You are on page 1of 8

PHẦN NỘI DUNG

1. TỔ CHỨC VÀ THIẾT CHẾ HÀNH CHÍNH ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1954
- 1975
Sau Hiệp định Genève 1954, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giữ nguyên
ranh giới hành chính các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ. Đến năm 1955, đặc khu Sài Gòn Chợ
Lớn được đổi thành đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn, năm 1956 đổi thành đô thành Sài Gòn
và thành lập một số tỉnh mới. Sắc lệnh 21 (17/2/1956) tách quận Mộc Hóa của tỉnh Tân
An thành lập tỉnh Mộc Hóa (tháng 10/1956 đổi tên thành tỉnh Kiến Tường). Phần đất của
tỉnh Tân An còn lại nhập chung với một phần tỉnh Chợ Lớn cũ thành tỉnh Long An.
10/1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể tỉnh Thủ Dầu Một nhập chung với một
phần tỉnh Biên Hòa để thành lập các tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long (sắc
lệnh 143-NV, ngày 22/ 10/1956), một phần tỉnh Biên Hòa được tách ra lập ra tỉnh Long
Khánh. Một phần của tỉnh Biên Hòa sáp nhập với một phần tỉnh Bình Thuận để thành lập
tỉnh Bình Tuy. Tỉnh Bà Rịa và Vũng Tàu nhập lại thành tỉnh Phước Tuy sau thêm quần
đảo Trường Sa.
Từ năm 1957, dưới thời Đệ nhất cộng hòa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa định
danh rõ tên gọi khu vực là Đông Nam Bộ là một khu vực hành chính với tên gọi Miền
Đông Nam phần, đại diện bởi Tòa Đại biểu Chính phủ cho tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn,
Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Biên Hòa, Long Khánh,
Phước Tuy, Bình Tuy và Long An.
Năm 1959, cắt một phần đất của 2 tỉnh Biên Hòa và tỉnh Phước Long lập ra tỉnh
Phước Thành (tỉnh này tồn tại đến năm 1965 thì giải thể). Năm 1963, chính quyền Việt
Nam Cộng hòa tách một phần của các tỉnh Long An, Gia Định và Tây Ninh thành lập
tỉnh Hậu Nghĩa (sắc lệnh số 124-NV, ngày 15/10/1963). Tháng 11/1963 Đệ nhất Cộng
hòa bị lật đổ và đơn vị Miền Đông Nam phần bị xóa bỏ tuy danh từ này vẫn thông dụng,
chỉ định khu vực địa lý. Từ năm 1966- 1975 thời Đệ nhị Cộng hòa, Miền Đông Nam
phần bao gồm 12 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình
Long, Phước Long, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long
An.
Từ năm 1954 – 1969 là giai đoạn chưa có chính quyền chủ yếu do các cấp chính ủy
Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo chính trị, vũ trang và phát động tổ chức đấu tranh. Để
thuận lợi cho việc chỉ đạo, ứng phó kịp thời với chủ trương, âm mưu của chính quyền
Việt Nam Cộng hòa, chính quyền cách mạng giữ nguyên cơ cấu hành chính cấp tỉnh,
thành, đồng thời, ở từng thời điểm cho thành lập các khu, phân khu để chỉ đạo cách
mạng. Miền Đông Nam bộ năm 1961 lập thành 2 khu: khu Sài Gòn Gia Định và khu 7
(Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hòa, Bình Dương, Phước Long, Phước Thành, Tây Ninh)
riêng Kiến Tường, Long An chuyển qua khu 8. Đến 12/1962, quân khu 10 thành lập với
các tỉnh Phước Long, Bình Long, Quảng Đức, Lâm Đồng nhưng đến năm 1963 giải thể,
đến năm 1966 được thành lập lại với 3 tỉnh Phước Long, Bình Long, Quảng Đức. Đến
năm 1967 các khu được giải thể nhằm lập 6 phân khu: huyện Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp
(tỉnh Gia Định), Bến Cát, Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương), Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) là
phân khu 1, khu 2 gồm các huyện Tân Bình, Bắc Bình Chánh, các quận 3, 5, 6 Sài Gòn,
các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Thủ (tỉnh Long An), phân khu 3 gồm các huyện Nhà
Bè, Nam Bình Chánh, các quận 2, 4, 7, 8 (Sài Gòn) và các huyện Châu Thành, Cần
Đước, Cần Giuộc (Long An), phân khu 4 gồm các quận 1, 9, 10 (Sài Gòn), các huyện
Thủ Đức, Cần Giờ (Gia Định), Long Thành, Nhơn Trạch, Bình Sơn (Biên Hòa), phân
khu 5 gồm Phú Nhuận, Bắc Thủ Đức (Sài Gòn), các huyện Tân Uyên, Độc Lập (Biên
Hòa), các huyện Phú Giáo, Lái Thiêu, Châu Thành, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một (Bình
Dương), ngoài 6 phân khu trên, các tỉnh Bà Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh và Khu 10 được giữ
nguyên, đến 3/1968 khu 7 được tái lập gồm địa bàn Phân khu 4, tỉnh Bà Rịa, Long Khánh
và Biên Hòa.
Năm 1969, chính phủ cách mạng lâm thời là Cộng hòa miền nam Việt Nam được
thành lập, mặt trận giải phóng dân tộc miền nam Việt Nam chuyển giao chức năng hành
chính cho chính phủ lâm thời. Ủy ban nhân dân cách mạng Đông Nam bộ phân chia theo
các cấp: phân khu, tỉnh, quận, xã.
Năm 1970 thành lập phân khu 23 Long An (bao gồm phân khu 2 và phân khu 3).
Năm 1971 giải thể khu 10, thành lập phân khu Bình Phước gồm 2 tỉnh Bình Phước và
Phước Long, giải thể khu 7, thành lập hai phân khu mới: phân khu Bà Biên (gồm Bà Rịa,
Long Khánh và phân khu 4) và phân khu Thủ Biên (gồm Biên Hòa và phân khu 5). Năm
1972 giải thể các phân khu và thành lập lại khu 7 (khu Miền Đông) và khu Sài Gòn. Năm
1974 khu miền Đông thống nhất tên gọi là Khu 7. Đầu năm 1975 tỉnh Tây Ninh và Bình
Phước tách khỏi Khu 7 trực thuộc Trung ương Cục Miền Nam và Bộ Chỉ huy miền. Hệ
thống tổ chức hành chính này tồn tại đến ngày miền Nam giải phóng (30/4/1975).
2. KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN NĂM 1954 - 1975
2.1. Vùng do cách mạng kiểm soát
a) Nông nghiệp
Chính quyền cách mạng đã có các chủ trương là đẩy mạnh việc sản xuất, phát triển
văn hóa xã hội ở các vùng đã được giải phóng, xây dựng kinh tế dân chủ nhân dân. Làm
cho nông dân trở thành người làm chủ đích thực, và động thời để đáp ứng cho cuộc
kháng chiến thì chính quyền cách mạng đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp kết hợp với
phát triển tiểu công nghiệp.
Đồng thời Đảng và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã tổ chức các
hình thức vận công, đổi công, hợp tác lao động tương trợ để bà con nông dân có thể giúp
đỡ lẫn nhau,…
Các phong trào thi đua cũng đóng vai trò tác động khá lớn trong việc vận động nhân
dân sản xuất lượng thực chiến đấu chống địch như “sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ, quanh
năm trồng tỉa, bốn mùa thu hoạch” => Năng suất lúa ở vùng phục vụ giải phóng đạt sản
lượng cao.
b) Thủ công nghiệp
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã cho khôi phục, tổ chức các cơ
sở, ngành nghề về sản xuất để phục vụ đời sống và chiến đấu.
Các ngành nghề thủ công nghiệp như rèn, giấy, dệt, thêu, đồ gốm, chế biến lương
thực, thực phẩm truyền thống,… cũng được nhân dân phục hồi và phát triển nhằm giải
quyết các công cụ trong sản xuất và đời sống, các nghề bị mai một trong thời gian tạm
chiếm đã được phục hồi một cách nhanh chóng.
c) Công nghiệp
Nhằm phục vụ đời sống sản xuất và chiến đấu thì chính quyền cách mạng đã thành
lập các cơ sở sửa chữa máy móc như máy chữ, máy phát thanh, máy in. Các xí nghiệp,
nhà máy như xí nghiệp may, xí nghiệp xà phòng, xí nghiệp sản xuất thuốc tiêm, thuốc
uống đã cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm cho nhân dân trong vùng giải phóng. Không
những vậy các cơ sở sản xuất, sửa chữa vũ khí, đạn dược, thuốc men, giấy viết, vải vóc,
nông cụ đã được thành lập nhanh chóng. Quan trọng nhất, hàng trăm công xưởng sản
xuất vũ khí hiện đại như mìn chống bộ binh, chống xe tăng, súng phóng lựu đạn, thủy lôi
đã được đi vào sản xuất và cung cấp trực tiếp cho cách mạng.
Những thay đổi về quan hệ sản xuất và các chính sách kinh tế được thực hiện bởi
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã được đông đảo nhân dân hưởng
ứng. Nhưng do còn đang trong thời gian đánh địch nên một số ngành về công nghiệp và
công nghiệp nặng chưa thể phát triển.
2.2 Vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát
2.2.1. Nông nghiệp
Giai đoạn 1955 – 1963, các tá điền được hưởng chính sách tư hửu hóa ruộng đất qua
công cuộc Cải Cách Điền Địa được quyết định bởi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Hai
văn bản chủ yếu là Dụ số 2 thông qua ngày 08/01/1955 và Dụ số 7 ngày 05/02/1955 quy
định chính sách giảm tô, bảo đảm hợp đồng cho các tá điền, thu hồi ruộng đất bỏ hoang.
Đến năm 1969, chính quyền miền Nam ban hành Luật “Người cày có ruộng”, các
Ủy ban cải cách điền địa được lập ra từ huyện đến xã.
Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp, khuynh hướng tập trung ruộng
đất đó có vào tay các tầng lớp trên diễn ra trong khi khẩu hiệu người cày có ruộng chưa
được tiến hành một cách triệt để. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng thực hiện một số
chính sách phát triển nông nghiệp – nông thôn như phổ biến giống lúa mới là IR-8 (lúa
Thần nông) do Viện Nghiên cứu Lúa Gạo Quốc tế (International Rice Research Institute -
IRRI) ở Philippines lai tạo. Năm 1967, thành lập một số ngân hàng phát triển nông thôn
như thành lập Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp (Agricultural Development Bank of
Vietnam – ADBV) thay Quốc gia Nông Tín Cuộc, năm 1969 thành lập Ngân hàng Nông
thôn.
Từ năm 1965 trở đi, do có nguồn viện trợ dồi dào mà miền Nam đã nhập khẩu càng
nhiều các máy móc nông nghiệp, chủ yếu là máy kéo lớn, máy cày tay, máy bơm nước,
máy xát lúa,… Nhưng ngành công nghiệp lúc này chỉ mang tính chất phong trào, chưa
hiệu quả cao, thiếu đồng bộ trong việc thực hiện “cơ giới hóa nông nghiệp”.
2.2.2. Công nghiệp
Do “viện trợ” của Mỹ và một số nước tư bản, kinh tế công nghiệp phát triển so với
thời kỳ trước, tuy nhiên phát triển không đồng bộ. Đông Nam Bộ có định hướng phát
triển là công nghiệp – thương nghiệp – dịch vụ. Chính quyền Sài Gòn cho xây dựng khu
vực Sài Gòn – Biên Hòa thành một cụm liên hiệp công nghiệp – thương nghiệp – dịch vụ
quan trọng, lấy đây làm trung tâm kinh tế miền Nam.
Giai đoạn 1954 – 1956, công nghiệp Đông Nam Bộ còn nghèo nàn, các nhà máy
được xây dựng từ thời thuộc địa Pháp hoạt động cầm chừng trong thời kỳ kháng chiến :
nhà máy thuốc lá Mic, Mitax, Basto, một số xí nghiệp sản xuất đồ uống hãng BGI, hãng
rượu Bình Tây, hai nhà máy đường Hiệp Hòa và Khánh Hòa, một số nhà máy cơ khí, chế
biến cao su của hang Michelin.
Công nghiệp thời kỳ này ở hai tình trạng : những ngành hàng phát triển tương đối
khá là những ngành không bị hàng nhập khẩu cạnh tranh, những mặt hàng dựa vào nhập
khẩu thì suy thoái nghiêm trọng.
Giai đoạn 1957 – 1967, công nghiệp phát triển nhanh do các chính sách tích cực của
chính quyền, viện trợ của Mỹ và các biện pháp hỗ trợ nền công nghiệp trong nước. Đến
năm 1960, khu vực Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa có 3.123 xí nghiệp kỷ nghệ.
Tháng 6/1961, Bộ Kinh tế của chính quyền Sài Gòn thành lập Uỷ ban nghiên cứu
thuộc Trung tâm khuếch trương kỹ nghệ (Sonadezi) chủ trương xây dựng một khu công
nghiệp ở Biên Hòa => Mục đích : phân tán dân cư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp đều
khắp, giải quyết việc làm cho người dân quận Đức Tu (Biên Hòa).
Giai đoạn 1967 – 1972, phân ngành có sự phân hóa rõ rệt, những phân ngành sản
xuất đường và dệt không được bảo vệ nên các hàng hóa được nhập ngoại lấn át, các
ngành chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng là phát triển mạnh. Trong đó,
phát triển mạnh nhất là ngành luyện kim.
Từ năm 1972 trở đi, quân đội Mỹ và đồng minh rút khỏi Việt Nam => kinh tế công
nghiệp ĐNB bước vào thời kỳ suy thoái. Nhưng do khu công nghiệp Biên Hòa đã xây
dựng xong, các nhà máy đi vào hoạt động nên có một số lĩnh vực sản lượng tăng.
Tính đến 1973, miền Nam có 175.000 cơ sở công nghiệp, 90% sản xuất hàng tiêu
dùng, hình thành nên trung tâm công nghiệp lớn Sài Gòn – Chợ Lớn – Biên Hòa – Gia
Định.
ĐNB có một số cơ sở cò quy mô lớn. Chính quyền Sài Gòn chọn tập trung vào
ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, đặc biệt công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,
đồ uống, thuốc lá, dệt, may, da và giả da.
Công nghiệp ĐNB còn kém phát triển, thiếu các ngành công nghiệp nặng. Công
nghiệp miền Nam được hình thành và phát triển gắn với chủ nghĩa thực dân mới của đế
quốc Mỹ.
2.2.3. Thương mại – Dịch vụ
a) Nội thương
Sau năm 1963, người Hoa kiểm soát hầu hết các lĩnh vực quan trọng như : sản xuất,
phân phối, tín dụng.
Giai đoạn 1956 – 1975, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa theo kiểu tư bản
chủ nghĩa => xuất hiện các cơ sở thương nghiệp theo mô hình Tây phương. Số lượng
ngân hàng tăng từ 7 lên 32 cơ sở.
Hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản và nông – lâm nghiệp, sau năm 1970, ngành
ngư nghiệp dẫn đầu, quá trình công nghiệp hóa vẫn còn kém, Việt Nam Cộng hòa luôn
nhập siêu.
b) Dịch vụ
Nhờ sự viện trợ của Mỹ và các nước đồng minh nên phát triển nhanh, các ngành góp
phần gia tăng tỷ trọng dịch vụ là : cho thuê nhà, thương mại, vận tải, bảo hiểm, ngân
hàng, thầu cho quân đội, và các loại hình dịch vụ khác. Đây là các ngành do nhà nước
kiểm soát.
 Kết luận về kinh tế: Từ năm 1954 đến năm 1975, miền Bắc khôi phục hòa bình,
tuy nghiên ở miền Nam cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vẫn tiếp diễn. ĐNB tồn tại
hai nền kinh tế:
Kinh tế cách mạng của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam: gặp rất
nhiều khó khăn do chiến sự nên chủ yếu là sản xuất phục vụ cho cuộc chiến và người
dân.
Kinh tế của Việt Nam Cộng hòa : nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nhưng thiếu
ổn định do dựa nhiều vào viện trở Mỹ, có các thành tựu về công nghiệp và loại hình và
ngành nghề đa dạng, nỗ lực tập trung hóa sản xuất công nghiệp theo mô hình khu công
nghiệp. Tuy nhiên, công nghiệp thời kỳ này vẫn thiếu cân đối, chủ yếu sản xuất hàng tiêu
dùng
3. XÃ HỘI ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN NĂM 1954 – 1975
Mỹ rao giảng truyền bá các học thuyết chống cộng, tiến hành chiến tranh lạnh chống
các nước xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu, cuộc chiến tranh không tuyên bố đã
diễn ra ở miền Nam Việt Nam từ sau năm 1954, do chính quyền Ngô Đình Diệm phát
động và thực hiện với viện trợ và cố vấn của Mỹ.Đông Nam Bộ là nơi đặt thủ đô của
chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
=> Trở thành vùng kinh tế tiêu biểu của chế độ thuộc địa kiểu mới, khu vực trọng
điểm của chiến tranh.
3.1. Chế độ thuộc địa kiểu mới
Chủ nghĩa thực dân mới không chiếm đất, không vắt kiệt tài nguyên, không bắt buộc
dân thuộc địa bỏ tiếng mẹ đẻ hoặc tổ chức một nền giáo dục chủ yếu đào tạo đội ngũ tay
sai… Ngược lại người Mỹ viện trợ cho Việt Nam về kinh tế, văn hóa, xã hội với điều
kiện là đi theo Mỹ chống cộng theo cách của Mỹ, bằng phương tiện Mỹ, đồng minh
Mỹ…
=> Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, Đông Nam Bộ là khu vực tiêu
biểu.
Vắt kiệt nền kinh tế miền Nam Việt Nam, sức mạnh của đồng đô la viện trợ của Mỹ,
các chính sách tiền tệ, đầu tư, công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, cải cách điền địa và xây
dựng cơ cấu kinh tế vùng miền của chính quyền miền Nam đã tác động mạnh mẽ để
nhanh chóng hình thành các nhân tố tư bản chủ nghĩa trong hầu như các ngành sản xuất
công nghiệp, thương mại, tài chính, ngân hàng và nông nghiệp, cả ở đô thị trung tâm và
nông thôn => Chủ nghĩa tư bản lệ thuộc vào Mỹ.
Xây dựng miền Nam Việt Nam thành một “quốc gia riêng biệt”, “dân chủ”, giàu
mạnh trong “thế giới tự do”. Thực tế chủ nghĩa quốc gia mang tính “duy linh”, “nhân vị”
thời chính quyền Ngô Đình Diệm đến quốc gia “tự do, dân chủ” thời Đệ Nhị Cộng hòa
đều mang tư tưởng chống Cộng => Hệ quốc gia tư tưởng trong xã hội Việt Nam Cộng
hòa thực chất là chủ nghĩa chống Cộng.
Chuyển đổi từ mô hình của Pháp sang Mỹ, thấy được sự chuyển đổi đó trong ngành
giáo dục, từ mô hình toàn diện và nặng lý thuyết của Pháp sang mô hình thực tế của Mỹ.
Từ Sài Gòn thì lối sống, tư tưởng Mỹ lan rộng khắp mọi nơi trước hết là Đông Nam Bộ,
để hoàn thiện và thông suốt dần mạch sống chính yếu của chế độ thực dân kiểu mới.
Ở các vùng nông thôn, Mỹ bảo trợ cho chính quyền miền Nam thực hiện cuộc “cải
cách điền địa” với khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Đến cuối năm 1973, giai cấp địa chủ
ở Đông Nam Bộ hầu như không còn nữa, được bồi thường do bị “truất hữu” hết ruộng
đất. Số ruộng đất “truất hữu” được gia cho hầu hết hộ trung nông, những người có khả
năng lao động và kỹ thuật. Nông thôn từ đó mất hẳn cơ sở tàn dư của chế độ phong kiến.
Khẩu hiệu “đả thực, bài phong” đã được thi hành để thực hiện triệt để khẩu hiệu “diệt
cộng”. Một số trung nông được ưu ái giúp đỡ để giàu thành “phú nông-tư sản” thì một số
không đủ điều kiện cấp ruộng, họ chạy lên thành phố trở thành dân nghèo đô thị.
Đầu những năm 1970, một xã hội thuộc địa được hình thành khá hoàn chỉnh, có ba
trụ cột chính : chủ nghĩa tư bản của nền kinh tế tự do, cả đô thị và nông thôn; chủ nghĩa
quốc gia, là chủ nghĩa chộng cộng; mô hình Mỹ thay thế mô hình Pháp được bảo kê bằng
sức mạnh của đồng đô la => Đây là xã hội thực dân kiểu mới
3.2. Tiêu điểm của xã hội thời chiến tranh hiện đại
Chiến tranh Việt Nam đã được tuyên bố và bắt đầu khi chính quyền Ngô Đình Diệm
đưa điều khoản chống cộng vào bản Hiến pháp (26/10/1956), đây không chỉ là cuộc chiến
giữa miền Nam Việt Nam và miền Bắc mà là cuộc chiến giữa Việt Nam và Mỹ. Không
những vậy, đây còn là cuộc chiến trong chiến tranh lạnh giữa hai ý thức thế hệ. Đặc điểm
của chiến tranh được thể hiện rõ nét nhất ở Đông Nam Bộ đương thời.
Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956, Đông Nam Bộ ngày nay được
chia thành các tỉnh Phước Long, Bình Long, Biên Hòa, Long Khánh, Bình Dương, Bình
Tuy, Phước Tuy, Gia Định, Gia Định, Long An, Tây Ninh và Đô thành Sài Gòn. Sau đó
thành lập thêm tỉnh Phước Thành (lập năm 1959 đến năm 1965 giải thể) và tỉnh Hậu
Nghĩa (năm 1963). Dưới tỉnh là cấp quận được chia thành nhiều tổng (từ năm 1962, cấp
tổng bị loại dần), mỗi tổng có nhiều xã => các tỉnh được chia nhỏ hơn về mức độ quy mô
diện tích để dễ quản lý và điều động chiến tranh.
Bộ máy hành chánh cũng được quân sự hóa triệt để, nhất là sau năm 1970. Đông
Nam Bộ sư đoàn quân đội :
- Khu 31 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An; (sư đoàn 25)
- Khu 32 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Phước Long, Bình Long, Bình Dương (sư đoàn 5)
- Khu 33 chiến thuật, gồm 4 tỉnh Bình Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, Biên Hòa và
thị xã Vũng Tàu; (sư đoàn 18)
Riêng tỉnh Gia Định có Đô thành Sài Gòn nên bố trí Biệt khu thủ đô (sau đổi thành
Quân khu thủ đô) được tổ chức như một khu chiến thuật gồm nhiều lực lượng quan trọng
để bảo vệ thủ đô Sài Gòn.
Vùng III chiến thuật còn được hỗ trợ của Hải quân vùng III Duyên Hải, các lữ đoàn
kỵ binh và liên đoàn biệt động quân.
Bộ máy quân sự ở Đông Nam Bộ đương thời còn bao gồm những hạ tổng quân sự
hiện đại.
Các tuyến đường cũng được mở rộng và được công binh Mỹ nâng cấp. Các tuyến
đường được xây dựng như Quốc lộ 13, 14, xa lộ Đại Hàn, xa lộ Biên Hòa. Những tuyến
đường trên có mục đích chính là phục vụ chiến tranh nhưng cũng tác động đến đời sống
xã hội.
Đăc điểm nổi bật của xã hội thời chiến ở Đông Nam Bộ chính là bộ máy quân sự
được tổ chức bài bản, chặt chẽ, hiện đại, Đông Nam Bộ được quân sự hóa triệt để hơn các
vùng khác cả về bố trí lực lượng và cơ sở hạ tầng. Tính chất hóa quân sự ở Đông Nam Bộ
còn được thể hiện ở nếp sống sinh hoạt, buộc mọi thanh niên tới tuổi đi lính, thiết lập
Lệnh giới nghiêm, Lệnh “quân sự hóa học đường” đưa học sinh, sinh viên vào nếp sống
quân sự.
Nhiều cược càn quét diễn ra như tháng 11/1966 cuộc hành quân Attlenboro đánh
phá khu căn cứ Dương Minh Châu, tháng 1/1967 cuộc hành quân Xedaphon đánh vào
“khu tam giác sắt” (Trảng Bàng – Bến Súc – Củ Chi), cuộc hành quân quy mô lớn nhất
(22/2 – 14/5/1967) mang tên Gian-xơn Xi-ti, tập trung lực lượng đánh vào vùng Bắc Tây
Ninh, sát biên giới Việt Nam-Campuchia, mùa khô 1966 – 1967, Bộ chỉ huy Mỹ mở cuộc
phản công chiến lược lần hai đánh vào vùng Đông Nam Bộ => Hệ quả là xóm làng đổ
nát, đồng ruộng trơ trọi, người dân lếch thếch gồng gánh vào các thị xã, phi nhân => Tác
động vào lòng người dẫn đến : nhóm đi theo cách mạng để đấu tranh; nhóm giả chết chờ
thời, trăn trở về tương lai, căm ghét Mỹ nhưng vẫn sống nhờ Mỹ; nhóm sống vật vờ, ngơ
ngác; nhóm tận dụng cơ hội lảm giàu =>Một xã hội áp bức,bất lương và đói nghèo.
3.3. Nơi hội tụ anh hùng cách mạng
Có sự phân hóa dữ dội, phận hóa giàu nghèo. Ở nông thôn chia làm hai cực : Phú
nông-tư sản ngày càng giàu và nông thôn làm thuê không ruộng đất ngày càng bần cùng.
Đối với thành thị thì giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, còn thành phần lao động thì
ngày càng cơ cực. Số lượng dân ngèo thành thị luôn tăng theo tỷ lệ thuận làm dân số Sài
Gòn từ hơn 1 triệu dân năm 1960 lên gần 4 triệu dân năm 1973. Phân hóa giàu nghèo có
ảnh hưởng nhất định đến phân hóa và tư tưởng chính trị trong xã hội Đông Nam Bộ
đương thời.
Cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến ý thức hệ giữa bên là đế quốc Mỹ và
người dân Việt Nam. Những người yêu nước nhận thấy được tính tàn bạo của Mỹ, nhận
thức rõ chính Mỹ và tay sai tàn phá đất nước, nô dịch và áp bức dân chúng,… Chính vì
thế họ không chờ phải giác ngộ chủ nghĩa cộng sản rồi mới đánh Mỹ mà đã ngay lập tức
thực hiện lòng yêu nước của mình.
Chủ nghĩa yêu nước đã bùng cháy và lan tỏa khắp các dân tộc, tôn giáo và mọi giai
tầng xã hội. Đồng bào dân tộc ít người đoàn kết chặt chẽ với người Kinh cùng nhau đánh
Mỹ, nhiều người trở thành anh hùng đánh Mỹ, nhiều gia đình có con em thoát ly đánh
Mỹ, nhiều người trở thành liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng.
Phong trào đấu tranh của đồng bào Phật tử diễn ra liên tục, nhà sư Thích Quảng Đức
tự thiêu giữa Sài Gòn ban ngày, máu Phật tử chảy lai lán khắp các chùa, tiếng niệm kinh
gõ mỏ liên tục,… Họ đã chống Mỹ, đồng hành cùng cách mạng trước khi biết đến chủ
nghĩa xã hội, giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê nin.
Qua đó chứng tỏ Đông Nam Bộ vừa là một xã hội điển hình của thực dân kiểu mới,
vừa là tiêu bản của một xã hội thời chiến, nơi hội tụ đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước. Tất
cả được lịch sử thể hiện đúng như bản chất và tiến trình bằng sự kiện ngày 30/4/1975,
giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu hỏi củng cố:
1. Trong giai đoạn 1956-1975, tại các đô thị do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý,
đã bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa theo kiểu Tư bản chủ nghĩa với sự xuất hiện
những cơ sở thương nghiệp theo mô hình?
A. Trung Quốc B. Phương Tây C. Nhật Bản D. Liên Xô
2. Trong giai đoạn 1956-1975, thương nghiệp Đông Nam Bộ dưới thời chính quyền Việt
Nam Cộng hòa chủ yếu do ai kiểm soát?
A. Thương nhân người Pháp B. Thương nhân người Việt
C. Thương nhân người Mỹ D. Thương nhân Hoa kiều
3. Năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ban hành luật?
A. “Cải cách điền địa” B. “Người cày cần ruộng”
C. “Người cày có ruộng” D. “Cải cách địa tô”
4. Xã hội Đông Nam Bộ trong giai đoạn 1954-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa là điển
hình của chế độ?
A. Thuộc địa nửa phong kiến B. Thuộc địa kiểu cũ
C. Thuộc địa kiểu mới D. Thuộc địa nửa Tư bản
5. Giai đoạn 1957-1967 là thời kỳ phát triển nhanh của công nghiệp Đông Nam Bộ dưới
thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa là do?
A. Viện trợ của Mỹ và các biện pháp bảo hộ nền công nghiệp trong nước
B. Viện trợ của Pháp và các biện pháp bảo hộ nền công nghiệp trong nước
C. Có Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rộng lớn
D. Có giao lưu kinh tế với vùng do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát
6. Trong giai đoạn 1954-1975, Khu kỹ nghệ nào xây dựng sớm nhất ở miền Nam Việt
Nam?
A. Khu kỹ nghệ Biên Hòa – Sài Gòn. B. Khu kỹ nghệ Sài Gòn – Chợ Lớn.
C. Khu kỹ nghệ Biên Hòa. D. Khu kỹ nghệ Biên Hòa – Chợ Lớn

You might also like