You are on page 1of 14

ÔN TẬP HỌC PHẦN KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH

CHÍNH
Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch
giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn
Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là
cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
I. TRẮC NGHIỆM
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2020.
Nghị định số 30/2022/NĐ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về công
tác văn thư.
Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Bản thảo là bản được viết hình thành trong quá trình soạn thảo
một văn bản của cơ quan, tổ chức.
Đúng, Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 30 về công tác văn thư năm
2020, bản thảo văn bản là bản được viết tay hoặc đánh máy, hình thành trong
quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức.
2. Bản gốc là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức có đóng dấu đỏ
theo quy định.
Sai, Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 30 về công tác văn thư năm
2020,“Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản,
được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên
văn bản điện tử.
4. Hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan quản lý ngành quy định.
Đúng, Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 30 về công tác văn thư năm
2020, Văn bản chuyên ngành” là văn bản hình thành trong quá trình thực hiện
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu
cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
5. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo quy định
của Bộ Nội vụ.
Đúng,Theo điều 35, nghị định 30 về trách nhiệm công tác văn thư, Bộ nội vụ
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư.
Bộ Nội vụ ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ kèm theo
Quyết định 1032/QĐ-BNV ngày 01/12/2020.
6. Hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
do cơ quan Trung ương của tổ chức quy định.
Đúng, - (theo HD số 36-HD/VPTW NGÀY 3/4/2018 của Văn phòng Trung
ương Đảng về việc hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày của Đản )
- (theo HS SỐ 91/HD-MTTW-BTT hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình
bày văn bản ngày 8/4/2013 của Ban thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt
Nam)
- (theo HD số 29 HD/TW-VP về thể thức văn bản của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh)
7. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình
bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng văn bản hành chính của
cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
Sai, Theo Khoản 3 Điều 18 Nghị định 30 về công tác văn thư năm 2020,
Đúng, Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi,
thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương. Văn bản đã phát hành nhưng
có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính
bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
8. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được
thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương của cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản.
Đúng, Theo Khoản 3 Điều 18 Nghị định 30 về công tác văn thư năm
2020, Đúng, Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa
đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương. Văn bản đã phát hành
nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được
đính chính bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
9. Việc tiếp nhận các dự thảo văn bản trình người có thẩm quyền
xem xét, duyệt ký ban hành là nhiệm vụ của trưởng phòng chuyên môn.

10. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế
hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
Sai. Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP bổ sung quy định: Người được ký
thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay tại khoản 4, Điều 13: “Người đứng
đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức
ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho
cấp phó ký thay. Việc giao thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế
làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức”.
11. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn
phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa
lệnh (TL.) một số loại văn bản.
Đúng. Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP bổ sung quy định: Người được
ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay tại khoản 4, Điều 13: “Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ
chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại
cho cấp phó ký thay. Việc giao thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy
chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức”.
12. Đối với những đơn vị hành chính được đặt tên theo tên người,
bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì khi ghi địa danh phải ghi tên gọi đầy
đủ của đơn vị hành chính.
Đúng. Theo Điểm a, khoản 1, điều 9, Thông tư số 01/2011/TT-BNV của
Bộ Nội vụ: Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy
định: “Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính
(tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở;
đối với những đơn vị hành chính được đặt tên theo tên người, bằng chữ số hoặc
sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó”.
13. Quyết định số 304/QĐ-UBND là văn bản chứa đựng quy tắc xử
sự chung.
Đúng. Theo Điều 4, Điều 28 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015 như quy định loại văn bản Quyết định của UBND là một trong
các văn bản có chứa quy phạm pháp luật nên sẽ chứa đựng những quy tắc xử sự
chung áp dụng đối với phạm vi quản lý hành chính của UBND đó.
14. Văn bản quy pháp pháp luật là văn bản thuộc thẩm quyền ban
hành của tất cả các cơ quan, tổ chức.
Sai. Văn bản quy pháp pháp luật là văn bản thuộc thẩm quyền ban hành
theo quy định tại chương 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 chứ không phải tất cả các cơ quan, tổ chức nào cũng có thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật.
15. Văn bản quy pháp pháp luật là văn bản có chứa đựng quy tắc xử
sự riêng.
Sai. Theo Điều 4, Điều 28 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015 như quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa
quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự,
thủ tục quy định trong Luật này”, ngoài ra văn bản quy phạm pháp luật còn
mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần, với nhiều đối tượng có hiệu
lực trên toàn quốc hoặc từng địa phương nhất định
16. Văn bản hành chính là văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của
tất cả các cơ quan, tổ chức.
Sai. Vì trong văn bản hành chính chia thành hai loại là văn bản hành
chính thông thường có nhiều tác giả ban hành nhưng văn bản hành chính cá
biệt có chứa đựng những quy phạm pháp luật thì phải do các cơ quan, đơn vị
theo quy định của pháp luật.
17. Công điện của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy phạm pháp
luật.
Đúng. Vì theo Theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định: Nghị quyết
(cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo,
hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản,
tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy
quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển,
phiếu báo, thư công.19. Chỉ thị tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn là văn bản quy phạm pháp luật.
18. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là văn bản hành chính.
Sai. Vì theo Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì văn bản
hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt),
chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế
hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công
văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới
thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.19. Chỉ thị
tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là văn bản quy
phạm pháp luật. Do vậy Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn không là văn bản
hành chính mà đây là một loại văn bản chuyên ngành.
19. Chỉ thị tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn là văn bản quy phạm pháp luật.
Sai. Vì theo hệ thống các văn bản pháp luật được quy định tại Điều 4.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015 thì không có quy định chỉ thị là văn bản quy phạm pháp luật.
20. Quyết định ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Trường
Đại học X là văn bản quy phạm pháp luật.
Sai. Vì đây chỉ là quyết định của một đơn vị sự nghiệp trong quá trình
hoạt động, không thuộc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được quy
định tạo Điều 4, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
21. Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Y công bố bộ thủ tục hành
chính ghi thẩm quyền ký như sau:
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn A
Sai. Vì đây là Quyết định trong quá trình tổ chức và hoạt động của cơ
quan nên người đứng đầu cơ quan là Chủ tịch UBND tỉnh Y sẽ kí trực tiếp.
22. Văn bản do Trưởng phòng Quản lý đào tạo của Học viện Cán bộ
được giám đốc uỷ nhiệm trong quy chế làm việc ghi hình thức và thẩm
quyền ký văn bản như sau:
TL. GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Nguyễn Văn A
Đúng. Vì theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP bổ sung quy định: Người
được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay tại khoản 4, Điều 13:
“Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ
quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được
giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao thừa lệnh phải được quy định cụ thể
trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức”.
23. Thành phần tên cơ quan, tổ chức trên văn bản do UBND
phường 12 (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) ban hành được
trình bày như sau:
QUẬN BÌNH THẠNH
UBND PHƯỜNG 12
Sai. Vì theo quy định tạo Nghị định 30 phần tên đơn vị được ghi phía
trên là tổ chức, cơ quan chủ quản chứ không phải là một địa điểm. Nhưng đây
là văn bản của Ủy ban Nhân dân thì chủ ghi như sau: UBND PHƯỜNG 12, vì
văn bản này chỉ áp dụng cho trong một địa phương theo phạm vi quản lý.
24. Thành phần số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được
trình bày như sau:
Số: 02/2022/L-QH14
Số: 06/2022/NQ-QH14
Số: 02/2022/L-QH14, Cách ghi này sai vì không nằm trong quy định 27
tên loại văn bản viết tắt theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP bổ sung quy định.
Số: 06/2022/NQ-QH14 Cách ghi này đúng vì nằm trong quy định 27 tên
loại văn bản viết tắ theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP bổ sung quy định.
25. Thành phần số, ký hiệu công văn do Văn phòng thay mặt Sở
Công thương soạn thảo được trình bày như sau:
Số: 123/CV-SCT-VP – Cách ghi này sai vì Công văn là văn bản không
có tên loại được phép viết tắt theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP bổ sung quy
định.
26. Thành phần số, ký hiệu trên quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn
Văn A giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Nội vụ do Chủ tịch UBND tỉnh X ký
ban hành được trình bày như sau:
Số: 786/2022/QĐ-CT – Cách ghi này sai vì CT không phải là kí hiệu
viết tắt của văn bản hành chính với lại sau tên loại văn bản phải là tên đơn vị
ban hành văn bản theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, Viết đúng phải là Số:
786/2022/QĐ-UBND
27. Thành phần số, ký hiệu trên báo cáo cải cách hành chính của Sở
Nội vụ tỉnh X được trình bày như sau:
Số: 123/BC-SNV-CCHC – Cách ghi này sai, vì thừa cụm CCHC đây là
phần nội dung văn bản sẽ ghi ở phần sau, còn trên phần Số kí hiệu văn bản thì
không ghi, điều này đã được Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định
28. Số, ký hiệu báo cáo của Ủy ban nhân dân phường Bến Nghé,
Quận 1 được trình bày như sau:
Số: 213-BC/UBND, Sai vì giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo
(/), giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-), không
cách chữ, điều này đã được Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định
29. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản trên văn bản quy phạm
pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân
các cấp ban hành là ngày tháng năm văn bản được ký ban hành.
Sai. Vì trong một số trường hợp Văn bản quy phạm pháp luật phải được
gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra.
Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc ký chứng thực, ký
ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật khác, cơ quan, người có thẩm
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm gửi văn bản đến cơ
quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 164 của Luật này để giám sát,
cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 165, khoản 1 Điều 166 hoặc
khoản 1 Điều 167 của Luật này để kiểm tra.
30. Thành phần địa danh ghi trên văn bản của UBND phường
Nguyễn Cư Trinh (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) được trình bày như
sau:
Nguyễn Cư Trinh, ngày 10 tháng 5 năm 2022
Sai, vì theo phụ lục 1, Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định đối với
những đơn vị hành chính được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện
lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó.
31. Thành phần địa danh ghi trên văn bản của UBND tỉnh Khánh
Hòa được trình bày như sau:
Nha Trang, ngày 15 tháng 4 năm 2022
Đúng, vì theo phụ lục 1, Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định địa danh
ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là tên gọi chính
thức của đơn vị hành chính nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở.
32. Thành phần địa danh ghi trên văn bản của UBND thành phố
Vĩnh Long (thuộc tỉnh Vĩnh Long) được trình bày như sau:
Vĩnh Long, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Sai, vì theo phụ lục 1, Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định đối với tên
cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản đóng trụ sở. Thì tên đại danh đó phải viết đầy
đủ cả cấp chính quyền của minh.
33. Bố cục nội dung của quyết định (cá biệt) được trình bày theo
trình tự: Điểm, điều, khoản.
Sai, Bố cục nội dung của quyết định (cá biệt) được trình bày theo trình
tự: Chương, Điều, Khoản, Điểm.

34. Bố cục nội dung của chỉ thị được trình bày theo trình tự: Điều,
khoản, điểm.
Sai.
35. Quyền hạn, chức vụ được ghi trên các nghị quyết (quy phạm
pháp luật) do Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Y ký ban hành được trình
bày như sau:
CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn A
Sai, vì nghị quyết là loại văn bản được thông qua bởi chế độ làm việc
tập thể nên phải được ký dưới dạng kí thay mặt do đó cách kí trực tiếp bằng
chức vụ của ông Nguyễn Văn như trên là sai. Điều này được quy định tại
khoản 2, Điều 13, Nghị định 30/2020/NĐ-CP:
2. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn
bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được
thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo
ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân
công phụ trách.
36. Quyền hạn, chức vụ được ghi trên các văn bản do Giám đốc Sở
Công thương tỉnh Y ký ban hành được trình bày như sau:
TM. SỞ CÔNG THƯƠNG
GIÁO ĐỐC

Nguyễn Văn A
Sai, vì Sở Công thương là cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng nên
Giám đốc Sở sẽ kí trực tiếp nên do việc việc kí thay mặt như trên là sai. Điều
này được quy định tại khoản 1, Điều 13, Nghị định 30 về Công tác văn thư, lưu
trữ năm 2020:
1. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ
quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực
được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng
đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như
cấp phó ký thay cấp trưởng.

37. Quyền hạn, chức vụ được ghi trên các văn bản do Phó Giám đốc
Học viện Cán bộ được trình bày như sau:
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn A
Sai, vì Phó Giám đốc là người được người đứng đầu Học viện Cán bộ là Giám
đốc ủy quyền cho cấp phó quản lý một số vấn đề trong quá trình hoạt động của
tổ chức, nên vì vậy trên các văn bản thuộc phạm vi ủy quyền quản lý thì cấp
phó được kí dưới hình thức kí thay chứ không được phép kí trực tiếp như trên.
Điều này đã được quy định tại khoản 4, điều 13, Nghị định 30/2020/NĐ-CP:
“Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ
quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được
giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể
trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.”
38. Quyền hạn, chức vụ được ghi trên văn bản do Trưởng phòng
Quản lý đào tạo của Học viện Cán bộ được Giám đốc uỷ nhiệm trong quy
chế làm việc được trình như sau:
TUQ. GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Nguyễn Văn A
Sai, Vì vấn đề này đã được quy định tại khoản 4, điều 13, Nghị định
30/2020/NĐ-CP: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu
đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký
thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được
quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ
quan, tổ chức. Còn kí thừa ủy quyền chỉ được áp dụng trọng một số trường hợp
đặc biệt và trong một khoản thời gian nhất định.
39. Ông Nguyễn Văn A là Phó Giám đốc Sở Y tế được giao phụ
trách quản lý Sở Y tế tỉnh Y, thành phần quyền hạn, chức vụ được ghi
trên văn bản do ông Nguyễn Văn A ký được trình bày như sau:
Q. GIÁM ĐỐC

Nguyễn Văn A
Sai, vì trong trường hợp trên ông A chỉ được giao phụ trachs quản lý sở
chứ chưa có quyết định để quy định ông A đảm nhận quyền Giám đốc nên
trong các văn bản khi kí ông chỉ được phép kí dưới hình thức kí thay Giám đốc.
40. Ông Nguyễn Văn B hiện đang giữ chức vụ Phó Chánh văn
phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Y. Những văn bản của Sở Giáo dục và
Đào tạo do ông Nguyễn Văn B ký cần ghi chức vụ, quyền hạn như sau:
TL. GIÁM ĐỐC
KT. CHÁNH VĂN PHÒNG
PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG

Nguyễn Văn B
Đúng, Vì vấn đề này đã được quy định tại khoản 4, điều 13, Nghị định
30/2020/NĐ-CP: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu
đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký
thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được
quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ
quan, tổ chức.
41. Bản thảo văn bản do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
Đúng, Vì vấn đề này đã được quy định tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định
30/2020/NĐ-CP: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội
dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người
có thẩm quyền giao cho đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản.
42. Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản hoặc cá nhân chủ trì
soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của
nội dung văn bản trước khi trình Lãnh đạo cơ quan, tổ chức ký ban hành.
Sai, Vì vấn đề này đã được quy định tại Khoản 4, Điều 10, Nghị định
30/2020/NĐ-CP: Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách
nhiệm trước người đứng đầu đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản
trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.
43. Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản hoặc cá nhân chủ trì
soạn thảo văn bản phải đề xuất mức độ khẩn; đối chiếu quy định của pháp
luật về bảo vệ bí mật nhà nước xác định việc đóng dấu mật, đối tượng
nhận văn bản, trình người ký văn bản quyết định.
Đúng, Vì vấn đề này đã được quy định tại Khoản 2, Điều 10, Nghị định
30/2020/NĐ-CP: Đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực
hiện các công việc: Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của
văn bản cần soạn thảo; thu thập, xử lý thông tin có liên quan; soạn thảo văn bản
đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày.
44. Quyết định là hình thức văn bản quy phạm pháp luật thuộc
thẩm quyền ban hành của bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Sai, vì theo điều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
không quy định rằng Quyết định là hình thức văn bản quy phạm pháp luật
thuộc thẩm quyền ban hành của bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ làm
văn bản quy phạm pháp luật.
45. Quyết định quy phạm pháp luật là hình thức văn bản thuộc
thẩm quyền ban hành của Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; UBND
các cấp.
Đúng, vì theo điều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015
46. Để soạn thảo một quyết định cá biệt, người soạn thảo phải thu
thập và xử lý thông tin từ căn cứ thẩm quyển chủ thể và căn cứ áp dụng
ban hành văn bản.
Đúng. Để soạn thảo một quyết định cá biệt, người soạn thảo phải thu
thập và xử lý thông tin từ căn cứ thẩm quyển chủ thể và căn cứ áp dụng ban
hành văn bản.
47. Căn cứ ban hành Quyết định, Nghị quyết, Quy định, Quy chế
được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ in nghiêng, cuối dòng có dấu
chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu phẩy (,).
Đúng, Căn cứ ban hành Quyết định, Nghị quyết, Quy định, Quy chế
được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ in nghiêng, cuối dòng có dấu
chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu phẩy (,).
48. Cùng một văn bản được phát hành: Khi phát hành văn bản
điện tử là ghi số 01, sau đó phát hành văn bản giấy ghi số 02.
Sai, vì theo khoản 4, Điều 3, Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định: Văn
bản điện tử” là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập hoặc được số
hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định dạng theo quy
định. Và Tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư,
có quy định: Số và thời gian ban hành văn bản được lấy theo thứ tự và trình tự
thời gian ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức trong năm (bắt đầu liên tiếp từ
số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm), số và
ký hiệu văn bản của cơ quan, tổ chức là duy nhất trong một năm, thống nhất
giữa văn bản giấy và văn bản điện tử.
49. Số và ký hiệu văn bản của cơ quan, tổ chức là duy nhất trong
một năm, thống nhất giữa văn bản giấy và văn bản điện tử.
Đúng, Tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn
thư, có quy định: Số và thời gian ban hành văn bản được lấy theo thứ tự và
trình tự thời gian ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức trong năm (bắt đầu
liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng
năm), số và ký hiệu văn bản của cơ quan, tổ chức là duy nhất trong một năm,
thống nhất giữa văn bản giấy và văn bản điện tử.
50. Việc cấp số văn bản hành chính do Văn thư cơ quan, tổ chức
quy định.
Sai, Tại Điểm c, Khoản 1 Điều 15, Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công
tác văn thư, có quy định: Việc cấp số văn bản hành chính do người đứng đầu
cơ quan, tổ chức quy định.
51. Đối với văn bản giấy, việc cấp số, thời gian ban hành được thực
hiện sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền.
Đúng, Khoản 2, Điều 15 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn
thư, có quy định: Đối với văn bản giấy, việc cấp số, thời gian ban hành được
thực hiện sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, chậm nhất là trong ngày
làm việc tiếp theo. Văn bản mật được cấp hệ thống số riêng.
52. Đối với văn bản điện tử, việc cấp số, thời gian ban hành được
thực hiện sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền.
Sai, Khoản 3, Điều 15 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, có quy
định: Đối với văn bản điện tử, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện
bằng chức năng của Hệ thống.
50. Các báo cáo của UBND cấp huyện gửi cho các sở, ban, ngành
tỉnh; UBND cấp xã gửi các phòng, ban thuộc UBND cấp huyện phải có
phần “Kính gửi” dưới phần tên loại, trích yếu văn bản.
Sai, vì theo phân cấp UBND huyện với các sở, ban thuộc UBND tỉnh
và UBND cấp xã với các phòng, ban thuộc UBND cấp huyện ngang cấp quyền
lực với nhau nên không cần phải ghi Kính gửi.
51. Số lượng bản phát hành được xác định trên cơ sở số lượng bản lưu và
số lượng bản gửi cho các cơ quan.
Sai, điểm a, Khoản 1, Điều 17 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác
văn thư, có quy định: Văn bản đi được nhân bản theo đúng số lượng được xác
định ở phần nơi nhận của văn bản.
52. Hình thức văn bản quản lý nhà nước bao gồm: Văn bản quy
phạm pháp luật; văn bản hành chính; văn bản chuyên ngành và văn bản
của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Sai, Hình thức văn bản quản lý nhà nước bao gồm: Văn bản quy phạm
pháp luật; văn bản hành chính.
53. Số trang được trình bày tại góc phải ở cuối trang giấy (phần
footer) bằng chữ số Ả-rập.
Sai, theo Nghị định 30, số trang văn bản được đặt canh giữa theo chiều
ngang trong phần lề trên của văn bản, được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả-rập, cỡ
chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng và không hiển thị số trang thứ nhất.
54. Không ký, đóng dấu lên văn bản kèm theo đối với văn bản giấy
và văn bản điện tử cùng tệp tin (file).
Đúng, theo Nghị định 30, Văn bản kèm theo cùng tệp tin với nội dung
văn bản điện tử, chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên văn
bản kèm theo.
55. Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi Phụ lục được ban
hành bao gồm: Số, ký hiệu văn bản, thời gian ban hành văn bản và tên cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản.
Đúng, theo Nghị định 30, thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên mỗi
Phụ lục được ban hành bao gồm: số, ký hiệu văn bản, thời gian ban hành văn
bản và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn
bản được canh giữa phía dưới tên của Phụ lục, chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến
14, kiểu chữ nghiêng, cùng phông chữ với nội dung văn bản, màu đen.
56. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực
hiện ký như cấp trưởng.
Sai, Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy
định như sau: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn
bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản
thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền
của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì
thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.”
57. Đối với văn bản giấy, việc cấp số, thời gian ban hành được thực
hiện trước khi có chữ ký của người có thẩm quyền.
Sai, Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 15 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác
văn thư, có quy định: Đối với văn bản giấy, việc cấp số, thời gian ban hành
được thực hiện sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, chậm nhất là trong
ngày làm việc tiếp theo. Văn bản mật được cấp hệ thống số riêng.
58. Đối với văn bản điện tử, việc cấp số, thời gian ban hành được
thực hiện bằng chức năng của Hệ thống (có thể trước hoặc sau khi có chữ
ký của người có thẩm quyền tùy theo chức năng của từng Hệ thống).
Đúng, Tại Khoản 3 và Khoản 2 Điều 15 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác
văn thư, có quy định: Đối với văn bản điện tử, việc cấp số, thời gian ban hành
được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.
59. Các loại văn bản: Chỉ thị (cá biệt), quyết định (cá biệt), quy
định, quy chế, hướng dẫn được đăng ký vào một sổ và một hệ thống số.
Đúng, Về phương pháp ghi số của văn bản đi, tại Thông tư số
07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản
lý văn bản, lập và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan đã quy định: Tất
cả văn bản đi của cơ quan, tổ chức được ghi số theo hệ thống số chung của cơ
quan, tổ chức do Văn thư thống nhất quản lý; trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác và được đăng ký: Các loại văn bản: Chỉ thị (cá biệt), quyết định (cá
biệt), quy định, quy chế, hướng dẫn được đăng ký vào một sổ và một hệ thống
số.
60. Các loại văn bản hành chính khác được đăng ký vào một sổ và
một hệ thống số riêng.
Đúng, Về phương pháp ghi số của văn bản đi, tại Thông tư số
07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản
lý văn bản, lập và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan đã quy định: Tất
cả văn bản đi của cơ quan, tổ chức được ghi số theo hệ thống số chung của cơ
quan, tổ chức do Văn thư thống nhất quản lý; trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác và được đăng ký: Các loại văn bản hành chính khác được đăng ký
vào một số và một hệ thống số riêng.
61. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật
trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng công văn của cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản.
Đúng, căn cứ Khoản 3 Điều 18 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNV
của Bộ Nội vụ về công tác văn thư thì đối với: “Văn bản đã phát hành nhưng có
sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính
bằng văn bản hành chính của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản”. Vì vậy,
trong trường hợp này, để khắc phục sai sót trong Quyết định xử phạt số
212c/QĐ-XPVPHC, Công an giao thông phường X có thể ban hành văn bản
đính chính lại nội dung số văn bản cho phù hợp.
62. Đối với văn bản giấy, trường hợp nhận được văn bản thông báo
thu hồi, bên nhận có trách nhiệm gửi lại văn bản đã nhận.
Theo Điều 18 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định Phát hành và theo
dõi việc chuyển phát văn bản đi và thu hồi văn bản như sau: Đối với văn bản
giấy, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận có trách
nhiệm gửi lại văn bản đã nhận.
63. Đối với văn bản điện tử, trường hợp nhận được văn bản thông
báo thu hồi, bên nhận hủy bỏ văn bản điện tử bị thu hồi trên Hệ thống,
đồng thời thông báo qua Hệ thống để bên gửi biết.
Theo Điều 18 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định Phát hành và theo
dõi việc chuyển phát văn bản đi và thu hồi văn bản như sau: Đối với văn bản
điện tử, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận hủy bỏ văn
bản điện tử bị thu hồi trên Hệ thống, đồng thời thông báo qua Hệ thống để bên
gửi biết.
65. Bản scan từ văn bản giấy (đã có chữ ký trực tiếp của người có
thẩm quyền và đóng dấu của cơ quan tổ chức) được gọi là bản sao y từ văn
bản giấy sang văn bản điện tử.
Đúng, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 quy định về thực
hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử (có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 22/5/2020) quy định: Bản sao điện tử: là bản chụp dưới dạng điện tử
từ bản chính dạng văn bản giấy hoặc tập tin có nội dung đầy đủ, chính xác như
nội dung ghi trong sổ gốc, bản chính dạng văn bản giấy.

You might also like