You are on page 1of 2

I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI.

1. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, là tất cả những gì bao quanh sinh vật.
Có 4 loại MT chính:MT đất-không khí, MT nước, MT trong đất, MT sinh vật (hs tự lấy VD) 2. Nhân tố sinh thái là những yếu của môi
trường tác động lên sinh vật. Bao gồm:

Nhân tố vô sinh: Nhân tố hữu sinh:

Nhân tố con người Nhân tố sinh vật khác

- Khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, + Tác động tích cực: Cải tạo, - Các vi sinh vật
gió... nuôi dưỡng, bón phân...
- Nấm, động vật, thực vật
- Nước: ngọt, mặn, lợ. + Tác động tiêu cực: Săn bắn,
- Virus cúm A, H1N1
đốt phá rừng...
- Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao,
-Rận ký sinh hại chó
loại đất...

*Con người là nhân tố hữu sinh đặc biệt vì con người có tư duy và lao động → con người không chỉ khai thác mà còn cải tạo thiên nhiên.
3. Giới hạn sinh thái: là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường. Giới hạn sinh thái rộng
hay hẹp tùy loài.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN SINH VẬT.
-Đa số sinh vật sống ở nhiệt độ từ 0°C đến 50°C.
-Nhiệt độ có ảnh hưởng lên hình thái và sinh lý của sinh vật → giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống

Ở VÙNG NHIỆT ĐỚI Ở VÙNG ÔN ĐỚI

THỰC - Lá có tầng cutin dày → làm giảm - Rụng lá mùa Đông → giảm tiếp xúc không
sự thoát hơi nước khí lạnh, giảm mất nước
VẬT
- Thân có bần dày → bảo vệ, cách nhiệt; chồi
có vảy mỏng → che chở.

ĐỘNG - Lông ngắn, thưa - Lông dài, dày hơn → giữ ấm


VẬT - Kích thước nhỏ hơn, mỡ ít - Kích thước lớn hơn, mỡ dày
hơn
- Ngủ đông, di trú → tránh lạnh.
- Ngủ hè → tránh nóng

III. ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT.


1/ Quan hệ cùng loài : Hỗ trợ ; Cạnh tranh:
2/ Quan hệ khác loài.

QUAN HỆ Đặc điểm Ví dụ

HỖ TRỢ Cộng sinh - 2 bên cùng có lợi - Cộng sinh giữa tảo và nấm
thành địa y
- Tách nhau ra → yếu
hoặc chết - Vi khuẩn trong rễ cây họ đậu
- Trùng roi trong ruột mối

Hội sinh - 1 bên có lợi - Địa y bám trên cành cây


- 1 bên không lợi cũng - Cá ép bám vào rùa biển
không bị hại
- Hải quỳ trên mai của
- Sâu bọ trong tổ kiến, mối

Cạnh tranh 2 bên giành nhau chất - Cỏ dại và lúa trên cánh đồng
dinh dưỡng, nơi ở
- Dê và bò cùng ăn cỏ trên 1
cánh đồng

ĐỔI ĐỊCH Ký sinh - nửa ký sinh - Loài này sống bám khác và hút máu,lấy dinh dưỡng từ vật chủ - Rận, ve trên mình trâu, bò,
chó
- Giun, sán trong ruột người
- Tầm gửi trên cây gỗ
- Dây tơ hồng trên cây chủ

Sinh vật ăn sinh vật khác Gồm động vật ăn thịt, động vật ăn - Hồ ăn thỏ, ngựa ăn cỏ, cây
nắp ấm bắt sâu bọ
thực vật, thực vật ăn sâu bọ,...
- Nai và cọp cùng sống trong 1
cánh rừng.

IV. QUẦN THỂ SINH VẬT.


Quần thể sinh vật bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định, ở 1 thời điểm nhất
định và có khả năng giao phối sinh sản ra thế hệ mới.
VD: Quần thể rừng cây thông nhựa ở vùng núi Đông Bắc; quần thể chuột đồng trên một cánh đồng lúa...
V. QUẦN THỂ NGƯỜI.
1. Phân biệt quần thể người và quần thể sinh vật khác.
- Giống nhau: đều có các đặc trưng về : giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong.
- Khác nhau: quần thể người còn có đặc trưng về kinh tế, pháp luật, hôn nhân, văn hóa, giáo dục,...Do con người có lao
động, tư duy phát triển nên có khả năng điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, cải tạo thiên nhiên
2. Tăng dân số và phát triển xã hội.
* Hậu quả tăng dân số quá nhanh: thiếu lương thực, nơi ở, trường học, bệnh viện; ô nhiễm môi trường; tàn phá rừng; cạn
kiệt tài nguyên; tắc nghẽn giao thông; chậm phát triển kinh tế;...
* Biện pháp hạn chế tăng dân số quá nhanh:
Mỗi Quốc Gia cần phát triển dân số hợp lý, không để dân số tăng quá nhanh nhằm mục đích:
- Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội
- Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hòa với sự phát triển kinh tế - xã
hội, tài nguyên môi trường của đất nước.
VI . QUẦN XÃ SINH VẬT.
1/ Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sinh sống trong một không gian
nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất, có cấu trúc tương đối ổn định.
VD: Quần xã rừng mưa nhiệt đới; quần xã rừng ngập mặn ven biển...
2/ - Khống chế sinh học: là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị kìm hãm bởi số lượng cá thể của loài khác.
Cân bằng sinh học là: số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Số
lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường.
Vậy cân bằng sinh học là hệ quả trực tiếp của khống chế sinh học.
- Ví dụ: Khí hậu thuận lợi,cây cối xanh tốt → Sâu ăn lá cây tăng → Chim ăn sâu tăng theo . Khi chim ăn nhiều sâu → Sâu
giảm → Chim cũng giảm.

You might also like