You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ


------------------- o0o ---------------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI: PHẢN ĐỐI XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN ANH MINH

LỚP : KINH DOANH QUỐC TẾ_01

NHÓM 2 : ĐÀO ĐÌNH TÂN


PHAN THỊ HOA
PHAN HIỀN TRANG
NGUYỄN MINH THÀNH
BÙI HƯƠNG GIANG
MUON CHANNA
ĐOÀN DIỆU NGỌC LINH

Hà Nội, 2020
MỤC LỤC
Trang
1. KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HÓA 2

1.1. TOÀN CẦU HÓA LÀ GÌ 2

1.2. LỊCH SỬ CỦA TOÀN CẦU HÓA 2

1.3. CÁC PHONG TRÀO CHỐNG TOÀN CẦU HÓA 3

2. MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA 6

2.1. KINH TẾ 6

2.1.1. CÁC TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA TRỐN THUẾ VÀ 6


LẤY ĐI DÒNG TIỀN KHỎI NƯỚC SỞ TẠI

2.1.2. CÁC NỀN KINH TẾ NGÀY CÀNG PHỤ THUỘC LẪN 7


NHAU

2.1.3. MẤT CÂN BẰNG LỢI ÍCH, TĂNG KHOẢNG CÁCH 11


GIÀU NGHÈO

2.2. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 17

2.3. VẤN ĐỀ VĂN HÓA 19

2.4. VẤN ĐỀ Y TẾ, TỆ NẠN XÃ HỘI 21

1. KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HÓA


1
1.1. Toàn cầu hóa là gì ?

Toàn cầu hóa là hiện tượng gia tăng số lượng, cường độ của các hoạt động
làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về mặt kinh tế, xã hội, văn
hóa, chính trị và pháp lí.

Đặc biệt trong phạm vi linh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các
tác động của thương mại nói chung và tự do thương mại hay “tự do thương mại”
nói riêng.

1.2. Lịch sử của toàn cầu hóa:


Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 15,
sau khi có những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Cuộc thám hiểm lớn lần
đầu tiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522.
Cũng như việc xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu
Á, châu Phi và châu Mỹ không phải là hiện tượng gần đây. Ngoài những trao đổi
về hàng hoá vật chất, một số giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậu
này sang vùng khí hậu khác (chẳng hạn như khoai tây, cà chua và thuốc lá).
Thời kỳ bắt đầu dùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ (bản vị
vàng) và tự do hoá trong thế kỷ thứ 19 thường được chính thức gọi là "thời kỳ
đầu của toàn cầu hoá". Cùng với thời kỳ bành trướng của đế quốc Anh (Pax
Britannica) và việc trao đổi hàng hoá bằng các loại tiền tệ có sử dụng tiền xu,
thời kỳ này là cùng với giai đoạn công nghiệp hoá. Cơ sở lý thuyết là công trình
của David Ricardo nói về lợi thế so sánh và luật cân bằng chung của Jean-
Baptiste Say, cho rằng, về cơ bản các nước sẽ trao đổi thương mại một cách hiệu
quả, và bất kỳ những bất ổn tạm thời về cung hay cầu cũng sẽ tự động được điều
chỉnh. Việc thiết lập bản vị vàng bắt đầu ở các nước công nghiệp hoá chính
khoảng giữa năm 1850 và năm 1880, mặc dù chính xác khi nào các nước này áp
dụng bản vị vàng vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.
"Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng
bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930.
Trong môi trường hậu Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm
phán thương mại do GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó
dẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với "thương mại tự
do". Vòng đàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mại
thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại. Các hiệp ước
thương mại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht của
châu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kết
nhằm mục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại. Từ thập kỷ 1970,
2
các tác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực lẫn tiêu
cực.
Từ thập niên 80 đến nay, còn gọi là “Toàn cầu hóa hiện đại”. Toàn cầu
hóa hiện đại được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của công nghệ thông tin và bao trùm
hầu hết các lĩnh vực của loài người, với cốt lõi là toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn
cầu hóa về kinh tế được tăng cường sâu rộng, cả lượng và chất bởi ba động lực:
kỹ thuật công nghệ thông tin, không gian địa lý và tiền vốn lưu chuyển xuyên
quốc gia và còn được thể chế hóa nhiều hơn.
1.3. Các phong trào phản đối toàn cầu hóa:
1.3.1. Phong trào chống toàn cầu hóa ở các nước đang phát triển:
Phong trào J18 : Lễ hội chống tư bản toàn cầu (18 June ngày diễn
ra sự kiện, các số hiệu này cũng được dùng cho các phong trào khác như Seattle
1999, Washington 2001, Cancun 2003..)
- Được diễn ra vào ngày 18 tháng sáu 1999. Mở đầu phong trào là ở
London, nước Anh với chiến dịch “The Reclaim the Streets” (RTS - Giành lại
các con phố) RST London ở Anh thành lập vào năm 1991.
- Mục tiêu: Tất cả công nhận rằng hệ thống tư bản toàn cầu dựa trên việc
khai thác của con người và toàn cầu chỉ nhằm mang lại lợi nhuận của một số ít
nhưng chính là những gốc rễ của các vấn đề xã hội xã hội và các vấn đề sinh
thái. Mạng lưới của phong trào đã hình thành đều nhằm vào “ trung tâm của nền
kinh tế toàn cầu, đồng thời chống lại chủ nghĩa tư bản toàn cầu, hệ thống tài
chính quốc tế diễn ra tại 43 quốc gia trên thế giới”.
Nó đã chứng minh rằng, toàn cầu hóa tạo ra những mặt trái vượt quá sức
chịu đựng của con người trên khắp thế giới. Đã đến lúc con người trên khắp thế
giới không phân biệt Bắc –Nam, cánh tả hay hữu đều phải cùng nhau đoàn kết
lại để chống lại những hệ quả do toàn cầu hóa mang lại. J18 đã làm được điều
đó khi mở đầu cho một mạng lưới đánh thức và liên kết các phong trào chống
đối toàn cầu hóa trên toàn thế giới.

Phong trào N30 – Cuộc chiến ở Seattle:


- Được diễn ra vào tháng 12 năm 1999. Hơn 15.000 người biểu tình chống
lại WTO (Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 của Tổ chức Thương mại Thế giới tại
Seattle, Mỹ).
- N30 ở Seattle cũng là một cuộc diễu hành đường phố với mong muốn “
tạo ra điều gì đó đáng nhớ”37 và nó đã thành công khi làm cho cuộc họp của
WTO phải dừng lại, không thể thực hiện được quá trình đàm phán
- Kể từ Seattle các cuộc họp xã hội dân sự toàn cầu, triệu tập bởi các liên
minh ngày càng phát triển. Seattle ngày nay được coi như nơi đặc biệt của

3
phong trào chính trị thế kỷ XXI , một “địa danh lịch sử” về chống toàn cầu hóa
trên thế giới. Đồng thời, nó cũng như lời cảnh bảo cho nước Mỹ. Ngay cả trong
giai đoạn của sự bùng nổ kinh tế kỳ diệu của nó “con người không chỉ sống
bằng thức ăn” mà còn phải được sống trong một thế giới ổn định, công bằng,
dân chủ, văn minh
Phong trào J20 – Genoa và các cuộc chống đối
- Diễn ra vào tháng Bảy năm 2001, khoảng 300.000 người biểu tình tụ tập
bên ngoài các khu vực màu đỏ do chính phủ Ý đưa ra cho những người biểu tình
nhằm vào các cuộc họp G8 tại Genoa, Italy.
- Diễn đàn Xã hội Genoa (GSF) đóng vai trò như một căn cứ hoạt động
trung tâm nắm các đoàn báo chí, phương tiện truyền thông độc lập, một phòng
internet, bệnh xá, và không gian hoạt động cho các hội nghị và hội đồng.
- Kết thúc phong trào chống đối ở Genoa, các báo cáo đã ghi nhận rằng có
“hơn 411 người phải nhập viện, hơn một nghìn người bị thương, tổn thất lên tới
125 triệu euro”50 qua đó trở thành một trong những phong trào phản kháng đẫm
máu nhất trong lịch sử chống đối toàn cầu hóa.
1.3.2. Chống toàn cầu hóa ở các nước đang phát triển:
Phong trào chống đối toàn cầu đầu tiên của Zapatista:
- Diễn ra vào tháng Giêng năm 1994 cùng ngày với hiệp định NAFTA.
diễn ra trong vòng hai tuần, với sự tham gia của “một tới hai nghìn người.
Phong trào Zapatista bắt đầu từ của nội dậy của Quân giải phóng quốc gia
Zapatista (Ejercito Zapatista de Liberación Nacional - EZLN) đây được cho là
“tập của vũ trang của hàng ngàn nông dân bản địa” đi ra từ núi rừng, đeo mặt nạ,
tự gọi mình là Zapatistas, tại bang Chiapas, một bang nghèo nhất nằm ở miền
Nam Mexico.
- Mục tiêu của Zapatista là nhắm vào chính phủ Mexico và các hiệp định
như NAFTA nhằm bảo vệ người dân bản địa và nông dân từ sự đàn áp của nhà
nước Mexico và sự tàn phá của chính sách kinh tế tân tự do, “yêu cầu những cái
cách văn hóa, chính trị, giáo dục, đất đai cho người dân.” Người được cho là
đứng đầu của quân nổi dậy Zapatista là S.
- Sự phát triển của phong trào Zapatista đã dẫn tới hàng loạt các cuộc gặp
mặt quốc tế. Mùa hè năm 1996, EZLN đã có cuộc họp mặt quốc tế tập hợp
những nhóm, tổ chức chống lại chủ nghĩa tân tự do trong rừng rậm Chiapas. Và
cuộc họp thứ hai là vào mùa hè 1997 ở Tây ban Nha
- Phong trào Zapatista nổi dậy ban sức mạnh cho phong trào xã hội mới
nổi và với khả năng để phản đối sức mạnh kinh tế, chính trị và được coi là sự
mở màn cho những thách thức đối với Liên Hợp Quốc, các hội nghị thượng đỉnh
thế giới, các hoạt động qua biên giới của "phong trào xã hội mới" và sự cần thiết

4
phải giải quyết các chủ đề như nợ, quy tắc đầu tư quốc tế, thương mại và phát
triển các vấn đề kinh tế.
Diễn đàn xã hội thế giới (WSF)
- Được thành lập vào năm 2001 như một sự phản ứng ban đầu chống lại
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra hàng năm tại Davos, Thụy Sĩ.
- Nhằm vào mục tiêu “tập trung phê phán tổng thể vào sự thiếu dân chủ
trong các vấn đề kinh tế và chính trị toàn cầu” và thông qua diễn đàn để liên kết
với nhau thay vì chỉ đi biểu tình hay diễu hành ngoài đường phố.
- Đơn thuần là một “không gian mở” mọi người có thể trao đổi ý kiến về
các vấn đề toàn cầu, "một nơi gặp gỡ với tư duy phản chiếu cởi mở, tranh luận
dân chủ của các ý tưởng, xây dựng các đề xuất, trao đổi kinh nghiệm, và nối kết
cho hành động hiệu quả"
-WSF giờ đây cũng trở thành một mái nhà chung uy tín của thế giới thứ 3,
của các nước đang phát triển muốn chia sẻ, đóng góp những ý tưởng để có một
thế giới tốt đẹp hơn
Phong trào hành động của nhân dân toàn cầu (PGA)
- Năm 1998 tại Tây Ban Nha đã đánh dấu sự ra đời của Phong trào hành
động của nhân dân toàn cầu (PGA),
- Một mạng lưới tổ chức hoạt động thống nhất chống lại chủ nghĩa tư bản,
chủ nghĩa đế quốc và sự xâm lấn văn hóa. PGA là một trong những mạng lưới hành
động đầu tiên để nhắm mục tiêu tới Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nói riêng
và chủ nghĩa tư bản nói chung.
- Các thành viên tham gia vào nhóm gồm có Maori của New Zealand,
Hiệp hội Nông dân của bang Granhian, Ấn Độ, Liên đoàn hỗ trợ công nhân của
Canada…
- PGA chính là một tổ chức đã có rất nhiều những hoạt động nhằm “trợ
giúp cho các cuộc đấu tranh của các phong trào trên toàn cầu, mong muốn xây
dựng phương án quyền lực nhân dân địa phương”
Mạng lưới trên này với sự hỗ trợ của công nghệ toàn cầu hóa là mạng lưới
internet đã ngày càng lan tỏa và trở thành phong trào lớn trên toàn cầu.

2. MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA


2.1. Kinh tế
2.1.1. Các tập đoàn đa quốc gia trốn thuế và lấy đi dòng tiền khỏi
nước sở tại

Dưới tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa, các nước phải mở
cửa cho dòng vốn đầu tư và tự do hoá thương mại dẫn đến sự dịch chuyển mạnh
mẽ của nguồn vốn và lao động. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng nhanh
5
chóng. Các công ty đa quốc gia ngày càng bành trướng và tỏ rõ tầm ảnh hưởng
quan trọng của mình đến nền kinh tế thế giới.
Đặc biệt khi tốc độ phát triển của Toàn cầu hóa vượt quá khả năng kiểm
soát của các quốc gia, (đặc biệt là các nước đang phát triển) sử dụng thuế như
một công cụ để cạnh tranh thu hút đầu tư và thúc đẩy nền kinh tế nội địa. Các
công ty đa quốc gia đã lợi dụng toàn cầu hóa như một công cụ thể thúc đẩy hoạt
động đầu tư tại các nước đang phát triển. Qua đó lạm dụng những chính sách ưu
đãi về thuế của quốc gia sở tại: Miễn thuế tạm thời, giảm thuế suất, cho phép
đầu tư và miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa, đồng thời khai thác những lỗ hổng
trong pháp luật để trốn thuế. Hoặc tìm đến “ thiên đường thuế” - nơi không đánh
thuế hoặc rất ít(gần như là 0%) cho giới siêu giàu, các tập đoàn đa quốc gia,
thậm chí là các quan chức quốc gia. Tại thiên đường thuế, các tập đoàn này sẽ
thành lập một công ty vỏ bọc cung cấp các dịch vụ giả và bán cho chính
mình( tức là các tập đoàn đa quốc gia) với giá siêu cao. Như vậy, công ty “ma”
này có doanh thu khổng lồ và không phải chịu bất cứ một đồng thuế nào. Đồng
thời, thiên đường thuế sẽ giữ bí mật danh tính và hồ sơ của khách hàng khỏi cơ
quan thuế nước ngoài.

VD: Apple, sử dụng Ireland như một thiên đường thuế. Tập đoàn này nợ chính
phủ Mỹ 76,7 tỷ tiền thuế, đủ để chấm dứt nạn đói trên thế giới trong một năm.

Ngày nay có khoảng 55 thiên đường thuế trên toàn cầu. Theo Gabriel
Zucman, vào năm 2018, các thiên đường thuế hàng đầu là: Ireland, các đảo
Carilbean, đảo Cayman và đảo British Virgin, Singapore, Thụy Sĩ, Hà Lan,
Luxembourg, Puerto Rico. Trong cuốn sách "Sự giàu có tiềm ẩn của các quốc
gia", Gabriel Zucman ước tính rằng 7,6 nghìn tỷ của tài sản năm 2014 được giữ
ở nước ngoài, chiếm 8% của cải của thế giới. Có thể coi đây là một ngành công
nghiệp toàn cầu được nuôi sống bởi hàng tỷ đô la?

Việc các tập đoàn đa quốc gia trốn thuế dẫn đến sự mất mát lớn về doanh
thu thuế của chính phủ. Nó không đơn thuần chỉ là sự công bằng, nó làm tổn hại
đến sự phát triển toàn cầu bằng cách bòn rút nguồn doanh thu có thể được sử
dụng để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, vệ sinh và các công
trình, dịch vụ công…..gánh nặng thuế giờ đây được chuyển sang cho người dân
và điều đó làm suy yếu cấu trúc xã hội tại các quốc gia này.

Suy cho cùng, các quốc gia như Hy Lạp hay Nigeria sẽ không phải thắt
lưng buộc bụng nhiều như vậy nếu giới siêu giàu và các tập đoàn lớn ở đó trả
các khoản thuế mà họ nợ. 

2.1.2. Sự phụ thuộc của các nền kinh tế

Sự phụ thuộc lẫn nhau thường được phân tích trong mối quan hệ với toàn
cầu hóa. Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc kinh tế đã gia tăng nhanh chóng khi các
quốc gia theo đuổi các chính sách khá tự do về thương mại, đầu tư, và di cư
6
trong thế kỷ 19. Toàn cầu hóa đôi khi được định nghĩa là sự phụ thuộc diễn ra ở
cấp độ toàn cầu. Cuộc cách mạng thông tin càng làm cho mạng lưới phụ thuộc
lẫn nhau của toàn cầu hóa giữa các quốc gia ngày càng phức tạp thêm.

Trong nhiều thập kỷ, cùng với tiến trình toàn cầu hóa, Kinh tế các quốc
gia phụ thuộc lẫn nhau hơn do chuyên môn hóa quốc tế ngày càng sâu sắc,
sự phát tiển của chuỗi giá trị toàn cầu

Chuyên môn hóa là một dạng phân công lao động trong đó mỗi quốc gia
tập trung nguồn lực của mình vào một loại hoạt động duy nhất hay một vài hoạt
động nào đó. Chuyên môn hóa đem lại năng suất lao động và sản lượng cao
hơn. Sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất kỹ
thuật, tiềm lực, khả năng khiến các quốc gia phải chuyên môn hoá sản xuất để
phát huy lợi thế so sánh của mình. Hay do trình độ sản xuất phát triển cao đã sản
xuất ra các sản phẩm hàng hoá nhất định và chi phí thấp hơn các nước khác
cùng sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá đó. Điều đó cho phép quốc gia đó sản
xuất ra loại hàng hoá có chi phí thấp để xuất khẩu. Đồng thời nhập khẩu các mặt
hàng nhà nước đó không sản xuất được hoặc sản xuất với kinh phí cao.

Hiện nay, trên thế giới, 70% sản lượng gạo và 70% sản lượng ngô của thế
giới chỉ do 5 nước sản xuất, 80% sản lượng đậu tương do ba nước sản xuất.

Chuỗi giá trị toàn cầu là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo
phương thức toàn cầu hoá trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các
doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị
đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng.

VD: Một chiếc áo hàng hiệu châu Âu, rất có thể, nó được thiết kế ở trung tâm
thời trang thế giới Paris, vải sản xuất tại Trung Quốc, phụ liệu làm tại Ấn Độ và
may đo ở Việt Nam. Đây là ví dụ đơn giản về chuỗi giá trị toàn cầu nhằm kết
hợp lợi thế riêng của mỗi doanh nghiệp trong từng công đoạn để tạo ra một sản
phẩm có nhiều ưu điểm nhất.

VD: Chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng khi mà hoạt động sản xuất tại các
nhà máy của Trung Quốc bị gián đoạn, tác động làm gián đoạn nguồn cung sản
phẩm trên toàn cầu. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng Trung Quốc đã khiến
cho nhiều công ty sản xuất lao đao. Hyundai đã phải công bố ngừng hoạt động
một số dây chuyền sản xuất xe hơi bởi tình trạng thiếu phụ tùng. Hãng xe Fiat
Chrysler ngừng hoạt động sản xuất tại dây chuyền ở Serbia do thiếu phụ tùng từ
Trung Quốc.

7
Chỉ cần 1 quốc gia gặp khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia
khác

Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới làm tăng cường tính phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia, và vì thế, những ảnh hưởng mang
tính dây chuyền của các cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên đáng lo ngại. các
dân tộc gắn bó với nhau hơn bao giờ hết, nhưng đồng thời nhân loại cũng phải
cùng nhau đối mặt, chia sẻ nhiều nguy cơ, rủi ro và thách thức mới. kết quả là
các quốc gia tác động qua lại lẫn nhau, chịu ảnh hưởng của nhau ngày càng sâu
sắc.

Sự sụp đổ của một số đồng tiền trong cuộc khủng hoảng châu á, và tấn
thảm kịch kinh tế sau đó không chỉ ảnh hưởng tới một số nước trong khu vực,
mà nó còn kéo theo sự phá giá của đồng rúp Nga vào ngày 17 tháng 8 năm
1998, và sau đó là sự phá giá của đồng Real Brazil. Một nửa hệ thống kinh tế thế
giới đã chìm trong khủng hoảng và một nửa còn lại đã bị ảnh hưởng nghiêm
trọng theo kiểu hiệu ứng dây chuyền.
Hay việc trong những thập kỉ gần đây, Trung Quốc nổi lên là “công
xưởng của thế giới”. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đồng thời cũng là nước
tiêu thụ hàng hóa hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Liên hợp quốc, Trung
Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành quốc gia chế tạo hàng đầu thế giới vào năm
2010 và chiếm tới 28% sản lượng toàn cầu trong năm 2018. Đại dịch Covid-19
càng làm nổi bật vai trò quan trọng của Trung Quốc và dịch bệnh cho thấy rõ sự
thống trị rộng khắp của Trung Quốc đến mọi nền kinh tế khác, từ ngành sản xuất
thiết bị kiểm tra thân nhiệt đến nguồn cung ứng thực phẩm. Hiện Trung Quốc
chiếm tỷ trọng thương mại toàn cầu cao gấp đôi so với khi dịch Hội chứng hô
hấp cấp tính nặng (SARS) bùng phát năm 2002-2003, và ảnh hưởng của đất
nước này sẽ tiếp tục gia tăng đối với nền kinh tế thế giới, theo tờ Asian Nikkei
Review.

Nếu sản lượng của Trung Quốc giảm 10 tỉ USD thì sẽ làm giảm 6,7 tỉ
USD sản lượng ở phần còn lại của thế giới, các chuyên gia kinh tế ước tính.
Sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh tế vĩ mô, xung đột thương
mại giữa các nền kinh tế lớn, áp lực chính trị và lợi ích kinh tế là những lý do

8
thúc đẩy việc sắp xếp lại “bức tranh” chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa các lợi
thế so sánh.

Các công ty đa quốc gia lâu nay vẫn không ngừng tìm kiếm các nhà cung
cấp thay thế, đa dạng hóa nguồn cung ứng hoặc lựa chọn giữa việc di chuyển
toàn bộ hoặc một phần cơ sở sản xuất để giảm chi phí vận hành.

Và khi dịch COVID-19 bùng phát, các biện pháp phong tỏa trung tâm chế
tạo và xuất khẩu tại Trung Quốc đã nhanh chóng làm “trật khớp” các mắt xích
trong chuỗi cung ứng toàn cầu từ điện tử, ô tô, điện thoại di động, hàng tiêu
dùng cho tới các nguyên liệu đầu vào để sản xuất dược phẩm hay trang thiết bị y
tế..

Các quốc gia nhanh chóng cảm nhận được sự mong manh và những rủi ro
xuất phát từ sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp lớn, nhất là trong những lĩnh
vực có thể đe dọa an ninh quốc gia.

Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản đã phân tích số liệu của Ủy ban
châu Âu và phát hiện sản lượng sản xuất của Trung Quốc giảm 10 tỉ USD sẽ làm
giảm sản lượng các mặt hàng của Hàn Quốc xuất khẩu sang Trung Quốc gần
300 triệu USD.

Bên cạnh đó, việc giảm nguồn cung từ Trung Quốc sẽ làm giảm khoảng
200 triệu USD các lô hàng sản phẩm hoàn thiện của Hàn Quốc. Hai tác động
này đồng nghĩa nền kinh tế Hàn Quốc sẽ bị thiệt hại 500 triệu USD.
Mỹ là một trong những quốc gia đi đầu trào lưu “chia tách” để giảm sự
phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chính quyền của Tổng thống
Donald Trump đã công khai kêu gọi đồng thời xúc tiến việc bàn thảo các chính
sách ưu đãi thuế và lãi suất cho vay để khuyến khích các công ty nước này “hồi
hương” nhằm “trả lại” việc làm cho người dân Mỹ.

Toàn cầu hóa cũng khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

Do toàn cầu hóa, hàng hóa giá rẻ hơn từ bên ngoài dễ dàng tiếp cận thị
trường trong nước khiến các nước sẽ không quan tâm sản xuất các mặt hàng đó
và ngày càng lệ thuộc vào hàng nhập khẩu.

Điển hình như tại nền kinh tế số 1 thế giới, việc lệ thuộc vào nguồn cung
ứng dược liệu, thiết bị y tế thiết yếu… đã cho thấy rõ những điểm yếu, sơ hở
không thể cứu vãn của nước Mỹ hùng mạnh trước chỉ một biến cố: Dịch Covid-
9
19 - các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa - thị trường dược phẩm Mỹ cũng đóng
băng.

Virus corona vượt trên mọi dự tính. Cả nước Mỹ cần ba tỉ khẩu trang N95
trong bốn tuần, nhưng 3M chỉ có thể xuất xưởng 30 triệu, tức 1%. Sau khi 3M
tung hết lực lượng dự trữ để tăng gấp đôi công suất cũng như kéo theo hai công
ty khác là Honeywell và Medicom vào cuộc, tình hình không khá lên mấy.

Ngay các bệnh viện cũng sắp cạn thiết bị cho phòng mổ, phải cử y tá đi
lùng mua khẩu trang ở chợ đen Đa số các bệnh viện Mỹ và New York, chấn tâm
của đại dịch, xưa nay mua khẩu trang N95 từ Hồ Bắc, nơi bệnh dịch bùng phát
cuối năm 2019.

Nhưng khi virus corona bắt đầu hoành hành, chính quyền Hồ Bắc áp dụng
luật thời chiến để quốc hữu hóa toàn bộ vật liệu làm phin N95 vì vậy số lượng
khẩu trang N95 xuất khẩu sang Mỹ bị ảnh hưởng đáng kể.

2.1.3. Mất cân bằng lợi ích, tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các
quốc gia

Một trong những tác động tiêu cực rõ nhất của toàn cầu hoá là làm tăng
cách biệt giàu nghèo và bất bình đẳng. Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế sâu rộng, các nền kinh tế phải đối mặt với sự khác biệt về thu nhập giữa
các tầng lớp nhân dân trong một nước và cả giữa các quốc gia với nhau.

Trước hết, toàn cầu hóa gây ra sự gia tăng bất bình đẳng trong chính các
quốc gia.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và khả năng ứng
dụng của nó trong việc liên kết các thị trường, sức ép giảm tiền lương ngày càng
tăng, mặc dù nhóm những người có vị trí cao trong thị trường lao động ít bị tác
động trước sức ép này. Trên thực tế, người giàu càng trở nên giàu hơn trong khi
phần còn lại của lực lượng lao động thì không. Điều này làm gia tăng khoảng
cách về thu nhập tại cả các nước phát triển và đang phát triển.

Mỹ và Trung Quốc là hai thí dụ điển hình. Mỹ có thu nhập bình quân
đầu người là 38.000 USD/năm, vào loại cao nhất thế giới, và Trung Quốc có thu
nhập bình quân đầu người là 1.700 USD, thuộc loại trung bình thấp. Tuy nhiên,
hai nước đều phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng lớn trong phân phối thu
nhập (phản ánh qua hệ số Gini - Hệ số Gini là thước đo mang tính thống kê về
sự phân hoá thu nhập trong một nước. Hệ số Gini bằng 0 thể hiện sự bình đẳng
lý tưởng; ngược lại, hệ số Gini bằng 1 thể hiện sự bất bình đẳng hoàn toàn: Thu
10
nhập của quốc gia chủ yếu tập trung vào tay một nhóm người giàu. Hệ số Gini
càng cao chứng tỏ bất bình đẳng càng lớn). Theo số liệu của Ngân hàng Thế
giới WB, Mỹ và Trung Quốc nằm trong nhóm những nền kinh tế lớn có hệ số
Gini cao nhất (lần lượt là 0,41 và 0,45), phản ánh tình trạng bất bình đẳng sâu
sắc hơn nhiều so với các nước có phân phối thu nhập tương đối đồng nhất hơn
như Nhật Bản (0,25), châu Âu (0,32) và thậm chí cả ấn Độ (0,33). Toàn cầu hoá
là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng cao ở Mỹ và Trung
Quốc, tuy nhiên tác động của toàn cầu hoá tới từng nước lại không giống nhau.

Trong trường hợp của Mỹ, bất bình đẳng thu nhập không phải là một vấn
đề mới mẻ. Báo cáo năm 2018 cho thấy top 20% người thu nhập cao tại Mỹ
chiếm đến 52% tổng thu nhập toàn quốc. Mức thu nhập bình quân của tầng lớp
này vào khoảng 233.895 USD. Top 5% người thu nhập cao nhất tại Mỹ chiếm
tới 23% tổng thu nhập cả nước và số tiền họ thu được mỗi năm bình quân vào
khoảng 416.520 USD. Trong khi đó, top 20% người thu nhập thấp nhất tại Mỹ
lại chỉ chiếm 3,1% tổng thu nhập cả nước. Bình quân họ chỉ kiếm được 13.775
USD/năm. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa, thuê
ngoài sản xuất cũng như bất ổn về hệ thống giáo dục, chi phí y tế… đã đẩy một
bộ phận lớn dân cư Mỹ rơi vào cảnh đã nghèo lại càng nghèo. Các tập đoàn Mỹ
đã dần chuyển nhà máy sang thuê ngoài tại những nước có giá lao động rẻ hơn,
khiến nhiều công nhân địa phương và người nhập cư thất nghiệp. Số liệu chính
thức cho thấy Mỹ đã mất 20% việc làm trong các nhà máy kể từ năm 2000 đến
nay do tình trạng dịch chuyển sản xuất và thuê ngoài.

Mặc dù số lượng việc làm trong ngành dịch vụ tại Mỹ tăng nhưng mức
lương lại giảm xuống trước áp lực chi phí và sự dư thừa lao động trên thị trường.
Hơn nữa, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng khiến nhiều việc làm biến
mất và nhường chỗ cho máy móc.

Khi tác động của quá trình toàn cầu hoá tăng lên, tốc độ tăng năng suất
lao động và tiền lương của người lao động không còn tỷ lệ thuận với nhau nữa.
Hiện tượng này xảy ra trước tiên là trong ngành sản xuất, và hiện tại là trong
ngành dịch vụ. Việc tham gia vào thị trường lao động toàn cầu có xu hướng đẩy
mức lương tại Mỹ xuống bằng mức lương trung bình của thế giới. Nhờ Internet
được áp dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới, việc tuyển dụng lao động toàn
cầu đã được thực hiện ở cả những lĩnh vực trước đây không có sự cạnh tranh lớn
về lương. Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế Mỹ đã bắt đầu chịu ảnh hưởng ngày
càng tăng của hoạt động tuyển dụng lao động toàn cầu.

11
Mạng Internet đã làm thay đổi hoàn toàn môi trường cạnh tranh của
hầu hết các lao động trí thức. Nhờ kết nối mạng, thông tin về lao động trí thức
có thể được gửi từ mọi nơi trên thế giới. Các lao động giá rẻ, được đào tạo tốt và
có trình độ ở một số nơi như Bangalo (Ấn Độ), Thượng Hải (Trung Quốc),
Đông và Trung Âu đã có thể gia nhập thị trường lao động trí thức toàn cầu, gây
ra sự cạnh tranh rất lớn đối với các lao động trí thức tại Mỹ. Kết quả là, áp lực
giảm tiền lương thực tế ở các nền kinh tế mở như Mỹ tăng lên rất cao. Tuy nhiên
một nhóm nhỏ những lao động ở những vị trí cao nhất lại ít bị tác động bởi tình
trạng này. Điều này đã làm tăng thêm bất bình đẳng về thu nhập tại Mỹ. Đây
cũng là vấn đề kinh tế có khả năng gây căng thẳng chính trị nhiều nhất ở Mỹ.
Với những ngành nghề sử dụng lao động trí thức cao, trình độ nhân lực cao thì
người lao động với mức lương cao hiện tại có thể tiếp tục tăng trong tương lai.
Trong khi đó, với những ngành nghề truyền thống sử dụng lao động phổ thông
thì tiền lương đang ở mức thấp có thể giảm hơn nữa. Điều này có nghĩa là sự bất
bình đẳng càng lớn hơn, chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng tăng.

Tại Trung Quốc, những vấn đề bất bình đẳng lại hoàn toàn khác: Kinh tế
phát triển mạnh tại khu vực duyên hải đang đô thị hoá nhanh chóng và sự trì trệ
ở những vùng nông thôn miền Trung và miền Tây. Trong khi toàn bộ 560 triệu
dân thành thị Trung Quốc hiện đang bị cuốn vào làn sóng phát triển kinh tế
nhanh của đất nước, thì vẫn còn khoảng 745 triệu người dân nông thôn đứng
ngoài cuộc.

Những thành phố lớn của Trung Quốc có thuận lợi về cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực trình độ cao, có sự hỗ trợ của Chính phủ, thu hút nhiều vốn đầu
tư từ nước ngoài nên có nhiều cơ hội để phát triển, thu nhập dân cư ở đây cũng
tăng lên. Trong khi đó, ở những khu vực nông thôn, điều kiện còn hạn chế, do
đó việc thu hút đầu tư (đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài) rất khó khăn, thu nhập
của người dân ở mức thấp. Như vậy, mới chỉ những thành phố lớn, những khu
vực thành thị mới tiếp cận được những cơ hội toàn cầu hóa mang lại. Điều này
dẫn đến sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, sự bất bình đẳng giữa các khu vực
của Trung Quốc trong quá trình toàn cầu hóa.

Điều đáng chú ý là xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng
tăng không có mấy tác dụng đối với việc giải quyết sự bất bình đẳng về phân
phối thu nhập trong 15 năm qua tại Trung Quốc. Thu nhập bình quân đầu người
của dân cư thành thị Trung Quốc (ở mức 1.531 USD/năm tại 35 thành phố phát
triển nhất năm 2004) cao hơn 3 lần so với thu nhập bình quân đầu người tại khu
vực nông thôn (488 USD/năm). Việc hệ số Gini của Trung Quốc tăng từ 0,35
(năm 1990) lên 0,45 (năm 2003) không chỉ cho thấy chênh lệch thu nhập ngày
12
càng tăng giữa khu vực ven biển của Trung Quốc và các vùng còn lại của đất
nước, mà còn cho thấy sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập ngay tại khu vực
thành thị. Một báo cáo của Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho biết thu nhập
bình quân của những công nhân nghèo nhất ở khu vực thành thị của Trung Quốc
chưa bằng 5% thu nhập trung bình của những người có địa vị cao hơn.

Sự bất bình đẳng về thu nhập đang là vấn đề lớn cần được giải quyết, đặc
biệt là giữa nông thôn và thành thị của Trung Quốc. Hiện tại, chính phủ Trung
Quốc đang rất quan tâm giải quyết vấn đề phân phối thu nhập.

Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng tạo nên sự thiếu công bằng, tăng khoảng
cách giàu nghèo giữa các quốc gia.

- Lợi thế của các nước đang phát triển đang bị yếu dần:

+ Nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp
sang nền kinh tế tri thức. Do vậy mà những yếu tố được coi là lợi thế của các
nước đang phát triển như tài nguyên, lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân
công thấp... sẽ yếu dần đi, còn ưu thế về kỹ thuật - công nghệ cao, về sản phẩm
sở hữu trí tuệ, về vốn lớn... lại đang là ưu thế mạnh của các nước phát triển.

+ Ba dòng luân chuyển toàn cầu là kỹ thuật - công nghệ, thông tin và
vốn đang trở thành động lực thúc đẩy toàn cầu hóa, khu vực hóa. Trong quá
trình đó, lợi thế so sánh của các nước cũng biến đổi căn bản: trên phạm vi toàn
cầu lợi thế đang nghiêng về các nước phát triển vì ở đó dang có ưu thế về trí tuệ,
hàm lượng công nghệ cao và vốn lớn. Các nước đang phát triển đang bị giảm
dần ưu thế do lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên phong phú... đang bị suy yếu. Và
các nước càng kém phát triển thì càng phải chịu nhiều thua thiệt và rủi ro do sự
suy giảm về lợi thế so sánh gây ra.

+ Toàn cầu hóa, khu vực hóa trong khi làm tăng vai trò của các ngành
công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành có công nghệ cao, lao động kỹ
năng... thì sẽ giảm tầm quan trọng của các hàng hoá sơ chế và lao động không
kỹ năng. Cuộc cách mạng công nghệ sinh học, tin học, điện tử... làm giảm tầm
quan trọng của các mặt hàng công nghệ thô. Do đó, các nước đang phát triển,
trước đây được coi là giàu có, được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, thì ngày
nay đang trở thành những nước nghèo. Sự tiến bộ về khoa học - công nghệ
không chỉ làm thay đổi cơ cấu, mà còn làm thay đổi về lợi thế so sánh giữa các
nước phát triển và đang phát triển. Các ngành công nghiệp hiện đại sử dụng
ngày càng ít tài nguyên thiên nhiên, do đó, tài nguyên thiên nhiên không còn là
lợi thế lớn, không còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng. Trong nền kinh tế hiện
13
đại, chỉ có công nghệ tri thức, kỹ năng tinh xảo được coi là các nguồn lực có lợi
thế so sánh cao. Như vậy, các nước đang phát triển, các nhà xuất khẩu hàng hoá
sơ chế và lao động không kỹ năng ngày càng bị rơi vào tình thế bất lợi.

+ Hơn nữa, toàn cầu hóa buộc các nước đang phát triển hoạt động theo
nguyên tắc của thị trường toàn cầu, làm hạn chế tính hiệu quả của chính sách
phát triển quốc gia của họ. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, tầm quan trọng
của nguyên liệu thô và lao động kỹ năng thấp đang giảm dần, trong khi lao động
kỹ năng và tri thức ngày càng trở nên quan trọng. Lợi thế đang ngày càng
nghiêng dần về phía các nước phát triển.

- Nợ nần của các nước đang phát triển tăng lên:

+ Sau một thời gian tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa, nợ nần của nhiều
nước đang phát triển ngày càng gia tăng. Các khoản nợ lớn là gánh nặng đè lên
nền kinh tế, kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới WB về tình hình tài chính toàn cầu năm
1999, tỷ lệ nợ nước ngoài so với GNP của Braxin là 24%, Mêhicô là 38%,
Inđônêxia là 65%, Philippin là 51%... Những khoản nợ quá lớn đang làm cho
nền kinh tế một số nước đang phát triển ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế
các nước chủ nợ, mà chủ yếu là các nước tư bản phát triển. Có những nước
khoản vay mới không đủ dể trả lời những khoản vay cũ. Điều đó càng làm cho
nền kinh tế một số nước đang phát triển lâm vào bế tắc, dẫn đến vỡ nợ, phá sản.
Toàn cầu hóa đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế một số nước bị vỡ nợ.

- Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém đối với các quốc gia đang phát
triển:

+Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã làm cho vấn đề cạnh tranh toàn cầu trở
nên ngày càng quyết liệt. Xuất phát điểm và sức mạnh của mỗi quốc gia khác
nhau, nên cơ hội và rủi ro của các nước là không ngang nhau. Nền kinh tế của
các nước đang phát triển dễ bị thua thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh không
ngang sức này. Càng phải phá bỏ hàng rào bảo hộ thì thách thức đối với các
nước đang phát triển càng lớn.

+Chính sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ, vốn, kỹ năng tổ chức nền
kinh tế của các nước đang phát triển sẽ làm cho chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển sẽ ngày càng cách xa hơn.
Từ đó cho thấy rằng: việc áp dụng nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng cho các
nước có trình độ kinh tế khác xa nhau thực chất là một sự bất bình đẳng. Trên
một sân chơi ngang bằng, cạnh tranh “bình đẳng” những nền kinh tế lớn mạnh,
14
những công ty có sức mạnh nhất định sẽ chiến thắng những nền kinh tế còn kém
phát triển, những công ty còn nhỏ yếu. Tính chất bất bình đẳng trong cạnh tranh
quốc tế hiện nay đang đem lại những thua thiệt cho các nước đang phát triển.

- Phân hoá giàu nghèo tăng lên giữa hai nhóm nước: phát triển và đang
phát triển:

+ Hiện nay các nước phát triển đang nắm giữ 3/4 sức sản xuất của toàn
thế giới, 3/4 phân ngạch mậu dịch quốc tế, là nơi đầu tư và thu hút chủ yếu các
luồng vốn FDI. Các Công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới cũng chủ yếu nằm
ở các nước phát triển. Các nước này cũng nắm giữ hầu hết các công nghệ hiện
đại nhất, các phát minh, sáng chế, bí quyết và các sản phẩm chất xám khác. Đây
cũng là nơi liên tục thu hút được nguồn nhân lực trình độ cao của toàn thế giới.

+ Ngoài ra, các thiết chế kinh tế, tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế
như Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng
Thế giới WB... đều nằm dưới sự chi phối của các quốc gia phát triển như Mỹ,
Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật,... Với những sức mạnh kinh tế to lớn như
vậy, các nước phát triển đang chi phối nền kinh tế toàn cầu.

+Còn các nước đang phát triển thì nền kinh tế chưa đủ sức để chống đỡ
được vòng xoáy của cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Do vậy, các nước
đang phát triển ngày càng bị nghèo đi so với tốc độ giàu nhanh của các nước
phát triển. Năm 1998, 24 quốc gia phát triển chiếm khoảng 17% dân số thế giới
thì chiếm tới 79% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân toàn thế giới; còn các
nước đang phát triển chiếm 83% dân số thế giới thì chỉ chiếm 21% giá trị tổng
sản lượng kinh tế quốc dân toàn thế giới; 20% số dân thế giới sống ở những
nước thu nhập cao tiêu dùng 86% số hàng hoá của toàn thế giới. 20% số dân
nghèo nhất thế giới năm 1998 chỉ chiếm 1,1% thu nhập toàn thế giới, tỷ lệ đó
năm 1991 là 1,4%, năm 1996 là 2,3%. Hiện nay, tài sản của 10 tỷ phú hàng đầu
thế giới đã đạt 133 tỷ USD tương đương với 1,5 lần thu nhập quốc dân của tất cả
các nước đang phát triển.

Những lí do trên đã làm tạo sự chênh lệch về thu nhập, gia tăng khoảng
cách giàu nghèo giữa các quốc gia với nhau.

2.2. Vấn đề môi trường

Những ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến môi trường

15
Toàn cầu hóa kinh tế không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn, không
chỉ có tác động tích cực mà còn có tác động tiêu cực. Sự phát triển kinh tế toàn
cầu đã và đang tác động đến môi trường, nhất là ở các nước đang phát triển.

Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm cho
nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và
các nguồn nước bị ô nhiễm.

Từ đó trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều
nơi, hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai... đe dọa an toàn cuộc
sống con người và ảnh hướng xấu đến các hoạt động kinh tế-xã hội.

- CNH, đô thị hóa

Sản xuất công nghiệp ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa cao làm:

+ Khí thải độc ra từ các khu công nghiệp càng nhiều, gây ô nhiễm không
khí.

+ Phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày
càng gia tăng.

+Suy thoái các nguồn tài nguyên: nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất,
tài nguyên khoáng sản( một loại tài nguyên không thể tái sinh)

+ Mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh
hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân.

+Bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng
ồn nghiêm trọng.

+Đô thị hóa làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây
nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường

- Nông – Lâm nghiệp

+ Thái hóa đất do kỹ thuật tưới tiêu không hợp lý.

+ Xâm nhập mặn và xa mạc hóa tăng do phá rừng.

+ Nguồn nước và môi trường đất, không khí trong NN ngày càng có
nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng do:

 Gia tăng các loại chất thải rắn sinh hoạt.


 Nước thải và khí thải từ các chuồng trại gia súc.

16
 Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học. 
- Ngư nghiệp

+ Nuôi trồng thủy sản Hoạt động khai thác quá mức làm cạn kiệt tài
nguyên sinh vật biển.

+ Lượng dầu mỡ chưa được xử lý, rác thải đổ trực tiếp xuống biển trong
quá trình đánh bắt dài ngày gây ô nhiễm nước.

+ Các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa
chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng gây ô
nhiễm đất.

- Các dịch vụ khác:

+ Du lịch

 Ô nhiễm môi trường nước do các nguồn nước thải từ các nhà hàng,
khách sạn.
 Phát sinh nhiều rác thải, mất cảnh quan và mất vệ sinh do du khách
gây nên.
 Ô nhiễm phong cảnh do xây dựng kiến trúc không hợp lý.
+ Giao thông

 Gây ô nhiễm tiếng ồn lớn do tiếng động cơ, tiếng còi, ống xả, tiếng
rít của phanh và rung động của các bộ phận của phương tiện.
 Ô nhiễm không khí: Khí thải từ các phương tiện giao thông.
- Ngoài ra toàn cầu hóa còn làm:

+ Bùng nổ dân số.


+ Vấn đề tăng dân số khu vực nông thôn, di dân tự do làm phá vỡ cân
bằng sinh thái.
+ Ô nhiễm do nghèo đói.
+ Ô nhiễm do dư thừa
Nguyên nhân

- Những vấn đề cấp bách về môi trường sinh thái có tác động toàn cầu
đều bắt nguồn từ đời sống xã hội, sự phát triễn kinh tế của toàn cầu

- Hậu quả tất yếu của những quan điểm sai lầm của con người về tự nhiên,
về mối quan hệ của con người và tự nhiên dẫn dến việc khai thác tài nguyên quá

17
mức góp phần phát triễn công nghiệp đồng thời tăng cường độ bóc lọt của tự
nhiên.

- Sự chưa hoàn thiện và không đồng bộ của kỹ thuật và công nghệ gây
nên sự lãng phí tài nguyên gây ô nhiễm môi trường

- Sự tách rời giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trong qúa trình
phát triễn xã hội

Một số vấn đề hiện nay

Trên thực tế, nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua đã có những bước tiến
vượt bậc, xong cùng với quá trình ấy, thì trong lĩnh vực môi trường sinh thái hay
mối quan hệ giữa con người, xã hôi và tự nhiên đang nổi lên những vấn đề cấp
bách :

- Nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nguồn tài
nguyên không tái sinh.
- Nạn ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm nước không khí, đất, nước…là
nguyên nhân gây nên những dich bệnh, đời sống của con người không được đảm
bảo.
- Suy thoái tầng ozon, lớp vỏ bảo vệ Trái Đất khỏi những tia cực tím đang
dần bị đe dọa. Hiêụ ứng nhà kính đang làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu
gây nên hiện tượng băng tan, biển ngày càng lấn vào đất liền.
- Mưa axit ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nông nghiệp, giảm sút mùa màng,
giảm chất lượng cây trồng và vật nuôi, phá hoại các cánh rừng ôn đới bắc bán
cầu, làm hư hỏng vật liệu xây dựng, di tích lịch sử, ô nhiễm nước…..

2.3. Vấn đề văn hóa

Trước hết, ta cùng điểm qua khái niệm về văn hóa:

Văn hóa là tất cả những gì con người tạo ra, suy nghĩ và hành động khi là
thành viên của 1 xã hội nhất định; bao gồm các giá trị và ý nghĩa được công
nhận bới các thành viên trong nhóm.

Quá trình hội nhập quốc tế đã đem lại những lợi ích tích cực là giúp cho
văn hóa mỗi dân tộc (theo nghĩa quốc gia) không ngừng phát triển hơn, tiếp
nhận được những giá trị tiến bộ của văn hóa các dân tộc khác, làm giàu thêm
cho văn hóa của dân tộc mình, quảng bá được văn hóa của mình cho các dân tộc
khác.

18
Tuy nhiên, quá trình hội nhập cũng đem không ít những nguy cơ đe dọa
đến nền văn hóa cùng các giá trị tốt đẹp của cộng đồng, mà 2 nguy cơ chính là:

Nguy cơ bị lấn át, san bằng và đồng nhất:


Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều nền văn hóa, quốc gia đã đang và
có nguy cơ có nền văn hóa, phong tục bị đồng nhất, suy kiệt sự phong phú, khả
năng sáng tạo văn hóa dân tộc hay xóa nhòa, lu mờ với các nền văn hóa có sức
ảnh hưởng lớn hơn qua “xâm lăng văn hóa”, “bá quyền văn hóa”.
Sự lấn át này được thể hiện qua các sản phẩm báo chí, các phương tiện
truyền thông đại chúng, qua các ứng xử, bề ngoài. Điều này tập trung tư duy của
từng cá nhân, nhất là người trẻ tuổi.
VD:
- Sự bá quyền của văn hóa Hàn Quốc với ngành công nghiệp văn
hóa , cố gắng tạo dựng lên hình ảnh hoàn mỹ, chuẩn mực của con người cũng
như Đông Á qua truyền thông, phim ảnh, quảng bá du lịch, các sản phẩm âm
nhạc và thần tượng,… ảnh hưởng sâu rộng đến cộng đồng giới trẻ các quốc gia
ĐNÁ.

- Các phương tiện truyền thông, phim ảnh, người nổi tiếng tại Trung
Quốc có những hành động sử dụng các giá trị văn hóa Việt như Nhã nhạc Cung
đình Huế, Áo dài, đàn bầu,… trong các sản phẩm truyền thông nghệ thuật Trung
Quốc.

Nguy cơ lệch lạc về giá trị và chuẩn mực:


Khi có sự tiếp thu của nhiều nền văn hóa, nhiều luồng tư tưởng trong thời
kì hội nhập, các cá nhân, đặc biệt là người trẻ sẽ có nguy cơ nhận thức sai lệch
về văn hóa, đạo đức, lối sống,…
- Tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi, sự lệch lạc về giá trị lại càng trở
nên rõ nét, mà điển hình là Việt Nam.
Với nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường cùng sự giao lưu du
nhập các luồng tư tưởng phương Tây đã khiến chủ nghĩa cá nhân tại Việt Nam
trên đà lên ngôi, trong ứng xử xã hội tràn ngập quan niệm và tư duy thực dụng,
rằng sống là phải hưởng thụ mà coi thường chủ nghĩa tập thể cũng như giá trị và
lợi ích cộng đồng. Góp phần kéo theo nhiều vẫn đề xã hội.
- Tư tưởng sính ngoại, chà đạp, vùi dập những giá trị dân tộc, coi văn hoa
ngoại lai là văn minh, tân tiến.
VD: - Nhiều thanh niên sống chỉ vì bản thân, thiếu lí tưởng, chỉ
biết đến ngày mai mà không có định hướng tương lai, cuồng nhiệt tiếp nhận

19
nhưng yếu tố văn hóa ngoại lai để hòa theo phong trào, dòng chảy đại chúng và
coi đó là điều chân lý, là thời thượng.
- Tư tưởng tiêu dùng đã biến cả nghệ thuật thành hàng hoá
đơn thuần; giáo dục thành quan hệ đổi chác, mua bán, sinh hoạt tâm linh vốn
thiêng liêng nhiều khi cũng trở thành nơi thu lợi nhuận. Từ lối sống tiêu thụ dẫn
đến phân biệt giàu - nghèo qua cách “chơi trội”.

2.4. Vấn đề y tế, tệ nạn xã hội

Vấn đề y tế

Mặc dù việc lưu thông thực phẩm và các hàng hóa khác cũng có thể lan
truyền bệnh tật; các bệnh dịch nguy hiểm như HIV/AIDS, hội chứng viêm
đường hô hấp cấp tính nặng SARS, cúm,... là những thí dụ rõ nhất về tác động
tiêu cực của sự tự do hóa toàn cầu về du lịch, đi lại và nhập cư đối với sức khỏe
và kinh tế.

Tại Trung Quốc, khi mà quá trình cải cách theo hướng hội nhập kinh tế và
mở cửa được bắt đầu thì một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, vốn gần
như đã được loại trừ vào những năm 60 của thế kỷ 20, đã lan rộng nhanh chóng.

Nếu năm 1970 chỉ có 7 nước trên thế giới có lưu hành dịch bệnh sốt xuất
huyết thì năm 2010 lên đến 100 nước và hiện nay 124 nước trên thế giới có dịch
bệnh này. Ngay cả các nước châu Âu dù không có nguồn lây tại chỗ nhưng cũng
đã xuất hiện sốt xuất huyết. Hiện nay có khoảng 4 tỉ người trên thế giới nằm
trong vùng có nguy cơ mắc sốt xuất huyết, cứ mỗi phút có 1 người nhập viện vì
sốt xuất huyết và mỗi 25 phút lại có 1 trẻ em chết vì sốt xuất huyết. Sự giao lưu
thương mại, di biến động dân cư khiến dịch bệnh cũng có xu hướng... toàn cầu
hóa.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur Thành
phố Hồ Chí Minh, nhìn nhận, sự lây lan mạnh của các bệnh truyền nhiễm trên
thế giới hiện nay bị ảnh hưởng bởi các tác động xã hội, kinh tế và môi trường.
Đơn cử, ở tác động xã hội, sự gia tăng dân số, di biến động dân cư, giao lưu đi
lại nhiều đã khiến các dịch bệnh có cơ hội bùng phát và lây lan nhanh chóng.

Ngoài ra, các hiệp định, hiệp ước quốc tế cũng có thể gây khó khăn cho
các nước đang phát triển và nước nghèo phổ cập các thuốc chữa bệnh đặc trị giá
rẻ. Chẳng hạn: Các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPS là một
20
phần của Hiệp định Thương mại thế giới 1994, có quy ước quốc tế bảo hộ cho
các phát minh mới có khi tới 20 năm, làm cho các nước đang phát triển càng
khó khăn hơn trong khả năng sản xuất hoặc nhập khẩu các thuốc đặc trị mới. Thí
dụ: Trị liệu kháng Retrovirus hoạt tính cao (HAART) có tác dụng rất tốt để kéo
dài tuổi thọ và giảm các nhiễm trùng cơ hội cho người bệnh HIV/AIDS, nhưng
giá của nó lên tới hơn 10 nghìn USD/năm. Với chi phí như thế, các nước nghèo
làm sao cải thiện mô hình bệnh tật của dân chúng? Mặt khác, dịch vụ y tế cũng
chịu những ảnh hưởng có lợi và có hại. Có lợi là sự hiện diện của dịch vụ và
thương mại nước ngoài ở trong nước, thí dụ qua hình thức đầu tư trực tiếp vào
hệ thống bệnh viện, vào sản xuất dược phẩm. Có hại là tình trạng chảy máu chất
xám do các chuyên gia giỏi ra nước ngoài làm việc hoặc làm việc cho các công
ty, tổ chức nước ngoài tại trong nước, khiến chất lượng dịch vụ y tế công bị ảnh
hưởng.

Vậy nên, việc hội nhập bằng mọi giá, quá nhanh và chưa được chuẩn bị
kỹ các điều kiện nội tại (sự phát triển của nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kinh tế,
hạ tầng xã hội, các chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế) sẽ có thể tạo ra các
vấn đề về tính hiệu quả, sự công bằng và có thể tác động không tốt lên tình trạng
sức khỏe.

Tệ nạn xã hội

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho sự phát triển và lan
truyền của nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm như buôn bán và sử dụng ma túy, tội
phạm quốc tế, khủng bố quốc tế… làm tăng mối đe dọa tới sự ổn định của xã hội
và sự an toàn của con người.

Quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế với những hạn chế của nó đã phần
nào làm lan truyền và gia tăng tệ nạn xã hội. Nhiều tội phạm có tính chất quốc tế
đã xuất hiện và ngày càng hoạt động một cách tinh vi hơn. Thứ trưởng Bộ Công
an Lê Thế Tiệm đã nhấn mạnh: “mặt trái của toàn cầu hóa sẽ tiếp tục tiềm ẩn
nguy cơ xuất hiện nhiều loại tội phạm mới ở Việt Nam. Đặc biệt là sự gia tăng
các loại tội phạm mang tính chất quốc tế như khủng bố, tiêu thụ tiền giả, sản
xuất tiêu thụ tiền giả, mua bán phụ nữ trẻ em... Trung bình mỗi năm, toàn quốc
xảy ra 80.000 vụ tội phạm các loại, trong đó trên 60.000 vụ xâm phạm trật tự an
toàn xã hội. Số vụ tội phạm ma túy là 11.000; tội phạm gian lận thương mại hơn
10.000”.

Do mở rộng giao lưu, việc xuất nhập cảnh vào Việt Nam thuận lợi hơn
trước nên nhiều tội phạm gây án ở nước ngoài rồi tìm cách chạy vào Việt Nam
để ẩn náu, thậm chí còn nhiều tên tiếp tục gây án tại Việt Nam. Trái lại, một số
21
tên tội phạm đã gây ra những vụ án nghiêm trọng tại Việt Nam rồi tìm cách trốn
ra nước ngoài hòng lẫn tránh sự trừng trị của pháp luật Việt Nam. Tất cả những
điều đó đã đe doạ đến cuộc sống bình yên của người dân, đe doạ an ninh của cá
nhân và cộng đồng.

Ngoài ra, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, mại
dâm… không chiỉ ảnh hưởng đến an ninh sức khoẻ của con người, làm lây lan
dịch bệnh, trong đó có căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS… mà còn làm suy đồi đạo
đức, suy thoái về lối sống, khiến sự băng hoại các giá trị văn hóa đang có chiều
hướng gia tăng.

Trước những thách thức mà toàn cầu hoá đã và đang đặt ra cho sự an
nguy của người dân, bảo vệ sự ổn định của xã hội và sự an toàn của con người là
vấn đề cần phải ưu tiên thực hiện. Với tình hình thực tế nhằm hướng tới mục
tiêu cao nhất là bảo vệ con người, đưa đất nước phát triển bền vững, việc bảo vệ
phải được tiến hành một cách chủ động với ý nghĩa phòng ngừa là cơ bản, bởi
an ninh con người chỉ mang tính tích cực khi khi tiến hành các biện pháp phòng
ngừa hơn là can thiệp khi khủng hoảng đã nổ ra.

22
Nguồn:
- Phong trào toàn cầu hóa trên thế giới
(https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/72874/1/02050003
121.pdf)
-Giáo trình Kinh doanh quốc tế trang 26
-Toàn cầu hóa (https://voer.edu.vn/m/toan-cau-hoa/bf33130b?
fbclid=IwAR3pSLTKOZhOtpQ6aLAQJ7oKT7wU0W-
YxBz4EVrnSa4wZIIfdAdTm5O_VUE)

-What Are Tax Havens And How Do They Work?


<https://youtu.be/u9Z9HpP6Fa4>
- Đừng đổ lỗi cho Panama khi trốn thuế là vấn đề toàn cầu! <
https://www.tinmoi.vn/dung-do-loi-cho-panama-khi-chon-thue-la-van-de-
toan-cau-011403170.html>

- http://nghiencuuquocte.org/2016/03/05/phu-thuoc-lan-nhau-
interdependence/
- https://thtruongquyen.hcm.edu.vn/kinh-te/cuoc-dich-chuyen-chuoi-
cung-ung-toan-cau-da-bat-dau-cm97512-560170.aspx
- https://thanhnien.vn/the-gioi/virus-corona-boc-tran-diem-yeu-phu-thuoc-
kinh-te-vao-trung-quoc-1180766.html

-https://nhipcaudautu.vn/ceo/toan-cau-hoa-gay-ton-thuong-cho-nguoi-
ngheo-3321112/
-https://luatminhkhue.vn/tac-dong-cua-toan-cau-hoa--khu-vuc-hoa-doi-
voi-cac-nuoc-dang-phat-trien.aspx
23
-http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/tin-tuc/toan-cau-hoa-lam-tang-
chenh-lech-giau-ngheo-89534.html
-MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trung tâm Thông tin ...
www.ncif.gov.vn

- ( http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-tac-dong-cua-nen-kinh-te-
toan-cau-hoa-doi-voi-moi-truong-63014/ )

-http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suy-ngam/544853/doi-mat-voi-nguy-co-
bi-dong-hoa-van-hoa

-Toàn cầu hóa và vấn đề sức khỏe (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-


hoi/toan-cau-hoa-va-van-de-suc-khoe-467261/)
-Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh con người ở Việt Nam hiện nay
(http://tongiaovadantoc.com/c1037/20110630002847945/tac-dong-cua-
toan-cau-hoa-den-an-ninh-con-nguoi-o-viet-nam-hien-nay.htm)

24
i

You might also like