman
“Cái gì là thực tại đầu tiên, duy nhất, tối cao, là căn nguyên của
tất cả, mà khi nhận thức được nó người ta sẽ biết được mọi cái và có
thể giải thoát được linh hồn con người khỏi mọi lo âu khổ não của
cuộc đời”. Upanishad đã cho rằng:đó là “Tinh thần vũ trụ tối cao
Brahman”. Brahman là thực tại có trước nhất và là thực thể duy nhất,
tuyệt đối, tối cao, vĩnh viễn, vô danh vô sắc v.v… là bản thể của tất cả,
ở ngoài mọi giới hạn của thời gian và không gian… Brahman là thực
tại siêu việt khách quan, ở ngoài và ở trong con người.
Chandogya Upanishad nói: “Toàn thể vũ trụ là Brahman” và
cũng nói “cái ngã tiềm ẩn trong lòng ta, đó là Brahman”. Cả Mundak
và Katha Upanishad đều xác nhận: “Tự ngã không thể đạt được bởi
học vấn, trí tuệ hay kiến thức. Ngài có thể đạt được bởi người nào mà
Ngài lựa chọn. Đối với người ấy Tự ngã tự thể hiện bản tính của
mình”. Taittiriya Upanishad có nhắc đến lời dạy của đạo sĩ Varuna về
Brahman cho con như sau:
“Cái ở đấy mọi sự vật sinh ra, cái ở đấy mọi sự vật sống được
và cái ở đấy mọi sự vật trở về sau khi chết. Con hãy tự hiểu lấy, cái đó
là Brahman”.

39
Như vậy, Brahman là nguyên lý siêu việt, thường tại, vô thủy
vô chung, là quỹ đạo chi phối vạn vật theo một trật tự như là điều lý
có sẵn. Trong khi đó, vạn vật là những thực tại hữu thủy, hữu chung,
được điều lý và định hướng trong Brahman.
Brahman là một thực tại đồng nhất, vượt ngoài các ý niệm, các
tổng số ý niệm; nhưng để lý giải cho những người chưa có trình độ
thực nghiệm tâm linh thì phải mượn những ý niệm. Vì thế, Taittiriya
Upanishad đã hình tượng hóa Brahman như một cái tổ chim có ba con
chim nhô cái đầu ra là Viraj, Hiranya Garbha và Ishvara: “Khi tuyệt
đối được quan niệm là độc lập, tự hữu thì gọi là Brahman. Khi được
coi là hiện thân thành vũ trụ thì gọi là Hiranya garbha, khi được coi là
thượng đế sáng tạo hữu ngã thì gọi là Ishvara. Ishvara trở thành
Brahman, Vishnu và Shiva khi ba chức phận của Ngài được phân
biệt”
Không thể miêu tả Brahamn, nhưng Mundaka Upanishad đã
lấy hình tượng con nhện giăng tơ để miêu tả hành động sáng tạo và
thu hồi của Brahamn như sau: “Cũng như con nhện giăng tơ và rut tơ
về, cũng như cỏ sinh trên mặt đất, cũng như lông mộc trên thân người
sống, thì nơi đây trong vũ trụ, phàm cái hữu tồn là xuất tự Bất di bất
dịch”.
Bất lực trong việc miêu tả Brahman, Brihad Aranyaka
Upanishad dùng toàn bộ những chữ “không” để nói: “Brahman không
lớn, không nhỏ, không ngắn, không dài, không rực rỡ, không tối tăm,
không mùi, không vị, không mắt, không tai, không tiếng nói, không
hơi thở, không trong, không ngoài, không tiêu hủy mà cũng không bị
tiêu hủy”.
Mặc dù không thể miêu tả được Brahman là gì, nhưng
Brahman vẫn có những tính thiết yếu là: Thực hữu (Chat), Ý thức
(Chit), An lạc (Ananda). Brahman là thực hữu vì không phải là hư
không, Brahman là ý thức vì là nguồn gốc của mọi nhận biết,
Brahman là an lạc vì đó là hạnh phuc vĩnh hằng.
40
Mandukya Upanishad cho rằng con người chỉ có thể cảm nhận
Brahman bằng trực giác tâm linh (Turiya). “Turiya là bản chất của ý
thức về tự ngã duy nhất, nơi mà tất cả muôn vật trong thế giới đều trở
về, yên vui, thanh tịnh, không hai”.
2. Tự ngã Atman
Tự ngã Atman là một thực thể nội tại trong mỗi cá nhân. Hơi
thở là nguồn sống vật chất thì Atman là hơi thở siêu nhiên, là nguồn
sống thiêng liêng. Atman là thực thể làm cho con nguời vượt lên trên
vạn vật. Có thể nói Atman là thành phần của Brahman trong con
người. Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn Atman là cái ngã cá
nhân. Braman chỉ có một, Atman là số nhiều, nhưng cái nhiều ấy chỉ
là giả tưởng vì bản chất cả hai chỉ là một. Cho rằng khi thân xác chết
thì Tự ngã (Atman) lại trở về hợp nhất với Đại ngã (Brahman).
Tự ngã Atman không phải là lý trí, tình cảm và giác quan,
nhưng Atman là nguồn cội của các sinh hoạt tinh thần ấy. Không có
Atman, tất cả sinh hoạt tinh thần và thể chất đều chấm dứt. Nhưng
ngay khi cả sinh hoạt tinh thần và thể chất chấm dứt thì Atman vẫn tồn
tại bất diệt. Với nhiều nỗ lực, nhưng Upanishad cũng không thể nói rõ
về Atman, cho nên luôn cảnh giác rằng tự ngã không thể hiểu được, tự
ngã phải cần được thực hiện. Katha Upanishad nói: “Atman không thể
nhận biết được bởi sức mạnh của trí óc, cũng không thể nhận biết
được bởi giác quan”.
3. Giải thoát và thực trạng giải thoát
Cứu cánh của mọi triết học, tôn giáo chính là vấn đề giải thoát.
Brihad Aranyaka Upanishad nói: “Bậc chân tri sau khi chết sẽ vượt
qua không gian lên tới cõi hạnh phuc vĩnh hằng”. Cõi hạnh phuc vĩnh
hằng là cảnh giới dành cho những người đạt giải thoát thực sự. Còn
những kẻ tội lỗi thì phải chịu sự chi phối của định luật nghiệp báo, bị
đọa đày khổ sở trong vòng luân hồi cho tới khi dứt nghiệp và đạt được
chân tri. Ngoài ra Chândogya Upanishad cũng nói đến hai nẻo đường

41
giải thoát: đường của tố phụ (Patri Yana) và đường của thần linh
(Deva Yana).
Đường của tố phụ dành cho những người ra sức hành thiện,
những người ấy sau khi chết sẽ được vào cõi trời (thiên đường).
Nhưng khi hưởng hết phước báo trong một khoảng thời gian tương
ứng, họ sẽ trở lại trần gian. Chỉ khi nào con người đi vào nẽo đường
của thần linh, không bị nô lệ bởi vật chất, đồng nhất được Brahman
với Atman ngay tại chính mình, bấy giờ mới được giải thoát và được
hưởng hạnh phuc viên mãn vĩnh hằng.
Nhưng, muốn được giải thoát thì phải trải qua tiến trình tu tập.
Phải toàn tâm kiên trì tu luyện đạo đức (karma-yoga) và tu luyện tri
thức (jnàna-yoga), nhằm diệt mọi dục vọng, lo âu, phiền não, rũ bỏ hết
mọi ràng buộc, lôi kéo bởi thế giới vật dục biến ảo, vô thường của thế
giới trần tục; dày công thiền định (dhyàna) suy tư chiêm nghiệm nội
tâm, “thực nghiệm tâm linh” bằng trực giác; nhận cho ra chân bản
tánh của mình, để đạt chân lý tối thượng hòa nhập vào bản thể tuyệt
đối. Đó chính là sự giải thoát, ý nghĩa tối cao của cuộc sống.
Nhưng nhận thức được sự đồng nhất đó với linh hồn bất tử
không phải là điều cảm giác hay trí tuệ thông thường có thể đạt được.
Nó có thể đạt được nhờ vào sự thực nghiệm tâm linh. Thực nghiệm
tâm linh là sự thực nghiệm ngay trong sâu thẳm tâm hồn mình. Phải
trải qua mức cảm nghiệm, nhưng trước hết là phải đưa nhận thức quay
về chính mình. Kinh Upanishad đã nói: “Atman chẳng có thể nhận
biết được bởi học vấn, bởi sức mạnh của trí óc. Atman chẳng thể nhận
thức được bằng giác quan. Tự ngã mở các giác quan ra ngoài, bởt thế
người ta chỉ trông ra thế giới bên ngoài mà không nhìn về bản ngã”.
Có 3 con đường chính để đạt đến giải thoát:
- Con đường tri thức đòi hỏi tu hành khổ hạnh, chuyên tâm rèn
luyện, sẵn lòng thoát ly thế giới trần tục.
- Con đường hành động theo nguyên tắc tâm linh vị tha, vì lợi
ích chung, vì cái thiện, vì đại ngã.
42
- Con đường cuối cùng, rộng rãi nhất, dành cho mọi người đó
là con đường sùng tín, hết lòng tin yêu, tôn kính Đấng tối cao – Atman
có thể hoà nhập với Braman trong tình yêu và bằng tình yêu cao cả
thiêng liêng.
Giải thoát là con người không còn bị đau khổ nữa, bởi vì đau
khổ là trạng thái con người bị giới hạn. Ta không còn khao khát, ghét
bỏ, mơ tưởng… con người ra khỏi thế giới nhị nguyên tương đối,
bước vào cảnh giới nhất nguyên tuyệt đối.
4. Tự ngã
Upanishad thừa nhận một Atman hiện hữu trong con người. Và
cũng cho rằng có tự ngã bất biến, cuộc sống con người như thế nào là
do sự quyết định của đấng tối cao Brahman. Sự mặc khải của đấng
sáng tạo sẽ quyết định sự giải thoát của một con người
Tóm lại, nói đến Ấn Độ là nói đến một nền văn hóa với nhiều
truyền thống tôn giáo. Nơi đây có nhiều triết thuyết ra đời với nhiều tư
tưởng khác nhau. Nhưng tất cả các học thuyết sau này đều dựa vào tư
tưởng triết học Upanishad; vì từ rất sớm, nó đã chiếm một vị thế cực
kỳ trọng yếu trong mọi khái niệm và xã hội của con người cổ đại và
cho đến hiện nay.
2.2.2. Tư tưởng (Kinh điển) của Ấn độ giáo chủ yếu có ba bộ lớn
2.2.2.1. Bộ Veda (Vệ đà)
Veda bắt nguồn từ căn ngữ “Vid”, nghĩa là tri thức, kiến thức,
hiểu biết. Như vậy Veda là bộ sách của sự hiểu biết, bộ sách về tri
thức. Bộ này vốn không do một ai sáng tạo ra cả mà nó là bộ sách
được sưu tập và biên soạn lại bằng tiếng Sanskrit vào khoảng từ năm
1000 đến 800 trước CN, được mọi người tôn xưng là “Thánh kinh
Veda”. Theo các học giả hiện đại, Veda được sắp xếp theo bốn tập sau:
Bốn tập Samhitas (Sam có nghĩa là cùng với nhau, hita là sắp
xếp hay sưu tập), cũng gọi là bốn bộ Veda
Rig Veda (thường được phiên âm là Lê câu vệ đà): Gồm có
1028 bài thánh ca nhằm ca tụng, tán dương các vị thần linh. “Những
43
bài thánh ca này ngoài ý nghĩa tín ngưỡng, nó còn là tác phẩm văn học
có giá trị và thông qua đây chung ta cũng hiểu được về nhân sinh quan
và vũ trụ quan của người Ấn độ cổ đại” [27, 11]…Đây là quyển xưa
nhất và quan trọng nhất trong bốn quyển Veda.
Sama Veda (Sa ma vệ đà): Gồm có 1549 bài tán ca được trích
ra từ Rig Veda kết hợp với một ít bài mới. Nó được coi là “tri thức về
các giai điệu ca chầu, cầu nguyện thần linh khi hành lễ”.
Yajur Veda (Da du vệ đà): Bộ này tập hợp những nghi thức
khấn vái thần linh và cách bố trí các lễ vật trong khi cung tế. Có nhiều
đoạn trong này được rut ra từ Rig Veda. Tuy nhiên Yajur Veda lại có
những đoạn văn xuôi ngắn và một số đoạn tán ca có chung một đề tài.
Atharva Veda (A thát bà vệ đà): Là bộ ghi chép những câu
thần chu, ma thuật…dùng để cầu phuc, cầu an, giải hạn, cầu cho mọi
người tai họa được tiêu trừ… nhằm đem lại điều may mắn tốt lành cho
bản thân, gia đình và xã hội. Mặt khác nó còn có thể gây thương tổn
cho kẻ thù, nguyền rủa kẻ thù….
2.2.2.2. Upanishad (Áo nghĩa thư) có ba nghĩa chủ yếu
- Theo Max Muller, Upanishad có nghĩa là lớp học trong rừng,
ở đây những người học trò ngồi xung quanh thầy và nghe thầy giảng.
- Theo Deussen, thì Upanishad có nghĩa là giáo lý bí mật, mà
người thầy chỉ truyền trao cho một số ít học trò đã được thử thách và
lựa chọn.
- Theo Sankara, nhà sớ giải nổi tiếng của tập Upanishad, thì
Upanishad có nghĩa là đoạn trừ, tiêu hủy tức là triết lý này đoạn trừ sự
si mê, ngu dốt và mở đường cho chánh kiến và giác ngộ, giải thoát.
Upanishad có tổng cộng 180 cuốn, được biên soạn vào cuối
thời kỳ Veda. Cho nên nó còn có tên là Vedanta, nghĩa là sự kết thuc
của Veda (sự kết thuc ở đây tức là sự hoàn chỉnh, hoàn thiện của tư
tưởng Veda).
Nội dung chủ đạo của Upanishad là nhất nguyên và duy tâm
Nhất nguyên là vì các tác giả của Upanishad cho rằng: “Atman
44
là Brahman, ẩn sâu trong con người” [5, 25]. Cũng có nghĩa bản thể
của vũ trụ vạn hữu là cái bí mật của con người và biết được Atman tức
cũng biết được Brahman. Mà muốn “hiểu biết về Atman không thể đạt
được bởi lý luận. Atman sẽ trở nên dễ dàng lĩnh hội khi được giảng
giải bằng cách khác (nhận thức trực giác, hướng nội hay thực nghiệm
tâm linh). Bây giờ ngươi đã đạt được sự hiểu biết đó” [8, 100]. Như
vậy muốn nhận ra được Atman, chung ta phải quay về bên trong bằng
con đường thực nghiệm tâm linh thì mới có thể thấy được bản chất
của con người tức là Atman. Có khi người ta còn đồng nhất Atman với
hơi thở.
Duy tâm là vì Atman là cái nằm ẩn sâu bên trong, là cái bản
chất của con người, của mỗi chung sanh, “Atman ẩn dấu sâu kín trong
trái tim của vạn vật đang sinh tồn. Người thoát khỏi sự ràng buộc của
dục vọng và thế giới vật dục là người thấy được vẻ uy nghiêm của
Atman qua sự yên tĩnh của tri giác và trí tuệ, người đó sẽ đạt được tự
do từ khổ đau” [8, 103].
Trong Upanishad, chung ta cũng tìm thấy được những thuyết
nghiệp (Karma), luân hồi và các phương pháp thực tập đưa đến giải
thoát…….
2.2.2.3. Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca )
Mahabharata là tác phẩm sử thi của Ấn độ nói riêng và của
nhân loại nói chung, được xem là cuốn “Bách khoa toàn thư”. Ngạn
ngữ Ấn cũng đã khẳng định: “Cái gì không được thấy trong
Mahabharata thì cũng không thể thấy được ở Ấn độ”. Bộ sử thi này
gồm có 200.000 câu thơ, dài gấp bảy lần tổng số câu của hai bộ sử thi
cổ Hy Lạp Iliade và Odyssee cộng lại. Nó được biên soạn vào khoảng
năm 500 trước công nguyên, đây là công trình sáng tác tập thể của
nhiều thi nhân và trải qua nhiều thế hệ.
Dưới triều đại các vua của Gupta, Bhagavad Gita được bổ sung
vào bộ sử thi này và trở thành cuốn VI của toàn tập Mahabharata.

45
Theo một số học giả thì. Bhagavad Gita gồm có 700 câu thơ và được
chia thành 18 đoạn.
Bhagavad Gita là bộ thánh điển quan trọng của Ấn độ giáo. Nó
không những là tác phẩm văn học có giá trị mà còn cô đuc được hầu
như tất cả những nguyên lý chính của đời sống tâm linh ấn độ cổ đại.
Nội dung chủ yếu của thánh ca này là trình bày về:
- Con đường tri thức
“Nhờ ánh sáng của Jnana (tri thức), nhà ngươi sẽ nhận biết
Brahma trong chính Atman của mình và ở trong Ta”.
- Con đường của hành động:
“Hành động của ai thoát khỏi dục vọng, được ngọn lửa của tri
thức soi sáng, người đó xứng đáng là bậc hiền giả ở đời”
- Con đường của sự sùng tín:
“…..Những ai có lòng thành kính, vọng tưởng đến Ta…..những
người đó mới thật là tông đồ mộ đạo, hiện hữu gần nhất bên Ta”.

Tài liệu tham khảo


1. Will Durant: Lịch sử văn minh Ấn Độ. Nxb văn hoá – Thông tin,
Hà Nội, 2004.
2. Lịch sử triết học, Nxb Tư tưởng – văn hoá, Hà Nội, 1991, tập 1, tr.
126 – 168.
3. Lương Duy Thứ, Phan Thu Hiền, Phan Nhật Chiêu: Đại cương văn
hoá phương Đông, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr. 129 – 229.
4. Các tôn giáo, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2001, tr. 85 – 96.
5. Triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, T.1, tr. 21 – 722.
6. Hữu Ngọc, Lê Hữu Tầng, Dương Phu Hiệp: Từ điển triết học giản
yếu, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1987.
7. M. T. Stepaniannts: Triết học phương Đông, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2003.
8. Nguyễn Đăng Thục: Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Tp. Hồ
Chí Minh, 2001, tập 3.
9. The Telegraph, March 21, 2005. Truy cập 7 tháng 5 năm 2007.
10. Current India Science , Gaur, A. S.; K. H. Vora 1999.

46
2.3. Tư tưởng triết học và quan điểm xã hội
2.3.1. Giới thiệu chung về triết học Ấn Độ
Ấn Độ cổ đại là một vùng đất thuộc Nam Châu Á với đặc điểm
khí hậu, đất đai đa dạng và khắc nghiệt cùng sự án ngữ của vòng cung
dãy Hy - Mã - Lạp - Sơn kéo dài hàng ngàn km. Đây là yếu tố địa lý
có ảnh hưởng nhất định tới quá trình hình thành văn hoá, tôn giáo và
tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại. Thêm vào đó người Ấn Độ
cổ đại đã tích luỹ được những tri thức rất phong phu về các lĩnh vực
toán học thiên văn, lịch pháp nông nghiệp,… [5]
Tất cả những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và tri thức đã
hợp thành cơ sở hiện thực cho sự phát triển những tư tưởng triết học -
tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Triết học Ấn Độ cổ đại chia làm hai giai đoạn: [2], [3]
Giai đoạn thứ nhất: Từ giữa thế kỷ III TCN đến khoảng giữa
thế kỷ II TCN, đây là giai đoạn thường được gọi là “Nền văn hoá
Harappa” (hay nền văn minh sống Ấn)-Khởi đầu của nền văn hoá Ấn
Độ mà cho tới nay người ta còn biết quá ít về nó ngoài những tư liệu
khảo cổ học vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX.
Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn thứ nhất tới thế kỷ thứ VII TCN,
đây là thời kỳ có sự thâm nhập của người Arya (gốc Ấn - Âu) vào khu
vực của người Dravida (người bản địa). Đó là một sự kiện quan trọng
về lịch sử, đánh dấu sự hoà trộn giữa hai nền văn hoá - tín ngưỡng của
hai chủng tộc khác nhau và quá trình này đã làm xuất hiện một nền
văn hoá mới của người Ấn Độ nền văn hóa Vê-đa.
Giai đoạn thứ ba: Trong khoảng 5-6 thế kỷ tức từ thế kỷ thứ VI
TCN đến thế kỷ I TCN, đây là thời kỳ Ấn Độ cổ đại có những biến
động lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng và cũng là thời kỳ
hình thành các trường phái triết học - tôn giáo lớn. Đó là 9 hệ thống tư
tưởng lớn, được chia làm hai phái: chính thống và không chính thống.
So với các nền triết học cổ đại khác nền triết học Ấn Độ biểu
hiện ra là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của những tư tưởng
47
tôn giáo. Chung ta đi xét những tư tưởng triết học cơ bản của trường
phái Phật giáo. Phật giáo là một trường phái triết học-tôn giáo điển
hình của nền tư tưởng ấn Độ cổ đại và có nhiều ảnh hưởng rộng rãi và
lâu dài trên phạm vi thế giới. Ngày nay với tư cách là một tôn giáo,
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới, có tầm ảnh
hưởng mạnh mẽ đến các nước phía bên ngoài Ấn Độ.
2.3.2. Triết học Phật giáo nguyên thủy
2.3.2.1. Thế giới quan của phật giáo
Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có tính duy vật và
vô thần đồng thời có chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc.
Tính duy vật và vô thần thể hiện rõ nét nhất ở quan niệm về
tính tự thân sinh thành, biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối
quyết định của một lực lượng thần linh hay thượng đế tối cao nào.
Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân
quả. Điều này được thể hiện trong việc lý giải những vấn đề của cuộc
sống nhân sinh như: hạnh phuc, đau khổ, giàu nghèo, thọ, yểu,… [6]
Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể
hiện rõ qua việc luận chứng về tính chất “vô ngã” và “vô thường” của
vạn vật.
Phạm trù “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng vạn vật trong vũ
trụ vốn không có tính thường hằng nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ
nhân duyên nên thành ra “có”. Ngay bản thân sự tồn tại của thực tế
con người chẳng qua cũng là do “ngũ uẩn” (năm yếu tố) hội hợp lại:
sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức
(ý thức). Nói một cách tổng quát thì vạn vật chỉ là sự “hội hợp” của
hai loại yếu tố là vật chất “sắc” và tinh thần “danh”. Như vậy thì
không có cái gọi là “tôi” (vô ngã).
Phạm trù “vô thường” gắn liền với phạm trù “vô ngã”. Vô
thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi, luật vô thường
chi phối cũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta. Sự vật luôn luôn biến đổi

48
không có gì là thường trụ và luôn luôn bất biến. Sự chuyển biến diễn
ra ở hai hình thức Kshana vô thường và nhất kỳ vô thường.
Như vậy thì thế giới quan của Phật giáo là thế giới quan nhân
duyên. Tất cả sự vật đều có danh, có tướng, có thể nhận thức được.
Dùng ngôn ngữ luận bàn trong Phật giáo được gọi là Pháp, các pháp
đều thuộc một giới gọi là pháp giới và bản tính là các pháp duyên khởi.
2.3.2.2. Nhân sinh quan Phật giáo
Nhân sinh quan Phật giáo là phần trọng tâm của triết học. Cũng
như nhiều trường phái khác của triết học ấn Độ cổ đại, Phật giáo đặt
vấn đề tìm kiếm mục tiêu cứu cánh nhân sinh ở sự “giải thoát” khỏi
vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn. Tính
quần chung của luận điểm nhân sinh Phật giáo thể hiện ở chỗ nêu cao
tinh thần “bình đẳng giác ngộ”, tức là quyền thực hiện sự giải thoát là
cho tất cả mọi người mà cao hơn nữa là của mọi “chung sinh”. Điều
này mang tính nhân bản sâu sắc, vượt qua giới hạn đẳng cấp khắc
nghiệt vốn là một truyền thống chính trị ấn Độ nói lên khát vọng “tự
do cho tất cả mọi người”, không thể là độc quyền của một đẳng cấp
nào.
Nội dung triết học nhân sinh của Phật giáo tập trung ở bốn
luận điểm gọi là “tứ diệu đế”: [5]
Khổ đế: Theo triết học Phật giáo, trong cuộc sống nhân sinh sẽ
bao gồm sự đau khổ, ràng buộc hệ luỵ, không có tự do. Đó là 8 nỗi
khổ trầm lâm bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu: sinh, lão, bệnh,
tử, thụ biệt ly (yêu thương chia lìa), Oán tăng hội (oán ghét nhau mà
phải sống với nhau), sở cầu bất đắc (cái mong muốn mà không đạt
được), và ngũ thụ uẩn (5 yếu tố vô thường nung nấu làm khổ).
Nhân đế: Trong luận điểm giải thích những nguyên nhân sự
thật đau khổ nơi cuộc sống nhân sinh. Đó là 12 nguyên nhân: vô minh,
hành, thức, danh sắc, lục nhập, xuc, thụ, ái, thủ, hữu, linh, lão tử.
Trong 12 nhân duyên ấy thì “vô minh” là nguyên nhân chủ đạo. Bởi
thế cho nên diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc rễ sự đau khổ nhân
49
sinh. Dưới góc độ nhận thức vô minh là ngu tối, không sáng suốt,
thiếu giác ngộ chân lý.
Diệt đế: Luận điểm về khả năng có thể tiêu diệt được sự khổ
nơi cuộc sống nhân sinh, đạt tới trạng thái Niết bàn và cứu cánh của
hành động tự do. Bộc lộ tinh thần lạc quan tôn giáo của Phật giáo, thể
hiện khát vọng nhân bản của nó muốn hướng con người đến niềm
hạnh phuc chân – thiện – mỹ.
Đạo đế: Luận điểm về con đường thể hiện sự diệt khổ, đạt tới
giải thoát. Không phải là con đường sử dụng bạo lực mà là con đường
tu đạo. Con đường này thể hiện sự hoàn thiện đạo đức cá nhân, sự giải
phóng mang ý nghĩa của sự thự hiện cá nhân, không mang ý nghĩa của
những phong trào cách mạng hay cải cách xã hội. Đây là nét đặc biệt
của “tinh thần giải phóng nhân sinh” của Phật giáo.
Con đường giải phóng cá nhân gồm 8 nguyên tắc: Chính kiến,
chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến,
chính niệm và chính định.
2.3.3. Triết học Phật giáo hiện đại
2.3.3.1. Duyên khởi
Duyên khởi là tư tưởng cơ bản nhất và là giáo lí cơ bản nhất
của Phật giáo, nó thể hiện cách nhìn căn bản của Phật giáo đối với đời
người, với tồn tại và sinh mệnh. Tư tưởng Duyên khởi là cơ sở triết
học của giáo thuyết cụ thể và tư tưởng quan trọng của Phật giáo như
nhân quả, không hữu, trung đạo, bình đẳng, từ bi, giải thoát,… Các
giáo thuyết cụ thể và tư tưởng quan trọng của Phật giáo đều là sự triển
khai của tư tưởng Duyên khởi. Thuyết Duyên khởi khác với thuyết Vô
nhân, thuyết Ngẫu nhiên, thuyết Thần tạo và thuyết Định mệnh, nó là
một luận thuyết tương đối hợp lí về sự sinh thành diễn biến và về bộ
mặt vốn có của thế giới. Duyên khởi luận là thế giới quan độc đáo của
Phật giáo, đặc sắc lớn nhất và đặc trưng căn bản để phân biệt Phật
giáo với các tôn giáo khác. Tư tưởng Duyên khởi của Phật giáo chứa

50
đựng hai tư tưởng quan trọng là “quan hệ” và “quá trình”, là thế giới
quan của thuyết quan hệ, thuyết quá trình. [7]
Phật giáo cho rằng do vạn vật trong vũ trụ đều là Duyên khởi
nên đều có tứ tướng sinh, tru, dị, diệt, một quá trình không ngừng biến
dị. Cũng vậy, con người sống trong quá trình sinh, lão, bệnh, tử và
sinh tử lưu chuyển cần thừa nhận tư tưởng quá trình đó hàm chứa tư
tưởng vận động, biến hóa, phát triển, nên coi đó là biểu hiện của tư
duy biện chứng.
2.3.3.2. Nhân quả
Duyên khởi nói nhân duyên hòa hợp mà sinh ra “quả”. Cái có
thể sinh kết quả là nhân, cái do nguyên nhân mà sinh là kết quả. Nhân
quả tồn tại trong diễn biến trước sau nối nhau, trong sự hòa hợp liên
quan đến nhau. Có nguyên nhân thì sẽ có kết quả, có kết quả thì sẽ
có nguyên nhân. Mọi sự vật đều biến đổi sinh diệt theo phép Nhân quả.
Luật Nhân quả là lí luận cơ bản Phật giáo dùng để giải thích mối quan
hệ tương hỗ của mọi sự vật. Phật giáo đưa ra tư tưởng Nhân quả báo
ứng nhằm giải thích mối quan hệ giữa hoạt động thân tâm (thể xác và
tinh thần) của các chung sinh với kết quả. Về luân lí, tư tưởng này
trình bày thuyết thiện có thiện báo, ác có ác báo, tức thiện nhân lạc
quả, ác nhân khổ quả. Học thuyết đó cho ta cơ sở tư tưởng vững chắc
và hữu hiệu để quảng đại tín đồ tu trì đạo đức bỏ ác theo thiện. [7]
Phật giáo cho rằng hoạt động thân tâm của chung sinh không
những đem lại quả báo cho cuộc sống của chính mình mà còn mang
lại quả báo cho không gian, môi trường sinh tồn của sinh mệnh. Phật
giáo còn cho rằng bối cảnh thời đại, môi trường sống, quốc thổ, nui
sông đều là quả báo do đa số chung sinh cùng chiêu cảm được. Các tư
tưởng quả báo này của Phật giáo thể hiện sự hiểu rõ mối quan hệ
Duyên khởi đối với mối quan hệ tương hỗ giữa thế giới chủ thể và thế
giới khách thể, thế giới chủ quan và thế giới khách quan, thể hiện sự
quan tâm đối với kết quả hoạt động của các loại chung sinh, sự quan

51
tâm đối với môi trường tự nhiên, môi trường sống, môi trường sinh
thái.
2.3.3.3. Trung đạo
Đó là con đường Trung chính không lệch về bên nào, vượt trên
sự cực đoan, lệch về hai bên hữu vô, nhất dị, khổ lạc, yêu ghét. Trung
đạo là lập trường căn bản và đặc sắc cơ bản của Phật giáo. Thích Ca
Mâu Ni phản đối thuyết Thần ngã của đạo Bàlamôn và đề xuất phép
Duyên, từ đó nhấn mạnh “Li vu nhị biên, thuyết vu Trung đạo”. Trong
thực tiễn, Thích Ca Mâu Ni đề xuất “Bát Chính đạo”, vừa phản đối
chủ nghĩa khoái lạc lại phản đối chủ nghĩa khổ hạnh, đề xướng Trung
đạo hạnh bất khổ bất lạc, tức tư duy, lời nói, hành vi, ý chí, đời sống
của con người đều nên hợp lí vừa phải, giữ ở mức ở giữa không lệch
bên nào. [7]
Không và Hữu (có) là hai cách nhìn cơ bản của Phật giáo đối
với vũ trụ nhân sinh. Phật giáo dạy Pháp có thể không nói ra Không là
có hai nghĩa, sau khi có Đức Thích Ca, nội bộ Phật giáo dần dần diễn
hóa thành hai tông Không, Hữu. Trong Phật giáo Tiểu thừa, hệ Câu
Xá là Hữu tông, hệ Thành Thực là Không Tông. Phật giáo Đại thừa
cũng chia làm hai hệ thống lớn, Trung Quan học phái là Không tông,
Du Già (Yoga) hành phái là Hữu tông. Hai tông Không, Hữu đều thừa
nhận lập trường lí luận cơ bản Duyên khởi tính Không, nói một cách
tương đối thì Không tông tương đối nhấn mạnh mặt tính Không của
chư pháp, Hữu tông thì tương đối nhấn mạnh mặt Hữu của chư pháp
với tư cách là hiện tượng Duyên khởi.
Không lại chia làm hai loại Nhân không và Pháp không. Nhân
không còn gọi là Ngã không, là sự nhân vô tự tính của chủ thể, Pháp
không là sự pháp vô tự tính của khách thể. Về vấn đề chư pháp có hay
không có thực thể, tức cách nhìn mối liên hệ và khu biệt Duyên khởi
với Thực hữu, sự vật với tự tính, hiện tượng với bản chất. Đây là vấn
đề vô cùng phức tạp. Tuy rằng nói về tổng thể thì các phái Phật giáo
đều thừa nhận thuyết Duyên khởi tính Không. [7]
52
Từ các điều nói trên có thể hiểu, xét về mặt hiện tượng, Duyên
khởi pháp là tồn tại, là Hữu còn xét về mặt bản chất của Duyên khởi
pháp, là không tồn tại, là Không. Hữu và Không là cách nhìn hai mặt
với một sự vật.
2.3.3.4. Bình đẳng
Phật giáo tuyên truyền và đề xướng bình đẳng có 4 tầng nấc:
[7]
 Bình đẳng giữa người với người. Chủ trương bình đẳng tứ
chủng tính của Phật giáo thể hiện tư tưởng bình đẳng nhân quyền, là
phong trào nhân quyền đặc biệt phản đối sự phân biệt chủng tính và áp
bức giai cấp, nó nhất trí với yêu cầu bình đẳng nhân quyền của xã hội
hiện đại.
 Bình đẳng chung sinh. Thông thường Phật giáo coi 9 giới từ Bồ
Tát tới địa ngục (trong 10 giới không kể Phật) nhất là lục đạo từ Trời
đến địa ngục, là chung sinh. Phật giáo cho rằng chung sinh khác nhau
tuy có tính khác biệt nhưng bản chất sinh tồn và sinh mệnh của chung
sinh thì bình đẳng. Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh mọi chung sinh đều
có Phật tính. Kinh Niết Bàn về lí thuyết khẳng định mọi chung sinh
đều có Phật tính tức là bình đẳng với nhau về nguyên nhân, căn cứ và
khả năng thành Phật.
 Bình đẳng giữa chung sinh với Phật. Phật giáo tuyên truyền tư
tưởng “sinh Phật bất nhị, sinh Phật nhất như”, cho rằng chung sinh và
Phật về bản chất đều có đủ Chân như Phật tính. Chung sinh mê vọng
hoàn toàn không diệt Chân như Phật tính. Phật giác ngộ cũng hoàn
toàn không tăng thêm Chân như Phật tính mà đều như nhau, có khả
năng thành Phật. Chung sinh và Phật là bình đẳng bất nhị.
 Bình đẳng giữa chung sinh với vô tình. “Vô tình” tức là không
có ý thức tình cảm, là thứ không có tính tinh thần. Xét về điểm cùng
có Phật tính như nhau thì vật vô tình và chung sinh không có khác biệt
bản chất, bình đẳng vô nhị với nhau. Đây là sự xác nhận tôn nghiêm

53
đối với các sinh vật và vô sinh vật trong giới tự nhiên và là sự kính
trọng đối với muôn vật. Quan niệm bình đẳng của Phật giáo dựa trên
học thuyết Duyên khởi, xây dựng trên sự bình đẳng nhân quả. Chung
sinh và Phật bình đẳng nhân quả, không có gì khác biệt. Tư tưởng
bình đẳng nhân quả này của Phật giáo là nói về khả năng, có tính phi
hiện thực, nó cung cấp cơ sở lí luận cho thuyết giải thoát.
2.3.3.5. Từ bi
Trên cơ sở tư tưởng Duyên khởi, Bình đẳng, Phật giáo cho rằng
trong đại hoàn lưu sinh thái vũ trụ, mọi chung sinh đều có thể từng là
người thân của ta. Ta nên có tâm thái bình đẳng, tình nghĩa báo ơn,
tâm nguyện từ bi để đem lại cho chung sinh sự an lạc trừ bỏ sự đau
khổ của chung sinh. Phật giáo tuyên truyền tư tưởng “Tam duyên từ
bi”, chia đối tượng từ bi làm 3 loại từ đó quy kết thành 3 loại từ bi:
chung sinh duyên bi, pháp duyên bi, vô duyên bi. [7] Trong 3 loại đó
“vô duyên bi” là loại cao nhất. Từ bi là tư tưởng đặc thù của Phật giáo,
nó không hoàn toàn giống với nhân ái do các giáo phái khác đề xướng.
Từ bi không bị hạn chế bởi đẳng cấp, giai cấp, nó cũng loại trừ tính
thiên tư hẹp hòi.
2.3.3.6. Giải thoát
Phật giáo lấy giải thoát làm lí tưởng cuối cùng cho chung sinh.
Giải thoát là không có ô nhiễm, không có chấp trước, là được coi tự
do tự tại, cũng gọi là cõi Niết Bàn. Phật giáo cho rằng chung sinh có
nhiều phiền muộn như tham dục, sân huệ, ngu si, chung trở ngại cho
sự thành trưởng thiện căn làm cho chung sinh lưu chuyển trong nỗi
khổ sinh tử không bao giờ hết. Giải thoát là thoát ra khỏi nỗi khổ
phiền muộn và sự trói buộc của lưu chuyển sinh tử, được giải phóng,
được siêu việt, được tự do, tiến lên cõi lí tưởng. Phật giáo cao độ coi
trọng đạo giải thoát. Phật giáo thời kì đầu lấy Bát chính đạo, thời kì
sau lấy sự lĩnh hội chân lí làm con đường giải thoát. Phật giáo còn đề
xướng “Nhất thiết duy tâm tạo” cho rằng sự lưu chuyển luân hồi hoặc
giải thoát Niết bàn của chung sinh đều quyết định ở lòng người. Giải
54
thoát không phải là việc của cá nhân chỉ có tự giác ngộ và người khác
cùng giác ngộ thì mới được giải thoát thật sự. [7]
2.3.4. Ảnh hưởng triết học Phật giáo Ấn Độ đến xã hội Việt Nam
Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng thế kỷ II sau Công
Nguyên. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng sâu
đậm và lâu dài. Trong quá trình phát triển, Phật giáo Ấn Độ với tư
cách là một tôn giáo đã có nhiều đóng góp cho Văn hoá Việt Nam.
2.3.4.1. Văn tự
Chung ta biết rằng miền Trung và miền Nam nước Việt, vào
thời điểm đó nơi này là các vương quốc Chămpa và Phù Nam. Các
thương nhân và nhà truyền giáo Ấn Độ đều đã đến đây có thể cùng
một luc hay sớm hơn thời gian họ đến Dâu. Các nhà truyền giáo đã sử
dụng văn tự Sanscrit để truyền giáo. Bi kí và minh văn thuộc niên đại
khoảng đầu Công Nguyên đã được phát hiện trước năm 1945 và hiện
nay vẫn còn đang được phát hiện chứng minh diều đó một cách hùng
hồn. Còn ngôn ngữ thì đã có sẵn cho nên sau đó một khoảng thời gian
thì xuất hiện chữ Chăm, chữ Khmer trên cơ sở chữ Sanscrit. [1] Nam
Đại Việt đã thừa hưởng của Bàlamôn giáo loại văn tự mà họ chưa có,
tức là bàlamôn giáo, phật giáo đem đến cho cư dân đó một loại văn tự.
Đó là một cống hiến của Bàlamôn giáo và Phật giáo đối với miền nam
nước ta. Bắc Đại Việt thì người truyền giáo Ấn Độ đã gặp ở đây một
văn tự ngoại quốc nhưng quan phương cho nên họ dùng loại văn tự
Hán.
2.3.4.2. Kiến trúc
Cho đến khi chùa xuất hiện thì xóm làng Việt vẫn còn là một
quần thể nhà tranh. Chùa chiếm ngay đến địa vị trung tâm của làng và
trở thành nơi quần tụ văn hoá. Người dân đi học, đi chợ, đi chơi hội, đi
xem mua rối nước cũng đều ở tại chùa. Cảnh quan xóm làng nông
thôn đổi sắc với sự xuất hiện của chùa. Chùa cao ráo hoặc mái rạ hoặc
mái ngói với cây tháp gạch, một cây, hai cây hoặc cả một vườn tháp
nổi bật lên giữa một quần thể nhà tranh vách đất. [1]
55
Chùa Việt không hoàn toàn giống như chùa Trung Quốc. Buổi
đầu chùa Việt mô phỏng chùa hang Ấn Độ cho nên hình thành kiến
truc chuôi vồ rất phổ biến trong các chùa làng. Chùa Ấn Độ là mô
hình một hang đá gồm có tiền đường và một hậu cung đặt biểu tượng
Phật và một số tăng phòng xung quanh. Chuyển sang kiến truc gỗ thì
ngôi nhà ba gian được nối thêm một chuôi vồ, còn các thiền phòng
thành những hành lang và nhà Tổ. Một số ngôi chùa tiêu biểu ở Hà
Nội hiện nay thuộc mô hình này như chùa Hồng Phuc, chùa Liên Phái,
chùa Linh Quang,… [4]
Loại hình kiến truc tháp cũng cực kỳ phong phu. Phật tử cũng
như ngoại đạo đều biết đến tên tuổi của chùa Báo Thiên, tháp Sùng
Thiện Diên Linh gắn với tấm bia về mua rối, chùa tháp Chương Sơn
với nét kiến truc đặc trưng của hai tay vịn vũ nữ tạc theo tư thế
Tribhanga mang dấu ấn Chăm rõ rệt.
2.3.4.3. Lối tư duy người Việt Nam
Có thể nhận thấy, người Việt tư duy trừu tượng về phồn thực với
hình thức ma thuật mô phỏng là một dạng tôn giáo tín ngưỡng nguyên
thuỷ. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các hình vẽ được khắc trên
thân trống đồng như cảnh chim bay, cảnh miêu tả các động vật như
trâu, bò để chứng minh cho luận thuyết: Người Việt cổ đã có quan
niệm về vũ trụ quan với 3 thế giới: Trời - Đất - Nước. Điều đó cho
thấy, tư duy của người Việt đã nhận thức được sự vận động vòng tròn
để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp nhận dễ dàng thuyết luân hồi của Phật
giáo. [4]
Tiếp thu Phật giáo Ấn Độ, tư duy người Việt Nam có thêm một
số khái niệm và phạm trù nói nên bản thể luận là những vấn đề cơ bản
của triết học.
Triết học Phật giáo Ấn Độ là một trong những hệ tư tưởng ảnh
hưởng lâu đời và sâu sắc nhất không chỉ đối với nhân dân Ấn Độ mà
còn đến các nước khu vực, việc tiếp thu và duy trì hệ tư tưởng đến qua
từng thời kì đó thực sự là một quán trình rất dài. Nhìn nhận lại tiến
56
trình lịch sử của triết học Phật giáo từ thờ kì nguyên thủy sơ khai đến
thời kì hiện đại với các tư tưởng tiến bộ. Chung quy lại đều hướng đến
cuộc sống nhân sinh, những cảnh giới con người sẽ, đã và phải đạt
được để hướng đến cái gọi là chân – thiện – mỹ, để có cuộc sống an
nhàn, bình lặng.
Những ảnh hưởng của Phật giáo tuy chỉ xét về những khía cạnh
như kiến truc với những tòa tháp, đền chùa với những tín ngưỡng tồn
tại trăm năm đến văn hóa chữ viết, ngôn ngữ và cuối cùng là hình
thành lối tư duy phồn thực của nhân dân Việt Nam. Nó thực sự đã trở
thành cái nôi của những nền văn hóa trên đất nước nghìn năm văn
hiến này.
Tài liệu tham khảo
[1] Several comments on the Buddhist cultural role in Vietnam culture.
[2] History of Buddhist philosophy, https://www.slideshare.net/
[3] The history of Buddhism, https://roundtableindia.co.in
[4] Triết học Phật giáo Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đến văn hóa, xã
hội Việt Nam,
[5] Triết học Phật giáo của Ấn Độ,
[6] Giá trị của triết học Phật giáo trong xã hội hiện tại,

2.3. Tư tưởng triết học và quan điểm xã hội


Triết học là một bộ phận không thể tách rời của truyền thống
Ấn Độ, nó phản ánh sinh động một trong những đặc điểm căn bản của
truyền thống này là: sự thống nhất trong đa dạng. Vào thế kỷ thứ 6
(TCN), khi thái tử Siddhartha, người sáng lập đạo Phật, rời bỏ cung
điện của mình đi tìm chân lý, Người được biết rằng đã có 48 trường
phái triết học khác nhau, từ chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên
tới chủ nghĩa thần bí thuần tuy nhất. Từ triết học trong tiếng Phạn
(tiếng Sanskrit) là darshana, nghĩa đen là “chiêm ngưỡng”, là “nhìn
thấy”. Chân lý chỉ có một, nhưng chân lý lại đa diện và tự ta có thể
nhìn thấy chân lý từ những góc độ khác nhau. Vì vậy, các darshana

57
hay các trường phái triết học khác nhau chẳng những không đối lập
nhau mà còn bổ sung cho nhau. Điều đó có nghĩa là: có sự khoan dung
về mặt trí tuệ.
Một trong những nhân tố thống nhất và làm cho các trường
phái triết học nhích lại gần nhau là niềm tin cho rằng: tri thức triết học
không phải là mục đích tự thân, mà nó chỉ là một phương tiện để
chuyển hóa nội tâm nhằm đạt tới giải thoát tức mukti hay nirvana
(Niết bàn). Ngay những người sáng lập ra những hệ thống triết học
trừu tượng nhất cũng đều thừa nhận mục đích chung này. Mục đích ấy
coi trí thức triết học chỉ là một trong những khía cạnh của sự thông
thái cao nhất. Trong đó còn có sự trong sạch về đạo đức của người
hiền và sự nhạy cảm của người thi sĩ, nghệ sĩ. Các nhà triết học Ấn Độ
(trừ các nhà duy tâm triệt để nhất) còn thống nhất với nhau ở một
điểm nữa là cho rằng không thể đạt tới sự giải thoát – tức là mục đích
của tri thức – bằng một ngoại lực, chẳng hạn như “số mệnh”, mà bằng
sự tu thân tích đức của mọi con người (karma) qua các kiếp luân hồi.
Trường phái triết học Jaina thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại
thực thể (dravya), trong đó có những thực thể vô sinh (pudgala) và
những thực thể hữu sinh (jiva). Mọi sinh vật đều có linh hồn, kể từ
những hình thức sơ đẳng nhất, những sinh vật hoàn thiện (tirthankara)
đã vượt qua được những thuộc tính có hạn chế để đạt tới tri thức tuyệt
đối (kaivalya). Những tirthankara ấy là thực tại tối cao, bởi trong thế
giới quan của triết học Jaina không có chỗ cho Thượng đế.
Ít nhất là ở trong buổi sơ khai, đạo Phật chủ yếu là một quan
điểm đạo lý, bởi vì đức Phật đã cố tránh đề cập đến vấn đề siêu hình
để tập trung vào vấn đề “khổ”. Nhưng khi đức Phật nhấn mạnh đến
tính phổ biến của luật nhân quả và tính vô thường của mọi sự vật và
hiện tượng trên đời là đức Phật đã mở đường cho siêu hình học, nhất
là sau khi xuất hiện tông phái Đại thừa (Mahayana). Nagarjuna (Long
Thọ) (150 – 250 TCN) người vĩ đại nhất trong các nhà triết học Phật
giáo, là tác giả học thuyết “Chân không – Shunyavada”, thuyết cho
58
rằng: muốn hiểu được bản chất cơ bản nhất của thực tại thì phải “làm
cho rỗng hết” mọi khái niệm và thuộc tính có hạn.
Nhưng trong cả tư tưởng của Hindi nữa, ở những bài thánh ca
đầu tiên trong kinh Veda (khoảng 1500 – 1200 TCN) cũng đã thể hiện
khuynh hướng nhất nguyên luận, khuynh hướng sau đó thống trị toàn
bộ tư tưởng Ấn Độ: đằng sau mọi cái đa dạng có một thực tại duy nhất
được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Nhiều thế kỷ sau, các tập kinh
Upanishad lại hướng vào nội tâm và khẳng định rằng: cái tinh thần
phổ biến ở trong mỗi con người (atman – tiểu ngã) với cái thực tại tối
cao (brahman – đại ngã), căn nguyên của Vũ trụ, chỉ là một. Sau nữa,
thi phẩm Bhagavadgita (Bài ca của Đấng tối cao) ra đời khoảng 200
năm TCN đã cố tổng hợp quan điểm triết học và tôn giáo khác nhau
thành “Sáu học phái”.
Sáu trào lưu lớn này trong triết học Hindi xưa nay được xếp
thành ba cặp: Samkhya và Yoga; Nyaya và Vaisheshika; Mimansa và
Vedanta. Mặc dù có sự khác nhau căn bản giữa các trào lưu đó, song
về mặt hình thức thì tất cả đều thừa nhận uy thế của tập kinh Veda,
Upannishad và Bhagavadgita.
Trường phái Samkhya là một hệ thống nhị nguyên, thừa nhận
hai thực thể độc lập là Tinh thần (Purusha) va Tự nhiên (Prakriti).
Tinh thần là ý thức thuần tuy, Tự nhiên là nguồn gốc của mọi tiềm
năng sinh lực. Tinh thần và Tự nhiên không bao giờ gặp nhau, nhưng
hoạt động của Tinh thần có thể thuc đẩy hoạt động của Tự nhiên. Sự
cân bằng giữa ba yếu tố của Tự nhiên bị phá vỡ làm cho Vũ trụ tiến
hóa. Trường phái Yoga chấp nhận cơ sở triết học của Samkhya và vận
dụng nó vào mặt thực hành của việc tự nhận thức mình. Mục đích của
Yoga là loại trừ những lệch lạc, méo mó do ý thức gây ra để tìm về
với bản chất chân thực của Tinh thần.
Trường phái Nyaya (Phân tích) quan tâm đến logic và các
thuyết ngụy biện, và nghiên cứu về nguồn gốc tri thức con người.
Trường phái Vaisheshika lại bàn tới những phạm trù khác nhau của
59
thực thể, khẳng định rằng: mọi thực thể đều hợp thành bởi 4 nguyên tử
bất diệt và không thể chia nhỏ.
Trường phái Mimansa (Nghiên cứu) quan tâm đến nguyên lý
nhân quả để dẫn ra một cơ sở triết học biện minh cho uy lực của kinh
Veda và nghi lễ Veda. Sau cùng, trường phái Vedanta (Sự hoàn thành
của Veda) là sự hoàn thiện của triết học cổ điển Ấn Độ, là đỉnh cao
của truyền thống Veda. Vedanta có nhiều phái; có nhiều ảnh hưởng
nhất là phái Nhất nguyên, tức “Phi nhị nguyên” (Advaita). Ramanuja
(mất 1137) khẳng định rằng: “Thế giới và mỗi người đều bắt nguồn từ
cái Tổng thế siêu phàm, mặc dù không đồng nhất với Thượng đế”.
Nhà triết học vĩ đại Shankara (780 – 820) còn theo thuyết nhất nguyên
triệt để hơn nữa vì ông cho rằng: “thực tại duy nhất là brahman hay
cái Tuyệt đối. Bản ngã (java) đồng nhất với cái Đại ngã (brahman)
còn thế giới (jagat) chỉ là bề ngoài. Nếu như ta thấy cái tôi và thế giới
tách rời nhau, thành những thực thể riêng biệt, thì đó chỉ là do một
quyền năng vũ trụ bí ẩn (maya, tức ảo ảnh) gây ra sự ngu dốt.”
Thuyết Advaita Vedanta của Shankara đã thống trị tư tưởng Ấn
Độ từ 12 thế kỷ nay. Ta có thể đánh giá được uy tín của nó qua câu
ngạn ngữ dân gian nói rằng: “không có trường phái triết học nào chọi
được với Advaita, cũng như mọi sinh linh trong rừng đều im bặt khi
sư tử cất tiếng gầm”.
( www.vanhoaphatgiaovietnam.net)

60
Chương 3
Lịch sử tư tưởng Việt Nam
3.1. Nho giáo
3.2. Tư tưởng dân chủ tư sản
3.3. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam

3.1. Nho giáo


3.1.1. Nho giáo du nhập và quá trình hình thành Việt Nho
3.1.1.1. Thời Bắc Thuộc
Sau khi An Dương Vương thất bại mất nước, dân ta phải nội
thuộc Trung Quốc gần 1000 năm trải nhiều triều đại. Vốn dĩ nền văn
minh Văn Lang rực rỡ bốn nghìn năm, nhưng qua ngàn năm nội thuộc
cũng đã tản mát gần hết. Nhưng trong cái rủi có cái may, người Trung
Hoa khi cai trị nước Nam đã đem văn hóa Nho gia của họ truyền sang
nước ta. Văn hóa Nho gia vốn là tinh hoa quan trọng số một của Hán
tộc, là một nền tảng triết lý và đạo đức rất tốt dùng để trị quốc và giup
cho quốc gia hùng mạnh. Nếu như một dân tộc bình thường khác, ắt
qua 1000 năm nội thuộc dưới nền văn hóa mạnh mẽ như Nho gia sẽ bị
đồng hóa vào Hán tộc. Tuy nhiên dân Việt ta có gốc rễ 4000 năm văn
minh, con cháu trực hệ của dòng vua Long Quân là cháu củaThần
Nông nên đã dễ dàng hấp thụ được nền văn minh Nho gia mà phát
triển quốc gia của mình. Do đó sau này khi thế lực đủ mạnh, lấy lại
độc lập mà dân ta có thể thiết lập các triều đại quân chủ mạnh mẽ với
đầy đủ hệ thống vận hành. Từ thời Đông Hán trở đi, dù có gián đoạn
bởi khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhưng Nho giáo tại Việt Nam đã phát
triển thịnh vượng. Từ đó đến cuối TK10, dân ta đã hoàn toàn dung
nhập được Tam Giáo (Nho Phật Lão) vào văn hóa bản địa: "Bởi vậy
Nho học ở nước ta, vào quãng cuối đời Đông Hán đã có phần thịnh.
Thuở ấy đã có người như Lý Tiến 李 進 , Lý Cầm 李 琴 và Trương
61
Trọng 張 重 , đỗ hiếu liêm hoặc mậu tài, được bổ đi làm quan ở bên
Tàu. Qua sang đời Tam Quốc, ở quận Giao Chỉ có quan thái thu là Sĩ
Nhiếp hết lòng mở mang việc học, làm cho nho học lại thịnh hành hơn
trước nữa. Về sau trải qua Lưỡng Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy,
Đường, người mình đều học tập theo Nho, theo Lão và theo Phật như
bên Tàu." (Nho Giáo-Trần Trọng Kim)
3.1.1.2. Thời Ngô Đinh Tiền Lê
Từ khi Ngô Vương Quyền mở nước, đến Đinh, Tiền Lê và đầu
thời Lý, Nho giáo ở Đại Việt là ảnh hưởng lối học của nhà Đường vốn
coi trọng cả Tam Giáo. Do đó Nho học, Lão học và Phật học đều thịnh
cả, mà thịnh nhất là Phật giáo vốn là quốc giáo thời đó. Vì thế những
người Nho sinh giỏi nhất thời đó lại xuất thân từ các Tăng lữ trong
Phật Giáo, do nghiên cứu kinh văn Hán Tự nên cũng thông thạo cả
Nho lẫn Phật. Thời nay việc ngoại giao theo nghi lễ Nho gia đều do
các tăng lữ vâng lệnh vua thi hành.
3.1.1.3. Thời Lý
Đến thời Lý, vua Lý Thánh Tông (1034 - 1072) lập ra Văn
Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử và thất thập nhị hiền. Vua Lý Nhân
Tông (1073 - 1127) mở khoa thi Tam trường để lấy người giỏi Nho
học vào làm quan. Luc ấy có Lê Văn Thịnh 黎文盛đỗ đầu, Vua Nhân
Tông lại mở nhà quốc tử giám để đào tạo nhân tài, và đặt Hàn lâm
viện có nho giả là Mạc Hiển Tích 莫顯績 làm chức hàn lâm viện học
sĩ. Tuy Nho học đã khá phát triển, nhưng nhìn chung nước ta vẫn chủ
đạo bởi Phật Giáo. Các danh Nho đa phần cũng tinh thông kinh điển
hai nhà và rất nhiều người cũng tu theo Phật luc cuối đời.
3.1.1.4. Thời Trần
Đời nhà Trần, do các vua đều đi tu và Phật giáo đang thịnh nên
Nho giáo cũng phát triển nhưng không ở thế độc tôn. Tuy nhiên nhà
Trần có công mô phỏng cách thi cử khoa bảng theo nhà Tống, Nguyên
bên Trung Quốc nên đã đặt nền móng cho Nho giáo phát triển rất

62
mạnh về sau. Khoa thi đầu tiên ở nhà Trần là thi Tam giáo, nghĩa là
thi cả Nho Phật Lão. Cách thi này lấy được sở trường của ba nhà,
khiến cho phong thái triều đại vô cùng phát triển, nhân tài rất nhiều.
Sau đó vua Trần Thái Tông lại mở khoa thi Thái học sinh có lấy Tam
khôi, là Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa, và đặt Quốc học viện
để giảng dạy tứ Thư và ngũ Kinh. Đến cuối đời nhà Trần, vua Duệ
Tông (1374 - 1377) mở Đình thí lấy Tiến sĩ xuất thân. Vua Thuận
Tông (1388 - 1398) thi cử nhân, lệ cứ năm trước thi hương, năm sau
thi hội rồi vào thi đình, để chọn lấy Tam khôi.
3.1.1.5. Thời hậu Lê và Lê Trung Hưng, Mạc Nguyễn
Sau khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, thế nước ta từ thịnh
chuyển suy. Nhà Minh luc này vừa thống nhất Trung Quốc, khí thế
mạnh mẽ của một bá chủ mới đang lên, đem quân diệt nhà Hồ và đô
hộ nước ta 20 năm. Trong thời gian đó, họ đặt học quan ở các phủ,
châu, huyện và đem cái học của Tống nho dạy cho dân ta và lấy
những sách Tứ Thư, Ngũ Kinh của họ Trình, họ Chu đã chu thích,
cùng sách Tính Lý truyền bá ra khắp mọi nơi. Từ đó Nho học tông
phái của Trình, Chu từ đó càng ngày càng thịnh tại nước ta. Lê Thái
Tổ đánh bại nhà Minh, khôi phục lại được nước nhà, nhận thấy Nho
giáo là tối cần thiết để trị lý nhà nước, nên ngài hết lòng lo mở mang
việc học, lập Quốc tử giám ở Thăng Long đào tạo nho sinh làm quan,
đặt học quan ở các phủ, các lộ, để trông coi việc giáo hóa. Thời đó,
các quan từ tứ phẩm trở xuống phải đi thi Minh kinh, nghĩa là quan
văn thì phải thi các kinh sử, quan võ thì phải thi võ kinh (binh pháp).
Đến thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Nho giáo nước ta đạt cực
thịnh, nước nhà cũng trở nên hùng mạnh. Thánh Tông định ra ba năm
một lần thi: mùa thu năm trước thi hương, mùa xuân năm sau thi hội
và thi đình. Những người đỗ tiến sĩ được khắc tên vào bia đá để ở Văn
miếu. Từ đời nhà Lê về sau, trải qua nhà Mạc, nhà Hậu Lê trung hưng
và nhà Nguyễn, Nho học ở Việt Nam trở nên rất thịnh hành. Tuy
nhiên, cái dở lớn nhất là các Nho sĩ chỉ chăm chăm học Nho để cầu đỗ
63
đạt công danh (lối học từ chương) chứ ít có ai thật sự đạt đến trình độ
cao thâm (ngộ được nghĩa lý thâm ảo của Thánh nhân), có thể phò vua
giup nước nhà trở nên thịnh vượng.
Từ Tống Nho đến Việt Nho: Như đã nói ở trên, sau thời Minh
đô hộ, Việt Nam ta chịu ảnh hưởng từ Nho gia thời Tống rất nhiều.
Đặc biệt là hệ phái Trình Chu, đại biểu choTống Nho. Tống Nho khai
thác sâu các nội dung của Kinh dịch, Phật giáo, Đạo giáo để giải thích
nguồn gốc vũ trụ và các nội dung kinh sách của Nho gia. Họ cho rằng
thế giới do "Lý" (tinh thần) và "Khí" (vật chất) tạo thành, trong đó Lý
có trước, thuộc về phái duy tâm khách quan theo cách phân loại của
phương Tây.
Nho giáo hệ Tống Nhó có thể xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng
sâu rộng và lâu dài nhất đến xã hội Việt Nam thời trung và cận đại. Nó
đóng vai trò là nền tảng đạo đức giáo dục con người, tổ chức nhà nước,
duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong suốt các
triều đại quân chủ từ thời Lê đến hết thời Nguyễn. Suốt hơn 600 năm
đó nó đã dung hòa với đời sống người Việt hình thành nền Nho giáo
bản sắc Việt Nam. Nhìn tổng quan thì Tống Nho mang tính bảo thủ,
coi trọng thái độ cư xử ôn hòa, lương thiện, hướng cái nhìn về đời
sống tâm linh nhiều hơn, trọng tín nghĩa và sự chính trực, đã hình
thành nên những nét đẹp văn hóa trong cung cách sống của người Việt
thời cận đại vậy.
3.1.2. Những giá trị và ảnh hưởng của Nho giáo đến văn hóa Việt
Nam
3.1.2.1. Nền giáo dục và khoa bảng
Khoa bảng ( 科 榜 ) là cái bảng danh dự, liệt kê tên họ các thí
sinh đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử này, phần lớn được tuyển chọn
làm quan chức cho triều đại phong kiến Việt Nam. Khoa bảng là tĩnh
từ để chỉ những người đỗ đạt này. Thí dụ: "Gia đình khoa bảng" là gia
đình có học, có người trong họ đỗ đạt cao trong những kỳ thi cử do
triều đình tổ chức và chấm khảo.
64
Các sách xưa dùng chữ Nho dạy Nho giáo cho thí sinh dự các
kỳ thi Hương, thi Hội gồm có: Nhất thiên tự, Sử học vấn tân, Ấu học
ngũ ngôn thi, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn, Tam tự kinh và
bộ sách giáo khoa là Tứ Thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung
dung), Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh
Xuân Thu). Nhiều nho sĩ còn đọc thêm cả bách gia chư tử, các sách
Phật giáo, Đạo giáo nữa
Nho giáo là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục chính thống của
Việt Nam trung đại ở bốn cấp kinh đô - tỉnh/đạo - phủ - huyện/châu,
và chế độ thi tuyển gồm bốn cấp khảo hạch - thi Hương - thi Hội - thi
Đình, để đào tạo ra quan lại nhà nước, quan viên làng xã. Hệ thống
giáo dục chính thống này tồn tại song hành với mạng lưới giáo dục
dân gian trong gia đình, làng xóm, làng nghề, nhằm giáo dục cách ứng
xử với gia đình, cha mẹ, ông bà, tổ tiên, họ hàng, làng xóm, thần linh...
Từ thời Hậu Lê, việc thi cử được tiến hành đều đặn và quy củ.
Các kỳ thi theo thứ tự là Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình. Người đỗ đầu
cả ba được gọi là Tam Nguyên (như Tam Nguyên Nguyễn Khuyến).
Thi Hương được tổ chức mỗi 3 năm, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
Thi Hội sau thi Hương 1 năm, vào năm Sửu, Mùi, Thìn, Tuất.
Nhà nước quân chủ Việt Nam cũng thường tổ chức những kỳ
thi để chọn người tài ra làm quan hoặc đảm nhiệm những chức vụ
trong chính quyền trung ương và địa phương. Các kỳ thi Nho học ở
Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông và chấm
dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Trong 845 năm đó, đã có nhiều
loại khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác
nhau, song trong các đời Lý, Trần, Hồ có một đặc điểm chung là các
khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi. Hệ thống thi cử
tuyển người làm quan này gọi là khoa cử (chữ Nho: 科舉).
3.1.2.2. Đạo đức nhân văn và phong khí xã hội
Tại Việt Nam, Nho giáo đã bản địa hoá nên thành nền Việt nho,
cung cấp các giá trị làm nền tảng cho nền văn hoá Việt Nam để tạo
65
nên một truyền thống tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức và nếp sống. Đó là
ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi người đối
với cộng đồng; là sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có
học vấn và tôn sư trọng đạo; là sự tích cực nhập thế, tích cực dấn thân
vào các hoạt động xã hội; là việc coi trọng gia đình, trọng tình nghĩa.
Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" phổ biến ở các trường
học tại Việt Nam hiện nay chính là lấy từ Nho giáo. Tuy nhiên trải qua
nghìn năm lịch sử, dù Nho giáo có vẻ thịnh vượng nhờ giáo dục và
khoa cử được mở khắp nơi nhưng chất lượng của Nho sinh ngày càng
đi xuống. Không chỉ ở Việt Nam mà cả Trung Hàn Nhật đều thế, vì
người ta chuộng lối học từ chương vô dụng cầu thi đậu kiếm công
danh. Trong khi đó cái học của Nho giáo bản chất là để tu thân thành
Đạo, viên mãn rồi mới đem tài đức giup đời mà làm nên nghiệp lớn, vì
thế mà đến thời cận đại sự trì trệ của Nho sinh và Nho học đã khiến
các nước Đồng văn (trừ Nhật Bản) đều buông tay đầu hàng trước văn
minh thực dụng của phương Tây. Từ đó mà chung ta đã tổn thất mất
đi một nền triết học luân lý tốt đẹp cao thượng nhất của ông cha, quả
đáng tiếc thay.
Nho giáo được xem là có sức lan tỏa và ảnh hưởng đến Văn
học Việt Nam, điển hình như hai bản tuyên ngôn độc lập như "Nam
Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt và "Bình Ngô Đại Cáo" của
Nguyễn Trãi đề cao tính dân tộc, nguyện vọng dành độc lập của Nhân
dân Việt Nam, trong đó ở tác phẩm "Nam Quốc Sơn Hà" có kể đến
câu: "Sông nui nước Nam, vua Nam ở, rành rành định phận tại sách
Trời" đã nhắc đến nước Nam đã có chủ quyền và luôn chống lại sự uy
hiếp từ phía phương Bắc, chủ quyền đó đã được Trời cao công nhận
và do đó xâm chiếm nước Nam là hành động chống lại mệnh Trời. Ý
tưởng này chịu ảnh hưởng từ tư tưởng mệnh trời của Hán Nho.
Nho giáo đã góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử
(kinh nghĩa, chiếu, biểu, luận, văn sách, thơ, phu...), các thể loại văn
học mô phỏng Trung Hoa (thơ Đường luật, phu, từ, đối...), các điển
66
tích văn học, các sách giáo khoa truyền thụ Nho giáo, các tác phẩm
văn học và nghệ thuật chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Những sản phẩm
ấy làm thành dòng văn học nghệ thuật quan phương chính thống, tồn
tại song hành với dòng văn học dân gian, nghệ thuật dân gian.
3.1.2.3. Ngôn ngữ văn tự
Nho giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ và chữ viết
ở Việt Nam. Về ngữ âm, tiếng Việt, tiếng Mường đã biến đổi các phụ
âm cuối, hình thành thanh điệu và rơi rụng các âm tiết phụ của thời
Môn - Khơme; riêng tiếng Việt hiện đại còn rơi rụng các tổ hợp phụ
âm đầu. Về ngữ pháp, tiếng Việt, tiếng Mường đã rơi rụng các phụ tố
tạo từ của thời Môn - Khơme; riêng tiếng Việt hiện đại còn hình thành
các phụ tố tạo từ gốc Hán - Việt, và mượn nhiều cách diễn đạt của
tiếng Hán. Về từ vựng, trong tiếng Việt, tiếng Mường đều có nhiều
yếu tố gốc Hán; riêng tiếng Việt có đến 70% từ gốc Hán. Hiện nay,
tiếng Việt đang sử dụng một bộ phận từ vựng gốc Hán có số lượng và
tần suất sử dụng rất lớn, bao gồm Hán - Việt cổ, Hán - Việt trung đại,
Hán - Việt cận đại (khẩu ngữ của người Hoa Nam bộ), từ ngữ có yếu
tố Hán - Việt. Trong vốn từ tiếng Việt, đặc biệt là lớp từ vựng văn hóa,
số lượng các yếu tố gốc Hán chiếm một tỷ lệ áp đảo, cả ở ba cấp độ:
từ, ngữ, phụ tố. Bộ phận từ vựng gốc Hán này bao gồm hầu hết các
bình diện văn hóa mà cư dân Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán.
Về văn tự, chữ Hán là văn tự chính thức của Việt Nam trong
suốt thời phong kiến , phương tiện chuyên dùng chuyển tải Nho giáo,
nên chữ Hán thường được gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Quá trình
tiếp biến văn hóa Hán và Nho giáo trong chữ viết ấy tồn tại song hành
với quá trình Việt hóa các văn tự ngoại lai. Từ khi ra đời dưới thời
Trần, chữ Nôm, loại văn tự phái sinh từ chữ Hán, vừa được dùng để
chuyển tải văn hóa dân gian. Và đến đầu thế kỷ XX, với phong trào
Duy Tân - Đông Du, chữ Quốc ngữ, nhưng con người lại không hiểu
được ý nghĩa văn tự, và những ý sâu xa mà các bật thánh nhân ngày
xưa rất nhiều vì chữ Quốc Ngữ đã mất đi cái tinh hoa đó.
67
3.1.2.4. Tín ngưỡng tập tục
Thời Khổng Tử vốn không có Nho giáo. Nho giáo luc đó gọi là
Nho gia, nó đơn thuần chỉ được xem là những lời chỉ dạy của Bậc
thánh hiền để con người noi theo và học tập để có thể tu dưỡng tâm
thân giup vua trị quốc. Nhưng sau khi hậu thế tôn sùng Khổng Tử là
Thánh Nhân, các triều đại lập Miếu thờ Khổng Tử và các đệ tử thì
Nho giáo được coi như một tôn giáo quan trọng nhất trong Tam giáo
của người Trung Hoa, là gốc rễ của văn minh Trung Hoa (Nho Phật
Lão). Khi du nhập vào Việt Nam, một quốc gia có cùng chiều sâu tâm
linh và nền tảng văn minh nhiều ngàn năm. Các triết lý Nho giáo cũng
như Tam Giáo được chấp nhận và khuyến khích phát triển, đặc biệt
các triết lý của Nho giáo về Thiên mệnh, Hiếu đạo, Lễ nghĩa trong
việc tế lễ, thờ cung tổ tiên,... Vì vậy mà Nho giáo cũng như Tam giáo
đã trở thành trụ cột trong nền tảng tâm linh của người Việt cùng với
đức tin thờ ông bà tổ tiên.
Sự tác động của Nho giáo và văn hóa Hán đã làm Hán hóa một
phần các phong tục vòng đời, đặc biệt là phong tục hôn nhân, phong
tục đám ma. Trong thời trung đại, các phong tục này đều lấy hình mẫu
của Nho giáo và văn hóa Hán làm chuẩn mực. Chính vì vậy mà cho
đến ngày nay, vẫn còn nhiều người viết sách mô tả các phong tục và
nghi thức ấy trong văn hóa Việt Nam hiện đại như thể chung là bản
sao của phong tục Trung Hoa trung đại! Thật ra, bên cạnh các phong
tục hôn nhân, phong tục mai táng theo hình mẫu của Nho giáo và văn
hóa Hán trước đây, người Việt ở các vùng miền khác nhau và các tôn
giáo ở Việt Nam đều có cách thức riêng để thực hiện các phong tục ấy.
3.1.2.5. Sự biến mất của tư tưởng Nho gia tai Việt Nam và sự phát
triển của “Xã Hội Gia”
Nhìn vào các mặt ảnh hưởng của Nho giáo ngày xưa chắc hẳn
các bạn cũng hiểu con người Việt Nam đã in đậm những nét Văn Hóa
từ đâu. Ngày nay Việt nho "không được xem trọng" trong văn hóa
phương tây ảnh hưởng đang làm đạo đức một bộ phận giới trẻ xuống
68
cấp. Ngày càng xuất hiện nhiều những trào lưu thác loạn lan truyền
khắp mạng các mạng xã hội, những vụ án trái luân thường, những vụ
án khắp các mặt báo con giết cha, trò đánh thầy, giáo viên quan hệ bất
chính với học trò,... đây là một hồi chuông cảnh báo cho sự băng hoại
đạo đức trong thời kỳ Việt Nho suy yếu. Giải pháp có thể là phục
hưng Nho giáo lấy những khía cạnh tích cực đem vào giáo dục. Tinh
giản, lược bỏ những điều câu nệ rườm rà, bó buộc không phù hợp với
bối cảnh hiện đại từ đó có thể vừa cải thiện, duy trì luân lý đạo đức gia
đình, xã hội vừa có thể hội nhập và phát triển cùng thế giới.

3.2. Tư tưởng dân chủ tư sản


Nguồn gốc của các tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam là từ
các trào lưu tư tưởng “ánh sáng” chống chế độ phong kiến, giáo hội ở
Pháp với “những đại biểu xuất sắc: Mông-xtec-ki-ơ; Rut-xô, Vôn-te”;
trào lưu cải cách duy tân Minh Trị. Đó là hai nguồn gốc trực tiếp dẫn
đến sự hình thành tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam. Đây là một
con đường cứu nước đầu thế kỉ XX khi Việt Nam đang dứng trước sự
khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của
thực dân Pháp.
Vì sao nguồn gốc của các tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam
lại có nguồn gốc từ hai trào lưu tư tưởng trên? Đó là vì các sĩ phu Việt
Nam đương thời nói riêng, toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung
dường như đã rơi vào bế tắc về mặt đường lối đấu tranh. Do đó, cần
phải mở rộng sự hiểu biết ra bên ngoài, cũng như là phải tiếp thu
những gì đang truyefn bá vào Việt Nam. “Để làm quen với các học
thuyết của Âu Tây, các nhà Nho tiếp xuc với các tác phẩm của các
triết gia danh tiếng Âu Tây, qua các bản dịch từ Trung Hoa đưa tới:
Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu, Voltaire, Diderot…” [1]. Đó là
những tư tưởng phương tây nói chung, nước Pháp nói riêng. Tuy
nhiên, những tư tưởng đó còn được truyền vào Việt Nam bằng con
đường “giáo dục Pháp Việt”, “thông qua những người Việt Nam xuất
69
ngoại sang Pháp, nhiều nhất là những người Việt làm việc cho Pháp
hoặc là bị đưa sang Pháp tham chiến”[3].
Nhật Bản luc này “trở thành một cái gương sáng đáng soi theo”.
Bởi vì, Nhật Bản đã “mượn của người da trắng bí quyết của cường lực
Tây Phương” [1] đã đánh bại Trung Hoa năm 1895 chứng minh khoa
học Âu Châu có thể được “đồng hóa” trong môi trường Á Châu. Và
đến năm 1905, Nhật Bản lại thắng Nga, chứng tỏ các nước thực dân
không phải là vô địch, chung có thể bị đánh bại bởi người bản xứ. Do
đó, Nhật Bản luc này được xem là “quốc gia lãnh đạo các thuộc địa Á
Châu chống lại sự đô hộ của Tây Phương”. Đồng thời nó đã khẳng
định rằng không thể trở lại tư tưởng cũ mà phải thích nghi với tư
tưởng mới có thể thắng được kẻ thù xâm lăng. Do đó nó cũng góp
phần trong việc hình thành nên tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam.
Đó là hai tư tưởng cơ bản hình thành nên tư tưởng dân chủ tư
sản Việt Nam. Tuy nhiên ở Trung Quốc, cũng hình thành nên những
trào lưu tư tưởng, những hoạt động cũng ảnh hưởng tới giới sĩ phu
Việt Nam và các giai cấp. Sự cải cách của Khang Hữu Vi và Lương
Khải Siêu dù thất bại nhưng cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến giới tri
thức Việt Nam, khiến giới này hưởng ứng theo chủ nghĩa tiến bộ. Và
cuộc cách mạng Tân Hợi thắng lợi năm 1911 càng làm cho các nước
thuộc địa hướng về Trung Quốc nhiều hơn, nó đã thành lập nên chính
phủ Dân Quốc theo tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Á từ trước tới nay.
Nhật Bản đang ở chế độ Quân chủ lập hiến nhưng Trung Quốc là quốc
gia dân quốc đầu tiên. Tư tuorng dân chủ tư sản Việt Nam cũng được
hình thành bởi tư tưởng Tôn Trung Sơn – lãnh tụ của cách mạng Tân
Hợi.

3.3. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam


Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì trước hết phải có
''Đảng cách mệnh'' để trong thì vận động và tổ chức dân chung, ngoài
thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi''. Từ nhận
70
thức đó, Nguyễn Ái Quốc ra sức chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập
một chính đảng vô sản ở Việt Nam.

Người từng bước truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin


vào trong nước, đưa phong trào công nhân chuyển dần từ trình độ tự
phát lên tự giác, đưa phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường
cộng sản. Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như Bản án chế độ thực
dân Pháp (Le procès de la colonisation francaise) năm 1925, Đường
Kách mệnh năm 1927, các tờ báo do Người sáng lập như báo Người
cùng khổ (Le Paria) năm 1922, báo Thanh niên 21- 6-1925 và nhiều
bài báo Người viết về Lênin, về Cách mạng Tháng Mười Nga, về giai
cấp công nhân... là những tài liệu truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
vào Việt Nam đầu tiên. Những tài liệu này đã có tác dụng thức tỉnh
lòng yêu nước của người dân đất Việt, chỉ rõ con đường cách mạng
đung đắn phải theo. Các tài liệu này đã có sức cuốn hut mạnh mẽ đối
với các tầng lớp trí thức tiến bộ và những người tiên tiến trong giai
cấp công nhân và nhân dân lao động luc bấy giờ, bởi nó không chỉ
vạch trần bộ mặt áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thực dân Pháp và
phong kiến tay sai, kêu gọi nhân dân ta vùng lên đấu tranh xóa bỏ
gông cùm nô lệ, mà còn chỉ ra con đường đi đến thắng lợi, chỉ ra xu
thế tất yếu của dân tộc và thời đại, đó là con đường độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, ''chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới
giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên
thế giới khỏi ách nô lệ''.
Tiếp theo việc xuất bản các tác phẩm, báo chí từ năm 1922 đến
năm 1925, Nguyễn Ái Quốc cùng với những người cộng sản coi trọng
hoạt động tuyên truyền, cổ động, vì vậy một số tờ báo tiếp tục được
Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên xuất bản năm 1926 như
Tuần báo Công nông nhằm vào đối tượng công nhân, nông dân; bán
nguyệt san Lính Kách mệnh nhằm vận động binh lính Việt Nam trong
quân đội Pháp ở Đông Dương; nguyệt san Việt Nam Tiền phong, báo
71
Đồng Thanh, sau đó và Thân ái do Chi bộ Việt Nam Cách mạng
Thanh niên ở Xiêm xuất bản. Có thể coi năm 1929 là năm nở rộ của
báo chí cách mạng Việt Nam. Án nghị quyết của Hội nghị trù bị toàn
quốc đại biểu đại hội ngày 23-1-1929 của Việt Nam Cách mạng
Thanh niên ghi rõ: ''Mỗi kỳ phải tổ chức một bộ tuyên truyền. Tài liệu
tuyên truyền hoặc tự đồng chí mình làm ra hoặc trưng cầu lợi dụng
người ngoài''. Tùy theo điều kiện các kỳ bộ có thể xuất bản báo chí bí
mật hoặc công khai. Trong năm 1929, Việt Nam Cách mạng Thanh
niên còn xuất bản một số báo và tạp chí như: Bônsêvích, Công Nông
Binh, Cờ đỏ, Hướng đạo, Lao động. Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng
cũng xuất bản tạp chí Bônsêvích, báo Cờ Đỏ, báo Đỏ (do Chi bộ An
Nam Cộng sản Đảng ở Thượng Hải), nhưng đông đảo nhất phải kể
đến báo chí Đông Dương Cộng sản Đảng và các tổ chức trực thuộc:
Tạp chí Công hội Đỏ, Bônsêvích, Người Cộng sản, báo Bua Liềm, Lá
cờ Cộng sản, Cờ Đỏ, Dân cày, Giải thoát, Hầm mỏ, Học sinh, Lao
động, Mỏ than, Người thợ mỏ, Sao Đỏ, Sắt, Tia Lửa, Tia Sáng… Theo
thống kê, trước khi thành lập Đảng, các tổ chức cộng sản đã xuất bản
37 tờ báo, tạp chí làm công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức phong
trào cách mạng.
Báo chí cách mạng trước khi có Đảng đã góp phần tuyên truyền
chủ nghĩa Mác - Lênin, đẩy mạnh phong trào đấu tranh và chuẩn bị về
chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập Đảng.

.......................................................................

72
Chương 4
Khái lược về tôn giáo, lịch sử tôn giáo Phương Đông
4.1. Định nghĩa về tôn giáo
4.2. Thành tố và cấu trúc của tôn giáo
4.3. Tôn giáo và cuộc sống
4.4. Nguồn gốc của tôn giáo
4.5. Các tôn giáo dân tộc: Shinto, Cao Đài

4.1. Định nghĩa về tôn giáo


4.1.1. Định nghĩa
Tiếng Latin: religio: thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên/tôn
trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết
giữa con người với thần linh.
Tiếng Anh: religion (dùng nhằm chỉ các hình thức tôn giáo
khác nhau trên thế giới): English: religion - The belief in the existence
of a god or gods, and the activities that are connected with the worship
of them; One of the systems of faith that are based on the belief in the
existence of a particular god or gods the Jewish religion
Tiếng Nga: религия: Oсобая форма осознания мира,
обусловленная верой в сверхъестественное, включающая в себя
свод моральных норм и типов поведения, обрядов, культовых
действий и объединение людей в организации (церковь,
религиозную общину).
Tiếng Việt: tôn giáo: “Tông giáo” đầu tiên xuất hiện ở Nhật
Bản vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Tuy
nhiên, ở Trung Hoa, vào thế kỷ XIII, thuật ngữ Tông giáo lại bao hàm
một ý nghĩa khác, nó nhằm chỉ đạo Phật (Giáo: đó là lời thuyết giảng
của Đức Phật, Tông: lời của các đệ tử Đức Phật). Thuật ngữ Tông
giáo được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, nhưng do kỵ
73
huy của vua Thiệu Trị nên được gọi là “Tôn giáo”.
Một số thuật ngữ tương đồng với tôn giáo:
- Đạo: ... “đạo” với ý nghĩa tôn giáo thường phải đặt tên tôn
giáo đó sau từ “đạo”. Ví dụ: đạo Phật, đạo Kitô…
- Giáo: ... tôn giáo khi nó đứng sau tên một tôn giáo cụ thể.
Chẳng hạn: Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo…
- Thờ: ...sùng kính một đấng siêu linh: thần thánh, tổ tiên…
4.1.2. Quan niệm về tôn giáo
- Nhà thần học: “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và
con người”.
- Dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào
cái siêu nhiên”.
- Nhà tâm lý học: “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân
trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng
cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.
- C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chung sinh bị áp bức,
là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự
không có tinh thần”.
- Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào
trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị
họ trong đời sống hàng ngày …”
Luôn đề cập đến hai TG: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện
hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, TG của những
vật thể hữu hình và vô hình.
TGsự bất lực của CN trong cuộc đấu tranh với TN và XH, do
thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào
thánh thần;
TGhướng CN đến một h/vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh
thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà QK, HT,
TL cùng chung sống. Nó gieo niềm h/vọng vào con người, dù có phần
ảo tưởng để yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một TG
74
trần gian có nhiều bất công và khổ ải.
Như vậy, tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô
hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và
tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần
thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa
dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa
khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng TG, được vận hành bằng
những nghi lễ, những hành vi TG khác nhau của từng cộng đồng xã
hội TG khác nhau.
4.1.3. Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo
- Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp
nhận nó.
- Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử.
- Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa toàn bích về tôn
giáo
- Ph.Enghen: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản
ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng
bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó
những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần
thế.”.
4.1.4. Lịch sử hình thành tôn giáo và một số hình thức TG trong
lịch sử
- Có đến hàng triệu năm con người không hề biết đến tôn giáo.
- Tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những
hình thức tôn giáo sơ khai như đạo Vật tổ (Tôtem), Ma thuật và Tang
lễ…
- TK đồ đá giữa, con người chuyển dần từ săn bắt, hái lượm
sang trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với
sự thiêng liêng hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và
cuộc sống: thần Lua, thần Khoai, thần Sông… hoặc tôn thờ các biểu

75
tượng của sự sinh sôi (thờ giống cái, hình ảnh phụ nữ, phồn thực…),
đó là các vị thần của các thị tộc Mẫu hệ.
- Tôn giáo như Phật, Nho, Kitô, Hồi… đã xuất hiện
- Xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là những thành tựu
của khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng trở nên
thế tục hóa kéo theo sự đa dạng trong đời sống tôn giáo
4.1.5. Một số hình thức tôn giáo trong lịch sử
+ Tôn giáo trong xã hội chưa có giai cấp (Tôn giáo nguyên
thủy)
+ Tô tem giáo (thờ vật tổ):
+ Ma thuật giáo : Ma thuật theo tiếng Hi lạp cổ là phép phù
thủy.
+ Bái vật giáo: Bái vật theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh,
phép lạ.
+ Vật linh giáo: Vật linh giáo là lòng tin ở linh hồn.
Tôn giáo trong xã hội có giai cấp:
+ Tôn giáo dân tộc:
+ Tôn giáo thế giới: Phật giáo, Thiên chua giáo, Hồi giáo…
Cột Tô-tem tại Vancouver Canada

Hình 4.1. Cột Tô-tem tại Vancouver Canada


76
- Hình thức tôn giáo nguyên thuỷ, thờ một số bái vật.
- ví sự mê tín, sùng bái đối với một vật nào đó.
4.1.6. Các tôn giáo trên thế giới
Bảng 4.1. Các tôn giáo, số lượng và phân bổ trên thế giới
Tôn giáo Số lượng Phân bổ
1. Kitô giáo Trên 2,4 tỷ Khắp thế giới, trừ một vài nơi.
2. Hồi giáo 1,5 tỷ Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á,
Nam Á, Trung Phi, Đông Phi,
Nam Á, Đông Nam Á, Albania,
một phần Nga, tây Trung Quốc.
3. Ấn Độ giáo 900 triệu Nam Á, Đông Nam Á, Fiji,
Guyana, Mauritus
4. Đạo giáo 400 triệu Trung Quốc, Sing, Malay và cộng
đồng người Hoa hải ngoại
5. Tôn giáo 394 triệu Trung Quốc
dân gian Trung
Quốc
6. Phật giáo 365 triệu Đông Á và Ấn Độ
(chính thức)
1,2-1,6 tỷ
(không
chính thức)
7. Tôn giáo của 300 triệu Khắp thế giới trừ Châu Âu
các bộ tộc
8. Nho giáo 150 triệu Đông Á và cộng đồng người Hoa
ở hải ngoại
9. Tôn giáo 100 triệu Châu Phi
truyền thống
châu Phi

77
10. Thần đạo 30 triệu Nhật Bản
11. Sikh giáo 23 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ,
Anh
12. Do Thái giáo 14 triệu Israel, Mỹ, châu Âu
13. Bahá'í giáo 9 triệu Tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi
trên thế giới
14. Nh/Chứng 8,2 triệu Khắp thế giới
Giêhôva
15. Đạo Cao Đài 2,4 triệu Việt Nam, Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc
16. Jaina giáo 1,2 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ,
Anh

Quan điểm khác


Khái niệm tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội,
phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo
tưởng phù hợp với tâm lí, hành vi của con người. Trong đời sống xã
hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội, với các yếu tố: Hệ thống giáo lí
tôn giáo, nghi lễ tôn giáo, tổ chức tôn giáo với đội ngũ giáo sĩ và tín
đồ, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tôn giáo.
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Trong xã hội nguyên thuỷ, do
trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối, lệ
thuộc và bất lực trước tự nhiên. Vì vậy họ đã gán cho tự nhiên những
lực lượng siêu tự nhiên có sức mạnh, quyền lực to lớn, quyết định đến
cuộc sống và họ phải tôn thờ. Con người vẫn chưa hoàn toàn làm chủ
tự nhiên và xã hội ; các cuộc xung đột giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thiên
tai, bệnh tật,... vẫn còn diễn ra, nên vẫn còn nguồn gốc để TG tồn tại.
- Nguồn gốc nhận thức . TG bắt nguồn từ sự nhận thức hạn hẹp,
mơ hồ về tự nhiên, xã hội có liên quan đến đời sống, số phận của con
người. Con người đã gán cho nó những sức mạnh siêu nhiên, tạo ra
các biểu tượng TG. Mặt khác, trong quá trình biện chứng của nhận

78
thức, con người nảy sinh những yếu tố suy diễn, tưởng tưởng xa lạ với
hiện thực khách quan, hình thành nên các biểu tượng TG.
- Nguồn gốc tâm lí . Tình cảm, cảm xuc, tâm trạng lo âu, sợ hãi,
buồn chán, tuyệt vọng đã dẫn con người đến sự khuất phục, không
làm chủ được bản thân là cơ sở tâm lí để hình thành tôn giáo. Mặt
khác, lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những người có công khai phá
tự nhiên trị áp bức bóc lột và mê hoặc q/chung. Các cuộc chiến tranh
TG đã, đang xảy ra, thực chất vẫn là xuất phát từ lợi ích của những lực
lượng XH khác nhau lợi dụng TG để thực hiện mục tiêu ch/trị của
mình.

4.2. Thành tố và cấu trúc của tôn giáo


4.2.1. Ý thức tôn giáo
- Niềm tin tôn giáo- tin sự tồn tại kh quan của những thực thể,
kh năng giao giao tiếp các thực thể, vào sự diễn đạt, lặp lại, vào chân
thực các biểu tượng, và quyền uy TG;
- Hình ảnh trực quan và cảm xuc: sợ hãi, tình yêu, khâm phục,
tôn kính, vui mừng, ...;
- Hợp nhất các đung và cái không đung;
- Biểu thị bằng ngôn ngữ;
- Các cấp độ của ý thức.
4.2.2. Hoạt động tôn giáo
Thờ cung và ngoài thờ cung (truyền giáo, giảng dạy môn học
thần giáo, phật, …)
Hoạt động của TG gồm: Nội dung, đối tượng, chủ thể, phương
tiện, phương thức, kết quả
4.2.3. Quan hệ tôn giáo:
- Các đối tượng tự nhiên vô cơ và hữu cơ: đền thờ, tượng, hòn
đá, …
- Cá nhân – nhóm, đứng đầu – nhà chức trách
- Hình ảnh của thượng đế, đức mẹ, phật, ..
79
- Ngôn ngữ: danh từ hay câu nói, …
4.2.4. Tổ chức tôn giáo:
- Ngân hàng Thánh Thần ở Vantican
- Đảng phái chính trị: đảng Thiên chua giáo, Đảng Hồi giáo, ..
- Các công đoàn, tổ chức phụ nữ, thanh niên
- Giáo hội, Giáo phái, Dòng đạo

4.3. Tôn giáo và cuộc sống


4.3.1. Tôn giáo trong hệ thống văn hóa
Văn hóa tôn giáo (triết học: khái niệm giải thích bản thể luận;
đạo đức: hệ biểu tượng, chuẩn tắc, giá trị đạo đức; nghệ thuật:… )
4.3.2. Chức năng và vai trò của TG
- Chức năng: đền bù, điều tiết, thống nhất-giải thống nhất,
chuyển tải văn hóa, hợp thức hóa-giải hợp thức hóa
-Vai trò TG: đan xen với quan hệ khác, ảnh hưởng tới xã hội-
kinh tế, tác động đặc biệt, hệ thống, mối tương quan.

4.4. Nguồn gốc của tôn giáo


Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân
và điều kiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và
tái hiện những niềm tin tôn giáo. Trong đó một số nguyên nhân và
điều kiện gắn với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, một số
khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người
Tôn giáo là một s/phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của
mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra TG chứ TG
không sáng tạo ra con người”. TG là một thực thể khách quan của loài
người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả
n/dung cũng như h/thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản
của TG là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các
cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm
mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy
80
được thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ…
Lịch sử nhận thức của con người là một quá trình từ thấp đến
cao, trong đó giai đoạn thấp là giai đoạn nhận thức tự nhiên cảm tính.
Ở giai đoạn nhận thức này (nhất là đối với cảm giác và tri giác), con
người chưa thể sáng tạo ra TG, bởi vì TG với tư cách là ý thức, là
niềm tin bao giờ cũng gắn với cái siêu nhiên, thần thánh, mà nhận
thức trực quan cảm tính thì chưa thể tạo ra cái siêu nhiên thần thánh
được.

4.5. Các tôn giáo dân tộc: Shinto giáo, Cao Đài
4.5.1. Đạo Shinto
4.5.1.1. Sự đa dạng của Thần đạo
Trong suốt lịch sử của Nhật Bản, Thần đạo đã liên tục thay đổi
để đáp ứng điều kiện và nhu cầu của những người theo đạo. Trải qua
quá trình lịch sử lâu dài, Thần đạo luôn thay đổi để thích nghi và tồn
tại cho đến ngày nay.
Thần đạo quốc gia (国家神道 - Kokkashintō)
Cuối những năm 1800 dưới thời Thiên hoàng Minh Trị, Thần
đạo hồi sinh trở lại sau hàng thập kỉ bị che khuất dưới cái bóng Phật
giáo. Ông khuyến khích Thần đạo phát triển, thiết lập hệ thống các
đền Thần đạo và sử dụng ngân sách Chính phủ để ủng hộ cho các đền
thờ và những người làm lễ, chăm sóc ngôi đền. Thần đạo quốc gia
phát triển dưới thời Minh Trị, nó nhấn mạnh vào lòng yêu nước và
trung thành với Thiên hoàng, xem Thiên hoàng như con cháu thần linh,
là đấng tối cao đại diện cho các vị thần.
Thần đạo phái (教派神道 - Kyōha shintō)
Trong khi Thần đạo quốc gia phát triển dưới thời Minh Trị thì
sự phục hưng của tôn giáo cũng diễn ra trong tầng lớp nông dân. Nông
dân bắt đầu đi theo những Giáo chủ - những người được coi là vô
cùng thông thái khi theo học và tiếp thu Thần đạo, Đạo Phật và những

81
tôn giáo bản địa khác. Những Giáo chủ được coi là những vị thần, vì
vậy những tôn giáo mới mà họ sáng lập ra thu hut rất nhiều người tin
theo. Trong số 13 giáo phái đã được nhận diện thì Tenrikyo (天理教)
được coi là giáo phái lớn nhất, nổi tiếng nhất và vẫn thu hut người mới
tin theo cho đến nay.
Thần đạo dân gian (民俗神道 - Minzoku shintō)
Nhiều người thực hiện các nghi lễ Thần đạo mà không cần lệ
thuộc vào ngôi đền nào trong hệ thống Jinja Honcho. Họ thờ cung tổ
tiên, cầu khấn các vị thần ở địa phương, trong nhà hoặc ngoài đồng
ruộng, ở các đền miếu nhỏ. Hình thức này được gọi là Thần đạo dân
gian. Chính hình thức này mang những phong tục của Thần đạo từ xa
xưa, từ đó mà hình thành nên những tập tục và đức tin của Thần đạo
ngày nay [10].
4.5.1.2. Kiến trúc
Một nét độc đáo của Thần đạo đó là kiến truc của các đền thờ,
nét kiến truc độc đáo chỉ có thể được tìm thấy ở Nhật Bản. Những đặc
điểm kiến truc không những là điểm thu hut khách du lịch đến thăm,
thu hut các nhiếp ảnh gia mà còn trở thành biểu tượng cho văn hóa
Nhật Bản.
Cấu trúc đền
Một ngôi đền truyền thống được xây dựng bằng các vật liệu tự
nhiên như gỗ, rơm, và đá. Các ngôi đền chỉ cần đủ rộng để thần chủ
làm lễ bên trong, những người khác sẽ đứng bên ngoài cầu khấn. Bên
trong ngôi đền là một bệ thờ chính và thần điện, nơi linh thiêng nhất,
chứa vật biểu tượng cho vị thần của ngôi đền. Những ngôi đền lớn
thường có cấu truc phức tạp với nhiều điện thờ và các công trình kiến
truc phụ. Một đền thờ lớn thường bao gồm nhà nguyện, một sảnh
đường gần nguồn nước để thực hiện nghi thức thanh tẩy, một phòng
ban quản lí đền, một khu để mọi người đặt đồ lễ, một gian để mọi
người đến cầu nguyện, hoặc ngày nay thì có nhiều hơn những gian

82
hàng hoặc cửa hàng nhỏ chuyên bán các loại quẻ, bùa cầu may cho
khách đến thăm…

Hình 4.2. Khuôn viên xung quanh đền và Chigi


Kiểu dáng của mái đền cũng là một nét độc nhất vô nhị của đền
thờ Thần đạo. Phần hình chữ X nhô lên khỏi mái đền được gọi là chigi
(千木) còn những thanh ngang nằm trên mái, giữa hai đầu chigi được
gọi là katsuogi ( 鰹 木 ), với vai trò trang trí cho mái đền thêm đẹp.
Những đặc điểm kiến truc của mái đền này không thể được tìm thấy ở
các công trình tôn giáo tín ngưỡng khác, đó là một nét kiến truc nổi
bật và điển hình của Thần đạo [9].
Vùng đất đặt đền thờ bản thân nó đã rất linh thiêng. Đây là nơi
được cho là gần với thần linh nhất và đem lại một cảm giác thanh bình,
vì vậy từ xa xưa đã có nhiều ngôi đền được xây dựng gần ngọn nui,
dòng sông, biển, rừng,... Một số ngôi đền được xây lên ở nơi gắn liền
với sự kiện lịch sử hay một vĩ nhân nào đó [9].
Cổng đền Torii
Khách đến thăm sẽ đi qua cổng đền Torii tượng trưng cho cánh
cổng ngăn cách giữa thế giới con người với vùng đất của thần linh.
Cổng đền có nhiều kiểu khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm
cơ bản như: một chiếc cổng Torii có màu đỏ, bao gồm hai cột trụ với
hai thanh ngang trên đỉnh. Ngày nay, một số cổng đền Torii có màu
trắng, xanh,... Con đường từ cổng Torii đến ngôi đền được gọi là
83
Sando (参道 - tham đạo), sẽ đưa khách đến thăm đi qua khuôn viên
ngôi đền. Lửa cũng được coi là một nguyên liệu thanh tẩy trong Thần
đạo, nên dọc Sando thường có đèn lồng được làm bằng đá, một số loại
đèn lồng phức tạp hơn có mượn kiến truc của Phật giáo [9].

Hình 4.3. Cổng Torii


Hộ vệ
Ở các ngôi đền lớn thường có các thần hộ vệ có hình người với
dáng điệu và vẻ mặt hung dữ để dọa và xua đuổi quỷ dữ. Tượng động
vật hộ vệ cũng rất thông dụng. Phổ biến nhất là cặp chó hoặc sư tử
đực và cái [9].

Hình 4.4. Tượng Cáo ở đền Fushimi Taira


4.5.1.3. Các nghi thức và lễ hội trong Thần đạo
Nghi thức trong Thần đạo
Các nghi lễ chính thức trong thần đạo thường được thực hiện
bởi các thần chủ - những người đã học được cách thức, nghi lễ cổ từ
84
xa xưa, vì chỉ có những người này mới có thể “liên lạc” được với thần
linh. Mọi nghi lễ cơ bản gồm bốn yếu tố: thanh tẩy, dâng lễ, cầu khấn
và hội [8].
Lễ hội trong Thần đạo
Lễ hội diễn ra các hoạt động sôi nổi nhằm mục đích làm các
thần được vui vẻ. Một lễ hội có thể diễn ra trong vòng một ngày hoặc
thậm chí kéo dài đến một tuần. Trong các lễ hội, thần chủ sẽ đặt chiếc
hộp chứa thần thể lên một cái kiệu, và các thanh niên trai tráng sẽ rước
kiệu đi quanh thành phố để củng cố mối quan hệ mật thiết giữa thần
linh với mọi người [12]. Tại các đền sẽ thường xuyên có các buổi lễ,
cũng như các vu nữ nhảy mua và bán bùa may mắn, quẻ bói. Bên cạnh
đó, còn có một số ngày lễ đặc biệt trong năm như: lễ mừng năm mới,
Đại Thanh tẩy, lễ hội bé trai và bé gái, Shichigosan, lễ thành nhân,
đám cưới,...

4.5.2. Đạo Cao Đài

Hình 4.5. Thiên nhãn


4.5.2.1. Khái quát về đạo Cao Đài
Quá trình hình thành và phát triển của đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, ra đời năm
1926 tại ấp Long Trung, xã Long Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây
85
Ninh do một số công chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập và phát
triển chủ yếu ở các tỉnh, thành phố Nam Bộ.
Đầu thế kỷ XX, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão,
Nho) ở Việt Nam có xu hướng giảm xuống nhưng hoạt động của
nhóm Ngũ chi Minh đạo (Minh Sư, Minh Lý, Minh Đường, Minh Tân,
Minh Thiện) tăng mạnh đã làm hồi sinh tư tưởng Tam giáo đồng
nguyên. Cùng luc đó, phong trào Thông linh học của phương Tây phát
triển mạnh tại Nam Bộ với các hình thức “xây bàn” tương tự như tục
cầu hồn của người Việt và cầu cơ của nhóm Ngũ chi Minh đạo đã tạo
thành phong trào cầu cơ, chấp but gọi tắt là “cơ but”. Trong các đàn
cơ này có hai nhóm chính hình thành đạo Cao Đài. Nhóm thứ nhất do
ông Ngô Văn Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa, phật đường theo truyền
thống cơ but thuộc nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm các vị:
Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc (nhóm Cao - Phạm)
tổ chức xây bàn cầu cơ theo kiểu Thông linh học phương Tây. Năm
1926, hai nhóm cơ but nói trên thống nhất hình thành đạo Cao Đài,
ông Ngô Văn Chiêu được thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của
đạo Cao Đài.
Ngày 29/9/1926, một số vị chức sắc đứng đầu các đàn cơ và tín
đồ đã thống nhất kí tên vào tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Ngày
19/11/1926, những chức sắc đầu tiên của đạo Cao Đài đã tổ chức lễ
khai đạo tại tỉnh Tây Ninh và chính thức ra mắt đạo Cao Đài.
Ông Ngô Văn Chiêu sau khi có công lớn sáng lập đạo Cao Đài
đã không nhận chức Giáo tông tại Tây Ninh mà về Cần Thơ thành lập
phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, thực hiện đường hướng
tu luyện theo pháp môn “vô vi” không phổ độ, không thành lập tổ
chức giáo hội.
Sau ngày khai đạo, những chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài
tiến hành xây dựng Toà thánh Tây Ninh và cơ sở hạ tầng, từng bước
hoàn chỉnh hệ thống bộ máy tổ chức hành chính đạo từ Trung ương
đến cơ sở. Do một số bất đồng trong điều hành giáo hội, một số chức
86
sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài đã tách ra và về địa phương thành lập
các tổ chức Cao Đài mới như: Cao Đài Chơn Lý, Cao Đài Tiên Thiên,
Cao Đài Ban Chỉnh đạo,… Tại Tây Ninh, số chức sắc ở lại tiếp tục
điều hành hoạt động của đạo Cao Đài. Cao Đài Tây Ninh là tổ chức
tôn giáo, có Toà thánh Tây Ninh, có số lượng chức sắc, chức việc, tín
đồ lớn nhất trong các Hội thánh Cao Đài. Một số tổ chức Cao Đài sau
khi dời Tòa thánh Tây Ninh về các địa phương thành lập tổ chức Cao
Đài mới đã xây dựng đường hướng hành đạo tiến bộ, sớm có tinh thần
yêu nước và vận động đông đảo chức sắc, tín đồ tích cực ủng hộ cách
mạng, tham gia kháng chiến chống ngoại xâm. Tuy bị chia rẽ thành
nhiều tổ chức khác nhau nhưng số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự của
đạo Cao Đài vẫn phát triển rộng khắp các tỉnh Nam Bộ đồng thời đã
tạo ra vị thế mới cho đạo Cao Đài trong xã hội đương thời. Chia rẽ,
phân ly là đặc điểm nổi bật của đạo Cao Đài từ năm 1930 đến năm
1975. Thời gian này, đạo Cao Đài chia rẽ thành nhiều tổ chức Cao Đài
khác nhau, có luc lên đến 30 tổ chức. Trong các tổ chức Cao Đài này
có khoảng 10 tổ chức là hoạt động theo đung chân truyền của đạo Cao
Đài và tồn tại đến nay.
Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã công nhận tổ chức tôn giáo
đối với 10 Hội thánh Cao Đài, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập
và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo đối với 01 pháp môn Cao Đài.
Thực trạng đạo Cao Đài hiện nay
Về số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo của các Hội
thánh Cao Đài
- Chức sắc: hơn 13 ngàn
- Chức việc: hơn 26 ngàn
- Tín đồ: hơn 1,24 triệu
- Cơ sở tôn giáo: hơn 1.300
Số liệu thống kê số lượng tín đồ đạo Cao Đài hiện nay có sự
chênh lệch giữa chính quyền nhà nước và tổ chức tôn giáo. Theo báo
cáo của các Hội thánh Cao Đài năm 2020, tín đồ đạo Cao Đài có hơn
87
2,6 triệu. Lý do, một bộ phận tín đồ không khai nhận là tín đồ Cao Đài
khi chính quyền tổ chức thống kê. Đối với tổ chức tôn giáo ở Hội
thánh, Họ đạo đã kê khai số lượng tín đồ nhập môn vào đạo cùng toàn
thể gia đình người tín đồ gồm người già và trẻ em chưa đến tuổi nhập
môn nên có sự chênh lệch về số liệu thống kê.
4.5.2.2. Cơ cấu tổ chức của đạo Cao Đài
Tổ chức giáo hội cấp Trung ương
Tổ chức giáo hội được quy định trong Tân luật, Pháp Chánh
truyền của đạo Cao Đài. Ở cấp trung ương Hội thánh có Toà thánh là
nơi hoạt động của chức sắc lãnh đạo giáo hội. Về mặt tổ chức cấp Hội
thánh có 3 Đài gồm: Bát Quái đài, Cửu Trùng đài và Hiệp Thiên đài.
Đặc điểm về tổ chức giáo hội của đạo Cao Đài xây dựng trên cơ sở
Trời và Người hợp nhất với nhau để giải quyết việc đạo.
Bát Quái đài của đạo Cao Đài thuộc phần vô hình, do Ngọc
Hoàng Thượng Đế làm chưởng quản gồm các Giáo chủ của Tam giáo
và Ngũ chi, Tam Trấn Oai Nghiêm được thờ tại Bửu điện nơi Toà
thánh. Bát Quái đài có nhiệm vụ là cơ quan lập pháp, điều hành hoạt
động của đạo Cao Đài thông qua hình thức cơ but nơi Hiệp Thiên đài.
Thực tế hiện nay, Bát Quái đài không còn chức năng lập pháp và điều
hành hoạt động của đạo do đã ngừng sử dụng cơ but từ năm 1927,
đồng thời công việc điều hành hoạt động đạo do hai Đài: Cửu Trùng
đài và Hiệp Thiên đài thực hiện.
Hiệp Thiên đài là cơ quan tư pháp của đạo Cao Đài, do chức
sắc phẩm Hộ pháp đứng đầu. Hiệp Thiên đài có 2 nhiệm vụ: làm cơ
quan trung gian giữa Bát Quái đài và Cửu Trùng đài thông qua cơ but
và làm cơ quan bảo vệ pháp luật của Đạo. Cơ quan Hiệp Thiên đài có
3 Chi: Chi Pháp, Chi Đạo và Chi Thế. Chi Pháp do chức sắc phẩm Hộ
pháp phụ trách; Chi Đạo do chức sắc phẩm Thượng phẩm phụ trách;
Chi Thế do chức sắc phẩm Thượng sanh phụ trách. Dưới phẩm Hộ
pháp, Thượng phẩm, Thượng sanh là chức sắc phẩm Thập nhị Thời
quân (12 vị Thời quân), chia ra mỗi Chi 4 vị, như Chi Pháp có 4 vị
88
Thời quân là: Tiếp pháp, Khai pháp, Hiến pháp và Bảo pháp; Chi Đạo
có 4 vị Thời quân là Tiếp đạo, Khai đạo, Hiến đạo và Bảo đạo; Chi
Thế có 4 vị Thời quan là Tiếp thế, Khai thế, Hiến thế và Bảo thế.
Thực tế hiện nay, cơ quan Hiệp Thiên đài chỉ hoạt động với nhiệm vụ
là cơ quan bảo vệ pháp luật của đạo Cao Đài, giám sát cơ quan Cửu
Trùng đài hoạt động theo pháp luật của đạo. Do việc ngừng sử dụng
cơ but từ năm 1928 nên cơ quan Hiệp Thiên đài không còn nhiệm vụ
làm cơ quan trung gian giữa Bát Quát đài và Cửu Trùng đài.
Cửu Trùng đài là cơ quan hành pháp của đạo Cao Đài, thực
hiện các nhiệm vụ truyền đạo, hành đạo, tổ chức thực hiện công việc
đạo và giáo hóa nhân sinh tu hành. Cơ quan Cửu Trùng đài ở Hội
thánh gồm có các cơ quan Cửu viện nam phái, Cửu viện nữ phái và
các cơ quan giup việc cho chức sắc phẩm Giáo tông, Chưởng pháp và
Đầu sư. Chức sắc cơ quan Cửu Trùng đài có 9 phẩm, đứng đầu là
phẩm Giáo tông, 9 phẩm chức sắc này đối phẩm với Cửu phẩm Thần
Tiên nơi Bát Quái đài: 1. Giáo tông đối phẩm với Thiên Tiên (Phật vị);
2. Chưởng pháp đối phẩm với Nhơn Tiên; 3. Đầu sư đối phẩm với Địa
Tiên; 4. Chánh Phối sư và Phối sư đối phẩm Thiên Thánh; 5. Giáo sư
đối phẩm với Nhơn Thánh; 6. Giáo hữu đối phẩm với Địa Thánh; 7.
Lễ sanh đối phẩm với Thiên Thần; 8. Ban Trị sự đối phẩm với Nhơn
Thần; 9. Đạo hữu đối phẩm với Địa Thần. Cơ quan Cửu Trùng đài
phân ra làm 2 phái: phái nam và phái nữ. Chức sắc mỗi phái có quyền
hành riêng biệt. Chức sắc nữ phái có phẩm cao nhất là Đầu sư. Chức
sắc bên nam phái được chia làm 3 phái: Thái, Thượng, Ngọc. Cơ quan
Cửu viện nam phái dưới quyền phụ trách trực tiếp của các chức sắc
phẩm Chánh Phối sư. Chức sắc phẩm Thái Chánh Phối sư phụ trách 3
Viện: Hộ viện, Lương viện, Công viện; chức sắc phẩm Thượng Chánh
Phối sư phụ trách 3 Viện: Học viện, Y viện, Nông viện; chức sắc
phẩm Ngọc Chánh Phối sư phụ trách 3 Viện: Hòa viện, Lại viện, Lễ
viện. Tổ chức hành chính đạo cơ quan Cửu Trùng đài nữ phái cũng có

89
9 Viện như nam phái, nhưng nữ phái chỉ có một vị Nữ Chánh Phối sư,
nên vị này phụ trách tất cả Cửu viện nữ phái.
2.2.2. Tổ chức cấp cơ sở
Trước đây, tổ chức hành chính cấp địa phương của đạo Cao
Đài có 4 cấp gồm: Trấn đạo, Châu đạo, Tộc đạo và Hương Đạo. Trấn
đạo là khu vực địa lý được giao phụ trách nhiều tỉnh, thành phố có đạo
Cao Đài do chức sắc phẩm Giáo sư đảm nhiệm gọi là Khâm Trấn đạo.
Châu đạo là địa bàn một tỉnh, thành phố có đạo Cao Đài do chức sắc
phẩm Giáo hội đảm nhiệm gọi là Khâm Châu đạo. Tộc đạo là địa bàn
một huyện, quận thuộc tỉnh, thành phố do phẩm Lễ sanh đảm nhiệm
gọi là Đầu Tộc đạo. Hương đạo là địa bàn hành chính của một xã,
phường do phẩm Chánh Trị sự đảm nhiệm được các chức việc Bàn Trị
sự Hương đạo bầu lên gọi là Đầu Hương đạo.
Tộc đạo là cấp cơ sở của đạo Cao Đài hay còn gọi là Họ đạo.
Mỗi Tộc đạo có một Thánh thất để thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và
quy tụ tín đồ tổ chức sinh hoạt tôn giáo. Về tổ chức hành chính, Tộc
đạo có văn phòng giup việc Đầu Tộc đạo do Đầu Phòng văn đảm
nhiệm, nếu không có Đầu Phòng văn thì cử một Thư ký giup việc Đầu
Tộc đạo. Mỗi Tộc đạo hay Thánh thất có Ban Tứ vụ để điều hành việc
đạo. Ban Tứ vụ gồm 4 vụ: Hộ vụ phụ trách việc thu chi tài chính; Lễ
vụ phụ trách việc nghi lễ và sắp xếp các ban trực thuộc: lễ, nhạc, đồng
nhi thực hiện tang sự cho người đạo; Lương vụ phụ trách về lương
thực và quản lý nhà bếp; Công vụ phụ trách việc xây dựng, sửa chữa
cơ sở thờ tự và nhà làm việc của Tộc đạo. Ngoài ra, Lễ vụ còn có các
ban chuyên môn trực thuộc gồm: Ban nhạc, Ban lễ sỹ, Ban đồng nhi,
Ban kiểm đàn. Ban nhạc do một nhạc sỹ phụ trách. Ban lễ sỹ do một
Lễ sỹ phụ trách. Ban đồng nhi do một Giáo nhi phụ trách. Ban kiểm
đàn có nhiệm vụ sắp đặt và gìn giữ trật tự trong đàn cung.
Thực tế hiện nay, tổ chức hành chính của đạo Cao Đài có một
số thay đổi. Cấp Trung ương giáo hội tại Toà thánh có cơ quan
Thượng hội và Ban Thường trực Hội thánh (hoặc Thường trực, Hội
90
đồng Chưởng quản, Ban Điều hành) cùng cơ quan Cửu viện nam nữ
và các cơ quan giup việc Hội thánh tại Toà thánh. Cấp địa phương
không còn Trấn đạo và Hương đạo. Châu đạo được gọi là Ban Đại
diện Hội thánh hoạt động trên địa bàn một tỉnh, thành phố có nhiệm
vụ hướng dẫn Ban Cai quản các Họ đạo trên địa bàn phụ trách hoạt
động theo Hiến chương, luật đạo của Hội thánh. Đứng đầu Ban Đại
diện Hội thánh ở tỉnh, thành phố là Trưởng Ban Đại diện. Tộc đạo
được gọi là Họ đạo hoạt động trong phạm vi Thánh thất có Ban Cai
quản phụ trách. Đứng đầu Ban Cai quản là Cai quản, có Phó Cai quản
và Thư ký hoạt động theo nhiệm kỳ 3 năm hoặc 5 năm. Ngoài ra, Họ
đạo còn có bộ phận Tứ vụ giup việc Ban Cai quản và các thành viên
Chánh Trị sự, Phó Trị sự, Thông sự cùng Ban Nghi lễ.
Tại các tỉnh, thành phố có đông chức sắc, tín đồ được thành lập
Ban Đại diện hoặc Đại diện để giup Hội thánh ở trung ương hướng
dẫn các hoạt động tôn giáo ở cơ sở là Họ đạo. Hiến chương Cao Đài
Tây Ninh quy định: “Ở tỉnh, thành phố có nhiều Họ đạo Cao Đài Toà
thánh Tây Ninh thì Hội thánh bổ nhiệm Ban Đại diện Hội thánh; Ban
Đại diện Hội thánh gồm 01 Trưởng ban và 02 đến 05 Phó Ban, chọn
từ hàng Giáo hữu nam, nữ và tương đương trở lên do Hội thánh bổ
nhiệm; Ban Đại diện Hội thánh có phận sự truyền đạt và hướng dẫn
các Ban Cai quản Họ đạo thông hiểu và tổ chức thực hiện đung các
Đạo lịnh, Thánh lịnh, Huấn lịnh, Thông tri về Đạo sự của Hội thánh
tới các Họ đạo,...”. Hiện nay, đạo Cao Đài có 64 Ban Đại diện, 16 Đại
diện ở 35/38 tỉnh, thành phố.
Họ đạo là cấp cơ sở của đạo Cao Đài, nơi nào có 500 tín đồ trở
lên được lập một Họ đạo có Thánh thất làm nơi thờ tự. Ban Cai quản
có nhiệm vụ quản lý công việc tại Thánh thất, phụ trách 4 phòng Công
- Lương - Thơ - Lễ. Ban Trị sự gồm các chức việc có nhiệm vụ lo về
luật đạo giup đỡ tín đồ chấp hành tốt và lo việc từ thiện chăm sóc cuộc
sống của tín đồ tại địa phận quản lý./.

91
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập Chương 4
1. Định nghĩa, quan niệm về tôn giáo?
2. Bản chất của tôn giáo?
3. Tính chất của tôn giáo?
4. Nêu 1 số hình thức sơ khai của tôn giáo?
5. Nêu các thành tố của tôn giáo?
6. Nêu mối quan hệ tôn giáo và cuộc sống?
7. Nêu nguồn gốc tôn giáo?
8. Hãy kể tên 1 số tôn giáo trên thế giới?
9. Nêu khái quát các tôn giáo dan tộc: Shinto giáo và Cao Đài giáo
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu bắt buộc
1. Lê Văn Anh-Phạm Hồng Việt (2000), Giáo trình lịch sử tư tưởng
phương Đông và Việt Nam, NXB Huế.
2. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo phương Đông: Quá khứ và hiện tại, NXB Tôn
giáo.
2. Tài liệu tham khảo
3. W.Cole Durham, Jr-Brett G.Scharffs, (2010), Law and Religion, Wolters
Kluwer, NY.
4. Nguyễn Văn Dũng (2012), Tôn giáo với đời sống chính trị-xã hội ở
một số nước trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia.
5. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội.
6. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo học nhập môn, NXB Tôn giáo.
7. Lewis M. Hopfe- Mark R. Woodwa (2011), Các tôn giáo trên thế giới, NXB
Thời đại
8. Hoàng Minh Thảo (2007), Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn
hóa Thông tin, H.
9. Lê Sỹ Thắng (CB), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, T.2, Nxb KHXH, HN, 1997.
10. Lương Duy Thứ (chủ biên) (2000), Đại cương văn hóa phương Đông, Nxb
ĐHQG HCM.
11. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Tp HCM, bộ 5 tập.
12. Nguyễn Tài Thư (CB), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, T.1, Nxb KHXH, HN, 1993.
13. Nguyễn Minh Tường (2012), Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt
Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
14. Nguyễn Thanh Xuân (2012), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn
giáo.

92
Chương 5
Tôn giáo ở Ấn Độ

5.1. Ấn Độ giáo (Hindu)


5.2. Phật giáo
5.3. Đạo Jaini
5.4. Đạo Sikh

5.1. Ấn Độ giáo (Hindu)


Hinđu giáo là một hệ thống tôn giáo có liên hệ mật thiết với
lịch sử và cơ cấu xã hội đặc thù của các dân tộc Nam á.

Hình 5.1. Biểu tượng của Hin đu giáo (Ấn độ giáo)

Ấn Độ giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương


quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ.
Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ
giáo (700 triệu) và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo
Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.
Ấn độ giáo có từ 3000 năm TCN, cấu thành từ tôn giáo người
Arya cổ. (Ghi nhận trong kinh Veda)
Arya (quý tộc)
Khoảng 2000 năm TCN, giống nguời da trắng từ Trung Á di cư
vào Ấn Độ, tự xưng là Arya, gọi những người da đen bản đia là
93
Dravida - man rợ. Dựa vào màu da lập chế độ chủng tính.
Lập 4 đẳng cấp: Brahman, Ksatơria, Vaysia, Suđra khác nhau
về quyền lợi, nghĩa vụ và địa vị xã hội do thần Brahma tạo ra từ miệng,
tay, đùi và chân của thần
Kể từ thế kỉ 16 các nhà truyền giáo và du khách phương Tây
thường nhắc đến tôn giáo và phong tục tại Ấn Độ và thường gọi
những người bản xứ này là "ngoại đạo" (en. pagan, de.Heiden) nếu họ
không tự nhận là theo một trong tôn giáo lớn (Ki-tô giáo, Do Thái
giáo hoặc Hồi giáo).
Họ được gọi theo tiếng Latin là gentiles, tiếng Bồ Đào Nha là
gentio và từ đó ra tiếng Anh là gentoo và tiếng Hà Lan/tiếng Đức là
Heyden (Heiden).
Đến thế kỉ 18 thì từ "Hindoo" (tiếng Ba Tư Hindu) bắt đầu
được dùng và cuối cùng, trong thế kỉ 19, danh từ "Hinduism" trở nên
rất thông dụng.
Như vậy thì từ "Hinduism" - được dịch là Ấn Độ giáo ở đây -
không phải là một danh hiệu tự xưng của một tôn giáo Ấn Độ. Nhưng
tên này lại ảnh hưởng đến quan điểm tự nhận của phong trào Tân Ấn
Độ giáo (Neo-Hinduism) trong thế kỉ 19 và thế kỉ 20 vì nó gợi ý một
sự thống nhất tôn giáo trong cuộc chiến giành độc lập Ấn Độ, và được
dùng để phản ứng các khuynh hướng phân chia ngày nay.
Danh từ Ba Tư "Hindu" chỉ có nghĩa tương đương với từ có
gốc Hy Lạp là "Indian", và cả hai đều có gốc từ tên con sông lớn Ấn
Độ (tiếng Phạn: sindhu, tiếng Ba Tư: hindu, tiếng Hy Lạp: Indós), đã
mang đến đất nước nó chảy qua tên này: Hindus là những người xuất
xứ từ nước Ấn Độ (india).
từ "Hinduism", "Ấn Độ giáo", không mang nghĩa là một tôn
giáo nhất định của người Ấn mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát,
chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng khác biệt
nhau, xuất phát từ Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh).
Những chi phái Ấn Độ giáo quan trọng nhất:
94
Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ: Tôn giáo thời Văn
minh lưu vực sông Ấn Độ (Indus Valley Culture, hưng thịnh khoảng
2300-1750 TCN) - từ các công trình khảo cổ.
Ấn giáo vệ-đà: Là tôn giáo cổ nhất Ấn Độ với thánh điển còn
lưu lại, Ấn giáo Vệ-đà, 1700-1200 trước CN.
Bà-la-môn giáo và những bước phát triển mới: 1000-500 TCN.
Hindu giáo có hình ảnh của Tam thần (Trimurti: Sáng tạo, Bảo
vệ và Phá hủy – Brahman, Vishnu và Shiva à Visnu giáo -
Vishnouisme và Sivai giáo – Shivaisme.
Brahman

Hình 5.2. Thần Brarma

Bốn gương mặt – Bốn phần của kinh Vệ Đà (Vedas) (Ṛig-tụng,


Sāma-chu, Yajur-nghi lễ and Atharva-triển khai của 3 kinh trên).
Bốn cánh tay – Bốn cánh tay của Brahmā đại diện cho bốn
hướng: đông, tây, nam, bắc.
Bàn tay phải phía sau biểu thị cho tâm trí, bàn tay trái phía sau
biểu thị cho trí tuệ, tay phải phía trước là bản ngã và bàn tay trái phía
trước là sự tự trọng.
Chuỗi tràng hạt – Biểu tượng cho vật chất trong quá trình
sáng tạo nên vũ trụ.
Kinh sách – Sách biểu tượng cho sự thông tuệ.
Vàng – Vàng biểu tượng cho sự tích cực; gương mặt bằng vàng
95
của Brahmā biểu thị quá trình tích cực của sự sáng thế.
Thiên nga – Thiên nga là biểu tượng của ân điển và sự sáng
suốt. đây là phương tiện di chuyển của Brahmā (vāhana).
Vương miệng – Vương miệng của Brahmā biểu hiện quyền lực
tối cao của thần.
Hoa sen – Hoa sen biểu tượng cho tự nhiên và các sinh thể
sống trong toàn vũ trụ.
Râu – Râu của Brahmā có màu trắng hay đen biểu tượng cho
sự khôn ngoan và sự sáng tạo vĩnh cửu.

Ấn giáo Tì-thấp-nô
Tì-thấp-nô giáo (viṣṇuism, vaiṣṇavism) là một tôn giáo nhất
thần với cơ sở xuất phát từ sự đồng hoá vị thần Tì-thấp-nô (sa. viṣṇu)
trong tôn giáo Phệ-đà và vị thần siêu việt Na-la-diên-na (zh. 那羅延那,
sa. nārāyaṇa), cũng như từ sự hoà nhập của một số lễ nghi phổ biến,
đặc biệt là việc tôn xưng Hắc Thần (sa. kṛṣṇa) ở Bắc Ấn Độ giữa TK
6 và 2 TCN.

Hình 5.3. Thần Visnu

Ấn giáo Thấp-bà
96
Thấp-bà giáo (śivaism) là một tôn giáo phần lớn theo thể hệ
nhất thần, nhưng một vài nhánh thiên về mối quan hệ nhị nguyên
Thấp-bà (śiva)-Tính lực (śakti) hoặc thừa nhận tính đa nguyên với
nhiều linh hồn vĩnh cửu.
Thần Lỗ-đặc-la được miêu tả là hung bạo, nguy hiểm.

Hình 5.4. Thần Shiva

Ấn giáo Tính lực


Giữ vị trí trung tâm sùng bái của Tính lực giáo (śāktism) là
Thiên nữ Tính lực (devī hoặc śakti). Chỉ Thiên nữ này nhận thức và
hành động, tạo tác, gìn giữ và tiêu huỷ thế giới, làm toại nguyện, ban
ân, giải thoát. Thiên nữ Tính lực (śakti) là sự tổng hợp của tất cả
những năng lực, nghĩa là năng lực của tất cả các vị thần, đặc biệt là
thần Thấp-bà và Tì-thấp-nô. Về mặt lịch sử thì Tính lực giáo xuất phát
từ những trào lưu tôn giáo bộ tộc.

Ấn giáo Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên – TK 8

97
Giáo lí Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên (monistic
advaitavedānta) cũng tự phát triển thành một giáo phái riêng biệt.
Thuyết đã kiến lập một thế giới quan và một giáo lí giải thoát đi
xa những quan điểm của Phệ-đà giáo trước đây: Thế giới, cùng với
các vị thần, là sản phẩm của huyễn ảnh (māyā), là huyễn tượng.

Tân Ấn Độ giáo
Tân Ấn Độ giáo (neo-hinduism) khởi đầu như một phong trào
cải cách, đã góp phần rất lớn trong phong trào đấu tranh giành độc lập
tự do của Ấn Độ trong thế kỉ 19, 20 và đặc biệt được phổ biến trong
giới thượng lưu thành thị.
Ảnh hưởng đến các tôn giáo khác
Sikh giáo (en. sikhism),
Jaina giáo (sa. jaina, en. jainism, jinism) và
Phật giáo được pháp luật Ấn Độ quy vào Ấn Độ giáo, nhưng
được cả thế giới công nhận là những tôn giáo độc lập.
Cơ sở chung các nhánh Ấn Độ giáo:
Luân hồi;
Chủng tính.
Tôn thờ Thánh tượng: điểm có chung của tất cả các nhánh Ấn
Độ giáo là việc tôn thờ Thánh tượng. Việc tôn thờ này - thường có đối
tượng là một vị thần nhất định - đã được phổ biến đến mực độ được
thu nhập vào nhánh Bất nhị Phệ-đàn-đa nhất nguyên (monistic
advaitavedānta), mặc dù theo giáo lí này, sự thể hiện của một thần
linh vẫn còn nằm trên tầng cấp vô minh, hư huyễn.

5.2. Phật giáo


Phật giáo là một TG vô thần bao gồm một loạt các truyền
thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một
nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (siddhārtha gautama, pi.
siddhattha gotama). Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Phật-đà,
98
Bụt-đà (pi. buddha), gọi tắt là Phật, hay Bụt, có nghĩa là "người tỉnh
thức", "người giác ngộ". Theo sách vở Phật giáo cũng như các tài liệu
khảo cổ đã chứng minh, Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã sống và giảng đạo ở
vùng đông Ấn Độ từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.

Hình 5.5. Biểu tượng Phật giáo


Phật giáo nguyên thủy (hay Phật giáo Nam tông, Theravada,
thường bị các nhà Đại thừa gọi là "Tiểu thừa") và nhánh Phát triển
(hay Đại thừa, Mahayana, Phật giáo Bắc tông). Đạo Phật nguyên thủy
phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào,
Campuchia, Myanmar.)
Đại thừa phát triển ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam, Singapore) và có nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh
độ tông, Thiền tông, Phật giáo Tây Tạng, Chân ngôn tông, Thiên thai
tông.
Ngoài ra, nhánh thứ 3 là Mật tông (vajrayana), phát triển ở Tây
Tạng và Mông Cổ, nhưng, theo một số phân loại khác thì Mật tông
được xếp vào Đại thừa.

Hình 5.6. Chùa phía Nam (Chùa Dơi-Sóc Trăng) - Nam Tông
99
Hình 5.7. Chùa Đại Từ Ân (HN)-Bắc Tông

Tiểu thừa – Đại thừa


Thời kỳ Phật giáo Nguyên Thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau
Ðức Phật 400 năm) chưa có khái niệm Ðại thừa hay Tiểu thừa.
Danh từ Tiểu thừa nên hiểu là Thượng tọa bộ và Thuyết nhất
thiết hữu bộ. Ngày nay chỉ còn 2 hệ Tiểu thừa này có mặt trên thế giới.
Từ ít lâu nay người ta có khuynh hướng tránh dùng từ ngữ
"Tiểu thừa“ -> mang tính miệt thị. Do đó, 2 danh từ Phật giáo Bắc
Tông và Phật giáo Nam Tông được dùng thay thế.
Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam Tông. Phật giáo Bắc
Tông theo khuynh hướng phát triển lời Phật, còn Phật giáo Nam
Tông theo khuynh hướng bảo thủ (giữ nguyên giá trị) lời dạy của
Đức Phật.
Truyền thống Bắc Tông và Nam Tông có những khác biệt, tuy
nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương
đồng lại rất cơ bản như sau:
– Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật Thích ca là bậc Ðạo sư.
– Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ diệu đế, Bát
chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận pháp ấn Khổ, Không, Vô
ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ.
100
Khổ đế
(zh. 苦諦, sa. duḥkhāryasatya, bo. sdug bsngal bden pa སྡུག་བུ
གདེནུཔུ), chân lý về sự Khổ: đau trên thân gồm: sinh, già, bệnh, chết;
khổ tâm gồm: sống chung với người mình không ưa, xa lìa người thân
yêu, mong muốn mà không được, chấp vào thân ngũ uẩn. Khổ đau là
một hiện thực, không nên trốn chạy, không nên phớt lờ, cũng không
nên cường điệu hóa. Muốn giải quyết khổ đau trước tiên phải thừa
nhận nó.

Tập đế/Nguyên đế
(zh. 集 諦 , sa. samudayāryasatya, bo. kun `byung bden pa ཀནུ
འབྱུགདེནུཔུ), chân lí về sự phát sinh của khổ: khổ đau đều có nguyên
nhân thường thấy do tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ. Cần truy tìm
đung nguyên nhân sinh ra khổ, nguồn gốc sâu xa sinh ra khổ trong
sinh tử luân hồi là do vô minh và ái dục, những mắt xích liên quan
nằm trong 12 nhân duyên.

Diệt đế
(zh. 滅 諦 , sa. duḥkhanirodhāryasatya, bo. `gog pa`i bden pa
འྡོྡུཔའིུགདེནུཔུ), chân lí về diệt khổ: là trạng trạng thái không có đau khổ,
là một sự an vui giải thoát chân thật, là một hạnh phuc tuyệt vời khi
chấm dứt lòng ham muốn, và có sự hiểu biết của trí tuệ chấm dứt vô
minh.

Đạo đế
(zh. 道諦, sa. duḥkhanirodhagāminī pratipad, mārgāryasatya,
bo. lam gyi bden pa བམུགིུགདེནུཔུ), chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ:
Phương pháp để đi đến sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh,

101
Bát chính đạo. Phương tiện hay pháp môn để thành tựu con đường bát
chánh đạo là 37 phẩm trợ đạo.
Bát chính/chánh đạo
Nhóm trí tuệ:
Chính kiến: hiểu biết chân chính: hiểu biết về nhân quả, duyên
khởi, hiểu biết về sự vật hiện tượng chân thực, như chung đang là,
không kèm theo cảm xuc, cảm tính, hiểu biết 4 chân lý về khổ và cách
thoát khổ, từ đó biểu hiện thái độ sống không làm khổ mình, khổ
người.
Chính tư duy: suy nghĩ chân chính: suy nghĩ dựa trên nền tảng
hiểu biết, suy nghĩ tích cực, suy nghĩ giải quyết vấn đề.
Nhóm đạo đức/Giới:
Chính ngữ: lời nói chân chính: lời nói sự thật, lời nói hòa hợp,
đoàn kết, mang tính xây dựng, mang lại an vui HP cho người khác.
Chính nghiệp: hành vi chân chính: không sát sanh, không trộm
cắp, không ngoại tình, không sử dụng rượu bia ma tuy. Các hành vi
được KK: trồng cây bảo vệ MT, chia sẻ sở hữu hợp pháp với những
người kém may mắn hơn, sống chung thủy 1 vợ 1 chồng, giữ sức khỏe
để chăm sóc bảo vệ người thân.
Chính mạng : NN chân chính để nuôi sống thân mạng: không
làm nghề đồ tể vì giết động vật hàng loạt; không làm nghề buôn bán
vũ khí vì tạo ra giết người hàng loạt; không làm nghề buôn bán MT vì
tiếp tay cho con nghiện, hủy hoại đời sống cá nhân và mất ổn định XH;
không làm nghề BB độc dược vì tổn hại sức khỏe, sinh mạng nhiều
người; không làm nghề mại dâm vì phá hoại HP nhiều gia đình.
Chính tinh tấn: nỗ lực kiên trì chân chính: tiếp tục làm những
việc thiện đang làm, hiện thực hóa những việc thiện có ý định làm, từ
bỏ những việc bất thiện đang làm, loại bỏ ý định về những việc bất
thiện sẽ làm.
Nhóm thiền định:
Chính niệm: sự làm chủ các giác quan trong các tư thế: đi,
102
đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh, thức và ngủ, làm chủ cảm xuc
và thái độ sống.
Chính định: tầng thiền: sơ thiền (ly dục ly ác pháp sinh hỷ lạc,
có tầm, có tứ), nhị thiền (diệt tầm, diệt tứ, định sinh hỷ lạc, nội tĩnh,
nhất tâm), tam thiền (ly hỷ, tru xả), tứ thiền (xả lạc, xả khổ, xả niệm
thanh tịnh) cùng với những PP hỗ trợ như tứ niệm xứ, định niệm hơi
thở, định sáng suốt, v.v... được đề cập trong kinh tạng Pali. Sau khi đã
đạt tứ thiền, hành giả dẫn tâm về Tam minh gồm: Tuc mạng minh,
Thiên nhãn minh, Lậu tận minh. Chứng tam minh xong, hành giả giải
thoát hoàn toàn, thành tựu thánh quả A-la-hán, các vị A-la-hán tuyên
bố "Tái sinh đã tận, hạnh thánh đã thành, việc nên đã làm, không còn
trở lại sinh tử này nữa".

5.3. Đạo Jaini

Hình 5.8. Biểu tượng đạo Jaini

Cũng gọi là Kina giáo, Sáng lập ra là Vardhaman, TK VI TCN,


bang Biha, AD. Lấy vợ, 1 con gái. Sau đó phân phát của cải và đi tu
luyện 12 năm. Sau đó đạt được Gina-người chiến thắng. Sau 30 năm ô
trở thành Mahavira-anh hùng vĩ đại -> truyền niềm tin -> tim được
“Giải thoát tối hậu”. Đệ tử gọi ô là vị tổ sư thứ 24, mà đầu tiên là quốc

103
vương Rasabbla.
Là 1 tôn giáo lâu đời ở Ấn Độ do Mahavir (540-468 TCN)
cùng thời với Phật giáo.
Triết lý là nỗ lực của bản thân để tới cõi Niết Bàn. Thời gian
dài được truyền bá, suy yếu từ TK 8 do sự ph triển mạnh mẽ của
Hindu và Hồi.
Hiện là TG với 4,2 triệu tín đồ, là TG có trình độ biết chữ cao
nhất, ở thư viện bản thảo của họ là cổ nhất ở AĐ

5.4. Đạo Sikh


Do Guru Nanak sáng lập vào thế kỷ 15 vùng Punjab.
Kinh thánh do các tín đồ của tôn giáo biên soạn ra chứ ko phải
các nhà tiên tri.
Trụ cột của Sikh là thực hành Naam Jaap (chiêm nghiệm và
thiền định).
1 TG thực tế, đơn giản -> người tốt, nội tâm tốt.
1 TG phổ quát, bình đẳng của chung sinh, ko phân biệt đẳng
cấp, tôn giáo, tín ngưỡng.
Từ bỏ tất cả lễ nghi, hình thức, niềm tin, lạc quan, dân chủ.

Hình 5.9. Biểu tượng đạo Sikh

Chua trời -> vũ trụ. Chua trời ko có hận thù, ko sợ hãi, luôn yêu
thương -> mãi tồn tại. Chua trời trong lòng mỗi chung ta -> Sikh là
TG tại tâm = Chính Phật tại tâm (Truc Lâm Yên Tử) = Lòng tin
104
nơi chính mình (Martin Luther–sáng lập Tin lành)
Giống Ấn giáo: luân hồi-samsara, nghiệp báo-karma, coi trọng
phụ nữ.
Nhận xét: Ra đời do bất công; Nhân văn hơn ADG, HG; TG
hòa bình; Ảnh hưởng lớn -> Hiện có 23 triệu tín đồ, phần lớn ở Pụnjab,
sống dung hòa.

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Văn Dũng (2012), Tôn giáo với đời sống chính trị-xã hội ở
một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia.
2. X..Carpusina và Carpusin (2004), Lịch sử văn hóa thế giới, Nxb Thế giới, Hà
Nội.
3. W.Cole Durham, Jr-Brett G.Scharffs, (2010), Law and Religion, Wolters
Kluwer, NY.
4. Lewis M. Hopfe-Mark R. Woodwa (2011), Các tôn giáo trên thế giới, Nxb
Thời đại
5. Hoàng Minh Thảo (2007), Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn
hóa Thông tin, H.
6. Lương Duy Thứ chủ biên (2000), Đại cương văn hóa phương Đông, Nxb
ĐHQG HCM.
7. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Tp HCM, bộ 5 tập.
8. Trần Quốc Vượng (CB), (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở
văn hóa Việt Nam, Nxb KHXH.

...................................................

105
Chương 6
Tôn giáo ở Trung Hoa

6.1. Khổng giáo


6.2. Phật giáo
6.3. Đạo giáo
6.4. Cơ đốc giáo

6.1. Khổng giáo


- “Nho" là một danh hiệu chỉ những người có học thức, biết lễ
nghi. NHO GIÁO là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ chức xã
hội có hiệu quả.
- Khổng Tử tên là Khâu, sinh 551 trCN tại nước Lỗ (Sơn
Đông). Lên ba, Khâu mồ côi cha; lớn lên -> giup mẹ, nhưng rất ham
học. 22 tuổi, ông mở lớp dạy học -> Khổng Phu Tủ. Khống Tử (= thầy
Khổng). 34 tuổi + gần 20 năm, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp truyền
bá tư tưởng. 479 trCN: chết -> thọ 73.
Sách kinh điển của Nho giáo gồm 2 bộ:
Ngũ kinh và Tứ thư (1/2)
1. Kinh Thi là sưu tập thơ ca dân gian, trong đó chủ đề tình yêu
nam nữ khá nhiều. Khổng Tử muốn dùng nó để giáo dục một tình cảm
lành mạnh và cách thức diễn đạt tư tưởng khuc chiết rõ ràng.
2. Kinh Thư ghi lại những truyền thuyết và biến cố về các đời
vua cổ - anh minh như Nghiêu, Thuấn, tàn bạo như Kiệt, Trụ; Khổng
Tử gia công san định lại những mong đem họ làm gương cho đời sau.
3. Kinh Lễ ghi chép những lễ nghi thời trước; Khổng Tử hiệu
đính lại mong dùng làm phương tiện duy trì và ổn định trật tự xã hội.
4. Kinh Dịch khởi thủy vốn ghi chép về Âm dương, Bát quái...
ở dạng kí hiệu với sự đóng góp của Chu Văn Vương và Chu Công

106
Đán. Từ bộ "Chu dịch" đó, Khổng Tử đã giảng giải sâu rộng thêm và
trình bày thứ tự rõ ràng cho dễ hiểu, dễ dùng hơn.
5. Kinh Xuân Thu nguyên là sử kí của nước Lỗ quê hương
Khổng Tử, được ông dụng công chọn lọc sự kiện, kèm theo những lời
bình, thậm chí sáng tác thêm những lời thoại để giáo dục các vua chua.

Tứ thư
Luận ngữ: lời bàn luận
Đai học: dạy phép làm người quân tử (Tàng Sâm-Tăng Tử)
Trung dung: sống dung hòa, không thiên lệch (Khổng cấp-Tử
Tư)
Mạnh Tử: Mạnh Kha (khoảng 390-305 trCN),
 "Đại học”, "Trung dung", "Luận ngữ", "Mạnh Tử"
 Nho giáo nguyên thủy, Nho giáo tiên Tần (trước thời Tần)
hay còn được gọi là tư tưởng Khổng- Mạnh.

Khổng Tử (551-479 trCN)

107
Hình 6.1. Khổng Tử

Nội dung cơ bản và sự phát triển của Nho giáo


Xã hội: đào tạo người cai trị kiểu mẫu - QUÂN TỬ (quân = cai
trị; quân tử = người cai trị). Để trở thành người quân tử, trước nhất là
phải TU THÂN:
- Đạt "đạo". Đạo là con đường, mối q/hệ, Có 5 đạo: vua tôi,
cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh
đệ, bằng hữu)
- Đạt “đức”. Quân tử: 3 điều nhân-trí-dũng -> đạt đức.
Mạnh Tử bỏ “dũng” mà thay bằng “lễ, nghĩa” -> 4 đức: nhân, nghĩa,
lễ, tri. Đến đời Hán thêm “tín” thành 5 đức gọi là ngũ thường.
Tu thân à HÀNH ĐỘNG, phải tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Nhân trị. Nhân là tình người,cai trị bằng tình người, coi người
như bản thân mình. "Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho
người khác“
Chính danh. Chính danh tức là sự vật phải ứng với tên gọi, mỗi
người phải làm đung với chức phận của mình.
Nếu danh không chính thì lời nói không thuận. Lời nói không
thuận tất việc chẳng thành. (LN)
Nho giáo là sự tổng hợp của hai truyền thống - văn hóa du mục
phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam.
DU MUC:
1. Là tham vọng "bình thiên hạ", coi nhẹ quốc gia->tư tưởng bá
quyền, cho rằng chỉ có mình là trung tâm, còn “tứ di" xung quanh là
"bỉ lậu” -> trọng sức mạnh là chữ “dũng" 1 trong 3 đức của Nho giáo
mà Khổng Tử đã đề ra.
2. Xã hội trật tự ngăn nắp, tôn ti trên dưới rõ ràng->thuyết
“chính danh”: một sản phẩm của văn hóa du mục->chặt chẽ kỉ cương
được đảm bảo bằng sức mạnh.
NÔNG NGHIỆP phương Nam
108
- Đề cao chữ “nhân” và nguyên lý “Nhân trị” có nguồn gốc từ
lối sống trọng tình của người nông nghiệp phương Nam.
- Coi trọng dân có nguồn gốc từ tinh thần “dân chủ” của văn
hóa nông nghiệp phương Nam.
- Nho giáo nguyên thủy rất coi trọng văn hóa, đặc biệt là văn
hóa tinh thần (thi, thư, lễ, nhạc...).
BI KỊCH Nho giáo: rất thành công, lại vừa có thể nói là đã thất bại
- 246 TCN, Tần Thủy Hoàng (246-221: trị vì, 221-210: tại vị)
dùng vũ lực thống nhất thiên hạ, chính sách cai trị bằng pháp luật độc
đoán vào bậc nhất -> đối lập với chủ trương cai trị bằng tình người,
dân chủ của Nho gia. --> nhà Tần tiêu diệt Nho giáo với hành động
tàn bạo đốt sách, chôn Nho nổi tiếng/Fén shū kēng ru, 213 đốt sách,
212 chôn sống 460 nho sĩ.
- Hán Vũ đế (140-87 trCN) là ông vua lần đầu tiên đưa Nho
giáo lên địa vị quốc giáo -> phát triển đến bây giờ

6.2. Phật giáo


PG truyền vào TQ khoảng trước sau TK 1 một SCN, bắt đầu
lưu truyền rộng rãi từ sau thế kỷ thứ 4, dần dần trở thành tôn giáo có
ảnh hưởng lớn nhất tại TQ. PG tại TQ gồm ba ngữ hệ lớn, tức phật
giáo hệ Hán ngữ, phật giáo hệ Tạng ngữ, phật giáo hệ Ba-li (còn gọi
là PG Nam truyền), tăng lữ xuất gia của ba hệ ngữ lớn này có 200
nghìn người. Hiện nay TQ có hơn 13 nghìn chùa phật giáo mở cửa, có
33 trường TG và gần 50 loại sách báo, tạp chí TG xuất bản.
PG Tây Tạng là một chi của PG TQ, chủ yếu lưu truyền tại
khu tự trị Tây Tạng, khu tự trị Nội Mông, tỉnh Thanh Hải v.v... hơn 7
triệu người. Phật giáo nam truyền chủ yếu phân bố tại châu tự trị dân
tộc Thái Xịp-soỏng-bản-na, châu tự trị dân tộc Thái dân tộc Cảnh Phả
Đức Hồng, khu vực Tư Mâu v.v… tỉnh Vân Nam TQ, đa số người dân
tộc Thái, dân tộc Bu-răng, dân tộc A Xương,dân tộc Va đều theo phật
giáo nam truyền, hiện nay có hơn 1 triệu tín đồ. Những người theo
109
Phật giáo Hán truyền chủ yếu là dân tộc Hán, phân bố tại các nơi TQ.
8%, thực tế 660 tr-1 tỷ ng.

Hình 6.2. Chùa Linh Thạch Ninh Ba—chùa phật giáo nổi tiếng
Chiết Giang

6.3. Đạo giáo (Taoism)


Đạo giáo (là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này) là TG
sinh trưởng tại TQ, bắt đầu từ thế kỷ 2 công nguyên, đến nay đã có
hơn 1800 năm lịch sử. Đạo giáo kế thừa sự sùng bái thiên nhiên và
sùng bái tổ tiên của thời cổ TQ, trong lịch sử có nhiều giáo phái, sau
này dần dần diễn biến thành hai giáo phái lớn Toàn Chân Đạo và
Chính Nhất Đạo, có ả/h nhất định trong dân tộc Hán. Do Đạo giáo
không có nghi thức và quy định nhập giáo nghiêm khắc, số người theo
đạo rất khó thống kê. TQ hiện có hơn 1500 ngôi chùa Đạo giáo, hơn
25 nghìn đạo sĩ nam, nữ trong chùa. 400 tr ng – 30% dân số.

110
Biểu tượng/Symbol

Hình 6.3. Biểu tượng Đạo giáo

Người ta không biết rõ Đạo giáo khởi phát luc nào, chỉ thấy
được là tôn giáo này hình thành qua một quá trình dài, thâu nhập
nhiều trào lưu thượng cổ khác. Đạo giáo thâu nhiếp nhiều tư tưởng đã
phổ biến từ thời nhà Chu (1040-256 trước CN). Thuộc về những tư
tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành (Thổ, kim, mộc, thủy,
hỏa - thuyết về năng lượng, chân khí), thuyết âm dương và Kinh Dịch.
Đạo trong sự trình bày của Lão Tử là một khái niệm trừu tượng
chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên: "Người ta bắt chước
Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự
nhiên". Nó là nguồn gốc của vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo
trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho vật nào hình
thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Nếu Đạo là cái
Tĩnh vô hình thì Đức là cái Động hữu hình của Đạo. Nếu Đạo là bản
chất của vũ trụ thì Đức là sự cấu tạo và tồn tại của vũ trụ
Sự sinh hóa từ Đạo ra Đức, từ Đức trở về ở Lão Tử thấm nhuần
sâu sắc tinh thần biện chứng âm dương. Được chi phối bởi luật quân
bình âm dương, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách rất hợp lý,
công bằng, chu đáo, và do vậy mà mầu nhiệm. Hợp lý, vì theo Lão Tử,
lẽ tự nhiên giống như việc giương cung, cao thì ghìm xuống, thấp thì
111
nâng lên. Công bằng, vì nó luôn bớt chỗ thừa mà bù vào chỗ thiếu.
Chu đáo, vì nó như cái lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt. Bởi
vậy mà nó mầu nhiệm tới mức không cần tranh mà chiến thẳng, không
cần nói mà ứng nghiệm. Mọi sự bất cập hay thái quá đều trái với lẽ tự
nhiên, và do vậy sẽ tự điều chỉnh theo luật âm dương chuyển hóa: "vật
hễ bớt thì nó thêm, thêm thì nó bớt".

Hình 6.4. Thánh địa Đạo giáo-núi Thanh thành Tứ Xuyên

6.4. Cơ đốc giáo


Đạo Thiên chua giáo vào TQ từ TK 8, sau chiến tranh Nha
phiến năm 1840 mới ồ ạt truyền vào TQ. Hiện nay TCG TQ có 100
giáo khu với gần 5 triệu tín đồ, gần 5 nghìn n/thờ, mở 12 trường thần
học triết học. Hơn 20 năm gần đây, giáo hội Thiên chua giáo TQ đã
bồi dưỡng hơn 1500 vi linh mục trẻ, trong đó đã có hơn 100 linh mục
trẻ được giáo hội cử ra nước ngoài đào tạo nâng cao. Ngoài ra, giáo
hội Thiên chua TQ đã có 3 nghìn tu nữ trẻ sơ nguyện, có hơn 200 tu
nữ có ý nguyện suốt đời phục sự chua. 50 nghìn người làm lễ rửa tội,
112
3 triệu cuốn Kinh Thánh. 1-4% người theo.

Hình 6.5 Nhà thờ Thiên chúa tại Vương Phủ Tỉnh Bắc Kinh

6.5. Một số tôn giáo khác – Thần linh, tổ tiên, và nghi lễ cổ


- Thời nhà Ân và Thượng đế: (Ân và Thương), TK XVI-XI
TCN, nhà cầm quyền nhà Ân được coi là con cháu của Thượng đế
- Bói toán nhà Ân: có ý nghĩa quốc gia
- Nhà Chu và thờ cung Thượng đế
- Thờ cung tổ tiên: linh hồn vật thể và linh hồn khí…
- Biểu tượng: Đất - hình vuông, Trời - tròn
- Tam hoàng (2852 TCN tới 2205) TCN, gồm 3 vị thần dân là
Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông/Thiên Hoàng-Địa Hoàng-Nhân Hoàng)
- Ngũ đế gồm: Hoàng Đế, Đế Cao Dương, Đế Cốc, Đế Nghiêu,
Đế Thuấn
- Tam đại: - HẠ (khoảng thế kỷ XXI đến XVI TCN), -
THƯƠNG (Khoảng giữa thế kỳ XVI đến XI TCN), - CHU (khoảng tk
XI đến 256 TCN)
- Xuân thu: (770 trước CN – 475 trước CN) và CHIẾN QUỐC
(475 trước CN - 221 trước CN)
- Chiến quốc thất hùng: Hàn; Ngụy; Sở, Tần; Tề; Triệu, Yên
113
.................................................

114
Chương 7
Tôn giáo ở Ba Tư (Iran)

7.1. Đạo Hồi


7.2. Hỏa giáo (Zoroastrianism)
7.3 Cơ Đốc giáo

7.1. Đạo Hồi (trong đó khoảng 8% theo hệ phái Sunni, còn lại là
hệ phái Shi'a)
Dân số tôn giáo ở Iran
Dân số: 73,970,000
1. Kitô hữu: Dân số: 147,940 - 0.2%
2. Người Hồi giáo: Dân số: 73,600,150 - 99.5%
3. Người Do thái: Dân số: 0 - 0%
4. Phật tử: Dân số: 0 - 0%
5. Người Hindu: Dân số: 20,000 - 0.03%
6. Không liên kết: Dân số: 73,970 - 0.1%
7. Tôn giáo dân gian: Dân số: 0 - 0%
8. Tôn giáo khác: Dân số: 147,940 - 0.2%
Nằm ở Tây Á, đất nước Iran có một lịch sử lâu đời, một nền
văn hóa đa dạng cùng nền văn chương phong phu với nhiều tác gia nổi
tiếng.
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên đẹp, Iran còn có vị trí địa-chính trị
chiến lược (nằm giữa và gần nhiều nước quan trọng khác trong khu
vực Tây Á, cạnh vịnh Persian và biển Capsian, ở vào vị trí khống chế
eo biển Hormuz). Không phải ngẫu nhiên Iran (trước gọi là Ba Tư)
từng bị nhiều nước và tộc người khác nhòm ngó rồi xâm chiếm.
Người Arab khi chinh phục Iran đã Hồi giáo hóa mọi mặt xã
hội nước này. Tuy nhiên, có 1 điều thu vị là khác với Ai Cập, Iran vẫn
115
giữ được “tiếng mẹ đẻ” của mình là tiếng Ba Tư (tiếng Farsi). Tất
nhiên, ngôn ngữ Ba Tư chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Arab nhưng
đó vẫn là bản ngữ chứ không phải là tiếng Arab ngoại nhập.
Với diện tích rộng, dân số đông (khoảng 75 triệu người), trữ
lượng và sản lượng dầu khí lớn, cùng tiềm lực đáng gờm về khoa học
kỹ thuật và quân sự, Iran hiện giữ 1 vị thế quan trọng ở cả Trung
Đông và trên thế giới. Dù có bị bao vây và trừng phạt trong một thời
gian dài, đất nước này vẫn được thừa nhận là 1 cường quốc khu vực.
Cách mạng Hồi giáo long trời lở đất năm 1979 lật đổ triều đại của
các Shah (vua chua) thân phương Tây và được phương Tây - đứng đầu
là Mỹ - hậu thuẫn.
Cuộc cách mạng trên đã thay đổi toàn diện xã hội Iran, đưa Hồi
giáo lên vị trí thống trị về chính trị và văn hóa. Chính quyền Cộng hòa
Hồi giáo Iran đã thực thi nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ các
yếu tố bản sắc Iran và đánh đổ các yếu tố ngoại lai của phương Tây.
Việc các giáo chủ lên nắm quyền đã đặt dấu chấm hết cho các lợi ích
kinh tế, chính trị và quân sự của Mỹ ở đây. Về mặt văn hóa, nét dễ
thấy sau cách mạng Hồi giáo là phụ nữ phải mặc áo choàng kín người
và trùm khăn đầu. Luật Hồi giáo nước này có nhiều quy định chặt chẽ
và nghiêm khắc đối với mối quan hệ giữa nam và nữ.

116
Hình 7.1. Bản đồ Iran

Cộng hòa Hồi giáo Iran, gọi đơn giản là Iran, là một quốc gia
ở Trung Đông, phía tây nam của châu Á. Trước 1935, tên của nước
này là Ba Tư. Hiện tại, tên Hán-Việt của Iran là Y Lãng.
Iran giáp với Armenia, Azerbaijan, và Turkmenistan, Pakistan
và Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq. Nó cũng giáp biển Caspia về phía
bắc. Vịnh Ba Tư (thuộc Iran) là vùng vành đai nông của Ấn Độ
Dương nằm giữa Bán đảo Ả Rập và vùng tây nam Iran.
Tôn giáo
Niềm tin tôn giáo chính thống là chi phái Mười hai giáo trưởng
(imam) của phái Jafari, trong hệ phái Shi‘a của Islam. Theo thống kê
1986, 98,5% dân số theo đạo Hồi (trong đó khoảng 8% theo hệ phái
Sunni, còn lại là hệ phái Shi'a).
Các tôn giáo khác gồm có Hỏa giáo (Zoroastrianism), Cơ Đốc
giáo, và Do Thái giáo.

7.2. Hỏa giáo (Zoroastrianism)


Hỏa giáo còn được gọi là Hiên giáo, Hỏa hiên giáo[ Hỏa yêu
giáo hay Bái hỏa giáo là tôn giáo do nhà tiên tri Zoroaster
(Zarathushtra) sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 7 TCN tại miền Đông
Đế quốc Ba Tư cổ đại. Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất
của nhân loại, với bộ kinh chính thức là kinh Avesta (Cổ kinh Ba Tư)
tôn vinh thần trí tuệ Ahura Mazda là thần thế lực cao nhất. Các đặc
điểm nổi bật của Hỏa giáo, bao gồm lòng tin vào một đấng cứu rỗi sẽ
tới cứu giup nhân loại, thiên đàng và địa ngục, và tự do ý chí được cho
rằng đã ảnh hưởng đến các hệ thống tôn giáo sau đó như: Do thái giáo
đền thờ thứ hai, thuyết ngộ đạo, Kitô giáo và Hồi giáo.

117
Hình 7.2. Logo Hỏa giáo

Lịch năm
• Năm mới theo lịch Ba Tư (Norouz) bắt đầu từ 21 tháng 3 lịch
Gregory. Thứ Sáu là ngày cầu nguyện chính và cũng là ngày
nghỉ cuối tuần. Ngôn ngữ chính là tiếng Ba Tư. Thảm dệt tay
Ba Tư của Iran nổi tiếng trên thế giới. Iran là nước đứng thứ tư
trên thế giới về xuất khẩu dầu mỏ. Iran là một quốc gia cũng áp
dụng tiết kiệm ánh sáng ban ngày vào mùa hè.
Sunni
• Hồi giáo Sunni là nhánh lớn nhất của đạo Hồi, còn được gọi là
Ahl as-Sunnah wa’l-Jamā‘ah (tiếng Ả Rập: (‫أهل السنة والجماعة‬
hay ngắn hơn là Ahl as-Sunnah (tiếng Ả Rập:
• Abu Bakr, người bạn và cũng là cha của Aisha, vợ của nhà tiên
tri -> thủ lĩnh
• .(‫ أهل السنة‬Gần 9 trong 10 tín đồ Hồi giáo trên thế giới là Sunni
và còn lại là Shia, Ahmadiyya và Kharijite.

118
Hình 7.3. Các nhánh khác nhau của đạo Hồi
Muhammad
Năm 632, Sau khi người sáng lập ra Hồi giáo là nhà tiên tri
Muhammad tạ thế, đạo Hồi đã được truyền bá một cách nhanh chóng
trên khắp bán đảo Ả Rập. Vào thời điểm đó, Hồi Giáo có hai lực
lượng chính: một bên là chu trọng truyền thống của các trưởng lão của
những bộ lạc phương Bắc nằm ở lưu vực sông Lưỡng Hà (sông Tigris
và Euphrates, )và các thương nhân Người Ba Tư, còn một bên chu
trọng những di sản tôn giáo Muhammad của tín chung phía Nam.
Sống vào khoảng 570 – 632) được những tín đồ Islam (I xơ lam,
Hồi giáo) tin là vị ngôn sứ cuối cùng mà Thiên Chua (tiếng Ả Rập gọi
là Allah) gửi xuống để dẫn dắt nhân loại với thông điệp của Ixơlam.
Ông được gọi là "sứ giả của Thượng đế“ bởi những người theo đạo,
còn những người không theo đạo xem ông là người sáng lập
Islam.Tên của ông Mohammad/ Mohammed/ Muhammed và
Mahomet. Trong VH và NN Việt Nam thông thường, à là Đấng tiên
tri hoặc Đại Tiên tri Mô-ha-mét.
Phối ngẫu của Mohamet
1. Khadijah bint Khuwaylid(595–619)
2. Sawda bint Zamʿa (619–632)
3. Aisha bint Abi Bakr (619–632), cha là Abu Bakr
4. Hafsa bint Umar (624–632)
5. Zaynab bint Khuzayma (625–627)

119
6. Hind bint Abi Umayya (629–632)
7. Zaynab bint Jahsh (627–632)
8. Juwayriya bint al-Harith (628–632)
9. Ramlah bint Abi Sufyan (628–632)
10. Rayhana bint Zayd (629–631)
11. Safiyya bint Huyayy (629–632)
12. Maymuna bint al-Harith (630–632)
13. Maria al-Qibtiyya (630–632)

Hình 7.4. Râu và tóc của Nhà tiên tri Mohammet (Волосы из бороды
пророка Мухаммеда)
Koran
Kinh Koran là những lời mặc khải từ Thượng đế được mang
đến cho ông qua trung gian thiên thần Gabriel đối với tín đồ Islam.
Một số câu trong Koran phản ánh những biến cố, những tình huống
trong đời ông. Mặc dù các câu không theo thứ tự thời gian, và không
có ghi rõ năm, nhưng kinh Koran được coi là TLTK quan trọng nhất
bởi là tài liệu xưa nhất và được người trong đạo tôn trọng nhất. Mặt
khác, ngày nay trên khắp thế giới các ấn bản để trì tụng của Koran đều
giống y nhau từng chữ, nên Koran cũng được các học giả trong và
ngoài đạo coi là tài liệu ít bị sai lệch so với nguyên bản nhất.

Hồi giáo Shia


120
Thường đọc là Shi'a), là giáo phái lớn thứ hai của đạo Hồi, sau
Hồi giáo Sunni. "Shia" là tên rut gọn của một thành ngữ lịch sử
Shī‘atu ‘Alī (nghĩa là người theo Ali, con rể của Muhammad, người
được người Shia tin là người kế tục Muhammad. Hồi giáo Shia được
dựa theo kinh Quran và thông điệp của nhà tiên tri Muhammad chứng
thực trong hadith được ghi nhận bởi Shia, và các quyển sách được coi
là thiêng liêng đối với Shia (Nahj al-Balagha).
Ngược lại với các dòng Hồi giáo khác, Shia tin rằng chỉ có
Chua trời có quyền chọn người đại diện để bảo vệ Hồi Giáo, Quran.
Do đó, Shia xem Ali, con trai nuôi của Muhammad, được xem là
người được kính trọng và được bổ nhiệm thiêng liêng, là người kế
thừa hơp pháp của Muhammad, và là Imam đầu tiên. Trong nhiều thế
kỷ sau khi Muhammad chết, Shia đã mở rộng học thuyết "Imami" này
đối với gia đình Muhammad, và những cá nhân nhất định trong số hậu
duệ của ông, được gọi là Imams, những người mà họ tin rằng có quyền
về tinh thần và chính trị trong cộng đồng, không thể sai lầm, và những
đặc điểm gần như thần thánh khác.
Mặc dù có vô số phân nhánh của Shia, Hồi giáo Shia hiện đại
được chia thành 3 nhóm chính: Twelver, Ismaili và Zaidiyyah.
Twelver Shia (Ithnā'ashariyyah) là chi nhánh lớn nhất của Hồi giáo
Shia, và từ Shia thường được dùng ngầm định để chỉ Twelvers Shia.
Tính đến năm 2009 người Hồi giáo Shia chiếm 10-13% dân số Hồi
giáo trên thế giới, người Shia gồm 11-14% dân số Hồi giáo ở khu vực
Trung Đông-Bắc Phi, và từ 68% đến 80% của người Shia sinh sống ở
bốn nước: Iran, Pakistan, Ấn Độ và Iraq.
- Iran: 66.000.000 - 70.000.000/90 – 95/37 - 40;
- Pakistan: 17.000.000-26.000.000/10-15/10-15;
- India: 16.000.000 - 24.000.000/10 – 15/9 - 14;
- Iraq: 19.000.000 - 22.000.000/65 – 70/11 - 12;
- Thổ Nhĩ Kỳ: 7.000.000-11.000.000/10–15/4-6;
- Yemen: 8.000.000 - 10.000.000/35 – 40/5;
121
- Azerbaijan: 7.600.000/85/3 - 4;
- Afghanistan: 3.000.000 - 4.000.000/10 – 15/<2;
- Syria: 3.000.000 - 4.000.000/15 – 20/<2;
- Ả Rập Saudi: 2.000.000-4.000.000/10–15/1-2;
- Nigeria: 4.000.000/5/<2;
- Libăng: 1.000.000 - 2.000.000/28 – 45/<1.
Kết luận về Sunni và Shia/Shiite
1. “Nếu anh kêu gọi người dân các nước Trung Đông đứng dậy
đấu tranh vì ảnh hưởng khu vực và quốc tế thì ko buồn.
2. Nhưng nếu anh hô hào rằng giáo phái của chung ta đang bị đe
dọa, tôn giáo thiêng liêng của chung ta sẽ bị hủy diệt, thì người
dân sẽ bị kích động”, theo giáo sĩ Shiite Seyed Ali Fadlullah.
Nhận định
1. Theo nhà báo Thomas Friedman, của The New York Times,
người theo dõi Iran nhiều năm, dầu khí có tác động đến chính
trị Iran hiện đại.
2. Ông đưa ra thuyết rằng các nước "dầu khí" (petrolist states), có
chế độ độc đoán sống theo quy luật rằng cứ giá dầu lên thì tự
do giảm, và ngược lại.
3. Đất nước Dầu chứ ko Giầu.

7.3. Cơ Đốc giáo


7.3.1. Giới thiệu
Cơ đốc giáo ở Iran đã có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ những
năm đầu của đức tin này. Nó luôn là một tôn giáo thiểu số, bị che
khuất bởi các tôn giáo nhà nước đa số, Zoroastrianism trong quá khứ,
Shia Islam ngày nay. Các Cơ đốc nhân của Iran đã đóng một vai trò
quan trọng trong lịch sử truyền giáo của Cơ đốc nhân.
7.3.2.Một số giáo phái Cơ đốc giáo được đại diện ở Iran.
Nhiều thành viên của các nhà thờ lớn hơn và lâu đời hơn thuộc
các nhóm dân tộc với văn hóa và ngôn ngữ riêng của họ. Thành viên
122
của các nhà thờ mới hơn, nhỏ hơn đến từ các dân tộc thiểu số theo đạo
Thiên chua theo truyền thống và từ những người cải đạo đến từ nền
tảng không theo đạo Thiên chua. Các nhà thờ Cơ đốc chính là: Giáo
hội Tông đồ Armenia của Iran (khoảng 110.000-300.000 tín hữu),
[cần dẫn nguồn] Nhà thờ Assyria ở phía Đông Iran (khoảng 11.000 tín
hữu), Nhà thờ Công giáo Chaldean của Iran (khoảng 7.000 tín hữu),
một số giáo phái Tin lành, trong đó quan trọng nhất là: Những người
theo phái Trưởng lão, bao gồm cả Nhà thờ Tin lành Assyria Jama'at-e
Rabbani (các nhà thờ Ngũ tuần Iran) và Nhà thờ Anh giáo Iran. Tất cả
thông tin thống kê đều dựa trên các nguồn của giáo hội [1] và phản
ánh tình hình trong năm (Cơ đốc nhân chiếm 0,2% tổng dân số Iran
vào năm 2000). Theo các nguồn tương tự, có từ 7.000 đến 15.000
thành viên và tín đồ của các nhà thờ Tin lành và Tin lành khác nhau ở
Iran, mặc dù những con số này đặc biệt khó xác minh với hoàn cảnh
chính trị hiện tại. [Cần dẫn nguồn] Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế
năm 2004, được biên soạn bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ [2] trích dẫn
một con số hơi cao hơn: 300.000 công dân Cơ đốc giáo ở Iran, mà
không đưa ra số liệu riêng biệt cho các mệnh giá khác nhau. Các
nguồn tin của chính phủ Iran đôi khi được coi là nguồn cho tổng số
300.000 Cơ đốc nhân ở Iran. Hiện có 73 nhà thờ đã đăng ký ở Iran.
7.3.3. Lịch sử
Theo Công Vụ Các Sứ Đồ, có những người Ba Tư, Parthia và
Medes trong số những người đầu tiên cải đạo vào Lễ Ngũ Tuần. Kể từ
đó, đã có sự hiện diện liên tục của các tín đồ Cơ đốc giáo và nhà thờ ở
Ba Tư / Iran. Vào thời đại tông đồ, Cơ đốc giáo bắt đầu thành lập ở
Địa Trung Hải. Tuy nhiên, một nền văn hóa Cơ đốc giáo hơi khác đã
phát triển ở biên giới phía đông của Đế chế La Mã và Ba Tư. Cơ đốc
giáo Syriac mắc nợ Do Thái giáo và ngôn ngữ Aramaic rất nhiều.
Ngôn ngữ này rất có thể được nói bởi Chua Giê-su và dưới nhiều hình
thức hiện đại khác nhau vẫn còn được sử dụng bởi một số Cơ đốc
nhân Iran (xem tiếng Assyrian Neo-Aramaic) và ngôn ngữ Senaya. Từ
123
Ba Tư, hoạt động truyền giáo đã thành lập các Cơ đốc nhân Thánh
Thomas ở Ấn Độ và Nestorian Stela và chùa Daqin ở Trung Quốc.
Cộng đồng Cơ đốc giáo sơ khai, nằm giữa biên giới La Mã-Ba Tư,
thường thấy mình ở giữa xung đột. Vào năm 313, khi Constantine I
tuyên bố Cơ đốc giáo là một tôn giáo được dung thứ trong Đế chế La
Mã, những người cai trị Sassanid của Ba Tư đã áp dụng chính sách
đàn áp đối với các tín đồ Cơ đốc giáo, bao gồm cả việc đánh thuế hai
lần đối với Shapur II vào những năm 340. thiểu số. Vào đầu thế kỷ thứ
5, các cuộc bức hại chính thức lại gia tăng. Tuy nhiên, từ triều đại của
Hormuz III (457-459), các cuộc đàn áp nghiêm trọng trở nên ít thường
xuyên hơn và nhà thờ bắt đầu có địa vị được công nhận. Áp lực chính
trị ở Ba Tư và sự khác biệt văn hóa với Cơ đốc giáo phương Tây phần
lớn là nguyên nhân cho cuộc ly giáo Nestorian, trong đó nhà thờ Ba
Tư bị coi là dị giáo. Giám mục của thủ đô Ba Tư, Ctesiphon, đã có
được tước hiệu đầu tiên của những người theo đạo Công giáo và sau
đó là giáo chủ hoàn toàn độc lập với bất kỳ hệ thống phẩm trật phương
Tây nào.

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Văn Dũng (2012), Tôn giáo với đời sống chính trị-xã hội ở
một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia.
2. X..Carpusina và Carpusin (2004), Lịch sử văn hóa thế giới, Nxb Thế giới, Hà
Nội.
3. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo.
4. Lewis M. Hopfe-Mark R. Woodwa (2011), Các tôn giáo trên thế giới, Nxb
Thời đại
5. Hoàng Minh Thảo (2007), Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn
hóa Thông tin, H.
6. Lương Duy Thứ chủ biên (2000), Đại cương văn hóa phương Đông, Nxb
ĐHQG HCM.
--------------------------------------------------
124
Chương 8
Tôn giáo ở Nhật Bản

8.1. Thần đạo (Đạo Shinto)


8.2. Phật giáo
8.3. Thiên chúa giáo

8.1. Thần đạo (Đạo Shinto)


Shinto hay còn gọi là Thần đạo, nghĩa là “con đường của Thần”
(kami no michi). Kami (神) là các linh hồn hay các vị thần tự nhiên
như đá, cây cối, nui sông, thác nước, động vật, sấm chớp,... Các gia
tộc luôn tin rằng các thần linh trong tự nhiên sẽ cầu phuc cho con cái
và mùa màng của họ, vì thế họ luôn tỏ ra tôn kính đối với các hiện
tượng tự nhiên. Thần đạo từ đó mà sinh ra, và nó được truyền qua các
thế hệ trong gia đình, gia tộc. Không phải tất cả các vật tự nhiên đều là
thần, nhưng Thần đạo khuyến khích việc tôn trọng những vật tự nhiên,
vì ngay cả những vật bình thường nhất cũng có thể có các linh hồn tru
ngụ bên trong.
Không giống như các tôn giáo khác như Thiên Chua giáo, Do
Thái giáo hay Hồi giáo - chỉ tin vào một vị thần tối cao, Thần đạo theo
lối “đa thần giáo”, nghĩa là có rất nhiều các vị thần. Thế giới trong
Thần đạo là một dòng chảy liên tục của sự sáng tạo, từ những linh hồn
sống cao tít trên Thiên đàng đến những linh hồn tru ngụ trong cây, đá,
bụi và tất cả những gì xung quanh. Tất cả mọi vật đều có linh hồn và
có tiếng nói của riêng mình.
Thần đạo không có kinh thư hay kinh thánh. Nó chỉ có những
câu cầu nguyện, những câu khấn cổ là norito hay norii, đã được truyền
miệng từ hàng thế kỉ trước khi được ghi lại lên giấy. Một trong những
đức tin của Thần đạo là những từ ngữ lời hay ý đẹp, nếu được nói ra
đung luc đung chỗ thì sẽ có thể đem về những kết quả tốt.
8.1.1 Tư tưởng đề cao sự thuần khiết
125
Tư tưởng đề cao sự thuần khiết là tư tuong phản ánh nhân sinh
quan của đạo Shinto,thông qua những quan niệm mang nội dung đạo
đức.
Sự thuần khiết trong tư tưởng Thần đạo có một phạm vi hiểu
biết rất rộng ngay từ những quan niệm mang ý nghĩa vật chất, vật lý
cho đến những biểu hiện trong giá trị tinh thần. Giữ cho thân thể được
sạch sẽ, tư thế nghiêm trang khi hành lễ, việc tôn tạo, kiến truc đền
đài phải thể hiện sự ôn hòa với thiên nhiên và giữ nguyên được những
nét nguyên sơ, thanh giản của tự nhiên,... là những biểu hiện như vậy.
Tuy nhiên sự thuần khiết có tính bề ngoài không phải là điều cơ
bản mà ta quan tâm, cụ thể là việc nhấn mạnh sự và tôn trọng sự trong
sáng chính trực trong suy nghĩ và trong hành động của con người. Sự
thuần khiết như vậy được coi như một phẩm hạnh đạo đức cơ bản của
tư tưởng Thần Đạo.
Có thể nói trong nhãn quan về thế giới của người Nhật cổ
đại,sự thuần khiết, trong sạch và sự uế tạp đã được nhận thức như hai
mặt đối lập nhưng thống nhất trong đời sống hiện thưc hàng ngày.
Người ta tôn trọng, đề cao sự thuần khiết vì nó có ý nghĩa tích cực, có
ích cho cuộc sống con người nhưng nó lại hiện diện như một hiện
tượng tất nhiên, là một phần trong cuộc sống đó nên nó cũng luôn
được nhắc tới. Đáng chu ý là sự ô uế không pahri lsuc nào và ở đâu
cũng thể hiện phẩm chất một chiều như vậy. Nó có thể chuyển hóa
thành cái thuần khiết thông qua nhứng tác động, những quá trình vận
động nào đó.
Qua các tác phẩm Cổ sự ký và Nhật Bản Thư kỷ cũng như
nhiều tài liệu có liên quan đến tư tưởng thần đạo cho thấy sự, thuần
khiết được đồng nhất với cái thiện với tư cách những giá trị mà suy
nghĩ và hành động của con người hướng tới. Trái lại cái ác với tư cách
là phản giá trị được đồng nhất với cái nhơ bẩn. Tinh thần tôn trọng sự
thuần khiết như vậy có thể được thấy qua các quan niệm của người
Nhật về tội lỗi, tiếng Nhật gọi là Tsumi tức là sự nhơ bẩn. Tội lỗi cũng
126
được coi như một sự nhơ bẩn, ô uế cho nên để diệt trừ tội lỗi không
cần đến sự trừng phạt mà chỉ cần sự tẩy rửa, xua đuổi nó đi. Chính vì
vậy, chung ta hiểu vì sao tâm các nghi thức của thần đạo thì tẩy uế lại
trở thành một nghi lễ quan trọng bậc nhất. Thần đạo coi bản chất của
con người là thuần khiết tự nhiên đó không phải là một bản tính hoàn
hảo và vô hạn. Cái ác tuy không phải là một thế lực chủ đạo, thống trị
trong con người song việc chung đầy rẫy trong cuộc đời như bụi bậm
và những gì bẩn như là một thực tế không thể phủ nhận. Bản thân con
người là một thực thể hữu hạn và không thể hoàn hảo nên trong đời
sống thường nhật đôi khi người ta vẫn hành xử với nhau với trái tim u
tối chứ không phải trái tim thuần khiết chân thành. Con người đã hiến
vào mình những thói ích kỉ và lòng tham khiến ngăn cản niềm hạnh
phuc và may mắn do các vị thần ban tặng. Chính vì vậy con người cần
phải làm cho cuộc sống của mình và cộng đồng trở nên viên mãn hơn
bằng những cố gắng, nỗ lực qua con đường đầy tẩy uế với những nghi
lễ nhất định. Từ thời cổ đại những quan niệm đề cao sự chuẩn khiết đã
xuất hiện. Tuy còn đơn giản manh nha nhưng về cơ bản đã đạt tới
quan niệm về sự thuần khiết như một phẩm chất tinh thần mang nội
dung đạo đức. Đặc biệt là quan niệm về bản chất cái ác như cái từ
ngoài nhiễm vào con người và có thể được gột rửa bằng con đường
thanh tẩy đã thể hiện thái độ lạc quan và khẳng định cuộc sống hiện
thực. Những nét chủ đạo ấy thông quan niệm về sự thuần khiết đã trở
thành hướng xuyên suốt các giai đoạn phát triển của thần đạo sau này.
Trong thời kì trung đại do ảnh hưởng của Phật giáo và Nho
giáo thần đạo đã bắt đầu có những thay đổi rất căn bản về mặt tổ chức
và tư tưởng, nó đã tìm được công trình những tôn giáo ngoại lai này
những hình thức mới để diễn đạt tư tưởng của mình. Phật giáo đã dần
dần ảnh hưởng tới thần đạo bệnh đến mức người ta gọi nó là Thần đạo
Phật giáo. Và giai đoạn này quan niệm về tính thuần khiết được bổ
sung thêm buổi quan niệm thanh tịnh của phật giáo và ngày càng phát
triển mạnh hơn về mặt đạo đức với ý nghĩa chính trực.
127
Như vậy tư tưởng đề cao sự thuần khiết trong suy nghĩ và hành
động là một trong những điểm dễ thấy và trong tư tưởng Thần đạo. Sự
biểu hiện ấy không chỉ thấy trong lĩnh vực đạo đức mà còn lộ rõ trong
các nghi lễ mỹ thuật lối sống. Như chung ta đã biết, nghi lễ thần đạo là
một lĩnh vực biểu hiện tập trung của việc nêu cao ý nghĩa thuần khiết.
Tại đây sự thuần khiết thanh tịnh là những phẩm chất quan trọng đầu
tiên để có thể giao thiệp được với các vị thần. Trong thần đạo mọi
nghi lễ đều được bắt đầu bằng việc tẩy uế cả thân xác lẫn tinh thần.
Chung ta có thể thấy rằng những võ sĩ Samurai với lối sống hết mình
sẵn sàng tìm đến cái chết bằng nghi thức tự mổ bụng để minh chứng
khí tiết chính trực của bản thân là một nét văn hóa độc nhất vô nhị của
Nhật Bản, thấm đậm từ tưởng Thần đạo. Cũng như vậy trong nghệ
thuật Trà đạo và trong nghệ thuật cắm hoa, việc nhấn mạnh và đề cao
sự giản dị thuần khiết của màu sắc đường nét và bố cục chắc chắn có
liên quan đến những chuẩn mực nghệ thuật của Thần đạo.
8.1.2 Tư Tưởng hiện thế lạc quan
Có thể nói ngay từ giai đoạn thần đạo cổ đại, những tư tưởng
hiện thế và lạc quan đã thể hiện khá rõ nét. Chung ta thấy được điều
này trong qua những thần thoại của Thần đạo thể hiện những tư tưởng
về thế giới quan. Trong phần về thời đại của các thần linh của tác
phẩm Cổ Sự Ký, các truyền thuyết giải thích sự ra đời của vũ trụ và
cho rằng thế giới được bắt đầu bằng một khởi nguyên tuy mơ hồ
nhưng không phải là thần linh hay một tinh thần tuyệt đối vĩnh hằng.
khác với đa số các quan niệm Phương Đông vào thời đó thường giải
thích thế giới theo cách nhìn duy tâm, rằng thế giới do thần linh sinh
ra. Như vậy tư tưởng một cõi hỗn mang với tư cách là khởi đầu của vũ
trụ đã không đề cập đến những sự có mặt của thần linh.
Những tư tưởng hiện thế lạc quan của thần đạo còn được thấy
khi xem xét thế giới các vị thần. Như chung ta biết Thần đạo là một
tín ngưỡng đa thần, trong Thần đạo các vị thần và cuộc sống của họ
đều mang dáng vẻ con người và cuộc sống trần thế.
128
Nghiên cứu những tư tưởng hiện thế và lạc quan của Thần đạo, chung
ta thấy ở đó những điểm độc đáo với cách tưởng tượng của một tôn
giáo. Tính độc đáo của nó được thể hiện ở chỗ trái ngược với các tôn
giáo khác trong cảm nhận các giá trị cuộc sống hiện tại.
Đặc điểm thể hiện sự lạc quan mến yêu cuộc sống thực tại của
thần đạo mang nét đặc thù như vậy chỉ có thể được giải thích rằng,
Thần đạo mang nhiều nét đặc trưng tín ngưỡng nguyên thủy gắn liền
với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội của Nhật Bản. Chính môi trường tự
nhiên tươi đẹp và hoa trái bốn mùa phong phu đã làm nảy sinh tình
yêu cuộc sống với những cư dân ở nơi đây. Đặc trưng tình cảm đó đã
phản ánh vào trong tín ngưỡng của họ, đó là Thần đạo. Thực ra trong
Thần đạo ít nhiều cũng phản ánh sự bất lực của con người Nhật Bản
cổ trước việc giải thích các lực lượng huyền bí của tự nhiên xung
quanh. Và với tư tưởng hiện thế lạc quan thần đạo đã có vai trò rất
quan trọng trong quá trình hình thành những nét đặc trưng văn hóa của
Nhật Bản. Dưới tác động của tư tưởng Thần đạo, tư tưởng và văn hóa
nước ngoài truyền vào Nhật Bản đều biến đổi theo xu hướng trở nên
gần gũi với thực tế sống của những người dân trên quần đảo này. Điều
quan trọng nhất từ việc đặt niềm tin vào chính thế giới đang sống, tư
tưởng Thần đạo đã tạo nên niềm lạc quan và sự cống hiến hết mình
cho con người, tiếp cho họ nghị lực tinh thần để xây dựng một cuộc
sống hạnh phuc trần thế chứ không phải những niềm tin hư ảo như các
tôn giáo khác.
2.1.3 Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa
Khi đề cập đến tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Thần đạo,
không ít người cho rằng, đây chính là yếu tố tư tưởng nó vai trò thuc
đẩy sự hình thành chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong thời gian
chiến tranh thế giới thứ 2. Điều đặc biệt là sau chiến tranh khi Nhật
Bản đạt được tốc độ tăng trưởng thần kỳ và trở thành một trong những
cường quốc hàng đầu thế giới ,không ít học giả đã nhắc đến tư tưởng
dân tộc Chủ nghĩa nói trên của Thần đạo như một trong những động
129
lực tinh thần quan trọng thuc đẩy sự phát triển của Nhật Bản. Những
nhận định về ý nghĩa và vai trò của tư tưởng thần đạo tuy còn có
những điểm không thống nhất, song rõ ràng đây là một trong những
khía cạnh quan trọng.
Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của thần đạo là một tư tưởng đặc
biệt, liên quan đến quan niệm về nguồn gốc của thiên hoàng, của con
người và đất nước Nhật Bản, nó biểu hiện khá rõ nét ở hai khía cạnh:
tư tưởng thần thánh hóa Thiên Hoàng và tư tưởng tự tôn đất nước
Nhật Bản. Tư tưởng tự tôn đất nước Nhật Bản này mang màu sắc thái
quá trong sự thể hiện vào các thời kỳ cận thế và cận đại; có thể coi đây
như là một chủ nghĩa quốc gia cực đoan.
Tư tưởng thần thánh hóa Thiên Hoàng là tư tưởng coi Thiên
Hoàng không phải là người bình thường mà có nguồn gốc thần thánh;
còn tư tưởng tự tôn đất nước Nhật Bản là tư tưởng coi đất nước Nhật
Bản là đất nước của thần linh, một đất nước có đặc tính linh thiên ưu
tu. Có thể nói trong tâm thức của người Nhật cổ xưa, lục địa là một
vùng đất giống như một thế giới khác, khi nhìn vào lục địa rộng lớn ấy
họ không khỏi thấy mình nhỏ bé yếu đuối và bất an. Để bù đắp lại sự
bất an này thì việc tự đề cao dân tộc mình có lẽ là một trong những
phản ứng tự vệ hữu hiệu, họ đã biến niềm tự hào ngây thơ thuở ban
đầu thành vũ khí tự vệ tinh thần dân tộc.

8.2. Phật giáo


Nhật Bản là quốc gia có số lượng Phật tử chiếm ưu thế hơn so
với các đạo khác với khoảng 92 triệu tín đồ, mặc dù trên thực tế thì
các tín đồ này cũng không tuân theo các quy định của đạo Phật một
cách nghiêm ngặt.
Phật giáo đến Nhật Bản từ Trung Hoa và Triều Tiên vào thế kỷ
thứ VI (khoảng từ năm 538- 552). Nhánh Mahayana- một nhánh chính
của Phật giáo hay còn gọi là Phật giáo Đại thừa đã du nhập vào Nhật
Bản. Ban đầu, Phật giáo được giới quý tộc cai trị ủng hộ nhưng lại
130
không phổ biến ở dân chung vì những lý thuyết phức tạp.
Tư tưởng Phật giáo truyền thống: Gắn với các nghi thức và
nghiên cứu hướng đến quốc gia và giai cấp quý tộc
- Tư tưởng Nhất thừa (tất cả mọi người trên thế gian đều có thể
trở thành Phật). Thuyết Nhất thừa tương đồng với thuyết Tất hữu Phật
tính cho rằng, tất cả mọi người đều mang trong mình Phật tính. Từ đó
về sau, thuyết Nhất thừa và Tất hữu Phật tính đã trở thành tư tưởng
chủ đạo trong Phật giáo Nhật Bản.
- Tư tưởng Tức thân thành thần (Mật Tông): Theo Cao tăng
KuKai (Không Hải) đã đưa ra khái niệm Lục đại (Địa, Thủy, Hỏa,
Phong, Không, Thức) với tư cách là nguyên lý xuyên thấu vạn vật, coi
đây là căn nguyên của Phật cũng như căn nguyên của Bản ngã. Hơn
thế nữa còn cho rằng, Bản ngã và Phật là một. Người ta sẽ thực hiện
được điều đó nhờ Mạn-đà-la và sẽ làm cho 3 hành vi của Phật (Tam
đại) là thân thể, lời nói và tấm lòng hợp nhất với 3 hành vi của con
người. Qua đó con người sẽ có thể nhanh chóng trở thành Phật.
- Theo saicho (Tối Trừng): ông đã dựa trên Pháp Hoa kinh và
cho rằng, con người có thể dễ dàng thành Phật nhờ vào Pháp Hoa kinh.
Theo cách nghĩ thông thường của Phật giáo, để giác ngộ đạo Phật thì
chỉ cuộc sống hiện thế là không đủ, mà con người phải luân hồi và liên
tục tu hành trong nhiều kiếp. Tức thân thành Phật với chủ trương con
người có thể thành Phật ngay trong hiện thế khác hẳn với tư tưởng
thông thường trong Phật giáo và đã tạo ra một bước ngoặt. Tư tưởng
này đã kéo sự giải thoát lại gần với con người hơn.
- Tư tưởng Bản giác: Bản giác chính là nguyên lý của sự giác
ngộ ở trong tâm của chung sinh đang lầm lạc và cũng đồng thời là sự
giác ngộ mà con người cần hướng đến. Tư tưởng Bản giác phát triển
chủ yếu trong Thiên Thai tông, nên người ta gọi là Tư tưởng Bản giác
Thiên Thai để chỉ giới hạn đó và ngay từ thời kỳ đầu đã được truyền
thừa từ sư phụ sang đệ tử theo hình thức khẩu truyền (Kuden)
- Tư tưởng Thiền: tư tưởng này đã du nhập vào Nhật bản từ sau.
131
Tuy nhiên vào thời Kamakura tư tưởng này mới phát triển mạnh mẽ.
Một vài đại diện nổi bật là nhà sư Eisai (Vinh Tây), ông đã mang về
Nhật bản tư tưởng Thiền của phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông.
Và cao tăng Dōgen (Đạo Nguyên) – người kế thừa tư tưởng và tạo nên
một phái trong Đạt Ma Tông. Ông là vị tổ sư của Thiền Tào Động.

Lâm tế Tào động


Đối Có ảnh hưởng và thích Gần gũi với các tầng lớp
tượng ứng với gới thượng lưu trí bình dân.
thức.
Tu tập - Tu tập theo phép công - Lối tu tập chính là phép
án để đạt đến giác ngộ. tọa thiền.
Phép công án là tập trung - Người tu thiền phải thấy
suy nghiệm cố giải thích rõ việc tu tập và giác ngộ là
một vấn đề thiền, đưa ra một. Không phải tu tập để
bản chất của thiền, thiền được giác ngộ, mà giữa tu
giả đặt hết tâm trí vào đó tập và giác ngộ không có
nhằm tìm ra chiết khuc sự chuyển giai đoạn.
bên trong).

8.3. Thiên chúa giáo


- Giới thiệu chung:
Cơ Đốc giáo (Kitô giáo) là một trong các tôn giáo khởi nguồn
từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập,
đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của
Chua Giêsu như được ghi lại trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu (Cơ
Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chua và là Đấng Messiah
của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước.
Kitô giáo thuộc tôn giáo nhất thần, đóng một vai trò quan trọng trong
nền văn hóa và văn minh phương Tây.
Trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội
132
học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Ba nhánh chính
của Kitô giáo là Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương và
Tin Lành. Tính chung, Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới với
khoảng 2,3 tỉ tín hữu, chiếm hơn 31% dân số thế giới (năm 2015).
- Qua trình hình thành và phát triển của Cơ đốc giáo ở Nhật
Bản:
Năm 1549, đạo Cơ đốc giáo du nhập vào Nhật Bản bởi các tu sĩ
phương Tây. Phần lớn trong những nhà truyền giáo này là người Tây
Ban Nha. Ở thời gian đầu, do Cơ đốc giáo chưa có biểu hiện gì gây
mất ổn định lớn trong xã hội nên việc truyền đạo dường như rất trôi
chảy, dễ hoà nhập với văn hoá Nhật Bản.
Trong vòng vài năm tiếp theo, nhờ có chỗ dựa mạnh mẽ vào
các lãnh chua phong kiến, vị thế của các nhà truyền giáo được nâng
lên, họ có thể trực tiếp tham gia vào các sự kiện chính trị tại Nhật Bản
đương thời.
Mặc dù Cơ đốc giáo trên thực tế không để lại những ảnh hưởng
to lớn đối với xã hội Nhật Bản nhưng điều mà người Nhật thực sự
quan tâm là những thành tựu khoa học và lợi ích vật chất của văn hoá
phương Tây.
Ban đầu, Cơ đốc giáo được người Nhật tiếp thu một cách nhiệt
tình với động cơ thực dụng của các lãnh chua muốn kiếm lời qua
ngoại thương. Nhưng rồi khi nhận thấy nguy cơ xâm lược từ phương
Tây tiềm ẩn thì lập tức các lệnh cấm đạo được đưa ra. Đằng sau các
lệnh cấm đạo và sự đàn áp Công giáo chính là chính sách tự vệ chứ
không phải nhằm chống lại bản thân Thiên chua giáo, không hề mang
tính chất tôn giáo.
Những cuộc khủng bố đạo bắt đầu xảy ra, hàng ngàn người bị
hành quyết, nhiều người phải bỏ đạo vì bị tra tấn. Nhiều nhà truyền
giáo bị quản thuc tại nhà cho tới luc chết và có nhiều người tử vì đạo ở
Kyoto và Nagasaki.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thuc, các nhà truyền đạo
133
ngoại quốc quay trở lại Nhật Bản hoạt động. Luc này, do nhiều người
dân mất lòng tin vào nước Nhật và tin tưởng vào nước Mĩ nên đạo Cơ
đốc giáo đã gây được sự chu ý trở lại. Hiến pháp sau chiến tranh đảm
bảo tự do tín ngưỡng và đã tách tôn giáo ra khỏi nhà nước. Các nhóm
Cơ đốc giáo tích cực hoạt động cho phong trào hoà bình. Những Lễ
giáng sinh, đám cưới theo kiểu Thiên chua giáo trở thành một bộ phận
của văn hoá đại chung và hình ảnh của Cơ đốc giáo ngày càng trở nên
thân thiện hơn với mỗi người dân Nhật Bản.
Hiện nay, Theo cuộc điều tra được thực hiện vào năm 2006 và
năm 2008, trong số các tín đồ Cơ đốc giáo ở Nhật Bản, số tín đồ Tin
lành đông hơn (981.000) số tín đồ Thiên chua (457.000). Tuy nhiên,
nhìn một cách toàn diện, đạo Cơ đốc giáo chiếm chưa tới 1% dân số.
Từ đó có thể thấy rằng, đạo Cơ đốc có ảnh hưởng nhưng chỉ là ảnh
hưởng rất nhỏ trên đất nước Nhật Bản.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo phương Đông: Quá khứ và hiện tại, NXB Tôn
giáo.
2. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Gia Phu (1996), Lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt
Nam, Tủ sách ĐHTH TP. Hồ Chí Minh.
4. Lương Duy Thứ chủ biên (2000), Đại cương văn hóa phương Đông, Nxb
ĐHQG HCM.
5. Nguyễn Tài Thư (CB), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, T.1, Nxb KHXH, HN,
1993.
6. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Tp HCM, bộ 5 tập.
7. Trần Quốc Vượng (CB), (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở
văn hóa Việt Nam, Nxb KHXH.
--------------------------------------------------

134
Chương 9
Tôn giáo ở Việt Nam

9.1. Phật giáo


9.2. Thiên chúa giáo
9.3. Hòa Hảo
9.4. Cao Đài
9.5. Tin Lành
9.6. Các tôn giáo khác

9.1. Phật giáo


9.1.1. Sự hình thành và phát triển của Phật Giáo tại Việt Nam
Đạo Phật được ra đời từ thế kỷ thứ 6 TCN, người sáng lập là
Siddharta, sinh ra vào khoảng năm 623 TCN, con trai của vua nước
Trinh Phạn, một nước nhỏ thuộc Bắc Ấn Độ. Sau này ông được tôn
vinh là Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni), là Buddha (Phật). Phật Giáo là
tôn giáo lớn có từ rất lâu trong đời sống người Việt Nam chung ta.
Phật Giáo bám rễ và có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống
của mỗi con người Việt Nam. Phật Giáo du nhập vào Việt Nam qua
hai con đường đó là con đường thủy và đường bộ . Luc đầu thì thương
gia lái buôn người Ấn Độ đã đi đến Xri Lan-ca sau đó đến In-đô-nê-
xi-a và qua Việt Nam bằng đường thủy, họ đến đây để trao đổi đồ và
mua bán nhưng vì một số lý do về thời tiết, đường xa và muốn có chỗ
dựa về tinh thần nên họ đã mời những tăng sĩ đi theo để cầu nguyện
tại Trung Tâm Luy Lâu. Con đường thủy minh chứng cho Phật Giáo
Việt Nam rõ ràng nhất. Bởi vì khi các vị tăng sĩ đến Việt Nam bằng
đường thủy thì sẽ ở lại lâu và đi truyền đạo từ rất sớm chứ không phải
Phật Giáo xuất phát từ Trung Hoa qua Việt Nam. Sau này thì Phật
Giáo lại đi qua Việt Nam bằng đường bộ. Các tăng sĩ đi bộ từ Ấn Độ
135
sang sa mạc Trung Á theo đường lạc đà và đến Lạc Dương-Trung Hoa,
sau đó đi đến Lào và qua Việt Nam. Như vậy Phật Giáo hình thành ở
Việt Nam từ rất sớm.
Phật Giáo phát triển trong dân chung và dần được coi trọng
những triều đại phong kiến đầu tiên của Việt Nam vào thời Đinh, Ngô,
Tiền Lê, … nhưng mãi đến thời Lý-Trần thì trí tuệ và Phật Giáo mới
được tận dụng tối ưu. Nhà vua rất coi trọng các vị tăng sĩ, có nhiều vị
cao tăng xuất thân từ giới quý tộc, quan liêu. Ngày nay Phật Giáo
được lan rộng, tại Việt Nam có tổ chức các khóa tu nhằm vui chơi,
giải trí, truyền đạo và gắn kết các phật tử lại với nhau. Phật Giáo ở
Việt Nam bây giờ phát triển cực thịnh và đã cảm hóa được rất nhiều
người dân Việt Nam và mang lại cho mỗi người đức tính hiền lành và
từ bi của Đức Phật.
9.1.2. Các tư tưởng cơ bản của Triết học Phật Giáo tại Việt Nam
9.1.2.1. Quan điểm của Phật Giáo về thế giới quan
Quan điểm về thế giới quan của Phật Giáo Việt Nam thể hiện
tập trung ở nội dung của 3 phạm trù: vô ngã, vô thường và duyên.
- Vô ngã (không có cái tôi chân thật): Phật Giáo đã cho rằng thế
giới tồn tại khách quan không phải do một vị thần thánh nào tạo ra,
mặc dù trước đó Phật Giáo lại thừa nhận chỉ có thần tiên là đẳng cấp
hơn con người, nhưng thần tiên lại không có một vai trò đặc biệt cũng
như không thể sáng tạo ra thế giới. Phật Giáo đã thừa nhận rằng thế
giới tồn tại cả vật chất cũng như tinh thần. Trong đó yếu tố vật chất
là “sắc”, là cái có thể cảm nhận được, nó bao gồm đất, nước, lửa, gió,
không khí và sẽ không bao gồm những yếu tố không có hình thù. Còn
yếu tố tinh thần là “danh”, là những yếu tố không có hình chất mà chỉ
có tên gọi, bao gồm cảm giác, suy nghĩ, hành động và ý thức. Từ đó
mà danh và sắc sẽ tác động qua lại để tạo nên vạn vật và con người.
Nhưng sự tồn tại của tất cả sự vật chỉ là tạm thời và thoáng qua, không
có bất cứ sự vật nào tồn tại mãi mãi.

136
- Vô thường (vận động biến đổi không ngừng): có nghĩa là
không có gì ổn định, luôn có sự thay đổi, bất biến. Phật Giáo cho rằng
thế giới sẽ không có gì gọi là vĩnh hằng, luôn biến đổi liên tục, không
ngừng. Sự biến đổi này diễn ra trong khoảnh khắc gọi là niệm vô
thường, và sự biến đổi theo chu kì nhất định gọi là nhất kì vô thường,
mỗi chu kì sẽ được chia làm 4 giai đoạn, ở thế giới vật thể gọi là sinh -
trụ - dị - diệt, còn ở thế giới sinh vật nói riêng là sinh-lão-bệnh-tử.
Đức Phật có dạy: “tất cả những gì trong thế gian đó là biến đổi, hư
hoại, đều là vô thường”, Đức Phật cũng đã dạy rằng không phải là bất
cứ sự vật hay hiện tượng nào sinh ra mới gọi là sinh, mất (hay chết đi)
mới gọi là diệt, mà trong sự sống sẽ có sự chết, chết không phải là hết,
cũng không phải là hết khổ mà chết là điều kiện của một sinh thành
mới.
- Duyên (điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả): là điều
kiện, mối liên hệ để tạo ra nhân và quả. Và chính kết quả ấy lại nhờ có
duyên mà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà trở
thành kết quả mới. Như vậy quan hệ nhân duyên bao trùm lên toàn bộ
thế giới, thế giới đa dạng, nhiều hình nhiều vẻ cũng chỉ là một dòng
biến hoá hư ảo vô cùng không có gì gọi là thường định, là thực.
Các quan điểm biện chứng về thế giới tuy còn mộc mạc chất
phát nhưng rất đáng trân trọng. Và đó cũng là quan điểm duy vật biện
chứng về thế giới.
9.1.2.2. Quan điểm của Phật Giáo về nhân sinh quan
Nội dung triết lý nhân sinh của Phật Giáo được thể hiện tập
trung trong thuyết “Tứ Diệu Đế”, tức là 4 chân lý tuyệt diệu đòi hỏi
mọi người phải nhận thức được.
- Khổ đế: đây là quan niệm của Phật Giáo về những sự khổ của
cuộc đời. Theo Phật, cuộc đời con người là những bể khổ, không trọn
vẹn. Ở đời có vạn cái khổ mà vạn sự có thể biến thành sự khổ mà khái
quát thành tám cái khổ đó là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ
biệt khổ (yêu thương nhau phải xa nhau), oán tăng hội khổ (ghét nhau
137
phải gần nhau), sở cầu bất đắc khổ(mong muốn mà không đạt được)
và ngũ uẩn khổ (do 5 yếu tố tạo nên con người). Như vây, cái khổ về
mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xuc của hoàn cảnh, sự
không toại nguyện của tâm lý về bản chất. Về phương triết học, khổ
đau là một thực tại như thực đối với con người. Khổ đế là một chân lý
khách quan hiện thực. Khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng loạt
nhân duyên được tạo tác từ tâm thức. Đạo Phật đã cho rằng đời là bể
khổ, nỗi đau khổ là vô tận, là tuyệt đối. Do đó, con người dù ở đâu thì
làm gì cũng khổ. Cuộc đời là sự đau khổ không còn tồn tại nào khác.
Ngay cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà là tiếp tục sự khổ
mới. Phật ví sự khổ của con người bằng hình ảnh: “Nước mắt của
chung sinh nhiều hơn nước biển”, chết vẫn chưa hết khổ vì kiếp luân
hồi.
- Tập đế (còn gọi là Nhân đế): là những nguyên nhân gây ra sự
khổ của con người. Nguyên nhân của khổ là từ chính sự ham muốn,
tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được
hoại diệt… Các loại ham muốn này là gốc của luân hồi. Đạo Phật cho
rằng nguyên nhân sâu xa của sự khổ, phiền não là do “thập nhị nhân
duyên”, tức 12 nhân duyên tạo ra chu trình khép kín trong mỗi con
người. Mười hai nhân duyên gồm: vô minh, duyên hành, duyên thức,
duyên danh sắc, duyên lục nhập, duyên xuc, duyên thụ, duyên ái,
duyên thủ, duyên hữu, duyên sinh và duyên lão tử. Mười hai nguyên
nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nổi khổ đau
nhân loại. Chung ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không
là do lòng mình. Hay nói cách khác, tùy theo cách nhìn của mỗi người
đối với cuộc đời mà có khổ hay không. Nếu không bị sự ham muốn và
dục vọng, ích kỉ hay phiền não khuấy động, chi phối, ngự trị trong tâm
thì cuộc đời đầy an lạc hạnh phuc.
- Diệt đế: đây chính là chân lí về diệt khổ, là khả năng của con
người về tiêu diệt những nguyên nhân gây ra sự khổ. Theo lời Phật

138
dạy, ta có thể tiêu diệt được khổ do đã biết nguyên nhân dẫn đến khổ,
có thể đoạ hết kiếp nghiệp, thoát được vòng sinh tử và tu đến niết bàn.
- Đạo đế: là chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ. Đây là con
đường tu đạo để con người hoàn thành đạo đức cá nhân, dẫn đến trạng
thái niết bàn. Có 8 con đường chân chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến
niết bàn gọi là “Bát chính đạo”. Bát chính đạo bao gồm:
 Chính kiến: hiểu biết đung đắn về Tứ diệu đế và giáo lí vô
ngã.
 Chính tư duy: suy nghĩ đung đắn.
 Chính ngữ: lời nói đung đắn, không nói dối, phù phiếm.
 Chính nghiệp: Hành vi đung, không làm điều xấu và nên làm
việc thiện.
 Chính mệnh: sống lương thiện, tiết chế dục vọng.
 Chính tinh tiến: cố gắng, nỗ lực một cách đung đắn, siêng
năng học tập và tu luyện.
 Chánh niệm: ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những
điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính
quý trọng cao siêu.
 Chính định: tập trung tư tưởng cao độ suy nghĩ về Tứ điệu
đế, vô ngã, vô thường, tâm ý đạt bốn định xuất thế gian.
Ngoài ra Phật Giáo còn đưa ra 5 điều nhằm răn đe đem lại lợi
ích cho con người và xã hội, bao gồm: bất sát (không sát sinh), bất
dâm (không dâm dục), bất vọng ngữ (không nói năng thô tục, bậy bạ),
bất âm tửu (không rượu trà) và bất đạo (không trộm cướp). Theo con
đường bát chính đạo nói trên, con người có thể diệt trừ vô minh, đạt
tới sự giải thoát, nhập vào niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh,
sáng suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi.
9.1.2. Những đặc trưng cơ bản của Phật Giáo Việt Nam
9.1.2.1. Phật Giáo có tính tổng hợp

139
Tính tổng hợp là một trong những đặc trưng của lối tư duy
nông nghiệp, chi phối đến thái độ ứng xử với Phật Giáo làm nên sắc
thái riêng của Phật Giáo Việt Nam:
- Dung hợp giữa Phật Giáo với các tín ngưỡng và truyền thống
văn hóa bản địa: Phật Giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền
thống Việt Nam là thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị
thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên
bốn vị thần này đã được "Phật hóa". Các pho tượng này thường được
gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp
Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn
của một pho tượng Phật. Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh,
Mẫu, Thành Hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa. Đa
số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất.
- Dung hợp giữa các tông phái Phật Giáo. Các tông phái Phật
giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau. Dòng
thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Các điện thờ ở chùa
miền Bắc có vô cùng phong phu các loại tượng Phật, Bồ Tát, La Hán
của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng
kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa
(thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý
Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ
khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.
- Dung hợp giữa Phật Giáo với các tôn giáo khác: Tín ngưỡng
truyền thống đã tiếp nhận Phật Giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó
Phật Giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo Giáo. Rồi tất
cả cùng tiếp nhận Nho Giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên" (cả
ba tôn giáo có cùng một gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn giáo
có cùng một mục đích). Ba tôn giáo trợ giup lẫn nhau: Nho Giáo lo tổ
chức xã hội, Đạo Giáo lo thể xác con người, Phật Giáo lo tâm linh,
kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh "Tam giáo tổ
sư" với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên
140
phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt. Ngoài ra Phật Giáo Việt
Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình thành Đạo
Cao Đài vào thập niên 1920 với quan điểm là "Thiên nhân hợp nhất"
và "Vạn giáo nhất lý". [1]
9.1.2.2. Tính hài hoà âm dương
Sau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc
tính khác của lối tư duy nông nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật
Giáo Việt Nam làm cho Phật Giáo Việt Nam có phần thiên về nữ tính.
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị
biến thành "Phật ông - Phật bà". Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán
Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á nên còn được
gọi là Quan Âm Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật
riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu),
Quan Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu
Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chua Ba). [2]
9.1.2.3. Tính linh hoạt
Phật Giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà
nhà Phật thường gọi là "tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường
tùy duyên" nghĩa là tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người ta có
thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Nhưng vẫn không
xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật.
9.1.3. Các lễ hội Phật Giáo lớn tại Việt Nam
9.1.3.1. Lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại
vườn Lâm Tỳ Ni, (ngày 15 tháng tư âm lịch, năm 624 Trước Công
Nguyên), một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật Giáo trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, lễ Phật Đản đã
có từ lâu và trở thành lễ hội lớn của dân tộc, được Giáo hội Phật Giáo
Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Lễ Phật Đản nhằm mục đích
dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau khổ của
cuộc đời. Và mục đích quan trọng hơn hết là: "Hãy bước vào cửa đạo",
141
chứ không phải chỉ bước vào cửa chùa rồi thôi, chứ không phải tu mù,
ai bảo sao làm vậy, ai nói sao nghe vậy. Vào ngày lễ, Phật tử thường
vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng
cung, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ
Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc
từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.
Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài
việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4, Giáo hội các tỉnh
thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức
thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ
đài tổ chức...
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều
ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp.
Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giup làm công quả, nghe các bài
thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản
thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Tại các chùa, Phật tử
thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả
những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều,
không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo
lý nhà Phật. [3]
9.1.3.2. Lẽ Vu Lan
Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu
đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành
ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung,
nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở
bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ
mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn. Lễ
Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa
mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam
chung ta. Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày Lễ Vu
Lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền
142
thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng
thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt.
Ngày lễ Vu Lan là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu chung ta
nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ cũng như tổ
tiên và các anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Không riêng gì
đối với mỗi Phật tử, Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu.
Báo hiếu ở đây là đối với bố mẹ, người đã sinh và nuôi dưỡng chung
ta không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật Giáo luôn
nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng báo
luân hồi. Điều này dẫn đến việc chung ta phải mở rộng vòng báo hiếu
ra tất cả các chung sinh. “Phổ độ chung sinh”, ”cứu nhân độ thế”, “xá
tội vong nhân”. Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một
trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời
sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chung ta. [4]
9.1.4. Ảnh hưởng Phật Giáo về mặt tư tưởng và đạo lí
9..1.4.1. Ảnh hưởng của Phật Giáo về mặt tư tưởng
Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên
Khởi, Tứ Diệu Đế và Bát chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất
cả các tông phái Phật Giáo, nguyên thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu
vào tư tưởng của người dân Việt.
Tư tưởng bình đẳng và công bằng của Phật Giáo khi du nhập và
phát triển ở Việt Nam đã hòa nhập với tư tưởng công bằng, bình đẳng
của người Việt Nam. Cơ sở của sự ảnh hưởng hòa nhập này dường
như bắt nguồn từ tư tưởng bình quân nguyên thủy của nền văn minh
làng xã. Phật Giáo chủ trương thiết lập quan hệ công bằng, bình đẳng
giữa mọi người và cho rằng mọi người đều bình đẳng như nhau, trong
mỗi người đều có Phật tính; trong quan hệ với người khác, mỗi cá
nhân không được cầu lợi cho mình… có ảnh hưởng rất lớn đối với
quan niệm sống của người Việt, điển hình như: “Một người vì mọi
người, mọi người vì một người”. Và con người Việt Nam luôn với

143
tinh thần tương thân tương ái nên tư tưởng này của Phật Giáo có lẽ đã
ăn sâu trong máu của mỗi người dân.
Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Đạo Phật
đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trở
thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có
hiểu biết, có suy nghĩ. Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng
ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm
nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ
xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí
mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem
lại hòa bình an vui cho con người. [5]
9.1.4.2. Ảnh hưởng của Phật Giáo về mặt đạo lí
Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu
sinh của phật giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn
của người Việt.
Đều này ta thấy rõ qua con người và tư tưởng của Nguyễn Trãi
(1380-1442), một nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng việt Nam kiệt
xuất, ông đã khéo vận dụng đạo lý Từ Bi và biến nó thành đường lối
chính trị nhân bản đem lại thành công và rất nổi tiếng trong lịch sử
nước Việt. Ông nói điều đó trong Bình Ngô Đại Cáo rằng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Tính thiện, tình nghĩa và tình thương mang bản sắc Việt Nam
được con người Việt Nam hun đuc trong quá trình dựng nước và giữ
nước. Cái thiện của con người Việt Nam mang tinh thần bình đẳng, vị
tha, tôn trọng, yêu thương con người. Phật Giáo đã hòa hợp với tư
tưởng truyền thống Việt Nam để xây dựng tính thiện, tình nghĩa và
tình thương. Đó là, tình “thương người như thể thương thân”, “lá lành
đùm lá rách”, … Tình thương, tình nghĩa, tính thiện không chỉ thể
hiện trong quan hệ với hiện tại mà còn được thể hiện trong quan hệ

144
với quá khứ như: uống nước nhớ nguồn hoặc ăn quả nhớ kẻ trồng
cây, …
Phật Giáo đã góp phần cùng với dân tộc Việt Nam trong việc
xây dựng tấm lòng bao dung rộng lớn, vô ngã, vị tha. Tinh thần bao
dung rộng lớn được thể hiện trước lỗi lầm của con người. Trong cách
ứng xử của người Việt thể hiện rất rõ như: “biển cả mênh mông, quay
đầu là bờ”, “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, … Tinh
thần bao dung còn được thể hiện trong cách ứng xử với kẻ thù khi
chung bại trận, trong chính sách nhân đạo đối với tù binh, hàng binh...
[6]
9.1.5. Ảnh hưởng của Phật Giáo qua góc độ nhân văn và nghệ
thuật
9.1.5.1. Ảnh hưởng Phật Giáo qua ngôn ngữ
Trong đời sống giao tiếp thường nhật, ta bắt gặp những từ ngữ
chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo được nhiều tầng lớp trong xã
hội sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những từ ngữ ấy được
bắt nguồn từ Phật Giáo, chẳng hạn như từ “tội nghiệp’’ đó là từ ngữ
chuyên môn của Phật Giáo. Theo Đạo Phật tội nghiệp là tội của
nghiệp, do nghiệp tạo ra từ trước, dẫn tới nhân quả tại hiện tại, theo
giáo lý nhà Phật thì không có một hiện tượng nào xảy ra là ngẫu nhiên
hay tình cờ, mà chỉ là kết quả tập thành của nhiều nguyên nhân tạo ra
từ trước. Những nguyên đó theo đạo Phật gọi đó là nhân duyên khi
chín mùi, thì đem lại kết quả. Cũng như việc mọi người sử dụng từ
“tội nghiệp’’ nhưng ít ai biết được đó là một từ ngữ liên quan mật thiết
đến chủ thuyết rất căn bản của Phật là thuyết nhân quả báo ứng.
Thuyết này cũng đi sâu vào nhận thức dân gian như người Việt qua
những quan niệm như "ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão".
Hay khi có những tiếng ồn người ta thường nói "om sòm bát
nhã", do khi đến chùa vào những ngày sám hối, chùa thưởng chuyển
những hồi trống bát nhã, do đó mà phát sinh ra cụm từ trên. Lại có
những người nay đây mai đó, ít khi dừng chân ở một chỗ thì thường
145
được gọi là “ta bà thế giới’’. Ta bà thế giới là thế giới của Đức Phật
Thích Ca giáo hóa, theo thế giới quan của phật giáo thì thế giới ta bà
to gấp mấy lần quả địa cầu, vì thế người Việt đã sử dụng linh hoạt từ
ngữ đó khi nhắc về những người thường xuyên đi lại khắp nơi. Ngoài
ra thì có những từ như: từ bi, hỷ xã, giác ngộ, sám hối… cũng được
người Việt sử dụng một cách linh hoạt trong giao tiếp. Những từ ngữ
đó có những ý nghĩa sâu xa là như vậy, nhưng khi Phật Giáo truyền bá
vào Việt Nam thì lại trở thành những từ ngữ đơn thuần được sử dụng
ngay chính trong cuộc sống thường nhật. Sự ảnh hưởng phật giáo
không dừng ở phạm vi từ ngữ mà nó còn lan rộng, ăn sâu ngay cả
trong những câu ca dao và thơ ca của người dân Việt Nam.
9.1.5.2. Ảnh hưởng Phật Giáo qua ca dao và thơ ca
Ca dao dân ca là một thể loại văn vần truyền khẩu, quen thuộc
trong dân gian, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Không ai
biết rõ xuất xứ của những lời ca tiếng hát đó từ đâu, nhưng ta lại dễ
dàng bắt gặp trong cuộc sống thường ngày qua câu hát ru, những câu
hò đối đáp giữa các chàng trai cô gái tuổi đôi mươi hay trong mỗi câu
chuyện cổ tích mà các cụ già kể cho con cháu nghe. Ca dao dân ca
thường phổ biến dưới dạng thơ lục bát với nhiều đề tài khác nhau, một
trong những đề tài phổ biến được ông cha ta đề cập đó là tư tưởng đạo
lý của Phật Giáo với mục đích nhằm để nhắc nhở, khuyên răn dạy bảo
con cháu, xây dựng một cuộc sống an vui phù hợp với truyền thống
đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Là người Việt Nam không ai không biết đến đạo hiếu kính cha
mẹ, niềm tri ơn và báo ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào
tâm khảm của người Việt. Tinh hoa và tinh thần cao đẹp này không
phải tự nhiên mà có, mà nó chịu sự ảnh hưởng một phần lớn trong đạo
Phật, mà đạo Phật cũng chính là đạo hiếu, lời dạy của phật về việc nhớ
ơn và báo ơn cha mẹ là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng của
người Việt, và đã thể hiện linh động qua ca dao dân ca, mà chung ta
thấy tràn ngập khắp dân gian Việt Nam:
146
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Bên cạnh việc làm trọn đạo hiếu thì người Việt Nam thường
nhắn nhủ nhau chớ có vì danh lợi phù hoa, làm ác hại người để rồi
chuốc lấy đau khổ. Hãy ăn ở cho lương thiện rồi thế nào cũng gặp
điều tốt lành, may mắn và hạnh phuc:
Ai ơi hãy ở cho lành
Kiếp này chẳng gặp đề dành kiếp sau
Ngang qua các câu ca dao của Việt Nam về quan niệm hiếu
hạnh, quan niệm nhân quả, ta thấy sự ảnh hưởng của Phật Giáo đã ăn
sâu, bám rễ vào đời sống của dân tộc Việt Nam.
9.1.5.3. Ảnh hưởng Phật Giáo qua các tác phẩm văn học
Bên cạnh ca dao bình dân, trong các tác phẩm văn học của các
nhà thơ, nhà văn chung ta cũng bắt gặp nhiều bài thơ, tác phẩm có
phần ảnh hưởng bởi Phật Giáo. Nổi bật như tác phẩm nổi tiếng ở thế
kỷ 18 là Cung Oán Ngâm Khuc của nhà thơ Nguyễn Gia Thiều, là
khuc ngâm của người cung nữ bị vua ruồng bỏ, oán than về thân phận
mình. Nội dung tác phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của Phật Giáo, nhất là
triết lý ba pháp ấn Vô Thường, Khổ, Vô Ngã.
Qua thế kỷ 19, với thi hào Nguyễn Du đã để lại một áng văn
bất hủ là Truyện Kiều. Đây là một truyện thơ chịu nhiều ảnh hưởng
của Phật Giáo, trong đó ta thấy nổi bật nhất là thuyết về Khổ Đế, một
phần quan trọng của giáo lý Tứ Diệu Đế, kế đó là tinh thần về hiếu
đạo và thuyết về nhân quả và nghiệp báo. Nếu ở đầu thế kỷ 19 chung
ta có Nguyễn Du thì cuối thế kỷ 19 lại có Chu Mạnh Trinh, những tác
phẩm của ông cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tinh thần của Phật Giáo,
chẳng hạn như bài Hương Sơn Phong Cảnh.
Qua những bài thơ đó, ta thấy thơ của Chu Mạnh Trinh đã phản
chiếu được lòng tin của ông đối với giáo lý nhà Phật và qua cái nhìn
147
ông một cảnh vật ở đó thật giải thoát, an lạc, thanh vắng, và có thể nói
cảnh vật Hương Sơn với ông trở thành một cõi riêng của Phật trong đó
không những người tín đồ mà cho đến cả chim, cá, khe, động đều
thấm nhuần được ánh sáng của Chánh Pháp.
Hay với Vũ Hoàng Chương - nhà thơ nổi danh khác của Việt
nam lại đi xa hơn, mượn ngay những giáo lý của Phật như nhân quả,
luân thường, khổ đau…để diễn tả nổi niềm khao khát vượt ra khỏi bờ
mê, để đến bến giác:
Ta còn để lại gì không?
Kìa non đá lở, nay sông cát bồi
Lang thang thừ độ luân hồi
U minh nẻo trước, xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc bờ mê
Nghìn thu cửa chớp, bốn bề một phương.
Điểm qua một số thơ văn Việt nam có những ảnh hưởng của
Phật Giáo như trên ta thấy tư tưởng, triết học Phật Giáo đã để lại dấu
ấn của mình sâu đậm trên diễn đàn tư tưởng của Việt Nam.
9.1.5.4. Ảnh hưởng Phật Giáo qua phong tục tập quán
Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa
của mỗi dân tộc. Đối với người Việt, những phong tục tập quán chịu
ảnh hưởng một phần lớn từ Phật Giáo.
- Ảnh hưởng phật giáo qua tập tục ăn chay, thờ Phật, phóng
sanh và bố thí:
Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật Giáo.
Vì khi đã trở về với Phật pháp, mỗi người phật tử phải thọ giới và trì
giới, trong đó giới căn bản là không sát sanh hại vật, mà trái lại phải
thương yêu mọi loài vì vậy người phật tử phải dùng đến phương pháp
ăn chay. Cố nhiên người xuất gia ăn chay trường, còn phật tử tại gia
còn nhiều trở ngại nên chỉ ăn chay kỳ. Thông thường người Việt Nam,
cả phật tử lẫn người không phải phật tử cũng theo tục lệ này, họ ăn
chay mỗi tháng hai ngày, là ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng.
148
Ăn chay và thờ Phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam. Việc
thờ Phật trong dân gian cũng được nhiều người thực hiện kể cả những
người không phải là phật tử. Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo
Phật, tục lệ bố thí và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của
quần chung. Đến ngày rằm và mùng một, người Việt thường hay mua
chim, cá, rùa…để đem về chùa chu nguyện rồi đi phóng sanh. Tuy
nhiên, trong xã hội hiện nay những biểu hiện mang tính chất hình thức
trên này càng bị thu hẹp. Thay vào đó mọi người tham gia vào những
đợt cứu trợ, tương tế cho các đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn
cảnh sống gặp khó khăn đung với truyền thống đạo lý của dân tộc lá
lành đùm lá rách.
- Ảnh hưởng Phật Giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và lễ
chùa:
Theo đung truyền thống tập tục cung rằm, mùng một là tập tục
cung sóc vọng, tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau, cho
nên thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thương với con người, sự
cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác. Ngoài việc đi
chùa sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng một, họ sắm đèn, nhang,
hương hoa để dâng cung Tam Bảo và tổ tiên Ông Bà, thể hiện lòng tôn
kính, thương nhớ những người quá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm
dưỡng tánh của họ.
Bên cạnh việc đi chùa sám hối vào ngày rằm, mùng một, người
Việt Nam còn có tập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào những
ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (Phật Đản) và
rằm tháng bảy (lễ Vu Lan).
Ngoài những phong tục của người Việt Nam chịu ảnh hưởng
Phật Giáo đã được kể trên, chung ta còn thấy một số tập tục khác như:
tập tục đốt vàng mã, tập tục coi ngày giờ, tập tục cung sao hạn, cũng
tương đối phổ biến và có ít nhiều liên quan đến Phật Giáo trong đời
sống người Việt.

149
Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát
triển đã chịu nhiều tác động của trào lưu văn hóa khác nhau đặc biệt là
từ Trung Quốc. Trong đó Phật Giáo đã dự phần quan trọng trong việc
định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian mà chung ta thấy
vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Tuy nhiên, không phải các tập tục có
sự ảnh hưởng của Phật Giáo đều tốt, mà trong đó có tập tục cần phải
chắt lọc lại để phù hợp với phong tục tập quán của người Việt hiện
nay.
9.1.6. Ảnh hưởng Phật giáo qua các loại hình nghệ thuật
9.1.6.1. Ảnh hưởng của Phật Giáo qua nghệ thuật sân khấu.
Nghệ thuật sân khấu là một loại hình văn hóa, nhất là các
chủng loại này thuộc về di sản mang tính bản sắc của văn hóa dân tộc.
Ta dễ dàng nhận thấy Phật Giáo ảnh hưởng sâu sắc trong nghệ thuật
sân khấu qua các bài ca tuồng, vở diễn khác nhau. Trước hết, loại hình
hát chèo xuất hiện ban đầu chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thu
hut nhiều tinh hoa nghệ thuật dân gian như mua, hát và diễn các vở
truyện Nôm truyền thống. Đáng kể nhất là vở "Quan Âm Thị Kính" đã
đi vào dạng tuồng tiêu biểu chính thống khi nhắc đến môn nghệ thuật
này. Còn có các vở "Trương Viên", "Lưu Bình Dương Lễ", "Kim
Nhan"... đều mang tính thưởng thiện phạt ác.
Thứ hai, hát bội ban đầu xuất hiện trong nếp sống cung đình,
nghệ thuật này là loại hình giải trí cao cấp dành cho vua chua và giới
thượng lưu. Có thể nói xuyên suốt thế kỷ thứ 19 là thời đại hoàng kim
của nghệ thuật hát bội. Các vở "San Hậu"; "Tam Nữ Đồ Vương";
"Diễn Võ Đình", "Nghêu Sò Ốc Hến"... là những vở mang tính chất
dân tộc chính thống và chứa đựng toàn vẹn triết lý "nhân quả báo ứng"
và hướng thiện một cách cao đẹp.
Từ nhạc cổ, nhạc tài tử dần dần trở thành nghệ thuật sân khấu
cải lương từ đầu những năm 1922 ở Nam Bộ. Chính vì yếu tố phóng
khoáng, có sức cuốn hut mạnh mẽ mà cải lương dễ dàng tiến sâu vào
chân lý của Phật giáo, mở ra cánh cửa được sự tích Phật Thích Ca và
150
nhiều điển tích khác của Phật giáo vào gia sản nghệ thuật của mình.
Đây là một loại hình nghệ thuật được đông đảo bà con lao động người
Việt ưa thích. Giáo lý "nhân quả báo ứng, thưởng thiện phạt ác"...
được các soạn giả thể hiện các vở cải lương và đã được khán giả say
mê thưởng thức và đã đứng vững trên diễn đàn sân khấu. Tiêu biểu
như các vở "Thích Ca Đắc Đạo", "Quan Âm Thị Kính", "Quan Âm
Diệu Thiện", đặc biệt đầu thập niên 90 có hai vở đáng chu ý là "Thoát
Vòng Tục Lụy" và 'Thái Tử A Xà Thế" của soạn giả Giác Đạo Dương
Kinh Thành, là hai vở tuồng chuyên chính đầu tiên của Phật Giáo Việt
Nam. Ngoài ra còn có các vở chịu ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng Phật
Giáo như các vở "Phạm Công Cuc Hoa", "Tấm Cám", "Kim Vân
Kiều"... do sự ảnh hưởng tinh thần từ bi hỷ xả của Phật Giáo nên luôn
luôn các tuồng cải lương ở phần kết thuc đều có hậu. Sau cùng là kịch
nói, đây là loại hình nghệ thuật được du nhập từ phương Tây, kịch nói
chưa có đóng góp gì đáng kể cho Phật Giáo như các loại hình nghệ
thuật khác. Tuy nhiên nội dung cũng hàm chứa nhiều căn bản đạo đức
dân tộc trong đó có ảnh hưởng Phật Giáo.
9.1.6.2. Ảnh hưởng Phật Giáo qua nghệ thuật tạo hình
- Về kiến truc: Khi Phật Giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã
đem theo các kiểu kiến truc chùa tháp, lầu chuông gác trống theo mô
hình kiến truc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên theo
thời gian, với tinh thần khai phóng của Phật giáo phối hợp cùng lối tư
duy tổng hợp của dân tộc đã tạo ra một mô hình kiến truc rất riêng cho
Phật Giáo ở Việt Nam. Chùa tháp ở Việt nam thường được xây dựng
với lối kiến truc đặc biệt, mái chùa bao giờ cũng ẩn dấu sau lũy tre
làng, dưới gốc cây đa. Theo mô hình kiến truc kiểu chữ "Công": bái
đường và điện Phật được nối nhau bằng nhà thiên hương; kiểu chữ
"Đinh": trước; kiểu chữ "Tam": có ba nếp nhà song song với nhau,
hay kiểu "Nội công ngoại Quốc": phía trước là tiền đường và điện
Phật, sau là mảnh sân hình vuông trồng cây cảnh, đặt hòn non bộ, phía
sau là nhà hậu tổ, hai bên là nhà Đông và nhà Tây. Phật giáo đã để lại
151
nhiều quần thể kiến truc độc đáo và danh lam thắng cảnh, nhiều ngôi
chùa nổi tiếng như ở miền Bắc có chùa Một Cột, chùa Tây phương,
chùa Hương, ở miền Trung có chùa Thiên Mụ, chùa Báo Quốc và ở
miền Nam có các chùa Giác Lâm, chùa Vĩnh Tràng, ...
- Về điêu khắc: Ngày nay tại các viện bảo tàng lớn ở Việt Nam,
chung ta sẽ thấy nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật Giáo được trưng
bày, đó không những là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt
mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh hưởng của Phật Giáo có mặt
trong lĩnh vực này. Tiêu biểu ta thấy có các tác phẩm như tượng Quan
Âm nghìn mắt nghìn tay tại Chùa Hạ (Vĩnh Phuc, cao 3,2m), 16 pho
tượng tổ gỗ của chùa Tây Phương (Hà Tây), Bộ tượng Thập Bát La
Hán chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam), Bộ tượng Thập Bát ở
chùa Tràng (Mỹ Tho), hay tượng Phật Thích Ca, cao 1,07m bằng đồng
là hiện vật Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tượng "Phật
Nhập Niết Bàn" dài 49m ở nui Trá Cu, Phan Thiết. Đó là những tác
phẩm nghệ thuật điêu khắc vừa mang những nét độc đáo bên cạnh đó
còn chứa đựng tính lịch sử đầy ý nghĩa.
- Về hội họa: Mái chùa cổ kính giữa nui non tĩnh mịch hay các lễ
hội viếng chùa ngày đầu xuân hoặc tư tưởng độc đáo của triết học, của
thiền học Phật Giáo luôn là đề tài gây nhiều cảm hứng cho các nghệ
nhân và họa sĩ Việt Nam. Nhiều tranh lụa, tranh màu nước, sơn dầu,
sơn mài đề cập đến Phật giáo đã được các họa sĩ, nghệ nhân tên tuổi ở
Việt Nam thể hiện một cách sống động và tinh tế qua các tác phẩm
như "chùa Thầy" của Nguyễn Gia Trí sáng tác năm 1938, "Lễ Chùa"
của Nguyễn Siêu, "Bức Tăng" của Đỗ Quang Em, "Đi Lễ Chùa" của
Nguyên Khắc Vịnh. Đặc biệt từ thập niên tám mươi trở lại đây, có
"Thiền Quán", "Quan Âm Thị Hiện"; "Bích Nhãn", "Rừng Thiền" của
họa sĩ Phượng Hồng, …
Tài liệu tham khảo
 Các phần trích dẫn

152
[1]: Đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam, https://voer.edu.vn/m/dac-diem-
cua-phat-giao-viet-nam/23430785, truy cập ngày 16/11/2020.
[2]: Đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam, https://voer.edu.vn/m/dac-diem-
cua-phat-giao-viet-nam/23430785, truy cập ngày 16/11/2020.
[3]: Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Phật Đản và những nghi thức nên làm trong
ngày linh thiêng, https://khoahoc.tv/nguon-goc-y-nghia-cua-le-
phat-dan-va-nhung-nghi-thuc-nen-lam-trong-ngay-linh-thieng-
80211, truy cập ngày 20/11/2020.
[4]: Vũ Dũng. Nguồn gốc và ý nghĩa của đại lễ Vu Lan báo hiếu,
https://phatgiaovietnam.vn/nguon-goc-va-y-nghia-cua-dai-le-vu-
lan-bao-hieu/, truy cập ngày 20/11/2020.
[5]: Thích Nguyên Tạng (1996). Ảnh hưởng của Phật Giáo trong đời sống
người Việt, https://www.chuabuuchau.com.vn/luan-van-hoi-
thao/anh-huong-phat-giao-trong-doi-song-nguoi-viet_1060.html ,
truy cập ngày 18/11/2020.
[6]: Nguyễn Thị Huyền Chi (2018). Ảnh hưởng của tư tưởng Phật Giáo đến
suy nghĩ của người Việt,
https://tcnn.vn/news/detail/39636/Anh_huong_cua_tu_tuong_Phat
_giao_den_suy_nghi_cua_nguoi_Viet_Namall.html, truy cập ngày
18/10/2020.
 Các link tham khảo có liên quan
1) Linh mục Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn (2012). Đạo Thiên Chua hay
Đạo Công Giáo?, http://conggiao.info/dao-thien-chua-hay-dao-
cong-giao-d-8989, truy cập ngày 20/11/2020.
2) Thích Đức Tĩnh (2013). Phật giáo là gì?,
https://www.niemphat.vn/phat-giao-la-gi/, truy cập ngày
20/11/2020.
3) Các khái niệm về tin lành, http://www.mondohoa.com/tai-liu/47-cac-
khai-nim-v-tin-lanh.html, truy cập ngày 20/11/2020.
4) Đạo tin lành là gì?, https://www.35express.org/dao-tin-lanh-la-gi/,
truy cập ngày 20/11/2020.
5) Dương Thanh Tuyền. Khái quát về Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam,
http://btgcp.gov.vn/gioi-thieu-cac-to-chuc-ton-giao-da-duoc-cong-
153
nhan/Khai_quat_ve_Hoi_giao_va_Hoi_giao_o_Viet_Nam-
postDBmZOe4W.html, truy cập ngày 20/11/2020.
6) Thích Nguyên Tạng (1996). Ảnh hưởng của Phật Giáo trong đời sống
người Việt, https://www.chuabuuchau.com.vn/luan-van-hoi-
thao/anh-huong-phat-giao-trong-doi-song-nguoi-viet_1060.html ,
truy cập ngày 18/11/2020.
9.2. Thiên chúa giáo
Tại Việt Nam, từ Thiên Chúa giáo thường được dùng để gọi
Công giáo. Đây là hệ phái tôn giáo thờ Thiên Chua được truyền bá
vào Việt Nam sớm nhất, từ thế kỷ 16 và phát triển mạnh từ thế kỷ 17
(dù rằng việc thờ Ông Trời theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam về
phương diện nào đó có thể coi là thờ Thiên Chua). Đây cũng là tôn
giáo đầu tiên và chủ yếu dùng thuật từ Thiên Chúa để đề cập đến thần
linh tối cao và duy nhất, theo thuật từ trong tiếng Hán: 天 主
(pinyin: Tiānzhǔ, âm Hán Việt: Thiên Chủ, âm Hán Nôm-hóa: Thiên
Chúa) do các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Trung Hoa sử dụng từ thế
kỷ 16. Các (hệ phái) tôn giáo khác tại Việt Nam ít dùng từ Thiên
Chúa mà thường dùng từ Đức Chúa Trời, hoặc Thượng Đế. Tiếng
Trung Quốc cho tới ngày nay vẫn gọi Công giáo là Thiên Chúa giáo.
Còn trong tiếng Việt, từ Thiên Chúa giáo gần đây được mở rộng ra
cho cả Kitô giáo, và các tôn giáo độc thần nói chung.
9.3. Hòa Hảo
Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phu
Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939, lấy pháp môn "Học Phật - Tu Nhân"
làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này
lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính
Huỳnh Phu Sổ biên soạn. Hòa Hảo là một phong trào tôn giáo được
miêu tả như là một sự pha trộn tín ngưỡng dân gian hay là một nhánh
của Phật giáo. Nó là một trong những tôn giáo chính ở Việt Nam với
khoảng từ một đến tám triệu tín đồ, hầu hết ở đồng bằng sông Cửu
Long.
154
Triết lý tôn giáo của Hòa Hảo phát xuất từ đồng bằng sông Cửu
Long, căn bản bắt nguồn từ Phật giáo. Nó cải cách và xét lại giáo lý
của Bửu Sơn Kỳ Hương, và sở hữu những yếu tố giống như một
phong trào cải cách xã hội. Hòa Hảo là một hỗn hợp của đạo Phật, thờ
cung ông bà, những nghi thức vật linh, những yếu tố của Nho giáo và
Bạch liên giáo, được biến đổi và thích nghi với tập quán của người
nông dân trong vùng. Đến từ vùng biên viễn của miền Nam Việt Nam,
nó đối lập với cuộc sống đô thị và thích hợp hơn với lối sống cộng
đồng. Không như Phật giáo chính thống, Hòa Hảo từ chối những nghi
thức và đền miếu, không duy trì thứ bậc như trong tu viện và tu tại gia.
Nó cũng biện luận rằng Phật tại tâm, và điều đó quan trọng hơn những
nghi thức bên ngoài. Nghi thức thông thường của Hòa Hảo được giới
hạn trong bốn lạy một ngày, trong khi tín đồ tuân theo Tam cương
Ngũ thường.
Tác động của nền cai trị thực dân, cường độ chiến tranh tăng
lên từ cuối thập niên 1930 tới giữa thập niên 1970, và xung đột ý thức
hệ tạo nên sự khởi đầu và phát triển sau đó của Hòa Hảo. Cùng với
phong trào Việt Minh của Hồ Chí Minh và một phong trào tôn giáo
khác là Đạo Cao Đài, một trong những nhóm đầu tiên xung đột vũ
trang với những thế lực thực dân, đầu tiên là người Pháp sau đó là
người Nhật. Hòa Hảo hưng thịnh dưới sự chiếm đóng của người Nhật
trong thế chiến thứ hai, với sự gắn kết rộng lớn của nó với nông dân,
tá điền và người làm công trong nông nghiệp. Nó biến thành một tôn
giáo vũ trang theo chủ nghĩa dân tộc, và nhanh chóng phát triển một
quân đội riêng hoạt động chủ yếu vì lợi ích của những lãnh đạo của nó,
trong khi thiết lập một nhà nước tự trị của nó trong khu vực. Hòa Hảo
tồn tại như một lực lượng tự trị trong nền chính trị Việt Nam sau chiến
tranh, đối lập với cả thực dân Pháp và phong trào Việt Minh.
Trong suốt chiến tranh Đông Dương, bất đồng với những phe
phái khác làm Hòa Hảo trở thành một giáo phái tôn giáo chính trị
quân sự có nhiều xung đột với các lực lượng khác. Huỳnh Phu Sổ bị
155
Việt Minh bắt cóc và xử tử trong khi quay về từ một cuộc họp không
thành công để giải quyết xung đột với lực lượng cộng sản. Nhiều tín
đồ Hòa Hảo ca ngợi ông như là một đấng cứu thế đã giáng thế trong
thời điểm khủng hoảng. Cái chết của Huỳnh Phu Sổ dẫn tới chủ nghĩa
bè phái, chủ nghĩa kỳ thị, và tác động mang tính tổ chức. Hòa Hảo tiến
hành một cuộc chiến tranh chống cộng sản, bị dán nhãn như là "nhân
tố chống Việt Minh mạnh mẽ nhất đất nước". Tuy nhiên, Hòa Hảo
cùng với những tổ chức chính trị - tôn giáo khác, thống trị khung cảnh
chính trị xã hội của miền Nam Việt Nam trong thập niên 1950, góp
phần hình thành nên một miền Nam Việt Nam phi cộng sản. Sau năm
1954, Hòa Hảo có những hoạt động chống lại chính quyền của tổng
thống Ngô Đình Diệm được người Mỹ hỗ trợ. Họ kiểm soát những
khu vực khác nhau ở phía Nam và phía Tây miền Nam Việt Nam vào
thời điểm Diệm chết năm 1963
9.4. Cao Đài
Xem chương 4
9.5. Tin Lành
Tại Việt Nam, thuật ngữ Đạo Tin Lành (Evangelicalism)
thường được chỉ về một nhánh tôn giáo thuộc Cơ Đốc giáo (Kitô giáo)
thuộc phong trào Kháng Cách, để phân biệt với Giáo hội Công
giáo. "Tin Lành" cũng có thể coi là một cách gọi khác của "Tin
Mừng" hay "Phúc Âm".
Ngay từ cuối thế kỷ 19, một nhóm tín hữu Kháng Cách
người châu Âu đã đến Việt Nam để thành lập một nhà thờ tại Hải
Phòng vào năm 1884, rồi thêm những giáo đoàn khác được thành lập
ở Hà Nội và Sài Gòn trong năm 1902, nhưng năm 1911 được xem là
thời điểm đánh dấu đức tin Kháng Cách truyền đến Việt Nam khi
những nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền giáo Phuc âm Liên
hiệp (C&MA) đặt chân đến Tourane (nay là Đà Nẵng) để thiết lập cơ
sở truyền giáo tại đây.
Năm 1927, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (hỗ trợ bởi Hội
156
Truyền giáo Phuc âm Liên hiệp) được chính thức thành lập. Chính vì
đây là tổ chức thuộc Phong trào Kháng Cách được ra đời sớm nhất tại
Việt Nam nên thuật ngữ "Đạo Tin Lành" cũng thường để chỉ chung về
các nhóm, hệ phái Kháng Cách. Sau đó, các hệ phái Kháng Cách khác
tiếp bước Hội thánh Tin Lành Việt Nam thành lập tổ chức của mình
và nỗ lực rao giảng Phuc Âm, tham gia các hoạt động xã hội tại quốc
gia này.
Theo những ước tính khác nhau, có khoảng từ 1 triệu đến hơn
1,4 triệu tín hữu thuộc cộng đồng Kháng Cách tại Việt Nam. Tin
Lành được xem là một trong những tôn giáo phát triển nhanh và ổn
định nhất tại Việt Nam, và số lượng tín hữu Tin Lành tại miền Bắc
cũng đang gia tăng nhanh chóng.

9.6. Các tôn giáo khác


Dưới đây là bảng số liệu thống kê dân số các tôn giáo tại Việt
Nam theo cuộc điều tra dân số năm 2019 của Tổng cục Thống kê Việt
Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, phân chia theo dân số và giới
tính.
Bảng 9.1. Dân số các tôn giáo tại Việt Nam (2019)

STT Tên Tôn Giáo Tổng (người) Nam (người) Nữ (người)

Cả nước 13.162.339 6.344.708 6.791.171

1 Công giáo 5.866.169 2.861.960 2.974.209

2 Phật giáo 4.606.543 2.165.529 2.441.014

157
STT Tên Tôn Giáo Tổng (người) Nam (người) Nữ (người)

3 Hòa Hảo 983.079 491.099 491.980

4 Tin Lành 960.558 467.653 492.905

5 Cao Đài 556.234 262.080 294.154

6 Hồi giáo 70.394 34.660 36.274

7 Bà-la-môn 64.547 34.471 33.076

Tứ Ân Hiếu
8 30.416 15.192 15.224
Nghĩa

9 Cơ đốc Phục lâm 11.830 5.762 6.068

10 Mormon 4.281 2.178 2.103

Bửu Sơn Kỳ
11 2.975 1.542 1.433
Hương

Tịnh độ cư sĩ
12 Phật hội Việt 2.306 1.080 1.226
Nam

158
STT Tên Tôn Giáo Tổng (người) Nam (người) Nữ (người)

13 Bahá'í giáo 2.153 1.089 1.064

Hiếu Nghĩa Tà
14 401 213 188
Lơn

15 Minh Sư Đạo 260 112 148

16 Minh Lý Đạo 193 88 105

Nguồn: Tổng cuc thống kê Việt Nam

159
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo chính
1. Anne Cheng (2022), Lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Nxb Thế giới.
2. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo phương Đông: Quá khứ và hiện tại, NXB Tôn
giáo.
3. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Gia Phu (1996), Lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt
Nam, Tủ sách ĐHTH TP. Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo phụ
5. Nguyễn Văn Dũng (2012), Tôn giáo với đời sống chính trị-xã hội ở
một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia.
6. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa
và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học - Xã hội.
7. X..Carpusina và Carpusin (2004), Lịch sử văn hóa thế giới, Nxb Thế giới, Hà
Nội.
8. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo.
9. W.Cole Durham, Jr-Brett G.Scharffs, (2010), Law and Religion, Wolters
Kluwer, NY.
10. Lewis M. Hopfe-Mark R. Woodwa (2011), Các tôn giáo trên thế giới, Nxb
Thời đại
11. Hoàng Minh Thảo (2007), Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn
hóa Thông tin, H.
12. Lê Sỹ Thắng (CB), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, T.2, Nxb KHXH, HN, 1997.
13. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
14. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: Cái
nhìn hệ thống - loại hình, NXB Tp. HCM.

160
15. Ngô Đức Thịnh (2012), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt
Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
16. Lương Duy Thứ chủ biên (2000), Đại cương văn hóa phương Đông, Nxb
ĐHQG HCM.
17. Nguyễn Tài Thư (CB), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, T.1, Nxb KHXH, HN,
1993.
18. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Tp HCM, bộ 5 tập.
19. Trần Quốc Vượng (CB), (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở
văn hóa Việt Nam, Nxb KHXH.
Đà Nẵng, 7/2023. NNC

161

You might also like