You are on page 1of 7

1.

Quá trình thành lập Đảng và vai trò của chủ tịch HCM
● Bối cảnh lịch sử
- Tình hình thế giới:
CNTB chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn độc quyền. Cùng thời gian đó,
chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914-1918). CN tư bản ngày càng phát triển và đẩy
mạnh xâm lược dẫn tới mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đi xâm lược và giữa người dân
thuộc địa. Từ đó, nhiều xu thế và trung tâm cách mạng đã nổ ra: cách mạng tháng 10
Nga, quốc tế Cộng sản… Lân cận với VN, một số trung tâm CM như TQ, NBan, Ấn
Độ…
- Tình hình trong nước: Tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam,
từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất
nước ta.
Về chính trị, tính chất XHVN thay đổi từ XH phong kiến sang XH thuộc địa - tồn tại
song song 2 chính quyền: phong kiến và thực dân. TD Pháp trực tiếp nắm giữ các chức
vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Đồng thời cấu kết với phong kiến để cai trị và bóc
lột nhân dân ta, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai, đặc
trưng của chế độ thuộc địa. Ngoài ra, chúng còn thực hiện chính sách “chia để trị”. Điều
đó đã làm cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ.
Về kinh tế, nhằm vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công và mở rộng thị trường, thực dân
Pháp tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa (1897-1914 và 1919-1929). Chúng thực hiện
chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta. Chúng đặt ra
hàng trăm thứ thuế vô lý, vô nhân đạo, kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến... đẩy nhân
dân ta vào cảnh bần cùng, làm cho nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để
lại hậu quả nghiêm trọng, kéo dài.
Về văn hóa - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân dưới vỏ bọc “bảo hộ” và “khai
hóa văn minh”, khuyến khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, nhằm kìm hãm nhân dân ta
trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng. Cũng trong thời kỳ
này, cơ cấu ngành tại VN trở nên đa dạng hơn, dẫn tới sự ra đời của nhiều tầng lớp khác
nhau. Mâu thuẫn xã hội cũng bị thay đổi. Với 2 mâu thuẫn: toàn bộ dân tộc VN với đế
quốc xâm lược; nông dân VN với địa chủ phong kiến (bao trùm lên tất cả là mâu thuẫn
giữa DTVN với TD Pháp), đòi hỏi nhiệm vụ của CM VN cũng thay đổi
- Các ptrao yêu nước trước khi có Đảng: hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào chống
Pháp đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau như ptrao Cần Vương (1885), khởi
nghĩa Duy Tân (1916), khởi nghĩa Yên Thế, khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy,
khởi nghĩa Hương Khê… cùng một số nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh, Nguyễn Thái Học… Tuy nhiên, tất cả đều đã bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và
đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu do còn thiếu giai cấp đủ khả năng lãnh đạo, thiếu
đường lối chiến lược cứu nước, và thiếu sự đoàn kết tập hợp lực lượng, đặt ra yêu cầu
phải tìm ra hướng đi mới cho ptrao giải phóng dtoc.
● NAQ chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng
- Tìm đường cứu nước: Khác với các bậc tiền bối, Bác có hướng đi khác. Bác hướng sang
Pháp, nơi có trình độ KHoc Kỹ thuật phát triển và cũng là nơi đã tiến hành CM và có
phương châm “tự do bình đẳng bác ái”. Với mong muốn sang Pháp để tìm ra sự thật đằng
sau mĩ từ “Tự do bình đẳng bác ái” của Pháp cũng như nhằm tìm ra con đường mới cho
dtoc, 5/6/1911, Người đã ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng nhà Rồng. 1917: lập hội
người VN yêu nước. 1919: gửi yêu sách tới hội nghị Vecxai. t7/1920: đọc luận cương của
lenin. t12/1920: tham gia đại hội Tua
- => 1911-1920 tương ứng với công lao của NAQ đối với việc thành lập Đảng là ra đi tìm
đường cứu nước và đi theo con đường CM vô sản, giải phóng dtoc, giai cấp và con người
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: Thông qua các công cụ để học tập và sử dụng chúng
để truyền bá chủ nghĩa Mác Lenin, truyền bá con đường CM vô sản: tờ báo Người cùng
khổ (1922), bài nói bài viết của NAQ cho tờ báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí
Cộng sản, Thư tín quốc tế… Bản án chế độ TD Pháp (1925), Đường cách mệnh (1927).
NAQ và những người bạn người đồng chí cũng đã cùng học tập, nghiên cứu chủ nghĩa
Mác Lenin, qua các hoạt động, trải nghiệm, từ trình độ ngoại ngữ tới trình độ lí luận ngày
càng phát triển; hình thành nên những luận điểm ngày càng hoàn thiện. Người cũng chỉ
rõ bản chất của CN thực dân, thức tỉnh tinh thần đấu tranh giải phóng.
- Chuẩn bị về tổ chức: Cuối 1924, NAQ từ Mascovar về Quảng Châu TQ, tìm gặp tổ
chức Tâm tâm xã (tổ chức những thanh niên VN đã và đang hoạt động tại Quảng Châu
TQ), thành lập tổ chức Cộng sản Đoàn và thành lập hội VN CM thanh niên (trên cơ sở
CS Đoàn) (tiền thân của Đảng CS VN). Mục đích nhằm làm CM dân tộc, sau làm CM
TG. Xuất bản báo thanh niên (21/6/2915) làm cơ quan tuyên truyền. Sự ra đời và hoạt
động của hội VN CM thanh niên là bước chuẩn bị căn bản về tổ chức cho sự ra đời của
Đảng. Tăng cường đưa hội viên trở về nước và thực hiện qtrinh xâm nhập vào các nhà
máy, đồn điền… để vận động, giác ngộ… từ đó hình thành nên các tổ chức và giúp ptrao
công nhân VN phát triển mạnh mẽ => ptrao yêu nước phát triển. Chính sự ra đời ra đời
và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là bước chuẩn bị căn bản về tổ
chức cho sự ra đời của Đảng.
● Thành lập Đảng CS VN và Cương lĩnh ctri đầu tiên của Đảng
- Các tổ chức cộng sản ở VN ra đời: Ảnh hưởng bởi CN Mác, ptrao công nhân và chủ
nghĩa yêu nước và hội VN CM thanh niên, ptrao yêu nước theo khuynh hướng vô sản
được thúc đẩy. Đồng thời, những năm 1928-1929, ở VN, một đặc điểm tiêu biểu của tình
hình ctri VN là các ptrao CM chủ yếu chịu ảnh hưởng, tác động sâu sắc của CM vô sản,
từ sự tuyên truyền, lãnh đạo, vận động của hội VN CM thanh niên, do ptrao vô sản hóa.
Các tổ chức CS ở VN ra đời ở VN năm 1929 (đều đi theo con đường CM vô sản): An
Nam CSĐ (11/1929). Đông Dương CSĐ (6-1929), Đông Dương CSLĐ (9-1929). Tuy
nhiên, 3 tổ chức k tránh khỏi việc bài trích tổ chức khác và nói quá về tổ chức mình để
thu phục ND dẫn tới thực tế là để lâu thì gây mất đoàn kết nội bộ. Từ đó đặt ra yêu cầu
hợp nhất thành Đảng Cộng sản
- Hội nghị thành lập Đảng CS VN:
Diễn ra tại Hương Cảng (Hong Kong), TQ trong khoảng thời gian 6/1-7/2/1930. Thành
phần tham gia gồm đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng 2 đại biểu của An Nam
Cộng sản Đảng. Hội nghị diễn ra với sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc - phái viên của
Quốc tế Cộng sản
Hội nghị đã thảo luận và tán thành năm nội dung NAQ đề xuất. Thứ nhất, “Bỏ mọi thành
kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương”.
Thứ hai, định tên Đảng là Đảng CS VN. Thứ ba, thảo luận Cương lĩnh và điệu lệ sơ lược.
Thứ tư, định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước. Cuối cùng, cử 1 bản TW lâm
thời.
24/2/1930, Quyết định công nhận Đông dương CSLĐ ra nhập ĐCS VN
Từ đây thấy rõ được vai trò của chủ tịch HCM trong việc thành lập Đảng CS VN.
- Nội dung cương lĩnh ctri đầu tiên của Đảng: Văn kiện này được NAQ soạn thảo và
được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng và được hình thành từ 2 văn kiện là “Chính
cương vắn tắt” và “Sách lược vắn tắt’
Mục tiêu chiến lược: Phân tích tình hình, xác định mâu thuẫn: giữa dtoc VN với đế quốc.
“Làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XH cộng sản”
Nvu trước mắt: Về ctri, cần đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn pk, “làm cho nước
Nam hoàn toàn độc lập”. Chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu. Về kte, tịch thu sản
nghiệp, ruộng đất của đế quốc; bỏ sưu thuế cho dân cày, mở mang công nghiệp và nông
nghiệp. Về XH: dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục
theo hướng công nông hóa
Lực lượng CM: Cong nhân (là giai cấp lãnh đạo thông qua chinsh dảng là Đảng CS),
nông dân, các lực lượng khác
Phương pháp CM: bằng con đường bạo lực của quần chúng, “không khi nào nhượng một
chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”
Đoàn kết qte: CMVN liên lạc mật thiết và là 1 bộ phận của CMTG. Đoàn kết với các dtoc
bị áp bức. Đoàn kết với giai cấp vô sản TG
Vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng là đội tiền phong của gc vô sản. Phải làm cho gc mình
lãnh đạo được dân chúng
Tóm lại, Cương lĩnh đã xđ đưuọc đường lối chiến lược và sách lược của CMVN, chấm
dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài trong lsu VN
- Ý nghĩa của việc thành lập Đảng CS VN:
Khởi nguồn cho phong trào giải phóng dân tộc: ĐCSVN ra đời trong bối cảnh Việt Nam
đang chịu sự áp bức của thực quyền thuộc địa Pháp. Việc thành lập Đảng đã tạo ra một
tập hợp các nhà lãnh đạo có tư tưởng cách mạng, từ đó khơi dậy tinh thần tự do, giải
phóng dân tộc và kháng chiến chống lại ách đô hộ.
Chiến đấu cho độc lập và tự do: ĐCSVN đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam trong cuộc
chiến đấu dài hơi chống lại thực quyền đế quốc Pháp và sau này là Mỹ, với mục tiêu đánh
đổ ách đô hộ, giành lại độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam.
Xây dựng chính sách xã hội chủ nghĩa: Đảng đã đưa ra những chính sách xã hội chủ
nghĩa nhằm tạo ra một xã hội công bằng hơn, với việc thực hiện các chính sách như cải
cách đất đai, phong trào công nhân, giáo dục miễn phí, chăm sóc sức khỏe và phát triển
kinh tế xã hội.
Thành lập nền tảng quốc gia độc lập và thống nhất: Cuộc chiến tranh đã kết thúc với việc
thống nhất đất nước vào năm 1975, tạo nên một nền quốc gia độc lập, tự do và thống
nhất.
Vai trò lãnh đạo liên tục trong quá trình phát triển: ĐCSVN đã tiếp tục đảm nhận vai trò
lãnh đạo chính trị tại Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc, tham gia vào quá trình xây
dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Tạo nền tảng cho sự thịnh vượng và ổn định: Đảng đã đóng góp vào việc xây dựng nền
tảng cho sự ổn định, phát triển và thịnh vượng của Việt Nam trong những năm sau khi
chiến tranh kết thúc.
Tóm lại, việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ đánh dấu một giai đoạn quan
trọng trong lịch sử dân tộc mà còn là nền tảng cho sự độc lập, thống nhất và phát triển
của quốc gia. Đồng thời, Đảng cũng đảm nhận vai trò lãnh đạo quan trọng trong quá trình
xây dựng và phát triển của Việt Nam đương đại.

● Vai trò của chủ tịch HCM với việc ra đời của Đảng: (được hỏi thì hẵng viết chi tiết,
còn không thì chỉ cần viết dòng này thôi) ra đi tìm đường cứu nước và tìm ra con
đường – chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của Đảng – hợp nhất các tổ chức cộng sản – soạn
thảo cương lĩnh ctri đầu tiên của đảng
Lãnh đạo tư tưởng: Hồ Chí Minh đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tư
tưởng chính trị, lý luận cơ bản và chiến lược cho Đảng. Người đã đưa ra những quan
điểm phổ quát về chủ nghĩa Cộng sản và ứng dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam.
Thành lập Đảng: Hồ Chí Minh được xem là một trong những nhà sáng lập và người đứng
đầu Ban Chấp hành Trung ương Ban đầu của Đảng, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ
chức và xây dựng cơ sở ban đầu cho Đảng.
Lãnh đạo chiến lược: Hồ Chí Minh đã đưa ra chiến lược kháng chiến chống lại các thực
thể thực dân, bảo vệ độc lập và tự do của Việt Nam. Người đã đóng vai trò lãnh đạo quan
trọng trong việc tổ chức các hoạt động kháng chiến chống lại thực thể đế quốc Pháp và
Nhật Bản.
Kết hợp quốc tế: Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện công tác ngoại giao quốc tế, cố gắng
xây dựng mối quan hệ và hỗ trợ từ các nước khác để giúp cho cuộc kháng chiến của Việt
Nam.
Thiết lập nền tảng chính trị: HCM đã giúp xây dựng các cơ cấu tổ chức, nền tảng chính
trị cho Đảng, thiết lập cơ chế lãnh đạo và quy trình quyết định quan trọng trong Đảng.
Với tư cách là người sáng lập và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
để lại dấu ấn lớn trong lịch sử cũng như trong việc hình thành và phát triển của Đảng, với
tư cách là một người lãnh đạo quan trọng của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh
độc lập và thống nhất đất nước.

2. CM T8 năm 1945 (từ sự chuẩn bị, tập hợp 1930-1945)

3. giai đoạn 1945-1946 (hoàn cảnh VN sau Cm t8 và những chủ trương của Đảng trong
chỉ thị kháng chiến kiến quốc, diệt giặc đói giặc dốt ntn, xây dựng dân chủ nd, thực
hiện kháng chiến ở miền nam, sách lược với quân Tưởng quân Pháp)
Phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là
chính
● Hoàn cảnh VN sau CM T8/1945: Sau khi CMT8 thành công, nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời, công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước đứng trước nhiều thuận lợi cơ
bản và khó khăn thử thách.
- Thuận lợi: Sau war thế giới thứ 2, cục diện khu vực và thế giới có những thay đổi có lợi
cho CMVN. Hệ thống XHCN ra đời, trụ cột là Liên Xô. Ptrao gpdt phát triển ở châu Á,
Phi, Mỹ Latinh. phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, phong
trào dân chủ và hòa bình cũng vươn lên mạnh mẽ.
Dtoc có độc lập tự do, nhân dân là người làm chủ. Đảng CS lãnh đạo, có chính quyền
thống nhất từ TW tới cơ sở. Có khối đại đoàn kết dtoc, toàn dân, toàn quân nỗ lực hết sứ
cho công cuộc kiến thiết và be Tổ quốc. Quân đội quốc gia, lực lượng CA, luật pháp dc
xây dựng và phát huy vai trò đối với cuộc đtranh chống thù trong, giặc ngoài, xd chế độ
mới
- Khó khăn: Chủ nghĩa đế quốc tiếp tục tấn công, đàn áp prao CMTG. CM VN bị bao vây,
cô lập với TG (nên qtrinh xd bảo vệ chính quyền của ta là qtrinh đơn phương độc mã, tự
lực gánh sinh). Cùng lúc đó ta phải đối mặt với 3 loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại
xâm. Chính quyền non trẻ, thiếu thốn. Ngân sách cạn kiệt và hệ thống ngân hàng vẫn còn
chịu sự kiểm soát của Nhật. Ở miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tràn qua biên giới, theo
gót chúng là bọn Việt Quốc, Việt Cách, chúng lập chính quyền phản động ở một số nơi,
cướp của giết người và chống phá chính quyền cách mạng. Ở miền Nam: quân Anh với
danh nghĩa Đồng Minh kéo vào nước ta tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước
ta lần thứ hai. “Tổ quốc lâm nguy! Vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc!”
● Xây dựng chế độ mới và chính quyền CM
3/9/1945, phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, xác định nhiệm vụ: diệt giặc đói,
giặc dốt và giặc ngoại xâm. 25/11/1945, Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, đề ra kẻ
thù trước mắt là thực dân Pháp, với mục tiêu CM là “dtoc giải phóng” cùng khẩu hiệu
“Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”. Nhiệm vụ trước mắt là nhằm củng cố chính
quyền, chống TD Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống ND. Nhiệm vụ bao
trùm là bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng. Chỉ thị vạch ra những biện pháp cụ thể
để thực hiện các nhiệm vụ trên. Về nội chính: xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập Chính
phủ chính thức, lập hiến pháp, xử lý bọn phản động đối lập, củng cố chính quyền nhân
dân. Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân trường kỳ kháng chiến. Về ngoại giao:
kiên trì nguyên tắc “bình đẳng, tương trợ”, thêm bạn bớt thù. Đối với quân đội Tưởng,
thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện”.
Nhằm chống giặc đói, phát động các phong trào: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm;
lập Hũ gạo tiết kiệm, tổ chức Tuần lễ vàng, gây Quỹ độc lập… Bãi bỏ thuế thân và nhiều
thứ thuế vô lý khác, giảm tô 25%. Đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống
nhân dân dần ổn định.
Nhằm chống giặc dốt, phát động phong trào “Bình dân học vụ”; vận động nhân dân xây
dựng nếp sống mới, đẩy lùi các hủ tục… tổ chức khai giảng năm học mới, thành lập
Đại học Văn khoa Hà Nội. Cuối năm 1946, cả nước có 2,5 triệu người biết chữ Quốc
ngữ, đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện
6/1/1946, toàn dân tham gia bầu cử Quốc hội hóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa. 2/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, lập ra Chính phủ chính thức do Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch. Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946.
● Tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam bộ, đấu tranh bảo vệ
chính quyền cách mạng non trẻ
Kháng chiến ở Nam Bộ bắt đầu ngày 23/9/1945, Pháp đánh chiếm Sài Gòn. Nhân dân
Nam Bộ quyết liệt chống trả với tinh thần “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”. Trước tình
hình đó, cả nước hướng về Nam Bộ. Ngày 26/9/1945, quân đội miền Bắc đã Nam tiến.
Đồng thời, Đảng ta cũng thực hiện việc hòa hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc với quân
Tưởng. Kinh tế: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng. Chấp nhận
tiền Quan kim, Quốc tệ. Về Chính trị: Bổ sung 70 Quốc hội không qua bầu cử cho tay sai
của Tưởng. Ngày 11/11/1945, Đảng chủ trương “tự giải tán” – rút vào hoạt động bí mật,
làm thất bại âm mưu “Diệt cộng, cầm Hồ” của quân Tưởng.
Về phía Pháp, 28/2/1946, Hiệp ước Trùng Khánh (Hoa – Pháp) được kí, trong đó chỉ rằng
Pháp đưa quân ra miền Bắc thay quân Tưởng rút về nước. 6/3/1946, Việt – Pháp kí Hiệp
định sơ bộ: Công nhận VN là 1 nước tự do. VN đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền
Bắc thay quân Tưởng và rút dần trong 5 năm. 2 bên tiếp tục đàm phán để giải quyết mqh.
9/3/1946, TW Đảng ra Chỉ thị Hòa để tiến: củng cố tinh thần nhân dân, nêu cao tinh thần
sẵn sàng chiến đấu. Sau Hiệp định sơ bộ, một số hội nghị được diễn ra như HN trù bị Đà
Lạt (19/4-10/5), HN Phôngtenơblô 6/7-10/9 và cuối cùng là Tạm ước 14/9. Việt Nam
nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa. Hai bên cam kết đình chỉ chiến
sự ở Nam Bộ và tiếp tục đàm phán
- Kết quả ý nghĩa: Ngăn chặn bước tiến của quân đội Pháp ở Nam Bộ. Làm thất bại âm
mưu chống của các thế lực thù địch. Bảo vệ và củng cố hệ thống chính quyền cách mạng.
Kéo dài thời gian hòa hoãn, chuẩn bị kháng chiến lâu dài
- Bài học kinh nghiệm: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng
và bảo vệ chính quyền cách mạng. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa
mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một
biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh, cụ thể. Tận dụng khả năng hòa
hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác,
sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
● Phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là
chính (cái này nếu có hỏi thôi, còn không thì không cần viết)
Phương châm kháng chiến “ toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính”-
Toàn dân: đem toàn bộ sức, tài, lực dân, động viên toàn dân tgia khansgg chiến. Xd sự
đồng thuận cả nước, trong đó quân đội nhân dân làm nòng cốt
Toàn diện: đánh trên mọi lĩnh vực, mặt trận, k chỉ bằng quân sự mà cả về ctri, kt,văn hóa,
tư tưởng, trong đó quân sự giữ vai trò mũi nhọn
Lâu dài: vừa đánh tiêu hao lực lượng địch vừa xd phát triển lực lượng ta, lấy thời gian để
chuyến hóa yếu thành mạnh, kc lâu dài k đồng nghĩa kéo dài vô hạn mà tranh thủ thời cơ
để cuộc kc có bước nhảy vọt về chất, thg từng bước đến thg cuối
sức mình: phát huy sức mạnh vc, tinh thần dân tộc

You might also like