You are on page 1of 2

HIẾN PHÁP 1946

Hiến pháp 1946: Có sự phân biệt cấp chính quyền hoàn chỉnh và không hoàn
chỉnh. Phân biệt được địa bàn nông thôn và đô thị.
Nguồn gốc lịch sử
- Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, một trong những nhiệm
vụ quan trọng, cấp thiết của chính quyền nhân dân là tổng tuyển cử tự do và
soạn thảo hiến pháp. Ngày 20/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh
số 34-SL thành lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp, gồm 7 thành viên: Hồ Chí
Minh, Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại), Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh,
Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh).

- Ngày 2/3/1946, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I đã bầu Ban Dự thảo
Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) chịu trách nghiên cứu dự thảo hiến pháp,
gồm 11 thành viên. Ngày 29/10/1946, Tiểu ban được mở rộng thêm 10 đại
biểu đại diện cho các nhóm, các vùng và đồng bào thiểu số để tu chỉnh dự
thảo và trình ra Quốc hội ngày 2/11/1946 để Quốc hội thảo luận, sửa chữa
và thông qua.

- Gắn với sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Được thông qua ngày 9/11/1946 tại kì
họp thứ hai Quốc hội khóa I, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu,
gồm 7 chương, 70 điều.

- Để đảm bảo nhu cầu thực tiễn , các Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 qui định
về tổ chức chính quyền nhân dân xã, huyện, tỉnh, kỳ và Sắc lệnh số 77 ngày
21/12/1945 qui định tổ chức chính quyền nhân dân thành phố , thị xã, khu
phố được ban hành.

- Hiến pháp 1946 hiến định cách tổ chức cơ quan chính quyền địa phương
trong Chương V “HĐND và Ủy ban hành chính” với các điều từ 57 đến 62.

-
Nội dung
- Ba bộ Bắc, Trung, Nam.

- Chia thành 4 cấp: bộ->tỉnh->huyện->xã.


- Tỉnh, thành phố, thị xã và xã là cấp chính quyền cơ bản và hoàn chỉnh có đầy
đủ HĐND và UBHC.

- Bộ và huyện là cấp trung gian, đại diện chính quyền cấp trên trong mối quan
hệ với chính quyền cấp dưới nên là cấp chính quyền không hoàn chỉnh,
không có HĐND, chỉ có UBHC (UBHC bộ do HĐND các tỉnh và thành phố
bầu ra, UBHC huyện do HĐND các xã bầu ra).

- Thành phố tuy được chia thành các khu phố, nhưng khu phố cũng chỉ có
UBHC để vừa đại diện cho chính quyền thành phố, vừa đại diện cho Nhân
dân ở khu phố trong mối quan hệ với chính quyền thành phố.

- Có dự phân biệt giữa địa bàn nông thân và địa bàn đô thị.

- Thành phố tuy được chia thành các khu phố, nhưng khu phố cũng chỉ có
UBHC để vừa đại diện cho chính quyền thành phố, vừa đại diện cho Nhân
dân ở khu phố trong mối quan hệ với chính quyền thành phố. Quyền lực nhà
nước của HĐND chưa khẳng định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, mới chỉ là cơ quan quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương
mình và các quyết nghị ấy không được trái với chỉ thị của cấp trên.

Liên hệ
Có thể thấy, giai đoạn 1945 – 1958, CQĐP ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng
và Đà Nẵng là mô hình một cấp, chính quyền thành phố đặt dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của trung ương, giống cách thức tổ chức chính quyền đô thị ở nhiều
nước phương Tây bấy giờ; cấp dưới thành phố là khu phố, không tổ chức
HĐND. Nghĩa là, giai đoạn này quận không tổ chức HĐND mà chỉ là đơn vị
hành chính thuần túy, thực hiện sự ủy quyền, ủy nhiệm của thành phố.

You might also like