You are on page 1of 21

Bài 10:

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG


Nội dung
1. Khái niệm chính quyền địa phương
2. Chức năng, vai trò của CQĐP
3. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương
4. Hội đồng nhân dân
5. Ủy ban nhân dân
1. Khái niệm về chính quyền địa phương
• Thành tố khái niệm:
 Cơ quan hành chính và chính trị ở cấp độ thấp hơn chính quyền trung ương;
 Tổ chức công được hình thành một cách hợp hiến và hợp pháp;
 Được trao quyền quyết định chính sách công trong phạm vi lãnh thổ giới hạn;
 Quản lý, điều hành các cộng đồng chính trị ở địa phương.
• Tiếp cận về chính quyền địa phương:
 Một thực thể, bộ máy thực hiện sự quản lý => chính quyền địa phương
 Quan hệ về quyền lực => tập quyền, tản quyền, uỷ quyền, giao quyền, phân quyền
 Cộng đồng (cư dân, địa lý, bộ máy quản lý)=> địa phương hóa, quản trị địa phương
• Lịch sử phát triển:
 (1) từ 1970s phi tập trung hóa chính quyền, bộ máy quan liêu thứ bậc chặt chẽ;
 (2) từ giữa 1980s chia xẻ quyền lực chính trị, dân chủ hóa và thị trường tự do;
 (3) từ 1990s quản trị mở; tham gia của các tổ chức xã hội; quản trị thay vì cai trị.
LÝ DO PHI TẬP TRUNG (phân quyền)
2. Chức năng, vai trò của chính quyền địa phương
Bảng 1: Vai trò của chính quyền địa phương theo quan điểm mới
Thế kỷ 20 – quan điểm cũ Thế kỷ 21 – quan điểm mới

Coi CQĐP như là sự giám hộ của TW Dựa trên quy tắc của địa phương

Nguyên tắc ultra vires (ko vượt thẩm quyền, Dựa trên quản trị địa phương
xé rào)
Nhấn mạnh chính quyền Người dân là trung tâm của quản trị địa phương

Đại diện của chính quyền TW Đại diện cho công dân địa phương, lãnh đạo là người gác
cửa cho quy định chung
Đáp ứng và chịu trách nhiệm cho chính Đáp ứng và đại diện cho cử tri địa phương; vai trò lãnh đạo
quyền cấp cao hơn là thúc đẩy quản trị địa phương
Trực tiếp cung cấp dịch vụ địa phương Thuê, mua ở địa phương

Nhấn mạnh cung cấp tại nhà Hỗ trợ cơ chế mạng lưới, đối tác, điều phối các cơ quan
cung cấp dịch vụ nhà nước và phi nhà nước, trung gian hoà
giải xung đột và phát triển vốn xã hội
Nhấn mạnh bí mật Nhấn mạnh công khai, minh bạch

Kiểm soát đầu vào Nhấn mạnh đầu ra, kết quả
Thế kỷ 20 – quan điểm cũ Thế kỷ 21 – quan điểm mới

Phụ thuộc bên trong Nhấn mạnh cạnh tranh, cung cấp dịch vụ
Hệ thống đóng và chậm Hệ thống mở, nhanh, linh hoạt
Không dung nạp rủi ro Sáng tạo và rủi ro trong giới hạn
Phụ thuộc vào các chỉ thị TW Tự chủ thu thuế, chi tiêu, lập quy…
Dẫn dắt bởi các quy định Tính linh hoạt và trách nhiệm giải trình cho kết quả
Là quan liêu và kỹ trị Tham gia, dân chủ trực tiếp
Cưỡng chế Tạo niềm tin, tạo không gian đối thoại, phục vụ công dân và
cải thiện xã hội
Thiếu trách nhiệm về tài chính Hoạt động tốt hơn và chi phí ít hơn
Loại trừ và kỹ trị Dung hợp và tham gia
Khắc phục mặt trái thị trường Khắc phục mặt trái thị trường và chính quyền
Đóng khung trong hệ thống tập Được kết nối trong một thế giới toàn cầu hóa và địa phương
trung hóa
3. MÔ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CQĐP
• Mô hình cấu trúc chính quyền địa phương có ba loại:
 (1) mô hình hội đồng (council) quyền lực tập trung vào một hội đồng được bầu, thị trưởng
đóng vai trò nghi lễ;
 (2) mô hình thị trưởng – hội đồng (mayor – council) phân quyền giữa thị trưởng được bầu
trực tiếp đóng vai trò điều hành và hội đồng được bầu, đóng vai trò lập quy và phê chuẩn
ngân sách, mô hình này có hai biến thể, thị trưởng mạnh và thị trưởng yếu;
 (3) mô hình hội đồng – nhà quản trị (council – manager) tách chính trị và chuyên môn, hội
đồng chọn nhà quản lý chuyên nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của hội đồng.
• Số lượng các cấp chính quyền và thẩm quyển của mỗi cấp tùy thuộc vào điều
kiện cụ thể của từng quốc gia.
• Nếu tăng số cấp, đảm bảo tính đại diện, chi phí tăng lên và ngược lại.
• Mối quan hệ về tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ giữa chính quyền
trung ương và địa phương cần phải được luật hóa, quy định rõ ràng.
MÔ HÌNH CQĐP VIỆT NAM HIỆN NAY
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG
Nông thôn Đô thị

Tỉnh Thành phố trực thuộc TƯ HĐND - UBND

Huyện, thị xã và thành Quận, thị xã, thành phố (thuộc HĐND - UBND
phố thuộc tỉnh tỉnh, thuộc TP trực thuộc tw)

Xã Phường, thị trấn HĐND - UBND

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt HĐND - UBND


MÔ HÌNH CQĐP VIỆT NAM HIỆN NAY
• HĐND
Dân do cử tri ở địa phương bầu;
Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương;
Chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, cơ quan nhà
nước cấp trên.
• UBND
Do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu;
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Chịu trách nhiệm trước Nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng
cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
4. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

4.1 Địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ của HĐND

4.2 Tổ chức và hoạt động của HĐND


4.1 Địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ của HĐND
• Địa vị pháp lý: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước
cấp trên” (Khoản 1 Điều 113 Hiến pháp 2013).
Đại diện cho nhân dân;
Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương;
Chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên.
• Chức năng của HĐND:
Quyết định những vấn đề quan trọng;
Giám sát việc thực hiện pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương.
• Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND
HĐND tỉnh, TP trực thuộc TW: (Đ19, 40 Luật TCCQĐP)
HĐND huyện, quận, TP thuộc tỉnh: (Đ26, 46, 53)
HĐND xã, phường: (Đ33, 61 )
4.2 Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân
• Cơ cấu tổ chức:
Thường trực;
Ban (cấp tỉnh và huyện);
Đại biểu.
• Hoạt động:
Kỳ họp;
Hoạt động của các ban;
Hoạt động của đại biểu.
5. ỦY BAN NHÂN DÂN

5.1 Địa vị pháp lý và chức năng của UBND

5.2 Nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt


động của UBND
5.1 Địa vị pháp lý và chức năng của UBND
• Địa vị pháp lý: “Ủy ban nhân dân là cấp chính quyền địa phương do Hội
đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân,
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”. (Đ114, HP2013)
Cơ quan chấp hành của HĐND;
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp;
Chịu trách nhiệm trước cơ quan HCNN cấp trên.
• Chức năng:
tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và;
thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
5.2 Nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động
của UBND
• Nhiệm vụ quyền hạn:
Tổ chức thực hiện hiến pháp và pháp luật (nhiệm vụ của chính UBND);
Thực hiện các nhiệm vụ phân cấp, ủy quyền;
Thực hiện quyết định của HĐND cùng cấp.
• Cơ cấu tổ chức:
Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên;
Cơ quan chuyên môn của UBND (Sở, Phòng, công chức chuyên môn).
• Hoạt động của UBND:
Tập thể UBND;
Chủ tịch UBND;
Các thành viên của UBND.
Câu hỏi ôn tập, thảo luận, tự học
1. Tại sao phải thiết lập chính quyền địa phương?
2. Bản chất mối quan hệ chính quyền địa phương và trung ương là gì?
3. Phân biệt chính quyền địa phương với đơn vị hành chính nhà nước ở địa
phương?
4. Tại sao chính quyền địa phương có loại cơ quan hội đồng?
5. Có nên tổ chức HĐND và UBND ở tất cả các đơn vị hành chính hay không?
Tại sao?
6. Hãy nhận xét về tổ chức thành phố trong thành phố ở Việt Nam hiện nay?
7. Hãy xác định yếu tố quyết định mức độ giao quyền, phân quyền cho địa
phương?
8. Làm thế nào để cân bằng sự phát triển của địa phương, đặc thù địa phương
và tính thống nhất, toàn vẹn của quốc gia?
9. Đánh giá cách thức quy định về CQĐP theo Hiến pháp 2013.

You might also like