You are on page 1of 13

E.

TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

PHÂN CHIA ĐƠN VỊ LÃNH THỔ VÀ PHÂN LOẠI CHÍNH QUYỀN


ĐỊA PHƯƠNG
I. VIỆC PHÂN CHIA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH LÃNH THỔ
- Ở nước ta hiện nay, chia thành cấp tỉnh gồm tỉnh và TP trực thuộc TW. Nước ta
hiện có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh: 58 tỉnh và 5 TP trực thuộc TW. Tỉnh có diện tích
rộng nhất là Nghệ An, nhỏ nhất là Bắc Ninh, đông nhất là TP.HCM, ít nhất là Bắc Kạn.
 Diện tích, dân số và trình độ phát triển không đồng đều. TP.HCM được xác
định là đóng góp vào ngân sách nhiều nhất, với xấp xỉ khoảng 1/3 tổng ngân sách cả
nước.
 Do đó, đòi hỏi những cơ chế và bộ khung pháp lý riêng để phát triển phù
hợp đối với đặc điểm của từng địa phương; không thể cào bằng bình quân giữa các
địa phương.
- Dưới cấp tỉnh, chia thành cấp huyện gồm quận, huyện, thị xã, TP trực thuộc
tỉnh, TP trực thuộc TP trực thuộc TW. Hiện nay, cả nước có khoảng 711 đơn vị hành
chính cấp huyện. Trong đó, TP trực thuộc TP trực thuộc TW là quy định mới trong HP
2013, mãi đến năm 2020 mới có thể thực hiện và trong tương lai sẽ có thêm các đơn vị
như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM… cũng sẽ thành lập thêm các TP trực thuộc TP trực
thuộc TW.
- Dưới cấp huyện, chia thành cấp xã gồm phường, xã, thị trấn. Hiện nay, cả nước
có khoảng 11.162 đơn vị hành chính cấp xã.
- Ngoài những đơn vị hành chính trên, một điểm mới của HP 2013 là quy định về
việc thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do QH quyết định thành lập. Ý tưởng
của nhà lập hiến khi quy định về điều này là muốn nhắm đến những khu vực như quần
đảo lớn… của nước ta, nơi có những điều kiện, thế mạnh riêng nên cần có những quy chế
pháp lý riêng để tạo động lực phát triển kinh tế vùng.

II. PHÂN LOẠI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Căn cứ vào tính chất đô thị và nông thôn
- Đối với cấp tỉnh: 58 tỉnh được xếp là địa bàn nông thôn; 5 TP trực thuộc TW
được xếp là địa bàn đô thị.
- Đối với cấp huyện: các huyện, thị xã được xếp là địa bàn nông thôn; các quận,
TP trực thuộc tỉnh, TP trực thuộc TW được xếp là địa bàn đô thị.
- Đối với cấp xã: các xã được xếp là địa bàn nông thôn; các phường, thị trấn được
xếp là địa bàn đô thị.
2. Căn cứ vào Nghị định của CP
- Đối với cấp tỉnh: TP.HCM và Hà Nội được xếp là đơn vị hành chính cấp tỉnh
loại đặc biệt; 61 tỉnh thành còn lại được chia thành 3 loại gồm đơn vị hành chính cấp tỉnh
loại I, II, III.
- Đối với cấp huyện: 711 đơn vị hành chính cấp huyện được chia thành 3 loại gồm
đơn vị hành chính cấp huyện loại I, II, III.
- Đối với cấp xã: 11.162 đơn vị hành chính cấp xã được chia thành 3 loại gồm đơn
vị hành chính cấp xã loại I, II, III.
 Ý nghĩa: phân loại không phải phân biệt đối xử, cào bằng bình quân mà để
nhận định, xác định vị trí của đơn vị mình để có những quy chế, chính sách phù hợp để
tạo điều kiện cho sự phát triển của địa phương mình.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP


I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA HĐND CÁC CẤP
Theo Điều 113 HP 2013 thì HĐND được xác định là CQNN có 2 tính chất sau:
1. HĐND là CQ đại diện ND ở địa phương
a) Về cách thành lập: HĐND là CQ do cử tri địa phương trực tiếp bầu ra và trao
cho quyền lực  HĐND thay mặt ND thực hiện quyền lực NN  Dân chủ gián tiếp (dân
chủ đại diện).
b) Về cơ cấu thành phần: Các ĐB HĐND đủ sức đại diện mọi thành phần cử
tri/dân cư trong cả nước. nước  HĐND được coi là tấm gương phản chiếu, hình ảnh
thu nhỏ của địa phương đó. Bầu ra HĐND đủ mọi thành phần của XH  Muốn đủ các
thành phần, khi bầu cử phải có sự cơ cấu thành phần.
c) Về nhiệm vụ, quyền hạn: ĐB HĐND có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn nhưng
quan trọng nhất là ĐB HĐND phải tiếp công dân và tiếp xúc cử tri, để lắng nghe và thu
thập tâm tư, nguyện vọng, ý chí của các tầng lớp ND.  ĐB HĐND đem phản ánh các
thông tin của cử tri tại kỳ họp HĐND để cùng bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số
để biến các tâm tư, nguyện vọng thành các nghị quyết của HĐND.
d) Về báo cáo công tác và chịu trách nhiệm: ĐB HĐND phải báo cáo công tác
và chịu trách nhiệm trước cử tri. ĐB HĐND có thể bị cử tri bãi nhiệm khi không còn
xứng đáng với niềm tin của cử tri.
2. HĐND là CQ quyền lực NN ỏ địa phương
1/ HĐND có quyền thành lập các CQNN khác ở địa phương và quyết định những
vấn đề quan trọng của địa phương.
2/ HĐND có quyền giám sát hoạt động của các CQNN khác ở địa phương

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HĐND CÁC CẤP
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND trong việc quyết định những vấn đề
quan trọng ở địa phương và thành lập các CQNN khác ở địa phương theo quy trình:
- Theo quy định của PL hiện hành, tại Kỳ họp thứ nhất ở HĐND ở mỗi cấp, mỗi
nhiệm kỳ được khai mạc chậm nhất 30 ngày kể từ ngày bầu cử (chậm nhất 45 ngày kể từ
ngày bầu cử đối với những nơi vùng sâu xa), bởi đây được xác định là kỳ họp quan trọng
nhất của mỗi nhiệm kỳ và mang tính tổ chức quyết định.
- Kỳ họp thứ nhất của HĐND có người chủ tọa và triệu tập kỳ họp là Chủ tịch
HĐND khóa trước; nếu khuyết CT HĐND thì Phó CT HĐND khóa trước sẽ thực hiện
nhiệm vụ này; nếu khuyết nữa thì Thường trực HĐND cấp trên trực tiếp sẽ đứng ra chỉ
định người chủ tọa và triệu tập kỳ họp (UBTVQH sẽ chịu trách nhiệm chỉ định người này
đối với HĐND cấp tỉnh).
- Chủ tọa Kỳ họp thứ nhất sẽ đứng ra giới thiệu CT HĐND khóa mới trong số các
ĐB HĐND để HĐND ra NQ bầu.
- CT HĐND khóa mới sẽ đứng ra giới thiệu các chức danh: PCT HĐND, UV
thường trực HĐND, Trưởng các Ban và Chánh VP thuộc HĐND (Chỉ có HĐND cấp tỉnh
mới có VP HĐND), được giới thiệu trong số các ĐB HĐND và HĐND ra NQ bầu.
- CT HĐND khóa mới sẽ đứng ra giới thiệu chức danh CT UBND cùng cấp trong
số các ĐB HĐND và HĐND ra NQ bầu.
- CT UBND sau khi được bầu sẽ đứng ra giới thiệu các chức danh: Phó CT
UBND, UV UBND cùng cấp, những chức danh này không nhất thiết là ĐB HĐND.

* MỘT SỐ LƯU Ý
1/ Có những NQ của HĐND sau đây phải được cấp trên phê chuẩn trước khi đem
ra thi hành:
+ NQ về việc bầu Thường trực HĐND cùng cấp (CT HĐND, PCT HĐND và UV
thường trực HĐND), phải được Thường trực HĐND cấp trên phê chuẩn (UBTVQH phê
chuẩn đối với cấp tỉnh).
+ NQ về việc bầu CT, PCT UBND cùng cấp do CT UBND cấp trên trực tiếp phê
chuẩn (TTg phê chuẩn đối với cấp tỉnh).
2/ Có 2 chức danh quan trọng ở địa phương nhưng không do HĐND bầu. Do đó,
HĐND không được quyền miễn, bãi nhiệm, bãi bỏ văn bản sai trái, lấy phiếu tín nhiệm,
bỏ phiếu tín nhiệm đối với 2 chức danh này. Tuy nhiên, với tư cách là CQ quyền lực NN
ở địa phương thì HĐND vẫn được quyền chát vấn và xét báo cáo công tác (mối quan hệ
hạn chế) khi có yêu cầu:
+ CA TAND cùng cấp do CA TANDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tất cả
CATAND địa phương đều do CA TANDTC quyết định.
+ VT VKSND cùng cấp do VT VKSNDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tất
cả VT VKSND địa phương đều do VT VKSNDTC quyết định.

2. Chức năng giám sát


a) Đối tượng giám sát
- HĐND được quyền giám sát trực tiếp tại kỳ họp đối với các CQNN sau đây ở địa
phương:
+ Hoạt động của HĐND cùng cấp và các CQ chuyên môn trực thuộc HĐND cùng
cấp;
+ Hoạt động của TAND và VKSND cùng cấp (chỉ được quyền chất vấn và xét báo
cáo công tác);
+ Hoạt động của HĐND cấp dưới trực tiếp.

b) Biện pháp giám sát


1/ Xét báo cáo công tác
2/ Xét VBQPPL do UBND cùng cấp, CT UBND cùng cấp và HĐND cấp dưới
trực tiếp;
3/ Thành lập Tổ/Ban điều tra để kiểm tra tại chỗ;
4/ Thông qua hoạt động chất vấn: Theo quy định PL hiện hành, HĐND được
quyền chất vấn các chức danh:
+ CT UBND và các thành viên khác của UBND cùng cấp;
+ CA TAND và VT VKSND cùng cấp.
c) Biện pháp pháp lý mà HĐND sử dụng để xử lý sai phạm trong quá trình
giám sát (Những hậu quả pháp lý)
- Trong quá trình giám sát, nếu HĐND phát hiện UBND, CT UBND cùng cấp và
HĐND cấp dưới trực tiếp ban hành văn bản trái với văn bản của mình và của CQNN cấp
trên thì HĐND được quyền ra NQ để bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ văn bản sai trái đó.
- Trong quá trình giám sát, nếu HĐND phát hiện CT UBND và các thành viên
khác của UBND cùng cấp thì HĐND được quyền miễn, bãi nhiệm đối với các chức danh
đó. Từ năm 2001 đến nay, HĐND được quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với tất cả chức
danh do HĐND bầu. Từ năm 2015 đến nay, HĐND được quyền lấy phiếu tín nhiệm đối
với một số chức danh do HĐND bầu.
- Trong quá trình giám sát, HĐND còn được quyền ra NQ giải tán HĐND cấp
dưới trực tiếp nếu HĐND này ra các NQ làm thiệt hại quyền lợi ND và phải được HĐND
cấp trên phê chuẩn trước khi đem ra thi hành.
BT ÁP DỤNG Các nhận định sau là Đúng hay Sai? Vì sao?
1.1/ Theo quy định PL hiện hành, HĐND chỉ có quyền chất vấn các chức danh
do HĐND bầu ra.
 Nhận định SAI.
- Có những chức danh không do HĐND bầu nhưng vẫn có quyền chất vấn, gồm
CA TAND và VT VKSND cùng cấp nhưng do HĐND với tính chất là CQ quyền lực NN
ở địa phương nên HĐND được quyền giám sát hoạt động thông qua hoạt động chất vấn
và xét báo cáo công tác đối với 2 chức danh này.

1.2/ Theo quy định PL hiện hành, HDND được quyền bầu chức danh nào thì
được quyền chất vấn chức danh đó.
 Nhận định SAI.
- Có những chức danh do HĐND bầu nhưng HĐND không được chất vấn, gồm
CT HĐND, Phó CT HĐND, Trưởng các Ban. Bởi mục đích chất vấn là quy kết và làm
sáng tỏ trách nhiệm nên chỉ chất vấn những chức danh được PL trao quyền và chịu trách
nhiệm thực hiện những quyền đó. Còn các chức danh CT HĐND, Phó CT HĐND,
Trưởng các Ban chỉ thực hiện việc họp hành và thay mặt ký hợp thức hóa.
- Thường trực HĐND là những người sắp xếp nội dung kỳ họp nên nếu chất vấn
các chức danh này thì không khách quan.
 Không chất vấn các chức danh không có quyền lực riêng.
2/ CQ nào có thẩm quyền phê chuẩn NQ về việc giải tán HĐND cấp huyện.
- UBTVQH là CQ có thẩm quyền phê chuẩn NQ về việc giải tán HĐND cấp
huyện nếu HĐND này ra các văn bản làm ảnh hưởng đến đời sống ND và NQ về việc
giải tán HĐND cấp huyện là do HĐND cấp tỉnh ban hành.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC HĐND CÁC CẤP


1. Cơ cấu tổ chức HĐND cấp tỉnh
- Số lượng ĐB HĐND cấp tỉnh được bầu từ 50 đến 85 ĐB, riêng HĐND TP.HCM
và Hà Nội được bầu không quá 95 ĐB.  Theo quy định của Luật Tổ chức CQĐP năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
- Thường trực HĐND cấp tỉnh gồm:
+ 1 Chủ tịch;
+ 1 – 2 Phó Chủ tịch (theo quy định Luật sửa đổi 2019, cấp tỉnh nào CT HĐND
hoạt động chuyên trách thì chỉ có 1 Phó CT HĐND; cấp tỉnh nào CT HĐND hoạt động
kiêm nhiệm thì có 2 Phó CT HĐND);
+ 3 – 4 UV thường trực là Trưởng các Ban.
- HĐND cấp tỉnh được thành lập:
+ Ở địa bàn đô thị (5 TP trực thuộc TW): Ban Pháp chế; Ban Kinh tế – Ngân sách;
Ban Văn hóa – Xã hội; Ban Đô thị.
+ Ở địa bàn nông thôn (58 tỉnh): được lập từ 3 đến 4 ban: Ban Pháp chế; Ban Kinh
tế – Ngân sách; Ban Văn hóa – Xã hội; Ban Dân tộc (với những tỉnh có nhiều dân tộc
sinh sống).
 Đứng đầu là Trưởng các Ban và đồng thời là UV thường trực HĐND cấp
tỉnh.
 Thường trực HĐND cấp tỉnh có từ 5 đến 7 người.

2. Cơ cấu tổ chức HĐND cấp huyện


- Số lượng ĐB HĐND cấp huyện được bầu từ 30 đến 45 ĐB  Theo quy định của
Luật Tổ chức CQĐP năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
- Thường trực HĐND cấp huyện gồm:
+ 1 Chủ tịch;
+ 1 Phó Chủ tịch (theo quy định Luật sửa đổi 2019, cấp huyện chỉ có 1 Phó CT
HĐND);
+ 2 – 3 UV thường trực là Trưởng các Ban.
- HĐND cấp huyện được thành lập 2 đến 3 ban: Ban Pháp chế; Ban Kinh tế –
Ngân sách; Ban Dân tộc (với những huyện có nhiều dân tộc sinh sống).
 Đứng đầu là Trưởng các Ban và đồng thời là UV thường trực HĐND cấp
huyện.
 Thường trực HĐND cấp huyện có từ 4 đến 5 người.

3. Cơ cấu tổ chức HĐND cấp xã


- Số lượng ĐB HĐND xã, thị trấn được bầu từ 15 đến 30 ĐB. Số lượng ĐB
HĐND phường được bầu từ 15 đến 30 ĐB  Theo quy định của Luật Tổ chức CQĐP
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
- Thường trực HĐND cấp xã gồm:
+ 1 Chủ tịch;
+ 1 Phó Chủ tịch;
+ 2 UV thường trực là Trưởng các Ban.
- HĐND cấp huyện được thành lập 2 ban: Ban Pháp chế; Ban Kinh tế – Xã hội.
 Đứng đầu là Trưởng các Ban và đồng thời là UV thường trực HĐND cấp
xã.
 Thường trực HĐND cấp xã có từ 4 người.

* MỘT SỐ LƯU Ý: Trong số các chức danh Thường trực HĐND, chỉ có 1 chức
danh duy nhất bắc buộc hoạt động chuyên trách là Phó CT HĐND. Còn CT HĐND VÀ
CÁC UV THƯỜNG TRỰC HĐND CÓ THỂ HOẠT ĐỘNG KIÊM NHIỆM.
GIẢI THÍCH VÀ BÌNH LUẬN
- CT HĐND có thể hoạt động kiêm chức bởi vì ở nước ta hiện nay tại một số địa
phương thì có cơ cấu như sau Bí thư cấp ủy Đảng kiêm nhiệm CT HĐND cấp đó (chỉ có
một số địa phương). Nhưng Bí thư Thành ủy Hà Nội và TP.HCM đồng thời phải là UV
Bộ Chính trị, do đó khối lượng công việc nặng nề nên không thể kiêm nhiệm đồng thời
CT HĐND. Ý nghĩa việc kiêm nhiệm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tinh giảm bộ
máy và tăng cường tiếng nói, vị thể, vai trì của CT HĐND địa phương. Nhất là hiện nay,
vai trò của CT HĐND là khá hình thức.  CT HĐND có thể đồng thời kiêm nhiệm là
người đứng đầu cấp ủy Đảng.
- Trưởng các Ban cũng có thể kiêm nhiệm bởi hiện nay Đảng và NN có chủ
trương sẽ sáp nhập một số Ban Đảng với các CQ chuyên môn của HĐND như có thể sáp
nhập. VD: Ban Tuyên giáo (trực thuộc Thành ủy TP.HCM) có thể sáp nhập vào Ban Văn
hóa – Xã hội (trực thuộc HĐND TP.HCM), do đó có thể cho phép một người kiêm nhiệm
đứng đầu 2 Ban này. (*)
 Trưởng Ban HĐND có thể đồng thời kiêm nhiệm là Trưởng Ban Đảng.

ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP


I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA UBND CÁC CẤP
Theo Điều 114 HP 2013 thì UBND được xác định là CQNN có 2 tính chất sau:
1. UBND là CQ chấp hành của HĐND cùng cấp
a) Về cách thành lập: do HĐND cùng cấp bầu ra. Cụ thể là:
- HĐND bầu CT UBND trong số các ĐB HĐND theo sự giới thiệu của CT HĐND
cùng cấp.
- HĐND bầu PCT và UV UBND theo sự giới thiệu của CT UBND cùng cấp,
những chức danh này không nhất thiết là ĐB HĐND.
b) UBND phải chấp hành đường lối, chủ trương trong các NQ của HĐND
cùng cấp
- UBND không có quyền phủ quyết các NQ của HĐND cùng cấp.
- Ban hành các VB gồm QĐ, Chỉ thị để hướng dẫn thi hành những đường lối, chủ
trương trong các NQ của HĐND cùng cấp đề ra, và thi hành trong thực tế cuộc sống.
- UBND họp để tìm những biện pháp hữu hiệu để thi hành những đường lối, chủ
trương trong các NQ của HĐND cùng cấp để triển khai trong thực tế.
c) UBND báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp
- ĐB HĐND có quyền chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với tất
cả những thành viên của UBND cùng cấp.
- HĐND có quyền miễn, bãi nhiệm đối với các thành viên của UBND cùng cấp.
- HĐND có quyền ra NQ để bãi bỏ 1 phần hoặc toàn bộ những văn bản sai trái của
UBND và CT UBND cùng cấp.
2. UBND là CQ hành chính NN ở địa phương
UBND được lập ra để quản lý. Điều hành, quản lý tất cả lĩnh vực trong đời sống
XH, là phương diện hoạt động thường xuyên, chủ yếu và là chức năng của UBND. Vì
vậy, UBND được xếp vào hệ thống những CQ có chức năng quản lý hay còn gọi là hệ
thống hành chính. Để đảm bảo sự thông suốt trong hệ thống hành chính:
a) Về cách thành lập: UBND cấp nào do HĐND cùng cấp bầu. Nhưng kết quả
bầu CT và PCT UBND phải được CT UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn (TTg phê
chuẩn đối với cấp tỉnh).
b) Về hoạt động: UBND vừa chấp hành đường lối, chủ trương trong NQ của
HĐND cùng cấp, vừa chấp hành mệnh lệnh, sự chỉ đạo của CT UBND cấp trên trực tiếp.
c) Về báo cáo công tác và chịu trách nhiệm: UBND báo cáo công tác và chịu
trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và trước CT UBND cấp trên trực tiếp. Cụ thể là:
+ CT UBND cấp trên trực tiếp có quyền tạm giao quyền, điều động, đình chỉ công
tác, cho thôi làm nhiệm vụ, cách chức đối với CT và PCT đối với UBND cấp dưới trực
tiếp.
+ CT UBND cấp trên trực tiếp có quyền phê chuẩn kết quả miễn, bãi nhiệm đối
với CT, PCT UBND cấp dưới trực tiếp.
+ CT UBND cấp trên trực tiếp có quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản
trái PL của UBND và CT UBND cấp dưới trực tiếp.
 Từ sự phân tích Điều 114 HP 2013, nhận thấy rằng, UBND là CQ được tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc (trực thuộc hai chiều):
+ UBND vừa lệ thuộc vào HĐND cùng cấp theo chiều ngang, vừa lệ thuộc vào
CQ hành chính cấp trên theo chiều dọc.
* LÝ DO để nhà làm luật phải quy định trói buộc UBND vào 2 CQ là vì nếu chỉ
trói buộc UBND vào một chiều nhất định thì đều có thể dẫn đến những bất cập nhất định:
+ Nếu chỉ trói buộc UBND vào HĐND cùng cấp thì bất cập là UBND cấp trên
trực tiếp thì UBND cấp dưới sẽ không tuân thủ  Trên nói, dưới không nghe  Hệ
thống hành chính không thông suốt, không quản lý được.
+ Nếu chỉ trói buộc UBND vào UBND cấp trên trực tiếp thì bất cấp là HĐND
cùng cấp trở nên vô nghĩa, trái với nguyên tắc NN là của ND.
`  Xuất phát từ những lý do trên, các nhà làm luật trói buộc UBND vào 2 chiều
với lập luận cho rằng một nửa UBND thuộc về HĐND cùng cấp, một nửa UBND thuộc
về UBND cấp trên trực tiếp. Tuy nhiên, việc trói buộc UBND cùng lúc cả 2 chiều chỉ là
giải pháp tình thế, nửa vời, không triệt để. Vì thế, đã gây ra nhiều bất cập trong tổ chức
và hoạt động của UBND trong thực tế:
+ Trước năm 2015, nhà làm luật rất lúng túng, không thể đặt ra quy định để giải
quyết tình huống nếu CT UBND cấp trên trực tiếp không phê chuẩn KQ bầu CT, PCT
UBND cấp dưới trực tiếp của HĐND cấp dưới.  Tổ chức và hoạt động UBND vô cùng
phức tạp.
+ Đến năm 2015, nhà làm luật đã cố gắng đặt ra quy định để xử lý tình huống này,
nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để: CT UBND cấp trên trực tiếp khi nhận được kết quả
bầu CT, PCT UBND cấp dưới thì trong thời hạn 20 ngày, CT UBND cấp trên phải phê
chuẩn. Nếu không phê chuẩn, phải giải thích rõ bằng văn bản vì sao và đề nghị HĐND
cấp dưới bầu lại những chức danh không được phê chuẩn.  Nếu HĐND cấp dưới đã
bầu CT, PCT UBND, đủ và đáp ứng các điều kiện do luật quy định và đúng thủ tục,
quy trình thì CT UBND cấp trên phải phê chuẩn. Tuy nhiên, điều đáng nói là VN chưa
dám quy định rõ ràng, cụ thể về tiêu chuẩn của CT, PCT UBND các cấp do có thể dẫn
đến khó cơ cấu cán bộ. Thực tiễn nước ta đã trải qua những cuộc chiến tranh dài, nên cần
phải bố trí những người có công, Đảng viên ưu tú để giữ các chức vụ này nên không thể
quy định quá cụ thể các điều kiện, tiêu chuẩn (thực tế có những người có bằng cấp, trình
độ nhưng khả năng quản lý chưa chắc tốt). Nhưng nếu không quy định rõ thì mâu thuẫn
giữa UBND và HĐND sẽ trở nên gay gắt.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND CÁC CẤP


1. Cơ cấu tổ chức của UBND cấp tỉnh
a) Thành viên
- CT UBND;
- Các PCT UBND (Đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt: không quá 5
PCT; đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 1: không quá 4 PCT; đối với đơn vị hành
chính cấp tỉnh loại 2, 3: không quá 3 PCT);
- Các UV UBND là Thủ trưởng CQ chuyên môn của UBND cấp tỉnh, UV phụ
trách Quân sự, UV phụ trách Công an.
b) Cơ quan cấu thành: UBND cấp tỉnh được cấu thành bởi các CQ chuyên môn,
đứng đầu là Thủ trưởng CQ chuyên môn, do CT UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức. Có 2 loại CQ chuyên môn là Sở và CQ ngang Sở, đứng đầu là Giám đốc Sở
và tương đương.  Theo quy định hiện nay, một tỉnh thành lập tối thiểu 17 Sở, tối đa 20
Sở (17 Sở bắt buộc và 3 Sở đặc thù: Sở Quy hoạch và Kiến trúc; Sở Ngoại vụ; Ban Dân
tộc). CA và QĐ không tính là CQ chuyên môn, là CQ đặc thù.
2. Cơ cấu tổ chức của UBND cấp huyện
a) Thành viên
- CT UBND;
- Các PCT UBND (Đối với đơn vị hành chính cấp huyện loại 1: không quá 3 PCT;
đối với đơn vị hành chính cấp huyện loại 1: không quá 2 PCT);
- Các UV UBND là Thủ trưởng CQ chuyên môn của UBND cấp huyện, UV phụ
trách Quân sự, UV phụ trách Công an.
b) Cơ quan cấu thành: UBND cấp huyện được cấu thành bởi các CQ chuyên
môn, đứng đầu là Thủ trưởng CQ chuyên môn, do CT UBND cấp huyện bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức. Có 2 loại CQ chuyên môn là Phòng và CQ ngang Phòng, đứng đầu là
Trưởng phòng và tương đương.  Theo quy định hiện nay, một tỉnh thành lập tối thiểu
10 Phòng, tối đa 12 Phòng.
2. Cơ cấu tổ chức của UBND cấp xã
a) Thành viên
- CT UBND;
- Các PCT UBND (Đối với đơn vị hành chính cấp xã loại 1, 2: không quá 2 PCT;
đối với đơn vị hành chính cấp xã loại 3: 1 PCT);
- Các UV UBND là Thủ trưởng CQ chuyên môn của UBND cấp xã, UV phụ trách
Quân sự, UV phụ trách Công an.
b) Cơ quan cấu thành: UBND cấp xã không lập ra các CQ chuyên môn, chỉ có
các công chức chuyên môn.
* LƯU Ý: Đối với Công an, Quân đội là 2 ngành có tính chất an ninh đặc thù, do
đó không thể coi là CQ chuyên môn trực thuộc UBND. Người đứng đầu các CQ này
không do CT UBND cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức do BT BCA, BT BQP
theo quy trình dọc. Do tính chất an ninh đặc thù và đảm bảo tính chất thông suốt cao
trong ngành.
* LƯU Ý: CT UBND phải là ĐB HĐND cùng cấp, còn các thành viên khác của
UBND không nhất thiết là ĐB HĐND. Nhưng trong 2 trường hợp sau thì CT UBND
cũng không nhất thiết là ĐB HĐND cùng cấp:
+ Trường hợp 1: CT UBND được cấp trên điều động từ nơi khác về;
+ Trường hợp 2: Giữa nhiệm kỳ mà khuyết CT UBND thì HĐND có thể bầu 1
PCT hoặc UV UBND để thay thế, mà 2 chức danh này không bắt buộc là ĐB HĐND.
 CT UBND chỉ cần là ĐB HĐND từ đầu nhiệm kỳ. Còn từ giữa nhiệm kỳ trở
đi hoặc cán bộ diện bị điều động, không nhất thiết là ĐB HĐND.

III. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHỦ TỊCH UBND


1. Quyền về nhân sự
- Quyền đề nghị HĐND cùng cấp bầu, miễn, bãi nhiệm đối với PCT và UV
UBND cùng cấp.
- Quyền phê chuẩn kết quả bầu, miễn, bãi nhiệm chức vụ CT và PCT UBND cấp
dưới trực tiếp.
- Quyền được tạm giao quyền CT, PCT UBND cấp dưới trực tiếp lúc HĐND cấp
dưới trực tiếp không họp.
- Quyền điều động, đình chỉ công tác, cho thôi làm nhiệm vụ, cách chức đối với
CT và PCT UBND cấp dưới trực tiếp.
- Quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Thủ trưởng CQ chuyên môn và
cấp phó của các CQ chuyên môn thuộc UBND cấp mình.
 CT UBND cấp trên không có quyền bổ nhiệm đối với CT và PCT UBND cấp
dưới trực tiếp. Do đó, nếu có nhận định cho rằng CT UBND cấp trên được quyền bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức CT và PCT UBND cấp dưới là SAI.

2. Quyền về văn bản


- CT UBND được quyền ban hành 2 loại văn bản là QĐ và Chỉ thị.
- CT UBND được quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản sai trái của CT
UBND và UBND cấp dưới trực tiếp và của Thủ trưởng CQ chuyên môn thuộc UBND
cấp mình.
- CT UBND được quyền đình chỉ thi hành các NQ sai trái của HĐND cấp dưới
trực tiếp và đề nghị HĐND cùng cấp bãi bỏ.
* LƯU Ý: Nếu CT UBND TP.HCM phát hiện UBND Q1 ban hành văn bản sai trái
thì CT UBND TP.HCM được quyền đình chỉ và bãi bỏ luôn vì UBND Q1 là CQ hành
chính nằm trong hệ thống hành chính, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND TP.HCM.
Nhưng nếu CT UBND TP.HCM phát hiện HĐND Q1 ban hành văn bản sai trái thì chỉ
được đình chỉ thi hành và đề nghị HĐND TP.HCM bãi bỏ vì HĐND Q1 là CQ dân cử, do
nhân dân bầu ra, trực thuộc hệ thống CQ dân cử, không phụ thuộc UBND.
CẤU TRÚC ÔN THI CUỐI KÌ
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Kết cấu:
+ Câu 1: 4 – 5 câu nhận định.  Chỉ ra chỗ sai, vì sao sai và giải thích (5 – 7
phút/câu, khoảng 10 dòng).
+ Câu 2: 2 câu So sánh, phân tích, bình luận những điểm mới của các bản HP.
- Chỉ được sử dụng Hệ thống VB QPPL, tài liệu sạch, không ghi chép.
- Không sử dụng tài liệu khác và thiết bị di động.

- Tự luận rơi vào các phần:


+ QH: Tập trung 2 vấn đề lớn là Vấn đề bỏ - lấy phiếu tín nhiệm (So sánh hoặc
phân tích) và UBTVQH (NQ51 thu hẹp quyền như thế nào hay việc trao thêm quyền).
+ CTN: Tập trung 1 vấn đề lớn là So sánh CTN HP’46 và các bản HP còn lại,
chứng minh chế định CTN trong HP’46 là độc đáo và Cộng hòa mới mẻ.
+ CP: Tập trung 1 vấn đề lớn là Phân tích vị trí, tính chất pháp lý Điều 94, So
sánh Đ94 và Đ109, điểm mới.
+ TA, VKS: Tập trung 2 vấn đề lớn là Phân tích Điều 102 HP 2013 về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND và VKSND qua các giai đoạn.
+ CQĐP: Chỉ cho nhận định Đ/S.

You might also like