You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Trần Thị Lan Anh


Khóa: 22
Ngành: Luật Kinh Tế

BÁO CÁO THỰC TẬP

HỌC PHẦN:
THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 2

Cán bộ hướng dẫn thực tập: Đào Thị Phương

NĂM 2023

1
Mục Lục

I. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................2
1.1.Giới thiệu về cơ quan thực tập định hướng nghề nghiệp..........2
1.2.Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà bản thân tìm hiểu: Vị trí
công chức Tư pháp – Hộ tịch......................................................................5
2. PHẦN NỘI DUNG............................................................................8
2.1. Lí do để chọn vị trí nghề nghiệp.................................................8
2.2. Đánh giá sự phù hợp với yêu cầu công việc..............................9
2.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong tương lai khi
được giao đảm nhận vị trí nghề nghiệp....................................................14
2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong tương lai khi được giao đảm
nhận vị trí nghề nghiệp..............................................................................15
2.4. Nhận xét chung.........................................................................16
3. KẾT LUẬN......................................................................................19
4. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ THỰC TẬP........................................19
4.1. Xác nhận thời gian thực tập: Từ ngày 30/10/2023 đến
17/11/2023...................................................................................................19
4.2. Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập.......................................22

2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Giới thiệu về cơ quan thực tập định hướng nghề nghiệp

Tên cơ quan thực tập: Ủy ban nhân dân xã Tân Hội, Huyện Đan Phượng.
* Bộ máy lãnh đạo:
- Chủ tịch UBND: Đỗ Văn Mười
- Phó chủ tịch UBND: Nguyễn Thạc Sơn
- Phó chủ tịch UBND: Ngô Văn Mạnh
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ:
- Cơ cấu tổ chức:
1 Chủ tịch UBND: Đỗ Văn Mười
2 Phó chủ tịch UBND: Nguyễn Thạc Sơn, Ngô Văn Mạnh
Các công chức chuyên môn:
- 1 Công chức Tài chính – Kế toán: Trần Thị Ngọc Hương
- 2 Công chức Địa chính – Xây dựng: Nguyễn Tiến Thanh, Nguyễn Đăng
Cường
- 2 Công chức Văn hóa – Xã hội: Hoàng Thị Hảo, Nguyễn Đức Chỉnh
- 3 Công chức Tư pháp – Hộ tịch: Nguyễn Đình Sinh, Nguyễn Thị Hải Hà,
Đào Thị Phương
- 1 Công chức Văn phòng – Thống kê: Nguyễn Thị Chi
1 Chủ tịch MTTQVN: Nguyễn Duy Giang
2 Phó chủ tịch MTTQVN: Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Mạnh
1 Bí thư Đảng ủy: Phạm Văn Khôi
1 Phó Bí thư Đảng ủy: Trần Quang Anh
1 Chủ tịch HĐND: Trần Quang Anh
1 Phó chủ tịch HĐND: Trần Quang Thắng
1 Trưởng công an: Nguyễn Anh Tuấn
1 Chỉ huy quân sự: Hoàng Đăng Nam
- Chức năng, nhiệm vụ:
UBND xã là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, lập dự toán thu chi ngân sách

3
trên địa bàn, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, quản lý và sử dụng hợp lý có
hiệu quả về đất đai tài nguyên. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện các chương trình kế
hoạch phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức thực
hiện việc xây dựng và tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp quản lý.
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục ở địa phương, xây dựng các
phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá thể dục thể thao, thực hiện chính sách
chế độ đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và gia đình có công với nước, tổ
chức tuyên truyền giáo dục xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện công tác
nghĩa vụ quân sự và tuyển gọi công dân nhập ngũ theo kế hoạch thực hiện các biện
pháp đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, thực hiện chính sách đại
đoàn kết dân tộc chăm lo công tác xoá đói giảm nghèo.
Ủy ban nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai
trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch,
Phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã chịu
trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.
Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo
của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân xã, phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban
nhân dân xã với Mặt trận Tổ quốc xã và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá
trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.
Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng Pháp luật, đúng
thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và
hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và Chương trình, kế hoạch
công tác của Ủy ban nhân dân xã.
Cán bộ, công chức cấp xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp
của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của
Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính
quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.
* Lịch sử hình thành và phát triển:
Huyện Đan Phượng là huyện ven đô, nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội,
cách trung tâm Thủ đô 20 km; với diện tích tự nhiên 77,35 km2, dân số trên

4
182.000 người. Huyện có 16 đơn vị hành chính: 15 xã và 01 thị trấn; huyện có 38 tổ
chức cơ sở đảng (trong đó có 15 đảng bộ xã và 01 đảng bộ thị trấn, 08 đảng bộ cơ
quan và 15 chi bộ trực thuộc Huyện ủy) với hơn 7.316 đảng viên.
Xã Tân Hội là một xã nằm ở trung tâm huyện Đan Phượng. Phía Bắc giáp với
xã Hạ Mỗ, phía Đông giáp xã Liên Trung, Liên Hà; phía Nam giáp xã Tân Lập;
phía Tây giáp xã Đan Phượng. Xã có tổng diện tích tự nhiên 5,32km2, địa hình
bằng phẳng, dân cư phân bố tập trung. Theo số liệu cuối năm 2020, toàn xã có 6012
hộ với 21.077 nhân khẩu chia thành 13 cụm dân cư và 01 khu công nghiệp làng
nghề xã.
Về tổ chức Đảng: Đảng bộ xã Tân Hội cuối năm 2022 có 612 đảng viên sinh
hoạt ở 21 chi bộ gồm: 13 chi bộ cụm dân cư, 05 nhà trường, 01 chi bộ y tế, 01 chi
bộ hợp tác xã và 01 chi bộ môi trường.
Về tổ chức chính quyền: Được phân loại là xã loại 01, bộ máy chính quyền
của xã được biên chế đầy đủ theo quy định gồm: Thường trực HĐND có Chủ tịch
và Phó chủ tịch HĐND, Lãnh đạo UBND có chủ tịch và 02 phó Chủ tịch UBND xã.
Ngoài ra bộ máy hành chính của xã biên chế đủ cán bộ, công chức các cơ quan
chuyên môn tổng theo biên chế là 20 người.
1.2.Giới thiệu về vị trí nghề nghiệp mà bản thân tìm hiểu: Vị trí công chức Tư
pháp – Hộ tịch.

Công chức Tư pháp – Hộ tịch có nhiệm vụ phối hợp với Văn phòng Ủy ban
nhân dân để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tham mưu cho UBND ban hành
tất cả các loại văn bản liên quan đến quản lý nhà nước tại địa phương bao gồm kế
hoạch, thông báo, công văn, tờ trình, quyết định hành chính có tính quy phạm và cá
biệt; trả lời đơn thư, trả lời đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân;
chứng thực; hòa giải cơ sở và tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và xử phạt
hành chính về trật tự xây dựng, trật tự đô thị, đất đai, vệ sinh môi trường, văn hóa
thông tin.
Để trở thành công chức Tư pháp – Hộ tịch phải đáp ứng được những tiêu
chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành, theo đó công chức tư pháp hộ tịch phải
thỏa mãn những điều kiện chung theo quy định tại điều 3 Nghị định số

5
112/2011/NĐ-CP về Công chức xã, phường, thị trấn; Điều 1 tại Thông tư số
13/2019 TT-BNV của Bộ Nội Vụ về hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm
vụ và tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn. Và phải thỏa mãn những điều
kiện riêng để làm công chức tư pháp hộ tịch quy định tại Luật Hộ tịch 2014 cụ thể
như sau:
* Về tiêu chuẩn chung:
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP quy định thì người làm
công chức Tư pháp - hộ tịch cần có những tiêu chuẩn chung như sau:
- Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu
nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm
vụ được giao;
- Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn
công tác.
Ngoài ra căn cứ theo điều 1 Thông tư 13/2019/ Thông tư 13/2019/TT – BNV
hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì công chức
Tư pháp - hộ tịch cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Về độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
- Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào
tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền
núi,vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số,vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo

6
chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tưsố
03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền
thông.
* Về tiêu chuẩn riêng:
Căn cứ vào khoản 2, Điều 72, Luật hộ tịch 2014 quy định về tiêu chuẩn tuyển
dụng công chức làm công tác hộ tịch như sau:
“2. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ
tịch;
b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ
tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp – hộ tịch
đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
3. Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử
nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.”
Như vậy, theo quy định trên thì Đối với công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã
phải có:
- Trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
- Chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
* Các công việc công chức Tư pháp – Hộ tịch thường xuyên phải thực hiện:
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và Hộ tịch trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện mảng hộ tịch và các nhiệm vụ sau:
Chịu trách nhiệm phối kết hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trợ giúp pháp lý cho nhân dân
theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử
lý vi phạm hành chính, giúp UBND xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch
trên địa bàn;

7
Thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch theo đúng thẩm quyền;
Thực hiện công tác tư pháp, hộ tịch và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi;
phối hợp với Công chức Văn hóa – Xã hội hướng dẫn xây dựng quy ướcở thôn và
công tác giáo dục tại địa bàn
Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, 06 tháng, năm
và tổ chức thực hiện;
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ và đột xuất với UBND;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND xã, Chủ tịch UBND xã về các nhiệm
vụ được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.
* Các công việc cụ thể mà công chức Tư pháp - Hộ tịch cần giải quyết:
Làm thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch; làm thủ tục đăng ký khai sinh, đăng
ký kết hôn; làm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân; làm thủ tục đăng ký khai tử;
cấp bản sao Trích lục hộ tịch; làm thủ tục đăng ký lại việc khai sinh khi công dân
làm mất tùy trường hợp; làm thủ tục nhận cha, mẹ, con nuôi; làm thủ tục ly hôn;
làm giấy chứng nhận dân tộc thiểu số; làm thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung thông
tin hộ tịch; làm thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ, đăng ký giám hộ;…

2. PHẦN NỘI DUNG


2.1. Lí do để chọn vị trí nghề nghiệp
Công tác Tư pháp – Hộ tịch ở cấp xã là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong
đời sống xã hội, là nơi triển khai trên thực tế các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về công tác tư pháp từ Trung ương đến cơ sở một cách
thống nhất, toàn diện và đồng bộ.
Trong những năm qua, ngành Tư pháp và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, từng bước củng cố, kiện toàn, nâng cao
chất lượng và năng lực hoạt động của đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
Đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch ngày càng khẳng định được vai trò tham mưu,
giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý theo quy định pháp luật, bảo đảm ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội

8
và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trước yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật, công chức Tư pháp - Hộ tịch
cấp xã cũng đã thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận
chính trị, chuyên môn, đáp ứng được công việc được giao với khối lượng lớn và có
tính chuyên sâu, trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến người dân ở cơ sở.
Công chức Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc (UBND) xã có
trách nhiệm tham mưu giúp (UBND) cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong
lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật, được ví là “cầu
nối” đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân.
Về mặt quản lý Nhà nước, công chức cấp xã, phường là bộ phận chuyên môn,
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở, đồng thời chịu sự lãnh đạo về
chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan Tư pháp cấp trên, là nơi trực tiếp tổ chức
thực hiện của cả ngành Tư pháp nhằm đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống của
nhân dân, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, góp phần quản lý Nhà nước ở địa
phương duy trì trật tự, ổnđịnh xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực
hiện dân chủ và côngbằng xã hội ở cơ sở.
2.2. Đánh giá sự phù hợp với yêu cầu công việc
* Các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
- Điểm mạnh: Đang theo học ngành Luật kinh tế tại trường Đại học Mở Hà
Nội; biết áp dụng kiến thức đã học linh hoạt vào thực tiễn; bản thân có tính kiên trì,
cẩn thận và luôn học hỏi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mọi người; không trốn tránh
trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; thành thạo máy tính và
soạn thảo văn bản;…
- Điểm yếu: Kiến thức chuyên môn còn hạn chế, kỹ năng mềm còn yếu vì
chưa trao đổi được nhiều và còn cần sự trợ giúp của cán bộ hướng dẫn nhiều; việc
quan sát được bao quát, ghi nhớ những điều trọng tâm để sử dụng khi cần thiết còn
thiếu sót; kỹ năng giao tiếp chưa được tốt;…
*Các yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng của vị trí công việc
- Các yêu cầu về chuyên môn của vị trí công việc:

9
Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
Vì trong quá trình học tập tại ghế nhà trường đã được đào tạo các kỹ năng cần thiết
đối với một công chức Tư pháp - Hộ tịch (kỹ năng soạn thảo văn bản, giao tiếp,
máy tính, anh văn, luật, chuyên môn nghiệp vụ, ...).
Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Có kinh nghiệm trong công tác Tư pháp - Hộ tịch, có kinh nghiệm trong việc
sắp xếp tài liệu và lưu trữ văn bản. Có sự nhanh nhẹn, có tác phong cẩn thận và tỉ
mỉ trong công việc. Chu đáo, tận tình, biết quan sát và biết lắng nghe những người
xung quanh. Có ý thức trách nhiệm trong công việc.
Biết vận dụng kiến thức pháp luật để không bị chồng chéo và có tính thực thi
cao hoặc đưa ra những văn bản quyết định xử phạt hành chính phải đúng thẩm
quyền, đúng hành vi, tránh sự khiếu nại, khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân.
- Các yêu cầu về đạo đức và thái độ trong thực hiện công việc:
Yêu cầu về đạo đức công vụ của công chức Tư pháp – Hộ tịch: phải tuyệt đối
trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tận tụy phụcvụ Nhân dân,
phụng sự Tổ quốc; đặt lợi ích của Nhân dân, của Tổ quốc lên trên hết và trước hết; có
tinh thần thái độ làm việc đúng mực; trung thực, không vụ lợi trong thực thi công vụ;
có ý chí vươn lên; giữ vững nguyên tắc tuyệt đối chấp hành kỷ luật, giữ được bản lĩnh,
cốt cách của cán bộ, công chức; dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; có tinh
thần hợp tác,yêu thương, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong thực thi công vụ; cụ thể:
Về tư tưởng chính trị: Trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành,tuyên truyền, vận động gia
đình thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.
Về ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành sự phân công của tổ chức; thựchiện nghiêm
túc những điều Đảng viên không được làm; sinh hoạt và đóng đảng phí đầy đủ; gương
mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy
cơ sở nơi cư trú.

10
Về tác phong, lề lối làm việc: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; năng động,
sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên
tắc; có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
- Các yêu cầu về kỹ năng của vị trí công việc: Có kỹ năng tiếp dân, kỹ năng lắng
nghe, giải thích, phân tích từ đó làm giảm bớt căng thẳng mâu thuẫn, đồng thời thực
hiện kỹ năng vận dụng pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo UBND thực hiện công tác
và thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc hợp tình, hợp lý tránh khiếu
kiện kéo dài. Kỹ năng giao tiếp với các cán bộ, những người dân phải tôn trọng, lễ
phép và luôn trong trạng thái tỉnh táo, sẵn sàng. Cần có kỹ năng photo văn bản pháp
luật, kỹ năng soạn thảo và lưu trữ văn bản và sắp xếp tài liệu, hồ sơ theo một cách khoa
học nhất.
Để tham mưu ban hành văn bản, công chức Tư pháp – Hộ tịch phải nắm vững
kiến thức Luật Hiến pháp, Luật hành chính và các văn bản pháp luật chuyên ngành để
khi ban hành các văn bản này có tính thực thi, không bị chồng chéo, không trái Hiến
pháp và pháp luật hoặc ra các quyết định xử phạt hành chính phải đúng thẩm quyền,
đúng hành vi, tránh sự khiếu nại, khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân góp phần ổn định
chính trị – xã hội ở địa phương.
Để tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, hòa giải cơ sở và tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật, công chức Tư pháp – Hộ tịch phải tìm hiểu quy định của Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo và các Luật chuyên ngành; có kỹ năng tiếp dân, kỹ năng lắng
nghe, giải thích, phân tích. Công chức Tư pháp – Hộ tịch cần gặp gỡ các bên, kiên trì,
nhẫn nại thuyết phục để các bên mâu thuẫn, tranh chấp thấy được cái đúng, cái sai của
mình (theo quy định của pháp luật, theo phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, của địa
phương…), từ đó làm giảm bớt căng thẳng mâu thuẫn, đồng thời thực hiện kỹ năng vận
dụng pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo UBND thực hiện công tác và thẩm quyền áp
dụng pháp luật để giải quyết vụ việc hợp tình, hợp lý tránh khiếu kiện kéo dài,khiếu
kiện vượt cấp gây lãng phí thời gian, tiền của của cá nhân, tổ chức và các cơ quan quản
lý nhà nước.
Để chứng thực, công chức Tư pháp – Hộ tịch phải nắm vững chuyên môn, nghiệp
vụ chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực giao dịch hợp

11
đồng… liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn
nhân Gia đình, Luật Đất đai, Luật Hộ tịch... cần phải được nghiên cứu kỹ, nếu sơ suất
sẽ dẫn tới hậu quả khó lường, tranh chấp xảy ra và phải chịu trách nhiệm theo quy định
pháp luật về công việc mình thực hiện.
Để thực hiện tốt công tác hộ tịch (xác nhận tình trạng nhân thân của một người từ
khi sinh ra cho đến khi chết) công chức Tư pháp – Hộ tịch cần có kiến thức pháp luật
chuyên sâu về Luật Hộ tịch, Luật cư trú, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình và các
kỹ năng lưu trữ hồ sơ (điện tử và giấy), tư vấn pháp luật liên quan đến quyền nhân thân
của mỗi cá nhân.
Ngoài ra, công chức Tư pháp – Hộ tịch còn phối hợp với cơ quan Công an nhân
dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án Hình sự, Thi hành
án dân sự, tổ chức hành nghề công chứng, Tổ chức Thừa phát lại, Ngân hàng... để tống
đạt các văn bản giấy tờ của đương sự, quản lý hồ sơ án treo tại địa phương, cải tạo
không giam giữ, giáo dục trẻ dưới vị thành niên. Bên cạnh đó, còn phối hợp với Hội
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên để thực hiện công tác trợ giúp pháp lý nhằm tăng cường sự
đảm bảo công bằng bình đẳng cho phái nữ, các quyền lợi của thanh thiếu niên, người
nghèo, yếu thế trong xã hội.
* Đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc:
- Các công việc được giao hoặc tìm hiểu:
Tại Ủy ban nhân dân xã Tân Hội, sinh viên đã được giao thực hiện nhiều công
việc khác nhau. Trong đó một số công việc sinh viên thường xuyên thực hiện và tìm
hiểu cụ thể:
Sắp xếp tài liệu: đây là một trong những công việc đơn giản nhất trong quá trình
thực tập, sắp xếp lại giấy tờ theo đúng thứ tự đóng. Tuy nhiên nếu không làm một cách
cẩn thận tỉ mỉ sẽ xảy ra nhầm lẫn thứ tự dẫn tới các bước sau sẽ sai theo, không hoàn
chỉnh được hồ sơ, giấy tờ. Chuyển giao các giấy tờ cần ký và cần giải quyết giữa các
phòng ban như phòng Tư pháp – Hộ tịch, phòng tiếp dân, phòng phó chủ tịch, phòng
Địa chính – Xây dựng,…
In, photo các văn bản, tài liệu được giao sau đó chuyển đến các phòng ban…

12
Hỗ trợ tiếp dân: đưa các giấy tờ cần thiết cho dân hoàn thiện để tiến hành làm thủ
tục, hướng dẫn dân đến nơi làm thủ tục theo mục đích đến ủy ban, giải thích các thủ tục
cần thiết cho dân, hướng dẫn người dân làm phiếu khảo sát sau đó đếm số phiếu khảo
sát rồi nhập vào hệ thống,…
Soạn các giấy tờ, văn bản, dọn dẹp tủ đồ và sắp xếp lại tủ hồ sơ tài liệu chuyển về
kho tại Ủy ban nhân dân xã Tân Hội.
Được xem Lịch sử Đảng bộ của Ủy ban nhân dân xã Tân Hội và danh sách phân
công nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã.
Nghiên cứu về Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ cấu “ một cửa” tại
Ủy ban nhân dân xã Tân Hội.
Qua đây, sinh viên có thể nhận xét một số ưu, nhược điểm của quy trình này:
- Ưu điểm: Thủ tục hành chính có nhiều điểm tiến bộ: công khai, minh bạch, đơn
giản và thuận lợi cho người dân; thống nhất về tên gọi (bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả), rõ về trách nhiệm, cách làm và quy trình giải quyết công việc; quyết định phân
loại lĩnh vực công việc (loại công việc giải quyết ngay trong ngày và loại công việc
phải ghi phiếu hẹn); mở rộng phạm vi áp dụng: ở tất cả các lĩnh vực có phát sinh thủ
tục hành chính của tổ chức cá nhân, thuận lợi cho nhân dân đi giao dịch và tiếp cận các
thủ tục hành chính; cơ chế một cửa quy quy định về các điều kiện đảm bảo trang thiết
bị, phòng làm việc và các chế độ khác đối với công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả tại UBND xã; thời gian giải quyết thủ tục hành chính được rút ngắn, các
tổ chức, công dân tránh phải đi lại nhiều để giải quyết công việc; tỷ lệ hồ sơ giải quyết
đúng hẹn ngày càng tăng; bộ máy hành chính của ủy ban nhân dân các cấp được sắp
xếp hợp lí hơn, tạo điều kiện để xây dựng lề lối làm việc khoa học và thiết thực trong
các cơ quan, trách nhiệm của các cơ quan chức năng được xác định rõ ràng hơn giảm
sự đùn đẩy trong việc giải quyết thủ tục hành chính; lệ phí được quy về một mối và
thực hiện thống nhất, tránh tình trạng sách nhiễu dân.
- Nhược điểm: Cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều
kiêm nhiệm, phải thực hiện nhiều công việc chuyên môn khác, nên chất lượng công
việc một số lĩnh vực còn hạn chế; hoạt động của các cơ quan liên quan còn chồng chéo;
một số thủ tục hành chính áp dụng cơ chế một cửa một cách máy móc, không phù hợp

13
với tình hình thực tế của địa phương, dẫn đến tiến độ giải quyết công việc chậm hơn
trước khi chưa áp dụng cơ chế; trình độ của công chức bộ phận “một cửa” chưa đồng
đều, chưa thực hiện chuyên trách chủ yếu vẫn là công chức kiêm nhiệm. Thực tế cho
thấy, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay, nhất thiết
phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn sâu để đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ. Có nâng cao trình độ của cán bộ, công chức mới có thể tinh giản bộ máy
hành chính, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn; một số tổ chức cá nhân chưa có nhận
thức đúng về cơ chế 1 của cấp xã, trình độ của một bộ phận nhân dân còn hạn chế,
chưa tuân thủ các quy định theo cơ chế một cửa.
- Đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với yêu cầu công việc:
Sau 15 buổi thực tập định hướng nghề nghiệp, sinh viên nhận thấy với kinh
nghiệm và kỹ năng hiện và sắp có trong tương lai của bản thân là phù hợp với công
việc, cụ thể:
- Về chuyên môn nghiệp vụ (đang theo học ngành Luật kinh tế, thành thạo tin học
văn phòng và soạn thảo văn bản ...).
- Về đạo đức và tác phong nơi làm việc: Luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Không
trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Tác phong đứng
đắn, lịch sự tại nơi làm việc, đảm bảo văn minh trong giao tiếp nơi công sở, không phát
ngôn bừa bãi và thiếu trách nhiệm.
- Về kỹ năng: dù hiện kỹ năng giao tiếp và làm việc còn thiếu sót nhưng đang
ngày một cải thiện qua các lần thực tập trước đó.
2.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong tương lai khi được giao
đảm nhận vị trí nghề nghiệp

* Thuận lợi
- Nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện từ lãnh đạo UBND xã, cán bộ
hướng dẫn cũng như các đồng nghiệp khác trong UBND xã.
- Thành thạo máy tính và soạn thảo văn bản.
- Đã có kinh nghiệm trong lưu trữ và xử lý văn bản từ lần thực tập nghề nghiệp
trước đó.

14
- Đang học ngành Luật kinh tế tại trường Đại học Mở Hà Nội
- Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
- Có sức khỏe tốt.
*Đánh giá về các công việc đã thực hiện:
Là sinh viên nên kiến thức chuyên ngành, kĩ năng, hiểu biết còn hạn chế, không
thể tránh khỏi những thiếu sót và chậm chạp trong quá trình thực hiện công việc. Tuy
các công việc không liên quan quá nhiều đến chuyên môn nhưng từ các công việc này
giúp em học hỏi, tiếp thu được rất nhiều điều và kiến thức bổ ích, và cải thiện hơn được
nhiều về các kĩ năng tin học văn phòng, các kĩ năng sắp xếp các văn bản, giấy tờ sao
cho hợp lý và khoa học cũng như nắm rõ được các thức và trình tự thực hiện các thủ
tục, hồ sơ pháp lý. Đó là những kiến thức thực tế quý báu mà em đã được thực hành và
tìm hiểu trong quá trình thực tập cũng như giúp em mở mang thêm những suy nghĩ
cũng như những định hướng tương lai mai sau.
2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong tương lai khi được giao đảm nhận vị trí
nghề nghiệp

Thuận lợi:
Được mọi người nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho học hỏi,
nắm bắt một cách khái quát các công việc của các công chức làm việc tại ủy ban cần
phải làm những gì; luôn quan tâm, chỉ dẫn mỗi khi sinh viên gặp khó khăn trong
suốt thời gian thực tập, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc thực tế các công
việc cụ thể, quan sát, tìm hiểu cũng như làm quen với môi trường làm việc của một
công chức, cán bộ nhà nước làm tại ủy ban nhân dân cấp cơ sở; có nguồn tài liệu
phong phú, đầy đủ, được sắp xếp, phân loại rõ ràng và dễ tìm hiểu.
Khó khăn:
Bản thân vẫn đang còn là sinh viên nên việc nắm chắc được các kiến thức
chuyên môn và kỹ năng cơ bản cần thiết là không thể có, kiến thức chuyên ngành
của sinh viên mới chỉ dừng lại với lý thuyết trên sách và đây là kiến thức của các
môn đại cương, chưa đi sâu, tìm hiểu về kiến thức chuyên ngành mình theo học nên
việc thực hiện công việc còn gặp khó khăn, bỡ ngỡ cần người chỉ dẫn, tiến độ hoàn
thành công việc còn chậm. Việc rụt rè, thiếu tự tin, khả năng giao tiếp còn thiếu sót

15
nên việc hỏi về những điều chưa biết còn e ngại; thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy
khi được tiếp xúc với các công việc trên thực tế còn những bỡ ngỡ, khó khăn nhất
định.
* Khó khăn trong tương lai nếu được giao đảm nhận vị trí công chức Tư pháp –
Hộ tịch:
Để thực hiện tốt các công việc của công chức Tư pháp – Hộ tịch đòi hỏi kiến
thức pháp luật chuyên sâu về Luật Hộ tịch, Luật cư trú, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân
gia đình, Thông tư số 01/2020/TT-BTP và các kỹ năng lưu trữ hồ sơ (điện tử và
giấy), tư vấn pháp luật liên quan đến quyền nhân thân của mỗi cá nhân chính vì vậy
đòi hỏi bản thân sinh viên cần tìm hiểu rõ ràng, chuyên sâu các văn bản pháp luật
hiện hành trong thời gian nhất định nên gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ một
lượng lớn thông tin để đảm bảo thực hiện công việc một cách chính xác, nhanh
chóng và hiệu quả. Trong một ngày làm việc sẽ có nhiều tình huống khác nhau (về
đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, khai tử; giải đáp thắc mắc của người dân về quy
trình, thủ tục của pháp luật hiện hành; chứng thực hồ sơ mua bán, cho tặng quyền sử
dụng đất,…) đòi hỏi bản thân có kỹ năng trong việc giao tiếp một cách thuần thục,
nhuần nhuyễn nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu, quy định của
pháp luật hiện hành.
* Hướng khắc phục:
- Trau dồi năng lực của bản thân để phù hợp với công việc của công chức Tư
pháp – Hộ tịch:
Trong tương lai nếu bản thân sinh viên trở thành một Công chức Tư pháp Hộ
tịch thì sinh viên cần học thêm lớp bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến chuyên môn
của ngành Tư pháp – Hộ tịch.
Lên kế hoạch làm việc trong tuần và trong tháng để không gián đoạn cáccông
việc thường xuyên.
Cần tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu thêm về các văn bản pháp luật hiện hành để
không bị lạc hậu về kiến thức.
Học thêm các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử.

16
Hoàn thiện kỹ năng về trình bày văn bản hành chính và hiểu rõ hơn về thể
thức, ngôn ngữ và cách soạn thảo văn bản hành chính.
2.4. Nhận xét chung

Các công việc đã được thực hiện giúp bản thân sinh viên trao dồi thêm kinh
nghiệm thực tế trong xử lý các tình huống mà một công chức Tư pháp – Hộ tịch cần
có (xử lý các tình huống dựa trên các văn bản pháp luật; tiếp dân và giải đáp thắc
mắc cho người dân; tiến hành hòa giải; …). Việc được quan sát công chức Tư Pháp
– Hộ tịch thực hiện các công việc chuyên môn giúp sinh viên biết mình nên tìm hiểu
thêm kiến thức pháp luật chuyên sâu về Luật Hộ tịch, Luật cư trú, Luật Dân sự,
Luật Hôn nhân gia đình, Thông tư số 01/2020/TT-BTP và các kỹ năng lưu trữ hồ sơ
(điện tử và giấy). Trong quá trình thực tập nghề nghiệp sinh viên nhận thấy công
chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã là một vị trí quan trọng trong việc tham mưu, triển
khai và theo dõi kết quả thực hiện các văn bản pháp luật tại địa phương.
Công chức Tư pháp – Hộ tịch ngày càng khẳng định được vai trò tham mưu,
giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý theo quy định pháp luật, bảo đảm ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Đối với chính quyền cấp xã, công tác
tư pháp là một bộ phận của công tác quản lý nhà nước, đồng thời, là nơi triển khai
trên thực tế các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tư pháp,
bảo đảm sự thống nhấtquản lý nhà nước về công tác tư pháp từ Trung ương đến cơ
sở. Các hoạt động quản lý nhà nước về công tác tư pháp cấp xã không chỉ mang tính
hành chính – tư pháp mà còn mang tính chất xã hội rộng lớn do có sự tham gia trực
tiếp của nhân dân địa phương trong quá trình thực hiện.
Việc thực hiện tốt công việc của Tư pháp – Hộ tịch sẽ góp phần phòng ngừa,
hạn chế những tranh chấp, mâu thuẫn, khiếu kiện trong nhân dân; tạo môi trường
pháp lý dân chủ, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái; góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế – xã hội, ổn định chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn.

17
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhiệm vụ tư pháp ở cấp xã và khung
năng lực, tiêu chuẩn của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã cùng với yêu cầu quản
lý nhà nước bằng pháp luật thì công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã đã thường
xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, đáp
ứng được công việc được giao với khối lượng lớn và có tính chuyên sâu, trực tiếp
giải quyết công việc liên quan đến người dân ở cơ sở.
* Nhận xét về các công việc đã được giao thực hiện
Qua kì thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Tân Hội, bản thân sinh viên cảm thấy
những công việc được giao thực khá đơn giản và nhẹ nhàng và không liên quan quá
nhiều đến lĩnh vực chuyên môn, tuy vậy các công việc đó giúp sinh viên tìm hiểu
những vấn đề về các quy trình thủ tục mà trước khi thực tập bản thân thắc mắc.
Cũng qua quá trình tìm hiểu thực tế này, sinh viên có thể biết được mình thật sự phù
hợp và hướng tới với công việc, vị trí như thế nào, mong muốn và định hướng sau
này ra sao. Đây chính là một cơ hội để cho sinh viên được học tập, nắm bắt từ thực
tiễn áp dụng những lý thuyết mà bản thân đã được học trên giảng đường. Qua
những yêu cầu về kỹ năng để giải quyết các công việc, liên hệ với bản thân sinh
viên nhận thấy mình cũng phù hợp với các công việc ở vị trí nghề nghiệp này. Tuy
nhiên bản thân cũng nhận thấy cần phải trau dồi, tiếp thu và học hỏi rất nhiều các
kiến thức còn thiếu.
* Các nhận xét khác
Công chức Tư pháp – Hộ tịch là một vị trí rất quan trọng và không thể thiếu
trong cơ cấu của Ủy ban nhân dân. Đến với Ủy ban nhân dân xã Tân Hội, được tiếp
xúc và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp đã mang lại cho bản thân sinh viên
rất nhiều những kinh nghiệm, cũng như bài học bổ ích. Thời gian thực tập mang lại
cho sinh viên cơ hội được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, là thời cơ để
sinh viên trực tiếp vận dụng những kỹ năng và kiến thức trong nhà trường vào môi
trường thao tác thực tiễn mặc dù mới chỉ được học những kiến thức trong các môn
học đại cương. Sinh viên được học hỏi thông qua việc thực hành thiết thực, được
giao và tìm hiểu những công việc liên quan đến định hướng ngành nghề tương lai.
Bài học quan trọng nhất trong chuyến đi thực tập lần này đó chính là việc bản thân

18
phải tự tin, chủ động trong mọi việc không chỉ tại nơi mình sinh sống mà chính tại
trường lớp, tại nơi làm việc. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động học hỏi,
tìm hiểu tất cả những điều cần thiết không chỉ tại nơi thực tập mà còn trong học tập,
trong cuộc sống hằng ngày để từ đó nắm bắt nhịp sống, làm việc, hòa nhập được
nhanh hơn trong môi trường sống mới, cuộc sống hiện đại ngày nay.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được nâng cao và hoàn thiện kỹ năng mềm như sự
khéo léo trong giao tiếp giao tiếp, cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến, đóng góp tích cực
hay cách biểu đạt tính cách của bản thân. Thông qua các công việc được giao khi
thực hiện tại đây, sinh viên đã được tiếp xúc trực tiếp để nắm bắt, tiếp thu các kiến
thức và các kỹ năng mềm từ đó bổ sung cho bản thân những kỹ năng cần thiết cho
công việc định hướng tương lai. Không thể phủ nhận ngoài tác dụng học tập, kiến
thức và kỹ năng mềm sẽ là yếu tố tác động quan trọng không kém giúp sinh viên có
cơ hội việc làm, phát triển trong xã hội hơn trong tương lai.
Qua quá trình thực tập sinh viên cũng học được tính kỷ luật trong giờ giấc,
trong công việc, học được cách ứng xử giao tiếp trong môi trường chuyên nghiệp,
học được từ mọi người thái độ làm việc nghiêm chỉnh, sự nhiệt huyết, cống hiến.

3. KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực hành, nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại UBND xã Tân
Hội nói chung và cụ thể là về công tác tư pháp – hộ tịch, bản thân sinh viên luôn cố
gắng học hỏi, tìm hiểu và trau dồi kiến thức. Đây là một công việc sẽ giúp ích trong
quá trình học tập cũng như công tác sau này của sinh viên; sự cần cù, tỉ mỉ, tính
logic của công việc sẽ mang lại cho sinh viên cách tư duy hiệu quả trong công việc
sau này.

Xin chân thành cám ơn Ủy ban nhân dân xã Tân Hội, các đồng chí lãnh đạo,
các anh/ chị đã giúp đỡ sinh viên tận tình trong suốt quá trình thực tập định hướng
nghề nghiệp tại đây.
Tuy đợt thực tập chỉ kéo dài trong 15 buổi, nhưng bản thân sinh viên đã học
được rất nhiều kinh nghiệm, tiếp thu được nhiều kiến thức mới, rất bổ ích cho công
việc trong tương lai. Thực tập không chỉ là quá trình giúp sinh viên có được kiến
19
thức, kinh nghiệm về một lĩnh vực chuyên môn, những lợi ích từ quá trình thực tập
mà những thứ nhận được sẽ nhiều hơn thế, nếu sinh viên tìm kiếm một cơ hội thực
tập đúng nghĩa. Thực tập chính là cơ hội để sinh viên quan sát công việc hàng ngày
tại đơn vị thực tập, văn hóa và môi trường làm việc, cũng là cơ hội để sinh viên hiểu
thêm kiến thức về ngành Luật Kinh Tế, về ngành nghề mà mình định hướng sau
này.

4. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ THỰC TẬP

4.1. Xác nhận thời gian thực tập: Từ ngày 30/10/2023 đến 17/11/2023

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP


THỜI
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC GHI CHÚ
GIAN
Sáng: Gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu bản
thân, quá trình học tập công tác cùng cán
bộ trong đơn vị.
Tham quan UBND, khu vực tiếp dân, …
Chiều: Được giới thiệu cán bộ hướng
dẫn thực tập.
1 30/10/2023 Được nghe cán bộ hướng dẫn về ủy ban
cũng như hội đồng nhân dân hay đảng
ủy, giới thiệu từng vị trí làm việc như
công chức tư pháp - hộ tịch, công chức
văn phòng – thống kê, chủ tịch ủy ban
nhân dân,phó chủ tịch ủy ban nhân
dân,...
Sáng: Quan sát cán bộ hướng dẫn làm
việc, hỗ trợ giao giấy tờ giữa các phòng
2 31/10/2023 ban
Chiều: Quan sát cán bộ hướng dẫn làm
việc, in giấy tờ, hỗ trợ tiếp dân…
Sáng: Soạn thảo, photo và in một số tài
liệu giấy tờ
3 01/11/2023 Chiều: Được nghiên cứu về lịch sử đảng
bộ của ủy ban nhân dân xã Tân Hội.
Nghiên cứu về Quy trình giải quyếtthủ

20
tục hành chính theo cơ cấu “một cửa” tại
Ủy ban nhân dân xã Tân Hội
Sáng: Được xem danh sách công chức
cán bộ làm việc khác tại Ủy ban nhân
dân xã Tân Hội như công chức địa chính
- xây dựng, công chức tư pháp hộ tịch,
công chức văn hóa - xã hội…
4 02/11/2023 Chiều: Được cử giúp, ngồi cạnh công
chức tư pháp hộ tịch, công chức văn hóa
- xã hội để quan sát cách tiếp đón, các
thủ tục cần thiết khi tiếp dân, giải quyết
các vấn đề liên quan đến tư pháp hay
văn hóa – xã hội
Sáng: Soạn các giấy tờ, văn bản, dọn
dẹp tủ đồ và sắp xếp lại tủ hồ sơ tài liệu
chuyển về kho tại ủy ban nhân dân xã
5 03/11/2023 Tân Hội
Chiều: Làm các công việc văn phòng
như đánh máy, photo, …
Sáng: Hỗ trợ công chức Tư pháp – Hộ
tịch tiếp dân và đánh máy các văn bản
6 06/11/2023 Chiều: Đi in và photo phiếu khảo sát của
ủy ban và hỗ trợ ủy ban hướng dẫn
người dân điền phiếu khảo sát
Sáng: Kiểm phiếu khảo sát và nhập các
thông tin, ý kiến có trong phiếu khảo sát
vào hệ thống
7 07/11/2023 Chiều: Đánh máy, soạn thảo văn bản
theo yêu cầu của công chức.
Hỗ trợ tiếp dân và chuyển giao tài liệu
cho các phòng ban
Sáng: Kiểm phiếu khảo sát và nhập các
thông tin, ý kiến có trong phiếu khảo sát
vào hệ thống
8 08/11/2023 Chiều: Đánh máy, soạn thảo văn bản
theo yêu cầu của công chức.
Hỗ trợ tiếp dân và chuyển giao tài liệu
cho các phòng ban
Sáng: Quan sát việc thực hiện công việc
của các công chức ngồi bên cạnh mình,
9 09/11/2023 ghi chép thông tin thu thập được
Chiều: Tham gia hỗ trợ tổ chức lớp tập
huấn dân vũ thể thao người cao tuổi năm

21
2023 tại hội trường ở uỷ ban
Cả ngày: Tiếp nhận hồ sơ của công dân,
10 10/11/2023 photo giấy tờ, mang lên ký và đóng dấu.
Soạn hồ sơ trả lại công dân

Cả ngày: Tiếp nhận hồ sơ của công dân,


11 13/11/2023 photo giấy tờ, mang lên ký và đóng dấu.
Soạn hồ sơ trả lại công dân

Cả ngày: Tiếp nhận hồ sơ của công dân,


12 14/11/2023 photo giấy tờ, mang lên ký và đóng dấu.
Soạn hồ sơ trả lại công dân

Cả ngày: Tiếp nhận hồ sơ của công dân,


13 15/11/2023 photo giấy tờ, mang lên ký và đóng dấu.
Soạn hồ sơ trả lại công dân

Cả ngày: Tiếp nhận hồ sơ của công dân,


14 16/11/2023 photo giấy tờ, mang lên ký và đóng dấu.
Soạn hồ sơ trả lại công dân
Sáng: Được gặp mặt các công chức và
cán bộ hướng dẫn để trao đổi quá trình
tham gia thực tập vừa qua, nhận định
của sinh viên hiểu về cơ cấu tổ chức
quản lý và hoạt động, việc thực hiện các
15 17/11/2023 quyền và nghĩa vụ của UBND xã Tân
Hội
Chiều: Sinh viên cảm ơn Ủy ban, các
đồng chí, các anh chị đã giúp đỡ, tạo
điều kiện và đề xuất mong muốn được
tiếp tục thực tập trong học phần tới

Tôi là Đào Thị Phương – công chức Tư pháp – Hộ tịch UBND xã Tân Hội.

22
Xác nhận cho sinh viên Trần Thị Lan Anh thực tập tại UBND xã Tân Hội tổng
số 15 buổi từ ngày 30/10/2023 đến ngày 17/11/2023 ./.
Đan Phượng, ngày tháng năm 2023
NGƯỜI XÁC NHẬN

Đào Thị Phương

4.2. Xác nhận nội dung Báo cáo thực tập


Tôi là Ngô Văn Mạnh – Phó chủ tịch UBND xã Tân Hội, xác nhận các nội
dung trình bày trong Báo cáo thực hành của sinh viên Trần Thị Lan Anh là trung
thực, đúng với các nội dung công việc đã giao cho sinh viên thực hiện trong thời
gian thực tập định hướng nghề nghiệp tại Ủy ban nhân dân xã Tân Hội.
Đan Phượng, ngày tháng năm 2023
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI XÁC NHẬN
PHÓ CHỦ TỊCH

Đào Thị Phương

23
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

Họ tên cán bộ hướng dẫn: Đào Thị Phương


Chức vụ: Công chức Tư pháp – Hộ tịch.
Họ tên sinh viên: Trần Thị Lan Anh
Lớp: Luật Kinh tế - K22.
Đánh giá của cán bộ hướng dẫn:
1. Về ý thức chấp hành nội quy, quy định của cơ quan:
…………………………………………………………………………………………
…..………………………………………………………………………..……………
2. Ý thức, thái độ trong công việc:
…………………………………………………………………………………………
…..……………………………………………………………………………………..
3. Mức độ hoàn thành các công việc được giao:
…………………………………………………………………………………………
…..
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
4. Đánh giá chung:…………………………
Sinh viên đạt: ……..../ 10 điểm (Bằng chữ: ……………………………..)
Đan Phượng, ngày tháng năm 2023
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Đào Thị Phương

1
2

You might also like