You are on page 1of 3

Toàn cầu hóa là gì ?

Toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình
mở rộng quy mô và cường độ các hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn
cầu trong sự vận động và phát triển. Toàn cầu hóa là sự gia tang các dòng chảy xuyên biên giới về con
người, dịch vụ, vốn, thông tin và văn hóa.
Giải thích: Là việc chính phủ các nước ngày càng cho phép công dân của họ làm việc xuyên biên giới.
TCH có thể diễn ra dưới bất kì cách thức nào miễn là thông qua đó các quốc gia trở nên kết nối hơn.

Phân loại TCH/ Các xu hướng của TCH


Gồm: TCH Xã Hội, TCH Chính trị, TCH Văn Hóa, TCH Kinh tế

Biểu hiện của toàn cầu hóa:


 Sự tăng trưởng nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
=> Sau chiến tranh TGT2 đến những năm 90 của TK20 giá trị thương mại quốc tế đã tăng lên gấp 12 lần.
Thương mại quốc tế tăng nghĩa là nền kinh tế của các nước ngày càng có quan hệ phụ thuộc, tác động lẫn
nhau -> làm cho tính quốc tế hóa của nền thương mại thế giới ngày càng tăng

 Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia
=>Theo thống kê của LHQ trong giai đoạn này có khoảng 500 công ti lớn xuyên quốc gia và chiếm 25%
tổng sản phẩm trên TG, giá trị trao đổi của các công ty này tương đương với ¾ giá trị thương mại trên TG

 Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành các tập đoàn lớn
=>Đặc biệt diễn ra vào các năm cuối của TK20, chủ yếu trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật làm cho
tính cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng tăng lên

 Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (Quỹ tiền tệ
QT, Ngân hàng TG, Tổ chức thương mại quốc tế, Liên minh Châu Âu -EU...)
=>Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề mang tính khu vực và
toàn cầu, là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
TCH vừa là xu hướng khách quan là thực tế không thể đảo ngược được đối với các nước đang phát triển
thì TCH vừa có tác động tích cực và tiêu cực

Triển vọng của TCH


1. Lợi ích
 Tác động đến sự chu chuyển vốn
=>Các nhà kinh doanh của các nước phát triển có thể thuận lợi chuyển vốn vào các nước đang phát triển
hoặc nội bộ các nước phát triển với nhau
 Tự do hóa thương mại
=>Thuận lợi cho các nước đang phát triển tiếp cận với thị trường thế giới do đó phát triển nền sản xuất
của họ đến một quy mô vượt quá nhu cầu thị trường nội địa
 Tiếp cận khoa học công nghệ
=> thông qua việc nhập khẩu hàng hóa công nghệ từ các nước phát triển thì trình độ kĩ thuật của các nước
đang phát triển tăng lên.
 Làm chủ các ngành kinh tế mũi nhọn
 Áp dụng công nghệ vào quá trình phát triển
 Đa phương hóa quan hệ quốc tế
Xu thế toàn cầu hóa đã tác động rất nhanh rất mạnh quá trình phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất
đưa lại sự tăng trưởng cao góp phần làm cho chuyển biến cơ cấu kinh tế. Đòi hỏi các nước phải cải cách
sâu rộng để có thể nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
2. Tác hại/ Thách thức
 Môi trường suy thoái, ô nhiễm
=>TCH khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn ngày càng nhanh hơn, song
song với việc khai thác nhiên liệu thì lượng khí thải cacbon dioxit trên thế giới cũng tăng nhanh chóng-
>lượng khí tải nhà kính tăng nhanh->thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu, đe dọa đến môi trường sống của
con người
 Tệ nạn xã hội mang tính quốc tế
=>Song song với sự thuận tiện toàn dân, những tiến bộ về KHKT cũng vô tình tạo điều kiện cho các tổ
chức khủng bố hoạt động, đáng kể nhất là nhóm tin tặc quốc tế
 Bị áp đặt lối sống, giảm sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc
=> Những bộ phim Hollywood thường phổ biến các giá trị văn hóa của Mỹ ra khắp TG điều này đe dọa,
làm lu mờ bản sắc văn hóa của các quốc gia khác
 Làm trầm trọng thêm những bất công trong xã hội, đào sâu thêm ngăn cách giàu và nghèo trong
từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau
=>TCH làm cho sự di chuyển lao động giữa các quốc gia diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo đó là
hiện tượng lao động có trình độ cao di chuyển khỏi các nước đang phát triển đến các nước phát triển
 TCH khiến lãnh đạo các quốc gia bị mông lung vì quyết định của họ có thể tác động đến toàn
cầu
=> Một quốc gia đưa ra quyết định cắt giảm khí thải nhưng có thể gián tiếp khuyến khích hoạt động khai
thác than ở nước khác
Các giai đoạn của toàn cầu hóa ?
Giai đoạn I (1492-1760): Sự kiện nổi bật nhất thời kì này là Christpher Colubus tình cờ phát hiện ra châu
Mỹ. Từ đây, châu Âu khai hóa thế giới và tích lũy nhiều tư bản, nước Anh trở thành nước dẫn đầu thế
giới.
Giai đoạn II (1760-1914)
+ Những động lực thúc đẩy:
- Hai sáng chế lớn của thế kỷ XIX là động cơ hơi nước và điện báo
- Nước Anh góp phần thúc đẩy sự ra đời toàn cầu hóa
Nước Anh ủng hộ chính sách tự do hóa thương mại và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế
xuất khẩu vốn sang các “thị trường mới nổi”
- Phần lớn thời gian thế giới sống trong hòa bình
+ Đặc trưng:
- Dòng thương mại và đầu tư ngày càng gia tăng
- Dòng di dân ồ ạt. Từ năm 1878 đến năm 1914 khoảng 60 triệu người đã bước lên con tàu chạy
bằng hơi nước từ Châu Âu vượt biên đi tìm kiếm một cuộc sống mới ở Bắc Mỹ và Úc
- Các quan hệ gắn bó về kinh tế giữa các quốc gia
Giai đoạn III (1945-1980)
Bắt đầu sau Thế chiến thứ 2, do nhu cầu hàng tiêu dùng và hàng hóa để phục hồi nền kinh tế tại Châu Âu
và Nhật Bản tăng
Nhờ ít ảnh hưởng bởi cuộc chiến, USA trở thành nền kinh tế chủ đạo, cung cấp viện trợ cho các quốc gia
khác
Giai đoạn IV (Từ 1980- đến nay)
- Do sự bùng nổ các công nghệ thông tin thế giới, bao trùm hầu hết các lĩnh vực đời sống đặc biệt
là kinh tế
- Được đánh đâu bởi sự phát triển của ngành vạn tải, sự phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông
và Internet, sự phát triển ứng dụng rộng rãi của công nghệ sinh học và điện tử
- Cuộc sống của phần lớn dân chúng trên toàn cầu được gắn kết với nhau, trong công việc, mua
bán, dịch vụ, liên lạc và giải trí.

You might also like