You are on page 1of 31

BÌA

LỜI CẢM ƠN
Bài tiểu luận được hoàn thành dựa trên sự nỗ lực của từng thành viên trong nhóm
chúng em. Kết thúc bài tiểu luận xin cảm ơn các bạn đã cố gắng, chăm chỉ, kỷ luật bản thân
để nhóm chúng ta hoàn thành bài tiểu luận.
Mặc khác, bài tiểu luận này không chỉ có kết quả cá nhân của mỗi thành viên nói
riêng và của tập thể các bạn nói chung thì sự giúp đỡ của hỗ trợ của các anh chị, thầy cô.
Nhóm xin gửi lời cảm ơn đến hai giảng viên là thầy Tiến sĩ Nguyễn Văn Chất và cô Thạc sĩ
Phạm Thị Hồng Cúc trong các tiết học giảng dạy trên lớp và những giải đáp sau giờ học,
từng bước hướng dẫn chúng em trong môn “ Địa lý du lịch thế giới”; từ đây chúng em tích
lũy cho mình được những thông tin, kiến thức bổ ích để nắm vững trước ngưỡng cửa trở
thành một người làm du lịch tốt và gần nhất là hoàn thành bài tiểu luận kết thúc môn học nay.
Cảm ơn anh chị và các bạn đã đóng góp ý kiến, giải đáp những thắc mắc, hỗ trợ về mặt thông
tin và kiến thức để nhóm hoàn thiện được bài làm lần này.
Thông qua bài làm nhóm chúng em hy vọng sẽ làm rõ các vấn đề đang tồn tại về : Tác
động của tình hình an ninh chính trị của Nga và Ukraine đối với sự phát triển du lịch của tiểu
vùng Đông Âu. Sau đó liên hệ hai chương trình do 2 công ty lữ hành tại Việt Nam đang tổ
chức đến vùng Đông Âu; Các tài nguyên phát triển du lịch của Bắc Phi và nhận xét tình hình
phát triển du lịch ở Bắc Phi. Từ đó liên hệ thực trạng khai thác một số tour du lịch đến khu
vực này.
Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận nhóm không tránh khỏi có sai sót. Rất mong
có được sự góp ý, nhận xét từ thầy cô, anh chị và các bạn để nhóm có thể kịp thời nắm bắt
sửa chữa, và nắm vững kiến thức của bài hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.
Một lần nữa xin cảm ơn thầy cô, anh chị và các bạn đã dành thời gian lắng nghe, giải
đáp và hỗ trợ cho nhóm hoàn thành bài tiểu luận kết thúc môn học.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2023
Xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

EU Liên minh châu Âu

NATO Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới

COVID 19 Bệnh virus corona 2019

TNHH trách nhiệm hữu hạn

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa


của Liên Hợp Quốc
TCN Trước công nguyên

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

CP cổ phần

11N8Đ 11 ngày 8 đêm

Vnđ Việt nam đồng

Câu 1: Xác định và phân tích các ảnh hưởng của vấn đề an ninh, chính trị ở một số khu
vực đến sự phát triển du lịch của một số tiểu vùng trên thế giới. Liên hệ thực tiễn ảnh
hưởng của an ninh, chính trị đến 2 chương trình du lịch do 2 công ty lữ hành tại Việt
Nam đang tổ chức đến tiểu vùng Đông Âu
Phần 1: Xác định và phân tích các ảnh hưởng của vấn đề an ninh, chính trị giữa Nga và
Ukraina đối với sự phát triển du lịch của tiểu vùng Đông Âu hiện nay
I. Khái quát về tầm quan trọng của vấn đề an ninh, chính trị trên thế giới đối với việc
phát triển du lịch.
Trong du lịch, sự an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến việc quyết định
đi du lịch của du khách. Có thể nói, khách du lịch luôn lo ngại về an toàn của bản thân khi đi
du lịch, đặc biệt là khi đi đến các quốc gia có tình hình an ninh, chính trị bất ổn. Do đó, tình
hình về an ninh, chính trị là hai yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của
du lịch. Một môi trường có an ninh, chính trị ổn định chính là nền tảng để thu hút và thúc đẩy
du lịch phát triển, là điều kiện tiên quyết để du khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn điểm
đến du lịch. Bên cạnh đó, khi một điểm đến của một quốc gia có tình hình bất ổn về an ninh,
chính trị sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch của quốc gia đó theo nhiều
cách khác nhau, chẳng hạn như:
Làm giảm lượng khách du lịch: tình hình an ninh, chính trị bất ổn sẽ khiến cho nhiều
du khách không cảm thấy an toàn, gia tăng lo ngại về sự an toàn của bản thân khi đi du lịch
đến các quốc gia này. Điều này sẽ khiến cho họ cân nhắc kỹ hơn trước khi quyết định đi du
lịch, hoặc thậm chí hủy bỏ chuyến đi.
Tăng sự chi trả cho các chi phí: sự bất ổn về tình hình an ninh, chính trị có thể làm
cho giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Chính điều này sẽ khiến cho các chi phí du lịch đến
các quốc gia này cũng tăng theo như chi phí về vận chuyển, lưu trú, ăn uống và các dịch vụ
tiện ích khác…Điều này là một trong những vấn đề làm cho du khách cân nhắc hơn về chi
phí khi quyết định đưa ra lựa chọn đi du lịch.
Chất lượng dịch vụ giảm sút: sự hài lòng về chất lượng dịch vụ cũng là điểm ưu tiên
khi lựa chọn điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng. Khi tình hình an ninh chính trị trở nên bất ổn,
căng thẳng, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ
chất lượng cho khách du lịch do không đủ nguồn nhân lực chất lượng, do nhiều nguồn lao
động có thể di cư khỏi các quốc gia này, kéo theo dịch vụ đi xuống và không làm hài lòng du
khách. Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu có thể bị hạn chế. Điều này
có thể khiến các nhà cung cấp dịch vụ du lịch thiếu nguyên vật liệu để cung cấp dịch vụ.
Qua đó có thể nói tình hình an ninh, chính trị không ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng dịch vụ du lịch theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mức độ của tình hình.
Trong trường hợp tình hình an ninh chính trị bất ổn nghiêm trọng, chất lượng dịch vụ du lịch
có thể giảm sút nghiêm trọng, thậm chí là không thể cung cấp dịch vụ, làm cho ngành du lịch
quốc gia ấy ngưng trệ, cũng đồng thời làm ảnh hưởng đến nền du lịch của các vùng lân cận.
II. Giới thiệu về tiểu vùng Đông Âu

Hình: Đông Âu (Nguồn: open.lib.umn.edu)

Lịch sử chung khối Đông Âu, sau khi Thế chiến II kết thúc vào năm 1945, Châu Âu
bị chia cắt thành Tây Âu và Đông Âu bởi Bức tường Berlin - biểu tượng của bức màn sắt. Về
mặt chính trị, Đông Âu thường được định nghĩa là các quốc gia đứng sau bức màn sắt - quốc
gia từng là một phần của Liên Xô trong những thế kỷ 20. Sự phát triển trên khắp Đông Âu
trong hai thập kỷ qua là một quá trình vừa thử thách vừa tạo điều kiện thuận lợi cho những
thành tựu phát triển. Nhiều thay đổi đã xảy ra trong những năm gần đây, với sự sụp đổ của
Bức tường Berlin, sự tàn phá của Nam Tư, và ảnh hưởng của nước Nga Xô viết trên khắp
Đông Âu, tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển của thực thể quốc gia trì trệ, chuyển tiếp và
biến đổi này.
Về mặt địa lý, dải đồng bằng rộng lớn nằm ở phía đông Châu Âu, chiếm khoảng một
nửa diện tích của Châu Âu. Theo Liên Hợp Quốc, những quốc gia sau đây thuộc Đông Âu:
Nga (phần thuộc Châu Âu), Hungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Moldova, Belarus, Ukraine,
Romania, Slovakia, Bulgaria. Định nghĩa này của Liên Hợp Quốc bỏ qua một số quốc gia
Serbia, Croatia, Albania, bang Macedonia,...
Đôi nét về tài nguyên thiên nhiên, các quốc gia Đông Âu có nguồn tài nguyên dầu
mỏ, khí đốt phong phú. Trong đó, Nga và Ukraine là những nhà cung cấp dầu chính, điều này
mang lại cho họ lợi thế chiến lược trong đàm phán quốc tế. Một số nước như Baltic, Ba Lan
hay Kosovo có lượng vàng, bạc, khí đốt tự nhiên, bauxite niken và kẽm trị giá hàng nghìn tỷ
đô la. Đặt biệt, Nga có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, chiếm một tỷ lệ lớn dầu và khí
đốt tự nhiên của thế giới, cũng như trữ lượng khổng lồ của gần như tất cả các khoáng sản
chiến lược quan trọng nhất có giá trị ngày nay.
Hình: Nguồn tài nguyên tự nhiên ở Đông Âu (Nguồn: www.eea.europa.eu)

Hình: Bản đồ các ngôn ngữ ở Châu Âu (Nguồn: vividmaps.com)

Khi nhận xét về văn hóa, đó là một nền văn hóa chấp nối bởi vì Đông Âu có nhiều
nhóm sắc tộc khác nhau nên toàn bộ khu vực này là sự giao thoa của các ngôn ngữ và tôn
giáo khác nhau. Số lượng ngôn ngữ khiến việc thống nhất khu vực trở nên khó khăn. Tương
tự, có thể tìm thấy nhiều tôn giáo khác nhau ở Đông Âu như Công giáo, đạo Tin lành, đạo
Hồi,..Xuất phát từ niềm tin tôn giáo, phong tục nông thôn và nghệ thuật Byzantine đều ảnh
hưởng đến nghệ thuật dân gian Đông Âu. Nhìn chung, nghệ thuật dân gian được sáng tạo bởi
những người dân nông thôn có lối sống truyền thống thay vì các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Các
nghệ nhân dân gian Đông Âu sáng tạo ra các đồ vật như đồ gốm, chạm khắc gỗ và thêu trang
phục truyền thống; nhiều dân tộc Đông Âu cũng có âm nhạc dân gian riêng.
Hình: Vintage Nghệ thuật dân gian Đông Âu Terracotta Trang trí Tấm (Nguồn:
www.etsy.com)

Qua những điều kiện trên có thể nói ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, chính trị và
kinh tế đã tác động đến ngành du lịch ở khu vực Đông Âu một cách đáng kể. Sau khi các
quốc gia Đông Âu độc lập và chuyển đổi kinh tế, cửa ngõ quốc tế đã mở rộng, tạo điều kiện
thuận lợi cho du khách từ các khu vực khác đến thăm. Việc gia nhập Liên minh Châu Âu của
nhiều quốc gia đã tăng cường hợp tác và thuận lợi cho việc đi lại giữa các quốc gia thành
viên. Với sự hòa nhập và mở cửa, nhiều quốc gia Đông Âu đã đặt lịch sử và văn hóa của họ
vào trung tâm của ngành du lịch. Các địa điểm lịch sử, như di tích cổ Byzantine, lâu đài và
khu vực cũ của thành phố trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách quốc tế. Các thành phố
lớn như Prague, Budapest, và Warsaw đã trở thành các trung tâm du lịch phổ biến. Tuy nhiên,
một số thách thức vẫn tồn tại, đặc biệt là liên quan đến sự ổn định chính trị và an ninh ở một
số quốc gia. Những biến động chính trị và xung đột có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh
và sự an tâm của du khách.
III. Ảnh hưởng của vấn đề an ninh, chính trị giữa Nga và Ukraina đối với sự phát triển
du lịch của tiểu vùng Đông Âu hiện nay
1. Vấn đề an ninh, chính trị giữa Nga và Ukraina hiện nay
Tình hình an ninh chính trị, xung đột giữa Nga và Ukraina hiện đang là mối quan tâm
và lo ngại lớn của toàn cầu. Tưởng chừng như sau hai cuộc chiến tranh thế giới và chiến tranh
lạnh, thế giới sẽ duy trì được nền hòa bình lâu dài, không còn đối đầu nhưng cuộc xung đột
giữa Nga và Ukraina đã đập tan ý nghĩ đó.
Vấn đề bắt nguồn từ cuộc chính biến của Ukraina năm 2014 nhưng mãi không được
giải quyết và đến năm 2022 cục diện ngày càng trở nên phức tạp, khó lường. Đỉnh điểm là
vào ngày 24/02/2022, lãnh đạo Nga công bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Đông Ukraina
với mục đích bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân
Lugansk. Cuộc xung đột bắt đầu giữa hai nước và ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Cuộc đối đầu, xung đột giữa hai nước diễn ra với nhiều nguyên nhân sâu xa và trực tiếp
nhưng có thể thấy một điều rằng tất yếu của cuộc xung đột này bắt nguồn từ việc Nga muốn
thể hiện, nâng cao vị trí của quốc gia trên trường quốc tế, muốn thế giới thay đổi cách nhìn về
Nga, về một nước Nga thành công sau khi Liên Xô sụp đổ. Trong khi đó, Mỹ và NATO lại
mong muốn “phương Tây hóa Ukraina” làm dấy lên một cuộc “cách mạng màu” xảy ra bên
trong nước Nga để làm giảm sức mạnh của Nga. Từ đó đã đẩy mạnh căng thẳng giữa Nga,
Mỹ cùng đồng minh là NATO lên đỉnh điểm quân sự, mà chiến trường là Ukraina.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina từ khi khởi đầu đến nay vẫn tiếp tục với những
diễn biến khó lường. Những toan tính, mục tiêu mà các bên liên quan cuộc xung đột đang ra
sức đấu tranh để giành lấy lại là một nỗi đe dọa, ám ảnh kinh hoàng cho nền hòa bình thế
giới. Người dân hai nước Nga và Ukraina phải rơi vào cảnh lầm than, sống trong lo sợ. Nhiều
hơn thế nữa, cuộc xung đột không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi của các bên liên quan mà có
thể thấy nó đã ảnh hưởng ra toàn thế giới. Cục diện thế giới được dự đoán sẽ diễn ra theo trật
tự “thế giới phân ba” với sự dẫn dắt của Mỹ - Trung Quốc - Nga. Cùng với đó, là làm gia
tăng lạm phát phi mã ở hầu hết các nền kinh tế; giá dầu, giá khí đốt biển đổi liên tục; giá
lương thực cũng rơi vào tình cảnh lạm phát phi mã do ảnh hưởng của cục diện này. Tình hình
an ninh, chính trị, mối quan hệ hòa hiếu giữa tất cả các khu vực và dân tộc trên thế giới rơi
vào tình trạng căng thẳng, khó xử hơn bao giờ hết kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.
2. Ảnh hưởng của vấn đề an ninh, chính trị giữa Nga và Ukraina đối với sự phát triển du
lịch của tiểu vùng Đông Âu nói riêng và Vùng du lịch Châu Âu nói chung hiện nay
Theo đánh giá tổng hợp của UNWTO về “Tác động của cuộc tấn công của Nga ở
Ukraina đối với du lịch quốc tế nói chung” và tình hình Ukraina nói riêng. Cuộc tấn công
quân sự của Nga tại Ukraina gây ra rủi ro bất lợi cho du lịch quốc tế. Cụ thể: nó đã làm trầm
trọng thêm giá dầu và chi phí vận chuyển vốn đã cao, làm tăng thêm sự bất ổn và gây ra sự
gián đoạn việc đi lại ở Đông Âu. Các điểm đến bị ảnh hưởng nhiều nhất cho đến nay (ngoài
Nga và Ukraina) là Cộng hòa Moldova với số chuyến bay giảm 69% kể từ ngày 24 tháng 2
(so với mức năm 2019), Slovenia (-42%), Latvia (-38%) và Phần Lan (-36%) theo dữ liệu từ
Eurocontrol. Số lượt đặt vé máy bay đi nước ngoài của Nga cũng giảm mạnh vào cuối tháng
2 và đầu tháng 3 nhưng kể từ đó đã phục hồi, theo dữ liệu từ Forward Keys. Bất chấp xung
đột, lưu lượng hàng không châu Âu vẫn tăng đều đặn từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5. Việc
đặt vé máy bay cũng cho thấy nhu cầu đi du lịch nội địa châu Âu và các chuyến bay từ Mỹ
đến châu Âu ngày càng tăng.
Việc nới lỏng các hạn chế đi lại đang góp phần bình thường hóa việc đi lại (36 quốc
gia đã gỡ bỏ tất cả các hạn chế đi lại liên quan đến COVID 19 kể từ ngày 13 tháng 5 năm
2022) nhưng xung đột vẫn tiếp tục gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quá trình phục hồi.
Với tư cách là thị trường nguồn, Nga và Ukraina chiếm tổng cộng 3% chi tiêu toàn cầu cho
du lịch quốc tế tính đến năm 2020. Một cuộc xung đột kéo dài có thể dẫn đến tổn thất 14 tỷ
USD doanh thu du lịch trên toàn cầu vào năm 2022. Năm 2019, chi tiêu của Nga cho du lịch
nước ngoài đạt 36 tỷ USD và Ukraine chi 8,5 tỷ USD. Vào năm 2020, những giá trị này lần
lượt giảm xuống còn 9,1 tỷ USD và 4,7 tỷ USD .
Là điểm đến du lịch, Nga và Ukraine chiếm 4% lượng khách du lịch quốc tế đến châu
Âu nhưng chỉ chiếm 1% doanh thu du lịch quốc tế của châu Âu. Tầm quan trọng của cả hai
thị trường này không chỉ có ý nghĩa đối với 2 nước đó mà còn đối với các nước láng giềng ở
Đông Âu. Thị trường Nga tăng sức nặng đáng kể trong thời kỳ khủng hoảng ở các điểm đến
đường dài như Maldives, Seychelles và Sri Lanka.
Trong Tạp chí Kinh tế, Tài chính và Quản lý (2023) của nhà nghiên cứu Daryna
Hryhorchuk, chiến tranh làm giảm gần 34% nguồn thu ngân sách nhà nước Ukraina của các
đối tượng trong ngành du lịch do ngân sách nhà nước không được nhận thuế từ du lịch do
chiến tranh. Trong 9 tháng năm 2022, đại diện ngành du lịch Ukraina đã tính thuế ít hơn
33,34% so với cùng kỳ năm 2021, tổng số người nộp thuế tham gia các hoạt động du lịch đã
giảm trên trung bình là 28%. Ngoài ra, nguồn thu thuế từ hoạt động của các công ty lữ hành
giảm 32%. Ví dụ: trong 9 tháng năm 2022, đã có 125 triệu UAH (Đơn vị tiền tệ pháp của
Ukraina) tiền thuế đổ vào ngân sách nhà nước trong cùng kỳ năm 2021 và 184 triệu UAH đã
được trả. Họ giảm 5% số thuế thu được từ hoạt động của các đại lý du lịch. Việc tăng thuế
phải nộp trong 9 tháng năm 2022 diễn ra ở Lviv (197 triệu UAH so với 151 triệu hryvnias
của năm 2021), khu vực Ivano - Frankivsk (136 triệu UAH so với năm 2021 gần 104 triệu
UAH) và Kyiv (120 triệu UAH so với gần 89 triệu UAH của năm 2021). Doanh thu thuế
giảm đáng kể ở thành phố Kyiv (43%) và vùng Odessa (78%) so với dữ liệu năm 2021
(DART). Bên cạnh đó, chiến tranh đã phá hủy các di sản văn hóa và quốc gia Ukraina như
các công trình lịch sử, di tích, gây biến dạng ngành du lịch ở Ukraina (Đài Châu Âu Tự do
Đài Tự do, ngày 27 tháng 4 năm 2022).
Trường hợp ở Nga, ngành hàng không và du lịch Nga từng hy vọng sẽ phục hồi sau sự
tàn phá do hai năm đại dịch gây ra, nhưng các lệnh trừng phạt và hạn chế về không phận đã
cướp đi hy vọng đó. Các lệnh trừng phạt và chính chiến tranh đang khiến khách du lịch nước
ngoài tẩy chay Nga, nơi từng có 25 triệu du khách mỗi năm (Geerts, 2022). Ngoài ra, danh
sách các địa điểm có thể tham quan đã cạn kiệt đối với khách du lịch Nga do ảnh hưởng của
lệnh trừng phạt trên toàn thế giới (Proctor, 2022). Đồng thời, sau khi Nga bị đình chỉ các dịch
vụ SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu) đối với các ngân hàng
lớn, người Nga đã gặp khó khăn trong việc thanh toán vé máy bay và khách sạn ở nước ngoài
(sđd.).
Căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraina đã gây thiệt hại cho ngành du lịch vốn đã
yếu kém. Trong đó Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan là điểm đến du lịch hàng đầu ở Nga và Ukraina đã
bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lượng khách du lịch từ Nga và Ukraina giảm (Globetrender,
ngày 28 tháng 4 năm 2022). Những hạn chế đối với không phận của Nga và Ukraina cũng
như việc tẩy chay các hãng hàng không Nga ở nhiều nước trên thế giới đang khiến các hãng
hàng không quốc tế đình chỉ các chuyến bay hoặc định tuyến lại không sử dụng không phận
của Nga khi đi du lịch ở châu Âu hoặc thế giới phương Tây (Karadima, 2022; Globetrender,
tháng 4 năm 2022 28; Proctor , 2022). Thêm vào đó, chiến tranh còn ảnh hưởng lớn đến niềm
tin đi lại và thu nhập khả dụng của người tiêu dùng trên toàn thế giới (Globetrender, ngày 28
tháng 4 năm 2022).
Phần 2. Liên hệ thực tiễn ảnh hưởng của vấn đề an ninh, chính trị giữa Nga và Ukraina
đến 2 chương trình du lịch do 2 công ty lữ hành tại Việt Nam đang tổ chức đến tiểu vùng
du lịch Đông Âu
Công ty lữ hành 1: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist
Vào khoảng tối ngày 22/3, Hãng bay Vietnam Airlines đã thông báo cho tạm dừng các
đường bay Hà Nội – Moskva do một tình huống bất khả kháng. Trong đó hãng giải quyết tình
huống này bằng cách đưa ra đãi ngộ: các hành khách bị ảnh hưởng sẽ được hỗ trợ hoàn vé
hoặc đổi vé miễn phí sang chuyến khác khi đường bay được phục hồi. Điều đáng lo lắng hơn
hết là Vietnam Airlines là hãng duy nhất trong nước khai thác đường bay đến Nga. Chính vì
vậy xem như mọi tour du lịch từ Nga đến Việt Nam và từ Việt Nam đến các nước Đông Âu là
hoàn toàn không còn khả năng hay đều “chết yểu”.

Đại dịch vừa qua, chưa kịp có sự phục hồi đáng kể du lịch Việt Nam lại đón thêm một
tin sốc khi tình hình chiến sự ở vùng Đông Âu là Nga và Ukraina nổ ra gần như khiến cho
tình hình du lịch như đóng băng không có dấu hiệu tan chảy. Trong đó Công ty TNHH MTV
Dịch vụ Lữ hành Saigontourist với nhiều tour đi Châu Âu cũng gặp nhiều khó khăn. Ông
Nguyễn Hữu Y Yên - tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist
đánh giá do công tác mở cửa của Việt Nam mới chỉ đang dừng chân ở bước chuẩn bị, chưa
công bố mở chính thức nên các thị trường như Nga, Châu Âu vẫn chưa đưa Việt Nam vào
danh sách điểm đến. Các tour, tuyến chưa triển khai kinh doanh nên cũng chưa gây ra thiệt
hại cho doanh nghiệp. “Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng nếu VN có thể mở cửa du lịch
hoàn toàn từ ngày 15 tháng 3 theo đúng dự kiến, chúng ta sẽ gần như mất thị trường Nga.
Trong điều kiện bình thường, vào mùa hè tầm tháng 6, tháng 7 hằng năm, khách Việt đi Nga
rất nhiều để coi đêm trắng, tour tuyến outbound sang Nga dự kiến sẽ mở trở lại từ tháng 3
giờ coi như ngưng. Ngược lại, số lượng khách Nga vào Nha Trang, Phú Quốc bình thường
rất lớn, giờ cũng chưa đoán định được. Nhìn chung, tình hình khá khó khăn cho du lịch
Việt”, ông Yên nhận định.

Chiến sự đã khiến cho nhu cầu du lịch đến Đông Âu của khách Việt Nam giảm sút
đáng kể. Lượng khách du lịch Việt Nam đến Đông Âu trong năm 2022, giảm so với năm
2021. Sự sụt giảm này được cho là do ảnh hưởng của chiến tranh, doanh thu từ các tour du
lịch Đông Âu của Saigontourist cũng theo đó giảm nhiều. Đây là một mức giảm đáng kể, ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Giá dầu leo thang, nguyên vật liệu, hàng hóa
tăng giá, nó có thể bao gồm giá tour cao hơn do lạm phát gia tăng, chi phí du lịch đến Đông
Âu tăng cao. Giá vé máy bay, giá khách sạn, giá dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí,... đều tăng
lên. Điều này khiến cho chi phí của các tour du lịch Đông Âu tăng cao, khiến cho khách du
lịch Việt Nam e ngại hơn khi đi du lịch ở khu vực này. Các lệnh trừng phạt của phương Tây
đối với Nga cũng đã khiến cho việc mua sắm vé máy bay, đặt phòng khách sạn,... trở nên khó
khăn hơn. Do tình hình chiến sự ở Nga & Ukraina làm cho nhiều nền kinh tế lạm phát phi mã
khiến đời sống người dân khó khăn, kéo giảm nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng.
Giống như các công ty khác Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist
cũng tạm dừng khai thác hoặc thay đổi hành trình tour du lịch đến Ukraina và các khu vực
đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Hoặc sử dụng các tuyến bay thay thế để đưa khách du lịch
đến các khu vực an toàn ở Đông Âu nhưng vẫn không đảm bảo hoàn toàn nên số lượng
không nhiều. Tăng cường các biện pháp an ninh cho khách du lịch khi đi tour các nước Đông
Âu, hướng dẫn viên, người dẫn đoàn làm việc hết công suất cố gắng theo dõi tin tức để năm
bắt thông tin và lược bỏ các điểm đến không an toàn, dẫn đến tour hành trình du lịch không
còn đặc sắc như trước.

Công ty lữ hành 2: Công ty TNHH Pegas Misr Travel Việt Nam


Tình hình chiến sự căng thẳng giữa Nga và Ukraina đã gây ra những ảnh hưởng tiêu
cực đến chương trình tour du lịch của Công ty TNHH Pegas Misr Travel Việt Nam. Nhìn
chung, ảnh hưởng của tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraina nổ ra đã làm chao đảo hệ
thống tài chính Nga, khiến đồng Rúp bị mất giá thảm hại, trong tình hình đó 110 Rúp chỉ
tương đương 1 USD, đó là một trong những nguyên nhân làm tác động trực tiếp đến giá tour
tăng do chi phí vận chuyển, lưu trú,... tăng cao làm ảnh hưởng đến việc tìm nguồn khách tiêu
thụ các chương trình tour. Theo bà Hoàng Thị Phong Thu, Chủ tịch Hội đồng thành viên
Công ty TNHH Pegas Misr Travel Việt Nam cho biết: “ Khi Việt Nam cho phép đón khách
quốc tế trở lại theo chương trình thí điểm hộ chiếu vắc xin, chúng tôi cũng rục rịch nhiều
tháng lên kế hoạch đón khách Nga trở lại Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, du
khách Nga đăng ký tour đã ít, doanh nghiệp chấp nhận bù lỗ bay rỗng để thâm nhập thị
trường. Thế nhưng chiến sự bất ngờ nổ ra, mọi kế hoạch đổ bể khi đồng Rúp mất giá mạnh,
giờ bán tour rất khó khăn”.

Bên cạnh đó, các lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga đã khiến việc xin visa
Nga trở nên khó khăn hơn đối với người Việt Nam. Điều này có thể hạn chế lượng khách du
lịch Việt Nam đến Nga. Tương tự, tình hình chiến sự cũng khiến việc xin visa Ukraine trở
nên khó khăn hơn. Công ty TNHH Pegas Misr Travel Việt Nam đã phải tăng thời gian chờ đợi
để được cấp visa cho khách đi du lịch Nga và Ukraina, gây ra những phiền toái và trở ngại
cho chuyến du lịch của du khách.

Ngoài ra, do các biện pháp trừng phạt hàng không giữa Nga và Liên minh châu Âu
nên các hãng hàng không khu vực và quốc tế buộc phải thay đổi lộ trình, khiến chi phí mua
vé máy bay ngày càng tăng làm du khách ngại đi, đồng thời khiến cho doanh nghiệp có
chương trình du lịch đến quốc gia này khó kết nối điểm đến. Cùng với đó tình hình an ninh,
chính trị ở khu vực này trở nên bất ổn, dẫn đến việc các hãng hàng không phải thay đổi lịch
trình bay, các khách sạn phải đóng cửa hoặc giảm công suất hoạt động, các địa điểm tham
quan phải tạm thời đóng cửa,... Do đó, lịch trình tour của Công ty TNHH Pegas Misr Travel
Việt Nam cũng có những thay đổi hoặc có thể hủy bỏ để đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

Có thể nói việc xung đột căng thẳng giữa Nga và Ukraina đã ảnh hưởng trực tiếp đến
ngành du lịch của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Gây nên sự cản trở không nhỏ đến
tiến trình tour của các công ty lữ hành.

Câu 2: Phân tích tài nguyên du lịch của Bắc Phi. Nhận xét tình hình phát triển du lịch ở
khu vực Bắc Phi . Liên hệ thực trạng khai thác thị trường du lịch của tiểu vùng đó của
một số công ty lữ hành tại Việt Nam.
Phần 1: Phân tích tài nguyên du lịch Bắc Phi
Bắc Phi là một khu vực nằm ở phía Bắc của lục địa đen Châu Phi. Khu vực Châu Phi bao
gồm 3 khu vực chính: Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi. Trong đó, Bắc Phi với diện tích
7.756.521 km2, chiếm khoảng 25,4% tổng diện tích Châu Phi. Theo phân chia địa lý của Liên
Hiệp Quốc, Bắc Phi bao gồm 6 quốc gia: Ai Cập, Algeria, Libya, Maroc, Sudan, Tunisia và 1
vùng lãnh thổ là Tây Sahara. Các thành phố lớn nhất của Châu Phi phần lớn tập trung ở Bắc
Phi như Casablanca (Maroc), Cairo và Alexandria (Ai Cập). Dân số các nước Bắc Phi hiện tại
là 260.952.784 người, chiếm khoảng 3,24% dân số thế giới, đứng thứ 3 về dân số tại Châu
Phi. Mật độ dân số Bắc Phi là 34 người/km2, số dân sống ở thành thị chiếm 52,40% và độ
tuổi trung bình tại Bắc Phi là 26 tuổi. Dân cư ở khu vực Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập,
người Berber và các dân tộc bị Ả Rập hoá. Tôn giáo chính tại khu vực này là đạo Hồi
(khoảng 90-95% dân số). Một số ít tôn giáo khác như: đạo Orthodox, đạo Thiên chúa, đạo Do
thái... (DanSo.Org, 2023).
Ngoài tôn giáo, khu vực Bắc Phi còn có tầm quan trọng lớn về chính trị, kinh tế và văn
hoá đối với Châu Phi và trên toàn thế giới nói chung. Nói đến Bắc Phi, có thể nghĩ ngay đến
một trong những cái nôi, mở đường cho nền văn minh nhân loại huy hoàng điển hình như Ai
Cập. Về an ninh chính trị, trước đây Bắc Phi là khu vực thường xuyên xảy ra những cuộc
xung đột, khủng bố xuất phát từ mâu thuẫn tôn giáo, vấn đề chính trị rối ren ở các nước Ai
Cập, Algeria, Libya hoặc giữa Bắc Phi và các nước Trung Đông,...Tuy nhiên, tình hình an
ninh chính trị chung của các nước Bắc Phi hiện nay đã khá ổn định. Về kinh tế, cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008) đã làm bùng phát làn sóng biểu tình chính phủ năm
2010, gây ra cuộc chiến quân sự tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Đây là nguyên do kéo
theo sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng toàn khu vực Bắc Phi. Sau khi tình hình chính trị giữa
hai khu vực ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế một số nước Bắc Phi mới dần phục hồi. Ngày
nay, nền kinh tế khu vực Bắc Phi chủ yếu dựa vào khai thác - xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và
phát triển du lịch, kinh tế Bắc Phi ở một trình độ cao hơn nhiều so với các khu vực khác tại
Châu Phi.

1. Tài nguyên du lịch thiên nhiên


1.1. Vị trí địa lý
Khu vực Bắc Phi được bao quanh bởi phần lớn là các biển và đại dương. Phía Bắc của Bắc
Phi là lục địa Châu Âu ngăn cách bởi biển Địa Trung Hải, phía Đông Bắc Phi giáp biển Đỏ,
phía Tây giáp Đại Tây Dương. Bắc Phi còn là ranh giới giữa Châu Phi và Châu Á, ngăn cách
bởi eo đất Suez (bán đảo Sinai - một phần thuộc về Ai Cập), là cầu nối đường bộ duy nhất
giữa hai châu lục. Vì thế, đây là nơi rất thuận lợi cho hoạt động giao thương và phát triển du
lịch, điển hình như du lịch biển ở Maroc, Algeria với những bãi biển hiếm thấy, cát trắng,
nước trong và lộng gió đậm chất Địa Trung Hải.
1.2. Địa hình
Toàn lục địa Châu Phi được xem là một khối cao nguyên khổng lồ, thế nên địa hình Bắc
Phi cũng khá đơn giản, không bị cắt xẻ nhiều, đường bờ biển ít bị chia cắt và hầu như không
có các vịnh biển, bán đảo và đảo lớn tại đây. Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn với độ cao trên
200m, chủ yếu là khối núi cao, hoang mạc lớn và đồng bằng nhỏ hẹp phân bố chủ yếu ở ven
biển Địa Trung Hải.
Dãy núi Atlas hùng vĩ là dãy núi trẻ duy nhất của Châu Phi, chạy ngang phía Bắc của Bắc
Phi và trải dài khoảng 2.500 km qua các quốc gia Maroc, Algeria, và Tunisia; với đỉnh núi
cao đồ sộ nhất là ngọn núi Toubkal, cao 4.167 mét so với mặt nước biển, nằm ở phía Tây
Nam Maroc. Dãy núi Atlas phân cách đường bờ biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương với
hoang mạc Sahara rộng lớn. Đây là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới, là một trong những
nơi vô cùng khắc nghiệt với diện tích hơn 9.000.000 km2, gần như bao phủ cả Bắc Phi.
Hoang mạc Sahara thuộc lãnh thổ của nhiều nước, giáp Biển Đỏ và Ai Cập ở phía Đông,
Sudan và thung lũng Niger ở phía Nam. Vị trí cao nhất tại hoang mạc này là đỉnh núi Emi
Koussi với độ cao 3415m so với mực nước biển.
Khoáng sản Bắc Phi chủ yếu là dầu mỏ và sắt, rải rác ven bờ Địa Trung Hải và Đại Tây
Dương. Thảm thực vật có sự phân hóa từ ven biển vào nội địa (từ Bắc xuống Nam), chịu sự
chi phối của lượng mưa và địa hình. Hoang mạc Sahara có khoảng 500 loài thực vật sinh
trưởng, có hệ động vật khá phong phú (khoảng 70 loài động vật có vú, 90 loài chim, hơn 100
loài bò sát), càng vào sâu trung tâm hoang mạc, thảm thực vật càng hạn chế. Hoang mạc
Sahara còn có 2% diện tích là các ốc đảo, đây là nơi đóng vai trò trung tâm cho các hoạt động
kinh tế trong hoang mạc. Bao quanh ốc đảo là những hàng cây chà là cao vút, ngăn chặn sự
xâm nhập của cát và là nguồn thực phẩm cho cư dân sinh sống tại đây.
Với các đặc điểm địa hình trên, có thể thấy Bắc Phi là điểm du lịch rất thú vị với nhiều
hoạt động trải nghiệm du lịch ấn tượng. Đối với những du khách yêu thích sự mới mẻ, thử
thách, thích khám phá thì Du lịch hoang mạc Sahara chính là lựa chọn lý tưởng. Đến với
hoang mạc Bắc Phi, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh quan Sahara hoang dã và ma mị,
khám phá cuộc sống của dân du mục, tham gia cưỡi lạc đà, lái xe dạo chơi, đi săn hoặc ngủ
lều qua đêm trên hoang mạc,...
Loại hình du lịch núi, du lịch mạo hiểm kết hợp khám phá rất được du khách ưa chuộng
khi đến du lịch tại Bắc Phi, qua các hoạt động như chinh phục dãy núi Atlas, đặc biệt là chinh
phục đỉnh Jebel Toubkal Maroc cao nhất Bắc Phi. Đỉnh núi này luôn là điểm đến thử thách
tuyệt vời cho những người mê leo núi hoặc mong muốn một chuyến du ngoạn khó quên,
được dùng bữa và giao lưu với thổ dân Berber ở ngôi nhà khoét trong vách núi trên một độ
cao ly kỳ.
Ngoài ra, tại dãy núi Atlas nổi tiếng hùng vĩ có một số thung lũng phát triển du lịch như
thung lũng hoa hồng “Vallée des Roses” phía Đông Nam Maroc, vang danh khắp thế giới bởi
hàng triệu cành hoa hồng rực rỡ, thơm ngát nằm trọn trong thung lũng giữa hoang mạc khô
cằn.
Hoặc thung lũng Ounila tuyệt đẹp nằm phía đông dãy núi Atlas, nằm giữa cánh đồng và
núi non cheo leo, làm nên sự đặc sắc cho nơi đây là những ngôi làng truyền thống với mái
ngói màu đỏ và tường đá cát tự nhiên, tạo nên một bức tranh kỳ bí và cổ kính.
Thung lũng Draa dẫn lối vào hoang mạc Sahara ở phía Nam Maroc với tầm nhìn ấn tượng
ra dãy núi Atlas đồ sộ.
Hẻm núi Todra Maroc tại Maroc cũng là những điểm tham quan hấp dẫn để khách du lịch
chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoạn mục của tạo hóa ban tặng Bắc Phi.
Một trong những hòn đảo hiếm hoi đặc biệt phát triển du lịch tại Bắc Phi có thể kể đến là
đảo Djerba Tunisia - hòn ngọc quý của vùng biển Địa Trung Hải.
1.3. Khí hậu
1.3.1. Đặc điểm khí hậu ở Bắc Phi
Bắc Phi nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và cận xích đạo, có đường
chí tuyến Bắc chạy qua và là nơi có các áp cao cận chí tuyến. Bắc Phi có rìa hẹp với khí hậu
ôn đới Địa Trung Hải, trong đó các hệ thống áp suất thấp phía Tây mang lại lượng mưa trung
bình hàng năm (MAP) vượt quá 250mm/năm. Lượng mưa này thường giảm nhanh chóng
xuống dưới 100mm/năm ở khoảng cách 100–200km tính từ bờ biển. Khu vực trung tâm có
khí hậu khô nóng, mưa rất ít hoặc không có mưa. Các quốc gia như Libya, Algeria, Ai Cập và
Sudan nằm ở khu vực này.
Phía Nam có khu vực hoang mạc Sahara, hoang mạc lớn bậc nhất thế giới với khí hậu
rất khô và nóng. Lượng mưa thấp trung bình hằng năm không quá 50mm, vậy nên khắp nơi
chỉ thấy các bãi đá, các cồn cát mênh mông. Phía Bắc tiếp giáp lục địa Á-Âu, gió mùa Đông
Bắc ở lục địa Á – Âu tràn xuống vùng phía Bắc Châu Phi khiến khí hậu rất khô và khó gây ra
mưa. Gió mùa Tây Nam có mang theo các luồng không khí ẩm tới gây mưa, với đặc trưng
mùa đông ấm áp, mưa và mùa hè nóng khô. Lượng mưa trung bình hằng năm thường dao
động trên 500mm.
Các đồng bằng ven biển Địa Trung Hải và các dãy núi ngã hướng về phía biển hằng
năm có lượng mưa tương đối khá nhiều, chính vì vậy thảm thực vật tương đối phong phú.
Ngược lại, càng đi sâu vào đất liền ta thấy được sự khác biệt rõ rệt lượng mưa giảm dần,
thảm thực vật là xavan và cây bụi phát triển, thảm thực vật thưa thớt. Giữa rừng nhiệt đới và
sa mạc khô là thảo nguyên, bao gồm ba vành đai chính phản ánh độ dốc của lượng mưa giảm
dần về phía Bắc.
1.3.2. Mùa du lịch ở Bắc Phi
Mùa Xuân và mùa Thu (Tháng 10 đến tháng 4) : Thời gian đẹp nhất để du lịch Bắc Phi.
Không khí có phần dịu mát hơn thích hợp cho các hoạt động ngoài trời như leo núi với dãy
Atlas, hay cưỡi lạc đà băng qua sa mạc, tham quan các công trình… Ngoài ra còn có thể tham
gia các lễ hội vào mùa Xuân ở đây.
Mùa Hè (Tháng 5 đến tháng 8): Trong các tháng 5,6,7 Bắc Phi có nhiệt độ cao và
nóng bức. Nhưng nhiệt độ thường của biển khoảng 18 độ C ở các quốc gia ven biển thích hợp
cho các hoạt động lướt sóng trên biển như Biển Đỏ (Ai Cập ),… Ngoài ra mùa Hè là dịp diễn
ra rất nhiều các lễ hội lớn như lễ hội hoa hồng ở Maroc, lễ hội âm nhạc thế giới tại Fez, liên
hoan âm nhạc thế giới Gnaoua (Maroc)...
Mùa Đông (Tháng 12 đến tháng 2): Vào cuối năm, thời tiết se lạnh và mát mẻ, cũng là
một thời điểm lý tưởng để du lịch ở Bắc Phi được nhiều du khách quan tâm. Là mùa cao
điểm ở Ai Cập vào tháng 12 và tháng 1 khi Aswan, Luxor, Cairo, sông Nile tràn ngập khách
du lịch. Du lịch đến Sudan để khám phá các nền văn minh cổ, hay ngắm tuyết và trượt tuyết ở
dãy Atlas cũng là một trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch tại các nước Bắc Phi. Ngoài ra, vào
tháng 11 tại Ai Cập có Liên hoan phim Cairo là lễ hội điện ảnh hiện đại thu hút lượng lớn
người đổ về đây mỗi năm.
1.4. Sông ngòi
Bắc Phi có hệ thống sông phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung vào các khu vực ven
biển Địa Trung Hải, và các vùng núi phía Bắc.
Khu vực ven biển Địa Trung Hải với khí hậu ôn hòa hơn mưa nhiều nên lưu vực nước
cao hệ thống sông phát triển: Sông lớn nhất là Sông Nile dài khoảng 6500km, bắt nguồn từ
Đông Phi (Hồ Victoria) và Ethiopia (Hồ Tana). Nguồn nước ngọt của sông Nile là nguồn
sống cho nông nghiệp, giao thông vận tải và hỗ trợ dân số ngày càng tăng trong khu vực.
Ngoài ra dòng sông còn gắn với những truyền thuyết tâm linh xa xưa về thần sông (Osiris).
Khu vùng núi phía Bắc có địa hình cao và lượng mưa nhiều, các con sông chính ở đây
bắt nguồn từ dãy núi Atlas: Sông Sebu ở phía bắc Maroc; Sông Muluya, có lưu vực thủy văn
lớn nhất ở Maroc và các sông ngoài Sahara ở Bắc Phi, là một vùng rất quan trọng được đưa
vào danh sách đất ngập nước của Ramsar quốc tế; Sông Oum Er-Rbia ở Maroc; Sông Draa là
con sông dài nhất ở Maroc và Algeria, đo khoảng 1.100 km.
2. Tài nguyên du lịch văn hóa
2.1.Khái quát nền văn hóa khu vực Bắc Phi
Bắc Phi là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa và dân tộc. Chính vì thế nền văn hóa nơi
đây vô cùng đa dạng, đặc sắc và phức tạp. Bắc Phi - cái nôi của nền văn minh Ai Cập cổ đại,
những đặc điểm và giá trị của nền văn minh ấy được lưu giữ cho đến ngày nay và có sự ảnh
hưởng rất lớn đến nền văn hóa của cả khu vực. Bên cạnh đó, văn hóa Bắc Phi còn chịu ảnh
hưởng không nhỏ từ nền văn hóa Ả Rập, sự ra đời và lan rộng của Hồi giáo đã trở thành một
nhân tố có vai trò quan trọng trong văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo của khu vực này. Ngày nay,
văn hóa Bắc Phi là sự kết hợp giữa yếu tố văn hóa Ả Rập và văn hóa bản địa. Sự kết hợp ấy
đã tạo nên một cộng đồng văn hóa đa dạng, nhiều sắc màu.
Sự đa dạng về văn hóa đã tạo điều kiện cho sự dồi dào, phong phú của các tài nguyên văn
hóa, lịch sử nơi đây. Các tài nguyên văn hóa đó bao gồm các di sản văn hóa, lịch sử, truyền
thống, các tác phẩm nghệ thuật và bảo tàng, di tích khảo cổ, cổ vật, ngôn ngữ đặc trưng của
người bản địa và các nhóm cộng đồng khác,... Tuy nhiên, nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn ở
các nước Bắc Phi đã làm cho di sản văn hoá thế giới ở Bắc Phi có nguy cơ bị tàn phá và biến
mất. Cùng với đó là sự dâng cao của nước biển gây ảnh hưởng tới các tài nguyên văn hóa,
trong số đó các địa điểm văn hóa dễ bị ảnh hưởng nhất là những tàn tích mang tính biểu
tượng của Tipasa (Algeria), khu Di tích Khảo cổ Bắc Sinai (Ai Cập),... và nhiều địa điểm
khác cũng có nguy cơ bị tàn phá cao.
Bên cạnh các tài nguyên văn hóa, lịch sử thì văn hóa Bắc Phi còn tồn tại ở nhiều lĩnh vực
khác như ẩm thực, truyền thống lễ hội, các nghệ nhân thủ công, và các hình thức biểu diễn
truyền thống như múa, ca hát và kịch. Các tài nguyên này góp phần tạo nên một bức tranh hài
hòa, có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, làm nổi bật, tăng giá trị của nền
văn hóa Bắc Phi trong mắt bạn bè thế giới.
Những tài nguyên văn hóa này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch và cũng
là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các dân tộc và quốc gia trong vùng. Từ đó, thu hút nhiều hơn
lượng khách du lịch đến đây góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân. Văn hóa phát triển cũng là cơ hội để người dân nơi đây nâng
cao dân trí, sự hiểu biết để có cách ứng xử phù hợp, hành vi đúng đắn hơn, hạn chế tình hình
xung đột, bạo loạn.
2.2. Kiến trúc - Di sản văn hóa Thế Giới
Bắc Phi là một khu vực đa dạng về văn hóa và lịch sử, với nhiều di sản kiến trúc đáng kinh
ngạc. Từ những ngôi đền cổ kính của Ai Cập đến những pháo đài kiên cố của Maroc, kiến
trúc Bắc Phi là một phần quan trọng tạo nên bề mặt bản sắc của khu vực Châu Phi nói chung
và vùng Bắc Phi nói riêng.
Kiến trúc Bắc Phi là một trong những phong cách kiến trúc phong phú và đa dạng nhất thế
giới, hướng đến sự thẩm mĩ và tinh xảo trong các chi tiết. Đặc trưng về kiến trúc Bắc Phi chịu
ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa khác nhau, bao gồm Ai Cập cổ đại, Berber, La Mã, Hồi
giáo và Ả Rập. Các sở thích về sử dụng vật liệu của từng khu vực ở Châu Phi cũng có sự
khác biệt, chất liệu xây dựng được ưa chuộng nhất ở Bắc Phi có thể nói là đá và đất nung.
Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về kiến trúc Bắc Phi là Kim tự tháp Giza ở Ai Cập,
những ngôi mộ khổng lồ này được xây dựng cách đây hơn 4.500 năm và là biểu tượng của
nền văn minh Ai Cập cổ đại. Những Kim tự tháp này được xây dựng bởi người Ai Cập cổ đại
là nơi chôn cất các Pharaoh. Trong đó, chúng là một trong những kỳ quan thế giới cổ đại và
là một biểu tượng của nền văn minh Ai Cập cổ đại, được UNESCO công nhận là Di sản Thế
giới vào năm 1979.
Ngoài Kim tự tháp Ai Cập, Bắc Phi còn sở hữu những khối quần thể thành phố với lối
kiến trúc lạ và độc đáo, mang đậm nét đặc trưng về kiến trúc của khu vực, được sự công nhận
của các tổ chức lớn trên thế giới. Chẳng hạn như:
Thành phố cổ Carthage (Tunisia): Thành lập vào thế kỷ IX TCN, được UNESCO công
nhận là Di sản Thế giới vào năm 1979.
Thành phố cổ Fez (Maroc): Thành lập vào thế kỷ VIII và là một trong những thành phố cổ
nhất của thế giới, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1981.
Thành phố cổ Tunis (Tunisia): Thành lập vào thế kỷ IX, là thủ đô của Tunisia, được
UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1979.
Ngoài ra, Bắc Phi còn là khu vực có lịch sử Hồi giáo lâu đời. Hầu hết các thánh đường ở
Bắc Phi đều có đặc điểm với các chi tiết tinh xảo, hoa văn chạm khắc mang tính thẩm mỹ cao
cùng với chữ viết và các hình ảnh liên quan đến Hồi giáo.
Thánh đường Hassan II (Maroc): Thánh đường Hồi giáo lớn thứ hai thế giới và là thánh
đường Hồi giáo cao nhất thế giới. Thánh đường này được xây dựng vào thế kỷ XX và được
coi là một kiệt tác kiến trúc Hồi giáo.
Thánh đường Al-Azhar (Ai Cập): Một trong những thánh đường Hồi giáo cổ nhất và quan
trọng nhất trên thế giới. Thánh đường này được xây dựng vào thế kỷ X và là một trung tâm
học tập Hồi giáo quan trọng.
Thánh đường Koutoubia (Maroc): Một trong những thánh đường Hồi giáo nổi tiếng nhất ở
Bắc Phi. Thánh đường này được xây dựng vào thế kỷ XII và là một biểu tượng của thành phố
Marrakesh.
Lối kiến trúc đa dạng và đặc trưng trong từng tiểu tiết đã tạo ra cho Bắc Phi những di sản
văn hóa quý giá. Phản ánh rõ nét hơn về nét văn hóa và tiến trình lịch sử của châu Phi cũng
như khu vực Bắc Phi nói riêng.
2.3. Lễ hội
Bắc Phi nổi tiếng là khu vực có nhiều lễ hội đặc sắc, độc đáo và kì lạ, mang đậm bản sắc
văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của từng quốc gia, dân tộc. Tùy vào đặc điểm, tính
chất và ý nghĩa của từng lễ hội mà các lễ hội sẽ được diễn ra vào một thời gian nhất định
trong năm, hầu hết các lễ hội xen kẽ nhau diễn ra xuyên suốt các tháng trong năm. Một số lễ
hội nổi tiếng, rực rỡ sắc màu và sôi động ở Bắc Phi thu hút sự tham gia của đông đảo khách
du lịch khi đến đây, có thể kể đến như sau:
Lễ hội sông Nile (Ai Cập): Một lễ hội huyền bí, bắt nguồn từ một truyền thuyết hấp dẫn về
nữ thần Aixirong. Hằng năm khi nước sông Nile lên cao, người dân nơi đây sẽ tổ chức lễ hội
sông Nile để tạ lễ, cảm ơn nữ thần. Sự độc đáo, huyền bí của lễ hội đã thu hút đông đảo
khách du lịch tham gia lễ hội và ca hát, nhảy múa cùng người dân với hy vọng những điều tốt
đẹp sẽ đến với họ.
Lễ hội đèn lồng (Ai Cập): Một lễ hội vô cùng thú vị, mang đậm tính tôn giáo của người Ai
Cập. Lễ hội thường được diễn ra trong 2 tháng ăn chay Ramadan với nhiều hình thức khác
nhau. Một phần không thể thiếu trong lễ hội đó chính là nghi thức thắp đèn khắp các Thánh
đường Hồi giáo. Điều đặc biệt là đèn lồng Ai Cập được làm thủ công hoàn toàn từ tay của
những người nơi đây trông rất đặc biệt và đẹp mắt, thể hiện sự trân trọng, linh thiêng mà họ
dành cho Ramadan Ai Cập. Với sự độc đáo và linh thiêng của lễ hội thì đây là một lễ hội mà
không du khách nào muốn bỏ lỡ khi đến với Ai Cập.
Liên hoan phim Cairo (Ai Cập): Một lễ hội điện ảnh hiện đại, được diễn ra vào tháng 11
hằng năm. Thông qua lễ hội người Ai Cập mong muốn truyền tải tính chất nhân văn trong
từng bộ phim điện ảnh của họ đến với người dân, khách du lịch. Hằng năm, ngoài giới thiệu
về các bộ phim nổi tiếng thì lễ hội còn tổ chức trao các giải thưởng cho các tác phẩm điện
ảnh đặc sắc trong nước và trên toàn thế giới. Đây là một sự kiện nhân văn và có sức ảnh
hưởng đến toàn cầu. Nếu du khách là tín đồ của điện ảnh toàn thế giới nói chung và điện ảnh
Ai Cập nói riêng thì không nên bỏ lỡ lễ hội này, một lễ hội được ngành công nghiệp điện ảnh
mong chờ nhất trong năm tại Ai Cập.
Lễ hội hoa hồng (Maroc): Lễ hội được du khách yêu thích nhất tại Maroc, thường được
diễn ra vào thời điểm người nông dân thu hoạch hoa hồng (cuối tháng thứ nhất hoặc đầu
tháng thứ hai). Lễ hội được diễn ra tại thị trấn ốc đảo Kalaat Mgouna - nơi có một nhà máy
chưng cất nước hoa hồng lớn nhất Maroc. Tham gia lễ hội du khách sẽ có cơ hội được nhìn
ngắm các cuộc diễu hành hoa hồng trên đường phố, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vô số loại hoa
hồng, được mua sắm các hàng hóa làm từ hoa hồng,... Vào những ngày lễ, đường phố sẽ ngập
tràn mùi hương hoa hồng tạo nên một cảm giác dễ chịu, thoải mái thu hút du khách.
Vũ điệu 1001 đêm trên sa mạc Sahara (Maroc): Thường được diễn ra vào khoảng thời
gian đón năm mới của người Maroc. Đây là một lễ hội kỳ lạ ở Bắc Phi, bởi vì khi tham gia lễ
hội người tham dự sẽ bị thôi miên bởi vũ đạo và tiếng trống của người Berber. Đến với lễ hội
du khách sẽ được nghe người dân kể chuyện, xem người dụ rắn, vũ công nhào lộn và thưởng
thức các món ăn truyền thống của Maroc và đếm ngược trong khoảnh khắc giao thừa chờ
năm mới đến.
Lễ hội Ksour (Tunisia): Hằng năm lễ hội này được tổ chức với mong muốn đưa du khách
trở lại những lâu đài cổ xưa trên đồi, được xây dựng bởi người Berber bản địa. Đến với lễ hội
này, du khách sẽ được trải nghiệm đời sống, hóa thân thành người Berber, tham gia các cuộc
thi thơ và văn hóa nghệ thuật dân gian,... Bên cạnh đó, du khách còn có cơ hội giao lưu với
nhiều nghệ nhân đến từ các quốc gia khác nhau như: Nam Phi, Palestine, Algeria và Libya,...
Lễ hội cơm trộn Couscous quốc tế (Algeria): Lễ hội được tổ chức hằng năm với những
cuộc tranh tài hấp dẫn, không kém phần kịch tính giữa các đầu bếp, họ sẽ thể hiện tay nghề,
sự khéo léo của mình qua việc chế biến từng món ăn. Cùng với đó, du khách sẽ có cơ hội
được tham gia các hoạt động vui chơi, xem các tiết mục văn nghệ và nghệ thuật, tham quan
triển lãm đề hiểu thêm và cơm trộn Couscous - món ăn truyền thống của cư dân Bắc Phi.
Mawlid and Nabi - lễ hội Sudan kỷ niệm ngày sinh của Mohammed (Sudan): Đây là một lễ
hội cực kì quan trọng của người Hồi giáo Sudan. Lễ kỷ niệm sinh nhật của nhà tiên tri
Mohammed thường diễn ra vào giữa tháng 1 đến đầu tháng 2 của năm. Tại lễ hội này du
khách có thể tham gia vào các hoạt động đường phố, thưởng thức ẩm thực, xem các tiết mục
biểu diễn nghệ thuật vô vùng đặc sắc.
Ngoài các lễ hội kể trên thì Bắc Phi còn rất nhiều các lễ hội nổi tiếng, thu hút khách du
lịch như Lễ hội hiến sinh Eid al-Adha, Sham Al Nassim - lễ hội Sudan chào đón kỳ nghỉ mùa
xuân, Lễ hội âm nhạc và khiêu vũ truyền thống Sufi Holiya (Sudan); Lễ hội chà là ở
Erfoud,Cuộc thi chạy đua Marathon Sahara, Liên hoa âm nhạc thế giới Gnaoua, các liên hoan
âm nhạc (Maroc); Lễ hội văn hóa Moulid (Ai Cập); Lễ hội Ghadames, lễ hội Ghat, lễ hội mùa
xuân Nalut, lễ hội Zuwarah Awessu (Libya),... cùng với đó là những lễ hội tôn vinh, đề cao vị
trí của Hồi giáo và các lễ hội về những món ăn truyền thống của người Bắc Phi. Sự đa dạng,
đặc sắc của lễ hội tại đây đã góp phần là động lực cho quá trình phát triển nền kinh tế khu
vực nói chung và ngành du lịch khu vực nói riêng. Lễ hội đã góp một phần không nhỏ vào
việc thu hút đông đảo khách du lịch đến Bắc Phi hằng năm, hòa vào không khí của từng lễ
hội để tham quan, tìm hiểu và khám phá.
2.4. Ẩm thực
Nền văn hóa ẩm thực ở Bắc Phi là một nền văn hóa ẩm thực đa dạng và phong phú, là sự
hòa trộn giữa văn hóa và hương vị do vùng này chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác
nhau. Có thể nói đây là nền ẩm thực mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa và địa lý của khu vực.
Trong nền văn hóa ẩm thực Bắc Phi, lúa mì là một trong những nguyên liệu chính dùng
trong chế biến, các món ăn được chế biến từ bột mì bao gồm bánh mì, bánh quy và bánh
couscous. Trong đó, couscous là một món ăn truyền thống của Bắc Phi được làm từ bột
semolina, thường được ăn kèm với thịt, rau, và gia vị. Về phần đông, đa số các món ăn ở
vùng khu vực Bắc Phi thường sử dụng nhiều gia vị, đó được xem là nét đặc trưng trong văn
hóa ẩm thực Châu Phi nói chung và vùng Bắc Phi nói riêng. Các gia vị thường được sử dụng
trong chế biến ẩm thực nơi đây bao gồm nghệ tây, quế, ớt, bạch đậu khấu, và hồi. Các loại
thịt phổ biến trong ẩm thực Bắc Phi bao gồm thịt cừu, thịt bò, thịt gà, và thịt dê. Các loại rau
phổ biến bao gồm cà chua, hành tây, tỏi, đậu lăng, và đậu xanh. Điểm qua một số món ăn
truyền thống lâu đời ở Bắc Phi phải kể đến Couscous, Shakshuka, Tagine, Koshari, Falafel,...
2.5. Văn hóa nghệ thuật
Bắc Phi được biết đến như là một khu vực có nền văn minh, văn hóa phát triển bậc nhất,
điển hình là nền văn minh Ai Cập - cái nôi của văn minh nhân loại. Nhắc đến Bắc Phi ta phải
kể đến một số loại hình nghệ thuật công chúng đã góp phần nâng cao vị trí của nền văn hóa
nghệ thuật khu vực này trên thế giới.
Nghệ thuật múa: Hầu hết người dân Bắc Phi đều theo đạo Hồi và với họ nghệ thuật múa
được ví như một điều thiêng liêng để bày tỏ sự tôn thờ, tạ ơn các vị thần. Tùy đặc điểm của
từng nước mà các nước ở Bắc Phi sẽ có các bài múa với nhiều cách thức khác nhau. Một loại
hình múa không thể bỏ qua đó chính là múa bụng - đây là loại hình múa truyền thống và là
niềm tự hào của người Ả Rập, đặc biệt là Ai Cập. Trước kia múa bụng được xem là nghệ
thuật “nửa quý phái, nửa tà đạo” vì phục vụ cho các bữa tiệc linh đình, vua chúa nhưng dần
dần múa bụng đã trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến trong tất cả các bữa tiệc của
người Bắc Phi với ý nghĩa hy vọng những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với họ. Để tạo nên sự
thành công của múa bụng thì màn trình diễn đó cần phải có sự kết hợp giữa các dụng cụ như
rắn, kiếm, mạng che mặt, nến và đặc biệt không thể thiếu đó là âm nhạc và bộ gõ. Những
màn trình diễn múa bụng đặc sắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước này thu hút số
lượng khách du lịch đông đảo hằng năm.
Hội họa: Các nước Bắc Phi phần lớn bị ảnh hưởng ít nhiều bởi hội họa phương Tây nên có
sự phóng khoáng, tự do trong việc thể hiện các tác phẩm. Qua đó mang đậm tính đa dạng và
phong phú các loại tranh như tranh sơn dầu, tranh phong cảnh, tranh phẩm màu, chân dung,
màu nước, tranh ghép từ hổ phách,... Các tác phẩm của các họa sĩ đã giúp du khách có một
cái nhìn tích cực hơn về Châu Phi nói chung và Bắc Phi nói riêng. Chính các tác phẩm ấy đã
đem đến màu sắc, năng lượng tươi mới và tích cực cho những vùng đất bị tàn phá bởi bất ổn
chính trị, thể hiện một sự vực dậy đầy niềm tin về văn hóa và nghệ thuật.
Nghệ thuật điện ảnh: Nhắc đến điện ảnh người ta có thể nghĩ ngay đến Ai Cập - một đất
nước nổi tiếng có nền điện ảnh hàng đầu thế giới với yếu tố nhân văn toát lên trong từng bộ
phim. Tác phẩm điện ảnh Cairo của Ai Cập được mệnh danh là “Hollywood của phương
Đông”. Ai Cập cũng là quốc gia duy nhất tại Bắc Phi có nhà hát Opera. Các nước như
Tunisia, Maroc, Algeria sau khi giành độc lập đã mở ra một khởi đầu mới cho nền công
nghiệp điện ảnh với ảnh hưởng nhất định từ phương Tây. Bộ phim “Bên ngoài luật” do
Algeria phối hợp với Pháp, Bỉ sản xuất năm 2010 đã lọt vào danh sách đề cử Oscar. Tuy vẫn
còn nhiều khắt khe và hạn chế trong việc sản xuất tác phẩm điện ảnh nhưng nền điện ảnh Bắc
Phi đã thu hút được một lượng lớn khách quốc tế quan tâm thông qua các buổi liên hoan
phim hằng năm.
Văn học: Đa phần văn chương ở Bắc Phi đều có lời văn uyển chuyển, giọng điệu mượt
mà, ý nghĩa sâu sắc, hàm ý sâu xa,... Cũng như các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật khác, văn học
Bắc Phi cũng bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối to lớn từ Hồi giáo, do đó có các quy tắc
nghiêm ngặt về nội dung và hình ảnh. Tuy nhiên vẫn có một số nước thoát ly, theo đuổi chủ
nghĩa văn chương phóng khoáng như Tunisia, Maroc. Nội dung của văn chương các nước
này là thể hiện sự phức tạp giữa việc kết hợp các giá trị Hồi giáo truyền thống cùng với giá trị
hiện đại của phương Tây. Đằng sau mỗi tác phẩm, câu chuyện sẽ để lại cho người đọc những
giá trị nhân đạo khiến họ phải suy ngẫm và ám ảnh về số phận của một nhân vật nào đó. Qua
các tác phẩm văn học ta có thể nhìn thấy được sự độc đáo trong văn hóa nghệ thuật Bắc Phi,
mỗi khía cạnh là một nỗi niềm riêng, kích thích sự tò mò mong muốn được tìm hiểu và thúc
đẩy du khách đến các quốc gia Bắc Phi nhiều hơn.
Âm nhạc: Phong cách âm nhạc của các nước Bắc Phi cũng bị Hồi giáo chi phối nặng nề,
bởi tôn giáo là nền tảng quan trọng cho con người nơi đây sinh sống và phát triển. Âm nhạc
và ca hát luôn cần phải có sự kết hợp với nhau, tuy nhiên âm nhạc do những người phụ nữ
trình bày, từng bị cho là sự suy đồi. Chính vì thế, âm nhạc tại khu vực này từng có một
khoảng thời gian không được ủng hộ. Nhưng những năm gần đây vị trí của âm nhạc đã dần
được cải thiện và ngày càng phổ biến hơn trong các ngày lễ, tết của các quốc gia khu vực này.
Những âm thanh du dương ấy đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc thu hút khách
du lịch mỗi năm.
3. Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng du lịch trong tiểu vùng Bắc Phi có sự chênh lệch đáng kể giữa các quốc
gia, chỉ tập trung ở một số vùng, đại bộ phận đất đai người dân vẫn dùng phương tiện bằng
gia súc (lạc đà,...), giao thông vận tải có thể là thế mạnh của một số quốc gia như Ai Cập,
Maroc và Tunisia, với các thành phố lớn có hệ thống đường sắt và giao thông công cộng phát
triển tốt. Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, đặc biệt là Libya và Sudan, cơ sở hạ tầng giao
thông có thể gặp thách thức do điều kiện kinh tế và chính trị không ổn định.
4. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Hình : Lao động du lịch năm 2010 - 2015


Nguồn : Hội đồng du lịch lữ hành thế giới
Trước tình hình chính trị bất ổn ở khu vực Bắc Phi, các cuộc khủng bố xảy ra dẫn đến
mất uy tín, an toàn cho khu vực. Như hình trên ta thấy do nhu cầu về an toàn chưa được đảm
bảo tương đối nên nhu cầu du lịch đến khu vực Bắc Phi giảm, từ đó các khách sạn, cơ quan
du lịch và ngành du lịch đã cắt giảm số lượng nhân viên dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp của khu
vực tăng cao từ 11,9% năm 2010 lên 13,6% năm 2015 (World Data Atlas). Vì vậy, Bắc Phi
chú trọng các hoạt động giảm thiểu rủi ro quan trọng nhất là: tăng cường các biện pháp an
ninh du lịch, giới thiệu email tư vấn trước chuyến đi, triển khai đào tạo an toàn du lịch cho
nhân viên và triển khai các chương trình xác định vị trí khách du lịch.
Phần II. Nhận xét tình hình phát triển du lịch ở khu vực Bắc Phi
Ngày nay, Bắc Phi không chỉ được biết đến là khu vực với cái nóng gay gắt, khô cằn của
hoang mạc Sahara lớn nhất thế giới, không chỉ nổi tiếng với du khách về những câu chuyện
huyền bí xoay quanh những ngôi mộ cổ - Kim tự tháp hay xác ướp của các vị Pharaon thời Ai
Cập cổ. Bắc Phi còn là một miền đất phát triển du lịch với nhiều địa danh độc đáo, các danh
lam thắng cảnh, di tích và kiến trúc hấp dẫn khác; hệ động thực vật phong phú cùng đa dạng
các loại hình du lịch; nổi tiếng với các nền văn minh lớn như Ai Cập cổ đại, nền văn hóa Ả
Rập đặc sắc; là khu vực nổi bật với rất nhiều các lễ hội, ẩm thực muôn màu muôn vẻ, độc đáo
và kỳ lạ. Đồng thời, Bắc Phi còn là vùng đất chứa đựng những tiềm năng quý giá đang ẩn
mình chờ được khai hoang, khám phá phục vụ du lịch.
Bắc Phi là một trong những khu vực giàu tài nguyên nhất ở Châu Phi, và còn nằm gần thị
trường Châu Âu, Á. Các quốc gia Ai Cập, Maroc (Maroc) và Tunisia là một trong những
thắng cảnh đẹp nhất thế giới, là những thị trường lớn đặc biệt phát triển du lịch. Du lịch Bắc
Phi giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch của Châu Phi nói riêng và nền kinh tế
Châu Phi nói chung. Ngành công nghiệp không khói ở Bắc Phi đã mang lại lợi nhuận kinh tế
và lợi ích không nhỏ cho các quốc gia Châu Phi trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát
triển kinh tế - xã hội.
Theo Africa Monitor Tourism trước năm 2010 các quốc gia như Ai Cập, Maroc, Tunisia
ghi nhận lượng khách du lịch rất lớn, khách du lịch đến thăm các nước Bắc Phi từ Châu Âu,
Mỹ, Trung Quốc và các nước Ả Rập khác. Ai Cập có lượng khách du lịch tăng gấp ba lần, đạt
14,7 triệu khách trong giai đoạn 2001-2010. Thế nhưng, kể từ sau sự kiện “Mùa xuân Ả Rập”
cuối năm 2010 - đầu năm 2011 đã làm suy giảm mạnh số lượng khách du lịch quốc tế đến các
quốc gia Bắc Phi. “Mùa xuân Ả Rập” là làn sóng tấn công khủng bố với các cuộc nổi dậy và
biểu tình căng thẳng đòi lật đổ chính phủ độc tài tại các quốc gia Bắc Phi và Trung Đông:
Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen và Jordan, Mauritania, Ả Rập Xê Út, Oman, Sudan, Syria,
Iraq, Libya và Maroc.. Ngành du lịch Bắc Phi đã không thoát khỏi sự tàn phá của cuộc khủng
hoảng chính trị - xã hội này. Mùa xuân Ả Rập bắt đầu từ cuối năm 2010 ở Tunisia, các công
ty du lịch đã tẩy chay Ai Cập và Tunisia khỏi các hoạt động kinh doanh du lịch của họ. Tạp
chí Time International (2012) thông tin rằng cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập có tác động
tiêu cực làm cho Bắc Phi trải qua một sự suy giảm lớn khiến hoạt động du lịch năm 2011
giảm 32% ở Ai Cập, 31% ở Tunisia ngay cả khi du lịch đóng vai trò là ngành kinh tế chính,
có đóng góp quan trọng cho hầu hết các quốc gia này (Florentina Stefania, 2017).
Bảng: Lượng khách du lịch quốc tế đến một số quốc gia ở khu vực Bắc Phi từ sau năm 2010
đến nay (Nghìn người)
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới (UN WTO, 2018)

Trong những năm sau 2010, đỉnh điểm là vào những năm 2015-2016 các cuộc tấn công
diễn ra thường xuyên để lại nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là đối với ngành du lịch Bắc Phi.
Các cuộc khủng bố thường nhắm vào lực lượng, cơ sở an ninh, các tòa nhà chính phủ, khách
du lịch hoặc cướp máy bay. Cụ thể, vào tháng 10 năm 2015, xảy ra vụ cướp máy bay với 224
người thiệt mạng ở phía Bắc Sinai (Ai Cập). Sau sự cố này, Nga và Anh đã quyết định đình
chỉ tất cả các chuyến bay đến khu nghỉ dưỡng Biển Đỏ (tiếp giáp Ai Cập). Khoản thiệt hại
hàng tháng từ vụ cướp máy bay này lên đến 173 triệu USD, theo Bộ Du lịch Ai Cập. Ba
tháng sau, vào tháng 1/2016, xảy ra sự việc hai người Hồi giáo xông vào khách sạn ở khu
nghỉ dưỡng Hurghada ở Ai Cập và đâm chết ba du khách nước ngoài. Tại Tunisia xảy ra hai
vụ việc lớn với khách du lịch vào tháng 3/2015, các thành viên của nhóm Jund al-Khilafah đã
tấn công khách du lịch tại Bảo tàng Quốc gia Bardo ở thủ đô Tunis, khiến 24 người thiệt
mạng và 42 người bị thương. Theo Cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu, Libya cũng bị ảnh
hưởng nặng nề bởi các cuộc tấn công khủng bố, đến nỗi chỉ trong năm 2015 đã xảy ra hơn
432 vụ khiến 454 người chết và 660 người bị thương. Sau tình hình an ninh bất ổn, hãng hàng
không nước ngoài mới nhất hoạt động tại Libya đã đình chỉ tất cả các chuyến bay. Các
chuyến bay đến Misrata của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị đình chỉ sau khi tạm dừng
các chuyến bay đến Tripoli, Benghazi và Sebha.
Đến những năm gần đây, ngành du lịch Bắc Phi đã dần phục hồi và phát triển do tình hình
an ninh chính trị và kinh tế chung của các nước Bắc Phi đã trở nên ổn định hơn. Năm 2022,
lượng khách quốc tế đến Bắc Phi là 18.981 nghìn người, dù kém gấp 1,75 lần so với lượng
khách năm 2010, nhưng đây vẫn là một tín hiệu đáng mừng đối với tình hình phát triển du
lịch của Bắc Phi hiện giờ. Đồng thời, nền kinh tế nơi đây vẫn nghèo nên sức hút chưa lớn và
cần nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, không thể lấy đó làm thước đo cho
điểm du lịch hấp dẫn này. Bắc Phi nói riêng và Châu Phi nói chung vẫn là điểm đến hấp dẫn
đối với du khách, bởi nơi đây chứa đựng rất nhiều điều mà chỉ có đi thực tế mới thấy được
cái hay, cái thú vị của nó.
Phần III. Liên hệ thực trạng khai thác thị trường du lịch của tiểu vùng du lịch Bắc
Phi của một số công ty lữ hành tại Việt Nam.
Theo nhóm tác giả tìm hiểu, Công ty lữ hành ở Việt Nam đã và đang khai thác thị trường du
lịch ở Tiểu vùng Bắc Phi được nhóm liệt kê qua bảng tổng hợp sau:

STT Công ty lữ hành ở Việt Tên Tour (Điểm đến) Loại Giá
Nam tour

1 Công ty Cổ phần du lịch Khám phá Ai Cập: Cairo - Aswan - Tour Tour trọn gói: Từ
và tiếp thị giao thông vận Edfu - Kom Obo - Luxor - Trải khách lẻ 72.000.000 Vnđ/
tải Vietravel nghiệm du thuyền sông Nile huyền khách đến
(travel.com.vn) bí 80.000.000
Vnđ/khách

2 Công ty TNHH MTV du Du lịch Morocco [Casablanca, Tour Tour trọn gói: Dao
lịch lữ hành Marrakech- Erfoud - Merzouga - khách lẻ động từ 76.000.000
SaiGonTourist Midelt - Ifrane - Fes - Vnđ/ khách đến
(saigontourist.net) Chefchaouen - RaBaT ] 95.000.000
Vnđ/khách

3 Công ty cổ phần đầu tư + Hành trình Trung Đông: Jordan | Tour Tour trọn gói: Dao
thương mại dịch vụ du Palestine | Israel | Ai Cập khách lẻ động từ 79.000.000
lịch Đất Việt Vnđ/ khách đến
(datviettour.com.vn) 120.000.000
+ Ai Cập: Cairo | Alexandria | Siwa
Vnđ/khách
| Sahara | Du thuyền sông Nile |
Luxor | Hurghada

4 Migola Travel - trực + Tour Ai Cập Huyền Bí Tour Tour trọn gói: từ
thuộc Công ty Cổ Phần 88.000.000 Vnđ/
Dịch Vụ FIDEN + Tour Huyền Thoại Ma Roc khách lẻ khách đến
92.000.000
Vnđ/khách
(www.migolatravel.com)

5 Vietnamtourism-Hanoi + Tour du lịch khám phá vẻ đẹp Tour Tour trọn gói: Chỉ từ
Công ty CP Du lịch Việt tiềm ẩn vùng Bắc Phi Algeria khách lẻ 94.000.000 Vnđ/
Nam - Hà Nội khách (Algeria) và
169.000.000 Vnđ/
khách (Maroc)
(dulichvietnamhanoi.vn) + Tour Du lịch Maroc 11N8Đ :
Casablanca - Chefchaouen - Fes -
Merzouga - Ouarzazate - Marrakech

6 VYC travel - Công ty cổ + Tour khám phá vương quốc Tour Tour trọn gói: từ
phần Thanh Niên Xung Maroc khách lẻ 86.000.000 Vnđ/
Phong (V.Y.C) khách

(vyctravel.com)

Bảng: Tổng hợp một số công ty lữ hành tại Việt Nam đang khai thác thị trường du lịch của
tiểu vùng du lịch Bắc Phi (Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
Đánh giá và nhận xét chung:
Sau một thời gian phải đóng cửa vì đại dịch Covid 19, ngành du lịch Việt Nam đã quay trở lại
và cởi mở hơn trong việc đưa khách ra nước ngoài và đón khách quốc tế đến. Các công ty du
lịch, lữ hành đẩy mạnh hơn việc phát triển các tour mang tính độc đáo, hấp dẫn để thu hút
khách du lịch. Bắc Phi - một tiểu vùng đang phát triển hơn nữa về mặt du lịch với các công
trình kiến trúc độc đáo, các lễ hội kỳ lạ, các loại hình văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đã thu hút
được sự chú ý của khách du lịch Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu đó của du khách, các công ty du
lịch, lữ hành ở Việt Nam hiện nay đã và đang tiến hành các chương trình tour đưa du khách
đến với tiểu vùng Bắc Phi. Tùy mức độ, nhu cầu của du khách mà các tour sẽ được thiết kế
với độ dài, chi phí khác nhau cùng với nhiều loại hình, điểm đến hấp dẫn. Mỗi công ty du lịch
sẽ tạo cho mình một chiến lược, chế độ ưu đãi, chương trình tour riêng để thu hút khách du
lịch đến với Bắc Phi. Hiện nay các tour du lịch do các công ty du lịch, lữ hành Việt Nam khai
thác đến Bắc Phi có những ưu điểm và tồn đọng một số hạn chế như sau:
Về ưu điểm:
Có thể thấy, các công ty lữ hành tại Việt Nam đều khai thác và cung cấp các tour đến các
điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Phi, đặc biệt là Ai Cập và Maroc. Các tour có sự liên kết nhiều
địa điểm có giá trị lịch sử lâu đời, tiêu biểu nhất là hệ thống Kim tự tháp ở Ai Cập, đèn biển
Alexandria hay những tòa thành cổ nổi tiếng ở Tunisia.
Giá tour dao động khá rộng, phản ánh sự đa dạng về chất lượng dịch vụ và tiện ích đi
kèm, phù hợp với đa dạng ngân sách của du khách.
Việc liên kết thăm các địa điểm như Cairo, Luxor, Chefchaouen, và Marrakech,...là điểm
độc đáo và hấp dẫn cho du khách.
Trường hợp có các loại tour khách lẻ làm cho chương trình linh hoạt và phù hợp với nhiều
đối tượng du khách có nhu cầu du lịch cá nhân hoặc nhóm. Có thông tin minh bạch về
chương trình tour, các chính sách tour và điều khoản khi đặt tour.
Bên cạnh đó về mặt hạn chế:
Về tình hình an ninh chính trị - xã hội bất ổn: là điểm hạn chế để các công ty lữ hành có thể
đảm bảo an toàn cho khách của mình và điều kiện để tour được diễn ra. Một số tour do số
lượng khách du lịch không đủ điều kiện để thực hiện tour. Hầu hết các chương trình tour đều
sẽ không chịu trách nhiệm bảo đảm các điểm tham quan trong trường hợp:
+ Xảy ra thiên tai: bão lụt,dịch bệnh, hạn hán, động đất…
+ Sự cố về an ninh: khủng bố, biểu tình
+ Sự cố về hàng không: trục trặc kỹ thuật, an ninh, dời, hủy, hoãn chuyến bay
Thực tế trường hợp đã xảy ra như sự việc 3 du khách Việt bị đánh bom ở Ai Cập trong đoàn
của công ty du lịch SaiGonTourist (2018). Cùng với đó là thực trạng hiện nay du lịch Việt
Nam chưa thực sự có nhiều chương trình khai thác, phục vụ khách du lịch đến với Bắc Phi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
1. Biên bản cuộc họp
2. Bảng đánh giá thành viên

STT Họ và tên Tiêu chí đánh giá Tổng điểm


(MSSV) (10)

Đóng Chuyên Sự hợp tác Tính tích


góp về cần (Tối (Tối đa 2) cực ( Tối
nội dung đa 2) đa 3)
(Tối đa
3)

1 Nguyễn Thị Bích


Hợp
(2256180036)

2 Trần Nguyễn
Phương Nghi
(2256180068)
3 Võ Ngọc Thu
(2256180116)

4 Huỳnh Nguyễn
Thảo Trinh
(2256180126)

5 Nguyễn Thị Kim


Yến
(2256180136)

3. Bảng phân công công việc

ST Sinh viên thực hiện Nội dung Thời gian thực hiện
T

1 Nguyễn Thị Bích Hợp - Ảnh hưởng của vấn đề an ninh, 25/11/2023
chính trị giữa Nga và Ukraine đối
với sự phát triển du lịch của tiểu
vùng Đông Âu hiện nay
- Tài nguyên du lịch văn hóa
- Tổng hợp bài tiểu luận

2 Trần Nguyễn Phương - Mục lục (bao gồm mục lục hình 25/11/2023
Nghi ảnh )
- Nhận xét tình hình phát triển du
lịch ở khu vực Bắc Phi
- Phụ lục
- Tài nguyên du lịch thiên nhiên

3 Võ Ngọc Thu - Bìa 25/11/2023


- Giới thiệu về tiểu vùng Đông Âu
- Ảnh hưởng của vấn đề an ninh
chính trị giữa Nga và Ukraine đối
với sự phát triển du lịch của tiểu
vùng Đông Âu hiện nay
- Liên hệ thực trạng khai thác thị
trường du lịch của tiểu vùng Bắc
Phi của một số công ty lữ hành tại
Việt Nam
- Tài liệu tham khảo
4 Huỳnh Nguyễn Thảo - Tài nguyên du lịch thiên nhiên 25/11/2023
Trinh - Liên hệ thực tiễn ảnh hưởng vấn
đề an ninh, chính trị đến 2 chương
trình du lịch do 2 công ty lữ hành
tại Việt Nam đang tổ chức đến tiểu
vùng du lịch Đông Âu
- Bảng chữ cái viết tắt
- Lời cảm ơn
- Bảng phân công công việc
- Bảng đánh giá thành viên

5 Nguyễn Thị Kim Yến - Khái quát về tầm quan trọng của 25/11/2023
vấn đề an ninh, chính trị trên thế
giới đối với việc phát triển du lịch
- Tài nguyên du lịch văn hóa
- Liên hệ thực tiễn ảnh hưởng vấn
đề an ninh, chính trị đến 2 chương
trình du lịch do 2 công ty lữ hành
tại Việt Nam đang tổ chức đến tiểu
vùng du lịch Đông Âu
- Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ana L. (2018). Đây là những ngọn núi và sông quan trọng nhất ở Maroc. Absolut Viajes.

Retrieved 11 23, 2023, from

https://www.absolutviajes.com/vi/Maroc/n%C3%BAi-v%C3%A0-s%C3%B4ng-c%E

1%BB%A7a-Maroc/

ANB Việt Nam. (2023, May 17). Sa mạc Sahara ở nước nào? Những điều thú vị về sa mạc

lớn nhất hành tinh. ANB Việt Nam.

https://anbvietnam.vn/tin-tuc-algeria/sa-mac-sahara-o-nuoc-nao.html

Báo Nhân dân Điện tử & Hồng Thanh. (2005). Bắc Phi, vùng đất giàu tiềm năng. Báo Nhân

Dân. https://nhandan.vn/bac-phi-vung-dat-giau-tiem-nang-post432896.html

Báo Thừa Thiên Huế. (n.d.). LHQ kêu gọi "cứu" các di sản văn hóa thế giới ở Bắc Phi. Bảo

tàng Lịch sử Quốc gia.


https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/1512/53146/lhq-keu-goi-cuu-cac-di-san-van-hoa-t

he-gioi-o-bac-phi.html

Bộ Công Thương Việt Nam. (2013, September 10). Nhìn lại quan hệ hợp tác thương mại Việt

Nam - Bắc Phi. Bộ Công Thương.

https://moit.gov.vn/tin-tuc/quoc-te/nhin-lai-quan-he-hop-tac-thuong-mai-viet-nam-bac

-phi.html

CHIẾN SỰ NGA-UKRAINE VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI KINH TẾ THẾ GIỚI. (n.d.).

Trung tâm WTO. https://trungtamwto.vn/file/22607/15.-chien-su-nga-ukraine.pdf

DanSo.Org. (2023). Dân số Bắc Phi mới nhất (2023) - cập nhật hằng ngày. DanSo.Org.

https://danso.org/bac-phi/

Daryna Hryhorchuk. (2023). TOURISM IN UKRAINE IN THE WAR CONDITIONS: THE

EUROPEAN INTEGRATION ASPECT | Economics, Finance and Management

Review. Kyiv National University of Technology and Design.

https://public.scnchub.com/efmr/index.php/efmr/article/view/249

Đến 2050, 70% di sản của châu Phi có nguy cơ bị ảnh hưởng do nước biển dâng. (2022,

March 19). Tạp Chí Nông Thôn Việt.

https://nongthonviet.com.vn/den-2050-70-di-san-cua-chau-phi-co-nguy-co-bi-anh-huo

ng-do-nuoc-bien-dang.ngn

Dugulan, D. (n.d.). (PDF) Cultural Heritage, Natural Resources And Competitiveness Of The

Travel And Tourism Industry In Central And Eastern European Countries.

ResearchGate.

https://www.researchgate.net/publication/227367815_Cultural_Heritage_Natural_Res

ources_And_Competitiveness_Of_The_Travel_And_Tourism_Industry_In_Central_A

nd_Eastern_European_Countries
Du lich Viet. (2019, August 29). Nên du lịch Maroc mùa nào đẹp nhất trong năm? Du Lịch

Việt. Retrieved November 25, 2023, from

https://dulichviet.com.vn/nen-du-lich-maroc-mua-nao-dep-nhat-trong-nam

Eastern Europe. (n.d.). World Regional Geography. Retrieved 11 24, 2023, from

https://open.lib.umn.edu/worldgeography/chapter/2-4-eastern-europe/

Eilish, B. (2022, October 2). 30 năm dẫn đến xung đột Nga - Ukraine.

https://tuoitre.vn/30-nam-dan-den-xung-dot-nga-ukraine-20220224170349538.htm?gi

dzl=2uNMSpYgYn81ajLzEhI35WcGs7yiiu4J4C2ABIootKD4bOOeVRJSH1EHrIafl

uyI6vk3UcOB5czOCgQA70

Europe. (n.d.). UNWTO. https://www.unwto.org/europe

Florentina-Stefania NEAGU. (n.d.). (PDF) The impact of the terrorism on North African

tourism. The Bucharest University of Economic Studies.

https://www.researchgate.net/publication/319338373_The_impact_of_the_terrorism_

on_North_African_tourism

Florentina-Stefania NEAGU. (2017). Tác động của khủng bố đối với du lịch Bắc Phi.

Retrieved 11 25, 2023, from stefanianeagu15@gmail.com

Hà Mai. (2022). Du lịch 'đứng hình' trước khủng hoảng Nga - Ukraine. Báo Thanh Niên.

https://thanhnien.vn/du-lich-dung-hinh-truoc-khung-hoang-nga-ukraine-1851433211.

htm

Hòa mình vào không khí sôi động của các lễ hội Sudan đặc sắc nhất. (2020, April 12).

Luhanhvietnam.

https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/hoa-minh-vao-cac-le-hoi-sudan-dac-sac.html

The Impact of Political Instability on the Tourism Sector in the Middle East and North Africa.

(2022). International Affairs and Economics.

https://scholarspace.library.gwu.edu/concern/parent/ff365597g/file_sets/j9602122c
The Impact of Political Instability on the Tourism Sector in the Middle East and North Africa

| Request PDF. (n.d.). ResearchGate. Retrieved 202, from

https://www.researchgate.net/publication/332452390_The_Impact_of_Political_Instab

ility_on_the_Tourism_Sector_in_the_Middle_East_and_North_Africa

Impact of the Russian offensive in Ukraine on international tourism. (2022). UNWTO.

https://www.unwto.org/impact-russian-offensive-in-ukraine-on-tourism

International Tourism Swiftly Overcoming Pandemic Downturn. (n.d.). UNWTO.

https://www.unwto.org/news/international-tourism-swiftly-overcoming-pandemic-do

wnturn

Is Tourism a Sustainable Haven for Economic Growth in North African Countries? An

Evidence From Panel Analysis. (2019). Munich Personal RePEc Archive.

https://mpra.ub.uni-muenchen.de/93449/1/MPRA_paper_93449.pdf

Johnson, W. (2018). A List of European Natural Resources. The Classroom.

https://www.theclassroom.com/a-list-of-european-natural-resources-12079630.html

Juan C. Larrasoaña, Andrew P. Robert, Eelco J. Rohlings,. (2013, 10 16). Dynamics of Green

Sahara Periods and Their Role in Hominin Evolution. PLOS. Retrieved November

23, 2023, from

https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0076514

Khám phá các lễ hội Maroc đặc sắc nhất. (2020, March 22). Luhanhvietnam.

https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/kham-pha-cac-le-hoi-maroc-dac-sac-nhat.html

Khám phá những lễ hội Ai Cập đặc sắc nhất. (2019, September 17). Luhanhvietnam.

https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/kham-pha-nhung-le-hoi-ai-cap.html

Lê Nam. (2022, March 10). Phục hồi du lịch khó càng thêm khó. Báo Kinh tế đô thị.

Retrieved November 25, 2023, from

https://kinhtedothi.vn/phuc-hoi-du-lich-kho-cang-them-kho.html
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt, Thu Hà, & Lương Tuấn. (2012, March 26). Du

lịch Châu Phi: Khi tiềm năng được khai phá. Vietnam Business Forum.

https://vccinews.vn/news/5708/.html

Linh Khánh. (2014, March 26). Lễ hội Ksour đặc sắc trên đất nước Tunisia. VTV.vn.

https://vtv.vn/du-lich/le-hoi-ksour-dac-sac-tren-dat-nuoc-tunisia-133091.htm

LuhanhVietNam. (n.d.). Thông tin du lịch Bắc Phi. Luhanhvietnam.

https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/bac-phi.html

Nguyen, N., & Tuan, M. (2022). Travel companies worry about Russia-Ukraine crisis impact

on Vietnam tourism. The Saigon Times.

https://english.thesaigontimes.vn/travel-companies-worry-about-russia-ukraine-crisis-

impact-on-vietnam-tourism/

Nguyễn, S. (2014, January 4). 6 lễ hội màu sắc và sôi động ở châu Phi. Ngoisao.net.

https://ngoisao.vnexpress.net/6-le-hoi-mau-sac-va-soi-dong-o-chau-phi-2932254.html

Nguyễn Anh Tuấn. (2023). Căng thẳng Nga - Ukraine: Bản chất, nguyên nhân và triển vọng.

https://haihau.namdinh.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/cang-thang-nga-uk

raine-ban-chat-nguyen-nhan-va-trien-vong-199863?gidzl=3Lo7DOUzGc47IuGxXQD

APGzAY3cJfqbW5XhQQvEc5J12JzPkmg0KDnLBXM-MgqTX7K7JF6QosFTjZR53

Rm

Sharma, L. (2022). (PDF) RUSSIA-UKRAINE CONFLICT: INSIGHTS ON IMPLICATIONS

OF WAR FOR BUSINESSES. ResearchGate.

https://www.researchgate.net/publication/371094179_RUSSIA-UKRAINE_CONFLI

CT_INSIGHTS_ON_IMPLICATIONS_OF_WAR_FOR_BUSINESSES

SOME CONSIDERATIONS REGARDING THE DYNAMICS OF TOURISM IN NORTH

AFRICAN COUNTRIES. (2023). Christian University.


https://www.proquest.com/openview/11c3c9d3183b6d6d0c678b4abfbcf70b/1?pq-orig

site=gscholar&cbl=2032619

Tạp chí Cộng Sản. (2019, January 16). Chuyển động chính trị tại Bắc Phi - Trung Đông

những năm qua. Tạp chí Cộng sản.

https://www.tapchicongsan.org.vn/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/53852/chuyen-dong

-chinh-tri-tai-bac-phi---trung-dong-nhung-nam-qua.aspx

Thông Tấn Xã Việt Nam Thể Thao & Văn hóa. (2016, February 23). Chùm ảnh du lịch:

Chiêm ngưỡng dãy Atlas hùng vĩ ở Maroc. Giải Cống hiến.

https://conghien.thethaovanhoa.vn/du-lich/chum-anh-du-lich-chiem-nguong-day-atlas

-hung-vi-o-maroc-n20160223111354113.htm

ThS. Nguyễn Thu Hằng. (2014, 07 31). Một số loại hình nghệ thuật tiêu biểu ở Trung Đông

hiện nay (Phần 1). Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông.

http://iames.gov.vn/iames/tap-chi-nghien-cuu-chau-phi-va-trung-dong/nam-2013/mot-

so-loai-hinh-nghe-thuat-tieu-bieu-o-trung-dong-hien-nay-phan-1-784.html

Thư Viện Học Liệu Mở Việt Nam. (n.d.). Tổng quan về quan hệ thương mại song phương và

đa phương của Bắc Phi - VOER. Thư Viện Học Liệu Mở Việt Nam.

https://voer.edu.vn/m/tong-quan-ve-quan-he-thuong-mai-song-phuong-va-da-phuong-

cua-bac-phi/1bc46d7e

Tourism in Africa. (n.d.). World Bank.

https://www.worldbank.org/content/dam/Worldbank/document/Africa/Report/africa-to

urism-report-2013-overview.pdf

Tourism in Africa: THE WORLD BANK Iain Christie, Eneida Fernandes, Hannah Messerli,

and Louise Twining-Ward Harnessing Tourism for Growth and Improved Livelihoods.

(n.d.). Retrieved 2023, from


https://documents1.worldbank.org/curated/en/738471468299123752/pdf/Tourism-in-

Africa-harnessing-tourism-for-growth-and-improved-livelihoods.pdf

Traveloka. (2022). Khám phá Ai Cập - Chạm tay vào nền văn minh vĩ đại. Traveloka.

https://www.traveloka.com/vi-vn/explore/destination/gns-kinh-nghiem-du-lich-ai-cap/

30990

Trúc Thanh. (2023, October 13). Lễ hội cơm trộn Couscous quốc tế ở Algeria. thvl.vn.

https://thvl.vn/thoi-su-quoc-te/thoi-su-quoc-te-video-clip/le-hoi-com-tron-couscous-q

uoc-te-o-algeria/

UNWTO World Tourism Barometer - May 2023 ***EXCERPT***. (2023). AWS.

https://webunwto.s3.eu-west-1.amazonaws.com/s3fs-public/2023-05/UNWTO_Baro

m23_02_May_EXCERPT_final.pdf?VersionId=gGmuSXlwfM1yoemsRrBI9ZJf.Vmc

9gYD

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. (n.d.). Cẩm nang các nước Châu Phi | NGHIÊN

CỨU KHOA HỌC. Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông.

http://iames.gov.vn/iames/nghien-cuu-khoa-hoc/gioi-thieu-sach/cam-nang-cac-nuoc-c

hau-phi-668.html

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. (2014). Biến động chính trị và xung đột vũ trang

tại Bắc Phi - Trung Đông: Một số suy nghĩ về sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã

hội Chủ nghĩa trong tình hình mới. Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông.

http://iames.gov.vn/iames/tap-chi-nghien-cuu-chau-phi-va-trung-dong/nam-2012/bien

-dong-chinh-tri-va-xung-dot-vu-trang-tai-bac-phi-trung-dong-mot-so-suy-nghi-ve-su-

nghiep-bao-ve-to-quoc-viet-nam-xa-hoi-chu-nghia-trong-tinh-hinh-moi-501.html

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. (2015). Tình hình chính trị - an ninh của khu vực

Bắc Phi - Trung Đông hiện nay: nhìn từ góc độ một số cuộc khủng hoảng lớn (Phần

1). Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông.


http://iames.gov.vn/iames/tap-chi-nghien-cuu-chau-phi-va-trung-dong/tinh-hinh-chinh

-tri-an-ninh-cua-khu-vuc-bac-phi-trung-dong-hien-nay-nhin-tu-goc-do-mot-so-cuoc-k

hung-hoang-lon-phan-1-977.html

Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. (2015, December 18). Văn hóa truyền thống của

một số quốc gia khu vực Bắc Phi. Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông.

http://iames.gov.vn/iames/nghien-cuu-khoa-hoc/de-tai-cap-vien/van-hoa-truyen-thong

-cua-mot-so-quoc-gia-khu-vuc-bac-phi-1112.html

Việt Tùng. (2023). COVID chưa hết lại đến chiến sự, doanh nghiệp du lịch đón khách Nga

gặp 'tai bay vạ gió'. Nhadautu.vn.

https://nhadautu.vn/covid-chua-het-lai-den-chien-su-doanh-nghiep-du-lich-don-khach

-nga-gap-tai-bay-va-gio-d64037.html

Walton, N. (n.d.). THE NEW POLITICAL GEOGRAPHY OF EUROPE. European Council on

Foreign Relations.

https://ecfr.eu/wp-content/uploads/ECFR72_POLICY_REPORT_AW.pdf

You might also like