You are on page 1of 4

1.

Hệ thống kinh tế
1.1. Tổng quan nền kinh tế
- là nền kinh tế hỗn hợp, đặc trưng bởi các tập đoàn tài phiệt (Chaebol)
- Nền kinh tế có sự tự do cao, ít bị chi phối bởi Chính phủ Hàn Quốc
- Sự phát triển vượt bậc “Kỳ tích sông Hàn” sau 3 năm chịu nhiều tổn
thất bởi chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
 Cho đến nay, Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới
1.2. Tình hình kinh tế
a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm
1997, nền kinh tế Hàn Quốc nhanh chóng vực dậy và đạt GDP cao gấp
3 lần chỉ trong vòng 2 năm và tiếp tục duy trì được mức độ tăng trưởng
cao và ổn định trong khoảng thời gian sau đó dù đến năm 2009, Hàn
Quốc phải tiếp tục trải qua cuộc đại suy thoái kinh tế.
- Năm 2010, GDP đạt 6,2% đến năm 2016 mức tăng trưởng có sự suy giảm
(hơn 2,6%). Tốc độ tăng trưởng trong các năm tiếp theo tuy chưa có sự
vượt bậc nhưng vẫn luôn duy trì ổn định: : 3,16% (2017); 2,91%
(2018); 2,24% (2019) rồi tăng trưởng trở lại vào năm 2021 (4,02%).
- Năm 2020, tuy tốc độ tăng trưởng có sự suy giảm nhưng GDP của
Hàn Quốc vẫn đạt 1.637,9 tỷ USD, đứng thứ 11 trên thế giới.
 Nền kinh tế Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng khá ổn định
b) Nông nghiệp
điều kiện thiên nhiên không thuận lợi nên việc trồng trọt hay chăn
nuôi cũng trở nên khó khăn
 ngành nông nghiệp chỉ đóng góp vào tổng GDP Hàn Quốc 2,2%
c) công nghiệp
- chiếm 39,3% trên tổng GDP của Hàn Quốc
- các ngành công nghiệp chính: chế biến công nghiệp, điện tử, ô tô,
công nghệ thông tin và viễn thông, hóa chất, thép, xây dựng và du
lịch.
d) Dịch vụ
Ngành dịch vụ chiếm hơn 58,3% trong tổng GDP của Hàn
Quốc.Trong những năm gần đây, lượng du khách nước ngoài chọn
Hàn Quốc là địa điểm du lịch hàng đầu của họ tăng mạnh nhờ vào làn
sóng Hallyu ngày càng phổ biển trên thế giới. Năm 2016, Hàn Quốc
chào đón hơn 17 triệu lượt du khách đến đất nước của mình. Cũng
nhờ vào làn sóng này tác động tích cực đến các lĩnh vực kinh tế khác
của Hàn Quốc cũng tăng trưởng theo như ẩm thực, thời trang,...
e) Xuất khẩu
Trong bối cảnh thiếu vốn và tài nguyên sau khi trải liên tiếp các cuộc
khủng hoảng và suy thoái, nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều
vào xuất khẩu và nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng từ 32,82 triệu USD vào
năm 1960 lên 10 tỷ USD vào năm 1977 và tiếp tục tăng mạnh lên
542,2 tỷ USD vào năm 2019. Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Hàn
Quốc bao gồm ô tô, điện tử, máy móc, hàng tiêu dùng, thép và hóa chất.
Các đối tác xuất khẩu chính của Hàn Quốc là Trung Quốc, Mỹ, Nhật
Bản và EU.

2. Hệ thống chính trị


Hệ thống chính trị của Hàn Quốc là một chính quyền dân chủ đại
chúng. Bộ máy nhà nước của Hàn Quốc hiện nay bao gồm: Tổng thống,
cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, các cơ quan
cưỡng chế và hành chính khác từ trung ương đến địa phương. Bộ máy
này hoạt động dựa trên quy tắc “Tam quyền phân lập”. Tức là, quyền lực
nhà nước được phân chia thành ba quyền độc lập: quyền lập pháp (do
Quốc hội nắm giữ), quyền hành pháp (do chính phủ đảm nhiệm) và
quyền tư pháp (do Tòa án Hàn Quốc thực hiện). Ba cơ quan này độc lập
nhưng hoạt động chi phối, giám sát và kiềm chế lẫn nhau.

2.1. Tổng thống


- Là người đứng đầu Nhà nước và được bầu cử trực tiếp hoặc gián tiếp
bởi nhân dân với nhiệm kỳ 5 năm
- là người đứng đầu và đại diện cho toàn thể dân tộc trong quan hệ đối
ngoại đồng thời cũng là người đứng đầu cơ quan hành pháp và chịu
trách nhiệm điều hành các công việc của Chính phủ, hoạch định các
chính sách và có thể đề xuất các dự thảo luật lên Quốc hội
2.2. Chính phủ- cơ quan hành pháp
- Quyền hành pháp được thực thi bởi Chính phủ với người đứng đầu là
Tổng thống
- Nội các là cơ quan cao nhất trong việc thảo luận và giải quyết các
chính sách ở nhánh hành pháp của Hàn Quốc.
2.3. Quốc hội- cơ quan lập pháp
- Quốc hội có thẩm quyền lập pháp (soạn thảo và thông qua các đạo
luật)
- Quyền hạn kiểm soát các vấn đề đặc biệt trong nội bộ chính trị Hàn
Quốc và các chức năng khác như quyết định ngân sách quốc gia, các
chính sách đối ngoại
Viện kiểm sát và Tòa án – Cơ quan tư pháp
- Cơ quan tư pháp bao gồm Viện kiểm sát và hệ thống tòa án: Tòa án
Tối cao, Tòa án Hiến pháp (được lập ra với mục đích bảo vệ Hiến
pháp), tòa phúc thẩm khu vực, tòa án chuyên môn và các toàn án địa
phương khác
- Chức năng: bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của người dân, duy trì
quyền lực nhà nước với mục đích xây dựng một trật tự xã hội ổn
định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
- Tòa án Hiến pháp độc lập với Tòa án Tối cao, chịu trách nhiệm xem
xét Hiến pháp và các quyết định buộc tội. Các vấn đề pháp lý khác
được Tòa án Tối cao giám sát
Hệ thống đảng chính trị
- Hệ thống chính trị Hàn Quốc hiện nay là hệ thống đa đảng
- Hàn Quốc có 7 đảng chính trị có đại biểu trong Quốc hội khóa 20.
Hệ thống pháp luật
- là một hệ thống mang tính “hỗn hợp” với các yếu tố pháp luật bản
địa cùng các yếu tố bị ảnh hưởng khá nhiều từ pháp luật Trung Quốc
cổ đại, pháp luật hệ châu Âu lục địa (hệ luật thành văn) và pháp luật
Anh-Mỹ.
- Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền soạn thảo, thông qua và
ban hành các đạo luật trong hệ thống pháp luật Hàn Quốc.
- Về hiến pháp: Hiến pháp Hàn Quốc là văn bản căn bản quy định các
quyền và tự do của công dân, cơ cấu chính trị, và quyền lực của
chính phủ, được ban hành lần đầu vào ngày 17/7/1948 và đã trải qua
9 lần sửa đổi
- Các bộ luật ở Hàn Quốc: Hiến pháp thành văn (được ban hành từ
năm 1948), Bộ luật dân sự (ban hành năm 1958), Bộ luật thương mại
(ban hành năm 1962), Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ
luật tố tụng dân sự

You might also like