You are on page 1of 2

 HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HIẾN PHÁP 1959

Ngay sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946, thực dân Pháp lại gây ra chiến
tranh để xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân ta lại bước vào cuộc kháng chiến
trường kì và gian khổ. Với chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ thắng lợi,
miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước còn tạm thời chia làm hai
miền. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới này là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong 3 năm (1955 - 1957), ở miền Bắc chúng ta
đã hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Năm 1958, chúng ta bắt đầu thực
hiện kế hoạch kinh tế 3 năm nhằm phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ
nghĩa xã hội. về kinh tế và văn hoá, chúng ta đã có những tiến bộ lớn. Đi đôi với những
thắng lợi đó, quan hệ giai cấp trong xã hội miền Bắc đã thay đổi. Giai cấp địa chủ phong
kiến đã bị đánh đổ. Liên minh giai cấp công nhân và nông dân ngày càng được củng cố
và vững mạnh.

Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ mệnh của nó nhưng so với tình hình và nhiệm vụ
cách mạng mới nó cần được bổ sung và thay đổi. Vì vậy, trong kì họp lần thứ 6, Quốc hội
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946 và
thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Sau khi làm xong Bản dự thảo đầu tiên, tháng 7
năm 1958, Bản dự thảo được đưa ra thảo luận trong các cán bộ trung cấp và cao cấp
thuộc các cơ quan Quân, Dân, Chính, Đảng. Sau đợt thảo luận này, Bản dự thảo đã được
chỉnh lý lại và ngày 01/4/1959, Dự thảo được công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp
ý kiến xây dựng. Cuộc thảo luận này kéo dài trong 4 tháng với sự tham gia sôi nổi, tích
cực của các tầng lớp nhân dân lao động. Ngày 31/12/1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua
Hiến pháp sửa đổi và ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh công bố Hiến
pháp.

 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HIẾN PHÁP 1959

- Các cơ quan đại diện gồm có Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan đại diện cao nhất. Quốc
hội bầu ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội, là cơ quan thường trực của Quốc hội. Quốc
hội có nhiệm kỳ là 4 năm. Tại địa phương, Hội đồng nhân dân được lập theo từng
cấp.
- Các cơ quan chấp hành bao gồm có Hội đồng Chính phủ và Uỷ ban hành chính các
cấp. Trong đó:

+ Hội đồng chính phủ do Quốc hội bầu ra, là cơ quan chấp hành của Quốc hội và
là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Trong Hội đồng Chính phủ bao gồm các thành
viên là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà
nước, Tổng giám đốc ngân hàng nhà nước.
+Uỷ ban hành chính là cơ quan chấp hành tại địa phương được thành lập ở ba cấp
tỉnh, huyện, xã. Ủy ban hành chính do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, có nhiệm kỳ
theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra mình.

- Các cơ quan xét xử. Toà án được đổi thành Tòa án nhân dân và được thành lập theo
ba cấp: toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân cấp tỉnh và tòa án nhân dân cấp
huyện.

- Các cơ quan kiểm sát là một hệ thống mới được thành lập trong bộ máy nhà nước,
được tổ chức thành ba cấp: viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh, viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử…

 SƠ ĐỒ

You might also like