You are on page 1of 16

Dòng họ pháp luật XHCN ra đời năm 1917 cùng với sự ra đời của nhà

nước Xô viết Nga - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới.

Cho đến nay, dòng họ pháp luật XHCN đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:

- Giai đoạn 1: Từ năm 1917 đến 1945


- Giai đoạn 2: Từ năm 1945 đến 1991
- Giai đoạn 3: Từ năm 1991 đến nay
2.1. Giai đoạn từ năm 1917 đến 1945
Đây là giai đoạn bắt đầu từ khi thành lập nhà nước Xô viết đến kết thúc
đại chiến thế giới lần thứ 2. Giai đoạn này được chia làm 4 thời kì:
a. Từ năm 1917 - 1921
Giai đoạn thiết lập chính quyền Xô viết tại nước Nga, Ukrain, Bạch Nga,
Adécbaigian, Grudia, Armenia, Kajakstan... Hiến pháp đầu tiên được ban
hành trong giai đoạn này là Hiến pháp Nga năm 1918. Với bản Hiến pháp này
và sắc lệnh về đất đai năm 1918 toàn bộ đất đai được quốc hữu hoá, tài sản
của địa chủ, tư sản bị quốc hữu hoá. Hiến pháp năm 1918 là cơ sở pháp lí để
thiết lập nền chuyên chính vô sản, thiết lập chế độ dân chủ cho giai cấp công
nhân và nông dân và binh sĩ, trấn áp địa chủ và tư sản. Hiến pháp năm 1918
đã thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức là sở hữu
nhà nước và sở hữu tập thể. Tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư nhân bị quốc
hữu hoá biến thành tài sản của toàn dân. Hiến pháp năm 1918 của nước Nga
Xô viết nhanh chóng trở thành mô hình mẫu cho hiến pháp các nước cộng hoà
Xô viết: Hiến pháp của Cộng hoà Xô viết Látvia năm 1919; Hiến pháp của
Cộng hoà Xô viết Ukrain năm 1919; Hiến pháp Cộng hoà Xô viêt
Adécbaigian năm 1921...
b. Từ năm 1922 -1928
Đây là thời kì thành lập Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết và là thời kì
chính sách kinhMichacl
(l).Xem: tế mới.Bogdan, Comparative law, kluwer Norstedts Juridik TaNo, 1994

(Bàn dịch của PGS.TS. Lê Hồng Hạnh và ThS. Dương Thị Hiền, tr. 166).

1
Năm 1922 Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết được thành lập. Năm
1924 Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được ban hành. Sau khi Hiến pháp Liên
Xô ban hành, các nước là thành viên của Liên Xô như Ukrain, Bạch Nga,
Zakápkagiơ, Turkmen,... cũng lần lượt ban hành Hiến pháp vào những năm
tiếp sau đó trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp của Liên bang.

Giai đoạn từ năm 1922 đến 1928 cũng là giai đoạn Liên Xô xây dựng
được nhiều bộ luật như Bộ luật dân sự năm 1922, Bộ luật tố tụng dân sự năm
1923, Bộ luật hình sự năm 1922, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1923, Bộ luật
lao động năm 1922, Bộ luật hôn nhân và gia đình năm 1926. Các bộ luật này
được xây dựng theo kĩ thuật lập pháp của Đức, đều có phần chung và phần
riêng.

Đẻ khôi phục kinh tế cho đất nước đã bị kiệt quệ sau nội chiến, chính
quyền Xô viết đã ban hành chính sách kinh tế mới. Nội dung của chính sách
kinh tế mới là tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế
phi XHCN phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Sau 7 năm thực hiện chính sách kinh tế mới, kinh tế đất

nước, đặc biệt là nông nghiệp đã được vực dậy, trong nông thôn đã xuất
hiện một tầng lớp phú nông với kinh tế trang trại khá giả (gọi là Koulaks).

c. Từ năm 1928 -1940 - giai đoạn xây dựng nông trang tập thể
(Collectivisation)
Với việc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1928 - 1932) và việc xây
dựne nông trang tập thể ở nông thôn, chính sách kinh ứ, mới chấm dứt.
Năm 1930 tầng lớp phú nông bị trấn áp, ruộng đất, bò, ngựa của họ được
đưa vào các nông trang tập thể, số chống đối bị đưa đi đầy ở vùng rừng
laiga Xibiri. Các xưởng máy công nghiệp, các cơ sở thương nghiệp tư
nhân đều đưa vào sở hữú nhà' nước hoặc tập thể. Nông dân được vận động
(cũng có ĩiơi vì thành lích chung mà bị ép buộc) vào nông trang tập2 thể;
đến cuối năm 1936 đầu năm 1937 khoảng ,243.000 nông trang tập thể
(Kolkhozes) được thành lập. Các nông trang tập thể UF caiếm khoảng
93% ruộng đất canh tác.

về hoạt động xây dựng pháp luật cần lưu ý trong giai đoạn này bản
Hiến pháp thứ 2 của Liên Xô - Hiến pháp năm 1936 ra đời. Vói Hiến
pháp , năm 1936 quyền bầu cử từ chồ chưa hoàn toàn bình đẳng (theo Hiến
pháp năm 1924) trở thành hoàn toàn bình đẳng, từ chỗ bầu cử gián tiếp
nhiều cấp trở thành bầu cử trực tiếp, từ chỗ bỏ phiếu công khai trở thành
bỏ phiếu kín, từ chồ bầu cử theo đơn vị sản xuất, công tác thành bầu cử
theo nguyên tắc hành chính lãnh thổ. Xô viết từ chỗ là cơ quan đại diện
của công nhân, nông dân, binh sĩ trở thành cơ quan đại diện của toàn thể
nhân dân lao động.
d. Từ năm 1941 - 1945: Đại chiến thế giới lần thứ 2
Hoạt động xây dựng Nhà nước và pháp luật bị ngưng trệ do đất nước có
chiến tranh.
2.2. Giai đoạn từ 1945 -1991
Nhờ thắng lợi của hồng quân Liên Xô hàng loạt các nước XHCN ra đòi.
Đó là các nước Ba Lan, Tiệp Khắc. Bungari, Rumani, Hungari, Cộng hoà dân
chủ Đức, Nam Tư, Mông cổ, Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều
Tiên, Việt Nam, Cu Ba. Các nước XHCN trở thành một hệ thống. Phạm vi
ảnh hưởng của dòng họ pháp luật XHCN được mở rộng. Trong giai đoạn này
Liên Xô đã ban hành một số bộ luật quan trọng:

- Bộ luật hình sự năm 1960


- Bộ luật dân sự năm 1961
- Bộ luật lao động năm 1971
- Bộ luật hôn nhân và gia đình năm 1968.
Trên cơ sở các bộ luật của Liên Xô, các nước cộng hoà thành viên của
Liên Xô đã ban hành các bộ luật của mình.
3
Năm 1977 Liên Xô ban hành bản Hiến pháp thứ 3. So với các hiến pháp
trước, đây là lần đầu tiên hiến pháp tuyên bố Nhà nước Xô viết là nhà nược
toàn dân. Cũng trong Hiến pháp 1977 lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng
cộng sản được thể chế hoá trong Điều 6: "Đảng cộng sản Liên Xô là hạt nhân
của hệ thống chính trị, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Liên Xô".

Nói đến pháp luật XHCN giai đoạn từ năm 1945 - 1991 không thể không
đề cập pháp luật Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, bởi đây là quốc gia có dân số
đứng đầu của thế giới với hơn 1,2 tỉ người. Năm 1949 nước Cộng Koà nhân
dân Trung Hoa ra đời. Từ năm 1949 - 1954 Trung Quốc chưa có hiến Pháp.
Mọi thể chế chính trị thiết lập theo cương lĩnh chung của Hội nghị hiệp
thương chính trị theo mô hình nhà nước dân chủ nhân dân. Cải cách ruộng đất
được thực hiện từ năm 1950 đến 1952. Từ năm 1954 -1966 Trung Quốc xác
lập và xây dựng chế độ chính trị XHCN. Từ năm 1966 - 1976 Cách mạng văn
hoá tấn công vào hệ thống Đảng và chính quyền. Hệ thống Nhà nước và pháp
luật bị đình trệ. Từ năm 1976 đến nay là giai đoạn từng bước thoát ra khỏi sự
đình trệ. Từ năm 1979 bẳt đầu chính sách đổi mói của Đặng Tiểu Bình.

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1991 Trung Quốc đã ban hành các bản
hiến pháp 1954, 1975, 1978, 1982. Các hiến pháp 1954, 1975, 1978 là các
hiến pháp của cơ chế hành chính, quan liêu bao cấp và nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung. Hiến pháp 1982 là hiến pháp của thời kì đổi mới, xây dựng nền
kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, tự do hoá thương mại. Hiến pháp
này được sửa đổi bởi Hiến pháp năm 1993.
2.3. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên
Xô và các nước Đông Âu. Phạm vi dòng họ pháp luật XHCN thu hẹp lại.
Hiện nay dòng họ pháp luật XHCN chỉ còn tồn tại ở Trung Quốc, Việt Nam,
Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cu Ba và Lào. Đây là giai đoạn các
nước XHCN còn lại thực hiện chính sách đổi mới, xoá bỏ nền kinh tế kế
4
hoạch hoá tập trung và cơ chế hành chính quan liêu, bao eấp, xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tăng cường yếu tố dân chủ và xây
dựng nhà nước pháp quyền.
I. CÁC ĐẶC ĐIÊM CỦA DÒNG HỌ PHÁP LUẬT XHCN
Dòng họ pháp luật XHCN có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Đây là hệ thống pháp luật gắn liền với hệ tư tưởng Mác- Lênin về
nguồn gốc, bản chất, hình thức nhà nước và pháp luật, gắn liền với Cách
mạng tháng Mười năm 1917 của nước Nga và sự ra đời, phát triển của nhà
nước XHCN.
- So với các hệ thống pháp luật khác thì đây là hệ thống pháp luật ra đời
muộn nhất. Hệ thống pháp luật Hồi giáo ra đời từ thế kỉ VII, hệ thống pháp
luật Anh - Mỹ ra đời từ thế kỉ X, hệ thống lục địa châu Âu ra đời từ thế kỉ
XIII, còn dòng họ pháp luật XHCN ra đời vào đầu thế kỉ XX.
- Mặc dù đây là hệ thống pháp luật chịu nhiều ảnh hưởng của hệ thống
pháp luật lục địa châu Âu nhất là các chế định pháp luật dân sự, tùy- nhiên hệ
thống pháp luật này không phân chia thành công pháp và tư pháp.
- Dòrìg họ pháp luật XHCN cũng giống như hệ thống lục địa châu Âu,
gắn liền với hệ thống tố tụng thẩm vấn.
- Đây là hệ thống pháp luật coi trọng pháp luật thành văn và không có
truyền thống áp dụng án lệ.
- Dòng họ pháp luật XHCN bao gồm cả các nước châu Âu, châu Á và
châu Mỹ Latinh vì vậy các nước thuộc dòng họ pháp luật XHCN có truyền
thống pháp luật rất khác nhau.
- Đường lối phát triển kinh tế ở các nước XHCN trước và trong thời kì
đổi mới rất khác nhau, vì vậy pháp luật của các nước XHCN trước và trong
thời kì đổi mới có nhiều đặc điểm khác nhau.
Vì lí do trên đây khi nói đến các đặc điểm của pháp luật XHCN chúng ta
phải chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Pháp luật XHCN trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập trung
5
và cơ chế hành chính quan liêu bao cấp (ở Trung Quốc từ khi thành lập nước
Cộng hoà nhấn dân Trung Hoa đến năm 1979, Việt Nam từ năm 1958 đến
năm 1986).

Giai đoạn 2: Pháp luật XHCN trong thời kì xây dựng kinh tế thị trường
(Trung Quốc từ năm 1979, Việt Nam từ năm 1986 đến nay).

3.1. Pháp luật XHCN trong thòi kì xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung và CO’ chế hành chính, quan liêu, bao cấp
Nhìn chung hệ thống pháp luật các nước XHCN trong giai đoạn này có
các đặc điểm sau đây:

- Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức là sở
hữu nhà nước và sở hữu tập thể.
- Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các đơn vị sản xuất
kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước không có quyền tự định đoạt về kế hoạch
sản xuất kinh doanh của mình mà phải theo kế hoạch từ cấp trên đưa xuống.
1
- Công dân không có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, không có quyền tự
do kinh doanh.

- Kinh tế đối ngoại không phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư
nước ngoài không có điều kiện phát triển do quan hệ đối đầu giữa các nước
XHCN và tư bản chủ nghĩa.
- Ở các nước XHCN, pháp luật thương mại, kinh doanh, công ty, chứng
khoán, đầu tư (trong nước cũng như nước ngoài) không có
điều kiện phát triển.
- về chế độ chính trị đều thiết lập vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và
tiến hành chế độ nhất nguyên.
- Một số nước XHCN do đề cao tính giai cấp nhưng không đề cao tính
xã hội của nhà nước nên đã không thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc,
đoàn kết các lực lượng trong xã hội để xây dựng nhà nước và xã hội phát triển
toàn diện.
6
- Nhìn chung, pháp luật trong thời kì này có hiệu lực và hiệu quả thấp.
3.2. Pháp luật XHCN trong thòi kì đổi mói - xây dựng nền kinh tế thị
trưòng định hướng XHCN
Pháp luật XHCN trong thời kì đổi mới có các đặc điểm cơ bản sau đây:

- Thiết lập nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu
sản xuất, nhiều thành phần kinh tế.
- Xoá bỏ chế độ kế hoạch hoá tập trung, xây dựng kế hoạch hoá định
hướng.
- Cho phép mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh
- Mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, pháp luật tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong nước cũng như nước
ngoài.
- Pháp luật tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế nhà nước, tập
thể, tư nhân, tư bản phát triển. Các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp
luật.
- Pháp luật tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản
trong hệ thống chính trị.

7
- Pháp luật phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá
đồng thời gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Pháp luật XHCN đã được cải cách và hoàn thiện nhằm bảo vệ các
quyền con người và công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội.
- Pháp luật XHCN đã khắc phục được những hạn chế trong giai đoạn
kinh tế kế hoạch hoá tập trung và cơ chế hành chính bao cấp, phát triển ngày
càng toàn diện, đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, ngày càng có
hiệu lực và hiệu quả cao hơn.
- Một số nước XHCN còn có biểu hiện vi phạm pháp luật quốc tế:
Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên thực hiện chính sách chạy đua vũ
trang vũ khí hạt nhân, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có chính sách xâm lấn
biển Đông, đưa ra yêu sách phi lí về chủ quyền lịch sử ở biển Đông, về đường
9 đoạn, đã bị Toà án quốc tế La Haya ra phán quyết ngày 12/7/2016 bác bỏ,
đồng thời Toà án quốc tế đã lên án Trung Quốc vi pham Công ước Liên hợp
quốc về luật biển nãm 1982, cảnh cáo Trung Quốc về việc xây dựng các đảo
nhân tạo ở biển Đông, gây hủy hoại nghiêm trọng với môi trường các rạn san
hô ở biển Đông.
II. NGUỒN CỦA CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC DÒNG HỌ
PHÁP LUẬT XHCN
Theo quan điểm của một số giáo sư Nga (1) thì nguồn và hình thức pháp
luật đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều giáo sư thuộc
hệ thống pháp luật lục địa châu Âu và

Anh - Mỹ thì nguồn (Les sources du droit) là khái niệm rộng hơn khái niệm
hình thức pháp luật (Les formes du droit). Chúng tôi cho rằng quan niệm thứ
hai này rất phù hợp với việc nghiên cứu nguồn và hình thức pháp luật XHCN.

Theo quan điểm này thuật ngữ "nguồn luật" dùng để chỉ nơi xuất phát
những tưgiáo
(1). Các tưởng phápđâyluật
trình trước còn
và hiện nay hình
ở nước thức pháp
Nga như luậtlí luận
giáo trình là nơi chứa
nhà nước và đựng những
quypháp
phạm pháp
luật 1999 của luật.
TrườngNhư
đại họcvậy, đốiquốc
tổng hợp vớigiahệ thống pháp
Lomonosov do giáo luật
sư M. XHCN
N. hình thức
pháp luật hiện
Marchenko tại bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp luật và
chủ biên.
8
tiền lệ pháp luật. Hình thức tiền lệ pháp luật chỉ được thừa nhận khi giải quyết
các tranh chấp thương mại quốc tế, khi mà Việt Nam đã thoả thuận với bên
đối tác chọn pháp luật nước ngoài để giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Tuy
nhiên nguồn của pháp luật XHCN rộng hơn. Nó có thể bao gồm: đường lối,
chủ trương, chính sách của đảng cộng sản thể hiện trong các nghị quyết của
đại hội đảng toàn quốc và nghị quyết của ban chấp hành trung ương đảng,
nghị quyết của bộ chính trị BCHTW; các văn bản quy phạm pháp luật bao
gồm các văn bản luật và dưới luật; các tập quán pháp luật thể hiện trong một
số quy định của lệ làng, hương ước, luật tục; các án lệ - các bản án đã tạo ra
công bằng, công lí trong xã hội và được xã hội thừa nhận. Ở Việt Nam hàng
năm, Toà án nhân dân tối cao đã tổng kết công tác xét xử và chọn lọc một số
vụ án điển hình nhàm hướng dẫn toà án nhân dân cấp dưới xét xử đúng quy
định của pháp luật. Các bản án điển hình do Toà án nhân dân tối cao chọn lọc,
hướng dẫn toà án cấp dưới xét xử có thể coi là nguồn luật mặc dù Việt Nam
không có các bộ án lệ và chưa có truyền thống áp dụng án lệ như các nước
theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ.

III. TOÀ ÁN VÀ VỆN KIỀM SÁT TRONG CÁC HỆ THỐNG PHÁP


LUẬT THUỘC DÒNG HỌ PHÁP LUẬT XHCN
Hệ thống tổ chức toà án ở các nước XHCN mặc dù không được tổ chức
theo nguyên tắc tam quyền phân lập nhưng cũng kế thừa được những hạt nhân
hợp lí nhất trong tổ chức hệ thống toà án tư sản. Đó là cơ quan toà án tách
khỏi cơ quan hành chính thành một ngành độc lập. Toà án xét xử công khai,
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan nhà nước khác không được
can thiệp vào hoạt động xét xử của cơ quan toà án. Các toà án thực hiện chế
độ hai cấp xét xử. Trước toà án, mọi công dân của nhà nước sở tại, công dân
nước ngoài và người không có quốc tịch đều bình đẳng, có quyền tự bào chữa
và thuê luật sư bào chữa cho mình. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử được
tách biệt. Mọi cá nhân, (công dân nước sở tại, công dân nước ngoài và 9 người
không có quốc tịch) thuộc các dân tộc khác nhau đều có quyền dùng tiếng
nói, chữ viết của mình trước toà án.

Đặc điểm chung của hệ thống tổ chức toà án ở các nước XHCN trước thòi
kì đổi mới là hệ thống thẩm phán và hội thẩm nhân dân do bầu cử thạnh lập
ra. Hệ thống toà án ở Liên Xô có bốn cấp: toà án nhân dân huyện, quận; toà
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; toà án nhân dân tối cao
của nước cộng hoà; Toà án tối cao của Liên bang. Các thẩm phán toà án nhân
dân cấp quận, huyện do nhân dân trực tiếp bầu ra, các thẩm phán toà án cấp
cao hơn do các Xô viết (cơ quan đại diện của nhân dân ở các cấp) bầu ra.
Trong các phiên toà toà án cấp sơ thẩm thường có 1 thẩm phán và 2 hội thẩm
nhân dân. Các phiên toà toà án cấp phúc thẩm luôn luôn có 3 thẩm phán và
không có hội thẩm nhân dân, các phiên toà của Toà án nhân dân tối cao
thường có 5 thẩm phán. Tất cả các thẩm phán đều có nhiệm kì là 5 năm và có
thể bị cử tri bãi nhiệm trước thời hạn. Trước thời kì đổi mới, các thẩm phán ở
các nước XHCN không nhất thiết phải là luật gia. Ở nước Nga, nguyên tắc
bầu thẩm phán được hình thành từ năm 1903 dưới chế độ Sa hoàng.

ở các nước XHCN Đông Âu (xuấĩ hiện và ĩồn ĩại từ sau đại chiến thế giới
lần thứ hai đến năm 1991) và các nước XHCN châu Á (ở Việt Nam trước
năm 2014), hệ thống toà án thông thường chỉ có ba cấp là toà án nhân dân cấp
huyện, quận, toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và
Toà án nhân dân tối cao. Đặc điểm quan trọng khác của hệ thống toà án
XHCN là xét xử tập thể. Bất kì phiên toà nào trong hệ thống toà án các nước
XHCN đều phải do tập thể các thẩm phán hoặc thẩm phán cùng hội thẩm
nhân dân xét xử.

Trong thời kì đổi mới, hệ thống toà án các nước XHCN đã có những thay
đổi nhất định, ở Trung Quốc, Luật ngày 28/5/1995 đã quy định việc thiết lập
đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp. Các thẩm phán chuyên nghiệp không bị
luân chuyển hoặc miễn nhiệm nếu không vi phạm pháp luật hoặc vì lí10do sức
khoẻ. Ở Việt Nam với Hiến pháp 1992, chế độ thẩm phán bầu được thay chế
bởi chế độ thấm phán bổ nhiệm với nhiệm kì 5 năm và không hạn chế số
nhiệm kì tái bổ nhiệm. Với Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Toà án nhân
dân năm 2014, cuộc cải cách tư pháp mới đã được thực hiện. Lần đầu tiên
trong Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án nhân dân, nhiệm vụ của Toà án nhân
dân được xác định là bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân
bên cạnh việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 2 Luật tổ chức Toà án
nhân dân năm 2014).

Với Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức To à án nhân dân năm 2014, từ
lần tái bổ nhiệm thứ hai nhiệm kì thẩm phán được kéo dài với thời hạn 10
năm và không hạn chế số nhiệm kì tái bổ nhiệm. Các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của toà án đã được bổ sung, hoàn thiện theo hướng tôn trọng và bảo
vệ các quyền con người và công dân: Toà án nhân dân được tổ chức độc lập
theo thẩm quyền xét xử; Toà án nhân dân xét xử kịp thời trong thời hạn luật
định, đảm bảo công bằng; Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm;
Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được đảm bảo; Thẩm phán, hội thẩm xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân
can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm dưới bất kì hình thức nào.
Trong hệ thống toà án ở Việt Nam, theo Luật tả chức Toà án năm 2014 đã
thành lập thêm một cấp toà án: Toà án cấp cao là cấp trên của Toà án nhân
dân tỉnh và cấp dưới trực tiếp của Toà án nhân dân tối cao. Toà án nhân dân
cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ
thẩm của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm
vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng
nghị theo quy định của luật tố tụng. Đồng thời, Toà án nhân dân cấp cao cũng
có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, toà án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc
phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị, kháng cáo (Điều 2911Luật tổ
chức Toà án nhân dân năm 2014).
Cũng như ở Trung Quốc, các thẩm phán ở Việt Nam ít nhất phải có trình
độ đại học luật.

Bên cạnh toà án, viện kiểm sát (La Prokouratoura) ở Liên Xô và các nước
XHCN được coi là bộ Dhận quan trọng của cơ quan tư pháp. Nếu so sánh với
bộ máy nhà nước tư sản chúng ta thấy viện kiểm sát là chế định đặc biệt trong
bộ máy nhà nước XHCN. Chế định viện kiểm sát do Pie đại đế lập ra vào
năm 1722 và được mệnh danh là: “Con mắt của Sa Hoàng”. Theo chế định
này ở tất cả các tỉnh lị đều có đại diện của chính quyền trung ương đặt ra để
giám sát sự quản lí của địa phương. Chế định này bị xoá bỏ vào năm 1864 khi
cơ quan công tố theo mô hình của Pháp được thành lập. Sau Cách mạng tháng
Mười, mô hình công tố của Pháp bị bãi bỏ và vào năm 1922 mô hình viện
kiểm sát thời kì Sa hoàng được tái thiết lập. Mô hình viện kiểm sát được tiếp
tục khẳng định trong các hiến pháp Liên Xô năm 1936, 1977 và được tiếp
nhận ở các nước XHCN khác, trong đó có Việt Nam. Khác với các cơ quan
công tố của các nhà nước tư sản, viện kiểm sát vừa thực hiện chức năng công
tố vừa thực hiện chức năng giám sát chung, ở Pháp và nhiều nước lục địa
châu Âu, công tố viên chỉ thực hiện chức năng truy tố tội phạm trong những
vụ án hình sự, quyền bắt bớ, khám xét người, nhà ở, tạm giữ, tạm giam và
phóng thích những người bị bắt giữ không hợp pháp thuộc về thẩm phán điều
tra, ở Liên Xô và các nước XHCN tất cả các quyền đó đều thuộc về kiểm sát
viên. Trừ trường hợp phạm pháp quả tang, không ai có thể bị bất nếu không
có lệnh của viện kiểm

12
sát. Chức năng kiểm sát chung là một trong hai chức năng quan trọng của
viện kiểm sát. Với chức năng kiểm sát chung, viện kiểm sát có thể kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức
kinh tế, các đơn vị quốc phòng, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Viện
kiểm sất có thể kiểm sát tính hợp hiến, hợp pháp của các loại văn bản quy
phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan chính quyền
địa phương, các biểu hiện tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Viện kiểm
sát đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền pháp chế XHCN.

Viện kiểm sát ở Liên Xô cũ và các nước XHCN là cơ quan đặc biệt,
được xây dựng theo nguyên tắc thứ bậc và độc lập với tất cả các bộ và các
cơ quan chính quyền địa phương, hơn thế nữa viện kiểm sát còn giám sát
hoạt động của các cơ quan đó.(1) Viện kiểm sát chỉ phục tùng người lãnh
đạo duy nhất là Viện trưởng viện kiểm sát Liên Xô. Viện trưởng viện kiểm
sát Liên Xô do Xô viết tối cao Liên Xô bầu ra với nhiệm kì 5 năm. Hệ
thống cơ quan kiểm sát chỉ trực thuộc một chiều theo nguyên tấc cấp dưới
phải phục tùng cấp trên và tất cả các kiểm sát viên đểu do Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm. Cách thức tổ chức như vậy
nhằm làm cho Viện kiểm sát được hoàn toàn độc lập trong việc thực thi
công vụ và tránh được sự can thiệp của các cơ quan chính quyền trung
ương cũng như địa phương. Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, hệ
thống cơ quan kiểm sát đã phát huy được hiệu lực và hiệu quả trong các
hoạt động của mình, góp phân quan trọng xây dựng nền pháp chế XHCN.

(l).Xem: René David et Camille Jauffret Spinozi - Les grands systèmes de droit contemporains, Précis Dalloz
1993, p. 161

Ở Việt Nam, trong quá trình cải cách tư pháp, nhiều ý kiến cho rằng viện
kiểm sát chỉ nên thực hiện chức năng công tố và giám sát công tác tư pháp,
còn chức năng kiểm sát chung nên giao cho các cơ quan khác thực hiện vì nếu
13 hiện
thực hiện chức năng kép như trươc đầy thì viện kiểm sát khó có thể thực
tốt cả hai chức năng. Sau khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi (2001), chức
năng kiểm sát chung của viện kiểm sát nhân dân được bãi bỏ. Hiện nay, theo
Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện
kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp.
IV. ĐÀO TẠO LUẬT VÀ NGHỀ LUẬT
Trước thời kì đổi mới, ở các nước XHCN việc đào tạo luật và nghề luật
không được quan tâm và không được phát triển như ở các nước tư bản. Ở
Trung Quốc cũng như ở Việt Nam khoảng ba thập kỉ các chuyên gia pháp luật
không được đào tạo. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949
nhưng mãi đến cuối những năm 70 các trường luật mới được thành lập và mãi
đến năm 1982 mới có lớp cử nhân luật đầu tiên ra trường. (1) Cũng tương tự
như vậy Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời năm 1945 nhưng mãi
đến năm 1977 ở miền Bắc Việt Nam mới thành lập Khoa luật đầu tiên ở Đại
học quốc gia Hà Nội (lúc đó gọi là Khoa pháp lí của Trường đại học tổng hợp
Hà Nội).
Theo Michael Bogdan, quy định đầu tiên về hành nghề luật sư ở Trung
Quốc được ban hành vào năm 1980 và năm 1986 Hội

(l) .Xem: Michael Bogdan - Comparative law, Kluwer Norstededts Juridik Tano 2000,
p. 216

luật gia Trung Quốc (All China Lawyers’ Association) được thành lập. Tuy
nhiên trong một thời gian rất ngắn kế từ khi Trung Quốc thực hiện công
cuộc đổi mới, nhiều cơ sở đào luật được thành lập và số lượng luật sư đã
phát triển một cách nhanh chóng. Năm 1983 Trung Quốc chỉ có 12000 luật
sư được cấp giấy phép hành nghề nhưng đến cuối năm 1993 Trung Quốc
đã có 66700 luật sư.

Ở Liên Xô, năm 1922 đoàn luật sư chuyên nghiệp được thành lập, tuy
nhiên nghề luật sư không được phát triển như các nước phương Tây vì không
mang lại nguồn thu nhập lớn do tư thương bị xoá bỏ, công dân không có
(l).Xem: Sđd, tr. 181.

14
quyền tự do kinh doanh, khả năng làm giàu của công dân hầu như không có.
Các luật sư hiếm khi tham gia xem xét các vụ việc dân sự, theo ước tính chỉ
khoảng 10% vụ án dân sự là có sự tham gia của luật sư. Vào năm 1980 Liên
Xô có khoảng 19000 luật sư, trong đó có 96% có bằng cử nhân luật và khoảng
60% trong số đó là đảng viên Đảng , cộng sản Liên Xô.(1)

Trước khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp
đổ, việc đào tạo luật ở những nước này cũng đã đạt được những thành tựu
nhất định. Các luật gia ở những nước này cũng giống như các luật gia lục
địa châu Âu được đào tạò một cách có hệ thống với những kiến thức khá
đầy đủ và toàn diện trên các lĩnh vực khác nhau của khoa học pháp lí. Với
thời gian đào tạo khá dài (5 năm) với một số lượng kiến thức khá phong
phú, các sinh viên luật khi tốt nghiệp đều phải viết luận văn tốt nghiệp,
cùng với khoá luận họ phải nghiên cứu và viết hàng năm, khi ra

trường các cử nhân luật có thể làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có khả
năng tư duy và làm việc độc lập trên một lĩnh vực pháp lí nhất định nào đó và
khả năng thành đạt trong cuộc sống của họ rất cao.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP,


ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN
1. Phân tích sự hình thành và các giai đoạn phát triển của hệ thống pháp
luật XHCN.
2. Phân tích các nguồn của hệ thống pháp luật XHCN.
3. Phân tích cấu trúc của hệ thống pháp luật XHCN.
4. Phân tích các đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật XHCN (so sánh
với các đặc điểm cơ bản của các hệ thống pháp luật khác để chỉ ra được sự
tương đồng và khác biệt).
5. So sánh hệ thống pháp luật XHCN trước và sau thời kì chế độ XHCN
ở Liên xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ.
(l).Xem: Sđd, tr. 181.

15

You might also like