You are on page 1of 2

1.

Khoa học- kỹ thuật: tác động tích cực đến hoạt động hằng ngày của con
người như thế nào? Ví dụ cụ thể?
- Tác động tích cực với đời sống con người:
+ Ứng dụng phát triển công nghiệp, nông nghiệp
+ Nâng cao đời sống nhân dân
+ Mở rộng mối quan hệ với các nước quốc tế
- Tác động tích cực với đời sống của bản thân:
- Là sân chơi trí tuệ hữu ích giúp phát triển kỹ năng mềm
- Giúp tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm
- Phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ
- Giúp mở rộng mối quan hệ với bạn bè trong và ngoài nước

Ví dụ:
+ Cuộc Cách mạng KH-KT đã làm thay đổi căn bản phương thức lao động của con
người
+ Cách mạng KH-KT làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân
+ Cuộc Cách mạng KH-KT làm thay đổi phân bố sản xuất
+ Cuộc Cách mạng KH-KT đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu

2. Liên hệ thực tế về ảnh hưởng tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá
+ Do toàn cầu hóa nên người giàu có những cơ hội đi du học, hội nhập quốc tế hơn
người nghèo từ đó thì người giàu có nhiều kinh nghiệm và được làm việc tại công ty
nước ngoài thì sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc
+ Nguy cơ mất an toàn là do khi toàn cầu hóa thì phải chấp nhận hiệp ước cấm
phổ biến vũ khí hạt nhân là không nước nào được chế tạo vũ khí hạt nhân (trừ những
nước đã có sẵn như Mỹ, Anh, TQ, Pháp, Nga) vì vậy khi xảy ra chiến tranh thì sẽ có
những nước thiệt thòi, nguy hiểm hơn
+ Là thách thức lớn đối với những nước đang trong quá trình phát triển. Sự cạnh
tranh kinh tế với các nước lớn gây khó khăn cho các nước đang phát triển, đòi hỏi các
quốc gia này phải nắm bắt chuẩn xác thời cơ và tận dụng nguồn lực một cách tối đa để
không bị các nước bỏ xa

3. Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc


- Thời cơ:
+ Từ sau chiến tranh lạnh, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có
cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước
+ Tăng cường hợp tác và tham gia liên minh kinh tế khu vực
+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ KH-KT và nguồn đầu tư
nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
- Thách thức:
+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm
con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh
của mình
+ Hầu hết các nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp về kinh tế, trình độ dân
trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế,…
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới
+ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài
+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa truyền
thống và hiện đại

4. Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh.


Thế giới sau chiến tranh lạnh:
- Trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực.
- Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế.
- Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới, nhưng
không thực hiện được.
- Nhiều khu vực thế giới vẫn còn tình trạng không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự
kéo dài.

You might also like