You are on page 1of 5

XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Nguồn gốc và khái niệm


Nguồn gốc:
● Toàn cầu hóa không phải là một hiện tượng mới, trước khi bước vào thời kỳ
“Toàn cầu hóa hiện đại” được bắt đầu từ cuối thế kỷ XX, loài người đã chứng kiến
bốn lần có hiện tượng “Toàn cầu hóa”:
● Lần thứ nhất vào cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, sau khi Christopher
Columbus tìm ra châu Mỹ, châu Âu “khai hóa thế giới”, theo đó tư bản được tích lũy
lớn, nước Anh trở thành bá chủ toàn cầu.
● Lần thứ hai vào nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1914, khi các nước tư bản châu Âu
chinh phục châu Á, còn Nhật Bản nắm cơ hội tiến hành cuộc “Duy tân” hưng thịnh
đất nước.
● Lần thứ ba kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1970.
 Đặc điểm chung của ba lần “Toàn cầu hóa” này đều có chung tác nhân của chiến
tranh và chính sách thực dân, trình độ phát triển của nhiều nước còn thấp, mỗi thời kỳ
có các quốc gia giữ vai trò bá chủ thế giới, các vấn đề chung mang tính toàn cầu hóa
xuất hiện chưa nhiều, chưa mạnh mẽ. Các vấn đề toàn cầu hóa chưa được thể chế hóa
hoặc thể chế hóa ở một số lĩnh vực rất hẹp.
● Lần thứ tư từ thập niên 80 đến nay, còn gọi là “Toàn cầu hóa hiện đại”. Toàn cầu
hóa hiện đại được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của công nghệ thông tin và bao trùm hầu
hết các lĩnh vực của loài người, với cốt lõi là toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hóa
về kinh tế được tăng cường sâu rộng, cả lượng và chất bởi ba động lực: kỹ thuật công
nghệ thông tin, không gian địa lý và tiền vốn lưu chuyển xuyên quốc gia và còn được
thể chế hóa nhiều hơn.
 Toàn cầu hóa là xu hướng phát triển kinh tế – xã hội mang tính tất yếu, có ảnh
hưởng tác động ngày càng mạnh mẽ tới hầu hết các lĩnh vực của con người trên bình
diện thế giới. Tuy nhiên, do thời gian tiến hành công nghiệp hóa, các điều kiện nguồn
lực phát triển kinh tế – xã hội, thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia
không giống nhau. Do vậy, thực tế sự tham gia, mức độ được hưởng lợi hoặc chịu tác
động tiêu cực từ quá trình toàn cầu hóa cũng khác nhau giữa các quốc gia.
Khái niệm
● Xuất hiện từ những năm 1980, “Toàn cầu hóa” đã trở thành một trong những khái
niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại và đồng thời
là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất.
● Là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế
giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức
hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,… trên quy mô toàn cầu.
● Về bản chất thì toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ,
những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các
quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Những biểu hiện của Toàn cầu hóa
● Sở dĩ trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ là do
nhiều yếu tố tác động. Trước hết, cùng với chiến tranh lạnh kết thúc, sự sụp đổ của
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, tình hình thế giới đã có những chuyển biến
quan trọng.
1. Sự phát triển, biến đổi và tăng trưởng nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc
tế
Sự biến đổi và tăng trưởng không ngừng của thương mại quốc tế. Sự vận động của tư
bản quốc tế dưới hình thức tư bản hàng hoá ngày càng tăng. Bên cạnh đó, mối liên hệ
kinh tế giữa các quốc gia, các vùng trên thế giới trở thành xu hướng tất yếu của quá
trình toàn cầu.
Từ năm 1986 đến năn 1996, khối lượng vận chuyển hàng hoá thể giới tăng trung bình
6,5%/năm.
Từ năm 1985 đến năm 1994, phần buôn bán quốc tế trong GDP thế giới tăng gấp 3
lần so với các thế kỷ trước và tăng 2 lần với năm 1970.
2. Sự phát triển của mạng lưới thông tin toàn cầu, bao gồm mạng lưới điện thoại,
fax, internet,… nối liền với nhau bằng hệ thống các "đường thông tin siêu cao tốc", tạo
ra khả năng tiếp cận toàn cầu, kết nối toàn cầu, thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia,
dân tộc
3. Sự phát triển của mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu. Đây không chỉ là công
cụ để các công ty bán sản phẩm của họ trên khắp toàn cầu mà còn làm cho các xí nghiệp
có thể đưa ra mục tiêu chiến lược là bán hàng ở khắp mọi nơi trên thể giới. Do vậy, giao
lưu hàng hoá diễn ra hết sức nhanh chóng, thuận tiện khắp mọi khu vực trên toàn cầu.
Đặc biệt sự xuất hiện thương mại điện từ càng làm gia tăng tốc độ phát triển của buôn
bán giữa các nước
4. Sự phát triển của mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.
Tính đến năm 1996, tổng số vốn trên thị trường cổ phiếu thế giới là 20.200 tỷ USD.
Năm 2000, tổng kim ngạch đầu tư trực tiếp ở nước ngoài của các nước đạt gần 3.000
tỷ USD.
Hiện nay, tổng giá trị giao dịch tài chính quốc tế hàng ngày trên toàn cầu vượt quả
3.500 tỷ USD.
Để có được điều này, là do chính sách mở cửa, tự do hoá thị trường - tài chính – tiền
tệ cùng với việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong nghiệp vụ tiền tệ đã góp phần đẩy
nhanh tốc độ luân chuyển các nguồn vốn dưới nhiều hình thức ở quy mô lớn trên phạm
vi toàn cầu.
5. Sự hình thành nền “kinh tế trí thức”
Nền "Kinh tế tri thức" ra đời dựa trên thành quả của cuộc cách mạng thông tin. Trong
nên kinh tế tin học, các ngành thông tin như: tính toán, thông tin, dịch vụ kết hợp trở
thành các ngành chủ đạo. Nền kinh tế thông tin lấy thị trường toàn cầu làm địa bàn hoạt
động, lấy tổ chức xí nghiệp kiểu mạng lưới mở rộng khắp toàn cầu là chủ yếu.
6. Sự phát triển của các luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài
Cùng với sự lưu chuyển của vốn là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng
lên nhanh chóng.
Từ năm 1983 đến năm 1988, FDI trên thế giới mỗi năm tăng trên 20%, trong đó có
khoảng 85% giá trị FDI xuất phát từ các nước phát triển, chú yếu là nhóm G.7. Đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của nhóm G.7 tăng liên tục từ 139,73 tỷ USD năm 1991 đến
270,12 tỷ USD năm 1997.
7. Sự phát triển, tác động mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia
Hiện nay trên thế giới có khoảng 60.000 công ty mẹ, 500.000 công ty con. Tổng giá
trị tài sản là 30.515 tỷ USD, sử dụng 34.5 triệu lao động. Để giành chiến thẳng trong
cuộc cạnh tranh quốc tế, các công ty xuyên quốc gia đã trở thành một lực lượng thúc
đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế.
8. Sự sáp nhập, hợp nhất của các các công ty thành các tập đoàn lớn
Để nâng cao vị thế, cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Xu thế sáp nhập
này được diễn ra mạnh nhất vào cuối thế kỷ XX. Đặc biệt trong các công ty phần mềm
– kỹ thuật
9. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực
Ví dụ như Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), … Tất cả các tổ chức này sẽ chi phối, ảnh hưởng.
Có tác dụng liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, khu vực, dân tộc lại với nhau để thúc
đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển.
Tác động của xu hướng toàn cầu hóa
Xu hướng toàn cầu hóa có tác động tiêu cực và tích cực đối với sự phát triển kinh tế
xã hội trên toàn thế giới. Cụ thể như:
Tác động tích cực
 Toàn cầu hóa giúp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của lực lượng tham gia vào
sản xuất của một nền kinh tế xã hội.
 Tác động tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đòi hỏi có sự tiến hành cải cách
sâu rộng nhằm nâng cao về năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả trong nền kinh tế.
Tác động tiêu cực
 Gây ra sự bất công bằng trong xã hội và tình trạng này ngày càng diễn ra trầm
trọng. Nó là hố sâu khoảng cách giàu nghèo trong mỗi nước và giữa các nước đối với
nhau.
 Khiến cho mọi lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội của con người trở nên kém
an toàn.
 Có thể tạo ra một số nguy cơ khiến mất đi bản sắc dân tộc và vi phạm nền độc lập
tự chủ của mỗi quốc gia…
Ảnh hưởng của toàn cầu hóa
Đây là xu hướng tất yếu và ngày một được mở rộng, toàn cầu hóa mang lại nhiều ảnh
hưởng nhất định trên nhiều lĩnh vực. Có thể thấy, tác động của toàn cầu hóa là vô cùng
lớn. Dưới đây là một số những ảnh hưởng của toàn cầu hóa:
 Phương diện kinh tế: Đây được xem là ảnh hưởng quan trọng nhất của xu
hướng toàn cầu hóa hiện nay. Toàn cầu hoá đã tạo ra một sự thay đổi căn bản trong hoạt
động kinh tế của con người, làm thay đổi tính chất cũng như vị trí của thị trường. Trước
đây, thị trường mang tính quốc gia thì hiện nay khi có toàn cầu hóa thì thị trường đã
mang tính quốc tế.
 Phương diện xã hội: Toàn cầu hoá đã làm cho những vấn đề toàn cầu của thời
đại tác động mạnh mẽ và nhanh chóng đến mọi quốc gia dân tộc. Các vấn đề bức bối,
các loại bệnh dịch nguy hiểm… đều trở nên toàn cầu…
 Phương diện chính trị: Toàn cầu hóa cũng tạo ra những thách thức nghiêm
trọng đối với chủ quyền quốc gia. Sự hội nhập về kinh tế trong toàn cầu hóa cũng làm
tăng lên sự hội nhập về chính trị.
Những hệ quả của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa mang lại sự thay đổi vượt bậc nhưng đi kèm với cơ hội chính là những
thách thức mà con người cần đối mặt và loại bỏ chúng. Dưới đây là lời giải đáp cho toàn
cầu hóa cơ hội và thách thức của nó.
Hệ quả tích cực của toàn cầu hóa
Tìm hiểu hệ quả tích cực của toàn cầu hóa là gì cũng như tìm hiểu về các lợi ích của
xu hướng toàn cầu hóa. Dưới đây là một số lợi ích của toàn cầu hóa:
 Toàn cầu hóa đem lại cơ hội phát triển mới đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh về
kinh tế. Lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển từ đó đẩy mạnh quá trình xã
hội hóa.
 Toàn cầu hóa mở ra cơ hội giao lưu, học tập và tiếp thu những thành tựu khoa
học, kĩ thuật tiên tiến, có thêm thị trường, được sự hỗ trợ của các tổ chức, liên minh đã
tham gia.
 Dưới tác động của toàn cầu hóa, cơ cấu kinh tế sẽ có sự chuyển dịch nhất định. Đi
kèm với nó là những cải cách thiết thực và hiệu quả để nâng cao tính cạnh tranh trên thị
trường quốc tế và khu vực.
Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa và những mặt trái của nó là vấn đề mà những quốc gia trong đó có Việt
Nam cần mạnh mẽ đối mặt giải quyết.
 Phân hóa giàu – nghèo ngày càng sâu sắc hơn trong xã hội. Những bất công xảy
ra nhiều hơn dưới sự chi phối của đồng tiền.
 Giao lưu, tiếp xúc nếu sơ xảy sẽ làm mai một và sâu hơn là mất hẳn đi độc lập, tự
chủ và vốn bản sắc dân tộc đang có.
 Đi kèm với những thuận lợi thì quá trình toàn cầu hóa với những nước chưa thực
sự phát triển mạnh hay đang trong quá trình phát triển sẽ vấp phải những thách thức lớn.
Cạnh tranh kinh tế với các nước lớn phát triển đòi hỏi phải biết nắm bắt thời cơ, tận
dụng tối đa nguồn lực nếu không sẽ bị bỏ xa, khó lòng theo kịp.
Thời cơ và thách thức trong quá trình toàn cầu hóa
Thời cơ của quá trình toàn cầu hóa
 Các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát
triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên
minh kinh tế khu vực và quốc tế.
 Quá trình toàn cầu hóa đã giúp các nước có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ
thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài. Đặc biệt là những tiến bộ khoa
học và kĩ thuật để có thể “đi tắt đón đầu” nhằm rút ngắn thời gian xây dựng và phát
triển đất nước.
 Có thể thấy, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các
nước trong công cuộc phát triển. Vì thế mà vấn đề là cần có tầm nhìn cũng như là nắm
bắt kịp thời để không bỏ lỡ thời cơ.
Thách thức của quá trình toàn cầu hóa
 Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ
dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.
 Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân
còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
 Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.
 Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa
truyền thống và hiện đại…
⟹ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển.

You might also like