You are on page 1of 3

Vị trí pháp lý của thành phố Thủ Đức:

Chính quyền địa phương của thành phố Thủ Đức là chính quyền cấp huyện, thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương.
Khoản 2 điều luật tổ chức chính quyền địa phương: Huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
cấp huyện);
Điều 51 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định, chính quyền địa phương
ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương
gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương. Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Tp. HCM ngày
16/11/2020 cũng khẳng định chính quyền địa phương ở thành phố thuộc Tp. HCM
có HĐND và UBND. Do đó, cơ cấu chính quyền của thành phố Thủ Đức gồm
HĐND thành phố và UBND thành phố.
Theo quy định tại Điều 4, Nghị quyết số 1210 /2016/UBTVQH 13 của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, ngày 10/11/2020, Chính phủ đã công nhận
kết quả rà soát, đánh giá khu vực thành lập thành phố Thủ Đức là Đô thị loại 1 trực
thuộc Tp. HCM.
1. Đề án thành lập xác định thành phố Thủ Đức là đơn vị hành chính cấp
huyện.
Căn cứ theo khoản 11, 12, 13; Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020 (Luật Ban hành
VBQPPL):
 HĐND thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi là nghị quyết và UBND thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật với tên gọi là quyết định.
 Xét về vị trí thang bậc pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
địa phương thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương xếp sau văn
bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt. Do đó, thẩm quyền của thành phố Thủ Đức cũng không thể
ngang với thẩm quyền của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 110 Hiến pháp 2013:
 Thành phố Thủ Đức là một đơn vị hành chính do UBTVQH thành lập nên
không thể có thẩm quyền vượt hơn một đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
do Quốc hội thành lập.

Câu 3 Theo phương án nhân sự, thành phố Thủ Đức sẽ có một (01) Chủ tịch
và bốn (04) Phó Chủ tịch UBND thành phố.
Phương án nhân sự trên là không hợp pháp. Căn cứ theo:
Khoản 1, Điều 110 Hiến pháp 2013: 1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc
trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương
đương;
- Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành
phường và xã; quận chia thành phường.
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Khoản 2, Điều 2 luật tổ chức chính quyền địa phương: Huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp huyện);
Điều 51 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính các cấp: Trong kỳ
họp đầu tiên, Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch,
uỷ viên thư ký và các uỷ viên khác của Uỷ ban hành chính.
Điều 4, Nghị quyết số 1210 /2016/UBTVQH 13 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về
phân loại đô thị;
Mục b, Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quy định
số lượng phó chủ tịch ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn
nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên ủy ban nhân dân: Quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có
không quá 03 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II, loại III có không quá 02
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

You might also like