You are on page 1of 2

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Chức năng, thẩm quyền của HĐND

Trực thuộc theo chiều ngang (…): nhằm phát huy tính dân chủ trong hoạt động của cq hành chính nhà
nước ở địa phương và vai trò giám sát của người dân địa phương với hoạt động của cq này. Đảm bảo hội
đồng nhân dân hoạt động 1 cách th

Chính quyền địa phương: chỉ gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (không gồm những cơ quan
nhà nước khác cũng có mặt ở địa phương) – là các cq nhà nước được thành lập tại địa phương và trong
quá trình thành lập có sự tham gia trực tiếp(HĐND) hoặc gián tiếp(UBND) của người dân địa phương và
nó có chức năng thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan tới đời sống của người dân ở địa phương
đó.

Cấp chính quyền địa phương khác gì với chính quyền địa phương:

Điều 111 – HP 2013

=> Cấp chính quyền địa phương có nghĩa là ở nơi đó có đủ cả 2 cơ quan, thứ nhất là HĐND và thứ hai là
UBND. CQĐP dùng để chỉ chung bộ máy nhà nước đặt tại địa phương đó có thể có đủ 2 cơ quan này
hoặc là chỉ có cq hành chính mà không có hội đồng nd.

Ở các đơn vị hành chính nào hiện nay của VN không tổ chức hội đồng nd mà chỉ có cơ quan hành chính?

 Ở các phường, quận của TP.HCM và cả Hà Nội vì lí do muốn tạo sự liên kết chặt chẽ và mật thiết hơn
giữa cử tri của thành phố Hồ Chí Minh với hội đồng nhân dân cấp tp.HCM.

Điểm tương đồng giữa HĐND và Quốc Hội:

HĐND thuộc hệ thống cq nhà nước quyền lực, do cử tri ở địa phương trực tiếp bỏ phiếu bầu

QH là cq quyền lực nhà nước, do cử tri trong cả nước trực tiếp bầu ra  quyền lực cao nhất.

Tại sao chỉ bắt buộc chủ tịch UBND bầu ra ở đầu nhiệm kỳ phải là đại biểu của HĐND còn trong nhiệm
kỳ thì không bắt buộc?

Nhằm đảm báo tính linh động trong hệ thống hành chính, quốc gia và tạo đk thuận lợi trong công tác
điều động, luân chuyển nhân sự giữa các địa phương với nhau, cũng như sự chấp hành những cq hành
chính cấp dưới với cq hành chính cấp trên.

Tại sao đại biểu HĐND có quyền chất vấn với hai chức danh chánh án tòa án ND và viện trưởng viện
kiểm sát ND (2 chức danh này không do HĐND bầu ra)?

Vì hai chức danh này là những người đứng đầu các cqnn đang đặt trụ sở tại các địa phương đó, và các
đại biểu HĐND là các đại biểu dân cử ở địa phương đó nên họ có trách nhiệm chất vấn với những người
đứng đầu các cq đó.

Cấp trưởng không bắt buộc là đại biểu chuyên trách nhưng cấp phó thì có?

Xuất phát từ các quy tắc đảng lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay phải để đảm bảo vai trò lãnh đạo của các tổ
chức đảng ở các địa phương thì hiện nay thông thường các chức danh cấp trưởng của HĐND sẽ đồng
thời là người đứng đầu các cq thuộc hệ thống của Đảng Cộng Sản VN, vậy nên họ thường rất bận rộn và
không thể là đại biểu hđ chuyên trách được  cấp phó bắt buộc phải là đại biểu hđ chuyên trách hỗ trợ
cho cấp trưởng.

Tại sao phải quy định nguyên tắc trực thuộc 02 chiều đối với UBND?

Trực thuộc theo chiều ngang với hội đồng nhân dân cùng cấp

Trực thuộc theo chiều dọc với cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp của UBND

Ý nghĩa:

Chiều ngang: nhằm phát huy tính dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương và vai trò giám sát của người dân địa phương đối với hoạt động của cơ quan này, đảm bảo
HĐND hoạt động một cách thực chất thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát đối với UBND cùng cấp của nó
và các nghị quyết của HĐND ban hành được triển khai, thi hành 1 cách hiệu quả ở địa phương đó. Góp
phần phát huy được thế mạnh của những địa phương khác nhau thông qua các quyết định đưa ra bởi
HĐND ở địa phương.

Chiều dọc: đảm bảo tính thông suốt và thống nhất trong hệ thống hành chính quốc gia từ trung ương
cho tới địa phương và đứng đầu là Chính Phủ (Các quyết định và chỉ thị được đưa ra bởi cơ quan hành
chính cấp trên, được triển khai thi hành một cách hiệu quả ở các cq hành chính nhà nước cấp dưới).
Nhằm đảm bảo các địa phương phát huy được thế mạnh của mình một cách thống nhất với chiến lược
và chính sách phát triển chung của đất nước, tránh tình trạng phân tán cục bộ giữa các địa phương và
các vùng miền khác nhau.

You might also like