You are on page 1of 6

3.

Môi trường Chính trị

3.1 Thể chế chính trị

Thủ tướng
(Shusho)
Hành pháp
Nội các (Naikaku)

Quốc hội (Kokkai)

Thiên hoàng
Lập pháp Hạ viện-Shugiin
Tòa án Dân sự tối
cao
Thượng viện-Sagiin
Tòa án Khu vực
Tư pháp Tòa án tối cao
Toàn án gia đình

Tòa án sơ thẩm

Thiên hoàng được quy định là một "biểu tượng của Quốc gia và của sự hòa hợp dân tộc"
mang tính hình thức lễ nghi.

Thiên hoàng => Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước
giữ nguyên vai trò nguyên thủ quốc gia của vua hay nữ hoàng từ thời phong kiến, nhưng
nhà vua không có quyền lực tuyệt đối như chế độ quân chủ chuyên chế, mà quyền lực của
vua được giới hạn bởi hiến pháp.

- Nội các là nhánh hành pháp của chính quyền nhật bản, chịu trách nhiệm trước Quốc
hội, Nhật Bản là quốc gia có hệ thống đa đảng. hực thi pháp luật
- Chính sách đối ngoại
- Ký kết các hiệp ước (với sự phê chuẩn của Quốc hội)
- Quản lý các dịch vụ công cộng
- Lập dự toán ngân sách trung ương (phải được Quốc hội phê chuẩn)
- Phê chuẩn các nghị định của Nội các
- Quyết định đại xá, đặc xá, phạt, giảm tội, khôi phục quyền
- Tất cả các luật và nghị định Nội các đều do Bộ trưởng liên quan ký
- "Thiên hoàng chỉ có trách nhiệm đại diện quốc gia như đã ghi trong Hiến pháp, Thiên
hoàng không có quyền lực trong chính phủ." Nó cũng quy định rằng "Mọi hoạt động
của Hoàng đế liên quan đến quốc gia phải tham khảo ý kiến và được Nội các thông
qua. Việc này thuộc trách nhiệm của Nội các."
- Hạ viện có quyền lập ra thủ tướng và chính phủ, đảng nào có nhiều ghế trong hạ viện
có quyền thành lập chính phủ, nhiệm kỳ dài hơn hạn viện
- Thượng viện có quyền xem xét các vấn đề được đưa ra bởi hạ viện nhưng ở một số
nước, thượng nghị sĩ không có vai trò khởi xướng hay phủ quyết lập pháp
- Bộ Tư pháp (法務省 (Pháp vụ tỉnh) Hōmu-shō?) là một trong những bộ cấp nội các
của chính phủ Nhật Bản. Nó chịu trách nhiệm về hệ thống tư pháp, dịch vụ cải huấn,
hộ gia đình, tài sản và đăng ký doanh nghiệp, đồng thời cũng là đại diện pháp lý của
chính phủ.
- Những đảng phái chính trị lớn gồm có:
 Đảng Dân chủ Tự do (LDP 自由民主党)
 Đảng Dân chủ Lập hiến (CDP 立憲民主党)
 Đảng Công Minh (NKP 公明党)
 Đảng Dân chủ Xã hội (JSP 社会民主党)
 Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP 日本共産党)

3.2 Chính sách đối ngoại

Về đối ngoại, Thủ tướng Nhật Bản Kishida nhấn mạnh mục tiêu tạo dựng một thế
giới không có vũ khí hạt nhân; xác định rõ ba trụ cột đối ngoại:

Một là, bảo vệ các giá trị phổ quát (dân chủ, nhân quyền, tự do, pháp quyền,...);

Hai là, nâng cao năng lực phòng thủ của Nhật Bản để tăng cường an ninh quốc gia, bảo vệ
hòa bình và ổn định của Nhật Bản;

Ba là, nỗ lực ứng phó hiệu quả với các vấn đề toàn cầu, trước mắt là đẩy lùi đại dịch
COVID-19 và tình trạng biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản Kisida cũng bày tỏ quan điểm khá rõ ràng về những định
hướng đối ngoại và an ninh; các hướng tiếp cận, thứ tự ưu tiên trong chính sách đối ngoại
Nhật Bản; các thách thức đang tác động tới an ninh quốc gia để có những điều chỉnh trong
việc gia tăng sức mạnh quốc gia cũng như tăng cường mạng lưới đối tác và đồng minh.

Nhật Bản thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ song
phương với Hàn Quốc. Đáng chú ý, lần đầu tiên trong tài liệu này, Nhật Bản cam kết tăng
cường hợp tác với các quốc gia “Nam bán cầu”, thuật ngữ chỉ chung các quốc gia đang phát
triển ở các khu vực như châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Việt Nam quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản vì:

Việt Nam là cứ điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng của Nhật Bản, hai bên cùng nhau hợp
tác, đồng sáng tạo các ngành có tiềm năng trong tương lai như công nghệ cao, đào tạo
nguồn lực, cùng xúc tiến hợp tác và hỗ trợ các thiết bị quốc phòng

Nguồn nhân lực Việt Nam đến Nhật Bản khá lớn, mong muốn phát triển hệ thống hỗ trợ lao
động Việt Nam về kỹ năng, giúp họ thành công khi về nước hay tiếp tục làm việc tại Nhật.
Việt Nam là môi trường đầu tư lý tưởng trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn
cầu, còn ngành bán lẻ đang tập trung khai thác nhu cầu nội địa => tạo điều kiện cho ngành
chế tạo Nhật Bản mở rộng thêm nhiều chi nhánh

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio
3.3 Chính sách thương mại

Chính sách thương mại của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy xuất khẩu và mở
cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của quốc gia này. Dưới đây là một số điểm chính về
chính sách thương mại của Nhật Bản:

Tăng cường Hợp Tác Thương Mại Quốc Tế: Nhật Bản thường xuyên tham gia các thỏa
thuận thương mại quốc tế, bao gồm các hiệp định về tự do thương mại và hợp tác kinh tế đa
phương như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP), Hiệp định Thương
mại Tự do Châu Âu (EUFTA), và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (ASEAN-Japan
FTA).

Về chính sách xuất khẩu: Nhật Bản từ nhiều năm trước đã biết tận dụng kinh nghiệm và
thế mạnh của mình trong việc chế biến các sản phẩm bằng nguyên liệu nhập khẩu từ nước
ngoài để từng bước mở rộng sản xuất và tăng cường xuất khẩu. Với chính sách này, Nhật
Bản đã trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất sợi tổng hợp, cao su… và đứng thứ 3
thế giới về sản xuất bột giấy, phân đạm… Riêng đối với ngành công nghiệp, Nhật đã áp
dụng chính sách tăng khối lượng sản phẩm mới (cao su tổng hợp, hàng điện tử, hóa dầu…)
và trở thành một trong những nền công nghiệp tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài ra, nước
này ban hành chính sách kiểm tra chất lượng xuất khẩu rất nghiêm ngặt để đảm bảo toàn bộ
hàng hóa xuất khẩu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Chính điều này đã giúp nâng cao uy tín
các sản phẩm Nhật và tạo niềm tin cho các đối tác, góp phần thúc đẩy tăng cường giá trị
xuất khẩu của nước này. Bên cạnh đó, chính phủ nước này còn áp dụng các biện pháp hỗ trợ
cho các nhà xuất khẩu, chẳng hạn như miễn giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi,
thành lập các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu chuyên tìm kiếm và nghiên cứu các thị trường tiềm
năng. Đặc biệt, Nhật Bản thành lập Ngân hàng xuất nhập khẩu để hỗ trợ tín dụng cho những
dự án xuất khẩu có kim ngạch lớn.
Về chính sách nhập khẩu, Nhật là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên nên tương đối phục
thuốc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu do đó nước này nhập rất nhiều loại hàng
hóa đa dạng (máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm…) từ nhiều nước trên thế giới như
Trung Quốc, Hoa Kỳ, UAE, Úc, Hàn Quốc… Chính vì thế quốc gia này duy trì chế độ mậu
dịch tự do, xúc tiến mở cửa thị trường, cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu và cải thiện hệ
thống cấp chứng nhận. Nhờ thế, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng trưởng đều đặn và
cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Về hệ thống bảo hộ mậu dịch thể hiện dưới hệ thống thuế quan và phi thuế quan, Nhật Bản
áp dụng rất nhiều các chính sách khác nhau nhằm minh bạch thị trường. Cụ thể, về hệ thống
thuế quan, nước này đề ra nhiều loại thế khác nhau áp dụng cho từng loại hàng hóa nhằm
bảo vệ lợi ích cho các hàng hóa nội địa để giảm thiểu rủi ro do bán phá giá, trợ cấp xuất
khẩu của nước ngoài. Còn về hệ thống phi thuế quan, Nhật luôn chủ trương hạn chế quy mô
nhập khẩu và hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu được thực hiện
rất khắt khe để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân.

Quan hệ ngoại giao với Việt Nam

4. Môi trường Luật pháp

4.1 Luật lệ quy định

Khi xuất khẩu hàng hóa sang Nhật, khách hàng cần phải nắm rõ những quy định và chính
sách liên quan để đảm bảo quá trình xuất khẩu được diễn ra thuận lợi và không gặp phải các
trục trặc không đáng có.
Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, hàng hóa xuất khẩu vào đất nước này phải đáp ứng
các yêu cầu về kiểm dịch và chất lượng hàng hóa.

4.1.1 Bộ hồ sơ xuất khẩu hàng hóa sang Nhật

 Giấy chứng nhận xuất khẩu


 Giấy chứng nhận kiểm dịch
 Giấy tờ vận chuyển
 Hóa đơn xuất khẩu
 Các giấy tờ liên quan khác

4.1.2 Quy trình làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật

 Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu: Quý khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết
để đảm bảo quá trình xuất khẩu được diễn ra thuận lợi.
 Kiểm tra hàng hóa: Hàng hóa cần được kiểm tra để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về
kiểm dịch và chất lượng hàng hóa của pháp luật Nhật Bản.
 Đóng gói và vận chuyển hàng hóa: Hàng hóa cần được đóng gói và vận chuyển đúng
cách để đảm bảo an toàn và độ bền trong quá trình vận chuyển.
 Thực hiện các thủ tục hải quan: Các thủ tục hải quan cần được thực hiện đầy đủ để
đảm bảo quá trình xuất khẩu được diễn ra thuận lợi.
 Xuất khẩu hàng hóa: Sau khi hoàn thành các bước trên, hàng hóa sẽ được xuất khẩu
sang Nhật.

4.1.3 Tỉ lệ thuế:

 Thuế giá trị gia tăng (VAT): Đây là loại thuế được tính dựa trên giá trị thực tế của
hàng hóa xuất khẩu.
 Thuế nhập khẩu (Import duty): Đây là loại thuế được tính dựa trên giá trị thực của
hàng hóa nhập khẩu.
 Thuế tài nguyên (Resource tax): Đây là loại thuế được tính dựa trên nguồn tài nguyên
sử dụng để sản xuất hàng hóa.

4.1.3.4 Khu vực tự do thương mại:

Về chính sách tự do hóa thương mại, Nhật Bản luôn đề cao chính sách này để đảm bảo
nguồn cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng cho đất nước cũng chính là để hoàn thiện hơn
nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, nước này vẫn khéo léo lồng ghép các cơ chế bảo hộ ngành
sản xuất trong nước một cách có hiệu quả. Chính vì thế, mặc dù là nước định hướng đẩy
mạnh xuất khẩu, mở cửa nhập khẩu nhưng các mặt hàng nội địa vẫn có chỗ đứng vững chắc
trên thị trường. Ngoài ra, cùng với quá trình toàn cầu hóa, Nhật ngày càng chú trọng đến các
hiệp định thương mại tự do, nhất là đối vớ các nước trong khu vực để tiến tới ký kết các
hiệp định đa phương của WTO. Tính đến năm 2009, nước này đã ký kết được 11 hiệp định
thương mại tự do với các quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu.

You might also like