You are on page 1of 32

CHI BỘ TRƯỜNG THPT

PHẠM VĂN ĐỒNG


Sinh hoạt chủ điểm Quý III / 2022
“ Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
về mục tiêu độc lập tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
con đường tất yếu đi tới phồn vinh, hạnh phúc”
NỘI DUNG

1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã


hội – sự lựa chọn hợp quy luật.

2. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ


nghĩa xã hội trong tình hình mới.
1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội – sự lựa chọn hợp quy luật

a. Cơ sở lý luận

C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin trong các tác phẩm kinh điển đã


dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dân tộc và độc lập dân tộc;
chỉ rõ con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc.
V.I.Lênin đã phát triển luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen
"vô sản toàn thế giới liên hiệp lại" thành "vô sản toàn thế giới và
các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại", trở thành khẩu hiệu của
phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước bị áp bức
trên toàn thế giới.
K.Max F.Engels V.I.Lenin

Các nhà khai sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin


1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội – sự lựa chọn hợp quy luật

a. Cơ sở lý luận:

b. Cơ sở thực tiễn:
Năm 1858, thực dân Pháp
xâm lược Việt Nam.

Thực dân Pháp


đổ bộ lên Đà Nẵng

Hiệp ước Patonotre (1884)

VIỆT NAM
TRỞ THÀNH NƯỚC
THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN
- PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG (1885 – 1896)
- PHONG TRÀO YÊN THẾ (1884 – 1913)
- PHONG TRÀO DUY TÂN (1906 – 1908)

PHAN CHÂU TRINH


VUA HÀM NGHI

CHIẾU CẦN VƯƠNG

HOÀNG HOA THÁM PHAN BỘI CHÂU


Nhìn chung, phong trào cách mạng
Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
rơi vào tình trạng khủng hoảng,
bế tắc về đường lối cứu nước và
giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà
Rồng, người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành đã lên chiếc tàu
buôn của Pháp (Latutsơ Tơrêvin)
sang phương Tây
tìm đường cứu nước.
-1917 Cách mạng Tháng Mười Nga thành công,
là sự kiện chính trị lớn nhất của thế kỉ XX,
mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người –
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Tháng 7-1920 Người đọc bản Sơ thảo Luận cương
của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.

“Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc


Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang
sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…”

Trích: Người đi tìm hình của nước –


Chế Lan Viên-
Bản sơ thảo
lần thứ nhất

NHỮNG
LUẬN CƯƠNG
VỀ CÁC VẤN ĐỀ
DÂN TỘC VÀ
THUỘC ĐỊA
V.I. LÊNIN

“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là
chủ nghĩa Lênin”
(Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG 2000, T2, Trg.257)
Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lựa chọn đưa
cách mạng Việt Nam đi theo con đường của cách mạng
Tháng Mười, theo quỹ đạo của cách mạng vô sản.

“Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới


giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Đây là bước chuyển vô cùng quan trọng đối với


cách mạng Việt Nam, bởi nó chấm dứt sự khủng hoảng
về đường lối, mở ra hướng đi mới cho lịch sử dân tộc.
Tháng 12-1920 Dự Đại hội Đảng xã hội Pháp lần
XVIII ở Tua, bỏ phiếu gia nhập Quốc tế III và tham
gia sáng lập Đảng cộng sản sản Pháp.
Những hoạt động của Người
từ 1920- 1930 đã chuẩn bị về tư tưởng,
chính trị và tổ chức cho sự ra đời của
Đảng cộng sản Việt Nam

Công lao lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh


đối với cách mạng Việt Nam là tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc- đó
là sự kết hợp giữa ĐLDT và CNXH
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện một
cách tập trung những luận điểm sáng tạo lớn về lý luận của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những luận điểm đó có giá trị lâu dài chỉ đạo đường lối
cách mạng Việt Nam và đóng góp quan trọng vào việc
phát triển lý luận về cách mạng vô sản.

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Trong khi giải quyết
những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin tập trung
vào nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng
giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước
thuộc địa và phụ thuộc”.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam
từ khi có Đảng lãnh đạo
chứng minh tính đúng đắn của
tư tưởng độc lập tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội
Từ năm 1930 đến năm 1945,
mục tiêu hàng đầu là đấu
tranh giành cho kỳ được độc
lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội
chỉ là định hướng, triển vọng
tiến lên của độc lập dân tộc.
Thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám là minh chứng
hùng hồn cho tính đúng đắn
của tư tưởng độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 1945 đến năm
1954, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta lãnh đạo
tiến hành nhiệm vụ “kép”
vừa kháng chiến vừa kiến
quốc. Đó là một biểu hiện
về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội mang
sắc thái Việt Nam. Sau chín
năm kháng chiến kiến quốc,
quân và dân ta đã đánh bại
thực dân Pháp, giải phóng
nửa đất nước, đưa miền Bắc
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng
lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời
hai chiến lược cách mạng:
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
ở miền Nam và cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Đây là sự hòa quyện, gắn kết giữa độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của sự nghiệp giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc đưa cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội là nhờ
đường lối độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước ( 1986 đến nay )
 Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế
- xã hội.
 Thực hiện CNH, HĐH phát triển nền kinh tế thị trường.
 Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
 Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết được củng cố và
tăng cường.
 Chính trị - xã hội ổn định.
 Quốc phòng và an ninh được giữ vững.
 Vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng
được nâng cao.
 Tạo sức mạnh tổng hợp, tạo thế và lực cho đất nước ta
phát triển vững mạnh.
Những thành tựu về đổi mới cho chúng ta niềm tin về
sự lựa chọn đúng đắn của mô hình chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “Quy mô
GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020, đạt 342,7
tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư
trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng
khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD. Việt Nam đã ra khỏi
nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020, đạt
trên 540 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên
280 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100
tỷ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh,
đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối năm 2020
Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng
lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách
mạng Tháng Tám thành công, lập lên nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, đánh thắng các cuộc chiến tranh
xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn
thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ Quốc .

Thành tựu đó là nhờ sự kiên định mục tiêu độc lập


dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG

1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã


hội – sự lựa chọn hợp quy luật.

2. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ


nghĩa xã hội trong tình hình mới.
Ngày nay, độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội,
tư tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do” vẫn giữ
nguyên giá trị và sức sống của nó.
Bởi vì, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, thay đổi
khó lường. Hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế
lớn. Nhưng xung đột vũ trang, tranh chấp lãnh thổ,
khủng bố quốc tế, xung đột dân tộc, tôn giáo... vẫn diễn
ra ở nhiều nơi. Cách mạng khoa học công nghệ và toàn
cầu hóa tạo cơ hội cho các nuớc phát triển, nhưng cạnh
tranh, tranh giành thị trường, các nguồn nguyên liệu,
năng lượng, nguồn lực khoa học công nghệ giữa các
quốc gia, các tập đoàn kinh tế diễn ra quyết liệt, đặt các
quốc gia, nhất là các nước đang và kém phát triển
trước những thách thức gay gắt.
Thực tiễn trên thế giới, nhiều nước sau khi giành được độc lập đưa đất
nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa đang rơi vào tình trạng
nghèo đói, khó khăn, chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, phe phái.
Sự nghèo đói, chậm phát triển làm cho quốc gia đó không thể có độc
lập thật sự.
Nhiều nước trước đây là chủ nghĩa xã hội, trong công cuộc cải tổ, cải
cách đã mắc sai lầm cơ bản về đường lối cách mạng, thậm chí phản bội
lại chủ nghĩa xã hội, muốn đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ
nghĩa hay “xã hội dân chủ” với ảo tưởng mong chờ vào sự giúp đỡ của
thế giới tư bản nhưng hiện nay đang rơi vào tình trạng khủng hoảng
trầm trọng về kinh tế - xã hội, về con đường phát triển của đất nước;
nhiều định hướng giá trị của xã hội bị đảo lộn; xung đột sắc tộc, tôn
giáo, phe phái gia tăng; đời sống của người lao động ngày càng khó
khăn, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng; đặc biệt tác
động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế, đời sống của người dân và
cách giải quyết của các nước làm cho vị thế của các nước đó trên
trường quốc tế ngày càng giảm sút; đồng thời, thể hiện tính ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) rút ra bài học kinh
nghiệm lớn đầu tiên là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Đại hội XIII
nêu quan điểm chỉ đạo đầu tiên, khẳng định kiên định và vận
dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đó là những đúc kết lý luận sáng giá về mục tiêu độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội từ thực tiễn thắng lợi của cách
mạng Việt Nam hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Lý luận đó tiếp tục soi đường cho sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
Phát biểu khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục
khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên
định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc
xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình
đẳng, hợp tác, cùng có lợi, để xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mang tính
nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng
vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng,
dao động”
Mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, chắc chắn
nhân dân ta sẽ tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn nữa
trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh, đưa Việt Nam đến giữa thế
kỷ XXI “trở  thành nước phát triển, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa” sánh vai cùng các nước trong khu vực và
trên thế giới.
LIÊN HỆ TẠI ĐƠN VỊ
* Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về GDĐT

* Quán triệt nghị quyết 29 –NQ/TW (2013) về


đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT

* Đấu tranh chống những quan điểm sai trái, xuyên


tạc công cuộc xây dụng CNXH ở nước ta.

* Ngăn ngừa những biểu hiện “tự chuyển biến, tự


chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng chính trị….

You might also like