You are on page 1of 3

*Quốc hội là gì?

*Khái niệm
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (National Assembly of
the Socialist Republic of Vietnam), được gọi ngắn gọn là Quốc hội Việt
Nam hay Quốc hội (QH), là cơ quan thực hiện quyền lập pháp cao nhất
trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
Việt Nam và cũng là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có các chức năng chính:

1. Lập hiến, lập pháp.


2. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
3. Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.
4. Quyết định vấn đề chiến tranh hay hòa bình.
5. Quyết định trưng cầu ý dân.

(https://quochoi.vn/pages/tim-kiem.aspx?ItemID=61564)
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội kéo dài 5 năm. Mỗi năm Quốc hội họp
thường kỳ 2 lần. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
Bộ máy hoạt động của Quốc hội gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch
Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (cơ quan thường
trực), Hội đồng dân tộc và 12 Ủy ban, Ban và Viện khác.
Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới
(IPU), Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Nghị viện châu Á
(APA), Diễn đàn các nghị sĩ về dân số và phát triển (AFPPD), Liên minh Nghị
viện các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APPU), Tổ chức nghị sĩ thầy thuốc
thế giới (IMPO) là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á - Thái
Bình Dương (APPF), Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF).
Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, người này cũng
đồng thời là chủ tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cơ quan thường trực
của Quốc hội.

*Tên gọi:
Theo các sắc lệnh năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa về cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và các văn kiện tại 2 kỳ họp đầu
tiên của Quốc hội khoá I năm 1946 - tên gọi ban đầu của cơ quan lập pháp
là Quốc dân Đại hội hay Quốc dân Đại biểu Đại hội (còn gọi là Toàn quốc
Đại biểu Đại hội). Trong văn bản thường được gọi tắt là Quốc hội.
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp năm 1946 được thông qua tại kỳ họp thứ
2 (Quốc hội khoá I) đã xác định tên chính thức của cơ quan lập pháp là Nghị
viện Nhân dân. Tuy nhiên, bản Hiến pháp này không được công bố/thực thi
trong hoàn cảnh chiến tranh, vì vậy tên gọi và các chức vụ cũ trong Quốc hội
vẫn được giữ nguyên khi hoạt động.
Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Hiến pháp năm 1959 được thông qua tại kỳ họp
thứ 11 (Quốc hội khóa I) và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố vào ngày 01
tháng 1 năm 1960 - hiến định tên chính thức của cơ quan lập pháp này là Quốc
hội. Cho đến nay, trải qua các bản Hiến pháp sửa đổi sau này, đây là tên gọi cố
định cho "cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất" của Việt Nam.

*Lịch sử:
Quốc hội Việt Nam hiện nay được ra đời cùng với nhà nước Việt Nam sau
cuộc Tổng tuyển cử đầu tiền bầu ra Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ngày 6 tháng 1 năm 1946.
Theo chiều dài thời gian, từ những năm đầu đến Khóa VII thập niên 1980, hoạt
động của Quốc hội rất yếu ớt và mờ nhạt. Mỗi năm Quốc hội chỉ nhóm họp một
lần, kéo dài không quá năm ngày. Có đôi lần Quốc hội nhóm họp lâu hơn vì tính
cách tượng trưng lịch sử, như Khóa VI họp đến 9 ngày nhân dịp nghị hội toàn
quốc thống nhất hai Miền Nam Bắc ở năm 1976. Những năm đó Quốc hội có
mỗi một chức năng duy nhất là hợp thức hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Phải đến năm 1985 Quốc hội Việt Nam mới bắt đầu khởi sắc, tuy vẫn do Đảng
và Ban Chấp hành Trung ương chi phối nhưng đã có những tiếng nói riêng dưới
sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội từ đấy có những đại biểu lên
tiếng phát biểu tự do hơn, thay vì như trước kia Tổng Thư ký Quốc hội phải
duyệt trước bài diễn văn của đại biểu, trước khi đại biểu được nói tại phiên họp.
Cũng theo đó, Quốc hội không còn việc biểu quyết với tỷ lệ đồng đều 100%.
Sang thập niên 1990, Quốc hội mới có lệ chất vấn Chính phủ, và kể từ năm
1998 thì bắt đầu truyền hình trực tiếp các kỳ họp Quốc hội để công chúng theo
dõi.
Năm 2013, Quốc hội bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ (Thủ
tướng và các Bộ trưởng). Từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 2016-2021, truyền thông
và người dân dần quan tâm nhiều hơn tới các kỳ họp của Quốc hội. Mỗi phiên
chất vấn các lãnh đạo Chính phủ của Quốc hội đều được truyền thông quan tâm
và đưa tin nhiệt tình. Nhiều câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội trong
các buổi "sinh hoạt nghị trường" thậm chí còn trở thành các đề tài nóng trên
mạng xã hội.
Tháng 12 năm 2021, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định áp dụng điều 83
Hiến pháp để triệu tập Kì họp bất thường lần đầu tiên trong lịch sử.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quốc_hội_Việt_Nam

Highlight là tóm tắt ndung

You might also like