You are on page 1of 5

CÁC QUY TẮC VỀ TIẾP XÚC CỬ TRI ĐỐI VỚI ĐẠI BIỂU HỘI

ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ


Trần Lương Bằng
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Định

Hoạt động TXCT gắn liền với việc thực hiện các chức năng của người
đại biểu nhân dân, là nguồn cung cấp chất liệu sinh động từ đời sống để đại
biểu thực hiện tốt hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng
của địa phương. Do đó, người đại biểu HĐND phải nắm vững các quy tắc
luật định đối với hoạt động tiếp xúc cử tri để vận dụng có hiệu quả vào thực
hiện nhiệm vụ của mình.
1.. Về trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND
Tính luật định: Điều 39, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân 2003 quy định:
"Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị
bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản
ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một
lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả
lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có
trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích
các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân thực
hiện các nghị quyết đó".
Do tính chất quan trọng của hoạt động tiếp xúc cử tri nên để cụ thể
hóa quy định nói trên, Quy chế hoạt động cùa Hội đồng nhân dân được ban
hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005
giành riêng Mục 1, Chương V, với 9 điều (từ Điều 38 đến Điều 46) để quy
định chi tiết mang tính luật định về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu
Hội đông nhân dân.
2. Quy tắc về TXCT
a. Hình thức và thời gian tiếp xúc cử tri
Đại biểu HĐND có thể tiếp xúc cử tri theo 2 hình thức chú yếu sau:

1
* Hội nghị tiếp xúc cử tri: có các hình thức sau:
- Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp
HĐND:
+ Hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp phải được tổ chức chậm nhất
là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp;
+ Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp phải được tổ chức chậm nhất 15
ngày sau ngày bế mạc kỳ họp.
- Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của
đại biểu;
- Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri theo chuyên đề.
* Trực tiếp gặp gỡ cử tri hoặc nhóm cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện
vọng của cử tri hoặc tìm hiểu, thu thâp thông tin về những vấn đề mà đại
biểu quan tâm (Khoản 6, Điều 38, Quy chế).
b. Địa điểm tiếp xúc cử tri:
Với các hình thức tiếp xúc cử tri nói trên, địa điểm để đại biểu thực
hiện TXCT có thể là:
- Tại địa điểm được ấn định theo sự chuẩn bị thống nhất của Thường
trực HĐND, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Tổ đại biểu mà
đại biểu là thành viên (VD: tổ chức tiếp xúc cử tri theo từng thôn, từng xã,
hoặc liên thôn, liên xã…)
- Tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc;
- Tại hộ dân.
c. Mục đích và nội dung
Đối với hình thức Hội nghị TXCT định kỳ, mục đích và nội dung Hội
nghị TXCT trước và sau kỳ họp được quy định rõ như sau:
- Mục đích và nội dung Hội nghị TXCT trước kỳ họp:
+ Nhằm thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn đề
thuộc chương trình, nội dung kỳ họp;
+ Nhằm thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri với Hội đồng
nhân dân và các cơ quan nhà nước hữu quan tại địa phương;
- Mục đích và nội dung Hội nghị TXCT sau kỳ họp:

2
+ Nhằm báo cáo kết quả kỳ họp, kết quả giải quyết kiến nghị của cử
tri;
+ Nhằm phổ biến và giải thích các Nghị quyết của HĐND và tuyên
truỳen, vận động nhân dân thực hiện các Nghị quyết đó.
Như vậy, mục đích và nội dung của Hội nghị TXCT trước và sau kỳ
họp có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau.
Ngoài ra , đối với Hội nghị TXCT được tổ chức vào cuối năm còn
được kết hợp với nội dung để đại biểu HĐND báo cáo với cử tri ở đơn vị
bầu ra mình về kết quả hoạt động trong năm, phương hướng và nhiệm vụ
hoạt động trong năm tới của cá nhân mình và của Hội đồng nhân dân.
d. Thành phần tham dự
Tùy theo hình thức tiếp xúc cử tri mà thành phần có thể bao gồm:
* Chủ thể tiếp xúc cử tri:
- Cá nhân đại biểu;
- Tổ đại biểu
* Đối tượng tiếp xúc:
- Cử tri;
- Đại diện cử tri
- Cán bộ chủ chốt tại địa bàn cơ sở nơi tiếp xúc cử tri (cán bộ Đảng,
đoàn thể, Trưởng thôn/bản…);
* Chủ thể tham gia:
- Đại diện Ủy ban Mặt trên Tổ quốc VN cấp đại biểu được bầu;
- Đại diện Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN
và các tổ chức thành viên ở địa phương nơi tổ chức TXCT;
- Ngoài các thành phần nói trên, tùy theo nội dung của Hội nghị
TXCT mà có thể mời đại diện các cơ quan liên quan đến vấn đề bức xúc tại
địa phương (đã dự liệu trước) để tham gia việc cung cấp thông tin, giải trình
những vấn đề liên quan mà cử tri có thể nêu tại Hội nghị.
e. Cơ chế bảo đảm
Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ,
công chức ở địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có

3
trách nhiệm cung cấp tư liệu, thông tin, bảo đảm nơi tiếp xúc cử tri và tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt
trận tạo điều kiện để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý
kiến, nguyện vọng và kiến nghị của nhân dân với Hội đồng nhân dân.
f. Quy trình xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động TXCT
* Xây dựng kế hoạch TXCT
Quy trình xây dựng kế hoạch TXCT
Kế Kế Chương Thông
hoạch hoạch trình báo về
CT
hoạt TXCT TXCT Tổ chức
tiếp
động hàng của xúc cử TXCT
của năm Tổ đại tri cụ
HĐND của biểu thể
HĐND

* Trình tự, diễn biến Hội nghị TXCT

Bước Người tiến hành - Nội dung hoạt động Ghi chú
Vai trò

1 Đại diện Ban - Tuyên bố lý do; Nếu tổ chức TXCT tại cơ


Thường trực MTTQ quan thì BCH Công đoàn cơ
- Giới thiệu thành phần HN;
cấp đại biểu được quan chủ trì HN
bầu - chủ trì hội nghị - Giới thiệu chương trình, nội
dung HN;
- Cử thư ký ghi biên bản

2 Đại biểu HĐND - Báo cáo với cử tri về: - Nếu là HN sau kỳ họp thì
báo cáo về kết quả kỳ họp,
+ Dự kiến chương trình, nội
kết quả giải quyết kiến nghị
dung kỳ họp;
của cử tri;
+ Tinh hình triển khai NQ của
- Nếu là HN sau kỳ họp cuối
HĐND về kinh tế - xã hội địa
năm thì báo cáo thêm về hoạt
phương;
động của đại biểu và của
HĐND

4
3 Cử tri Phát biểu ý kiến, kiến nghị

4 Đại diện UBND, các Trả lời, phản hổi những vấn đề
cơ quan hữu quan cử tri nêu thuộc trách nhiệm,
thẩm quyền giải quyết

5 Đại biểu HĐND Phát biểu tiếp thu ý kiến, kiến


nghị của cử tri

5 Đại diện Ban Phát biểu tổng kết, bế mạc HN


Thường trực MTTQ

You might also like