You are on page 1of 5

Đề bài: Tháng 8 năm 2020, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Đề án

thành lập thành phố Thủ Đức (xem Đề án tại: https://www.hataland.com/thanh-


pho-thu-duc).
Ngày 09 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết
số 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp
xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh (xem:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-1111-NQ-
UBTVQH14-2020-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-huyen-cap-xa-Ho-Chi-Minh-
460049.aspx).
Qua việc tìm hiểu hai (02) văn bản trên và các văn bản, thông tin liên quan, sinh
viên hãy:
1. Xác định địa vị pháp lý của thành phố Thủ Đức (kèm theo căn cứ pháp lý);
2. Vẽ sơ đồ tổ chức cơ quan nhà nước của thành phố Thủ Đức;
3. Theo phương án nhân sự (xem: https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/chinh-
quyen-tp-thu-duc-truc-thuoc-tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-hoat-dong-632665/ )
thành phố Thủ Đức sẽ có một (01) Chủ tịch và bốn (04) Phó Chủ tịch UBND
thành phố. Anh/Chị cho biết phương án nhân sự trên có hợp pháp không? Tại
sao?

1. Địa vị pháp lý của thành phố Thủ Đức


Theo điều 51 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 cụ thể là: “Chính quyền
địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân(HĐND)
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và
Ủy ban nhân dân(UBND) thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc trung ương”. Ta có thể thấy được chính quyền địa phương của
thành phố Thủ Đức sẽ có HĐND và UBND. ‘
Theo quy định của khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, việc
phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí sau: i) Quy mô dân số; ii)
Diện tích tự nhiên; iii) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội; iv) Số đơn vị hành
chính trực thuộc; v) Các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông
thôn, đô thị, hải đảo. Tuy nhiên thực tế không phải đơn vị hành chính nào cũng
được phân loại theo 5 tiêu chí trên. Trong các tiêu chí trên thì hai tiêu chí là quy
mô dân số và diện tích tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng.
Cụ thể hóa hai tiêu chí này, UBTVQH ban hành Nghị quyết số
1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và
phân loại đơn vị hành chính (Nghị quyết số 1211). Tiêu chí quy mô dân số và
diện tích tự nhiên được tính điểm để phân loại đơn vị hành chính tỉnh. Theo đó,
nếu dân số từ 500.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 500.000 người
thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30
điểm; diện tích tự nhiên từ 1.000 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 1.000
km2 thì cứ thêm 200 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30
điểm. Qua đó có thể thấy được thành phố Thủ Đức có quy mô dân số là hơn
1.013.795 người thì sẽ tương đương với 18.55 điểm và diện tích tự nhiên là gần
211.56 km2 tương đương với 10 điểm. Với quy mô dân số thì thành phố Thủ
Đức có số dân đông hơn 20 tỉnh khác. Tuy nhiên về diện tích thì thành phố Thủ
Đức lại không bằng các đơn vị hành chính cấp tỉnh khác. Nếu tính cả hai tiêu chí
là quy mô dân số và diện tích tự nhiên thì thành phố Thủ Đức có thể sánh ngang
với các đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích nhỏ và quy mô dân số không
đông.
Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của thành phố Thủ Đức:
Đối với HĐND thành phố Thủ Đức: Cần tập trung vào hoạt động giám sát việc
tuân theo Hiến pháp, pháp luật của UBND thành phố Thủ Đức. Theo logic pháp
lý, khi tăng thẩm quyền cho UBND thành phố Thủ Đức càng lớn bao nhiêu thì
càng phải thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố Thủ Đức
bấy nhiêu để hạn chế tình trạng lạm quyền, tùy tiện. Ngoài ra, theo Nghị quyết
của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Tp. HCM, tại các phường thuộc
thành phố Thủ Đức sẽ không tổ chức HĐND. Chính vì vậy, việc HĐND thành
phố Thủ Đức thực hiện chức năng giám sát hoạt động của UBND, Chủ tịch
UBND phường trực thuộc cũng phải được quy định cụ thể về trình tự, cách thức
thực hiện. Việc giám sát hoạt động của cả UBND thành phố Thủ Đức lẫn UBND
các phường trực thuộc là không đơn giản bởi nội dung, phương thức, thủ tục tổ
chức giám sát sẽ có rất nhiều những khác biệt.
Đối với UBND, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức: Pháp luật hiện hành trao
cho HĐND “quyền bầu”, mà lại trao “quyền phê chuẩn” kết quả bầu đó, quyền
điều động và miễn nhiệm cho Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp là mâu thuẫn.
Do đó, nhằm bảo đảm cơ chế đặc thù cho thành phố Thủ Đức, cần mạnh dạn trao
quyền bổ nhiệm Chủ tịch UBND phường trực thuộc cho Chủ tịch UBND thành
phố Thủ Đức. Bước đi này sẽ khắc phục được một cách cơ bản tình trạng “tính
hai mặt” trong cơ chế hoạt động của Chủ tịch UBND phường. Hơn nữa, khi Chủ
tịch UBND thành phố Thủ Đức bổ nhiệm Chủ tịch UBND phường trực thuộc,
một mặt sẽ “bảo đảm thẩm quyền hành chính theo hướng dân chủ pháp quyền
mà ưu thế thuộc về người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên”; mặt khác, sẽ
tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu UBND phường trực
thuộc, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chủ trương phân cấp mạnh mẽ cho
chính quyền địa phương nói chung và cho chính quyền thành phố Thủ Đức nói
riêng.
Đối với UBND, Chủ tịch UBND các phường trực thuộc: Khi đã thừa nhận tăng
quyền cho UBND, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức thì việc tăng quyền cho
UBND, Chủ tịch UBND các phường trực thuộc cũng là một việc cần được quan
tâm xem xét kỹ lưỡng. Việc quản lý phải được thực hiện một cách đồng bộ,
thông suốt. Do đó, việc tăng quyền phải mang tính hệ thống bởi không thể có
trạng thái các bộ phận cấu thành hoạt động không tốt mà lại tạo thuận lợi cho
máy chủ hoạt động hiệu quả. Các bộ phận cấu thành (UBND, Chủ tịch UBND
các phường trực thuộc) phải có thực quyền thì cỗ máy cái (UBND, Chủ tịch
UBND thành phố Thủ Đức) mới có thể thực hiện tốt chức năng quản lý. Hiện
nay, Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Tp. HCM tuy có đề cập đến
nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương nhưng các quy định này chưa cụ thể, rõ ràng và vẫn mang tính chất
cào bằng với UBND ở đơn vị hành chính cấp xã. Thậm chí, có những quyền vốn
dĩ thuộc về UBND cấp xã nhưng Nghị quyết lại không thừa nhận cho UBND
phường ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Đơn cử, theo quy
định của Điều 4 Luật Ban hành VBQPPL, UBND cấp xã có quyền ban hành
VBQPPL với tên gọi là quyết định. Thậm chí Điều 144, Điều 145 Luật Ban hành
VBQPPL còn quy định rất cụ thể thủ tục soạn thảo và ban hành VBQPPL của
UBND cấp xã.
Khi Quốc hội thảo luận thông qua Luật Ban hành VBQPPL, có ý kiến cho rằng,
“do phạm vi địa giới của xã, phường, thị trấn khá nhỏ và sự khác biệt về các vấn
đề tự nhiên, xã hội của các xã, phường, thị trấn trong một huyện, quận không
nhiều nên gần như không có yếu tố đặc thù cần có những quy định riêng. Mặt
khác, để tránh sự tản mạn của pháp luật, việc quy định thẩm quyền ban hành
VBQPPL của chính quyền cấp xã (gồm HĐND cấp xã và UBND cấp xã) là
không cần thiết”. Tuy nhiên, khi thông qua Luật Ban hành VBQPPL, Quốc hội
vẫn quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp
xã (trong đó có UBND phường). Đối chiếu với các quy định này thì UBND
phường ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đương nhiên có
quyền ban hành VBQPPL. Tuy nhiên, Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị
tại Tp. HCM lại “tước đi” quyền này của UBND phường ở thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, quy định này không những không
tăng quyền cho UBND các phường trực thuộc mà vô hình trung còn làm giảm
thẩm quyền của chủ thể này. Đây là một điều cần được sửa đổi nhằm thúc đẩy sự
phát triển của thành phố Thủ Đức.
2. Sơ đồ

Tổ chức cơ quan nhà nước thành phố Thủ Đức

HĐND UBND TAND


VKSND
TP. Thủ Đức TP. Thủ Đức TP. Thủ Đức
TP. Thử Đức

Toà Hình
Toà Kinh tế
sự
UBND
34 Phường Toà Toà Xử lý
Dân sự hành chính

Toà Gia
đình và
người chưa
thành niên

3. Theo em phương án nhân sự trên không hợp pháp. Theo như điều 55 khoản
của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 cụ thể là:
“Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực
thuộc trung ương gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực
thuộc trung ương loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; thị xã, thành phố thuộc
tỉnh,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II và loại III có không
quá hai Phó Chủ tịch.”
Thành phố Thủ Đức là đô thị loại I vì vậy nếu như theo điều 55 khoản 1 thì
thành phố Thủ Đức đáng ra chỉ có tối đa ba phó chủ tịch. Tuy nhiên như đã nói ở
trên đề bài thành phố Thủ Đức sẽ có một (01) Chủ tịch và bốn (04) Phó Chủ tịch
UBND thành phố. Vì vậy theo em phương án nhân sự trên không hợp pháp.

You might also like