You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP GIỮA KÌ

Môn học: Nhà nước và Pháp luật đại cương

Mã học phần: THL1057 3

Giảng viên : Phan Thị Lan Phương


Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hồng
Mã sinh viên: 21051399
Lớp: QH-2021-E KTPT CLC 3
Đơn vị phụ trách: Trường Đại học Kinh tế

Hà Nội – T6/2022

1
Câu 1: Anh/chị hãy vẽ sơ đồ về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam? Nêu mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước?

QUỐC HỘI

Chủ tịch
nước

Hội đồng bầu Kiểm toán


cử quốc gia
nhà nước

Bộ, CQ ngang
Bộ, CQ thuộc Chính phủ TAND tối cao VKSND tối cao
chính phủ phủ

Nông thôn Đô thị Nông thôn Đô thị TAND VKSND


cấp cao cấp cao

Sở UBND UBND TP trực HĐND tỉnh HĐND TP trực TAND tỉnh, TP VKSND
tỉnh thuộc TW thuộc TW trực thuộc TW cấp tỉnh

Phòng UBND UBND UBND thị xã, HĐND HĐND thị TAND quận,huyện,
huyện
HĐND VKSND cấp
quận TP thuộc tỉnh, huyện quận xã, TP thị xã, TP thuộc
TP thuộc TP, thuộc tỉnh, tỉnh và tương đương
huyện
trực thuộc TW TP thuộc
TP trực
thuộc TW

Ban UBND xã UBND HĐND HĐND


UBND HĐND
phường thị trấn xã phường thị trấn

Sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1
Chú thích sơ đồ:
1. CQ: Cơ quan
2. TAND: Tòa án nhân dân
3. VKSND:Viện Kiểm sát nhân dân
4. TP: Thành phố
5. TW: Trung ương
6. HĐND: Hội đồng nhân dân
7. UBND: Uỷ ban nhân dân

- Mối quan hệ giữa các cơ quan trong nhà nước:


1. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước (CTN) và Quốc hội (QH)
+ CTN do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm (trong số đại biểu QH), theo sự giới thiệu
của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, có cùng nhiệm kỳ với nhiệm kỳ của QH.
+ QH quy định tổ chức và hoạt động của CTN
+ CTN chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước QH. QH có quyền bãi bỏ các văn bản
của CTN trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH.
+ Là đối tượng thuộc quyền giám sát tối cao của QH, CTN phải trả lời chất vấn trước
QH tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì QH có thể quyết định cho trả lời trước
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của QH, hoặc trả lời bằng văn bản.
+ Là đại biểu QH, CTN có quyền tham dự các kỳ họp của QH, biểu quyết những vấn đề
thuộc thẩm quyền của QH, trình dự án luật ra trước QH, chất vấn những chức danh do
QH bầu hoặc phê chuẩn.
+ Công bố Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH
+ Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó CTN, Thủ tướng, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đề nghị danh sách thành
viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.
+ Căn cứ vào nghị quyết của QH để ra các quyết định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP.
+ Công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố quyết định đại xá.
+ CTN là cơ quan có vị trí đặc biệt và giữ vai trò đặc biệt trong việc đảm bảo sự phối
hợp thống nhất giữa các bộ phận của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước (CTN) và Ủy ban thường vụ Quốc hội
(UBTVQH)
+ CTN có quyền yêu cầu UBTVQH triệu tập kỳ họp bất thường của QH.
+ CTN có quyền tham dự phiên họp của UBTVQH, nhưng không có quyền biểu quyết.
+ Công bố pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.
+ CTN có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của mình về các
vấn đề quy định tại điểm 8 và điểm 9 điều 91 trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp
lệnh hoặc nghị quyết thông qua. Nếu pháp lệnh hoặc nghị quyết đó vẫn được UBTVQH

2
biểu quyết tán thành mà CTN vẫn không nhất trí thì CTN trình QH xem xét tại kỳ họp
gần nhất (điểm 7 điều 103).
+ Căn cứ vào nghị quyết của UBTVQH để ra lệnh tổng động viên cục bộ, công bố tình
trạng khẩn cấp; trong trường hợp UBTVQH không thể họp được ban bố tình trạng khẩn
cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
3. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước (CTN) với Chính phủ (CP)
+ Tham gia vào việc thành lập CP: đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng
chính phủ; căn cứ nghị quyết của QH để ra các quyết định về bổ nhiệm, miễn nhiệm,
bãi nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các
thành viên khác của CP.
+ Tham dự các phiên họp của CP khi xét thấy cần thiết, có quyền phát biểu ý kiến
nhưng không có quyền biểu quyết hoặc CP sẽ mời CTN đến tham dự các phiên họp của
CP và trình CTN quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của CTN.
+ Hàng quý, sáu tháng, CP phải gửi báo cáo công tác đến CTN.
4. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước (CTN) với Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC)
và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)
+ Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC, Viện trưởng
VKSNDTC.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán TANDTC; Chánh án,
Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương; Phó viện trưởng và Kiểm sát
viên VKSNDTC.
+ Trong thời gian QH không họp, Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC phải
báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước CTN.
+ CTN bằng quyết định của mình, thành lập Hội đồng đặc xá để tham mưu, tư vấn giúp
CTN trong việc xem xét quyết định đặc xá. Hội đồng đó có sự tham gia của các cấp
lãnh đạo của cơ quan tư pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật.
5. Mối quan hệ giữa Chính phủ (CP) với Quốc hội (QH)
+ QH bầu ra Thủ tướng Chính Phủ theo sự đề nghị của CTN. QH phê chuẩn đề nghị của
Thủ tướng về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và
các thành viên khác của CP.
+ Thủ tướng Chính Phủ có quyền đề nghị QH thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và cơ quan
ngang bộ; trình QH phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó
Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của CP.
+ Thủ tướng Chính Phủ chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác với QH, Ủy
ban thường vụ Quốc hội.

6. Mối quan hệ giữa Chính phủ (CP) và Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh
Theo điều 20, Luật tổ chức CP ngày 25/12/2001, Thủ tướng Chính Phủ có nhiệm vụ,
quyền hạn:

3
+ Lãnh đạo công tác của Chủ tịch UBND các cấp.
+ Quy định chế độ làm việc của TT với Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
+ Miễn nhiệm, điều động, cách chức CT, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị của UBND và Chủ tịch
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản
của các cơ quan Nhà nước cấp trên.
7. Mối quan hệ giữa Chính phủ (CP) và Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh
Theo luật tổ chức CP, Thủ tướng Chính Phủ có quyền:
+ Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời
đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
8. Mối quan hệ giữa Chính phủ (CP) với Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)
Theo điều 40, Luật tổ chức CP:
+ CP phối hợp với TANDTC và VKSNDTC trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống
các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật, giữ vững kỷ cương, pháp luật nhà
nước, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và các chủ trương, chính sách của
Nhà nước.
+ CP mời Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC dự các phiên họp của CP về
các vấn đề có liên quan.
9. Mối quan hệ giữa Quốc hội (QH) và Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH)
+ QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy
viên UBTVQH.
+ QH xem xét báo cáo của UBTVQH.
+ QH bãi bỏ các văn bản của UBTVQH trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH.
+ UBTVQH tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp QH.
+ UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
+ UBTVQH ra pháp lệnh về những vấn đề được QH giao.
+ UBTVQH giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH trình QH quyết
định hủy bỏ những văn bản trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH.
+ UBTVQH chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng nhân dân và các ủy
ban của QH; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu QH.
+ UBTVQH, trong trường hợp QH không họp được, quyết định việc tuyên bố tình trạng
chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo QH xem xét, quyết định tại kỳ họp
gần nhất của QH.
+ UBTVQH, tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của QH.

4
10. Mối quan hệ giữa Quốc hội (QH) với Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)
+ QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC.
+ QH quy định tổ chức và hoạt động của TAND, VKSND
+ Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước QH; trong thời gian QH không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước
UBTVQH và CTN.

Câu 2: Hãy trình bày về trách nhiệm pháp lý? ( Khái niệm, cơ sở của trách nhiệm
pháp lí, các dạng của trách nhiệm pháp lý và lấy ví dụ minh họa)
- Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh
chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được
quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc
khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí chỉ
xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tế không có vi
phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lí chỉ
được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
- Các dạng của trách nhiệm pháp lý:
Trách nhiệm pháp lý bao gồm các dạng sau:
+ Trách nhiệm hình sự: Loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với
người phạm tội.
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu
sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp
cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
Trách nhiệm hình sự gồm có: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời
hạn, tù chung thân, tử hình. Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều
hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc
nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân
nhân, tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.
- Ví dụ: A do bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê đã cùng đồng bọn đột nhập vào nhà M trộm
cắp. Khi A dắt chiếc xe máy của M ra ngoài cổng (chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì
bị T (hàng xóm nhà M) bắt giữ. A lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào
ngực T khi T cố tình ngăn cản không cho A chạy thoát rồi bỏ chạy. Anh T sau đó đã
tử vong. Trong trường hợp này A phải chịu trách nhiệm hình sự vì tội giết người và
trộm cắp tài sản.

5
+ Trách nhiệm dân sự: loại trách nhiệm pháp lý do tòa án áp dụng đối với cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi,
cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi
phạm.
- Ví dụ: H là sinh viên năm nhất lên Hà Nội để học đại học. H có tìm hiểu và quyết
định thuê trọ nhà bà N. Bà N và H kí kết hợp đồng thuê nhà có thời hạn 1 năm, điều
khoản ghi rõ nghĩa vụ và quyền của mỗi bên. Tuy nhiên, H mới ở được 2 tháng, bà N
lại đuổi H đi với lý do cho anh K thuê với giá cao hơn. Trường hợp này bà N phải
chịu trách nhiệm dân sự vì vi phạm hợp đồng
+ Trách nhiệm pháp lý hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước
áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Trách nhiệm pháp lý hành chính
gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc.
- Ví dụ: Anh B điều khiển xe máy khi tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo
hiểm và vượt đèn đỏ bị Công an yêu cầu dừng lại. Trong trường hợp này B phải chịu
trách nhiệm hành chính do vi phạm luật giao thông.
+ Trách nhiệm pháp lí kỉ luật là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp
dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân của cơ quan, tổ chức mình khi họ
vi phạm kỉ luật lao động thường bị khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ công tác … buộc thôi
việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn ( sa thải).
Ví dụ: Công ty X quy định nhân viên phải mặc đồng phục vào thứ hai và thời gian làm
việc từ 8 giờ đến 17 giờ. Chị P là nhân viên công ty nhưng lại không mặc đồng phục và
thường xuyên đi làm lúc 9 giờ. Dù bị nhắc nhở nhiều lần nhưng chị P vẫn không thay
đổi. Trường hợp này chị P phải chịu trách nhiệm kỉ luật vì làm trái với quy định công
ty.

You might also like