You are on page 1of 5

- Giai đoạn từ năm 1873 đến năm 1954 là một giai đoạn

ghi nhận nhiều chuyển biến sâu sắc của Hà Nội, từ một
đô thị của nhà nước phong kiến độc lập trở thành thủ phủ
của chính quyền thực dân, từ quy hoạch và kết cấu của
một đô thị mang dáng vẻ phương Đông đi vào quá trình
cận đại hoá dưới ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa thực
dân Pháp.

Ngày 19/7/1888, Tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh thành


lập thành phố Hà Nội trước khi có sự công nhận của
Triều đình Huế.
Ngày 01/10/1888, Triều đình Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt
Hà Nội dâng cho thực dân Pháp làm nhượng địa.
Ngày 3/10/1888, Toàn quyền Đông Dương Richaud
chính thức đưa Hà Nội trở thành một thành phố theo chế
độ nhượng địa.

(thằng thuyết trình nói)Thành phố Hà Nội lúc này chỉ gồm các khu
phố nội thành được chia thành 63 phường có diện tích 3km2 với số dân
khoảng 270.000 người.

Ranh giới Hà Nội lúc bấy giờ được bắt đầu từ Hồ Tây đi theo hướng Bắc
Nam dọc đường Bưởi đến Cầu Giấy lại chuyển theo hướng Đông Đông
Nam dọc đê La Thành rồi kéo thẳng qua phố Khâm Thiên, đến khu vực
hồ Thiền Quang lại quay về hướng Nam Đông Nam cho đến làng Lương
Yên (nay là phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng).

Năm 1889, Hà Nội thành lập ngoại thành Hà Nội, gồm


một số xã của các huyện Vĩnh Thuận, Thọ Xương, Từ
Liêm, Thanh Trì.
BẢN ĐỒ HÀ NỘI NĂM 1890

(Thằng Thuyết Trình nói) Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đã tiến
hành đợt cải cách hành chính lớn nhất kể từ khi ra đời chế độ Phong kiến Việt
Nam. Nhà vua xóa bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền
Bắc, lập tỉnh Hà Nội. Tên Hà Nội có nghĩa là phía trong sông, vì thực tế Hà
Nội được bao bọc bởi sông Hồng phía Đông Bắc và sông Đáy phía Tây Nam.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã xây dựng thành phố Hà Nội trên địa bàn
khu Thành cũ.

Năm 1914, nội thành Hà Nội được chia thành 8 quận


(Nghị định số 791 ngày 17/7/1914 của Đốc lý Hà Nội về
việc chia Thành phố Hà Nội thành 8 khu). Năm 1915,
ngoại thành Hà Nội đổi thành huyện Hoàn Long (trực
thuộc tỉnh Hà Đông).
Năm 1942, Pháp sáp nhập một phần huyện Thanh Trì của
tỉnh Hà Đông vào Hà Nội, thành lập “Đại lý đặc biệt Hà
Nội” gồm huyện Hoàn Long và 22 xã thuộc phủ Hoài
Đức, được chia thành 8 tổng, 60 xã.
BẢN ĐỒ ĐẠI LÝ HOÀN LONG THEO DỤ (1942)

Bản đồ đại lý Hoàn Long theo Dụ ngày 11/7/1942 và địa giới dự định mở
rộng năm 1951, thiết lập bằng tài liệu của Sở Địa chính Bắc Việt.

(phần này cho thằng thuyết trình nói) Trước Cách mạng tháng Tám
(1945), Pháp chia Hà Nội làm hai vùng là nội thành và ngoại thành. Vùng
trung tâm Hà Nội gồm 8 tiểu khu, vùng ngoại thành gồm 9 tổng, 36 xã.
Năm 1945, diện tích thành phố Hà Nội rộng khoảng 150 km2. Vào thời gian
này, Hà Nội gồm 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành, phía Bắc giáp huyện
Đông Anh (Phúc Yên), phía Đông giáp huyện Gia Lâm (Bắc Ninh), phía Tây
giáp huyện Hoài Đức, Đan Phượng, thị xã Hà Đông và phía Nam giáp huyện
Thanh Oai, Thanh Trì (Hà Đông).

Sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Hà Nội khi
đó gồm 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành. Ngày
21/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 77 về
việc thành lập thành phố trực thuộc Chính phủ Trung
ương, hoặc Kỳ, thị xã thuộc Kỳ hoặc tỉnh. Theo đó Hà
Nội trở thành thành phố trực thuộc Chính phủ Trung
ương, gồm 17 khu nội thành và 5 khu hành chính ngoại
thành.

You might also like