You are on page 1of 9

Sự phân chia hành chính là:Phân cấp hành chính Việt

Nam là sự phân chia các đơn vị hành chính của Việt


Nam thành từng tầng, cấp theo chiều dọc. Theo đó
cấp hành chính ở trên (cấp trên) sẽ có quyền quyết
định cao hơn, bắt buộc đối với cấp hành chính ở dưới
(hay cấp dưới).
Lịch sử hành chính Hà Nội
Hà Nội là thủ đô, là thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc
biệt của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội nằm về phía tây bắc của
trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng
trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố. Với diện tích 3.358,6 km² và
dân số 8,05 triệu người (2019), Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng
thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị
hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều

Bản đồ hành chính Hà Nội từ năm 2008 đến hiện tại


ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH Hà Nội qua các thời kỳ

Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2022)


Thời kỳ Chiến tranh Đông Dương (1946–1954)
Sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Hà Nội khi đó gồm 5 khu nội thành và
120 xã ngoại thành. Ngày ngày 21 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc
lệnh số 77 về việc thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc kỳ, thị xã thuộc kỳ
hoặc tỉnh. Theo đó, Hà Nội trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 17 khu nội
thành và 5 khu hành chính ngoại thành. Ngày 14 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội
vụ duyệt y chia thành phố Hà Nội ra làm 17 khu.
Ngày 26 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm
5 khu
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến
pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. Theo đó, thành phố Hà Nội là Thủ đô
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946
Ngay sau khi Kháng chiến chống Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946, vào ngày 20
tháng 12 năm 1946, chính phủ ban hành Sắc lệnh số 1, đổi cấp bộ thành cấp khu. Cả
nước chia thành 12 khu hành chính, trong đó Hà Nội là khu XI.[3] Tháng 5 năm 1947, khu
XI được mở rộng thêm, gồm cả các tỉnh Hà Đông và Sơn Tây.[1][4] Tháng 9 năm 1947, bốn
huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thanh Trì của tỉnh Hà Đông được sáp
nhập vào Hà Nội. Khu vực nội thành được chia thành 3 quận: quận IV gồm hai khu Đại
La và Lãng Bạc; quận V là khu Đống Đa; quận VI gồm hai khu cũ Đề Thám và Mê Linh
và 4 huyện là Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thanh Trì (của Hà Đông mới cắt
sang). Sau đó Hà Nội lại được tổ chức thành 3 liên quận huyện: Liên quận huyện I gồm
quận IV, Đan Phượng và Hoài Đức; Liên quận huyện II gồm quận V và Thanh Oai; Liên
quận huyện III gồm quận VI và Thanh Trì.[1][4]
Đầu năm 1948, các quận IV, V, VI được tách ra như cũ và sáp nhập 4 phủ huyện thành 2
liên huyện: Liên huyện Bắc (thường gọi là huyện Liên Bắc) gồm Đan Phượng, Hoài Đức;
Liên huyện Nam (thường gọi là huyện Liên Nam) gồm Thanh Oai, Thanh Trì.[1][4] Sau đó,
7 khu ở Bắc Bộ được sắp xếp lại thành 3 liên khu. Tháng 5 năm 1948, Hà Nội sáp nhập
với Hà Đông thành tỉnh Lưỡng Hà thuộc Liên khu III. Sau khi sáp nhập, Liên khu III cắt
hai huyện Liên Bắc và Liên Nam trả về cho Hà Đông, Hà Nội chỉ còn nội thành và 2
huyện ngoại thành.[1][4] Tháng 9 năm 1948, 3 quận, huyện của Hà Nội được tổ chức thành
2 huyện: Trấn Tây và Trấn Nam.[1][4] Ngày 1 tháng 10 năm 1948, Trung ương Đảng ra chỉ
thị tách Hà Nội ra khỏi Lưỡng Hà.[1][4]
Ngày 13 tháng 6 năm 1949, Nghị quyết số 142-NQ/KC-Hà Nội của Ủy ban Kháng chiến
Hành chính Hà Nội chia nội thành Hà Nội làm 2 quận, lấy tên là Quận 1, Quận 2 và chia
ngoại thành Hà Nội làm 3 quận, lấy tên là Quận 4, Quận 5, Quận 6. Nội thành Hà Nội lấy
đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Tràng Tiền ra tới bờ sông Đại Hà làm giới
hạn, trong đó, Quận 1 gồm 9 khu phố và 7 làng, Quận 2 gồm 8 khu phố và 21 làng. Ngoại
thành Hà Nội gồm Quận 4 gồm 46 làng, Quận 5 gồm 27 làng và Quận 6 gồm 40 làng.
Ngày 18 tháng 9 năm 1950, Chính phủ ra Nghị định số 46-TTg hợp nhất các quận Hà Nội
thành hai quận nội thành và ngoại thành. Theo đó, hai quận 1 và 2 nội thành hợp nhất
thành quận Nội thành Hà Nội, ba quận 4, 5 và 6 ngoại thành Hà Nội hợp nhất thành quận
Ngoại thành Hà Nội.
Thời kỳ thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng. Ngày 4 tháng 11
năm 1954, Hà Nội chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận, khi đó Hà Nội có 4
quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã, với diện tích toàn thành
phố khoảng 130 km², dân số khoảng 380.000 người. Ngày 13 tháng 12 năm 1954, Phó
Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 420-TTg sáp nhập khu vực phố Gia Lâm –
gồm có phố Gia Lâm, khu nhà ga xe lửa Gia Lâm, sân bay Gia Lâm và 6 xã: Bồ Đề, Gia
Thụy, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh – của tỉnh Bắc Ninh vào Hà
Nội. Ngày 4 tháng 1 năm 1955, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 436-
TTg giải tán quận Văn Điển mà đối phương đã lập ra trong thời gian Hà Nội bị tạm
chiếm, 23 thôn trong quận Văn Điển thuộc ngoại thành Hà Nội.
Ngày 21 tháng 11 năm 1957, thành phố Hà Nội gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố và
4 huyện ngoại thành với 45 xã. Trong đó, quận 1 có 9 khu phố (đánh số thứ tự từ 17 đến
25); quận 2 có 9 khu phố (9-16 và 34); quận 3 có 8 khu phố (đánh số thứ tự từ 1 đến 8);
quận 4 có 8 khu phố (đánh số thứ tự từ 26 đến 33); quận 5 có 13 xã: Cổ Nhuế, Đông
Thái, Đức Thắng, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Tàm Xá, Tân Lập, Thái Đô, Thụy
Phương, Tứ Liên, Xuân Đỉnh, Xuân La; quận 6 có 12 xã: Dịch Vọng, Hòa Bình, Mai
Dịch, Mễ Trì, Ngọc Hà, Nhân Chính, Phúc Lệ, Thái Thịnh, Thống Nhất, Trung Hòa,
Trung Thành, Yên Hòa; quận 7 có 14 xã: Đại Kim, Định Công, Đoàn Kết, Hoàng Văn
Thụ, Lĩnh Nam, Phương Liên, Quỳnh Mai, Tam Khương, Thanh Hương, Thanh Lương,
Thanh Trì, Trần Phú, Vĩnh Tuy, Yên Sở; và quận 8 có phố Gia Lâm và 6 xã: Hồng Tiến,
Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ, Việt Hưng.[cần dẫn nguồn]
Năm 1958, 4 quận nội thành bị xoá bỏ và thay thế bằng 12 khu phố, trong đó chia quận 1
thành 3 khu phố: Hai Bà Trưng, Hàng Cỏ và Hoàn Kiếm; chia quận 2 thành 3 khu phố:
Cửa Đông, Hàng Bông và Hàng Đào; chia quận 3 thành 3 khu phố: Ba Đình, Trúc Bạch
và Văn Miếu; và chia quận 4 thành 3 khu phố: Bạch Mai, Bảy Mẫu và Ô Chợ Dừa. [cần dẫn
nguồn]
 Năm 1959, 8 khu phố khu nội thành được sắp xếp lại và Hà Nội có thêm 4 huyện
ngoại thành, trong đó, sáp nhập khu phố Bảy Mẫu vào khu phố Hai Bà Trưng, hợp nhất 3
khu phố Cửa Đông, Hàng Bông và Hàng Đào thành khu phố Đồng Xuân, và hợp nhất 2
khu phố Văn Miếu và Ô Chợ Dừa thành khu phố Đống Đa.[cần dẫn nguồn]
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm
một số xã của các tỉnh. Toàn thành phố có diện tích 584 km², dân số 91.000 người.
Ngày 31 tháng 5 năm 1961, bốn khu phố nội thành Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba
Đình, Đống Đa và 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm được
thành lập.[6] Trong đó, huyện Đông Anh có 23 xã, huyện Gia Lâm có 2 thị trấn và 31 xã,
huyện Thanh Trì có 1 thị trấn và 21 xã, và huyện Từ Liêm có 26 xã. Ngày 19 tháng 2
năm 1964, chia xã Hữu Hưng của huyện Từ Liêm thành 2 xã mới là Tây Mỗ và Đại Mỗ,
đồng thời sáp nhập thôn Hòa Bình thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh vào xã Thượng
Thanh của huyện Gia Lâm.[7] Huyện Từ Liêm sau đó có 27 xã. Tháng 11 năm 1964, đổi
tên một số xã thuộc các huyện Gia Lâm, Từ Liêm. Ở huyện Gia Lâm, xã Hồng Tiến đổi
tên là xã Bồ Đề, xã Tiến Bộ đổi tên là xã Gia Thụy. Ở huyện Từ Liêm, xã Tân Dân đổi
tên là xã Thượng Cát, xã Tân Tiến đổi tên là xã Liên Mạc, xã Đức Thắng đổi tên là xã
Đông Ngạc, xã Trung Kiên đổi tên là xã Tây Tựu, xã Trần Phú đổi tên là xã Phú Diễn, và
xã Trung Thành đổi tên là xã Yên Lãng. Ngày 27 tháng 1 năm 1965, sáp nhập thôn
Thanh Am thuộc xã Thượng Thanh vào thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm
Năm 1968, xã Đại Hưng thuộc huyện Thanh Trì đổi tên là xã Vĩnh Quỳnh. Ngày 9 tháng
8 năm 1973, cắt 2 thôn Giáp Bát, Giáp Lục của xã Thịnh Liệt, thôn Tương Mai và một
phần đất thôn Mai Động (sáp nhập vào tiểu khu Minh Khai) thuộc xã Hoàng Văn Thụ,
huyện Thanh Trì về khu phố Hai Bà Trưng; cắt xã Yên Lãng thuộc huyện Từ Liêm đưa
về trực thuộc khu phố Đống Đa. Huyện Từ Liêm có 26 xã. Ngày 31 tháng 8 năm 1974,
chia các khu phố thuộc thành phố Hà Nội ra nhiều khu vực nhỏ gọi là tiểu khu. Ở mỗi
tiểu khu thành lập một cơ quan đại diện ủy ban hành chính khu phố, gọi là Ban đại diện
tiểu khu. Nội thành gồm khu phố Hoàn Kiếm có 46 tiểu khu, khu phố Ba Đình có 34 tiểu
khu, khu phố Đống Đa có 48 tiểu khu, khu phố Hai Bà Trưng có 51 tiểu khu. Ngoại thành
gồm 4 huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, với 102 xã và 3 thị trấn.
Hà Nội – Thủ đô Việt Nam thống nhất
Năm 1976, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho
đến nay. Ngày 20 tháng 4 năm 1978, hợp nhất 2 xã Phú Diễn và Minh Khai thuộc huyện
Từ Liêm thành một xã lấy tên là xã Phú Minh.[9] Huyện Từ Liêm có 25 xã
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp
nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn
Tây, 2 xã: Phụng Châu, Tiên Phương thuộc huyện Chương Mỹ, 7 xã: Tam Hiệp, Hiệp
Thuận, Liên Hiệp, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành thuộc huyện Quốc Oai; 4
xã: Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai thuộc huyện Thường Tín và xã Hữu
Hòa thuộc huyện Thanh Oai của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh
Phú là Mê Linh (thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Liên Mạc, Mê Linh,
Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự
Lập, Tráng Việt, Hoàng Kim, Văn Khê, Vạn Yên, Quang Minh, Kim Hoa), Sóc Sơn.
[10]
 Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người. Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới định
cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ năm 1977 tới năm 1984, Hà Nội cũng đưa
12.861 hộ, 21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của các huyện Sóc
Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội.[11] Trong đó, sáp
nhập 2 xã Phụng Châu, Tiên Phương thuộc huyện Chương Mỹ, 4 xã Cộng Hòa, Tân Hòa,
Tân Phú, Đại Thanh thuộc huyện Quốc Oai vào huyện Hoài Đức; sáp nhập 3 xã Tam
Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp thuộc huyện Quốc Oai vào huyện Phúc Thọ; sáp nhập 4 xã
Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai thuộc huyện Thường Tín và xã Hữu Hòa
thuộc huyện Thanh Oai vào huyện Thanh Trì; và sáp nhập 4 xã Nam Viêm, Ngọc Thanh,
Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa thuộc huyện Sóc Sơn vào huyện Mê Linh.
Năm 1980, Hà Nội có 4 khu phố: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, 1 thị
xã Sơn Tây và 11 huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê
Linh, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Trì, Từ Liêm.
Ngày 3 tháng 1 năm 1981, thay cách gọi "khu phố" bằng "quận", "tiểu khu" bằng
"phường". Hà Nội có 4 quận là Ba Đình (15 phường), Đống Đa (24 phường), Hai Bà
Trưng (22 phường) và Hoàn Kiếm (18 phường). Ngày 2 tháng 6 năm 1982, mở rộng thị
xã Sơn Tây trên cơ sở tách 7 xã Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm,
Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông thuộc huyện Ba Vì; tách 2 xã Tích Giang, Trạch Mỹ
Lộc thuộc huyện Ba Vì để sáp nhập vào huyện Phúc Thọ. Sau khi chia tách, thị xã Sơn
Tây có 3 phường và 9 xã, huyện Phúc Thọ có 22 xã, còn huyện Ba Vì có 32 xã. [12]
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập 2 phường Kim Giang và Thanh Xuân Bắc thuộc
quận Đống Đa, thành lập phường Mai Động, tách xóm Mã Cả của xã Hoàng Văn Thụ
thuộc huyện Thanh Trì về phường Tương Mai thuộc quận Hai Bà Trưng, thành lập 2 thị
trấn Sài Đồng và Đức Giang thuộc huyện Gia Lâm, thành lập thị trấn Đông Anh thuộc
huyện Đông Anh, và thành lập 3 thị trấn Nghĩa Đô, Cầu Giấy và Cầu Diễn thuộc huyện
Từ Liêm.[13] Quận Hai Bà Trưng có 23 phường, quận Đống Đa có 26 phường, huyện
Đông Anh có 1 thị trấn và 23 xã, huyện Gia Lâm có 4 thị trấn và 31 xã, huyện Từ Liêm
có 3 thị trấn và 24 xã. Ngày 14 tháng 3 năm 1984, mở rộng thị trấn Văn Điển của huyện
Thanh Trì, thêm một phần đất của 3 xã: Tứ Hiệp, Tam Hiệp và Vĩnh Quỳnh, đồng thời
chia phường Giáp Bát thuộc quận Hai Bà Trưng thành 2 phường là Giáp Bát, Tân Mai và
thành lập 2 phường Sơn Lộc và Xuân Khanh thuộc thị xã Sơn Tây.[14] Sau khi chia cắt và
mở rộng, quận Hai Bà Trưng có 24 phường, thị xã Sơn Tây có 5 phường và 9 xã.
Ngày 3 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Quảng Oai thuộc huyện Ba Vì và thành
lập thị trấn Sóc Sơn thuộc huyện Sóc Sơn.[15] Ngày 17 tháng 9 năm 1990, thành lập thị
trấn Mai Dịch, tái lập 2 xã Phú Diễn và Minh Khai trên cơ sở tách xã Phú Minh thuộc
huyện Từ Liêm. Huyện Từ Liêm có 4 thị trấn và 24 xã. Ngày 26 tháng 10 năm 1990,
chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện
Thanh Trì cho quận Hai Bà Trưng quản lý để thành lập phường Hoàng Văn Thụ. Quận
Hai Bà Trưng có 25 phường; huyện Thanh Trì có 1 thị trấn và 25 xã.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, trả lại 5 huyện và 1 thị
xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào Vĩnh Phú.
Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên
924 km²
Ngày 17 tháng 4 năm 1992, thành lập thị trấn Nghĩa Tân thuộc huyện Từ Liêm. Huyện
Từ Liêm có 5 thị trấn và 24 xã. Ngày 28 tháng 10 năm 1995, thành lập quận Tây Hồ trên
cơ sở tách 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên,
Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm; thành lập các phường
có tên tương ứng.[17] Quận Tây Hồ có 8 phường; quận Ba Đình còn lại 12 phường; huyện
Từ Liêm còn lại 5 thị trấn và 19 xã.
Ngày 29 tháng 11 năm 1996, thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở tách 5 phường Thanh
Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Phương Liệt, 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862
nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (thành lập phường Khương Trung), 98,4 ha diện tích
tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng (thành lập phường Khương
Mai) thuộc quận Đống Đa; toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính
thuộc huyện Từ Liêm (thành lập phường Nhân Chính) và xã Khương Đình thuộc huyện
Thanh Trì; chia phường Thanh Xuân Bắc thành 2 phường: Thanh Xuân Bắc và Thanh
Xuân Nam; chia xã Khương Đình thành 2 phường: Khương Đình và Hạ Đình. Cũng
trong Nghị định này quyết định thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở tách 4 thị trấn: Cầu
Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc
huyện Từ Liêm; thành lập các phường có tên tương ứng, đổi tên thị trấn Cầu Giấy thành
phường Quan Hoa.[18] Quận Thanh Xuân có 11 phường; quận Cầu Giấy có 7 phường;
quận Đống Đa còn lại 21 phường; huyện Thanh Trì còn lại 1 thị trấn và 24 xã; huyện Từ
Liêm còn lại 1 thị trấn và 15 xã. Đổi tên phường Cầu Giấy thuộc quận Ba Đình thành
phường Ngọc Khánh; đổi tên phường Nguyễn Trãi thuộc quận Đống Đa thành
phường Ngã Tư Sở; đổi tên phường Thanh Xuân thuộc quận Thanh Xuân thành
phường Thanh Xuân Trung.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập quận Long Biên trên cơ sở tách 10 xã: Thượng
Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch
Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm; chia
xã Gia Thụy thành 2 phường: Gia Thụy và Phúc Đồng. Cũng trong Nghị định này quyết
định thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở tách 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt,
Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở, 55 ha diện tích tự nhiên
của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai,
Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng.[19] Quận Long Biên và quận Hoàng
Mai cùng có 14 phường; huyện Gia Lâm còn lại 1 thị trấn và 21 xã; huyện Thanh Trì còn
lại 1 thị trấn và 15 xã; quận Hai Bà Trưng còn lại 20 phường. Đổi tên xã Vĩnh Tuy thuộc
quận Hoàng Mai thành phường Vĩnh Hưng; đổi tên xã Hội Xá và thị trấn Gia Lâm thuộc
quận Long Biên thành 2 phường lần lượt là Phúc Lợi và Ngọc Lâm.

Hà Nội mở rộng địa giới hành chính


Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông
qua Nghị quyết số 15/2008/QH12 điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các
tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây,
huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được
nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội
sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ
đô lớn nhất thế giới.[40] Ngày 8 tháng 5 năm 2009, chuyển xã Đông Xuân thuộc huyện
Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình về huyện Quốc Oai quản lý; chuyển 3 xã: Tiến Xuân, Yên
Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình về huyện Thạch Thất quản
lý; quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và thành phố Sơn Tây
cũng được chuyển thành thị xã Sơn Tây. Các phường của quận Hà Đông cũng được thành
lập trên cơ sở toàn bộ các xã có tên tương ứng, bao gồm phường Biên Giang, Dương
Nội, Đồng Mai, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương và Yên Nghĩa. Quận Hà Đông có 17
phường, thị xã Sơn Tây có 9 phường và 6 xã, huyện Quốc Oai có 1 thị trấn và 20 xã,
huyện Thạch Thất có 1 thị trấn và 22 xã.[41]
Ngày 27 tháng 12 năm 2013, chia huyện Từ Liêm thành 2 quận là Bắc Từ Liêm và Nam
Từ Liêm. Quận Bắc Từ Liêm có 13 phường, còn quận Nam Từ Liêm có 10 phường trực
thuộc.

You might also like