You are on page 1of 7

A.

Nhận định

1. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý


=> Sai
→ Quản lý: Sự tác động có chủ đích, có định hướng của chủ thể quản lý đối với đối
tượng quản lý.
→ Nói chung ⇔ Ai cũng có thể có chức năng quản lý
=> Thay: Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước => Đúng

2. Chỉ cơ quan có chức năng quản lý mới là cơ quan quản lý hành chính nhà nước
=> Sai

3. Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn được thành lập ở tất cả đơn vị hành chính cấp
tỉnh
=> Sai
→ Nghị định 24/2014/NĐ-CP => Sửa đổi, bổ sung = NĐ 107/2020/NĐ-CP
=> Tùy vào cơ quan đặc thù của địa phương, có những cơ quan khác nhau
=> Sở du lịch: Cơ quan đặc thù
=> Ở địa phương khác: Sở văn hóa, thể thao và du lịch => Tham mưu, giúp UBND quản
lý địa phương về văn hóa, thể thao, du lịch >< Ở những/1 số địa phương có du lịch phát
triển → Tách du lịch ra 1 sở riêng: HCM, Khánh Hòa, Huế, Đà Nẵng… => Nhu cầu quản
lý nhà nước về du lịch mạnh mẽ => Tách ra để quản lý 1 cách hiệu quả
4. Sở Nội
→ Sai
=> Có 17 cơ quan chuyên môn được thành lập theo đặc thù của từng địa phương => Sai
vì ở đâu cũng có sở nội vụ
=> Nghị định 24/2014/NĐ-CP => Sửa đổi, bổ sung = NĐ 107/2020/NĐ-CP

5. Thủ tướng CP có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người đứng đầu cơ
quan thuộc Chính phủ
→ Sai
=> Có 9 cơ quan thuộc Chính phủ => 9 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chính phủ => Do
Thủ tướng CP bổ nhiệm, miễn nhiệm và CÁCH CHỨC => Không áp dụng “bãi nhiệm",
vì “bãi nhiệm" là hình thức áp dụng với cán bộ và quy trình bầu cử…
6.
→ Sai
=> Sở Y tế chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của Bô Y tế >< Chiều
ngang: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh => Giám đốc sở y tế do chủ tịch
UBND bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
7.
→ Sai
=> Thanh tra sở giáo dục và đào tạo: là lực lượng thanh tra chuyên ngành, thực hiện
thanh tra nội bộ
>< thanh tra tỉnh: Là cơ quan tương đương sở, tham mưu giúp ubnd cấp tỉnh thực hiện
chức năng thanh tra
=> Sở GD&ĐT và thanh tra tỉnh => Tương đương về mặt pháp lý >< Thanh tra sở: Là 1
bộ phận của sở
8. Chỉ cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý nên các cơ quan nhà nước khác
không được thực hiện hđộng quản lý nhà nước.
→ Sai
=> Vì các cơ quan hành chính nhà nước => chủ thể chủ yếu của hoạt động quản lý nhà
nước => KHÔNG PHẢI là CHỦ THỂ DUY NHẤT
=> Vẫn tiến hành hoạt động mang tính quản lý => duy trì trật tự + chế độ công tác nội bộ
+ Vẫn tham gia vào hđộng quản lý nhà nước nếu pháp luật quy định
=> VD: Cơ quan kiểm toán: Không có chức năng quản lý nhà nước → chức năng quản lý
nhà nước >< Trong hoạt động: quản lý nội bộ + tiến hành hđộng mang tính quản lý nhà
nước

9. Phòng không chỉ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
→ Đúng
=> Nếu chuyển nhận định: Phòng giáo dục và đào tạo không chỉ là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện => Nhận định sai: Vì nó CHỈ LÀ cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện CHỨ KHÔNG CÒN LÀ cái gì khác
=> Phòng: Nhiều + rộng (vd: Trường ĐH vẫn có các phòng như phòng đào tạo, phòng
CTSV… và không phải cơ quan chuyên môn)

10. Bộ trưởng không chỉ là người đứng đầu một Bộ


→ Đúng
=> Bộ trưởng: 2 tư cách:
+ (1): Thành viên CP → tham gia thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số các vấn
đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn CP + chịu trách nhiệm tập thể trước QH;
+ (2): Người đứng đầu Bộ, ngành/lĩnh vực → Là người có nhiệm vụ, quyền hạn lớn
nhất + có trách nhiệm cao nhất → chịu trách nhiệm về ngành/lĩnh vực của mình
trước Thủ tướng CP và QH

11. Cơ cấu tổ chức của CP bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc chính
phủ.
=> Sai
→ Vì: Cơ quan thuộc chính phủ được hình thành chính thức bởi Nghị định (chứ không
phải Nghị quyết như cơ quan cấu thành chính phủ: bộ và cơ quan ngang bộ) - Do chính
phủ ban hành + tự mình quyết định mà không liên quan/phụ thuộc vào quốc hội - Không
phải là cơ quan cấu thành và cũng không được xem là thành viên
=> Trả lời:
=> Cơ quan thuộc CP: Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc chính phủ, phục vụ cho
việc quản lý của CP và không là cơ quan cấu thành CP
=> Người đứng đầu các cơ quan thuộc CP chỉ THAM DỰ, phát biểu ý kiến - được mời
tham dự, nói rõ thêm/giải trình >< không tham gia biểu quyết các vấn đề thuộc CP ⇔
Không phải là thành viên

12. Thành viên của CP bao gồm Thủ tướng CP, các Phó thủ tướng CP, các bộ
trưởng và các thứ trưởng.
=> Sai
→ Vì: Thủ tướng: Đứng đầu Chính phủ; Phó thủ tướng: Phụ; Bộ trưởng: đứng đầu các bộ
>< Thứ trưởng phụ Bộ trưởng quản lý => THỦ TRƯỞNG mới là người đứng đầu cơ
quan ngang bộ
=> Trả lời:
=> Thứ trưởng KHÔNG PHẢI là thành viên của CP; trong lịch sử (HP 1946), Thứ
trưởng là thành viên của CP >< theo hiến pháp hiện hành thì KHÔNG là thành viên
=> Thành viên của CP: Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng và các thủ trưởng
cơ quan ngang bộ
=> Cơ cấu thành viên => Cơ cấu nhân sự

13. Hội đồng dân tộc và Ủy ban dân tộc đều là cơ quan hành chính nhà nước
=> Sai
=> Ủy ban dân tộc là 1 cơ quan ngang bộ của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước
về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công
thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật. => là cơ quan
hành chính nhà nước
>< Hội đồng dân tộc: Cơ quan có chức năng giám sát hoạt động của Chính phủ, Nhà
nước về các vấn đề dân tộc, đồng thời là cơ quan tham mưu về chính sách, nghị định cho
Ủy ban Dân tộc và Chính phủ; là cơ quan trực thuộc quốc hội => 1 tổ chức nằm trong cơ
cấu tổ chức của Quốc hội.

14. Bộ chính trị không phải là cơ quan hành chính nhà nước.
=> Đúng
=> Bộ chính trị thuộc Đảng, là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra BCH TW Đảng

15. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của UBND các cấp ở tất cả
các địa phương đều do HĐND cùng cấp bầu ra.
=> Sai
=> HẦU NHƯ ở các địa phương, UBND do HĐND bầu ra => Đó là cái chung >< Vẫn
có 1 số địa phương: Bỏ HĐND (VD: Ở HCM, bỏ HĐND quận và phường)
=> Chủ tịch UBND, phó và ủy viên do Chủ tịch UBND Thành phố bổ nhiệm

16. Tất cả cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo
→ Sai
=> Sai ở từ “tất cả"
=> Ở TW: CP, bộ và cơ quan ngang bộ
=> Căn cứ vào chế độ hoạt động: Chế độ tập thể lãnh đạo (bản thân cơ quan là tập thể:
CP; UBND các cấp => các nhiệm vụ, quyền hạn được thảo luận tập thể và biểu quyết
theo đa số) + chế độ thủ trưởng (người lãnh đạo có quyền lực cao nhất và chịu trách
nhiệm cao nhất về các quyết định)
→ Các cơ quan có thẩm quyền chung: thẩm quyền quản lý toàn diện: kinh tế, chính trị,
an ninh quốc phòng…. => KHÔNG hoạt động THUẦN TÚY theo chế độ tập thể lãnh
đạo => Thủ tướng CP còn có những thẩm quyền riêng, những vấn đề nào thuộc thẩm
quyền của thủ tướng CP => Không thuần túy mà vẫn đề cao vai trò của người đứng đầu.
=> Về cơ bản: CP vẫn hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo là chủ yếu
>< Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: sở, phòng…
=> Chỉ có CP và UBND là hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo; Bộ, các cơ quan
ngang bộ và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
17. Chủ tịch UBND cấp tỉnh không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
→ Đúng
=> Cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL chỉ có ở TW: Chủ tịch nước, Bộ
trưởng, Chánh án TAND Tối cao
=> Nếu chỉnh nhận định: UBND cấp tỉnh không có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL
→ Nhận định SAI

18. Phó Giám đốc sở do giám đốc sở bổ nhiệm


→ Sai
=> Phó Giám đốc sở do chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm; Giám đốc sở có quyền giới
thiệu cho chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm

19. Phòng Quản lý đô thị được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện
→ Sai
=> Nghị định 37/2014/NĐ-CP => sửa đổi: NĐ 108/2020/NĐ-CP
=> 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất + tùy vào tính chất đặc thù của các
đơn vị hành chính - lãnh thổ, có những cơ quan chuyên môn đặc thù
=> Tính chất của các đơn vị hành chính - lãnh thổ: Tính chất đô thị hoàn toàn (Quận) →
Thành lập phòng quản lý đô thị và phòng kinh tế; tính chất nông thôn (Huyện) → thành
lập phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn + phòng kinh tế và hạ tầng ; Tính chất đô
thị + nông thôn (Thành phố, thị xã thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW)
→ Thành lập phòng quản lý đô thị và phòng kinh tế
=> Phòng Quản lý đô thị CHỈ ĐƯỢC THÀNH LẬP ở các đơn vị hành chính cấp quận và
thành phố, thị xã thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW

20. Phòng Tư pháp là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương.
→ Sai
=> Nếu chỉnh nhận định: Phòng Nội vụ → Nhận định đúng
=> Liên quan về hành chính tư pháp, xây dựng và thực thi pháp luật + xử lý vi
phạm… → phòng tư pháp
B. Trắc nghiệm

1. B
=> Sở
2. D
=> Cấp cơ sở: Cấp thấp nhất:
=> 4 cấp độ chia đơn vị hành chính nhà nước:
+ Cấp TW → cấp vĩ mô
+ Cáp tỉnh → cấp chiến lược → nối TW với địa phương
+ Cấp huyện → cấp trung gian
+ Cấp xã → cấp cơ sở: Cấp thấp nhất, trực tiếp và gần dân nhất → triển khai hành
động
3. D
=> Câu B + C: Hành chính Nhà nước
=> Hành pháp: Xây dựng chính sách + tổ chức thực hiện pháp luật
4. C
=> Có vụ việc thì Tòa án mới xử lý >< Hành chính: thường trực với đời sống
5. A
=> Nghị định 123/2016/NĐ-CP => sửa đổi, bổi sung bằng nghị định 101/
=> Đọc phần cơ cấu tổ chức và phân biệt: Vụ, cục và tổng cục
+ Vụ: Tham mưu giúp bộ trưởng quản lý nhà nước, tham mưu tổng hợp/chuyên sâu
(VD: vụ giáo dục đại học, mầm non, thường xuyên… của bộ GD&ĐT)/quản trị
nội bộ (VD: tổ chức cán bộ; thi đua khen thưởng…)
+ Cục: Nằm bên trong bộ + tham mưu cho bộ trưởng + tổ chức thực hiện pháp luật,
đưa ra các quyết định cụ thể…đối với chuyên ngành của cục (VD: cục di sản văn
hóa trong bộ văn hoá, thể thao & du lịch…)
+ Tổng cục: Khác cục về quy mô: cũng tham mưu cho bộ trưởng các vđề liên quan
đến chuyên ngành + tổ chức thực thi các vđề lquan đến pháp luật + được tổ chức
trong những vđề lớn, thường không phân cấp hoặc phân cấp hạn chế (VD: Tổng
cục thuế, trực thuộc bộ tài chính - không phân cấp theo địa phương; chi cục thuế
thuộc cục thuế, không thuộc UBND; cục thuế thuộc tổng cục thuế, không thuộc
UBND…); có cơ cấu tổ chức đồ sộ: tổng cục bao gồm cục, thanh tra, đơn vị sự
nghiệp thuộc tổng cục…
=> Bộ tài chính có tổng cục thuế, ủy ban chứng khoán nhà nước (tổ chức tương đương
với tổng cục), tổng cục….
6.
7.
8.
9.
10.

You might also like